Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế hình thức nuôi tôm đất lúa, tôm càng xanh lúa và tôm biển quảng canh nuôi xen trên địa bàn huyện thạnh phú tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 78 trang )

B GIÁO DC VÀ ÀO TO
TRNG I HC KINH T TP. H CHÍ MINH






TRNG THANH HI




NGHIÊN CU HIU QU KINH T HÌNH THC NUÔI
TÔM T – LÚA, TÔM CÀNG XANH – LÚA VÀ TÔM BIN
QUNG CANH – NUÔI XEN TRÊN A BÀN
HUYN THNH PHÚ TNH BN TRE




LUN VN THC S KINH T




TP. H CHÍ MINH - NM 2015

B GIÁO DC VÀ ÀO TO
TRNG I HC KINH T TP. H CHÍ MINH




TRNG THANH HI



NGHIÊN CU HIU QU KINH T HÌNH THC NUÔI
TÔM T – LÚA, TÔM CÀNG XANH – LÚA VÀ TÔM BIN
QUNG CANH – NUÔI XEN TRÊN A BÀN
HUYN THNH PHÚ TNH BN TRE



CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG
MÃ S: 60340402


LUN VN THC S KINH T


NGI HNG DN:
TS. PHM KHÁNH NAM



TP. H CHÍ MINH - NM 2015
ii

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế TPHCM đã dành

nhiều tâm huyết và thời gian giảng dạy tôi trong suốt chương trình cao học.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Khánh Nam người thầy
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Huyện ủy huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
và các anh/chị đồng nghiệp tại Văn phòng Huyện ủy huyện Thạnh Phú đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi về thời gian, công tác để tôi hoàn thành chương trình cao học.
Xin cảm ơn Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và các cơ quan, ban ngành, các
chuyên gia tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đã giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin
quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Ngày 25 tháng 08 năm 2015
Tác giả



Trương Thanh Hải
iii
CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCR Hệ số lợi ích - chi phí (Benefit cost ratio)
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product)
HĐND Hội đồng nhân dân
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân

iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i


LỜI CẢM ƠN ii

CÁC TỪ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ viii

Chương 1. GIỚI THIỆU 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 3
1.5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI 4

Chương 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 5

2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 5


2.1.1. Các khái niệm 5

2.1.2. Hiệu quả tài chính 6

2.1.3. Hiệu quả kinh tế 7
2.2. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NGHỀ NUÔI TÔM 7

2.2.1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp 7

2.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình 9
2.2.3. Đặc điểm của nghề nuôi tôm 9

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 12

2.3.1. Nghiên cứu về hiệu quả nuôi tôm trong những năm vừa qua 12

v
2.3.2. Sản xuất cây lúa nước 15
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 18

3.1.1. Khung nghiên cứu 18

3.1.2. Thiết kế nghiên cứu 18

3.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI
TÔM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN MÔ HÌNH NUÔI
TÔM CỦA NÔNG HỘ 19


3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm 19

3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của nông hộ 20

3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 21

3.3.1. Dữ liệu thứ cấp 21

3.3.2. Dữ liệu sơ cấp 21

3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu 24

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 25

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Thạnh Phú 25

4.1.2. Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Thạnh Phú 27
4.1.3. Đặc điểm hộ gia đình được phỏng vấn 29
4.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM 32

4.2.1. Chi phí 32

4.2.2. Hiệu quả của các mô hình nuôi tôm 36

4.2.3. Kết quả phỏng vấn sâu hộ gia đình có các mô hình nuôi xen hiệu quả cao 41
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH NUÔI
TÔM CỦA NÔNG HỘ 44


4.3.1. Các yếu ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm 44

4.3.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố xác định mô hình canh tác 49
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 51

5.1. KẾT LUẬN 51

vi
5.1.1. Về hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tôm tại huyện Thạnh Phú 51
5.1.2. Các yếu ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm 52

5.2. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 53

5.3. ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TIẾP THEO 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO ix
PHỤ LỤC 1 xi
PHỤ LỤC 2 xiv



vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ĐBSCL từ năm 2005 - 2010 16

Bảng 2.2: Các loại chi phí phân bổ theo giai đoạn đầu tư 17

Bảng 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình canh tác của hộ gia đình . 20


Bảng 3.2: Thang đo các mô hình nuôi tôm 22

Bảng 3.3: Thang đo đối với trồng lúa 23
Bảng 4.1: Phân nhóm thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Thạnh Phú 26

Bảng 4.2: Phân loại đất tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre 2008, 2014 27

Bảng 4.3: Các chỉ tiêu nuôi trồng thủy sản của huyện Thạnh Phú đến 2020 28

Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu điều tra theo địa bàn phỏng vấn 30

Bảng 4.5: Đặc điểm của hộ trả lời phỏng vấn 30
Bảng 4.6: Thông tin của hộ trả lời phỏng vấn 31
Bảng 4.7: Tập huấn kỹ thuật sản xuất 31

Bảng 4.8: Chi phí mô hình nuôi tôm đất – lúa 32

Bảng 4.11: Hiệu quả của mô hình nuôi tôm đất - lúa 36

Bảng 4.12: Hiệu quả của mô hình nuôi tôm càng xanh - lúa 37
Bảng 4.13: Hiệu quả của mô hình nuôi tôm biển 38

Bảng 4.14: Hiệu quả của 3 mô hình nuôi tôm 39

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định t-test từng cặp mô hình 40

Bảng 4.16: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định mô hình canh tác 44

Bảng 4.17: Odd ratio của các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định mô hình canh tác 49


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2-1: Thiết kế mương nuôi 10

Hình 2-2: Lịch thời vụ sản xuất lúa và nuôi tôm xen canh 11

Hình 2-3: Lịch thời vụ sản xuất lúa và nuôi tôm càng xanh ở ruộng lúa 12

Hình 3-1: Khung nghiên cứu do tác giả đề xuất 18

Hình 4-1: Bản đồ quy hoạch sản xuất huyện Thạnh Phú 25
Hình 4-2: Cơ cấu chi phí mô hình nuôi tôm đất - lúa 33

Hình 4-3: Cơ cấu chi phí mô hình nuôi tôm càng xanh 34

Hình 4-4: Cơ cấu chi phí mô hình nuôi tôm biển 35


1
Chương 1. GIỚI THIỆU
Chương này trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu. Cơ sở hình thành đề
tài, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu. Xuất phát từ ý tưởng và mục tiêu, nghiên cứu
cụ thể hóa các câu hỏi nghiên cứu mà sẽ được làm rõ trong suốt đề tài. Sau cùng là
trình bày bố cục của đề tài nghiên cứu.
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thủy sản là ngành sản xuất được Đảng và Nhà nước quan tâm và con tôm là
ngành hàng xuất khẩu số một của ngành thủy sản, hàng năm đem lại nguồn thu
ngoại tệ rất lớn cho đất nước. Con tôm phát triển có ý nghĩa quan trọng trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa thế độc canh trong nông nghiệp. Do đó cần khai
thác tốt tiềm năng, tăng khối lượng sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và thúc đẩy

xuất khẩu phát triển.
Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm tại tỉnh Bến Tre phát triển rất mạnh
với nhiều hình thức khác nhau như: nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm bán thâm canh
và nuôi tôm thâm canh, nuôi xen lúa, nuôi xen rừng… Địa điểm nuôi tôm có thể ở
ao, hồ ven biển, trên cát, trên ruộng lúa hoặc nuôi xen trong rừng ngập mặn.
Là một huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, Thạnh Phú có 25km bờ biển, điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi tôm như: độ mặn và độ pH rất phù hợp; chế độ bán
nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước. Hiện nay nuôi tôm đã
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Thạnh Phú. Diện tích nuôi trồng thuỷ
sản tại huyện Thạnh Phú đến hết năm 2013 đạt 18.000ha, chiếm gần 42,28% diện
tích canh tác của huyện (Chi cục Thống kê huyện Thạnh Phú, 2014).
Tuy nhiên, nghề nuôi tôm tại tỉnh Bến Tre nói chung, tại huyện Thạnh Phú nói
riêng vẫn còn nhiều khó khăn. Thạnh Phú là huyện có tỷ lệ hộ nghèo 10,08%, cao
nhất tỉnh Bến Tre (Chi cục Thống kê huyện Thạnh Phú, 2014). Hơn nữa, do vốn
đầu tư ban đầu để xây dựng hồ nuôi tôm còn cao, nhiều rủi ro nên người dân chỉ
2
đầu tư ở quy mô nhỏ, mỗi năm chỉ thả nuôi một vụ trong khi điều kiện cho phép
nuôi từ 2-3 vụ/năm. Từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng đất đai, mặt nước, giảm hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư, nên hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm chưa cao, chưa
tương xứng với tiềm năng của huyện.
Các mô hình nuôi tôm đất kết hợp với lúa, nuôi tôm càng xanh kết hợp với lúa
và nuôi tôm biển quảng canh kết hợp nuôi xen trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh
Bến tre qua thực tế đã mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình, góp phần xóa đói
giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện Thạnh Phú phát triển. Việc lựa
chọn mô hình nuôi tôm của người dân có thể chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác
nhau như diện tích, loại đất, kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm, diện tích canh tác, số
lượng nhân khẩu của nông hộ, … Nhưng đến nay vẫn có rất ít nghiên cứu khoa học
chứng minh hiệu quả kinh tế của từng mô hình nuôi tôm và các yếu tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của hộ gia đình. Việc nghiên cứu hiệu quả kinh
tế của các mô hình nuôi tôm cũng như các yếu tố tác động đến việc lựa chọn mô

hình nuôi tôm giúp đem lại hiệu quả cao nhất cho người nông dân trở nên cấp thiết,
là động lực để tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế hình thức nuôi
tôm đất-lúa, tôm càng xanh-lúa và tôm biển quảng canh-nuôi xen trên địa bàn
huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre” để thực hiện.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
So sánh hiệu quả tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình
nuôi tôm giữa 3 mô hình nuôi tôm đất - lúa, tôm càng xanh - lúa và tôm biển quảng
canh - nuôi xen tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: So sánh hiệu quả tài chính giữa 3 mô hình nuôi tôm đất - lúa, tôm
càng xanh - lúa và tôm biển quảng canh - nuôi xen tại huyện Thạnh Phú.
Mục tiêu 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố học vấn, nghề nghiệp,
3
loại đất, tuổi, kinh nghiệm sản xuất, kỹ thuật sản xuất, điều kiện giao thông, môi
trường nuôi tôm, nhân khẩu, diện tích canh tác đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm
của hộ gia đình.
Từ đó đề xuất, khuyến nghị các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
của nghề nuôi tôm tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Giữa các mô hình nuôi tôm đất - lúa, tôm càng xanh - lúa và tôm
biển quảng canh - nuôi xen tại huyện Thạnh Phú thì mô hình nào hiệu quả nhất?
Câu hỏi 2: Các yếu tố học vấn, nghề nghiệp, loại đất, tuổi, kinh nghiệm sản
xuất, kỹ thuật sản xuất, điều kiện giao thông, môi trường nuôi tôm, nhân khẩu, diện
tích canh tác ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm đất - lúa,
tôm càng xanh - lúa và tôm biển quảng canh - nuôi xen của hộ gia đình?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả tài chính của 3 mô hình nuôi: tôm đất - lúa, tôm càng xanh - lúa và
nuôi tôm biển quảng canh - nuôi xen của các hộ nông dân.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của hộ gia đình.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ đi sâu phân tích
hiệu quả tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và lựa chọn mô hình
sản xuất của 3 mô hình nuôi: tôm đất - lúa, tôm càng xanh - lúa và nuôi tôm biển
quảng canh - nuôi xen.
Giới hạn vùng nghiên cứu: Huyện Thạnh Phú là địa phương có diện tích nuôi
tôm và đang phát triển các mô hình nuôi tôm nên đề tài chọn huyện Thạnh Phú, tỉnh
Bến Tre để thực hiện nghiên cứu.
4
Phạm vi về thời gian: các số liệu, dữ liệu, thông tin sử dụng trong đề tài được
giới hạn trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014.
1.5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần phụ lục và các vấn đề có liên quan thì bố cục chính của đề tài gồm
5 chương, được chia như sau:
Chương 1: Giới thiệu. Chương này trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết. Chương này trình bày cơ sở lý luận về hiệu
quả sản xuất trong nông nghiệp và lược khảo một số tài liệu nghiên cứu có liên
quan làm cơ sở để đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu. Chương này nêu phương pháp
nghiên cứu của đề tài bao gồm phương pháp chọn vùng nghiên cứu, thiết kế nghiên
cứu, thiết kế bảng câu hỏi điều tra, phương pháp thu thập dữ liệu, cỡ mẫu và mô
hình phân tích định lượng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này trình bày kết quả
nghiên cứu để trả lời cho 2 câu hỏi: (1) Giữa các mô hình nuôi tôm đất - lúa, tôm
càng xanh - lúa và tôm biển quảng canh - nuôi xen tại huyện Thạnh Phú thì mô hình
nào hiệu quả nhất? Và (2) Các yếu tố (học vấn, nghề nghiệp, loại đất, tuổi, kinh
nghiệm sản xuất, kỹ thuật sản xuất, điều kiện giao thông, môi trường nuôi tôm,
nhân khẩu, diện tích canh tác) ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn mô hình

nuôi tôm đất - lúa, tôm càng xanh - lúa và tôm biển quảng canh - nuôi xen của hộ
gia đình?
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách. Chương này tổng hợp các kết
quả sau khi nghiên cứu, bao gồm những kết quả quan trọng của đề tài nghiên cứu
và những hạn chế của đề tài. Đồng thời gợi ý các đề tài nghiên cứu mở rộng hoặc
chuyên sâu hơn.
5
Chương 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Chương này trình bày cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp
và lược khảo một số tài liệu nghiên cứu có liên quan làm cơ sở để đề xuất mô hình
nghiên cứu.

2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
2.1.1. Các khái niệm
Nông hộ được khái niệm như một hộ gia đình mà các thành viên trong nông hộ
sẽ dành phần lớn thời gian cho các hoạt động nông nghiệp.
Nguyễn Tấn Bình (2005) chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất,
thương mại, dịch vụ nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh
với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh
doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của nông hộ nhằm
đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
Chi phí biến đổi là những chi phí tăng tỷ lệ với khối lượng sản phẩm sản xuất
và tiêu thu. Với một công nghệ đã xác định, biến phí tính cho một đơn vị sản phẩm
thường không đổi, tuy nhiên khi công nghệ sản xuất thay đổi hoặc quy trình tổ chức
sản xuất thay đổi thì biến phí trên một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi. Chi phí biến đổi
trên một đơn vị sản phẩm có xu hướng giảm khi qui trình công nghệ sản xuất càng
hiện đại.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của
sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế

được, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Đối tượng của sản
xuất nông nghiệp là cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển, diệt vong theo các
quy luật sinh vật nhất định, và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại
cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra những điều kiện
6
thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật, chứ không thể thay thế
theo ý muốn chủ quan được.
Hiệu quả là sử dụng tối ưu về mặt kinh tế và tập hợp các nguồn lực để đạt
được mức phúc lợi về mặt vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của xã hội theo tập
hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định. Hiệu quả theo nghĩa phổ thông
là “kết quả theo yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” (Từ điển Tiếng Việt,
2002). Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, chúng có mối
quan hệ mật thiết với nhau.
2.1.2. Hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính dựa trên góc độ cá nhân, tất cả chi phí
và lợi ích đều tính theo giá thị trường. Hiệu quả tài chính trong nông nghiệp được
tính như sau:
Hiệu quả tài chính trên 1 đơn vị diện tích = Doanh thu trên 1 đơn vị diện tích –
Tổng chi phí sản xuất trên 1 đơn vị diện tích. Trong đó:
Doanh thu trên 1 đơn vị diện tích = Giá bán sản phẩm x Sản lượng trên 1 đơn
vị diện tích canh tác.
Tổng chi phí sản xuất trên 1 đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát sinh trong
quá trình sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đó
Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính:
Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu (mức lợi nhuận trên một đồng doanh thu)
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận = x 100%
Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận so với vốn (mức lợi nhuận đạt được trên một đồng vốn).
Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận so với vốn = x 100%
Vốn
7
Tối đa hóa lợi nhuận là lợi nhuận thu được nhiều nhất trong các điều kiện ràng
buộc nhất định.
2.1.3. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực
tiếp đến nền kinh tế hàng hóa và với tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác.
Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả
kinh tế là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí
đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát
triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của
mọi thành viên trong xã hội.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của
sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế
được, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Đối tượng của sản
xuất nông nghiệp là cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển, diệt vong theo các
quy luật sinh vật nhất định, và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại
cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra những điều kiện
thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật, chứ không thể thay thế
theo ý muốn chủ quan được.
Hiệu quả kinh tế là hiệu quả trên góc độ xã hội, tất cả các chi phí và lợi ích đều
tính theo giá kinh tế hay giá mờ bao gồm cả chi phí hay lợi ích mà dự án hay
chương trình tác động vào môi trường.
2.2. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NGHỀ NUÔI TÔM
2.2.1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
Môi trường là yếu tố tự nhiên không do con người tạo nên và chúng có tác
động vào nhiều lĩnh vực ở mức độ khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Vì
vậy, con người cũng không đủ lực lượng để tiêu trừ, mà chỉ có thể lợi dụng mặt tích

8
cực để đáp ứng nhu cầu của con người, đồng thời có biện pháp hữu hiệu tránh tác
động tiêu cực đến mức thấp nhất có thể. Tính nhiều mặt của một hiện tượng sự vật
là tất nhiên, một mặt của một hiện tượng trong cùng thời điểm có thể có lợi cho
người này, ngành này nhưng bất lợi cho người khác, ngành khác.
Yếu tố tự nhiên tác động đến tất cả các lĩnh vực, mức độ chịu tác động khác
nhau, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người như: Khí hậu, thời tiết, nắng, gió,
mưa, lũ, thủy triều, chất đất, thổ nhưỡng, vị trí địa lý, côn trùng gây hại, dịch
bệnh. Tác động có lợi và bất lợi trong quá trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông
nghiệp, do đó nông hộ tận dụng tối đa mặt có lợi và có biện pháp hạn chế đến mức
thấp nhất mặt bất lợi trong sản xuất để mang lại hiệu quả cao nhất.
Theo Đinh Phi Hổ (2008) trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc
biệt. Việc bảo tồn quỹ đất và không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất là vấn đề
sống còn của sản xuất nông nghiệp. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những
cây trồng và vật nuôi, chúng là những sinh vật. Sinh vật nông nghiệp phát triển tùy
thuộc vào: những quy luật sinh học riêng có của chúng (yếu tố sinh học); sự phát
triển sinh vật nông nghiệp lại phụ thuộc vào môi trường tự nhiên nhất định: đất,
nước, khí hậu, thời tiết (yếu tố ngoại vi). Tổng thể mối quan hệ giữa quy luật sinh
học riêng có gắn với môi trường tự nhiên thích ứng chính là các hệ sinh thái nông
nghiệp. Cũng từ đặc điểm này, phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải theo hệ sinh thái
thích ứng sẽ khai thác được cả ưu thế tự nhiên và ưu thế kinh tế cao.
Trong sản xuất nông nghiệp, sự hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất có
tính thời vụ. Do vậy, trong nông nghiệp cần phải tiến hành chuyên môn hóa kết hợp
với đa dạng sản xuất và sự can thiệp của Nhà nước đối với thị trường nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính khu
vực. Xuất phát từ đặc điểm này, phải có chính sách kinh tế-xã hội thích ứng với
từng khu vực. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật học, mỗi loại cây
trồng vật nuôi thích nghi trong điều kiện tự nhiên nhất định. Điều đó không cho
phép đồng nhất một con vật nuôi, một cây trồng nào đó sản xuất được ở nơi này thì
9

cũng sản xuất được ở nơi khác. Con người hiểu biết và có thể can thiệp ở mức độ
vào quá trình sinh trưởng phát triển mà hoàn toàn không theo ý muốn chủ quan.
Cùng một đối tượng có thể cho nhiều sản phẩm khác nhau về giá trị và giá trị
sử dụng; cùng một loại sản phẩm nhưng có nhiều cấp loại về kích thước, nhiều chất
lượng khác nhau do hàm lượng các chất hóa học…và thời điểm thu hoạch không
vội vàng cũng không được kéo dài mà phải đúng độ. Sản phẩm nông nghiệp có cả
sản phẩm chính, sản phảm phụ, sản phẩm song đôi, sản phẩm song ba; hầu hết sản
phẩm nông nghiệp trong điều kiện bình thường rất khó tồn trữ và dễ dàng chuyển
hóa từ chất này sang chất khác, có thể không sử dụng được. Sản phẩm của nông
nghiệp có thể tái tạo chính bản thân nó như: trứng, hạt, sinh vật con (sinh sản hữu
tính); thân, cành, rễ, lá, củ (sinh sản vô tính). Sản xuất nông nghiệp chịu phụ thuộc
nhiều vào điều diện tự nhiên.
Về giá cả nông phẩm: Sản phẩm cùng loại được phân chia theo kích cở khác
nhau dẫn đến giá cả khác nhau; sản phẩm cùng loại, có hàm lượng khác nhau, giá cả
khác nhau; chất lượng sản phẩm cùng loại khác nhau nên giá cả không giống nhau;
giá cả nông phẩm nhạy cảm với quy luật cung - cầu.
2.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình
Trong nông nghiệp, các yếu tố nguồn lực được tồn tại dưới hình thái vật chất
bao gồm: đất đai, máy móc thiết bị, kho tàng, nguyên vật liệu, giống cây trồng, con
giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, sức lao đông với kỹ năng và kinh nghiệm sản
suất nhất định. Xét về hình thái hiện vật, các nhóm yếu tố nguồn lực chính trong
nông nghiệp hiện đại bao gồm: đất đai, vốn, lao động, giống, phân bón, thức ăn,
thuốc phòng trị bệnh cho vật nuôi, cây trồng, khoa học công nghệ… (Phạm Vân
Đình, Đỗ Kim Chung, 1997).
2.2.3. Đặc điểm của nghề nuôi tôm
2.2.3.1. Đặc điểm ao nuôi
Đặc điểm của tôm, theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2013) thì
10
tôm thuộc ngành chân khớp, có thể phân chia theo loài: tôm càng, tôm đất, tôm thẻ,
tôm sắt, tôm hùm… Tôm sống hầu hết các thủy vực nước ngọt trong nội địa và

vùng nước lợ. Tôm sinh trưởng tốt trong môi trường nước trung tính pH dao động
từ 7 - 8. Độ pH từ 5,5 - 6,5 tôm có thể sống nhưng tăng trọng rất kém. Khi tăng
trưởng, thường thì tôm lột xác khoảng 2 - 3 lần trong một tháng tùy thuộc vào chất
lượng nước và chất lượng thức ăn. Khi lột xác, tôm thường cặp bờ ao hồ, hoặc tìm
những chổ cạn hay chà trú ẩn để lột xác. Tôm thường lột xác vào ban đêm hay buổi
sáng sớm khi con nước ròng. Sau 30 phút tôm có thể hoạt động trở lại nhưng vỏ
kitin vẩn còn mềm, sau khoảng 4 - 5 giờ thì vỏ cứng hẳn.







Hình 2-1: Thiết kế mương nuôi
Nguồn: Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2013)
Thiết kế mô hình nuôi trong ruộng lúa (hình 2-1) phải đáp ứng các yêu cầu
sau: Cơ cấu đất phải giữ được nước, gần nguồn nước có thể trao đổi nước theo thuỷ
triều, độ pH của nước từ 6,5%o trở lên, không bị ảnh hưởng bởi nước thải công
nghiệp và nước bẩn. diện tích ruộng nuôi dao động từ 0,5-5,0 ha tuỳ theo từng điều
kiện cụ thể. Ruộng phải có mương bao rộng 3,0 - 4,0 m, sâu 0,8-1 m so với mặt
ruộng. Mặt đáy của mương bao có độ nghiêng về phía cống thoát nước. Diện tích
mương bao chiếm khoảng 20 - 30% tổng diện tích ruộng. Ruộng nuôi nên thiết kế
cống cấp và thoát riêng.
Dạng ruộng nuôi với 4 mương bao xung quanh: Sau khi thu hoạch lúa, dọn
Mương bao
Bờ bao
Mặt ruộng
Lưới chắn
11

sạch rơm rạ, cỏ trên ruộng lúa; sên vét lớp bùn đáy ở mương bao, cho nước vào
ngập ruộng ngâm vài ngày rồi xả bỏ. Những ruộng có hệ thống mương bao mới đào
thì cần lấy nước vào ngâm vài lần để rửa phèn. Bón vôi, sử dụng vôi nung (CaO) 10
- 15 kg/100m2. Bón vôi sau khi đáy mương bao đã được tát cạn, vôi được rải khắp
mương và bờ ruộng.
Mùa vụ nuôi thường tận dụng vụ lúa hè - thu để nuôi tôm. Lúc này nước nhiều
và thời gian ngập nước trong ruộng kéo dài, tôm có điều kiện ăn được thức ăn trên
ruộng. Nuôi tôm tốt nhất nên nuôi trên các ruộng luá cấy để tôm có thể bơi xen giữa
lúa ăn được thức ăn trên ruộng. Nếu nuôi trên lúa sạ thì nên sạ lúa thưa hơn sạ bình
thường. Thả giống tốt nhất khi cây lúa 2 tuần sau khi sạ hay 1 tuần sau khi cấy. Lịch
thời vụ 2 lúa + 1 tôm.
2.2.3.2. Kỹ thuật nuôi tôm trên ruộng lúa
Mô hình một vụ lúa và một vụ tôm: ruộng chỉ canh tác vụ lúa Đông -Xuân, sau
khi thu hoạch lúa thì tiến hành thả tôm post (cỡ 1,1 - 1,2 cm). Thời điểm thả giống
thông thường từ tháng 3 - 4, mật độ thả từ 3 - 5 con/m2, thời gian nuôi 7 - 8 tháng.
Tỷ lệ sống 30 - 40%, trọng lượng bình quân lúc thu hoạch 50 g/con.
Mô hình hai vụ lúa và một vụ tôm: thời gian nuôi ngắn khoảng 4,5 - 5,0 tháng,
do đó yêu cầu thả giống lớn (cỡ 3,0 - 5,0 g/con). Mật độ thả từ 2 - 4 con/m
2
. Tỷ lệ
sống 40 - 60%, trọng lượng bình quân lúc thu hoạch 50 g/con.
Lúa Hè - Thu Lúa Đông - Xuân
Tôm
4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3
Tháng
Hình 2-2: Lịch thời vụ sản xuất lúa và nuôi tôm xen canh
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Thạnh Phú (2015)
Một số nơi do vụ lúa hè - thu không có lợi nhuận nên nông dân bỏ hẳn vụ này
và chỉ nuôi tôm càng xanh. Lịch thời vụ 1 lúa + 1 tôm. Sau khi làm lúa vụ hai
khoảng 1 tháng thì có thể ương Post trong ao hoặc ở mương bao trong ruộng lúa.

12
Khi thu hoạch lúa xong, vệ sinh chuẩn bị ruộng nuôi theo yêu cầu thì có thể đưa
giống vào thả nuôi trên ruộng.

Lúa Đông - Xuân
Tôm càng xanh
4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3
Hình 2-3: Lịch thời vụ sản xuất lúa và nuôi tôm càng xanh ở ruộng lúa
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Thạnh Phú (2015)

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.3.1. Nghiên cứu về hiệu quả nuôi tôm trong những năm vừa qua
Ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả mô hình nuôi tôm,
nuôi tôm kết hợp trồng lúa. Có thể kể tên một số nghiên cứu điển hình sau:
Thứ nhất là Đề án mô hình nuôi thủy sản, mô hình nuôi xen canh, luân canh, mật
độ nuôi, mô hình phát triển bền vững của Khoa thủy sản trường Đại học Cần Thơ.
Đề án thực hiện trên địa bàn 3 huyện vùng biển của Bến Tre là Bình Đại, Ba
Tri và Thạnh Phú vào năm 2013. Trong các đối tượng nuôi có tôm càng xanh, đề án
đã xây dựng được 34 mô hình thực nghiệm sản xuất. Số lượng các mô hình sản xuất
đạt kết quả thành công là 31 mô hình (chiếm tỉ lệ 91,2%), có 3 mô hình không đạt
theo như kết quả mong đợi (chiếm 8,8%). Quá trình thực nghiệm với mô hình nuôi
tôm càng xanh trong mương vườn dừa, khối lượng trung bình tôm càng xanh trong
các mương vườn dừa từ 34,4 – 57,2g, trọng lượng tôm lớn nhất đạt 145g/con, nhỏ
nhất đạt 15,9g/con, năng suất từ 230 - 837kg/ha, tỷ lệ sống 9,5 - 24,4%, lợi nhuận
11,4 - 183,5 triệu đồng/ha với tỷ suất lợi nhuận 43,2 – 394,0%. Khối lượng trung
bình của tôm càng xanh trong ao dao động từ 38,2 – 47,8g/con, năng suất 1.050 -
1.500 kg/ha, tỷ lệ sống là 18,3 - 20,9%, lợi nhuận dao động 72,9 – 97,8 triệu
đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận đạt từ 110 - 114%. Khối lượng trung bình của tôm càng
xanh trong ruộng lúa dao động từ 42,2 – 43,7g/con, tỷ lệ sống 14,8 – 16,5%, năng
suất 188 – 216 kg/ha, lợi nhuận 12,46 – 17,5 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận 89,9-

13
126,6 %. Năng suất tôm càng xanh trong mô hình tôm càng xanh – lúa – tôm sú dao
động từ 190 – 230 kg/ha, năng suất tôm sú dao động từ 350 – 408 kg/ha. Năng suất
chung của mô hình dao động từ 540 – 620 kg/ha. Tỷ lệ sống tôm càng xanh 19,2 –
21%, tỷ lệ sống tôm sú 39,1 – 50,4%. Lợi nhuận trung bình đạt được 27,3 triệu
đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận dao động từ 87,2 – 151,9%.
Thứ hai, nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Hồ Thanh Thái (2008) tại tỉnh
Đồng Tháp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy với mật độ là 9, 12 và 15 con/m
2
, năng suất thu
được là 1.913 kg/ha, 2.466 kg/ha và 3.066 kg/ha thì lợi nhuận của mô hình thực
nghiệm đạt được lần lượt là 78,4 triệu đồng/ha, 101,2 triệu đồng/ha và 126,9 triệu
đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận tương ứng là là 88,7%, 90,3% và 95%.
Thứ ba là nghiên cứu thực nghiệm của Hồ Thanh Thái (2011), mô hình nuôi
tôm càng xanh trong ruộng lúa kết hợp tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy với mật độ thả 1, 2 và 3 con/m
2
(cỡ giống 1,2
cm/con), sau 6 tháng nuôi tôm có khối lượng lần lượt là 47,9g/con, 46,0 g/con và
37,0 g/con, tỷ lệ sống dao động từ 21 – 24%, năng suất lần lượt là 104 và 234 kg/ha,
lợi nhuận dao động từ 8,1 – 19,5 triệu đồng/ha/vụ.
Thứ tư là nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Phạm Kim Lợi (2009), mô hình
nuôi tôm càng xanh toàn đực trên ruộng lúa tại xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp.
Kết quả cho thấy với mật độ 4,6 – 7,2 con/m
2
, đạt tỷ lệ sống 70,3 – 87,7%,
năng suất thu được là 1.071 – 2.111 kg/ha, thu được lợi nhuận từ 67,3 – 213,3 triệu
đồng/ha. Tỷ suất lợi nhuận từ 72 – 187%.

Tiếp theo là mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến thí điểm tại huyện U Minh.
Kết quả nuôi cho thấy khi tôm nuôi khoảng 4 tháng tuổi, sản lượng ước đạt từ
800 – 900kg/ha (kích cỡ 35 – 40 con/kg), tỷ lệ sống khoảng 60%. Tiếp tục nuôi
thêm 01 tháng nữa sẽ cho thu hoạch, sản lượng ước đạt trên 1 tấn/ha, bình quân mỗi
14
hộ thu lãi từ 70 – 88 triệu đồng/ha. Ông Ðinh Hữu Thông, ấp Hiệp Tùng, xã Hiệp
Tùng, Cà Mau cho biết: “Vụ nuôi vừa qua, với 3 ao vèo tôm thẻ, mỗi ao khoảng
3.000 m
2
, sau hơn 1 tháng, ông Thông bung ra vuông 3 ha (6 *0,5ha/vuông) và áp
dụng hình thức nuôi quảng canh cải tiến, thu hoạch được 21 tấn tôm, doanh thu hơn
3 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, ông còn lãi gần 2 tỷ đồng. Nói về kinh nghiệm nuôi,
ông Thông cho biết: “Thế mạnh của dân mình ở đây là đất rộng (bình quân mỗi hộ
từ 3 - 5 ha) nên việc làm đầy đủ từ ao lắng đến ao vèo dễ dàng. Nguồn nước tốt
cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình này. Tôi thấy, để vụ nuôi thành
công thì yếu tố quyết định là quản lý tốt môi trường nước trong ao nuôi và con
giống tốt”.
Cuối cùng là nghiên cứu “Hiện trạng sản xuất trồng lúa kết hợp với nuôi tôm
tại xã Bình Khánh huyện Cần Giờ TP.Hồ Chí Minh” năm 2006 của Trần Trọng
Chơn, Luận văn thạc sỹ Trường Đai học Nông lâm TPHCM.
Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp điều tra và thu thập số liệu từ các
nông dân (140/468 hộ) nhằm tìm hiểu sự phát triển của mô hình nuôi tôm luân canh
với lúa tại xã Bình Khánh - huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh. Từ các
thông tin có được, qua việc phân tích các biểu mẫu điều tra để tìm hiểu và xác định
các vấn đề về các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật và xã hội của mô hình. Qua đó tác giả
đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình.
Kết quả nghiên cứu gồm có:
Về khía cạnh xã hội: nguồn lao động của nông hộ dồi dào, phần lớn nông dân
canh tác một vụ lúa cho nên mức sống của họ còn nhiều khó khăn trước khi có mô
hình nuôi tôm luân canh với lúa.

Về khía cạnh kỹ thuật: do trình độ của các nông dân còn hạn chế nên họ rất
khó tiếp thu các tiến bộ của kỹ thuật nuôi tôm. Họ áp dụng mô hình bằng kinh
nghiệm dân gian và học hỏi từ bạn bè.
Hiệu quả kinh tế: với mô hình nuôi tôm - lúa tại xã Bình Khánh, các nông hộ
đạt năng suất 432 kg/ha vụ, lợi nhuận trung bình là 12.477.290 đồng cho 1 ha và thu
15
nhập bình quân là 13.791.320 đồng. Hiệu quả của nuôi tôm cao gấp 16 lần so với
trồng lúa.
Tiềm năng phát triển: xã Bình Khánh có tiềm năng để phát triển mô hình tôm -
lúa một cách bền vững trong tương lai do có tiềm năng về điều kiện tự nhiên và môi
trường thích hợp cho mô hình nầy.
2.3.2. Sản xuất cây lúa nước
Theo Lê Thanh Tùng (2014) trong nghiên cứu Sản xuất lúa ở Đồng bằng Sông
Cửu Long giai đoạn 2000-2010. Sản xuất lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
trong những năm qua đã có sự thay đổi diện tích, trong giai đoạn 2000-2010, diện
tích lúa ĐBSCL thu hẹp 6.000 ha. Riêng trong giai đoạn 2000-2005 diện tích lúa
giảm 119.500 ha, sau đó phục hồi lại trong giai đoạn 2005-2010 tăng 113.500 ha
(3,79 triệu ha). Sự tăng giảm diện tích theo các giai đoạn chủ yếu do: (i) giá cả lúa
bấp bênh diện tích tăng, giảm cục bộ trong từng vụ; (ii) sự không ổn định diện tích
lúa thu đông và (iii) sự tăng giảm diện tích của vụ lúa mùa (trong đó có vụ lúa trên
nền đất nuôi tôm sú).
Năng suất lúa đã và đang được cải thiện một cách đáng kể, năm 2000 năng
suất bình quân 4,23 tấn/ha đến năm 2010 năng suất bình quân đạt 5,47 tấn/ha (tăng
gần 1,24 tấn/ha) sự tăng năng suất cơ bản là việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật nông nghiệp vào sản xuất một cách rộng rãi hơn trong đó quan trọng là sử
dụng giống mới, biện pháp ba giảm ba tăng, thu hoạch cơ giới và rút ngắn được
khoảng chênh lệch năng suất giữa các hộ trồng lúa.
Thành công của sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong hai thập niên
qua do nhiều yếu tố tác động, trong đó “đổi mới” chính sách, nghiên cứu và chọn
tạo, phổ biến các giống lúa mới cho năng suất và chất lượng cao vào sản xuất, mở

rộng hệ thống thủy lợi khai thác lúa nước tưới, hướng canh tác vào thâm canh cao,
áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa và sự mở rộng thị trường xuất
khẩu gạo đóng vai trò quan trọng.
Xuất khẩu gạo năm 2000 đạt 3,5 triệu tấn, đến năm 2010 sản lượng gạo xuất
16
khẩu đạt 6,754 triệu tấn. Giá trị xuất khẩu từ 668 triệu USD năm 2000 đến 2,912 tỷ
USD năm 2010.
Vùng ĐBSCL có lợi thế về tài nguyên đất đai, sông ngòi, cũng như điều kiện
khí hậu thuận lợi. Nhìn chung, sản xuất lúa ở ĐBSCL có xu hướng gia tăng về năng
suất và sản lượng, các yếu tố góp phần cho sự gia tăng này tập trung vào khâu chọn
giống lúa và bố trí thời vụ. Các kỹ thuật canh tác (làm đất, bón phân, quản lý nước,
bảo vệ thực vật) và biện pháp giảm thất thoát chưa đóng góp nhiều trong việc gia
tăng này. Sản xuất lúa ở ĐBSCL trong nhiều năm qua vẫn tập trung chủ yếu vào
hướng mở rộng diện tích và gia tăng năng suất.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ĐBSCL từ năm 2005 - 2010
Diễn giải
2005

2006

2007

2008

2009

2010

DT (ha)
3.826,3


3.773,9

3.683,1

3.858,9

3.872,9

3.790,0

N(tấn/ha)
5,4

4,8

5

5,4

5,3

5,4

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thực tế, việc mở rộng diện tích lúa có giới hạn và gia tăng năng suất lúa các
biện pháp kỹ thuật vẫn chưa đồng bộ, vùng ĐBSCL chưa có một quy trình sản xuất
lúa cơ bản cho toàn vùng và cụ thể cho các tiểu vùng sinh thái, do vậy sự gia tăng
năng suất, sản lượng vẫn mang tính bấp bênh, tùy thuộc nhiều vào các yếu tố tự
nhiên, thời tiết, khí tượng và sự phát sinh, phát triển của dịch hại. Sự áp dụng các

tiến bộ kỹ thuật vẫn còn mang tính riêng lẽ ở từng khu vực. Mặc dù các tiến bộ kỹ
thuật ba giảm ba tăng, bón phân đạm theo bảng so màu lá, phòng trừ dịch hại tổng
hợp, sử dụng giống lúa xác nhận, xuống giống tập trung né rầy … được Bộ Nông
nghiệp và PTNT phát động, khuyến cáo áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, biện pháp
xuống giống tập trung né rầy được thể hiện rõ nhất hàng năm chiếm khoảng 65%
(trong vụ hè- thu) đến 80% (trong vụ đông - xuân) diện tích xuống giống lúa, các
biện pháp kỹ thuật chưa thấy sự thống kê áp dụng rõ ràng ở từng tỉnh, từng vùng.
Sản xuất bất kỳ sản phẩm nào người sản xuất cũng quan tâm đến chi phí vì chi
phí tăng giảm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận giảm tăng, biểu hiện chất lượng

×