Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BÀI KIỂM TRA HẾT MÔN QUẢN TRỊ MARKETING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.57 KB, 6 trang )

Học viên: Nguyễn Đô Thành
Lớp GaMBA4.C165
Bài tập cá nhân môn: Kinh tế học vi mô
UNIT 1-1 ĐỊNH NGHĨA KINH TẾ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1:
Về định nghĩa kinh tế học, các nhà kinh tế xuất phát từ sự có hạn của tài
nguyên trong xã hội trong khi mong muốn của con người là vô hạn nên mục đích
của sự nghiên cứu là khắc phục sự mâu thuẩn này.
Liên hệ đến bản thân tôi, trong cuộc sống thường ngày, trong học tập,
trong công tác tôi nhận thấy rằng các tài nguyên hiện có đối với tôi đó là thời
gian, sức lực, trí tuệ … tuy nhiên trải qua trong cuộc sống, trong công tác tôi
nhận thấy tôi không có đủ thời gian, để làm nhiều việc mà tôi muốn sở hữu, tôi
không có đầy đủ sức khỏe để làm những việc tôi mong đợi, tôi không có đủ tiền
để mua những thứ tôi muốn, để thỏa mãn nhu câu của tôi.
Điều này không chỉ riêng bản thân tôi mà liên hệ đến các đồng nghiệp,
những người bạn, những người tôi quen biết, ngay cả những người đã rất giàu có
cũng không thể thoát khỏi hiện tượng này.
Như vậy, để khắc phục tình trạng trên, các nhà kinh tế học đi nghiên cứu
các quy luật kinh tế, xã hội nhằm phát huy, tận dụng hết tất cả các tiềm năng sẵn
có để làm giàu cho xã hội, cho bản thân, thỏa mãn ngày một tốt hơn nhu cầu của
con người.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 2:
Quan hệ giữa các nguồn lực hạn chế và những mong muốn vô hạn cũng
được áp dụng với toàn xã hội nói chung. Tuy nhiên theo bản thân tôi suy luận thì
không phải bất kỳ xã hội nào cũng có thể thỏa mãn mọi mong muốn bởi lý do: Xã
hội là tổng hòa các mối quan hệ, mong muốn của nhiều người có sự mâu thuẩn
lẫn nhau, đặc biệt trong xã hội có rất nhiều giai cấp như giai cấp thống trị, giai
cấp công nhân, nông dân. Trong khi đó nguồn tài nguyên là có hạn, không sẵn có
nên việc thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người rất khó được thực hiện. Liên hệ
thực tiễn đến các nước trên thế giới và ở nước ta, ai cũng đều mong muốn có dịch
vụ y tế, giao dục, môi trường … tốt hơn nhưng thực tế chưa có đất nước nào,


chưa có xã hội nào thực hiện triệt để được vấn đề này. Ở nước ta, dịch vụ y tế,
giáo dục, môi trường ngày càng được cải thiện nhưng vẫn còn đó những tồn tại
như các bệnh việc quá tải do thiếu cơ sở vật chất, thiếu đội ngũ y bác sỹ, môi
trường ngày càng ô nhiễm do mâu thuẩn giữa lợi ích kinh tế và môi trường …
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 3:
Một số định nghĩa về kinh tế học:
- Kinh tế học là một bộ môn khoa học nghiên cứu hành vi của con người
trong mối liên hệ giữa nhu cầu vô hạn với nguồn lực có hạn và nguồn lực đó có
thể sử dụng theo nhiều cách và nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhu cầu của con người
bao gồm nhu cầu sử dụng hàng hoá, dịch vụ và những điều kiện mà con người
muốn có. Nguồn lực là những thứ được sử dụng để sản xuất hàng hoá và dịch vụ
nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.
1
- Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và
tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Nghiên cứu kinh tế học nhằm mục đích
giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác
với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong
thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học,
giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác.
- Kinh tế học là một bộ môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách
thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng chủ thể
tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Vấn đề khan hiếm nguồn lực yêu cầu các nền
kinh tế hay các đơn vị kinh tế phải lựa chọn. Các Nhà Kinh tế cho rằng: Kinh tế
học là "khoa học của sự lựa chọn". Kinh tế học tập trung vào việc sử dụng và
quản lý các nguồn lực hạn chế để đạt được thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất của
con người. Đặc biệt, kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất, phân phối và
tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong thế giới có nguồn lực hạn chế.
- Kinh tế học vi mô nghiên cứu các quyết định của các cá nhân và doanh
nghiệp và các tương tác giữa các quyết định này trên thị trường. Kinh tế học vi
mô giải quyết các đơn vị cụ thể của nền kinh tế và xem xét một cách chi tiết cách

thức vận hành của các đơn vị kinh tế hay các phân đoạn của nền kinh tế. Mục tiêu
của kinh tế học vi mô nhằm giải thích giá và lượng của một hàng hóa cụ thể.
Kinh tế học vi mô còn nghiên cứu các qui định, thuế của chính phủ tác động đến
giá và lượng hàng hóa và dịch vụ cụ thể.
- Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế quốc gia và kinh tế toàn cầu,
xem xét xu hướng phát triến và phân tích biến động một cách tổng thể, toàn diện
về cấu trúc của nền kinh tế và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của nền
kinh tế. Mục tiêu phân tích của kinh tế học vĩ mô nhằm giải thích giá cả bình
quân, tổng việc làm, tổng thu nhập, tổng sản lượng sản xuất. Kinh tế học vĩ mô
còn nghiên cứu các tác động của chính phủ như thu ngân sách, chi tiêu chính phủ,
thâm hụt ngân sách lên tổng việc làm và tổng thu nhập. Chẳng hạn, kinh tế học vĩ
mô nghiên cứu chi phí sống bình quân của dân cư, tổng giá trị sản xuất, thu chi
ngân sách của một quốc gia.
UNIT 1-2 MƯỜI NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:
Ví dụ về suy nghĩ tại điểm cận biên: Khi đến giờ ăn tối, sau khi tôi đã ăn
được 2 chén cơm và nhiều đồ ăn, tôi phải đối mặt với việc có nên ăn thêm một ít
cơm hay thức ăn hay không hoặc khi đến kỳ thi, tôi phải đối mặt với việc có nên
xem bài vở thêm 1 tiếng đồng hồ hay dành thời gian đó cho việc đọc báo. Điểm
ta phải đưa ra quyết định có nên ăn thêm cơm hoặc thức ăn hoặc có nên dành thời
gian 1 tiếng đồng hồ để xem bài vở hay đọc báo gọi là điểm cận biên.
Các quyết định trong cuộc sống hiếm khi được đưa ra dưới dạng có hoặc
không, mà thường là dưới dạng tăng thêm hay giảm đi một lượng nào đó. Các
nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ thay đổi cận biên để chỉ những điều chỉnh nhỏ và
tăng dần trong kế hoạch hành động hiện tại. Cận biên có nghĩa là lân cận một cái
gì để ta có thể tiến hành điều chỉnh ở vùng lân cận.
UNIT 2-1 CÁC LỰC LƯỢNG CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG
2
BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Sự ảnh hưởng của thị trường xe máy khi xảy ra các sự kiện:

1. Sự tăng giá oto:
Vì xe máy là mặt hàng thay thế cho oto, cho nên khi giá oto tăng, người
tiêu dùng có xu hướng giảm mua xe oto và chuyển sang mua xe máy nên cầu thị
trường xe máy tăng.
2. Khi người sử dụng xe máy gia tăng thu nhập (xe máy là hàng hóa thông
thường) thì người tiêu dùng có xu hướng tăng cầu xe oto làm cho cầu thị trường
xe máy giảm.
3. Khi giảm thuế nhập phụ tùng CKD để sản xuất xe máy làm cho các nhà
máy lắp ráp, sản xuất xe máy giảm được chi phí sản xuất, nên giá bán xe máy sẽ
giảm, người mua sẽ tăng. Vì vậy cầu thị trường xe máy tăng lên.
4. Khi Chính phủ giảm 4% lãi suất cho các hàng lắp ráp và sản xuất xe
máy, làm cho các hãng này tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất xe máy nên cung
thị trường xe máy tăng lên.
5. Khi mọi người dự kiến giá xe máy sẽ giảm mạnh trong thời gian tới đã
làm tác động đến tâm lý của người tiêu dùng: sẽ chờ 1 thời gian nữa mới mua xe
máy. Lúc đó cầu thì trường xe máy sẽ giảm.
Tất cả các tình huống trên khi xảy ra các sự kiện thì có sự tác động đến
cung hoặc cầu của thị trường xe máy. Tuy nhiên theo quy luật cung cầu thì sự tác
động đó chỉ diễn ra trong 1 thời gian nhất định sau đó thị trường sẽ điều chỉnh
cung cầu cân bằng với nhau. Sự cân bằng ở đây là cân bằng động, và khi có yếu
tố tác động thì cung và cầu không còn cân bằng nữa. Quá trình cứ thế tiếp diễn
theo sự điều tiết của thị trường và quy luật cung cầu.
UNIT2-2 HỆ SỐ CO GIÃN
Bài tập tình huống 1:
1. Du lịch và nhu yếu phẩm hàng ngày:
Với cặp hàng hóa trên thì du lịch là có cầu co giãn theo giá nhiều hơn so
với các nhu yếu phẩm hàng ngày bởi vì: Hàng hóa du lịch thuộc loại hàng hóa xa
xỉ phẩm và các nhu yếu phẩm hàng ngày thuộc loại hàng hóa thiết yếu. Khi giá
thay đổi đối với mặt hàng thiết yếu, người tiêu dùng vẫn phải sử dụng các mặt
hàng đó để thỏa mãn các nhu cầu cần thiết của con người nên cầu có giãn ít. Khi

giá du lịch thay đổi thì cầu của người tiêu dùng thay đổi mạnh mẽ vì dịch vụ du
lịch không làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống con người.
2. Gạo và mì ăn liên
Mì ăn liền có cầu co giãn nhiều hơn so với gạo vì gạo là mặt hàng thiết yếu
không thể có sự thay thế thường xuyên. Còn mì ăn liền là mặt hàng có nhiều mặt
hàng thay thế. Nhu cầu của người tiêu dùng thường xuyên sử dụng gạo làm bửa
ăn chính, không thể thay thế thường xuyên bởi các thức ăn khác hoặc mì tôm.
Trong khi đó khi mì tôm thay đổi giá, người tiêu dùng sẽ thay đổi cầu (tăng hoặc
giảm) vì mì tôm có thể thay thế bằng nhiều thức ăn khác, trong đó có cả gạo.
3. Nước hoa và xăng dầu:
Nước hoa có cầu co giãn nhiều hơn xăng dầu (hầu như không co giãn) vì
xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, còn nước hoa là mặt hàng xa xỉ.
3
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 2:
1. Cà phê là hàng hóa có cung không co giãn theo giá bởi vì khi giá cà phê
tăng hoặc giảm, người nông dân không thể ngay lập tức tăng sản lượng cà phê,
nếu muốn tăng sản lượng cà phê thì người nông dân phải mất ít nhất là 3 năm để
trồng mới.
2. Thịt lợn là hàng hóa có cung không co giãn theo giá bởi vì trong một
thời điểm ngắn, khi giá cả tăng người chăn nuôi không thể nhanh chóng tăng số
lượng đàn heo lên để bán ra trên thị trường.
3. Xí nghiệp may hoạt động dưới công suất có cung rất co giãn theo giá bởi
vì khi giá lên hoặc xuống, xí nghiệp đều có thể ngay lập tức tăng hoặc giảm công
xuất may để bán ra trên thị trường.
4. Xí nghiệp may đã sử dụng hết công suất có cung không co giãn hoặc co
giãn ít vì khi giá tăng, nhà máy không thể tăng công suất may được nữa để cung
nhiều ra trên thị trường. Ngược lại khi giá cả giảm, xét về nhiều yếu tố có thể cắt
giảm hoặc giữ nguyên công suất, nếu xét thấy giá giảm mạnh, hàng hóa bán ra
không đủ chi phí thì có thể cắt giảm sản xuất để giảm lỗ nên cung thị trường giảm
5. Đất ven biển có cung không co giãn theo giá bởi vì đất đai không thể

sinh ra (nếu có lấn biển thì cũng phải tốn thời gian dài). Khi giá đất ven biển tăng
hoặc giảm thì cung đất ven biển cơ bản không thay đổi trong 1 thời điểm.
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 1
1. Nông dân có thể mừng vì mất mùa và buồn khi được mùa. Tình huống
này nguyên nhân là do giá cả. Khi giá nông sản bị rớt thê thảm thì việc mất mùa
của người dân không làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân và nếu
được mùa, giá thấp khi trừ đi các chi phí thì thu nhập không cao, có khi còn bị lỗ
2. Khi cấm tiêu thụ ma túy dẫn đến cung ma túy trên thị trường bị hạn hẹp,
trong khi đó nhu cầu ma túy của người nghiện không giảm, để thỏa mãn câu ma
túy cho người nghiện thì buộc phải lén lút bất hợp pháp cung ứng ma túy ra thị
trường dẫn đến số vụ phạm pháp liên quan đến ma túy tăng lên.
3. việc giữ giá dầu ở mức cao thông qua việc cắt giảm sản lượng dầu cung
ứng của tổ chức dầu mổ Opec bị thất bại là do dầu là mặt hàng thiết yếu liên quan
rất lớn đến sản xuất, đời sống của mỗi cá nhân, tổ chức, nhà nước. Việc cắt giảm
sản lượng đã làm tăng giá trong một thời gian ngắn nhưng làm thiếu hụt nhu cầu
của xã hội trong thời điểm đó. Do đó vấn đề là cần phải cung ứng đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của thế giới nên việc cắt giảm sản lượng để tăng giá bị thất bại.
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 2:
1. Nhiều quốc gia thực hiện kiểm soát giá lương thực (giá trần) là do lương
thực là mặt hàng thiết yếu, một số quốc gia nhất là các nước có chênh lệch giàu
nghèo lớn, các nước còn nghèo, để đảm bảo nhu cầu thiết yếu về lương thực một
số nước đã thực hiện kiểm soát giá trần lương thực, không để giá lương thực tự
điều tiết theo thị trường. Điều đó giúp hỗ trợ cho người dân nghèo giảm một phần
gánh nặng về lương thực, tránh hiện tượng giá lương thực tăng cao làm gia tăng
đói nghèo ảnh hưởng đến vấn đề an ninh, chính trị quốc gia.
Quy định kiểm soát giá trần lương thực có thể không hiệu quả và không
công bằng bởi vì theo quy luật cung cầu và sự điều tiết của thị trường, lương thực
cũng chịu sự chi phối của quy luật đó, nếu kiểm soát giá trần làm phá vỡ quy luật
cung cầu, người nông dân không mặn mà với sản xuất lương thực, doanh nghiệp
4

không tham gia buôn bán mặt hàng này làm cho cung mặt hàng lương thực bị
thiết hụt hay sự dư cầu do lượng cầu lớn hơn lượng cung và do chính sách giá
trần nên thị trường không trở về được điểm cân bằng. Hậu quả của nạn thiếu hụt
hàng hóa là nhiều người tiêu dùng không mua được hàng hóa ở mức giá trần để
thỏa mãn nhu cầu của mình, nạn xếp hàng xuất hiện khiến cho việc mua hàng trở
nên mất thời gian hơn, thị trường ngầm có khả năng nảy sinh do sự khan hiếm
hàng …, hiệu quả của chính sách bị thất bại. Ngoài ra, nếu thực hiện chính sách
này thì dẫn đến sự không công bằng trong thị trường, không công bằng giữa
người sản xuất (nông dân) và người tiêu thụ; giữa những doanh nghiệp kinh
doanh buôn bán trong mặt hàng nông sản và các mặt hàng khác.
2. Chính phủ thường quy định mức lương tối thiểu (giá sàn) là do khi quy
định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng trên thị trường, nhà nước
kỳ vọng rằng những người lao động sẽ khấm khá hơn nhờ có được mức lương
cao hơn. Tuy nhiên nó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề: Những người hưởng lợi
nhờ chính sách này chỉ nằm trong số những người lao động may mắn có được
việc làm và số lượng những người này ít hơn trước, trong khi đó số người thất
nghiệp tăng lên. Trong số này vẫn có những người trước đây vẫn tìm được việc
làm do lượng cầu về lao động cao hơn. Trên thị trường tồn tại hiện tượng dư
cung, sự mặc cả giữa những người thuê mướng lao động và người lao động cũng
khác trước. Những người thuê mướng lao động sẽ có một vị thế tốt hơn để có thể
đưa ra những quy định bất lợi cho người muốn xin việc.
UNIT 3 – LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP
TÌNH HUỐNG 1:
Những khoản mục sau đây được coi là chi phí của một xưởng gốm:
- Tiền lương phải trả cho công nhân (chi phí hiện)
- Tiền thuê xưởng gốm (chi phí hiện)
- Sử dụng nhà mặt phố làm trụ sở giao dịch và không phải trả tiền thuê nhà
(chi phí ẩn).
TÌNH HUỐNG 2:
1. Khi đã chi đặt cọc 600 triệu đồng để mua một mảnh đất trị giá 6 tỉ đồng.

Khi đến ngày thanh toán, giá đất giảm xuống chỉ còn 5 tỉ đồng thì không nên mua
mảnh đất đó nửa, chấp nhận chịu mất 600 triệu đồng tiền cọc bởi vì nếu mua thì
lúc đó mảnh đất chỉ còn có 5 tỷ, nghĩa là nếu mua ta lỗ 400 triệu.
2. Tôi sẽ mua mảnh đất đố miễn là lúc thanh toán mãnh đất đó có giá cao
hơn 5,4 tỷ đồng.
TÌNH HUỐNG 3:
1. Lương trả cho công nhân làm thay đổi mức sản xuất của doanh nghiệp
may.
2. Lương của khối văn phòng không làm thay đổi mức sản xuất của doanh
nghiệp may.
3. Tiền thuê nhà, xưởng không làm thay đổi mức sản xuất của doanh
nghiệp may.
4. Khấu hao tài sản cố định không làm thay đổi mức sản xuất của doanh
nghiệp may.
5. Tiền mua vải, chỉ, cúc làm thay đổi mức sản xuất của doanh nghiệp may.
6. Tiền điệm làm thay đổi mức sản xuất của doanh nghiệp may.
5
BẢI TẬP TÌNH HUỐNG
Khi doanh nghiệp cạnh tranh tăng gấp đôi sản lượng hàng hóa bán ra (Q),
giá bản (P) của doanh nghiệp không thay đổi (do đây chỉ là 1 doanh nghiệp trên
thị trường cạnh tranh, không quyết định giá bán) làm cho tổng doanh thu tăng gấp
đôi (doanh thu tỷ lệ với sản lượng)
UNIT 4-1 CÁC CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
BẢI TẬP TÌNH HUỐNG
Các doanh nghiệp cạnh tranh vẫn tiếp tục kinh doanh nếu họ có lợi nhuận
bằng không vì lý do mọi doanh nghiệp đều phải tối đa hóa lợi nhuận. Trong ngắn
hạn, doanh nghiệp có thể chấp nhận lợi nhuận bằng không hơn là đóng cửa sản
xuất vì nếu đóng cửa sản xuất thì doanh thu bằng không, trong khi đó các chi phí
như chi phí khấu hao máy móc, nhà xưởng … làm cho doanh thu bị âm. Vì vậy,
dù lợi nhuận bằng không thì các doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh.

Bài tập cá nhân môn kinh tế học vĩ mô

6

×