Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

so sánh hiệu quả tài chính vụ lúa đông xuân 2012 2013 và hè thu 2013 tại huyện thới lai và quận ô môn thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH





PHẠM THỊ ANH THƯ



SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VỤ LÚA
ĐÔNG XUÂN 2012-2013 VÀ HÈ THU 2013 TẠI
HUYỆN THỚI LAI VÀ QUẬN Ô MÔN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH


PHẠM THỊ ANH THƯ
4105160





SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VỤ LÚA
ĐÔNG XUÂN 2012-2013 VÀ HÈ THU 2013 TẠI
HUYỆN THỚI LAI VÀ QUẬN Ô MÔN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
T.S NGÔ THỊ THANH TRÚC


11 - 2013

i
LỜI CẢM TẠ

Qua thời gian học tập và rèn luyện dưới sự hướng dẫn và giảng dạy tận tình
của các thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô thuộc khoa Kinh Tế
& Quản Trị Kinh Doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và cần
thiết để hoàn thành đề tài này.
Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Ngô Thị Thanh Trúc đã trực tiếp
hướng dẫn, sửa chữa những khuyết điểm cho em trong suốt thời gian nghiên cứu,
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các cô chú, anh chị ở Viện

Nghiên Cứu Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long đã nhiệt tình đóng góp ý kiến bổ
ích, thiết thực và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập, thu
thập số liệu để thực hiện Luận văn tốt nghiệp này.
Em rất biết ơn các chú, các anh chị cán bộ nông nghiệp và khuyến nông địa
phương thuộc thị trấn Thới Lai, xã Xuân Thắng, xã Phước Thới và phường Long
Hưng đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp cận nông dân để
phỏng vấn, thu thập số liệu và thông tin.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và thành
công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện




Phạm Thị Anh Thư
ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề
tài khoa học nào.













Ngày …… tháng ……. năm 2013
Sinh viên thực hiện





Phạm Thị Anh Thư




iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



















Ngày……tháng…… năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: NGÔ THỊ THANH TRÚC
Học vị: TIẾN SĨ
Bộ môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Cơ quan công tác: KHOA KINH TẾ - QTKD
Sinh viên thực hiện: PHẠM THI ANH THƯ MSSV: 4105160
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Tên đề tài: “So sánh hiệu quả tài chính vụ lúa Đông Xuân 2012-2013 và Hè
Thu 2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ ”.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đạo tạo:

2. Về hình thức:

3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:

5. Nội dung và các kết quả đạt được:


6. Các nhận xét khác:

7. Kết luận:

Cần Thơ, Ngày… tháng năm 2013
Giáo viên hướng dẫn



NGÔ THỊ THANH TRÚC



v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Họ và tên giáo viên phản biện:
Học vị:
Bộ môn:
Cơ quan công tác: KHOA KINH TẾ - QTKD
Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ ANH THƯ MSSV: 4105160
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Tên đề tài: “So sánh hiệu quả tài chính vụ lúa Đông Xuân 2012-2013 và Hè
Thu 2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ ”.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đạo tạo:

2. Về hình thức:


3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

6. Các nhận xét khác:

7. Kết luận:

Cần Thơ, Ngày… tháng năm 2013
Giáo viên phản biện







vi
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1.1 Khái quát về cây lúa 3
2.1.2 Khái niệm về nông hộ 4
2.1.3 Khái niệm sản xuất và hàm sản xuất 5
2.1.4 Mục tiêu sản xuất 5
2.1.5 Một số lý luận về hiệu quả và hiệu quả tài chính 5
2.1.6 Các chỉ tiêu kinh tế 5
2.2 ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT LÚA
GIỮA CÁC VÙNG NGHIÊN CỨU 7
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 8
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 8
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 11
3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 11
3.2 GIỚI THIỆU VỀ QUẬN Ô MÔN 12
3.2.1 Vị trí địa lí 12
3.2.2 Đơn vị hành chính 12
3.2.3 Điều kiện tự nhiên 14
3.2.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012 14
3.2.5 Tình hình sản xuất lúa 9 tháng đầu năm 2013 15
3.3 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN THỚI LAI 16
vii
3.3.1 Địa giới hành chính huyện Thới Lai 16
3.3.2 Tình hình kinh tế xã hội huyện Thới Lai năm 2012 17
3.3.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2013 18
Chương 4: SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN
2012-2013 VÀ HÈ THU 2013 TẠI HUYỆN THỚI LAI VÀ QUẬN Ô MÔN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 21

4.1. Đặc điểm của nông hộ sản xuất 21
4.1.1 Tuổi của nông dân 21
4.1.2 Trình độ văn hóa của nông dân 21
4.1.3 Số nhân khẩu trong hộ sản xuất 22
4.1.4 Cơ cấu thu nhập của hộ sản xuất 22
4.1.5 Nguồn cung cấp thông tin kĩ thuật 23
4.1.6 Ngày công lao động 24
4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN 2012-
2013 VÀ HÈ THU 2013 TẠI HUYỆN THỚI LAI VÀ QUẬN Ô MÔN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 25
4.2.1. Tổng hợp các chi phí sản xuất vụ Đông Xuân và Hè Thu 25
4.2.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiểu quả kinh tế trong vụ
Đông Xuân và vụ Hè thu. 28
4.3. SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN 2012-2013
VÀ HÈ THU 2013 TẠI HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 30
4.3.1. So sánh hiệu quả tài chính theo diện tích đất 30
4.3.2. So sánh năng suất, giá bán, thu nhập và lợi nhuận của 2 vụ 33
4.3.3 So sánh hiệu quả thu nhập theo ngày công lao động gia đình 34
4.4. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN
XUẤT LÚA ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU TẠI HUYỆN THỚI LAI VÀ
QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 34
4.5.1. Thuận lợi 34
4.5.2. Khó khăn 35
4.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA
ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU TẠI HUYỆN THỚI LAI VÀ QUẬN Ô MÔN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ 35
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37
viii
5.1 KẾT LUẬN 37
5.2 KIẾN NGHỊ 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40






























ix
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Đánh giá các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất lúa giữa các vùng
nghiên cứu 7
Bảng 2.2 Phân phối mẫu điều tra trên địa bàn huyện Thới Lai và quận Ô Môn,
thành phố Cần Thơ 9
Bảng 2.3 Giá trị tra bảng t – value 10
Bảng 4.1 Tuổi của nông dân 21
Bảng 4.2 Trình độ văn hóa của nông dân 22
Bảng 4.3 Số nhân khẩu trong hộ sản xuất 22
Bảng 4.4 Cơ cấu thu nhập của hộ sản xuất 23
Bảng 4.5 Nguồn cung cấp thông tin kĩ thuật 23
Bảng 4.6 Ngày công lao động 24
Bảng 4.7 Tổng hợp chi phí sản xuất lúa trung bình của vụ Đông Xuân và
Hè Thu 24
Bảng 4.8 So sánh các chỉ tiêu tài chính của hai vụ 28
Bảng 4.9 So sánh hiệu quả tài tài chính của các vụ theo diện tích đất 30
Bảng 4.10 So sánh giá trị trung bình giữa năng suất, giá bán, thu nhập, và lợi
nhuận của vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu 33
Bảng 4.11 So sánh hiệu quả thu nhập theo ngày công lao động gia đình 34
Bảng 4.12 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa 36












x
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bản đồ hành chính TP Cần Thơ – trực thuộc trung ương 12
Hình 3.2. Bản đồ hành chính quận Ô Môn 13
Hình 3.3. Bản đồ hành chính huyện Thới Lai 17






























xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
CP : Chi phí
CPSX : Chi phí sản xuất
DT : Doanh thu
DTGT : Diện tích gieo trồng
DTXG : Diện tích xuống giống
ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long
LĐGĐ : Lao động gia đình
LN : Lợi nhuận
TCPSX : Tổng chi phí sản xuất
TN : Thu nhập
TP : Thành phố









1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta, đặc biệt là ở vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Trồng lúa là một nghề truyền thống của nhân dân Việt
Nam từ rất xa xưa. Những tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong nước và thế giới trên
lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất lúa đã thúc đẩy mạnh mẽ ngành trồng lúa nước
ta vươn lên bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới. Những năm gần đây, Việt Nam
đã vươn lên thành quốc gia xuất khẩu gạo và đứng hàng thứ 2 thế giới. Nước ta
có hai vùng trồng lúa chính là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL), trong đó ĐBSCL là vựa lúa chính của cả nước.
Theo chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam 2011-2020
(QĐ số 3310/BNN – KH ngày 12/10/2009) đối với ngành trồng trọt đặc biệt là
sản xuất cây lương thực “Phát triển sản xuất lúa gạo Việt Nam trở thành mặt
hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”
đảm bảo sản lượng lúa đến năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn lúa trên diện tích canh
tác 3,7 triệu ha. Trong đó khu vực ĐBSCL là vùng sản xuất có lợi thế nhất về
lúa gạo cần ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất lúa với quy mô lớn.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng lúa khoảng 4,1 triệu hecta, sản
lượng lúa năm 2011 khoảng 23.186 triệu tấn với năng suất bình quân 5,67 tấn/ha
(Niên Giám Thống Kê, 2011). Tại thành phố Cần Thơ, theo định hướng sử dụng
đất thành phố đến năm 2020, đất nông nghiệp sẽ giảm từ 108.494 ha trong năm
2010 xuống còn 99.527 ha năm 2020 (Thu Hà, 2009) nên việc bức bách là cần
tăng sản lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dựa vào sự đóng góp của các
tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên, nông dân sản xuất lúa ở vùng nông thôn vẫn còn
nghèo và chưa cải thiện đời sống như mong đợi.
Ngoài việc bám sát các mục tiêu tăng trưởng chung của nền kinh tế, tiếp cận
và nổ lực thực hiện định hướng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
nông sản, nhất là sản phẩm chiến lược như lúa, cần hạ giá thành tăng lợi nhuận

thực tế của người nông dân để cải thiện đời sống nông thôn. Mặc dù nước ta chủ
trương nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và nắm
bắt xu thế thị trường của các doanh nghiệp nông nghiệp và nông dân nhưng hiệu
quả sản xuất lúa vẫn chưa cao do một số nông dân còn canh tác theo tập quán nên
tốn nhiều chi phí và lợi nhuận thấp. Việc phân tích hiệu quả sản xuất lúa cũng trở
nên cần thiết nhằm có giải pháp giảm giá thành và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị
trường.
Huyện Thới Lai và quận Ô Môn tại thành phố Cần Thơ là hai địa bàn có
truyền thống trồng lúa lâu đời. Tuy nhiên với sự đô thị hóa hiện đại hóa, nền


2
công nghiệp ngày càng phát triển thì việc sản xuất lúa cũng gặp nhiều khó
khăn.Vì vậy, đề tài “So sánh hiệu quả tài chính vụ lúa Đông Xuân 2012-2013
và Hè Thu 2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ ” là
cần thiết nhằm đánh giá thực trạng sản xuất giữa hai vụ, phân tích cụ thể những
chỉ tiêu tài chính và đưa ra các giải pháp giúp nông dân giữ vững và ngày càng
phát huy được những lợi thế tiềm năng, khắc phục yếu kém trong sản xuất, nâng
cao hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện hơn cho đời sống nông dân cũng như
phát triển hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong vùng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
So sánh hiệu quả tài chính vụ lúa Đông Xuân 2012-2013 và Hè Thu 2013tại
huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ nhằm đề xuất một số giải
pháp để nâng cao hiệu quả trong sản xuất của nông hộ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích đặc điểm sản xuất của các nông hộ trong vụ lúa Đông Xuân
2012-2013 và Hè Thu 2013 ở huyện Thới Lai và quận Ô Môn, TP Cần Thơ.
- Phân tích hiệu quả tài chính trong lúa vụ Đông Xuân 2012-2013 và Hè
Thu 2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, TP Cần Thơ.

- So sánh hiệu quả tài chính trong vụ Đông Xuân 2012-2013 và Hè Thu
2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tài chính và tăng lợi nhuận
cho nông hộ huyện Thới Lai và quận Ô Môn, TP Cần Thơ.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên tại địa bàn huyện Thới Lai và quận Ô Môn, TP Cần Thơ
cụ thể là những hộ nông dân sản xuất lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện từ tháng 08 năm 2013 đến
tháng 11 năm 2013.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nông hộ trồng lúa tại huyện
Thới Lai và quận Ô Môn




3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 Khái quát về cây lúa
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô
(Zea Mays L.), lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta
Crantz, tên khác khoai mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.).
Lúa trong bài này nói tới hai loài (Oryza sativa và Oryza glaberrima) trong
họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam
châu Á và châu Phi. Hai loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ
bởi con người. Lúa là các loài thực vật sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đôi

khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp bản (2-2,5 cm) và dài 50–100 cm. Các hoa nhỏ
tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 30–50
cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5–12 mm và
dày 2–3 mm. Cây lúa non được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo
thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai
đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một
khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản phẩm thu được từ
cây lúa là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và
các phụ phẩm là cám và trấu. Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa
dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ La tinh), điều này làm cho nó trở
thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất. Trong tiếng Anh, từ
rice (lúa, gạo) có nguồn gốc từ arisi trong tiếng Tamil. (hunglamrice.com.vn)
2.1.2. Khái niệm về nông hộ
Nông hộ định nghĩa “nông hộ là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm
kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình
để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng
bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ
không hoản hảo cao”. (Nguồn: Frank Ellis, 1993)
Nông hộ có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt,
không giống như các đơn vị kinh tế khác như: ở nông hộ có sự thống nhất chặt
chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa
quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Do đó, nông hộ có
thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được.
Nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,…để phục vụ cuộc sống
và người ta gọi là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có
hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong


4
sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn. Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất
lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân,
cải thiện mọi mặt đời sống ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và
xuất khẩu, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ. Kinh tế nông
hộ luôn gắn liền và chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố và điều kiện tự
nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội,…của mỗi địa phương, mỗi vùng lãnh thổ. Sự
khác nhau về đất đai, khí hậu, môi trường sinh thái cũng như về dân cư dân tộc,
trình độ sản xuất và tập quán sinh sống giữa các vùng vừa tạo ra tính đa dạng
trong kinh tế nông hộ đồng thời cũng tạo ra những nét khác biệt và đặc thù về cả
quy mô, cấu trúc lẫn phương thức và trình độ phát triển.
Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ
làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản than gia đình
mình. Mặt khác, kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cung, tự cấp
hoặc có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng có vai trò quan
trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung
và nước ta nói riêng tính tự chủ trong kinh tế nông hộ được thể hiện qua những
đặc điểm sau: - Làm chủ quá trình sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp. -
Sắp xếp điều hành phân công lao động trong quá trình sản xuất. - Quyết định
phân phối sản phẩm làm ra sau khi nộp thuế cho nhà nước, được chọn quyền sử
dụng lao động còn lại. Nếu có sản phẩm dư thừa, hộ nông dân có thể đem ra thị
trường tiêu thụ đó là sản phẩm hàng hóa.
2.1.3. Khái niệm sản xuất và hàm sản xuất
- Sản xuất: Là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qua quy trình biến
đổi (inputs) để tạo thành các yếu tố đầu ra; một sản phẩm và dịch vụ nào đó
(outputs).
- Hàm sản xuất: Mô tả một quan hệ kĩ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn lực
đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó.
Dạng tổng quát: Y = f(x1, x2…xm)
Y: Mức sản lượng (output)
x1, x2, xm: các nguồn lực đầu vào (input) trong quá trình sản xuất.

Hàm sản xuất với một yếu tố đầu vào: Y= f(x)
Hàm sản xuất với nhiều yếu tố đầu vào: Y= f (vốn, lao động, giống, phân
bón, diện tích…) (Nguồn: Trần Thụy Ái Đông, 2008)




5
2.1.4. Mục tiêu sản xuất
Đối với nông hộ, mục tiêu sản xuất của họ là tối đa hóa lợi nhuận.
2.1.5 Một số lý luận về hiệu quả và hiệu quả tài chính
Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc
sử dụng nguồn lực sản xuất, do đó phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các
hoạt động cần thực hiện dựa trên các nguồn lực sao cho kết quả đạt được là cao
nhất, kết quả cao nhất đạt được đó được gọi là hiệu quả. Hay hiệu quả là phép so
sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của
chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất
định.
Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: Không sử dụng nguồn lực lãng phí; sản xuất
với chi phí thấp nhất; sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính dựa trên góc độ cá nhân, tất cả chi
phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan
hệ giữa lợi ích kinh tế mà cá nhân nhận được và chi phí mà cá nhân phải bỏ ra để
có được lợi ích kinh tế.
Phân tích hiệu quả tài chính nhằm: Xác định hiệu quả của việc sử dụng vốn,
tài sản hoặc là khả năng sinh lời của nó mà một cá nhân đầu tư khi tham gia vào
một quá trình sản xuất.
2.1.6. Các chỉ tiêu kinh tế
 Tổng chi phí:
- Chi phí sản xuất (CPSX): là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình

kinh doanh với mong muốn mang lại một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc
một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất của
nông hộ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
- Tổng chi phí sản xuất (TCPSX): Là toàn bộ số tiền mà người sản xuất chi
ra cho hoạt động sản xuất từ giai đoạn xuống giống đến giai đoạn tạo ra sản
phẩm cuối cùng.
TCPSX = Chi phí vật chất + Chi phí LĐ (bao gồm LĐ thuê và
LĐGĐ) + Chi phí khác
 Tổng doanh thu
Là giá trị thành tiền là số lượng tổng sản phẩm với đơn giá của mỗi sản
phẩm được bán ra.
Tổng doanh thu = Tổng sản phẩm * đơn giá sản phẩm



6
 Lợi nhuận
Là phần còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi chi phí.
LN = Tổng doanh thu – tổng chi phí (bao gồm chi phí LĐGĐ)
 Thu nhập
Là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí LĐGĐ bỏ ra.
Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí LĐGĐ
Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất bỏ
ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình được tính bằng đơn vị
ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động).
 Để tính toán hiệu quả sản xuất, ta xem xét một số chỉ tiêu tài chính sau:
Doanh thu trên chi phí (DT/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
đầu tư thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu DT/CP < 1 thì
ứng với nông hộ sẽ bị lỗ, nếu DT/CP = 1 thì nông hộ sẽ hòa vốn, ngược lại
DT/CP > 1 thì nông hộ đầu tư có lời, đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư.






Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Chỉ số này phản ánh một đồng chi phí
bỏ ra nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập (chỉ tiêu này có thể đánh giá
được mức độ hiệu quả của việc sử dụng ngày nhân công nhàn rỗi của gia đình).
Nếu LN/CP là số dương thì người sản xuất có lời, đồng thời cũng cho thấy nông
hộ sử dụng lao động nhàn rỗi hiệu quả, chỉ số này càng lớn càng tốt.




Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): Tỷ số này phản ánh trong một đồng
doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại được bao nhiêu
phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận.
Hiệu quả lao động = thu nhập/1ngày công lao động gia đình. Chỉ tiêu này
nói lên thu nhập do sử dụng một ngày công gia đình tạo ra.

Doanh thu
DT/CP =
Chi phí


Lợi Nhuận
LN/CP =
Chi phí



7




Thu nhập trên chi phí (TN/CP): Tỷ số này phản ánh trong một đồng chi
phí bỏ ra có bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ số này càng lớn càng cho thấy nông hộ
sản xuất có hiệu quả.




2.2. ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT LÚA
GIỮA CÁC VÙNG NGHIÊN CỨU

Bảng 2.1 Đánh giá các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất lúa giữa các vùng nghiên
cứu
Tên tác giả
Phương pháp
Đông Xuân
Hè Thu
Đỗ Văn Xê và Đặng
Thị Kim Phượng
(2010) Phân tích hiệu
quả kinh tế của mô
hình canh tác nông
nghiệp”: Nghiên cứu
trường hợp huyện Cai
Lậy.
-Phương pháp

thống kê mô tả
-Lấy giá trị
trung bình làm
đặc trưng cho
mô hình
-TN: 19.656.563
đồng/ha
-LN: 13.583.844
đồng/ha
-TN/CP: 3,24lần
-LN/ngày công:
399.525 đồng/ha
- TN:10.691.875
đồng/ha
-LN: 5.025.000
đồng/ha
-TN/CP: 1,89 lần
- LN/ngày công:
143.571 đồng/ha
Đỗ Văn Xê và Tiêu
Thị Diễm (2010) “So
sánh hiệu quả kinh tế
của 2 mô hình canh
tác nông nghiệp tại
huyện Gò Quao, Kiên
Giang”.
-Phương pháp
thống kê mô tả.
-Phương pháp
trắc nghiệm giả

thiết t-test.
-TN: 50.000.000
đồng/ha
-LN: 30.000.000
đồng/ha
-TN/CP: 2,5 lần
-LN/ ngày công:
1.086.957
đồng/ha
-TN: 30.000.000
đồng/ha
-LN: 11.290.368
đồng/ha
-TN/CP: 1,6 lần
-LN/ ngày công:
681.818
đồng/ha
Huỳnh Ngọc Màu
(2009) “Phân tích
-Phương pháp
thống kê mô tả
-TN:3.495.220
đồng/công
-TN:2.824.580
đồng/công

Lợi nhuận
LN/DT =
Doanh thu


Thu nhập
TN/CP =
Chi phí


8
hiệu quả sản xuất lúa
2 vụ của nông hộ ở xã
Phong Nẫm, huyện
Giồng Trôm, tỉnh Bến
Tre”.
và phương pháp
hồi quy dựa vào
phần mềm Stata.
-LN:1.957.856
đồng/công
-TN/CP: 2,58 lần
-LN/CP: 1,27 lần
-LN/TN: 0,56 lần
-LN:1.166.495
đồng/công
-TN/CP:1,7 lần
-LN/CP: 0,7 lần
-LN/TN: 0,4 lần

Nguyễn Thị Huỳnh
Trân (2007) “Phân
tích tình hình sản
xuất và tiêu thụ sản
phẩm lúa của hộ xã

viên huyện Cờ Đỏ
thành phố Cần Thơ”
-Phương pháp
thống kê mô tả
-TN: 3.478.150
đồng/công
-LN: 1.206.160
đồng/công
-DT/CP: 1,53 lần
-LN/CP: 0,53 lần
-TN: 2.687.720
đồng/công
-LN: 443.110
đồng/công
-DT/CP: 1,02 lần
-LN/CP: 0,2 lần

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ phòng kinh tế quận Ô Môn, phòng nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Thới Lai, Niên giám thống kê 2011 (Tổng cục thống
kê), Sở kế hoạch và đầu tư Cần Thơ, sách, tạp chí khoa học, thông tin từ internet.
- Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam 2011-2012
- Kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2012 và 9 tháng đầu năm
2013 tại quận Ô Môn.
- Báo cáo tình hình hoạt động 9 tháng đầu năm 2013 tại huyện Thới Lai
- Niên giám thống kê 2011 (Tổng cục thống kê) Diện tích, sản lượng, năng
suất lúa cả năm phân theo địa phương.
2.3.1.2. Số liệu sơ cấp

Thu thập bằng cách phỏng vấn các hộ nông dân có mô hình sản xuất lúa 3
vụ bằng bảng câu hỏi được lập sẵn và chọn ra được 79 hộ có sản xuất lúa Đông
Xuân và Hè Thu tại xã Xuân Thắng, thị trấn Thới Lai, xã Phước Thới, phường
Thới Long và phường Long Hưng. Các thông tin từ phỏng vấn cá thể gồm đặc
tính kinh tế xã hội nông hộ, chi phí sản xuất lúa Đông Xuân và Hè Thu năm
2012- 2013.
Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Quá
trình phỏng vấn dựa trên danh sách có sẵn gồm 163 hộ sản xuất nông nghiệp tại
địa bàn nghiên cứu cách đây 5 năm, bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu dựa trên


9
bảng câu hỏi phỏng vấn của đề tài đang nghiên cứu “Đa dạng hóa nông nghiệp ở
Việt Nam – Mức độ nông hộ” với mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sự đa dạng
hóa về thu nhập, cây trồng, vật nuôi để biết được mức sống thay đổi của người
nông dân hiện nay.

Bảng 2.2. Phân phối mẫu điều tra trên địa bàn huyện Thới Lai và quận Ô Môn,
thành phố Cần Thơ
Quận/Huyện
Xã/ Phường/Thị trấn
Số mẫu phân tích
Thới Lai
TT. Thới Lai
35
Xã Xuân Thắng
10
Ô Môn
Xã Phước Thới
11

P. Long Hưng
23
Tổng cộng
79
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2012-2013)

2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Phân tích đặc điểm sản xuất của các nông hộ trong vụ lúa Đông
Xuân 2012-2013 và vụ Hè Thu 2013 ở huyện Thới Lai và quận Ô Môn, TP Cần
Thơ.
Các số liệu điều tra được tóm tắt dưới hình thức tần số, số phần trăm và số
trung bình nhằm mô tả thực trạng hoạt động sản xuất lúa vụ Đông Xuân và Hè
Thu tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả tài chính lúa vụ Đông Xuân 2012-2013 và
vụ Hè Thu 2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, TP Cần Thơ
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính các khoản chi phí, năng
suất, lợi nhuận và tổng thu nhập lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu 2012 – 2013 tại
huyện Thới Lai Và Quận Ô Môn; Excel. Đồng thời sử dụng một số tỷ số tài
chính cơ bản như: doanh thu /chi phí, lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, thu
nhập /chi phí, để phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ.
Mục tiêu 4: So sánh hiệu quả tài chính vụ lúa Đông Xuân 2012-2013 và Hè
Thu 2013 tại huyện Thới Lai và quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
- Tiến hành kiểm định giả thuyết về trị trung bình của 2 tổng thể độc lập
(Independent Samples T-test) để so sánh sự khác biệt về hiệu quả sản xuất của 2
vụ Đông Xuân và Hè Thu.
Trong kiểm định Independent-samples T-test, ta cần dựa vào kết quả kiểm
định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (kiểm định Levene). Phương sai
diễn tả mức độ đồng đều hoặc không đồng đều (độ phân tán) của dữ liệu quan
sát.



10
- Kết quả kiểm định:
+ Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) < 0.05 thì phương
sai của 2 tổng thể khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal
variances not assumed.
+ Nếu Sig. ≥ 0.05 thì phương sai của 2 tổng thể không khác nhau, ta sử
dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances assumed.
+ Nếu Sig. của kiểm định t ≤ α (mức ý nghĩa)  có sự phác biệt có ý nghĩa
về trung bình của 2 tổng thể.
+ Nếu Sig. > α (mức ý nghĩa)  không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung
bình của 2 tổng thể.

Bảng 2.3 Giá trị tra bảng t - value
Giá trị của t - value
Mức ý nghĩa thống kê
Ký hiệu
t < 1,658
1,658

t <1,980
1,980

t <2,617
2,617

t
không có ý nghĩa
10%
5%

1%
ns
*
**
***


















11
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm bên hữu ngạn
của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong 5 thành
phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, thành phố

Cần Thơ chính thức được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị
loại 1 của Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông
Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam.
TP Cần Thơ được chia làm 5 quận và 4 huyện:
- Quận nội ô Bình Thủy, Ninh Kiều.
- Quận Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt.
- Huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh.
Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông, có địa
hình đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng. Nơi đây có hệ thống sông ngòi,
kênh rạch chằng chịt. Trong đó, sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài
chảy qua thành phố là 65 km, sau đó là sông Cái (20 km) và sông Cần Thơ (16
km). Thành phố Cần Thơ có các huyện vùng ven là một trong những vùng sản
xuất lúa trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đất bị ảnh
hưởng lũ hàng năm chiếm 68% chủ yếu ở các huyện/quận Cờ Đỏ, Ô Môn, Thốt
Nốt và Vĩnh Thạnh. Diện tích bị ảnh hưởng thủy triều chiếm 32% chủ yếu ở các
huyện/quận Cờ Đỏ, Ô Môn, Phong Điền, Bình Thủy, Cái Răng và Ninh Kiều.
Vào mùa lũ (tháng 7 – tháng 11), Cần Thơ chịu ảnh hưởng của dòng lũ sông Hậu
và Tứ Giác Long Xuyên, nhưng ảnh hưởng thủy triều vẫn rõ nét. Tùy vào biến
động hàng năm của lũ, khu vực ngập sâu (>100cm) có diện tích khoảng 9.700-
35.600 ha, khu vực ngập trung bình (50-100cm) khoảng 87.800-88.400 ha (Sở kế
hoạch và đầu tư Cần Thơ, 2007).




12

Hình 3.1. Bản đồ hành chính TP Cần Thơ – trực thuộc trung ương

3.2. GIỚI THIỆU VỀ QUẬN Ô MÔN

Quận Ô Môn là quận nội ô trực thuộc thành phố Cần Thơ (được thành lập
trên cơ sở tách ra từ huyện Ô Môn thành quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ theo Nghị
định 05/2004/NĐ-CP của Chính phủ), có diện tích 13.222 hecta; dân số toàn
quận hiện nay là 133.297 người (66.625 nữ), trong đó đồng bào dân tộc: Khmer:
1.072 hộ, 4.985 người; Hoa: 384 hộ, 1.990 người; dân tộc thiểu số khác: 6 hộ, 17
người.
3.2.1 Vị trí địa lý
Bắc giáp quận Thốt Nốt; Nam giáp quận Bình Thủy và huyện Phong Điền;
Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với các tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp; Tây giáp
huyện Thới Lai và huyện Cờ Đỏ.
3.2.2. Đơn vị hành chính
Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phường:
- Phường Châu Văn Liêm: thành lập từ thị trấn Ô Môn, diện tích: 881
hecta, dân số: 23.398 người.
- Phường Thới Hòa (tách ra từ phường Châu Văn Liêm theo Nghị định số
11/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ): diện tích: 743
hecta, dân số: 7.238 người.

×