Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thực trạng kinh doanh tại Công ty CP kỹ thuật và thương mại Bình Minh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.86 KB, 6 trang )

Lời nói đầu
Kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp phải chịu sự canh tranh gay
gắt từ phía các đối thủ cạnh tranh. Lúc đó bất cứ một doanh nghiệp nào
muốn tồn tại và phát triển đều phải vươn lên trong cạnh tranh, phải tiến hành
công tác phát triển thị trường, bảo vệ thị phần đã có và phát triển sang các
thị trường mới. Đó là một yêu cầu cần thiết trong kinh doanh bởi lẽ phát
triển thị trường thành công sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục
tiêu cơ bản trong kinh doanh như lợi nhuận, an toàn, thế lực...
Trong thực tế hiện nay, mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã chú
trọng đến vấn đề phát triển thị trường song họ vẫn gặp rất nhiều khó khăn
khi thực hiện. Xác định đúng phương hướng và giải pháp phát triển thị
trường phù hợp với tình hình đã là điều không mấy dễ dàng, huy động đấy
đủ và phân bổ các nguồn lực để thực hiện kế hoạch lại càng khó khăn hơn.
Chính vì vậy các hoạt động phát triển thị trường chưa thực sự đem lại kết
quả cao.
Để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế
quốc dân thì công nghệ thông tin phải đi trước một bước. Là một ngành mới,
ngành công nghệ thông tin có nhiệm cung cấp những tiến bộ công nghệ cho
sự phát triển kinh tế – xã hội.
Công ty CP kỹ thuật và thương mại Bình Minh là một doanh nghiệp
nhỏ, hoạt động kinh doanh trên một số lĩnh vực như: trang thiết bị tin học,
trang thiết bị điện tử viễn thông, trang thiết bị văn phòng, thiết kế và chế bản
in, điện thoại di động, máy fax, tổng đài, dịch vụ internet, dịch vụ sửa chữa-
bảo hành và các dịch vụ khác. Như hầu hết các doanh nghiệp thương mại và
dịch vụ nhỏ khác, kết quả hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào hai
yếu tố là “nguồn hàng hoá đầu vào và vấn đề tiêu thụ”, để tồn tại Công ty
cần phải có doanh thu ngay và có lãi trong ngắn hạn trước khi nghĩ đến việc
phát triển. Như vậy, vấn đề tiêu thụ được đặt lên hàng đầu và dành nhiều ưu
tiên. Trong thời gian qua, hoạt động tiêu thụ hàng hoá đã được Công ty thực
SVTH: Phạm Anh Đức
1


hiện khá tốt, doanh số tăng, lợi nhuận tăng. Nhưng tất cả không thể dừng lại
ở đó. Công ty phải làm gì đó để duy trì và tăng doanh thu trong điều kiện
môi trường thay đổi? Công ty phải làm gì tồn tại và phát triển trong điều
kiện môi trường ngày càng có nhiều biến đổi phức tạp? Công ty CP kỹ thuật
và thương mại Bình Minh phải tìm biện pháp để có được hàng hoá đầu vào
với giá thành thấp nhất, chi phí quản lý chi phí tiêu thụ nhỏ nhất nhằm tăng
doanh thu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Bằng những kiến thức đã lĩnh hội được trong thời gian học đại học,
cùng với những kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty CP kỹ
thuật và thương mại Bình Minh và với sự nhiệt tình giúp đỡ của các Anh-
Chị trong công ty, và các Thầy- Cô trong Khoa khoa học quản lý đặc biệt là
Cô giáo Mai Văn Bưu tôi đi sâu phân tích thực trạng trong việc tìm kiếm
nguồn hàng hoá đầu vào và thị trường tiêu thụ của Công ty CP kỹ thuật và
thương mại Bình Minh , sau đó tôi xin được đề xuất một vài phương án phù
hợp với khả năng, điều kiện của Công ty và điều kiện môi trường để góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty CP kỹ thuật và thương mại
Bình Minh.
Chuyên đề này được chia thành 3 phần:
Chương I: Tổng quan về tình hình tiêu thụ hàng hoá của Công ty CP kỹ
thuật và thương mại Bình Minh.
Chương II: Thực trạng kinh doanh tại Công ty CP kỹ thuật và thương mại
Bình Minh.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP
kỹ thuật và thương mại Bình Minh.
Do còn nhiều hạn chế trong nhận thức cũng như về thời gian nên này
còn nhiều sai sót. Em rất mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp để bài viết
được hoàn thiện hơn.
SVTH: Phạm Anh Đức
2
Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI
CÔNG TY CP KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI BÌNH MINH
1. Giới thiệu về công ty CP kỹ thuật và thương mại Bình Minh .
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty CP kỹ thuật và thương mại Bình Minh là một doanh nghiệp
nhỏ, hoạt động kinh doanh trên một số lĩnh vực như: trang thiết bị tin học,
trang thiết bị điện tử viễn thông, trang thiết bị văn phòng, thiết kế và chế bản
in, điện thoại di động, máy fax, tổng đài, dịch vụ internet, dịch vụ sửa chữa-
bảo hành và các dịch vụ khác. Công ty tiến hành hoạt động kinh doanh trên
địa bàn Hà Nội và một số vùng phụ cận, khách hàng mục tiêu chủ yếu của
Công ty là các khách hàng công nghiệp và một số trung gian thương mại.
Thành lập tháng 11/2004, do Ông Lê Ngọc Lợi- kỹ sư tin học và
Bà Nguyễn Thị Bình- cử nhân kinh tế, chuyên ngành kế toán góp vốn thành
lập.
Công ty được thành lập trên một số cơ sở về nguồn lực của các cá nhân
sáng lập và các điều kiện thị trường như:
- Nhu cầu của người tiêu dùng về trang thiết bị điện tử, viễn thông, tin
học,... ngày càng tăng.
- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong
ngành Công nghệ thông tin.
- Cơ cấu, quy mô, tốc độ thay đổi cơ cấu dân số của Hà Nội: Hà nội là khu
vực có quy mô dân số lớn, mật độ cao, và dân số trẻ, phần lớn là có trình
độ văn hoá cao, có khả năng thích ứng với những kỹ thuật-công nghệ
mới.
- Sự thuận lợi về mặt pháp lý: luật pháp, chính trị có nhiều biến đổi thuận
lợi cho các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh.
SVTH: Phạm Anh Đức
3
- Nguồn lực tài chính của những người sáng lập, tuy không nhiều nhưng
cũng tạm đủ để tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại.

Những ngành nghề kinh doanh ban đầu là:
- Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.
- Dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị điện tử, tin học, thiết bị
văn phòng.
Dựa trên những khả năng về tài chính và nguồn lực của mình những
người sáng lập lựa chọn hoạt động kinh doanh thương mại vì:
- Khả năng về vốn, với 600 triệu đồng vốn điều lệ không thể đủ để tiến
hành hoạt động sản xuất.
- Việc xây dựng một thương hiệu riêng và tìm kiếm một thị trường cho nó
là rất khó khăn và tốn kém.
Kinh doanh thương mại và dịch vụ đòi hỏi ít vốn và chi phí tìm kiếm,
và thâm nhập thị trường. Khả năng quay vòng vốn nhanh, rủi ro kinh doanh
thấp do hầu hết các sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường.
Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này đòi hỏi Công ty phải có được những
nhà cung ứng những hàng hoá có chất lượng ổn định, giá cả hợp lý, khả
năng cung ứng kịp thời góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Khi mới thành lập, Công ty chưa có được những mối quan hệ tốt với các nhà
Sản xuất. Hàng hoá chủ yếu phải mua qua các nhà Nhập khẩu, các trung
gian thương mại, các nhà sản xuất trong nước. Trải qua hơn hai năm hoạt
động, Công ty CP kỹ thuật và thương mại Bình Minh đã thiết lập được nhiều
mối quan hệ với các hãng nổi tiếng trên thế giới, và các nhà nhập khẩu có uy
tín. Đến nay, hơn 90% khối lượng máy tính, máy in, thiết bị văn phòng và
các linh kiện- phụ kiện được Công ty mua trực tiếp từ các nhà sản xuất. Các
mối quan hệ với các đối tác cũng được Công ty chú trọng gây dựng và duy
SVTH: Phạm Anh Đức
4
trì, năm 2005 hơn 30% khối lượng hàng mua vào được mua hoặc trao đổi
với các đối tác, năm 2006 con số này là 18%.
Ngoài ra công ty cũng cần phải có đội ngũ nhân viên giỏi về kỹ thuật

chuyên môn và trình độ bán hàng. Năm đầu thành lập, phòng kinh doanh của
Công ty có 5 nhân viên trong đó có 3 người tốt nghiệp đại học các chuyên
ngành kỹ thuật có liên quan. Năm 2006 tổng số nhân viên của Công ty là 22
người, phòng kinh doanh có 10 người, trong đó 7 người tốt nghiệp đại học
các trường kỹ thuật có liên quan.
Khách hàng mục tiêu chủ yếu của Công ty là khách hàng công nghiệp, bao
gồm các tổ chức, các doanh nghiệp, các viện-trường học, các tổ chức thương
mại...Hơn 50% lượng hàng bán ra là bán cho các tổ chức, các doanh nghiệp,
các viện-trường học; khoảng 20% bán cho các tổ chức thương mại: phần còn
lại là bán cho các khách hàng cá nhân.
1.2. Cơ cấu tổ chức
• Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty CP kỹ thuật và thương mại Bình
Minh.
SVTH: Phạm Anh Đức
5
Phòng kế toán tài
chính
Phòng kế toán tài
chính
Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ
thuật
Phòng kỹ
thuật
Giám đốc
Giám đốc

×