BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
o0o
TRẦN SÓNG HẢI
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO
THỂ DỤC THỂ THAO THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC
HUYỆN YÊN SƠN - TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội – 2014
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hồ Đắc Sơn,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình tiến
hành nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Giáo dục thể
chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình dạy bảo và giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và bảo vệ Luận văn.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Yên Sơn – Tỉnh Tuyên
Quang, phòng Văn hóa Thông tin huyện Yên Sơn, Trung tâm Văn hóa Thông
tin – Thể thao huyện Yên Sơn, UBND các xã: Kim Phú, Phúc Ninh, Lang
Quán, Chân Sơn, Đội Bình, Nhữ Hán đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu đề tài của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, những người
thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thiện Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2014
TÁC GIẢ
Trần Sóng Hải
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ một công trình nào.
Tác giả luận văn
Trần Sóng Hải
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Đ : Điểm
n : Số lượng phần tử
NXB : Nhà xuất bản
TDTT : Thể dục thể thao
TT : Thứ tự
VĐV : Vận động viên
DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
% : Phần trăm
cm : Centimet
Đ = điểm : Số điểm
KG : Kilogam lực
lần : Số lần
m : mét
m
i
:
Số lượng phần tử
s : Giây
MỤC LỤC
1.1.QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC TDTT 8
Tư tưởng bao trùm của Hồ Chủ Tịch trong việc đặt nền tảng xây dựng sự
nghiệp TDTT của nước ta là: Khẳng định rõ TDTT là một công tác cách
mạng, vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của quần chúng,
một sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân. Mục tiêu của TDTT là bảo
vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống Việt
Nam, làm cho dân cường, nước thịnh. Tiêu biểu cho điều mong muốn thiết
tha của Bác là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng
nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công,
mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi
người dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ. Vậy, rèn
luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu
nước". [11] 8
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
1.1.QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC TDTT 8
Tư tưởng bao trùm của Hồ Chủ Tịch trong việc đặt nền tảng xây dựng sự
nghiệp TDTT của nước ta là: Khẳng định rõ TDTT là một công tác cách
mạng, vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của quần chúng,
một sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân. Mục tiêu của TDTT là bảo
vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống Việt
Nam, làm cho dân cường, nước thịnh. Tiêu biểu cho điều mong muốn thiết
tha của Bác là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng
nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công,
mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi
người dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ. Vậy, rèn
luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu
nước". [11] 8
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý về TDTT
của huyện Yên Sơn34
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, sự
nghiệp Thể dục thể thao (TDTT) nước ta đã có những bước tiến mới cả về
TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao; Quan hệ hợp tác quốc tế
được mở rộng; Nguồn lực đầu tư được tăng cường cả về chiều sâu và
phạm vi. Những kết quả đó đã góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, ổn định chính trị, củng cố an ninh
quốc phòng và đối ngoại của đất
nước.
Tuy vậy công tác TDTT ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, đặc biệt là vùng cao, biên giới, vùng sâu còn nhiều hạn chế. Đồng bào
dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn thiếu thông tin, không có cán bộ
hướng dẫn, không có cơ sở vật chất, dụng cụ sân bãi để tập luyện, thi đấu
thể thao, mức hưởng thụ văn hóa thấp.
Năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển
TDTT ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010 (Quyết định 100/2005/QĐ -
TTg) với mục tiêu "Mở rộng và nâng cao hiệu quả của phong trào TDTT
quần chúng tại các xã, phường, thị trấn trong cả nước, phát huy sức mạnh
của toàn xã hội chăm lo giáo dục thể chất cho nhân dân. Phấn đấu mỗi
người dân ở xã, phường, thị trấn được hưởng thụ và tham gia các hoạt động
văn hóa và thể thao nhằm tăng cường sức khỏe góp phần xây dựng con
người Việt Nam phát triển cả trí tuệ và thể chất".
[25]
Năm 2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang có chủ trương lập
quy hoạch phát triển sự nghiệp TDTT tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020 bằng Quyết định số 203/QĐ-CT, trong đó mục
tiêu hướng tới là:
1
“Xây dựng và phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao trở thành nội
dung quan trọng trong chiến lược phát triển con người, góp phần nâng
cao sức khỏe, thể trạng, tầm vóc và làm phong phú đời sống văn hóa tinh
thần, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh của con người
Tuyên Quang, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại
hóa; đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa và huy động nguồn lực đầu
tư cho sự nghiệp thể dục, thể thao của tỉnh.
Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là
trong thanh niên, thiếu niên. Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong
trường học. Đổi mới và tăng cường hệ thống đào tạo vận động viên
trẻ ”.
[30]
Như vậy, vấn đề làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho
nhân dân là một trong những vấn đề rất quan trọng và đã được xác định
trong mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển thể dục, thể thao của tỉnh
Tuyên Quang đến năm 2020. Trong đó, một trong những yếu tố làm
phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân huyện Yên Sơn
nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung là được tham gia các lễ hội
trong năm ở địa phương. Trong các lễ hội có những trò chơi dân gian và
các môn thể thao dân tộc thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân
tham gia. Tuy nhiên, việc lồng ghép các môn thể thao hiện đại (các môn
thể thao quần chúng, các môn có tính chất tập thể, quy tụ được đông đảo
người dân tham gia cũng như thu hút được sự chú ý của người dân) với
các hoạt động của những môn thể thao dân tộc và trò chơi dân gian làm
góp phần đa dạng hóa các hoạt động vui chơi giải trí ở các lễ hội vẫn còn
bị bỏ ngỏ.
Huyện Yên Sơn nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, là huyện
có vị trí địa lý thuận lợi giáp với thành phố Tuyên Quang và 4 tỉnh là Yên
Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn. Phía Tây Nam giáp huyện Đoan
2
Hùng (Phú Thọ), phía Tây giáp huyện Yên Bình (Yên Bái), phía Đông
giáp huyện Định Hóa (Thái Nguyên) và huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Yên
Sơn là huyện miền núi có diện tích lớn nhất tỉnh Tuyên Quang, có số
lượng người dân đông nhất và nhiều dân tộc sinh sống trong địa bàn
huyện. Toàn huyện có 31 xã, thị trấn; có diện tích tự nhiên là 1.210 km
2
;
có khoảng 167.000 người dân với 21 dân tộc anh em sinh sống như Kinh,
Tày, Dao,Sán chay, Nùng, Hoa, Mông, Sán dìu, Pà thẻn [15]
Mặc dù là huyện giáp với thành phố Tuyên Quang và 4 tỉnh lân cận,
nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các hoạt động giao lưu, liên
kết giữa các huyện, các xã vẫn còn hạn chế, các hoạt động
TDTT chưa
được lồng ghép trong các lễ hội ở nhiều địa phương.
Hàng năm vào các lễ hội như: hội đầu xuân, hội đình làng Giếng
Tanh, lễ hội Đầm Mây, lễ hội Xuống Đồng, lễ hội Nhảy Lửa của đồng bào
các dân tộc được tổ chức. Ở đó đồng bào được vui chơi, ca hát, nhảy
múa… Các hoạt động này đã góp phần tạo ra sân chơi lành mạnh, thoải
mái, tăng cường sự giao lưu đoàn kết giữa cộng đồng các dân tộc anh em
trong huyện nhà.
Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện Yên Sơn với chức
năng quản lý nhà nước, đã trực tiếp chỉ đạo và quản lý các loại hình lễ hội
nói trên, tạo mọi điều kiện để hoạt động lễ hội trở thành một nét văn hóa,
trở thành những di sản văn hóa phi vật thể của địa phương. Bên cạnh đó
Trung tâm còn là đơn vị chủ trì và tổ chức các hoạt động TDTT quần
chúng như: giải thi đấu các môn thể thao dân tộc cấp cơ sở theo định kỳ,
các giải thi đấu thể thao hướng về ngày hội Văn hóa - Thể thao dân tộc
toàn quốc. [28]
Tuy nhiên, việc lồng ghép tổ chức hoạt động TDTT trong các lễ hội
của đồng bào chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động TDTT của đồng
3
bào trong lễ hội của dân tộc chỉ mang tính tự phát, thiếu sự chỉ đạo, tổ
chức và định hướng của chính quyền cơ sở.
Chính vì những lý do trên Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Biện
pháp phát triển phong trào TDTT thông qua hoạt động lễ hội của
đồng bào các dân tộc huyện Yên Sơn - Tuyên Quang".
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là góp phần phát triển phong trào
TDTT thông qua hoạt động lễ hội của đồng bào các dân tộc huyện Yên
Sơn - Tuyên Quang.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Để đạt được mục đích của đề tài, đề tài xác định các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng hoạt động TDTT trong các lễ hội
của đồng bào các dân tộc tại huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang.
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và ứng dụng các biện pháp phát triển phong
trào TDTT thông qua các hoạt động lễ hội của đồng bào các dân tộc
huyện Yên Sơn - Tuyên Quang.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
4.1.Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp phát triển phong trào TDTT trong hoạt động lễ hội
của đồng bào các dân tộc huyện Yên Sơn - Tuyên Quang.
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động Lễ hội của các đồng bào dân tộc trong huyện Yên Sơn
tỉnh Tuyên Quang.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Nếu có những biện pháp thích hợp thì hoạt động lễ hội sẽ trở thành
điều kiện để phát triển một cách vững chắc phong trào TDTT quần chúng
trong đồng bào các dân tộc huyện Yên Sơn - Tuyên Quang.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đề tài sử dụng những
phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các công trình
nghiên cứu khoa học. Phương pháp này giúp hệ thống hoá các kiến thức có
liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, thu thập, tổng
hợp và phân tích các tài liệu, các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các tài liệu
khoa học và kết quả nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học liên quan
đến vấn đề nghiên cứu về phát triển phong trào TDTT thông qua hoạt động lễ
hội của đồng bào các dân tộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. [7] [17]
Thông qua phân tích, tổng hợp tài liệu cho phép:
- Đánh giá vai trò của TDTT quần chúng đối với sức khỏe của nhân dân.
- Phân tích chức năng văn hóa chung của TDTT trong đời sống xã hội.
- Xác định cơ sở lý luận cho việc lựa chọn các biện pháp phát triển
phong trào TDTT thông qua hoạt động lễ hội của đồng bào các dân tộc.
6.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm.
Quá trình nghiên cứu của đề tài sử dụng cả phương pháp phỏng vấn
trực tiếp và gián tiếp.
Để tiến hành phương pháp này chúng tôi đã phỏng vấn bằng phiếu hỏi
hay trao đổi trực tiếp cán bộ lãnh đạo trong lĩnh vực văn hóa-thể thao, người
dân các dân tộc tại huyện Yên Sơn về thực trạng hoạt động TDTT trong các lễ
hội tại huyện cũng như phỏng vấn lựa chọn các biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động TDTT trong lễ hội của huyện Yên Sơn. [7] [17]
Phỏng vấn chủ yếu tập trung vào 3 vấn đề sau:
- Thực trạng hoạt động TDTT trong lễ hội huyện Yên Sơn
- Tìm hiểu nhu cầu của người dân tại các lễ hội
- Phỏng vấn lựa chọn biện pháp phát triển phong trào TDTT huyện Yên Sơn.
- Phỏng vấn đánh giá hiệu quả biện pháp.
6.3. Phương pháp quan sát sư phạm:
5
Phương pháp này được sử dụng để quan sát số lượng người tham gia,
số lượng môn thể thao và các hoạt động của những môn thể thao này tại các lễ
hội của đồng bào các dân tộc huyện Yên Sơn - Tuyên Quang. [7] [17]
- Quan sát các hình thức tổ chức hoạt động lễ hội.
- Quan sát và đánh giá điều kiện tổ chức và quản lý các hoạt động
TDTT thông qua lễ hội.
- Quan sát ảnh hưởng của hoạt động TDTT đối với không khí lễ hội.
- Quan sát sức thu hút của TDTT đối với người dân tham gia lễ hội.
- Quan sát, thu thập tác động của các biện pháp phát triển phong trào
TDTT đối với hoạt động lễ hội.
6.4. Phương pháp toán học thống kê.
Dựa vào số liệu cần thiết có liên quan thu được qua kiểm tra, đề tài sử
dụng toán học thống kê để sử lý các số liệu nêu trên. [6][10][17][31]
Dự kiến các chỉ số
x
:
n
x
x
n
i
i
∑
=
=
1
Trong đó:
x
: số trung bình
xi : giá trị của từng cá thể
n : số lượng đối tượng quan sát.
∑
: ký hiệu là tổng.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
- Đánh giá được thực trạng hoạt động TDTT trong các hoạt động lễ
hội của đồng bào các dân tộc huyện Yên Sơn - Tuyên Quang.
- Lựa chọn được các biện pháp để phát triển phong trào TDTT trong các
hoạt động lễ hội của đồng bào các dân tộc huyện Yên Sơn - Tuyên Quang.
8. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.
6
8.1. Địa điểm nghiên cứu:
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Huyện Yên Sơn - Tuyên Quang (31 xã, thị trấn).
8.2. Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu của đề tài được
chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Từ tháng 4/2013 đến 6/2013.
- Xác định tên đề tài nghiên cứu.
- Xây dựng đề cương nghiên cứu.
Giai đoạn 2: Từ tháng 7/2013 đến 6/2014.
- Viết và hoàn thiện chương tổng quan của đề tài.
- Giải quyết nhiệm vụ 1 của đề tài: điều tra thực trạng, phỏng vấn
đối tượng nghiên cứu về thực trạng hoạt động TDTT tại các lễ hội của
đồng bào các dân tộc huyện Yên Sơn – Tuyên Quang. Thu thập các số
liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Giải quyết nhiệm vụ 2 của đề tài: Phỏng vấn lựa chọn các biện
pháp phù hợp và ứng dụng các biện pháp để phát triển phong trào TDTT
tại các lễ hội của đồng bào các dân tộc huyện Yên Sơn – Tuyên Quang.
Giai đoạn 3: Từ tháng 7/2014 đến 10/2014.
- Xử lý các số liệu đã thu thập và đánh giá hiệu quả các biện pháp
đã áp dụng.
- Hình thành kết cấu luận văn và viết từng phần.
- Hoàn thành luận văn và bảo vệ đề tài.
7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC TDTT
Tư tưởng bao trùm của Hồ Chủ Tịch trong việc đặt nền tảng xây
dựng sự nghiệp TDTT của nước ta là: Khẳng định rõ TDTT là một công
tác cách mạng, vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của quần
chúng, một sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân. Mục tiêu của TDTT
là bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần cải tạo nòi
giống Việt Nam, làm cho dân cường, nước thịnh. Tiêu biểu cho điều
mong muốn thiết tha của Bác là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: "Giữ gìn
dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức
khoẻ mới thành công, mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước
yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho cả nước
mạnh khoẻ. Vậy, rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của
mỗi người dân yêu nước". [11]
Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển TDTT vì sức khoẻ nhân
dân, vì rằng việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công, Bác kêu gọi toàn
dân thường xuyên rèn luyện thân thể nhằm giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể
lực cho mọi người. Bác Hồ rất tin yêu thế hệ trẻ, Người quan tâm và săn sóc
đến sự phát triển thể chất của thế hệ trẻ. Ngày về thăm trường Đại học
TDTT Trung ương Bác đã căn dặn: "Các cháu học TDTT ở đây không phải
để đạt ông kiện tướng này, bà kiện tướng nọ. Cái chính là, người cán bộ
phục vụ đắc lực cho nhân dân, đem hiểu biết của mình ra hướng dẫn mọi
người cùng tập luyện để nâng cao sức khoẻ đẩy lùi bệnh
tật". [14]
Nghị quyết đại biểu Đảng toàn
quốc lần thứ VII: "Từng
bước xây
dựng nền TDTT xã hội chủ nghĩa phát triển cân đối, có tính chất dân tộc,
khoa học và nhân dân". "Công tác TDTT cần coi trọng, nâng cao chất
8
lượng giáo dục trong trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông
đảo nhân dân rèn luyện thân thể hàng ngày". [8]
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện
cho thế hệ trẻ. Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng
nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh, sinh viên - người chủ
tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
Định hướng về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ
tới, Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã khẳng định: "Giáo dục đào tạo
cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng
đầu”; “ Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI”;
“ Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát
triển toàn diện, không chỉ phát triển về trí tuệ trong sáng, về đạo đức lối
sống mà phải là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con
người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các
đoàn thể, trong đó có giáo dục - đào tạo, y tế và TDTT".[9]
Đánh giá công tác TDTT, chỉ thị 36 CT/TW của Ban bí thư Trung
ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới đã chỉ rõ: "Những năm
gần đây công tác TDTT đã có tiến bộ, phong trào TDTT ở một số địa
phương và ngành đã được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới Tuy
nhiên, TDTT của nước ta còn ở trình độ rất thấp, số người thường xuyên
tập luyện TDTT còn rất ít, đặc biệt là thanh nhiên chưa tích cực tham gia
tập luyện, hiệu quả GDTC trong trường học và trong các lực lượng vũ trang
còn thấp Đội ngũ cán bộ TDTT còn thiếu và yếu về nhiều mặt". [1]
Về nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do nhiều cấp uỷ
Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và còn xem nhẹ vai trò của
TDTT trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người,
chưa thực sự coi TDTT là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế
9
- xã hội, an ninh - quốc phòng, chưa có chế độ phù hợp với yêu cầu phát
triển của TDTT, đầu tư cho lĩnh vực TDTT còn rất hạn chế. Quản lý của
ngành TDTT còn kém hiệu quả, chưa phát huy vai trò chủ động, sáng tạo
của toàn xã hội để phát triển TDTT. [1] [2]
Trước tình hình mới, định hướng của Đảng về phát triển sự nghiệp
TDTT: "Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy
nhân tố con người. Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức
khoẻ, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh làm phong
phú đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao
động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang". [2] [3] [4]
Trong các văn bản nghị quyết của Đảng đã khẳng định: Phải xây
dựng nền TDTT có tính dân tộc, khoa học và nhân dân, phát triển rộng rãi
phong trào TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao và tăng cường công
tác GDTC trong nhà trường các cấp với khẩu hiệu: "Khoẻ để xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc". Cũng như khẳng định phát triển TDTT là trách nhiệm
của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã
hội là nhiệm vụ của toàn xã hội. [8] [9]
Chỉ thị 36 CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng đã nêu: "Mục
tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển
và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá
tinh thần của nhân dân Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm
cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh,
sinh viên". [1]
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992:
"Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học". Điều đó đã khẳng
định sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác
TDTT và GDTC trong nhà trường, coi đó là một nhiệm vụ cấp thiết và
liên tục của toàn Đảng, toàn dân. [16]
10
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp TDTT nước
nhà, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị 133/TTg về xây dựng quy hoạch
phát triển ngành TDTT. Trong đó đã nêu: "Ngành TDTT phải xây dựng định
hướng phát triển có tính chiến lược, trong đó quy định rõ các môn thể thao
và các hình thức hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa
tuổi, tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của quần chúng: Khoẻ để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Bộ Giáo dục đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc
GDTC trong nhà trường. Cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khoá, ngoại
khoá, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học, quy
quy chế bắt buộc ở các trường, nhất là các trường Đại học phải có sân bãi,
phòng tập TDTT, có định biên hợp lý và có kế hoạch tích cực đào tạo đội
ngũ giáo viên TDTT đáp ứng nhu cầu ở tất cả cấp học". [1]
1.2. VAI TRÒ CỦA TDTT QUẦN CHÚNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON
NGƯỜI TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY
Theo từ điển tiếng Việt và từ điển bách khoa, quần chúng là mọi
người trong xã hội. Như vậy TDTT quần chúng chính là TDTT cho mọi
người, mọi nguồn nhân lực. [21] [22]
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến mọi lĩnh vực
hoạt động của đất nước, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì sự
tiến bộ và hạnh phúc của nhân dân. Thể dục thể thao là một trong những
lĩnh vực được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, chỉ đạo, xây dựng và
phát triển ngay từ sau Cách mạng Tháng Tám thành công và trong suốt
quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Thể dục thể thao là một công tác
cách mạng”, tức là Người đã đặt thể dục thể thao ngang hàng với các công
tác khác, như công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức, công tác văn
hoá, giáo dục Công tác thể dục thể thao có nhiệm vụ “nghiên cứu
phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc” nhằm “tăng bổ sức
khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam”. [11] [14]
11
Để tăng cường và mở rộng các hoạt động thể dục thể thao, ngay sau
khi đất nước giành được độc lập, ngày 31-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ký Sắc lệnh số 14, thành lập Nha Thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanh
niên, tiền thân của ngành thể dục thể thao ngày nay. Ngày 27-3-1946,
Người ký tiếp Sắc lệnh số 33, thành lập Nha Thể dục Trung ương thuộc
Bộ Quốc gia giáo dục. Cũng trong tháng 3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã viết “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”, chỉ ra mục đích, tính chất của
phong trào thể dục thể thao, của nền thể dục thể thao Việt Nam mới.
Tháng 5-1946, Người đích thân phát động phong trào “Khoẻ vì nước”
Những việc làm thiết thực trên cho thấy, Hồ Chí Minh đã khai sinh ra nền
thể dục thể thao của nước Việt Nam mới. [11] [12] [13].
1.2.1. Vai trò của sức khoẻ đối với con người
Trước kia, dân ta thường quan niệm về sức khoẻ rất giản dị, mộc
mạc, như “sức dài vai rộng”, “tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”, “mong
cho chân cứng đá mềm”, “không ốm đau làm giàu mấy chốc”, v v Từ
bao đời nay, nhân dân ta rất chuộng những người có sức khoẻ, siêng năng,
chăm chỉ lao động, ghét những kẻ lười biếng, sợ chân lấm tay bùn. [22]
Nhà danh y lớn của Việt Nam ở thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông
Lê Hữu Trác đã viết trong cuốn sách “Nội kim yếu chỉ”rằng: “Thể chất và
tinh thần luôn luôn khang kiện, mà tận hưởng hết tuổi thọ, ngoài trăm tuổi
mới có thể chết”. Tư tưởng đó, thể hiện cách xem xét sức khoẻ của con
người trong mối quan hệ hữu cơ giữa thể chất và tinh thần. Cơ thể khoẻ
mạnh thì tinh thần mới minh mẫn. Cả thể chất và tinh thần đều khoẻ
mạnh
thì tuổi thọ của con người cũng sẽ dài lâu. [29]
Y học ngày nay cũng khẳng định sức khoẻ của con người phải là
sức khoẻ của cả thể chất lẫn tinh thần. Chỉ khi nào cơ thể của con người
lành mạnh, tâm hồn thoải mái thì khi đó con người mới có sức khoẻ.
Định nghĩa về sức khoẻ của Tổ chức Y tế thế giới WHO (World
healthe organization) được nêu trong Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978
12
như sau: “Sức khoẻ không chỉ là không bệnh tật, mà còn là trạng thái
thoải
mái về tâm hồn, về thể chất, về xã hội”. [21]
Trong bài “Sức khoẻ và thể dục” (1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa
ra định nghĩa về sức khoẻ như sau: “Sức khoẻ là khí huyết lưu thông, tinh
thần đầy đủ”. Khí huyết lưu thông giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, không có
bệnh tật, không ốm đau; tinh thần đầy đủ sẽ giúp cho con người năng
động, hăng hái, có ý chí, có nghị lực để hoàn thành tốt công việc. Người
coi sức khoẻ của con người là sự thống nhất giữa thể chất và tinh thần.
Thể chất lành mạnh thì tinh thần sung mãn; tinh thần hăng hái, năng động
thể hiện thể chất tốt. Cơ thể tốt, tinh thần tốt có ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau và thống nhất biện chứng với nhau. Định nghĩa về sức khoẻ của Hồ
Chí Minh tuy ngắn gọn nhưng hết sức súc tích rõ ràng, mang tính nhân
văn sâu sắc. [13]
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khoẻ có vai trò to lớn trong cuộc
sống của mỗi con người, của mỗi dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc và trong việc xây dựng con người mới xã hội mới. Người
nhận định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc
gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công”. Sức khoẻ của con người là
nhân tố cơ bản góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp về thể lực trong cách
mạng, đưa đến những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta. [11]
Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn nhân dân ta ai cũng có sức khoẻ,
ai cũng đều khoẻ mạnh. Con người có sức khoẻ thì sẽ tạo ra năng suất lao
động cao hơn; con người có sức khoẻ thì năng động, hoạt bát hơn trong
mọi hoạt động của đời sống xã hội; con người có sức khoẻ thì trí tuệ có
điều kiện phát triển phong phú hơn. Người nhận định: “Muốn lao động,
sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần phải có sức khoẻ”. Sức khoẻ
của con người có ảnh hưởng lớn đến tinh thần và lực lượng của toàn dân,
Người nói: “Sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần
13
càng hăng hái. Tinh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều
thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”. Từ những nhận định trên Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một chân lý “Dân cường thì nước thịnh”.
“Dân cường” chính là sức khoẻ của nhân dân cả về thể chất lẫn tinh thần;
“Nước thịnh” là phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Người Việt Nam ta ai cũng muốn có sức khoẻ để làm
việc, để cống hiến, để hưởng thụ; ai cũng muốn đất nước thịnh vượng,
giàu có, nhân dân được sống yên ổn, mới có điều kiện để phát triển một
cách toàn diện. [11] [12] [13]
1.2.2. Vai trò của TDTT đối với sức khoẻ của con người
Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của sức khỏe nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước có giá trị, ý nghĩa sâu sắc. Người khẳng
định sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước chủ yếu là do nhân dân. Học
thuyết Mác cũng đã khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân quyết định
sự nghiệp cách mạng. Bác Hồ đã chỉ ra vai trò to lớn của sức khỏe nhân dân:
“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có
sức khỏe mới thành công” và “Nhân dân có sức khỏe thì mọi công việc đều
làm được tốt”. Người cho rằng, mỗi người dân yếu làm hạn chế tới sức mạnh
của đất nước, mỗi người dân khỏe làm nên sức mạnh xây dựng và bảo vệ
nước nhà. Điều đó còn thể hiện trong các hoạt động cụ thể của con người.
Chẳng hạn trong lao động sản xuất, trong học tập của học sinh, sinh viên, theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh đều cần có sức khỏe. Đó là điều kiện trước hết cho mọi
công việc trong xã hội. Bác Hồ chỉ rõ: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác
và học tập tốt thì cần có sức khỏe”. Trong thực tế, con người có sức khỏe thì
mọi công việc đều đem lại hiệu quả tốt hơn, tính năng động của con người
được phát huy hơn.
[11] [12] [13]
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác nêu luận điểm: “Sức
khỏe của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần hăng hái. Tinh thần
14
và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau
thành công”. [13]
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Bác Hồ lại căn dặn: “Phải
làm cho nhân dân ta, dân tộc ta có sức khỏe tốt để chiến thắng đế quốc Mỹ”.
Vào cuối tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một quan
điểm rất quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc: “Dân cường thì quốc thịnh”. Mười
lăm năm sau, Người nói: “Nếu nhân dân ta ai cũng khỏe thì nước ta mau
mạnh giàu”. Sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều do quần chúng
nhân dân quyết định. Do đó, nhân tố con người là trung tâm của sự phát triển.
Sự cấu thành chất lượng của nhân tố con người bao hàm nhiều mặt, trong đó
yếu tố sức khỏe rất cơ bản. Yếu tố sức khỏe của nhân dân nói chung, của
nguồn nhân lực nói riêng có vai trò lớn trong quá trình sáng tạo ra của cải vật
chất và tinh thần ngày càng dồi dào, phong phú, làm cho đất nước giàu mạnh.
“Dân cường thì quốc thịnh” có ý nghĩa như vậy. [11]
Ngày nay, các quan điểm của Bác Hồ về vai trò của sức khỏe nhân dân
rất có giá trị. Đảng, Nhà nước ta đã và sẽ tiếp tục phát triển, cụ thể hóa quan
điểm này của Người trong các Chỉ thị, Nghị quyết về công tác TDTT và y tế.
Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”
chính là một minh chứng. Đồng thời nhân dân ta cũng có sự nhận thức sâu sắc
hơn về việc rèn luyện sức khỏe chính là nâng cao hơn nữa lòng yêu nước của
mỗi người dân Việt Nam.
[3] [4]
Trước kia, các danh y nước ta cũng đã nhận thức được tầm quan
trọng của vận động thân thể đối với sức khoẻ con người. Tuệ Tĩnh khuyên
mọi người muốn bảo dưỡng và tăng cường sức khoẻ thì phải giữ gìn tinh,
khí, thần, tâm và vận động thân thể thì con người mới khoẻ mạnh. Hải
Thượng Lãn Ông cũng nói lên sự cần thiết phải vận động thân thể để có
sức khoẻ như: luyện thân, luyện khí làm cho khí huyết lưu thông, chân tay
cứng cáp, tinh thần thoải mái. [29]
15
Các nhà sinh lý học cho rằng nếu con người ít vận động, lười biếng
luyện tập thể dục thể thao thì ở tuổi 30 có nguy cơ bị tổn thương ở khớp, tổn
thương này tăng dần theo tuổi tác và sự suy thoái sẽ còn tăng nhanh đối với
người không vận động và kéo theo sự già nua của cơ thể con người.
Ngoài việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ
thể con người, thể dục thể thao có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức
khoẻ toàn diện cho con người. Sức khoẻ toàn diện là sự phát triển đầy đủ
các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự
khéo léo. Những yếu tố này chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập thể dục thể
thao thường xuyên. Khi con người có sức khoẻ toàn diện thì sẽ nâng cao
được năng lực thể chất. Năng lực thể chất có vai trò hết sức quan trọng
trong cuộc sống, trong lao động, trong công tác và trong học tập. Có năng
lực thể chất tốt sẽ giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, hoàn
thành tốt được mọi công việc. Muốn có năng lực thể chất tốt đòi hỏi con
người phải có lòng kiên trì, phải có quyết tâm cao trong việc rèn luyện
thân thể. Bản thân Người, có những lúc bị yếu mệt, nhưng Người vẫn cố
gắng dậy vận động thân thể, tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng, hoặc
đi bộ, tập leo núi
Chính vì thể dục thể thao có vai trò quan trọng trong việc nâng cao
sức khoẻ con người, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phong trào thể
dục thể thao phải trở thành phong trào chung của toàn dân. Người kêu gọi
toàn dân luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể khoẻ mạnh thì mới
đủ sức tham gia mọi công tác cách mạng. Người nói: “Mỗi một người dân
yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh
khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ”. Điều đó có ý nghĩa sâu
sắc không chỉ về sức khoẻ của nhân dân, mà cả về vật chất và tinh thần
của dân tộc. [11]
16
1.2.3. Đặc điểm của phong trào TDTT quần chúng trong xã hội
hiện nay.
Đặc điểm về đối tượng tham gia hoạt động TDTT quần chúng rất đa
dạng và phong phú như
TDTT đối với nhân dân nông thôn; TDTT đối với
nhân dân thành phố, thị xã; TDTT trong công chức, viên chức; TDTT trong
doanh nghiệp; TDTT trong thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; TDTT đối với
người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Đặc điểm tổ chức hoạt động TDTT quần chúng: ở mỗi đối tượng
tham gia hoạt động TDTT đều có những hình thức tổ chức hoạt động khác
nhau như theo điểm tập, nhóm tập hoặc thành lập CLB thể thao từng môn.
Đặc điểm về nội dung hoạt động hoạt động TDTT quần chúng: Ở
từng đối tượng thì có những nội dung hoạt động, tập luyện khác nhau như:
- Đối với nhân dân nông thôn các môn thể thao nhân dân tham gia
chủ yếu là những môn đơn giản, dễ tập, những môn thể thao gắn liền với
truyền thống phong tục của địa phương như: kéo co, đẩy gậy, bóng đá,
chạy, đi bộ, dưỡng sinh, bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền…
- Đối với đối tượng nhân dân thành thị: những môn thể thao được
người dân tham gia tập luyện nhiều: quần vợt, bóng bàn, cầu lông, bóng
chuyền, bóng rổ, bi a, các môn võ, thể hình, thẩm mỹ…
- Đối với đối tượng là công nhân viên chức và
trong doanh nghiệp
những môn thể thao được quần chúng ưu thích là: bóng bàn, cầu lông,
bóng chuyền, bóng đá…
- Đối với đối tượng là
thanh niên, thiếu niên, nhi đồng: môn bóng đá, đá
cầu, các môn võ, chạy, các trò chơi vận động
- Đ
ối với người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt: môn bóng đá, thể dục dưỡng sinh, cử tạ, bóng chuyền hơi
Đặc điểm về phạm vi và sức lan tỏa của hoạt động TDTT quần
chúng: Các hoạt động TDTT quần chúng luôn mang lại tinh thần thoải
17
mái cho người tham gia. Các hoạt động TDTT luôn thu hút được một
nhóm hoặc một tập thể người tham gia, do vậy phạm vi hoạt động TDTT
quần chúng ngày càng được mở rộng và có sức lan tỏa tới tất cả các tầng
lớp nhân dân trong xã hội.
1.2.4. Xu thế phát triển của phong trào TDTT quần chúng.
Đổi mới cơ chế tổ chức và quản lý hoạt động TDTT, xây dựng cộng
đồng trách nhiệm của các ngành, đoàn thể và nhân dân:
Nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo Đảng,
Chính quyền các cấp về phát triển thể dục thể thao trong tình hình mới.
Nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính
quyền đối với sự nghiệp TDTT; công tác phát triển thể dục, thể thao là nhiệm
vụ và trách nhiệm thường xuyên của các cấp ủy Đảng và Chính quyền huyện,
thị xã và xã, phường, thị trấn.
Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về phát triển thể dục thể thao trên
địa bàn tỉnh theo hướng tiên tiến, bền vững, tương xứng với trình độ phát triển
kinh tế - xã hội và phù hợp nhu cầu của người dân. Phát huy vai trò và phối hợp
chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức quần chúng trong phát triển
các hoạt động TDTT tại cơ sở, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp…
Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong phát triển phong trào TDTT
quần chúng.
Đổi mới phương thức quản lý của Nhà nước, chuyển một phần công
việc của Nhà nước cho nhân dân và các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội thực
hiện nhưng Nhà nước không giảm trách nhiệm, không giảm ngân sách cho
các hoạt động TDTT. Đầu tư của Nhà nước tập trung cho các mục tiêu ưu
tiên, các chương trình quốc gia và hỗ trợ các đối tượng chính sách để đảm bảo
phát triển sự nghiệp TDTT một cách nhanh chóng và bền vững, đồng thời
từng bước đưa TDTT thành một ngành kinh tế dịch vụ, có đóng góp xứng
đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
18
Đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý nhà nước và nâng cao vai
trò của quản lý nhà nước về thể dục thể thao. Theo đó, nhanh chóng hoàn
thiện cơ chế quản lý nhà nước theo mô hình thể chế Nhà nước đóng vai trò
định hướng, dẫn dắt; đồng thời tăng cường sự tham gia của xã hội (các Liên
đoàn, Hiệp hội, Hội nghề nghiệp, doanh nghiệp TDTT…). Cải tiến tổ chức
hợp tác, phối hợp quản lý các hoạt động TDTT giữa cơ quan quản lý nhà
nước và các tổ chức, đơn vị, các tổ chức hiệp hội thể thao của Trung ương và
của địa phương.
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động TDTT:
Trong thời kỳ đổi mới, công tác TDTT cần được đẩy mạnh theo hướng xã
hội hoá, đồng thời tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và nghiệp vụ
chuyên môn thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể
thao gương Bác Hồ vĩ đại”. Làm chuyển biến tích cực nhận thức của cán bộ
đảng viên, của các cấp uỷ đảng, chính quyền, toàn thể đối với công tác TDTT và
công tác GDTC nhằm nâng cao sức khỏe của nhân dân. [3] [4]
Đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 69/2008/NQ-CP ngày 30/5/2008
của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa với các hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường. Từng bước
thực hiện xã hội hoá các hoạt động TDTT nhằm huy động mọi tiềm năng và
vật chất của toàn xã hội chăm lo đến hoạt động TDTT của nhân dân, đồng
thời tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các đối tượng chính
sách được hưởng thụ, tham gia hoạt động TDTT. [26]
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước
trong quá trình xã hội hóa hoạt động TDTT; huy động tiềm năng, nguồn lực
của mọi lực lượng, mọi thành phần kinh tế xã hội, cùng tham gia sáng tạo,
cung cấp, tạo điều kiện cho các hoạt động TDTT phát triển mạnh mẽ, rộng
khắp theo xu hướng đa dạng hóa chủ thể hoạt động.
Đẩy mạnh xã hội hóa TDTT thông qua việc xây dựng, đổi mới các cơ
chế, chính sách và điều kiện cần thiết để phát huy tiềm năng về vật chất và trí
tuệ, tạo điều kiện để toàn xã hội được thưởng thức, hưởng thụ các thành quả
19