Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

phân tích biến động chi phí sản xuất và giá thành cá tra phi lê tại công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản quang minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.04 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN TH Ơ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN TRƯƠNG MINH TRUNG
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ GIÁ THÀNH CÁ TRA PHI LÊ TẠI CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN
QUANG MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301
Cần Thơ 12-2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN TH Ơ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN TRƯƠNG MINH TRUNG
MSSV: 4104259
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ GIÁ THÀNH CÁ TRA PHI LÊ TẠI CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN
QUANG MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN TẤN TÀI
Cần Thơ 12-2013
Trang i
LỜI CẢM TẠ

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa Kinh tế v à Quản
trị kinh doanh, trường Đại học Cần Th ơ. Đặc biệt là quý thầy cô bộ môn Kế
toán - Kiểm toán, những người đã truyền thụ kiến thức chuy ên ngành quý báu


cho em trong suốt thời gian theo học tạị tr ường Đại học Cần Thơ. Em xin cảm
ơn quý Thầy Cô tham gia trong hội đồng phản bi ện đã dành thời gian đọc và
đóng góp ý kiến cho bài luận văn của em, đặc biệt em xin chân th ành cảm ơn
Thầy Nguyễn Tấn Tài - người đã tận tình giúp đỡ, cung cấp ý kiến và trực tiếp
hướng dẫn em trong quá tr ình thực hiện luận văn này.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty TNHH Thủy sản
Quang Minh, các Anh Ch ị phòng Kế toán đã tạo điều kiện cho em có c ơ hội
được tiếp xúc thực tế v à tận tình giúp đỡ em thực hiện tốt việc nghi ên cứu đề
tài này. Em xin kính chúc Quý doanh nghi ệp gặt hái nhiều thắng lợi lớn hơn
nữa trong thời gian tới.
Một lần nữa, em xin chân th ành cảm ơn tất cả và kính chúc quý Thầy Cô,
Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên Công ty TNHH Th ủy sản Quang Minh
dồi dào sức khỏe và thành công.
Cần Thơ, ngày… tháng….năm…
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trương Minh Trung
Trang ii
TRANG CAM KẾT

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi th ực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề t ài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày… tháng… năm……
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trương Minh Trung
Trang iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP































Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
Trang iv

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian 2
1.3.2 Thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Lược khảo tài liệu 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Phương pháp luận 4
2.1.1 Những vấn đề chung về giá th ành sản phẩm và chi phí 4
2.1.2 Trình tự chung của phân tích biến động chi phí sản xuất 6
2.1.3 Phân tích biến động các khoản mục chi phí 7
2.2. Phương pháp nghiên cứu 14
2.2.1 Phương pháp thu th ập số liệu 14
2.2.2. Phương pháp phân tích s ố liệu 15
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁT QU ÁT VỀ CÔNG TY TNHH T HỦY SẢN
QUANG MINH 18
3.1 Lịch sử hình thành và phát tri ển của công ty TNHH thủy sản Quang Minh
18
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty 18
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát tri ển công ty 18
3.2 Chức năng và nhiêm vụ 19
3.2.1 Chức năng của công ty 19
3.2.2 Nhiệm vụ của công ty 19
Trang v

3.2.3 Các mặt hàng xuất khẩu 19
3.2.4 Các thị trường xuất khẩu của công ty 20
3.3 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban 20
3.3.1 Cơ cấu tổ chức 20
3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng ph òng ban 20
3.4 Tổ chức bộ máy kế toán tạ i công ty 22
3.4.1 Mô hình, tổ chức bộ máy kế toán 22
3.4.2 Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận kế toán 22
3.4.4. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại công ty 23
3.5 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến năm
2012 và 6 tháng đầu năm 2013 24
3.5.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 6 tháng đầu
năm 2013 24
3.5.2 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 30
3.6 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 31
3.6.1 Thuận lợi 31
3.6.2 Khó khăn 31
Chương 4: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH VÀ CHI PHÍ SẢN
XUẤT CÁ TRA PHI L Ê TẠI CÔNG TY TNHH THỦY SẢN QUANG
MINH 32
4.1 Đặc điểm quy trình chế biến và tính giá thành sản phảm cá tra phi lê tại
công ty TNHH thảy sản Quang Minh 32
4.1.1 Quy trình chế biến sản phẩm cá tra phi l ê 32
4.1.2 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 33
4.1.3 Phương pháp tính giá thành 34
4.2 Phân tích biến động chi phí sản xuất v à giá thành sản phẩm 34
4.2.1 Phân tích biến động giá thành cá tra phi lê đông l ạnh 34
4.2.2 Phân tích biến động chi phí nguy ên vật liệu trực tiếp 39
4.2.3 Phân tích biến động CPNCTT 46
4.2.4. Phân tích biến động CPSXC 52

Trang vi
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QU Ả KIỂM
SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁ TRA PHI LÊ TẠI CÔNG TY TNHH TH ỦY
SẢN QUANG MINH 60
5.1. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chi phí sản xuấ t và giá
thành cá tra phi lê đông l ạnh 60
5.2. một số giải pháp khắc phụ c 61
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
6.1. Kết luận 63
6.2. Kiến nghị 63
6.2.1. Đối với hiệp hội chế biến v à xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) 63
6.2.2 Đối với địa phương 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 65
Trang vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010 - 2012 25
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2011 -
2013 29
Bảng 4.1: Tỷ trọng sản xuất cá tra trong 6 tháng đầu năm 2013 34
Bảng 4.2 Biến động tổng giá th ành cá tra phi lê đông l ạnh trong 6 tháng đầu
năm 2013 35
Bảng 4.3: Biến động giá thành đơn vi cá tra phi lê đông l ạnh trong 6 tháng đầu
năm 2013 37
Bảng 4.4: Tỷ trọng chi phí nguyên v ật liệu đơn vị so với giá thành đơn vị cá
tra phi lê đông lạnh trong 6 tháng đầu năm 2013 39
Bảng 4.5: Phân tích biến động CPNVLTT đ ơn vị trong 6 tháng đầu năm 2013
40
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp CPNVLTT phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2013

44
Bảng 4.7: Khối lượng tiêu hao NVL cá tra 6 tháng đ ầu năm 2013 42
Bảng 4.8: Giá nguyên vật liệu trong 6 tháng đầu năm 2013 43
Bảng 4.9: Các nhân tố ảnh h ưởng đến biến động CPNVLTT trong 6 tháng đầu
năm 2013 44
Bảng 4.10: Tỷ trọng CPNCTT đơn vị so với giá thành đơn vị cá tra phi lê
đông lạnh trong 6 tháng đầu năm 2013 47
Bảng 4.11: Phân tích biến động CPNCTT đơn vị trong 6 tháng đầu năm 2013
48
Bảng 4.12: Các nhân tố ảnh h ưởng đến biến động CPNNCTT trong 6 tháng
đầu năm 2013 50
Bảng 4.13: Tỷ trọng CPSXC đơn vị so với giá thành đơn vị cá tra phi lê đông
lạnh trong 6 tháng đầu năm 2013 52
Bảng 4.14: Phân tích biến động CPSXC đ ơn vị trong 6 tháng đầu năm 2013 53
Bảng 4.15: Bảng biến động CPSXC trong 6 tháng đầu năm 2013 57
Trang viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty Quang Minh 20
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán 22
Hình 4.1 Quy trình chế biến cá tra phi lê 32
Hình 4.2 Biến động giá thành đơn vị cá tra phi lê đông lạnh trong 6 tháng 38
đầu năm 2013 39
Hình 4.3 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CPNVLTT trong 6 tháng 46
đầu năm 2013 46
Hình 4.4 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CPNCTT tro ng 6 tháng 51
đầu năm 2013 52
Hình 4.5 Cơ cấu chi phí sản xuât trong 6 tháng đầu năm 2013 56
Trang ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp.
BHXH : Bảo hiểm xã hội.
BHYT : Bảo hiểm y tế.
CPNCTT : Chi phí nhân công tr ực tiếp.
CPNVL : Chi phí nguyên vật liệu.
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
CPSXC : Chi phí sản xuất chung.
GTGT : Giá trị gia tăng.
KPCĐ : Kinh phí công đoàn.
NVL : Nguyên vật liệu.
NVQL : Nhân viên quản lý.
SXKD : Sản xuất kinh doanh.
TSCĐ : Tài sản cố định.
LVTN : Luận văn tốt nghiệp
SP : sản phẩm
VASEP : Hiệp hội chế biến thủy sản
DOC : United States Department of Commerce
(Bộ thương mại Mỹ)
HACCP: : Hazard Analysis and Crittical Con trol Points
(Phân tích mối nguy hiểm và điểm kiểm soát tới hạn)
Trang 1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHI ÊN CỨU
Nền kinh tế nước ta còn chú trọng nhiều vào nông nghiệp và ngành sản
xuất thủy sản. Đặc biệt thủy sản nước ta đã khẳng định được lợi thế và vị trí
của mình trong nền kinh tế quốc dân. Với việc đ òi hỏi vốn đầu tư không lớn,
tận dụng được điều kiện tự nhi ên xã hội đất nước, ngành thủy sản đã có sự
phát triển to lớn, hàng năm đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn phục
vụ tái đầu tư thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n ước. Bên cạnh đó

ngành chế biến thủy sản của Việt Nam đang mở rộng thị tr ường tiêu thụ, mở
rộng quy mô sản xuất và đang từng bước tạo được thương hiệu của mình với
hai loại sản phẩm cá tra, cá basa đến nhiều nước trên thế giới mà đặc biệt là ở
thị trường Châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, thực trạng ngành thủy sản trong những
năm vừa qua cho thấy ngành này gặp không ít khó khăn, thử thách nh ư giá
xuất khẩu giảm mạnh, về giá nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động, nguồn
nguyên liệu không ổn định v à các mặt hàng chủ lực như: cá tra, cá basa,
tôm,… bị kiện bán phá giá ở nhiều quốc gia, các doanh nghiệp không ký kết
được hợp đồng xuất khẩu đ ã tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản
xuất của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Chi phí ảnh h ưởng
trực tiếp đến lợi nhuận, t ài sản, sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Do đó,
làm sao tiết kiệm chi phí một cách có hiệu quả l à yêu cầu cần thiết. Khi tiết
kiệm được chi phí thì giá thành sẽ được giảm dẫn đến lợi nhuận tăng và hiệu
quả sản xuất được nâng cao trong môi tr ường cạnh tranh hiên nay.
Muốn đạt được lợi nhuận cao th ì đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý
hiệu quả kết cấu chi phí sản xuất. Thông qua phân tích biến động chi phí sản
xuất và giá thành là một công cụ giúp cho nh à quản lý xác định được các khả
năng tiềm tàng, các nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến sự tăng
giảm chi phí thực tế so với chi phí đ ã dự toán trước đó. Đồng thời, nhà quản lý
sẽ xây dựng được các quyết định đúng đắn và góp phần tiết kiệm chi phí sản
xuất về mức hợp lý. Hiểu r õ tình hình biến động và mức độ ảnh hưởng của
từng khoản mục chi phí sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ
được giá thành sản phẩm của mình. Nắm được tầm quan trọng của vấn đề nên
tôi chọn đề tài để làm luận văn tốt nghiệp là “Phân tích biến động chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm cá tra phi lê tại Công ty trách nhiệm hữu hạn
Thủy sản Quang Minh”.
Trang 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích biến động giá thành và chi phí sản xuất của sản phẩm cá tra phi
lê tại Công ty trách nhiệm hữu hạn T hủy sản Quang Minh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Quang Minh từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013.
- Mục tiêu 2: Phân tích biến động giá thành và chi phí sản xuất sản phẩm
cá tra phi lê trong 6 tháng đầu năm 2013 qua đó xác định nguyên nhân biến
động, xu hướng và tác động của chúng đến giá th ành sản phẩm.
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải phá p nhằm khắc phục những hạn chế,
thiếu sót trong công tác quản lý ch i phí sản xuất đối với sản phẩm cá tra phi lê.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Thủy sản Quang Minh.
1.3.2 Thời gian
Thời gian thực hiện đề t ài từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013 dựa tr ên số
liệu kế toán chi phí sản xuất được thu thập tại phòng kế toán Công ty TNHH
Thủy sản Quang Minh giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
Số liệu chi phí sản xuất sản phẩm cá tra phi lê của 6 tháng đầu năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu biến động giá th ành và chi phí sản xuất của sản phẩm
cá tra phi lê.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Thị Phương Oanh (2008) nghiên c ứu “Phân tích biến động chi
phí tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”. LVTN đại học, Đại học An
Giang. Tác giả đã thu thập số liệu tại phòng kế toán của xí nghiệp; phỏng vấn
trực tiếp cán bộ (không lập bảng câu hỏi, chỉ liệt kê các vấn đề cần hỏi) và
quan sát quy trình sản xuất; sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để so sánh
và đánh giá số liệu thực tế với kế hoạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình

hình thực hiện kế hoạch giá thành của công ty chưa tốt, phần lớn các loại sản
phẩm của công ty đều không hoàn thành kế hoạch giá thành từ đó đưa ra một
Trang 3
số giải pháp kiểm soát chi phí nguyên v ật liệu trược tiếp, nhân công trực tiếp
và sản xuất chung hợp lý của công ty.
Nguyễn Thị Hồng Diệp (2013) nghiên cứu “Phân tích biến động chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm viên nang Capsule t ại Công ty cổ phần Dược
phẩm Cửu Long”, LVTN đại học, Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số
liệu thứ cấp tại phòng kế toán của công ty. Đề tài sử dụng phương pháp so
sánh, phương pháp liên hoàn và phương pháp suy lu ận để phân tích tình hình
biến động giá thành của sản phẩm viên nang Capsule trong giai đoạn 6 tháng
cuối năm 2012. Thông qua đó, cho thấy còn nhiều hạn chế xuất phát từ khâu
sản xuất và giá thành viên nang size 0 c ủa công ty có những biến động không
đồng đều và có xu hướng tăng, từ đó tác giả đã đề ra những giải pháp để kiểm
soát giá thành sản phẩm viên nang hợp lý.
Lê Trọng Sang (2013) nghiên cứu “Phân tích biến động chi phí sản xuất
và tính giá thành s ản phẩm tại Công ty cổ phần XNK Thủy sản Cần Thơ”,
LVTN đại học, Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp tại phòng
kế toán của công ty và thu thập qua sách báo và trên internet. Đ ề tài sử dụng
phương pháp so sách, phương pháp h ạch toán kế toán tính giá thành s ản phẩm
và phương pháp th ống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác kế toán
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty thực hiện một
cách khoa học bằng sự hỗ trợ của phần mềm kế toán. Bên cạnh đó chi phí
nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành nhưng đã đề ra giải
pháp mạnh để tạo được nguồn nguyên liệu ổn định.
Khi đọc qua các tài liệu cho thấy các nghiên cứu trước đây đều sử dụng
các số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kế toán; phương pháp so sánh; tổng hợp
và thay thế liên hoàn từ đó tác giả phân tích biến động chi phí sản xuất và giá
thành. Bên cạnh đó còn tiến hành phỏng vấn nhân viên kế toán và quan sát
quy trình sản xuất để từ đó đưa ra các giải pháp kiểm soát chi phí sản xuất và

giá thành hợp lý. Do vậy nghiên cứu này kế thừa của Nguyễn Thị Phương
Oanh (2008), Nguyễn Thị Hồng Diệp (2013) và Lê Trọng Sang (2013) để thực
hiện phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cá tra phi lê tại công ty
TNHH Thủy sản Quang Minh; đồng thời phân tích khái quát ho ạt động công
ty thông qua phương pháp so sánh và s ử dụng phương pháp suy lu ận để ra các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí của công ty.
Trang 4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Những vấn đề chung về giá th ành sản phẩm và chi phí
2.1.1.1 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm
Khái niệm: giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao
phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá tr ình hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp để tạo n ên một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch
vụ đã hoàn thành trong kỳ . [2, tr 62]
Phân loại: trong công tác quản lý kinh tế, công tác kế toán, giá th ành sản
phẩm được xây dựng ở các phạm vi khác nhau nh ư:
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được xây dựng trên tiêu
chuẩn của chi phí định mức. Giá th ành định mức thường được lập cho từng
loại sản phẩm trước khi sản xuất. Nó là đơn vị cơ sở để xây dựng giá thành kế
hoạch, giá thành dự toán, xác định chi phí ti êu chuẩn.
- Giá thành kế hoạch, giá thành dự toán là giá thành được xây dựng
trên cơ sở tiêu chuẩn chi phí định mức nh ưng có điều chỉnh theo năng lực hoạt
động trong kỳ kế hoạch hoặc kỳ dự toán. Giá thành kế hoạch, giá thành dự
toán có thể được lập cho từng sản phẩm hoặc một khối l ượng sản phẩm, công
việc nhất định trong từng kỳ sản xuất.
- Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được xây dựng trên cơ sở
chi phí phát sinh th ực tế. Giá thành thực tế thường chỉ có sau quá tr ình sản
xuất

2.1.1.2 Phương pháp tính giá thành
Đối với sản phẩm , phương pháp tính giá thành tr ực tiếp.
Phương pháp tính:
Tổng giá
thành sản
phẩm (∑Z)
=
Giá trị sản phẩm
dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị
sản phẩm (Z
đv
)
=
Tổng giá thành sản phẩm
:
Số lượng thành phẩm
thu được trong kỳ
(2.1)
(2.2)
Trang 5
2.1.1.3 Khái niệm và các khoản mục của chi phí sản xuấ t
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của to àn bộ hao phí về lao động
sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất

trong một kỳ kế toán. Các khoản chi phí n ày chủ yếu phát sinh tại các phân
xưởng sản xuất của doanh nghiệp. [2, tr.62]
Chi phí nguyên li ệu, vật liệu trực tiếp: l à giá trị nguyên liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu (nếu nhiên liệu có cấu thành trong xác vật chất của sản
phẩm) và các vật liệu khác sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm. Đây
là khoản chi phí trực tiếp tham gia v ào quá trình cấu thành nên thực thể vật
chất cho sản phẩm.
Chi phí nhân công tr ực tiếp: bao gồm các khoản phải trả cho ng ười lao
động trực tiếp tham gia v ào quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ (công nhân
trực tiếp sản xuất) thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp v à cả lao động
thuê ngoài cho t ừng công việc, cụ thể như: tiền lương chính, lương ph ụ, tiền
ăn ca và các khoản phụ cấp, các khoản trích theo l ương (BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN).
Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh tại phân x ưởng, công
trình, tổ đội sản xuất trong quá tr ình phục vụ và quản lý sản xuất tạo ra sản
phẩm. Ngoài ra 2 khoản chi phí đã nêu trên, chi phí sản xuất còn bao gồm:
Chi phí về tiền lương, tiền phụ cấp, tiền ăn ca, các khoản trích theo l ương
của nhân viên quản lý phân xưởng, công trình; các đội trưởng, đội phó, các tổ
trưởng, tổ phó sản xuất; thợ bảo d ưỡng, bảo trì máy móc thiết bị tại phân
xưởng,…
- Chi phí vật liệu dùng cho công tác qu ản lý phân xưởng, công trường.
- Chi phí về công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sử dụng trong quá trình
sản xuất.
- Chi phí khấu hao máy móc sản xuất và các TSCĐ khác ở phân xưởng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như: chi phí v ề điện, nước, điện thoại, bảo
dưỡng, bảo trì máy móc,…do bên ngoài cung c ấp.
Các khoản chi phí bằng tiền khác ngo ài các khoản chi phí nêu trên như:
chi phí văn phòng phẩm, tiếp khách, công tác phí,… ở phân x ưởng sản xuất.
Trang 6
2.1.2 Trình tự chung của phân tích biến động chi phí sản xuất

2.1.2.1 Xác lập chỉ tiêu
Xác lập chỉ tiêu phân tích là xác đ ịnh rõ nội dung chi phí cần phân tích
và biểu diễn chi phí bằng một biểu thức toán học trong mối liên hệ với nhiều
nhân tố cần xem xét, đánh giá. Ví dụ nh ư chi phí nguyên v ật liệu trực tiếp có
thể viết bằng một biểu thức chịu sự tác động của các nhân tố cần quan tâm nh ư
sau:
Chi phí NVLTT = x x (2.3)
2.1.2.2 Xác lập đối tượng phân tích
Đối tượng phân tích là những biến động của chỉ ti êu phân tích. Trong
chương trình kế toán quản trị, điều cần quan tâm chính l à chênh lệch của chỉ
tiêu chi phí cần phân tích giữa thực tế so với dự toán trong kỳ.
Ký hiệu: mức độ chênh lệch chi phí là delta (∆), ta có:
∆CP = CP thực tế - CP dự toán (CP: chi phí) (2.4)
Hoặc ∆CP = CP thực tế - CP dự toán điều chỉnh.
Chi phí dự toán điều chỉnh là chi phí dự toán được điều chỉnh theo mức
độ hoạt động thực tế. [2, tr 62-63]
2.1.2.3 Tính toán mức ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động
của chi phí sản xuất
Thực chất là dùng phương pháp k ỹ thuật tính toán để l ượng hóa mức độ
ảnh hưởng các nhân tố cần xem xét đến sự biến động của chỉ ti êu. Cụ thể bằng
các phương pháp nghi ệp vụ kỹ thuật thích hợp, nh ư phương pháp so sánh,
phương pháp thay th ế liên hoàn, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh. Quá tr ình tính toán có thể
thiết lập thành các bảng biểu phân tích thích hợp để hệ thống thông tin sự tác
động của các nhân tố, thuận lợi cho quá tr ình đánh giá. [2, tr 165]
2.1.2.4 Xác định nguyên nhân, xu hướng giải pháp
Qua quá trình tính toán, phân tích chi phí c ần phải chỉ ra mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chi phí theo chiều hướng thuận
lợi hay bất lợi, các nguy ên nhân chủ quan hay khách quan tác động đến chi
phí, các nguyên nhân làm ti ết kiệm hoặc lãng phí. Đồng thời, chỉ rõ người có

trách nhiệm giải thích nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch của chi phí. Thô ng
qua đó, đề ra các giải pháp thích hợp quản lý chi phí v à khai thác các khả năng
tiềm tàng phát hiện được trong quá trình phân tích. [2, tr 165]
Số lượng
NVLTT
Định mức tiêu
hao NVLTT
Đơn giá
NVLTT
Trang 7
2.1.3 Phân tích biến động các khoản mục chi phí
2.1.3.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp th ường chiếm tỷ trọng lớn trong giá
thành sản phẩm cho nên việc tiết kiệm chi phí nguy ên vật liệu trực tiếp có ý
nghĩa lớn đến việc hạ giá th ành sản phẩm. Phân tích biến động chi phí nguy ên
vật liệu trực tiếp có thể thực hiện đối với từng loại nguy ên vật liệu chủ yếu sử
dụng, từng loại sản phẩm sản xuất, hoặc tất cả các loại sản phẩm doanh nghiệp
sản xuất.
Ký hiệu sử dụng:
0: Số liệu kỳ gốc.
1: Số liệu kỳ thực hiện.
SL
i
: Số lượng sản phẩm i sản xuất.
Th
ij
: Mức tiêu hao nguyên vật liệu j để sản xuất sản phẩm i.
CPNVL
i
: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản phẩm i.

TCPNVL: Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp.
Ta có công thức sau:
CPNVLi =



m
j
jiji
GTHSL
1
(2.5)
m: Loại nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm i.
TCPNVL =
 
 

n
i
jij
m
j
i
n
i
i
GTHSLCPNVL
1 11
(2.6)
n: Số lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất.

Trong công thức trên, ta thấy sự biến động của chi phí nguy ên vật liệu
của doanh nghiệp phụ thuộc v ào các nhân tố như số lượng, chủng loại sản
phẩm sản xuất, mức ti êu hao nguyên vật liệu và đơn giá nguyên v ật liệu để sản
xuất từng loại sản phẩm. Bằng ph ương pháp chênh lệch, phương pháp hiệu số
phần trăm,… có thể tính toán mức độ tác động của các nhân tố đến biến động
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. [2, tr 166]
Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu của từng loại sản phẩm:
- Đối tượng phân tích:
∆CPNVL
i
= CPNVL
1i
– CPNVL
0i
(2.7)
Trang 8
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản l ượng đến chi phí nguy ên vật liệu
của sản phẩm i:
∆CPNVL
i-SL
= ∑(SL
1i
– SL
0i
) x TH
0ij
x G
0ij
(2.8)

 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố lượng nguyên vật liệu j tiêu hao đến
chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm i.
∆CPNVL
i-TH
= ∑SL
1i
x (TH
1ij
– TH
0ij
) x G
0j
(2.9)
 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá nguyên vật liệu j đến chi phí
nguyên vật liệu của sản phẩm i.
∆CPNVL
i-G
= ∑SL
1i
x TH
1ij
x (G
1j
– G
0j
) (2.8)
 Tổng hợp mức độ ảnh h ưởng của các nhân tố.
∆CPNVL
i
= ∆CPNVL

i-SL
+ ∆CPNVL
i-TH
+ ∆CPNVL
i-G
(2.10)
Phân tích biến động tổng chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
- Đối tượng phân tích:
∆TCPNVL = TCPNVL1 – TCPNVL0 (2.11)
- Xác định mức độ ảnh hưởng cúa các nhân tố:
 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản l ượng đến tổng chi phí nguy ên vật
liệu của doanh nghiệp:
∆TCPNVL
SL
= ∑∆CPNVL
i-SL
(2.12)
 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tiêu hao lượng nguyên vật liệu đến
tổng chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
∆TCPNVL
TH
= ∑∆CPNVL
i-TH
(2.13)
 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá nguy ên vật liệu đến tổng chi phí
nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
∆TCPNVL
G
= ∑∆CPNVL
i-G

(2.14)
 Tổng hợp sự tác động của các nhân tố đến tổng chi phí nguy ên vật liệu
của doanh nghiệp.
∆TCPNVL = ∆TCPNVL
SL
+ ∆TCPNVL
TH
+ ∆TCPNVL
G
(2.15)
Xác định nguyên nhân, xu hướng và giải pháp:
Sự tăng giảm của sản phẩm sản xuất l àm tăng giảm chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, không phản ánh kết quả tiết kiệm hay l ãng phí. Vì chi phí
Trang 9
nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí khả biến, nên sản phẩm sản xuất tăng th ì
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng v à ngược lại.
Sự tăng giảm mức độ ti êu hao nguyên vật liệu thực tế so với mức ti êu
chuẩn để sản xuất sản phẩm, phản ánh ch ênh lệch bất lợi hoặc thuận lợi. Thể
hiện sự lãng phí hay tiết kiệm nguyên vật liệu trực tiếp. Sự tăng giảm mức độ
tiêu hao nguyên vật liệu có thể do tác động một hay nhiều ngu yên nhân như
sau: chất lượng nguyên vật liệu; tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị, thế
hệ máy móc thiết bị; tr ình độ tay nghề của người lao động; trình độ tổ chức và
quản lý của bộ phận sản xuất.
Thông thường, sự biến động của nhân tố ti êu hao lượng nguyên vật liệu
thuộc về trách nhiệm của bộ phận sản xuất. Bộ phận n ày có nhiệm vụ kiểm
soát việc sử dụng nguyên vật liệu. Do đó phải chỉ ra cho ng ười có trách nhiệm
các nguyên nhân ch ủ yếu dẫn đến việc tăng giảm mức độ ti êu hao nguyên vật
liệu. Bên cạnh đó, trách nhiệm này cũng có thể thuộc về bộ phận mua khi bộ
phận này mua những nguyên vật liệu kém chất lượng hoặc không ph ù hợp với
quá trình sản xuất.

Sự tăng giảm của đơn giá nguyên vật liệu có thể do nguy ên nhân chủ
quan hoặc khách quan:
- Nếu giá cả nguyên vật liệu tăng do quan hệ cung cầu; biến động nền kinh
tế; sự biến động tỷ giá; thể chế quản lý kinh tế của nh à nước,… thì đây là sự
tác động của các nhân tố khách quan. Sự tác động n ày không phản ánh sự tiết
kiệm hay lãng phí.
Ngoại trừ các yếu tố khá ch quan, các nguyên nhân khác ảnh hưởng đến
sự tăng giảm giá cả nguy ên vật liệu sẽ phản ánh sự tiết kiệm hay l ãng phí.
Trách nhiệm của nguyên nhân này sẽ thuộc về bộ phận mua nguy ên vật liệu.
Bộ phận này cần chỉ ra người có trách nhiệm của các nguy ên nhân chủ yếu
dẫn đến sự biến động nói tr ên. Ngoài ra, sự biến động về giá nguy ên vật liệu
còn phụ thuộc vào các phương pháp tính giá nguyên v ật liệu. [2,tr 167-169]
2.1.3.2 Phân tích biến động của chi phí nhân công trực tiếp
Phân tích chi phí nhân công tr ực tiếp có thể thực hiện đối với từng công
đoạn sản xuất, từng loại sản phẩm hoặc tất cả các loại sản phẩm m à doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh.
Phân tích biến động tổng chi phí nhân công trực tiếp.
Ký hiệu sử dụng
0: Số liệu kỳ gốc.
Trang 10
1: Số liệu kỳ thực hiện.
CPNC: Chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp.
TCPNCTT: Tổng chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp.
GTSX: Giá trị sản xuất.
NSLĐ: Năng suất lao động của một công nhân.
SL
CN
: Số lượng công nhân sản xuất trực tiếp b ình quân.
Ta có công thức sau:
NSLĐ =

CN
SL
GTSX
=> SLCN =
NSL Đ
GTSX
(2.16)
TCPNCTT = SL
CN

CPNC (2.17)
TCPNCTT =
NSL Đ
GTSX
x CPNC (2.18)
Có thể sử dụng công thức (2.15) hoặc công thức 2.16) để phân tích sự
biến động tổng chi phí nhân công trực tiếp.
Khi phân tích tổng quát sự tăng lên về số tuyệt đối của tổng chi phí nhân
công trực tiếp không phản ánh sự tiết kiệm hay l ãng phí, không phản ánh việc
sử dụng lao động có hiệu quả hơn hay kém hiệu quả hơn. Bởi lẽ, chi phí nhân
công trực tiếp là chi phí khả biến, nên mức độ hoạt động tăng l ên, chi phí tăng
lên và ngược lại. Do vậy khi phân tích chi phí nhân công trực tiếp, cần phải so
sánh chi phí nhân công v ới các đại lượng kết quả hoàn thành, như chỉ tiêu số
lượng sản phẩm, giá trị sản xuất hay doanh thu; so sánh mức độ tăng của năng
suất lao động với mức độ tăng của chi phí nhân công b ình quân cho thấy việc
tuyển dụng và sử dụng lao động có hiệu quả h ơn, lao động đem lại nhiều lợi
ích hơn và ngược lại.
- Đối tượng phân tích:
∆TCPNCTT = TCPNCTT
1

- TCPNCTT
0
=
1
1
NSLĐ
GTSX
x CPNC
1
-
0
0
NSLĐ
GTSX
x CPNC
0
(2.19)
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá trị sản xuất:
∆TCPNCTTGTSX = (GTSX
1
– GTSX
0
) x
0
1
NSLĐ
x CPNC
0
(2.20)

Trang 11
 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động b ình quân của một
công nhân:
∆TCPNCTTNSLĐ = GTSX
1

(
1
1
NSLĐ
-
0
1
NSLĐ
)

CPNC
0
(2.21)
 Mức độ ảnh hưởng nhân tố chi phí nhân công b ình quân cho một đơn
vị lao động:
∆TCPNCTTCPNC = GTSX
1
x
1
1
NSLĐ
x (CPNC
1
– CPNC

0
) (2.22)
Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp của từng loại sản phẩm.
Phân tích tổng chi phí nhân công trực tiếp có thể đánh giá một cách tổng
quát việc tuyển dụng lao động v à trả lương của doanh nghiệp theo chiều
hướng tốt hay không. Tr ên cơ sở đó đi vào xem xét sự biến động chi phí nhân
công trực tiếp của các sản phẩm chủ yếu.
Ký hiệu sử dụng:
0: Số liệu kỳ gốc.
1: Số liệu kỳ thực hiện.
CPNCTT
i
: Chi phí nhân công tr ực tiếp của sản phẩm i.
SL
i
: số lượng sản phẩm i.
TG
ij
: Định mức thời gian lao động ti êu hao ở công đoạn j để sản xuất sản
phẩm i.
G
j
: Đơn giá lao động cho mỗi đơn vị thời gian ở công đoạn j.
- Chỉ tiêu phân tích:
CPNCTT
i
= ∑SL
i
x TG
ij

x G
j
(2.23)
- Đối tượng phân tích:
∆CPNCTT
i
= ∆CPNCTT
1i
- ∆CPNCTT
0i
(2.24)
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
 Ảnh hưởng nhân tố sản lượng sản xuất đến chi phí nhân công trực tiếp
của sản phẩm i:
∆CPNCTT
i-SL
= ∑(SL
1i
– SL
0i
) x TG
0ij
x G
oj
(2.25)
 Ảnh hưởng nhân tố thời gian ti êu hao của mỗi sản phẩm đến chi phí
nhân công trực tiếp sản phẩm i:
∆CPNCTT
i-SL
= ∑SL

1i
x (TG
1ij
– TG
0ij
) x G
0j
(2.26)
Trang 12
 Ảnh hưởng của đơn giá lao động trực tiếp đến chi phí nhân công trực
tiếp sản phẩm i:
∆CPNCTT
i-SL
= ∑SL
1i
x TG
1ij
x (G
1j
- G
0j
) (2.27)
Xác định nguyên nhân, xu hướng và giải pháp:
- Sự tăng giảm khối lượng sản phẩm sản xuất l àm chi phí nhân công tr ực
tiếp tăng giảm không phản ánh việc l ãng phí hay tiết kiệm mà chỉ cung cấp
thêm thông tin để đánh giá hợp lý của việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất trong
mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch ti êu thụ sản phẩm xét trên phạm vi
toàn bộ doanh nghiệp.
- Sự tăng giảm thời gian sản xuất sản phẩm phản ánh ch ênh lệch bất lợi
hay thuận lợi, phản ánh sự l ãng phí hay tiết kiệm chi phí nhân công. Điều n ày

có thể là do tác động của các nguy ên nhân như: trình độ lành nghề của người
lao động; việc tổ chức quản lý, phân công lao động, chính sách về tiền l ương;
chất lượng nguyên vật liệu,…
- Đơn giá lao động của một đơn vị tăng giảm phản ánh ch ênh lệch bất lợi
hay thuận lợi, phản ánh sự l ãng phí hay tiết kiệm chi phí nhân công. Điều n ày
có thể là do tác động của các nguyên nhân như: việc bố trí lao động không ph ù
hợp với chuyên môn, tay nghề dẫn đến làm tăng chi phí lao động của một đơn
vị thời gian và tăng thời gian lao động ti êu hao sản xuất sản phẩm. [2, tr 171]
2.1.3.3 Phân tích biến động của chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí được cấu thành từ nhiều
yếu tố chi phí có đặc điểm vận động khác nhau v à được nhiều người quản lý
khác nhau. Chi phí s ản xuất chung thường là chi phí gián tiếp. Trong đó bao
gồm biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp:
- Biến phí là những chi phí nếu xét về tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ với mức
độ hoạt động, còn xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì biến phí là một
hằng số.
- Định phí: là những chi phí xét trên t ổng số thì ít thay đổi hoặc không
thay đổi theo mức độ hoạt động. Nhưng tính trên m ột đơn vị mức độ hoạt
động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động.
- Chi phí hỗn hợp: là những chi phí bao gồm cả biến phí và định phí. Ở
mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí; ở một mức độ hoạt
động khác, nó có thể bao gồm cả định phí, biến phí, đặc điểm của định phí và
biến phí.
Trang 13
Sự phát sinh của chi phí sản xuất chung có thể gắn với mức độ hoạt
động khác nhau nh ư số lượng sản phẩm sản xuất, số giờ lao động,… Với sự
phức tạp của chi phí sản x uất chung, việc phân tích chi phí n ày có nhiều
hướng tiếp cận khác nhau. [2, tr 176]
Phân tích biến động biến phí sản xuất chung
Tùy thuộc vào đặc điểm của chi phí, y êu cầu, phương pháp quản lý chi

phí và phương pháp xây d ựng định mức các yếu tố biến phí sản xuất chung có
hướng tiếp cận khác nhau.
Trường hợp định mức biến phí sản xuất chung đ ược lập theo từng yếu tố:
Trường hợp này được áp dụng khi biến phí sản xuất chung chiếm tỷ
trọng lớn trong giá thành sản phẩm, định mức l ượng và định mức giá được xây
dựng cho từng yếu tố biến phí sản xuất chung. Ph ương pháp phân tích bi ến phí
sản xuất chung được thực hiện tương tự như phân tích chi phí nguyên v ật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
Trường hợp định mức biến phí sản xuất chung đ ược lập theo một tỷ lệ
phần trăm trên biến phí trực tiếp.
Trường hợp này được áp dụng khi biến phí sản xuất chung bao gồm
nhiều yếu tố, chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá th ành sản phẩm, không thể định
mức cụ thể cho từng yếu tố chi phí. Phân tích biến phí sản xuất chung đ ược
tiến hành thông qua việc phân loại từng nhóm biến phí sản xuất chung, dựa
vào phương pháp th ống kê kinh nghiệm để xác định tỷ lệ của từng nhóm biến
phí sản xuất chung so với biến phí trực tiếp (biến phí nguy ên vật liệu, biến phí
nhân công). Thông qua đ ịnh mức biến phí trực tiếp để xác định định mức biến
phí sản xuất chung. Do vậy, khi phân tích t ình hình biến động biến phí sản
xuất chung cần thiết phải điều chỉnh biến phí sản xuất chung dự toán theo mức
độ hoạt động thực tế, theo ph ương pháp lập dự toán. Sau đó, so sánh biến phí
sản xuất chung thực tế với dự toán đ ã được điều chỉnh theo từng loại, từng
nhóm chi phí. [2,tr 178]
Tổng biến động
Lượng thực tế x
Giá thực tế
Lượng thực tế x
Giá dự toán
Lượng dự toán x
Giá dự toán
Biến động giá

Biến động lượng
Hình 2.1 Sơ đồ phân tích biến động biến phí sản xuất chung
Trang 14
Phân tích biến động định phí sản xuất chung
Định phí sản xuất chung l à những chi phí cố định một cách t ương đối
trong một phạm vi hoạt động nhất định. Do vậy cần phải xem xét phạm vi hoạt
động thực tế. Sau đó so sánh định phí sản xuất chung thực tế với định phí sản
xuất chung dự toán đã điều chỉnh (nếu có) theo từng nội dung chi phí. Từ đó ta
xác định được các chênh lệch thuận lợi hay bất lợi cũng như nguyên nhân dẫn
đến sự chênh lệch đó. [2, tr 180]
Mức độ hoạt động tiêu chuẩn = Sản lượng sản xuất thực tế x Định mức
mức độ hoạt động tiêu chuẩn của mỗi sản phẩm. (2.28)
Biến động định phí sản xuất chung d ự toán thường do tính toán sai lệch
về giá dự toán định phí. Trong khi đó, biến động khối l ượng sản xuất thường
bắt nguồn từ những tính toán sai lệch về mức độ hoạt động do nhiều nguy ên
nhân khác nhau mà các nhà qu ản lý phải nhận diện chính xác.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU
2.2.1 Phương pháp thu th ập số liệu
Đề tài này được nghiên cứu dựa trên thu thập số liệu tại phòng kế toán
của Công ty TNHH Thủy sản Quang Minh, thông tin trên báo đài và internet.
Tổng biến động
Mức độ hoạt động
thực tế x Đơn giá
định phí thực tế
Mức độ hoạt động
dự toán x Đơn giá
định phí dự toán
Mức độ hoạt động
tiêu chuẩn x Đơn giá
định phí dự toán

Biến động dự toán
Biến động khối lượng
sản xuất
Định phí sản xuất
chung thực tế
Định phí sản xuất
chung dự toán ở
năng lực sản xuất
bình thường
Định phí sản xuất
chung dự toán theo
mức độ hoạt động
tiêu chuẩn
Hình 2.2 Sơ đồ phân tích biến động định phí sản xuất chung

×