Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng arc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.01 KB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


LÊ THỊ MỸ TIÊN

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ
VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG ARC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 52340301

Tháng 11 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


LÊ THỊ MỸ TIÊN
MSSV: LT11459

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ
VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG ARC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế Tốn
Mã số ngành: 52340301


Giảng viên hướng dẫn
TRƯƠNG THỊ BÍCH LIÊN

Tháng 11 năm 2013


LỜI CẢM TẠ

Trong thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ nhờ được sự động
viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình cùng với sự chỉ dạy tận tình của Q
Thầy, Cơ Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý Thầy, Cô thuộc Khoa
Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh tôi mới đạt được kết quả như ngày hơm nay.
Nhờ có sự giảng dạy và giúp đỡ nhiệt tình đó đã giúp tơi vượt qua những khó
khăn trong cuộc sống, học tập cũng như trong quá trình làm luận văn tốt
nghiệp. Nhờ có sự giới thiệu của Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh và sự
đồng ý của Ban Lãnh Đạo Công ty Cổ phần Tư Vấn thiết Kế và Xây dựng
ARC đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại công ty, là dịp để tôi học hỏi,
tiếp xúc thực tế và tự kiểm tra lại kiến thức đã học. Được sự hướng dẫn, giúp
đỡ tận tình của các Thầy Cơ, Cơ Chú và các Anh Chị trong cơ quan thực tập
đã giúp tôi thực tập tốt và hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Q Thầy Cơ đã tận tình giúp đỡ và giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức quý báo cho tôi và tất cả các bạn sinh viên
khác trong suốt thời gian qua, đặc biệt là Cơ Trương Thị Bích Liên người đã
tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình làm bài luận văn này. Tơi xin gửi
lời cám ơn đến gia đình và các bạn tôi đã động viên và giúp đỡ. Tôi xin cảm
ơn Ban Lãnh Đạo Cơng ty nói chung và chị Võ Thị Viên nói riêng đã tận tình
giúp đỡ, chỉ dạy tôi trong thời gian thực tập tại Công ty.
Sau cùng tơi xin chúc gia đình, Thầy Cơ, các bạn và các Cô, Chú, Anh,
Chị trong Công ty được dồi dào sức khỏe. Chúc Công ty đạt nhiều thành
công trong hoạt động kinh doanh!

Cần Thơ, Ngày 15 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Mỹ Tiên

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tơi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Mỹ Tiên

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Cần Thơ, Ngày tháng 11 năm 2013

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu.........................................................................1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn ................................................................2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung .....................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .....................................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................................2
1.3.1 Không gian ...........................................................................................2
1.3.2 Thời gian...............................................................................................2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................4
2.1.1 Khái niệm, vai trị và ý nghĩa của việc phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh .....................................................................................................4
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh ......................6
2.1.3 Đối tượng sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh...............6
2.1.4 Các chỉ số tài chính đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ..................9
2.1.5 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh....................11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................12
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu...............................................................12
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN TƯ
VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG ARC ..........................................................14
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT
KẾ VÀ XÂY DỰNG ARC ...............................................................................14
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................14
3.1.2 Nội dung hoạt động của công ty............................................................14
3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý........................................................................16
iv


3.1.4 Hình thức kế tốn tại cơng ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng
ARC ..............................................................................................................18
3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG
TY NĂM 2010 ĐẾN 2012 ................................................................................19
3.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ...................................................................20
3.3.1 Thuận lợi...............................................................................................20
3.3.2 Khó khăn ..............................................................................................20
3.3.3 Định hướng phát triển ...........................................................................21

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CƠNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG ARC................22
4.1 PHÂN TÍCH DOANH THU CHUNG CỦA CƠNG TY .............................22
4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu chung qua 3 năm 2010-2012...................22
4.1.2 Phân tích tình hình doanh thu 6 tháng đầu năm 2011-2013....................26
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ CHUNG CỦA CƠNG TY.......................................28
4.2.1 Kết cấu chi phí ......................................................................................28
4.2.2 Phân tích biến động chi phí ...................................................................29
4.2.3 Phân tích tình hình chi phí 6 tháng đầu năm 2011-2013 ........................35
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN ....................................................37
4.3.1 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ...................................37
4.3.2 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh .............................................39
4.3.3 Lợi nhuận khác .....................................................................................40
4.3.4 Tổng lợi nhuận kế toán trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp..........41
4.3.5 Tình hình lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2011-2013 ..................................42
4.3.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh .................................45
4.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD THƠNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI
CHÍNH..............................................................................................................53
4.4.1 Hiệu quả sử dụng chi phí.......................................................................53
4.4.2 Tình hình biến động của GVHB, chi phí QLKD, chi phí tài chính.........54
4.4.3 Lợi nhuận rịng trên tổng chi phí ...........................................................55
4.4.4 Hệ số lãi gộp .........................................................................................56
4.4.5 Lợi nhuận gộp trên giá vốn hàng bán ....................................................56
v


4.4.6 EBIT và các tỷ số..................................................................................57
4.4.7 Tỷ suất lợi nhuận HĐKD trên doanh thu BH & CCDV .........................58
4.4.8 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu BH & CCDV ....................58
4.4.9 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu BH & CCDV .......................59

4.4.10 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận ................................59
4.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY .............61
4.5.1 Thuận lợi...............................................................................................61
4.5.2 Hạn chế.................................................................................................62
4.6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG
ARC ..................................................................................................................63
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................67
5.1 KẾT LUẬN.................................................................................................67
5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................68

vi


DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Bảng tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty năm 2010-2012.19
Bảng 4.1: Tình hình doanh thu chung của công ty năm 2010 – 2012 ............22
Bảng 4.2: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010-2012 ............ 24
Bảng 4.3: Tình hình doanh thu 6 tháng đầu năm 2011-2013 ..........................27
Bảng 4.4: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 6 tháng đầu năm
2011 – 2013 ................................................................................................. 28
Bảng 4.5: Tình hình chi phí chung của công ty năm 2010 -2012 ...................29
Bảng 4.6: Bảng chi tiết giá vốn hàng bán năm 2010 – 2012.......................... 30
Bảng 4.7: Tình hình chi phí quản lý kinh doanh năm 2010 – 2012 ............... 33
Bảng 4.8: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010-2012 .................... 34
Bảng 4.9: Tình hình chi phí 6 tháng đầu năm 2010-2012 ..............................35
Bảng 4.10: Tình hình lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm
2010 – 2012 ................................................................................................. 38

Bảng 4.11: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010-2012 ......... 40
Bảng 4.12: Lợi nhuận khác của công ty năm 2010-2012 ...............................41
Bảng 4.13 : Lợi nhuận kế toán trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp...... 42
Bảng 4.14: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh................................... 43
Bảng 4.15: Lợi nhuận khác 6 tháng đầu năm 2011-2013 ..............................44
Bảng 4.16: Lợi nhuận khác 6 tháng đầu năm 2011-2013 ...............................44
Bảng 4.17 : Hiệu quả sử dụng chi phí năm 2010 – 2012 ............................... 53
Bảng 4.18: Tình hình biến động GVHB, chi phí QLKD, chi phí tài chính .... 54
Bảng 4.19: Tỷ suất chi lợi nhuận sau thuế trên tổng chi phí năm 2010 – 201255
Bảng 4.20: Hệ số lãi gộp năm 2010 – 2012 .................................................. 56
Bảng 4.21: Lợi nhuận gộp trên giá vốn hàng bán.......................................... 57
Bảng 4.22 EBIT và các tỷ số ........................................................................57
Bảng 4.23: Tỷ suất lợi nhuận HĐKD trên doanh thu BH & CCDV năm 2010 –
2012 .............................................................................................................58
Bảng 4.24: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu BH & CCDV năm
2010 – 2012 ..................................................................................................58
vii


Bảng 4.25: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu BH & CCDV năm 2010
– 2012 .......................................................................................................... 59
Bảng 4.26: Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận năm 2011-2013............. 60

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý................................................................ 16

Hình 4.1: Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực hoạt động qua 3 năm 2010 –2012
25
Hình 4.2: Cơ cấu giá vốn hàng bán năm 2010-2112 ..................................... 31
Hình 4.3: Chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 -2012 ................. 33
Hình 4.4: Lợi nhuận gộp theo hoạt động năm 2010-2012 ............................. 38
Hình 4.5: Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ........... 42

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BH & CCDV: bán hàng và cung cấp dịch vụ
CP : chi phí
CPK: chi phí khác
DT : doanh thu
HĐKD: hoạt động kinh doanh
HĐTC: hoạt động tài chính
HĐBH: hoạt động bán hàng
GTGT: giá trị gia tăng
GVHB: giá vốn hàng bán
LNG : lợi nhuận gộp
LN: lợi nhuận
LNK: lợi nhuận khác
QLKD: quản lý kinh doanh
TNDN: thu nhập doanh nghiệp
TVTK : tư vấn thiết kế
TC : thi công
TSCĐ: tài sản cố định
KH : kế hoạch

TH : thực hiện

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng, mang tính
chất cơng nghiệp, nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế Quốc
dân. Sản phẩm của ngành xây dựng còn thể hiện giá trị thẩm mỹ mang ý nghĩa
quan trọng về mặt tinh thần, văn hóa xã hội.
Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng và quan tâm đến sự phát triển của
kinh tế - xã hội, ưu tiên phát triển kinh tế vừa và nhỏ, xây dựng một số cơng
trình quy mơ lớn thật cần thiết và hiệu quả tạo ra những mũi nhọn trong từng
bước phát triển. Do đó, với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, vốn đầu tư cho hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ngày càng chiếm
tỉ trọng lớn trong vốn đầu tư của Nhà nước. Đó là thuận lợi lớn cho các cơng
ty xây dựng. Hịa nhịp với những chuyển biến của nền kinh tế, các doanh
nghiệp xây dựng trên cương vị là một đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền
kinh tế quốc dân đã góp phần khơng nhỏ trong tiến trình phát triển của đất
nước. Hiện nay, xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới nói chung và
nền kinh tế của nước ta nói riêng địi hỏi các doanh nghiệp phải có nỗ lực rất
lớn mới có thể tồn tại và phát triển được. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp
phải biết rõ thực lực của doanh nghiệp mình mà đề ra các phương hướng phát
triển phù hợp. Để làm được điều này doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc
việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vì vậy,
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và đề ra phương hướng nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh có vai trị rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp,

sẽ quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp. Để rút ngắn khoảng cách
giữa những dự tính kế hoạch thì việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp phải được thực hiện cẩn trọng nhằm có sự đánh giá đúng
đắn, chính xác. Thông qua việc xem xét đánh giá những chỉ tiêu của những
năm trước sẽ giúp cho ban lãnh đạo thấy được những mặt tích cực cần phát
huy, những mặt tiêu cực cần phải hạn chế, xóa bỏ. Từ đó, ban lãnh đạo sẽ có
những quyết định, những định hướng cho tương lai của doanh nghiệp phù hợp
với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, tăng khả năng cạnh tranh cho
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Nhận thức được tầm
quan trọng của vấn đề trên nên em đã chọn đề tài: “Phân tích kết quả hoạt
động kinh doanh tại công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng ARC”

1


1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Đề tài được thực hiện dựa trên những kiến thức tổng hợp từ các mơn học
như: Phân tích hoạt động kinh doanh, kế tốn quản trị, kế tốn tài chính, quản
trị tài chính,…để hồn thành luận văn.
Đề tài chỉ tập trung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp qua 3 năm 2010-2012 và nửa đầu năm 2013. Từ việc phân tích kết quả
hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt
động kinh doanh, phát hiện những khả năng tiềm tàng cũng như nhìn ra hạn
chế của doanh nghiệp. Đó là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp ra quyết định
kinh doanh và phòng ngừa rủi ro.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn - thiết
kế và xây dựng ARC qua 3 năm 2010 – 2012 và nửa đầu năm 2013 để đánh
giá và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh từ đó đề ra

biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty thơng qua việc
phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm 2010-2012 và nửa
đầu năm 2013 để thấy rõ biến động trong từng yếu tố có lợi hay có hại đố với
doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình tài chính thơng qua các chỉ tiêu tài chính qua 3 năm
2010-2012 và nửa đầu năm 2013 nhằm nắm bắt được tình hình tài chính thực
tế của doanh nghiệp, qua đó đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả
nhất.
- Trên cơ sở phân tích đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp tình hình
tài chính của cơng ty ngày càng hồn thiện và vững chắc hơn.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng
ARC.
1.3.2 Thời gian
- Từ ngày 12/8/2013 đến ngày 18/11/2013
- Số liệu được lấy từ năm 2010 đến 2012 và nửa đầu năm 2013

2


1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Là kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn – thiết kế và
xây dựng ARC. Nó được biểu hiện dưới dạng các chỉ tiêu kinh tế đến kết quả
hoạt động kinh doanh như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận…Bằng việc đi sâu
vào phân tích một cách chi tiết những đối tượng giúp đề tài tìm được những ưu
điểm và nhược điểm trong chiến lược kinh doanh của xí nghiệp, từ đó đề ra
giải pháp phù hợp cho chiến lược kinh doanh.


3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của việc phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là đi sâu và nghiên cứu quá
trình kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu quản lí, căn cứ vào các tài
liệu hoạch tốn, thơng tin kinh tế khác, phân giải mối quan hệ giữa các hiện
tượng kinh tế nhằm làm rõ bản chất kinh doanh, tìm ra nguồn tiềm năng cần
khai thác, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là
quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các sự vật có liên quan trực tiếp và
gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Q trình phân
tích được tiến hành từng bước khảo sát thực tế đến tư duy trù tượng, tức là
việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, tìm nguyên nhân, đến việc đề
ra các định hướng hoạt động và các giải pháp thực hiện các định hướng đó.
- Q trình phân tích cũng như kết luận rút ra từ phân tích một trường
hợp cụ thể nào cũng thể hiện tính khoa học và tính nghệ thuật, sự đúng đắn
của nó bằng chính thực tiễn. Vì vậy trong q trình phân tích con người phải
nhân thức được thực tế quan sát với những quy luật của nó, phải có những
hiểu biết đầy đủ và có nghệ thuật trong kinh doanh để đề ra những định hướng
phù hợp với thực tế khách quan và đạt được hiệu quả trong thực tế.
2.1.1.2 Vai trị của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
- Kết quả hoạt động kinh doanh cũng tức là lợi nhuận của doanh nghiệp

là khoản chênh lệch giữa doanh thu thu về so với các khoản chi phí đã bỏ ra,
nói lên quy mơ của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả của hoạt động
doanh nghiệp.
- Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính
cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả ấy là
điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Có nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng kết quả phân tích hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm đến các khía cạnh khác
nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của mình:

4


+ Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: phân tích tài chính cung cấp các
thơng tin tài chính về tồn bộ tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình từ
đó làm cơ sở cho các báo cáo tài chính, các quyết định đầu tư, tài trợ, phân
phối lợi nhuận.
+ Đối với nhà đầu tư: Các nhà đầu tư quan tâm đến hai mặt: lợi tức cổ
phần họ nhận được hàng năm và giá thị trường của cổ phiếu (hay giá trị của
doanh nghiệp). Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, họ sẽ biết được
khả năng sinh lời cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
+ Đối với các nhà cho vay như ngân hàng, công ty tài chính, các cổ đơng,
trái chủ: mối quan tâm của các nhà cho vay là doanh nghiệp có khả năng trả
nợ hay khơng. Vì thế, họ muốn biết khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi
của doanh nghiệp.
+ Đối với cơ quan Nhà nước như cơ quan thuế, tài chính, chủ quản: qua
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy thực trạng về tài chính của
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó cơ quan thuế sẽ tính tốn chính xác mức thuế mà
công ty phải nộp, các cơ quan chủ quản, tài chính sẽ có biện pháp xử lý hiệu
quả hơn.

2.1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
- Quy trình hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng đan xen giữa thu
nhập và chi phí. Để thấy được thực chất của hoạt động sản xuất kinh doanh là
cao hay thấp đòi hỏi sau mỗi kì hoạt động doanh nghiệp phải tiến hành phân
tích mối quan hệ giữa tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận đạt được.
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp đề ra các
biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhầm không ngừng
nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra
quyết định kinh doanh.
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp
nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế trong doanh
nghiệp của mình.
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong
những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
- Tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho
các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng
khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với các doanh nghiệp, vì thơng qua

5


phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho
vay,… với doanh nghiệp nữa hay không?
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh:


Theo nội dung kinh tế:


- Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh: số lượng lao động, số lượng vật
tư, tiền vốn,… thường ảnh hưởng đến quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
- Những nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: thường ảnh hưởng theo
dây chuyền, khâu cung ứng đến sản xuất, tiêu thụ và từ đó ảnh hưởng đến tài
chính của doanh nghiệp.


Theo tính chất của nhân tố, gồm 2 loại:

- Nhân tố số lượng: phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh
như: số lượng lao động, số lượng vật tư, doanh thu bán hàng,…
- Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu suất kinh doanh như: giá thành đơn
vị sản phẩm, lãi suất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn,…


Theo xu hướng tác động của nhân tố, gồm 2 loại:

- Nhân tố tích cực: có tác dụng làm tăng quy mô của kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp
- Nhân tố tiêu cực: phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả
hoạt động kinh doanh.
2.1.3 Đối tượng sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.3.1 Doanh thu
a. Khái niệm doanh thu
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm,
hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng
chấp nhân thanh tốn (khơng phân biệt đã thu tiền hay chưa).
b. Phân loại doanh thu
Doanh thu có thể chia làm 3 loại doanh thu, bao gồm doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là giá trị sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.

6


 Doanh thu hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập thuộc hoạt động
tài chính của doanh nghiệp gồm:
+ Hoạt động góp vốn liên doanh
+ Cổ tức, lợi nhuận được chia
+ Hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn
+ Thu lãi tiền gửi, tiền cho vay; thu lãi bán ngoại tệ
+ Các hoạt động đầu tư khác.
 Thu nhập khác: là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngồi hoạt động
kinh doanh chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp như:
+ Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng
+ Thu tiền bảo hiểm bồi thường.
+ Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại
+ Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản
+ Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa
+ Các khoản thu nhập khác
2.1.3.2 Chi phí
a. Khái niệm
Q trình sản xuất sản phẩm là q trình phát sinh thường xuyên, liên tục
của các khoản chi phí sản xuất với mục đích tạo ra một loại hay nhiều loại sản
phẩm khác nhau.
Chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều loại sản phẩm khác nhau như:chi phí
về ngun vật liệu, chi phí về nhân cơng ,chi phí về khấu hao tài sản,…Nói

một cách tổng qt, chi phí sản xuất là tồn bộ các khoản hao phí vật chất mà
doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. chi phí sản
xuất có các đặc điểm: vận động, thay đổi khơng ngừng, mang tính đa dạng và
phức tạp gằn liền với tính phức tạp và đa dạng của ngành nghề sản xuất kinh
doanh.
b. Phân loại: chi phí bao gồm
 Chi phí sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động, vật hóa
và hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành sản
xuất trong một thời kì nhất định. Chi phí sản xuất gồm:

7


+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm tất cả chi phí nguyên vật
liệu dùng trực tiếp cho thi cơng xây lắp gồm ngun vật liệu chính (gỗ, gạch,
cát, đá, xi măng,…), vật liệu phụ ( đinh, kẽm, ốc, tán,…) và nhiên liệu (than,
củi, dầu,…), vật kết cấu (bê tông đúc sẵn vỉ kéo lắp sẵn,…), giá trị đi kèm với
kiến trúc (thiết bị chiếu sáng, thơng gió,…).
+ Chi phí nhân cơng trực tiếp; bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan
đến người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương phải thanh
toán, khoản trích theo lương tính vào chi phí theo quy định.
 Chi phí quản lý kinh doanh: là những dịng chi phí tổn thất phát sinh
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ do được khấu trừ vào kỳ tính lợi
nhuận. Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp.
+ Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong q trình tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa bao gồm: các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng,
nhân viên đóng gói, vận chuyển, bốc vác, bảo quản hàng hóa, vận chuyển
hàng đi tiêu thụ,…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là tồn bộ chi phí chi ra cho việc tổ

chức và quản lý trong toàn bộ doanh nghiệp như chi phí đồ dùng văn phịng,
chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế phí, lệ phí, chi phí dự phịng, quản lý
chung, chi phí khác bằng tiền…
 Chi phí tài chính: là tồn bộ chi phí liên quan đến hoạt động tài chính
của doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến
hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên
doanh, các khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái,…
 Chi phí khác: là tồn bộ chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh không thuộc các đối tượng nói trên như:
+ Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
+ Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế
+ Bị phạt thuế, truy nộp thuế,…
2.1.3.3 Lợi nhuận
a. Khái niệm
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động
của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa

8


doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ
các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.
Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh, lợi nhuận từ các hoạt động khác như hoạt động liên doanh, liên
kết, các hoạt động thuộc các dịch vụ tài chính,…
b. Vai trị
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp vì trong điều kiện hoạch toán kinh doanh theo cơ chế thị
trường doanh nghiệp có tồn tài và phát triển được hay khơng, điều quyết định

là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận khơng. Lợi nhuận được coi là địn
bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời cũng là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận cịn là nguồn tích lũy cơ bản
để mở rộng tái sản xuất xã hội.
2.1.4 Các chỉ số tài chính đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

Hiệu suất sử dụng chi phí: chỉ tiêu này cho thấy tốc độ gia tăng
của doanh thu thuần so với chi phí bỏ ra các năm.
Hiệu suất sử dụng chi phí = tổng doanh thu / tổng chi phí * 100%

Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ (C1): là tỷ số đo lường trong một đồng doanh thu phải mất bao
nhiêu đồng giá vốn hàng bán.
C1 = (Giá vốn hàng bán / Doanh thu BH & CCDV) * 100%


Tỷ suất chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ (C2): là tỷ số đo lường trong một đồng doanh thu phải
mất bao nhiêu đồng chi phí quản lý kinh doanh.
C2 = (Chi phí quản lý kinh doanh / Doanh thu BH & CCDV) * 100%


Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ (C3): là tỷ số đo lường trong một đồng doanh thu phải mất bao nhiêu
đồng chi phí tài chính.
C3 = (Chi phí tài chính / Doanh thu BH & CCDV) * 100%

9




Lợi nhuận rịng trên tổng chi phí: tỷ số này cho biết một đồng
chi phí bỏ ra thu về bao nhiêu đồng lợi huận sau thuế.
Lợi nhuận ròng trên tổng chi phí = LNST / tổng chi phí *100%

Lợi nhuận gộp trên giá vốn hàng bán: tỷ số này cho biết một
đồng giá vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gôp.
Lợi nhuận gộp trên GVHB = lợi nhuận gộp / GVHB *100%

Hệ số biên lợi nhuận gộp còn gọi là hệ số tổng lợi nhuận hoặc
tỷ lệ lãi gộp: được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận gộp chia cho doanh thu.
Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu BH & CCDV
Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu
đồng thu nhập. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến
hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có
hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm
sốt chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó.


Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)
EBIT = lợi nhuận trước thuế - Lãi vay

EBIT là một chỉ số rất quan trọng nói lên một doanh nghiệp có sinh lời
tốt hay khơng. EBIT phản ánh lợi nhuận trước khi trừ chi phí lãi vay và thuế
thu nhập doanh nghiệp. Nói một cách khác, nó xóa nhịa ảnh hưởng của cơ cấu
vốn (vay/khơng vay) khác nhau cũng như thuế suất khác nhau của các công ty
khác nhau.


Tỷ số lợi nhuận hoạt động


Tỷ số lợi nhuận hoạt động = (EBIT / Doanh thu BH & CCDV) *100%
Tỷ số này cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá trình sản
xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tỷ số này là thước đo
đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một công ty đạt được trong
việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Tỷ số biên lợi nhuận hoạt động
cho biết một đồng vốn bỏ ra có thể thu về bao nhiêu thu nhập trước thuế. Tỷ
số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay có
nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động.


Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay

Tỷ số thanh toán lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay
Chỉ số này cho biết với mỗi đồng chi phí lãi vay thì có bao nhiêu đồng
EBIT đảm bảo thanh toán. Tỷ số thanh toán lãi vay là tỷ số giữa EBIT và chi

10


phí lãi vay dùng để đo lường xem lợi nhuận của cơng ty có đủ để trang trải chi
phí lãi vay hay khơng. Tỷ số này càng thấp thì rủi ro cơng ty khơng có đủ
nguồn lực để trang trải lãi vay càng cao hơn. Tỷ số thanh toán lãi vay mà nhỏ
hơn 3 lần thì coi là là thấp, tức là không tốt.

Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (L1): là tỷ số đo lường trong một đồng
doanh thu mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ đó cho thấy khả năng
của cơng ty trong việc kiểm tra chi phí liên quan đến doanh thu.
L1 = (Lợi nhuận thuần từ HĐKD / Doanh thu BH & CCDV) *100%


Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ (L2): là tỷ số đo lường trong một đồng doanh thu mang về bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
L2 =(Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu BH & CCDV) * 100%


Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ (L3): là tỷ số đo lường trong một đồng doanh thu mang về bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
L3 = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu BH & CCDV) * 100%
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở
doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, chỉ tiêu này cho chúng ta
biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
2.1.5 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải ln gắn mình với thị
trường, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự
cạnh tranh gay gắt lẫn nhau. Do đó để tồn tại được trong cơ chế thị trường
cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu
quả hơn. Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu
của con người lại càng đa dạng. Điều này phản ánh quy luật khan hiếm. Quy
luật khan hiếm bắt buộc mọi doanh nghiệp phải trả lời chính xác ba câu hỏi:
sản xuất cái gi? Sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Vì thị trường chỉ chấp
nhận cái nào sản xuất đúng loại sản phẩm với số lượng và chất lượng phù hợp.
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối
với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay. Do
yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu
nhập của mỗi doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên. Nhưng trong điều kiện
nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của các quá trình


11


sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận địi hỏi
các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy hiệu quả kinh
doanh là điều kiện hết sức quan trọng việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh
và tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh
nghiệp phải tự tìm tịi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh . Chấp nhận
cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh.
Mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hố lợi nhuận.
Chính sự nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là con đường nâng cao sức
mạnh cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu dùng trong phân tích chủ yếu dựa trên số liệu kế tốn của Công ty
Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng ARC từ năm 2010-2012 và nửa đầu năm
2013 được lấy từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty. Đồng thời, thu thập một số thơng tin từ tạp chí, từ nguồn
internet để phục vụ thêm cho việc phân tích.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt
động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về
thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so
sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc khơng gian, kỳ phân
tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử
dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Phương pháp so sánh
gồm hai loại: so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối.
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu giữa hai chỉ tiêu của kỳ phân tích và

kỳ gốc. Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một
chỉ tiêu nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể.
- Ta có cơng thức: Δy = y1– y0, trong đó:
y0: là chỉ tiêu năm trước (năm chọn làm gốc)
y1: là chỉ tiêu năm sau (năm chọn phân tích)
Δy: là phần chênh lệch tăng hoặc giảm của chỉ tiêu năm trước

12


+ Phương pháp so sánh tương đối: là tỷ lệ phần trăm giữ chỉ tiêu kỳ phân
tích và chỉ tiêu kỳ gốc, nó thể hiện mức độ hồn thành kế hoạch hoặc tỷ lệ của
số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Tỷ lệ năm sau so với năm trước = ( Số năm sau – Số năm trước)/ Số năm
trước *100%
+ Phương pháp thống kê: chủ yếu là thu thập các số liệu từ các báo cáo
tài chính, tổng hợp theo trình tự để thuận lợi cho q trình phân tích.
+ Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp mà ở đó các nhân tố
lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức
ảnh hưởng của từng nhân tố lên đối tượng phân tích bằng cách cố định các
nhân tố khác trong mỗi lần phân tích. Nguyên tắc sử dụng:
- Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì nhân tố đó được
biến đổi cịn các nhân tố khác được cố định lại.
- Các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhân tố số
lượng được sắp xếp trước nhân tố chất lượng được sắp xếp sau.
- Tổng mức ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích phải
đúng bằng đối tượng phân tích (là hiệu số giữa kỳ phân tích và kỳ gốc)
Giả sử chỉ tiêu kinh tế Q chịu ảnh hưởng của các nhân tố a,b,c.
Với Q0= a0x b0x c0 được chọn làm kỳ gốc
Q1= a1x b1x c1 được chọn làm kỳ phân tích.

Khi đó các ngun tắc trên được thể hiện như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích
ΔQ = Q1– Q0
Bước 2: Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn cho tưng nhân tố
- Nhân tố ảnh hưởng (nhân tố a): a0b0c0được thay thế bằng a1b0c0. Khi
đó mức độ ảnh hưởng của nhân tố a sẽ là: Δa = a1b0c0– a0b0c0
- Nhân tố ảnh hưởng (nhân tố b): a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0. Khi
đó mức độ ảnh hưởng của nhân tố b sẽ là: Δb = a1b1c0– a1b0c0
- Nhân tố ảnh hưởng (nhân tố c): a1b1c0được thay thế bằng a1b1c1. Khi
đó mức độ ảnh hưởng của nhân tố c sẽ là: Δc = a1b1c1– a1b1c0
Bước 3: Tổng hợp các đối tượng phân tích
Δa +Δb + Δc = ΔQ (đúng bằng đối tượng phân tích)

13


×