Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

khả năng sử dụng đạm amon thay thế đạm nitrate trong nuôi tảo chaetoceros gracilis và chlorella sp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.59 KB, 14 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN







NGUYỄN THỊ SA MI







KHẢ NĂNG SỬ DỤNG ĐẠM AMON THAY
THẾ ĐẠM NITRATE TRONG NUÔI TẢO
Chaetoceros gracilis VÀ Chlorella sp.



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN











2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN







NGUYỄN THỊ SA MI







KHẢ NĂNG SỬ DỤNG ĐẠM AMON THAY
THẾ ĐẠM NITRATE TRONG NUÔI TẢO
Chaetoceros gracilis VÀ Chlorella sp.



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN




CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. TRẦN SƯƠNG NGỌC





2014
Trang 1
KHẢ NĂNG SỬ DỤNG ĐẠM AMON THAY THẾ ĐẠM NITRATE TRONG NUÔI TẢO
Chaetoceros gracilis VÀ Chorella sp.
Bậc đào tạo : Đại Học
Chuyên ngành : Nuôi trồng thủy sản
Năm : 2014
Số Trang : 10 trang
SVTH : Nguyễn Thị Sa Mi – MSSV : C1200997
Email :
– 01692257283
GVHD : Trần Sương Ngọc _Khoa thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ
Email : - 0907877540
TÓM TẮT
Thí nghiệm nhằm mục đích thay thế NaNO
3
bằng (NH
4

)
2
SO
4
trong môi trường Walne nuôi cấy
tảo Chaetoceros gracilis và Chlorella sp. Chaetoceros gracilis và Chlorella sp. được nuôi
dưỡng trong bình tam giác 1 L ở nước có nồng độ muối 25‰, ánh sáng đèn huỳnh quang và sục
khí liên tục gồm 4 nghiệm thức với các nồng độ đạm là đạm amon 32 mg/L (NH
4.
1), 48 mg/L
(NH
4.
1.5), 64 mg/L (NH
4.
2) và môi trường Walne chứa đạm nitrate nồng độ 32 mg/L là nghiệm
thức đối chứng với mật độ bố trí ban đầu là 2 triệu tb/mL. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở tảo
Chaetoceros gracilis, nghiệm thức sử dụng đạm Nitrate cho mật độ cao nhất là 12,83 ± 0,51
triệu tb/mL khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức NH
4.
1 với mật độ 11,27 ±
1,35 triệu tb/mL, với kết quả này ta có thể sử dụng đạm Amon ở nghiệm thức NH
4.
1 để thay thể
đạm nitrate để nuôi cấy Chaetoceros gracilis. Thí nghiệm Chlorella sp cho kết quả về mật độ cao
nhất ở nghiệm thức đối chứng với mật độ cực đại trung bình là 44,4 ± 5,59 triệu tb/mL khác biệt
không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đạm amon 48 mg/L với mật độ trung bình cao
nhất là 39,57 ± 1,69 triệu tb/mL.
ABSTRACT
The experiments were performe to replace NaNO
3

by (NH
4
)
2
SO
4
in Walne medium to cultured of
Chaetoceros gracilis and Chlorella sp. Experimental were done in 1 liter Erlenmeyer flask water
salinity was 25‰, supply light and continuous aeration of 4 treatments with nitrogen fertilizer
ammonium concentration 32 mg/L (NH
4.
1), 48 mg/L (NH
4
.1.5 ), 64 mg/L (NH
4
.2 ) and Walne
medium containing nitrate nitrogen concentration of 32 mg/L as the control treatment with
original density stock was 2 million of cells/ml. Results experiment Chaetoceros gracilis showed
that Nitrate nitrogen treatments using the highest density was 12,83 ± 0,51 million of cells/mL
and difference was not statistically significant compared to the treatments NH
4
.1 with density
11,27 ± 1,35 million of cells/mL. This result also showed that using in protein Amon NH
4
.1 to
alternative treatments for nitrate nitrogen Chaetoceros gracilis cultures. In experiment Chlorella
sp. showed that in the highest density stock in the control treatment with Exaggeration average
density was 44,4 ± 5,59 million cells/mL and difference was not statistically significant compared
with amon protein 48 mg/L treatments with the highest average density 39,57 ± 1,69 million of
cells/mL, Amon protein 48 mg/L is the best choice to replace nitrate nitrogen in cultured

Chlorella sp.
1. GIỚI THIỆU
Vi tảo là nguồn thức ăn quan trọng để nuôi luân trùng, nuôi ấu trùng của các loài thuỷ
sản, trong đó 2 loài tảo là Chaetoceros sp. và Chlorella sp. được coi là 2 giống tảo đặc biệt quan
trong trong nuôi trồng các loài thủy sản. Do nhu cầu thức ăn cho ấu trùng một số loài hải sản nên
Trang 2
công nghệ nuôi tảo silic khá phát triển. Bên cạnh tảo Chaetoceros sp. thì Chlorella sp. được xem
là nguồn thức ăn tốt cho luân trùng, ấu trùng cá biển cũng như không thể thiếu trong các hệ thống
ương ấu trùng tôm cá với vai trò quan trọng giúp ổn định môi trường ương nuôi các loài thủy sản.
Trong nuôi các loài vi tảo này nguồn cung cấp đạm là không thể thiếu, đạm là một thành phần
quan trọng của nhiều hợp chất cấu trúc, di truyền và trao đổi chất trong tế bào thực vật, là một
trong những thành phần cơ bản của chất diệp lục, các hợp chất để sản xuất các loại đường trong
quá trình quang hợp. Hầu hết các loài tảo có khả năng sử dụng N
2
dưới dạng NH
4
+
, NO
3
-
, một số
vi tảo có khả năng sử dụng nito từ khí trời như tảo lam, một số vi tảo có khả năng sử dụng các
nguồn N
2
như acid amin (Oh_Shama, 1986). Trong môi trường nuôi tảo nguồn cung cấp đạm chủ
yếu là NaNO
3
nhưng theo pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 của Ủy Ban Thường
Vụ Quốc Hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực vào 1/1/12012
thì loại hóa chất này được xếp vào danh mục tiền chất thuốc nổ và hiện này đã được hạn chế kinh

doanh trên thị trường. Do đó, nhằm mục đích xác định hàm lượng (NH
4
)
2
SO
4
phù hợp nhằm thay
thế NaNO
3
trong môi trường nuôi cấy tảo Chaetoceros sp và Chlorella sp. đề tài “Khả năng sử
dụng đạm Amon thay thế đạm Nitrate trong nuôi tảo Chaeroceros gracilis và Chlorella sp.” được
triển khai.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các nghiệm thức bố trí
Đề tài được thực hiện gồm 2 thí nghiệm với 3 lần lặp lại trên tảo Chaetoceros gracilis và
Chlorella sp. Dựa trên khả năng thay thế N
2
của đạm Nitrate bằng đạm Amon (NH
4
)
2
SO
4
, thí
nghiệm được bố trí :
1) Walne có NaNO
3
với hàm lượng N = 32 mg/L.
2) Walne có (NH4)
2

SO
4
với hàm lượng N = 32 mg/L.
3) Walne có (NH4)
2
SO
4
với hàm lượng N = 48 mg/L.
4) Walne có (NH4)
2
SO
4
với hàm lượng N = 64 mg/L.















Trang 3
2.1. Thành phần dung dịch Walne

2.2. Phương pháp thí nghiệm
Tảo Chaetoceros gracilis và Chlorella sp. có nguồn gốc từ trung tâm nghiên cứu Artemia, ĐH
Gent, Bỉ được nuôi cấy và giữ giống từ phòng thí nghiệm thức ăn tự nhiên, Bộ môn thủy sinh học
ứng dụng, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ được bố trí trong bình tam giác 1 L với
nguồn nước 25‰, mật độ ban đầu 2 triệu tb/mL và hệ thống sục khí hoạt động liên tục 24/24.
Nhiệt độ bố trí từ 25-27
°
C, ánh sáng liên tục từ 3 ngọn đèn huỳnh quang 1,2 m. Hằng ngày theo
dõi sự phát triển của tảo bằng cách thu mẫu (lúc 8 giờ) và đếm mật độ tảo, sử dụng nước cất để
bổ sung lượng nước mất đi do quá trình bốc hơi trước khi thu mẫu .
Các yếu tố môi trường được thu mẩu vào 8 giờ như : pH, TAN, PO
4
3-
, NO
3
-
được theo dõi 3
ngày/lần. Nhiệt độ và ánh sáng được đo 1 lần/ngày. Mật độ tảo được đếm hằng ngày và được thu
mẫu vào mỗi buổi sáng để xác định tốc độ tăng trưởng.
Xác định mật độ tảo : Tảo được thu hằng ngày và xác định bằng buồng đếm Burker. Phương
pháp đếm và công thức xác định mật độ tảo theo Coutteau (1996).

Trong đó: n
1
làsố tế bào ở buồng đếm thứ nhất, n
2
là số tế bào ở buồng đếm thứ hai, d là hệ số
pha loãng.
Thành ph
ần các chất Lư

ợng

Dung dịch A (dùng 1 – 2 mL cho mỗi lít nước tảo nuôi)

FeCl
3
.6H
2
O

1.30 g

MnCl
2
.4H
2
0

0.36 g

H
3
BO
3

33.6 g

EDTA

45 g


NaH
2
PO
4
.2H
2
O

20 g

NaNO
3

100 g

Dung d
ịch B

1 mL


ớc cất đến

1000 mL

Dung d
ịch B



ZnCl
2

2.1g

CoCl
2
.6H
2
O

2.0g

(NH
4
)
6
.Mo
7
O
24
.4H
2
O

0.9g

CuSO
4
.5H

2
O

2.0g

HCl đ
ậm đặc

10.0 mL


ớc cất đến

100.0 mL

Dung d
ịch C (0.1 mL
cho m
ỗi lít n
ư
ớc nuôi tảo)


Vitamin B12

10

mg

Vitamin B1


200

mg


ớc cất đến

100
mL

Dung d

ch D (dùng cho t
ảo khu
ê, 2
-
3 mL/L
n
ư
ớc nuôi

Na
2
SiO
3
.5H
2
O
40 g


Nước cất đến 1000 mL
Số tế bào tảo/ml = ((n
1
+n
2
)/160)*10
6
*d
Trang 4
Xác định tốc độ tăng trưởng theo E Valenzuela-Espinoza (2007) trích bởi Trần Thị Tuyết
Ngân (2013) :

Trong đó:
N
1
là mật độ tế bào tại thời điểm T
1
, N
o
là mật độ tế bào tại thời điểm T
o
, T
o
là thời điểm bắt đầu
thí nghiệm, T
1
là thời điểm cuối của thí nghiệm.
Xác định kích thước tế bào : xác định kích thước đầu và kích thước cuối của tế bào tảo bằng
cách đo ngẫu nhiên 30 tế bào/mẫu dưới kính hiển vi độ phóng đại 400.

Phương pháp xử lý số liệu : Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và Statistica 5.0 tố để
so sánh độ sai biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức với P<0.05.
3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng đạm nitrate và đạm amon sự phát triển của tảo Chaetoceros gracilis
3.1.1. Ánh sáng
Cường độ ánh sáng ở các nghiệm thức ít biến động trong suốt quá trình thí nghiệm. Ánh sáng đạt
giá trị trong khoảng 1.532 – 1.835 lux với trung bình là 1.713 ± 132 lux, với cường độ ánh sáng
này thì rất phù hợp cho sự phát triển của tảo Chaetoceros gracilis (Liao, 1983).
3.1.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ của thí nghiệm Chaetoceros gracilis được duy trì ổn định nhờ máy điều hòa nằm trong
khoảng 25 – 27
°
C, trung bình 26 ± 0,9
°
C là khoảng nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển của tảo.
Nhiệt độ 25 – 30
o
C được coi là thích hợp cho sự phát triển của Chaetoceros sp. (Liao, 1983).
3.1.3. pH
pH ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo và ngược lại sự phát triển của tảo có khả năng làm thay
đổi giá trị pH. Càng về sau pH ở các nghiệm thức tăng dần và giảm mạnh ở cuối thí nghiệm.
pH trung bình được duy trì trong khoảng 8,43 ± 0,57 là khoảng pH phù hợp với sự phát triển của
tảo Chaetoceros gracilis, nằm trong ngưỡng pH từ 7-9 mà tảo có thể sống, (Coutteau,1996).













3.1.4. TAN
TAN là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với đời sống của tảo. Do môi trường dinh dưỡng
sử dụng đạm Nitrate nên nghiệm thức NaNO
3
có hàm lượng TAN ở ngày đầu bố trí thí nghiệm
rất thấp là 0,75 ± 0,14 mg/L khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức sử dụng đạm
Amon. Càng về cuối thí nghiệm hàm lượng này cũng giảm dần vì được tảo hấp thu trong quá
µ = (ln(N
1
)

ln(N
o
)) / (T
1


T
o
)

Hình 3.1. Biến động pH của tảo Chaetoceros gracilis
0
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
1 4 7
Ngày
pH
NT NaNO3 NT NH4.1
NT NH4.1.5 NT NH4.2
Trang 5
trình phát triển. Cụ thể hàm lượng TAN của các nghiệm thức có khuynh hướng giảm dần, đạt giá
trị thấp nhất vào ngày cuối thí nghiệm ở các nghiệm thức NaNO
3
, NH
4
.1, NH
4
.1.5, NH
4
.2 lần
lượt là 0,15 ± 0,01 mg/L; 9,88 ± 0,28 mg/L; 31,5 ± 0,45 mg/L; 31,0 ± 0,45 mg/L.















3.1.5. PO
4
3-
Photpho có vai trò quan trọng trong các quá trình của tế bào. Đặc biệt là quá trình truyền năng
lượng và tổng hợp acid nucleic. Hàm lượng PO
4
3-
ban đầu ở các nghiệm thức dao động không cao
trung bình 8,04 ± 0.06 mg/L. Tùy theo giá trị mật độ và tốc độ tăng trưởng khác nhau, đồng thời
chính điều này đã quyết định đến mức độ hấp thụ và giảm dần hàm lượng lân trong mỗi nghiệm
thức thí nghiệm, Hàm lượng PO
4
3-
đạt giá trị cực thấp 0,88 ± 0.01 mg/L ở cuối thí nghiệm và 5,15
± 0,03 mg/L; 5,03 ± 1 mg/L; 5,28 ± 0,06 mg/L ở các nghiệm thức còn lại. Ở ngày cuối PO
4
3-

khuynh hướng tăng trở lại ở nghiệm thức NH
4
.1 và NH

4
.2 nguyên nhân là do quá trình phân hủy
của xác tảo sinh ra nhiều PO
4
3-
làm cho hàm lượng này tăng lên.
3.1.6. NO
3
-

NO
3
-
là thành phần dinh dưỡng quan trọng được tảo hấp thu trực tiếp. NO
3
-
ở nghiệm thức
NaNO
3
ở ngày đầu là 33,3 ± 1,07 mg/L khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn
lại, các nghiệm thức sử dụng đạm Amon hàm lượng NO
3
-
rất thấp do đạm sử dụng là (NH
4
)
2
SO
4
.

Hàm lượng NO
3
-
có xu hướng giảm dần nguyên nhân là do trong quá trình phát triển tảo đã sử
dụng. Ngày cuối hàm lượng này có xu hướng tăng lên do tảo tàn, quá trình phân hủy sinh ra NO
3
-
. Cụ thể, ở ngày thứ 4 NO
3
-
ở các nghiệm thức NaNO
3
, NH
4
.1, NH
4
.1.5, NH
4
.2 lần lượt 18,6 ±
1,97 mg/L; 0,22 ± 0,00 mg/L; 0,57 ± 0,02 mg/L; 0,61 ± 0,07 mg/L và ngày cuối thí nghiệm là
26,1 ± 0,56 mg/L; 0,39 ± 0,00 mg/L; 0,60 ± 0,51 mg/L; 0,46 ± 0,002 mg/L .
3.1.7. Mật độ
Mật độ tảo ban đầu được bố trí khác biệt không có ý nghĩa thống kê với mật dộ trung bình là 2,12
± 0,05 triệu tb/mL.
Bảng 3.1. Mật độ tảo thí nghiệm Chaetoceros gracilis



Hình 3.2. Biến động TAN của tảo Chaetoceros gracilis
0.00

10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
80.00
1 4 7
Ngày
Hàm lượng TAN (mg/L)
NT NaNO3 NT NH4.1
NT NH4.1.5 NT NH4.2
Trang 6
Ghi chú: Các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống
kê. Các ký tự khác nhau là chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở p < 0,05.
Mật độ bố trí ban đầu và thể tích bình chứa quyết định đến thời gian thu hoạch của tảo, mật độ
ban đầu cao thời gian thu hoạch rút ngắn lại và mật độ bố trí ban đầu thấp thì thời gian thu hoạch
sẽ kéo dài. Với mật độ bố trí ban đầu khoảng 2 triệu tb/mL thì thời gian đạt mật độ cực đại của
thí nghiệm là 5 ngày, mật độ cực đại cao nhất ở nghiệm thức đối chứng với mật độ cao nhất là
12,83 ± 0,51 triệu tb/mL khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức NH
4
.1 đạt mật
độ tương đối cao là 11,27 ± 1,35 triệu tb/ml. Mật độ ở nghiệm thức NH
4
.1.5 là 10,97 ± 1,06


thấp nhất ở NH
4

.2 với 6,35 ± 0,59 triệu tb/mL do hàm lượng đạm không phù hợp nên tảo hấp thu
kém, thời gian tàn cũng nhanh hơn các nghiệm thức khác 2 ngày. Ngày cuối thí nghiệm các
nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê do mật độ tảo ở các nghiệm thức đều giảm mật
độ xuống rất thấp. Bên cạnh nghiên cứu trên cũng có nhiều nghiên cứu về Chaetoceros tương tự
được triển khai như :
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Công, Nguyễn Kim Đường (2012), nghiên cứu môi trường dinh
dưỡng, độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của Chaetoceros sp. và thử nghiệm nuôi sinh
khối trong hệ thống an toàn sinh học. Kết quả tảo phát triển tốt nhất ở môi trường f2 đạt mật độ
cực đại 3,97 ± 1,53 triệu tb/mL vào ngày thứ 6 của thí nghiệm. Nghiên cứu của Đặng Thị Thanh
Hoà và Nguyễn Thúy Hiền (2013), Thử nghiệm nuôi Chaetoceros sp. với một số môi trường đơn
giản trong phòng thí nghiệm. Kết quả thu được tốt nhất là trong môi trường phân NPK tảo đạt
cực đại vào ngày thứ 7 với 2,04 ± 0,01 triệu tb/mL trong bình tam giác 400 mL và 3,51 ± 0,02
triệu tb/mL trong thể tích 1 L, mức 3 L đạt 2,46 ± 0,02 triệu tb/mL ở ngày thứ 8, mức 7 L đạt
1,62 ± 0.006 triệu tb/mL vào ngày thứ 8. Các kết quả nghiên cứu trên so với đề tài còn rất thấp
chứng tỏ môi trường dinh dưỡng Walne sử dụng đạm nitrate và đạm Amon với hàm lượng 32
mg/L rất phù hợp cho sự phát triển của Chaetoceros gracilis.









Ngày NaNO
3
NH
4
. 1 NH

4
. 1.5 NH
4
. 2
1
ns
2,05 ±0,01

2,12 ± 0,01

2,16 ± 0,02

2,14 ± 0,01
2
*
4,17 ± 0,16
c
3,93 ± 0,25
c
3,13 ± 0,15
b
2,41 ± 0,10
a

3
*
7,61 ± 0,22
c
6,52 ±0,44
bc

6,14 ± 0,89
b
4,27 ± 0,58
a

4
*
8,74 ± 0,25
c
7,13 ± 0,31
b
7,51 ± 0,23
b
6,35 ± 0,59
a

5
*
8,98 ± 0,34
c
8,15 ± 0,28
b
8,47 ± 0,15
b
5,99 ± 0,48
a

6
*
12,83 ± 0,51

c
11,27 ± 1.35
bc
10,97 ± 1,06
b
4,60 ± 0,17
a

7
*
11,13 ± 0,67
c
9,16 ± 1,41
bc
6,12 ± 3,78
ab
4,15 ± 0,37
a

8
ns
4,77 ± 0, 76

3,94 ± 0,50

3,69 ± 1,34

-
9
ns

3,06 ± 0.41

3,11 ± 0,37 3,15 ± 0,71

-
Trang 7














3.1.8. Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng ở các nghiệm thức có khuynh hướng giảm dần về cuối thí nghiệm. Ở thí
nghiệm Chaetoceros gracilis, nghiệm thức đối chứng và NH
4
.1 có tốc độ tăng trưởng giảm dần
khác biệt không có ý nghĩa thống kê vào ngày thứ 2 của chu kỳ nuôi và đạt giá trị thấp nhất vào
ngày thứ 8 của chu kỳ nuôi. Nguyên nhân là do tảo phát triển nhanh mật độ cực đại nhanh nên
càng về sau thì tốc độ tăng trưởng càng giảm dần. Nghiệm thức NH
4
.1.5 và NH

4
.2 có tốc độ thích
nghi chậm nên vào ngày thú 3 thì tốc độ tăng trưởng bắt đầu giảm và đạt giá trị cực tiểu lần lượt
là -0,70 ± 0,48 vào ngày thứ 7 và -0,29 ± 0,02 vào ngày thứ 6.















3.1.9. Kích thước tế bào
Kích thước trung bình của Chaetoceros gracilis ở ngày đầu bố trí có chiều dài 9,17 ± 1,72 µm và
chiều rộng 3,88 ± 1,00 µm. Càng về sau cùng với sự phát triển của tảo thì kích thước càng giảm
dần do quá trình sinh sản đặc trưng của nghành tảo khuê. Chiều dài trung bình cuối thí nghiệm ở
các nghiệm thức NaNO
3
, NH
4
.1, NH
4
.1.5 và NH

4
.2 lần lượt là 8,79 ± 2,79 µm; 7,62 ± 2,33 µm;
Hình 3.4. Tốc độ tăng trưởng tảo Chaetoceros gracilis
-1.00
-0.80
-0.60
-0.40
-0.20
0.00
0.20
0.40
0.60
0.80
2 3 4 5 6 7 8 9
Ngày
NT NaNO3 NT NH4.1
NT NH4.1.5 NT NH4.2
Hình 3.3. Biến động mật độ tảo tảo Chaetoceros gracilis
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
14.00
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Ngày
Mật độ tảo (triệu tb/mL)
NaNO3 NH4. 1

NH4. 1.5 NH4. 2
Trang 8
7,75 ± 1,41 µm; 7,96 ± 2,14 µm khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.
Chiều rộng của các nghiệm thức theo thứ tự như chiều dài là 3.67 ± 1.35

µm; 3.17 ± 0.71 µm;
3.21 ± 0.85 µm; 3.54 ± 1.0 µm.
Theo Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh (2012), trong điều kiện thuận lợi nhất là nhiệt độ
và nồng độ muối dinh dưỡng phù hợp, mỗi giờ tế bào tảo khuê phân chia xong 1 lần, sau mỗi lần
phân chia tế bào ngày càng giảm kích thước của tế bào vì sau mỗi lần phân chia mỗi tế bào con
được thừa hưởng một vỏ từ mẹ, nắp sinh sau sẽ là vỏ dưới.
3.2. Ảnh hưởng đạm nitrate và đạm amon sự phát triển của tảo Chlorella sp.
3.2.1. Ánh sáng
Ánh sáng thí nghiệm được duy trì 24/24 nằm trong khoảng 1.422 – 1.939 lux, trung bình là 1.652
± 328 ánh sáng này phù hợp cho sự phát triển của Chlorella sp. Nuôi Chlorella sp. trong bình
thủy tinh, dung tích nhỏ cần cường độ ánh sáng khoảng 1.000 lux (Lê Hữu Nhân, 2009).
3.2.2. Nhiệt độ
Thí nghiệm 2 có nhiệt độ trung bình là 25,2 ± 0,8
°
C từ 23- 26
°
C là khoảng nhiệt độ thích hợp cho
Chlorella sp phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho tảo Chlorella sp. là 25 – 35
°
C nhưng có thể chịu
đựng nhiệt độ 37
°
C (Liao, 1983).
3.2.3. pH
Thí nghiệm 2 có trung bình pH là 7,6 ± 1,62, với khoảng pH này cũng rất phù hợp cho sự phát

triển của Chlorella sp. Hàm lượng pH từ 6,5 – 7,5 thích hợp nhất cho sự phát triển của Chlorella
sp. pH ở các nghiệm thức ở những ngày cuối có xu hướng giảm do tảo bắt đầu tàn mật độ tảo
giãm làm pH giảm theo, bên cạnh đó quá trình hấp thu NH
4
+
của tảo làm cho pH ở các nghiệm
thức NH
4
.1, NH
4
.1.5, NH
4
.2 có xu hướng giảm mạnh. Theo Oh_Shama (1986), sự hấp thụ ion
NO
3
-
sẽ dẫn đến sự tăng pH của môi trường ngược lại sự hấp thu NH
4
+
sẽ làm giảm pH.














3.2.4. TAN
Tương tự thí nghiệm Chaetoceros gracilis, ở Chlorella sp. hàm lượng TAN ở các nghiệm thức
giảm dần và khi mật độ tảo giảm mạnh và tăng trở lại do lượng tảo phân hủy sinh ra. Hàm lượng
TAN ở các nghiệm thức NaNO
3
, NH
4
.1, NH
4
.1.5, NH
4
.2 ở ngày đầu bố trí lần lượt là 0,58 ± 0,08
mg/L; 34,3 ± 0,54 mg/L; 53,5 ± 0,47 mg/L; 67,7 ± 0,30 mg/L sau đó hàm lượng giảm dần và đạt
giá trị cực tiểu là 0,16 ± 0,01 mg/L; 0,21 ± 0,11 mg/L; 13,2 ± 0,11 mg/L; 31,3 ± 0,03 mg/L.

Hình 3.5. Biến động pH

của tảo Chlorella sp.
0
2
4
6
8
10
12
1 4 7 10
Ngày

pH
NT NaNO3 NT NH4.1
NT NH4.1.5 NT NH4.2
Trang 9













3.2.5. PO
4
3-
Việc hấp thu P của vi tảo phụ thuộc vào nồng độ P trong môi trường, ánh sáng pH, K
+
, Na
+
,
Mg
2+
. P đóng vai trò chuyển hóa orthphotphat thành dạng nguyên tử năng lượng cao năng ATP.
Hàm lượng PO
4

3-
ban đầu ở các nghiệm thức ít giao động trung bình 8,48 ± 0,39 mg/L, sau đó
PO
4
3
giảm dần do sự hấp thu của tảo và đạt giá trị cực tiểu ở ngày thứ 10 của thí nghiệm là 1,14 ±
0,30 mg/L; 2,30 ± 0,36 mg/L; 2,54 ± 0,23 mg/L; 4,005 ± 0,11 mg/L ở các nghiệm thức nồng độ
đạm NaNO
3
, NH
4
.1, NH
4
.1.5 và NH
4
.2.















3.2.6. NO
3
-

Thí nghiệm Chlorella sp có hàm lượng NO
3
-
ở nghiệm thức đối chứng tương đương thí nghiệm
Chaetoceros gracilis trung binh là 32,5 ± 1,64 mg/L. Ở nghiệm thức , NH
4
.1, NH
4
.1.5 và NH
4
.2
do thành phần đạm bổ sung là NH
4
+
nên NO
3
-
đạt giá trị rất thấp lần lược là 0,55 ± 0,01 mg/L;
0,56 ± 0,03 mg/L; 0,58 ± 0,01 mg/L. Hàm lượng này giảm dần trong quá trình phát triển của tảo,
vào ngày thứ 10 NO
3
-
có xu hướng tăng trở lại do sự phân hủy của xác tảo.
3.2.7. Mật độ
Hình 3.6. Biến động hàm lượng TAN


của tảo Chlorella sp.
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
80.00
1 4 7
Ngày
Hàm lượng TAN (mg/L)
NT NaNO3 NT NH4.1
NT NH4.1.5 NT NH4.2
Hình 3.7. Biến động hàm lượng PO
4
3-

của tảo Chlorella sp.
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
1 4 7 10
Ngày
Hàm lượng PO
4
(mg/L)
NT NaNO3 NT NH4.1
NT NH4.1.5 NT NH4.2
Trang 10
Thí nghiệm Chlorella sp. cho kết quả nghiệm thức NaNO
3
với mật độ cực đại cao nhất là 44,4 ±
5,59 triệu tb/mL vào ngày thứ 8 của thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với
nghiệm thức NH
4
.1.5. Mật độ trung bình (triệu tb/mL) của các nghiệm thức ở thí nghiệm
Chlorella sp. được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 3.2. Mật độ tảo thí nghiệm Chlorella sp.
Ghi chú: Các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống
kê. Các ký tự khác nhau là chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở p < 0,05.
Kết quả này cho thấy khả năng hấp thu đạm Amon của tảo Chlorella sp. tương đương đạm
Nitrate ở hàm lượng đạm amon là 48 mg/L. Đạm Amon 64 mg/L được coi là không phù hợp với
sự phát triển của Chlorella sp. Nguồn nitơ sử dụng là muối amonium, nitrate và urea trong đó
amonium cho kết quả tốt nhất (Iriarte, 1991). So sánh với đề tài nghiên cứu của Trần thị Thủy.
2008 “Ảnh hưởng của pH, nhiệt độ, dinh dưỡng lên sự phát triển của tảo Chlorella”, kết quả mật
độ cao nhất ở nghiệm thức sử dụng môi trường Walne 22,72  5,0 triệu tb/mL vào ngày thứ 9.
Như vậy môi trường Walne sử dụng đạm Nitrate là tốt nhất. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu
cho thấy với hàm lượng đạm Amon ở nghiệm thức NH
4
.1.5 là phù hợp cho sự sinh trưởng

Chlorella sp.














Ngày NaNO
3
NH
4
. 1 NH
4
. 1.5 NH
4
. 2
1
ns
2,15 ± 0,01

2,13 ± 0,02


2,15 ± 0,02

2,13 ± 0,02


2
ns
7,57 ± 1,09

7,08 ± 0,59

6,82 ± 0,88

6,36 ± 0,65


3
ns
12,7 ± 2,63

11,6 ± 0,81

11,4 ± 0,83

9,88 ± 0,83


4
ns
16,7 ± 1,76 12,7 ± 0,96


13,2 ± 0,63

12,3 ± 0,80


5
*
21,3 ± 1,53
ab
23,7 ± 4,21
ab
30,0 ± 7,36
a
17,5 ± 3,99
b

6
*
35,8 ± 3,55
b
35,2 ± 1,97
b
35,3 ± 8,82
b
23.0 ± 0,85
a

7
*

39,9 ± 3,39
b
29.9 ± 1.40
a
39,6 ± 1,69
b
27,9 ± 3,61
a

8
*
44,4 ± 5,59
c
27,4 ± 2,20
a
35,0 ± 1,26
b
27,0 ± 2,39
a

9
ns
36,0 ± 9,37

25,7 ± 2,85

31,5 ± 3,83

25,8 ± 2,84
10

ns
33,0 ± 9,33 - 24,9 ± 6,04

24,4 ± 1,90


11 26,2 ± 8,82 - - -
Hình 3.8. Mật độ tảo tảo Chlorella sp.

0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
30.00
35.00
40.00
45.00
50.00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Ngày
Mật độ tảo (triệu tb/mL)
NaNO3 NH4. 1
NH4. 1.5 NH4. 2
Trang 11
3.2.8. Tốc độ tăng trưởng
Thí nghiệm Chlorella sp. có tốc độ tăng trưởng ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa
thống kê vào 3 ngày đầu của thí nghiệm do tảo ở các nghiệm thức phát triển tương đương nhau.
Các nghiệm thức có tốc độ tăng trưởng cao nhất vào ngày đầu của thí nghiệm sau đó giảm dần từ

ngày thứ 2 và đạt giá trị cực thấp vào ngày cuối của thí nghiệm. Cụ thể là nghiệm thức NaNO
3

-0,26 ± 0,19 vào ngày 11, nghiệm thức NH
4
.1 vào ngày thứ 7 là -0,16 ± 0,1, NH
4
.1.5 có tốc độ
tăng trưởng vào ngày thứ 10 là -0,25 ± 0,17, NH
4
.2 là -0,05 ± 0,04 vào ngày thứ 9. Tốc độ tăng
trưởng thấp nhất của các nghiệm thức không đồng ngày do sự phát triển không đều nhau













3.2.9. Kích thước tế bào
Kích thước tế bào của Chlorella sp. của những ngày đầu bố trí thí nghiệm so với kích thước ở
cuối thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05. Cụ thể, kích thước trung
bình ở đầu thí nghiệm là 4,67 ± 1,35 µm và cuối thí nghiệm ở nghiệm thức NaNO
3

, NH
4
.1,
NH
4
.1.5 và NH
4
.2 ở ngày cuối thí nghiệm lần lượt là 4,58 ± 1,09 µm; 4,58 ± 2,06 µm; 3,96 ±
1.86 µm; 4,92 ± 1,35 µm.
Chlorella sp. sinh sản theo hình thức tạo bào tử. Tùy theo loài tảo và điều kiện môi trường mà số
lượng các tự bào tử có thể là 2, 4, 8, 16, 32 (thậm chí có trường hợp tạo ra 64 tự bào tử) sau khi
kết thúc sự phân chia, tự bào tử tách khỏi cơ thể mẹ bằng cách phá hoại màng tế bào mẹ, các tế
bào trẻ này lớn lên và phát triển đến giai đoạn chín sinh dục, toàn bộ chu trình lập lại từ đầu
(Trần Văn Vĩ, 1995).
4. KẾT LUẬN
Có thể nuôi cấy tảo Chaetoceros gracilis trong môi trường walne thay thế đạm NO
3
-
bằng đạm
NH
4
+
với tỉ lệ đạm bằng nhau là 32 mg/L.
Có thể nuôi cấy tảo Chlorella sp. trong môi trường walne thay thế đạm NO
3
-
bằng NH
4
+
nồng độ

đạm là 48 mg/L.
5. LỜI CẢM TẠ
Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài tôi đã nhận được nhiều sự động viên và giúp đỡ từ thầy
cô, bạn bè để hoàn thành tốt đề tài.
Hình 3.9. T
ốc độ tăng tr
ưởng
t
ảo Chlorella sp.

-0.40
-0.20
0.00
0.20
0.40
0.60
0.80
1.00
1.20
1.40
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Ngày
NaNO3 NH4. 1
NH4. 1.5
NH4. 2
Trang 12
Cảm ơn cô Trần Sương Ngọc đã tận tình hướng dẫn, luôn quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện để
đề tài diễn ra thuận lợi. Cảm ơn cô Huỳnh Thị Ngọc Hiền, các thầy, cô, anh, chị trong bộ môn
Thuỷ sinh học ứng dụng đã tận tình chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn!

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Coutteau, P, 1996. Micro-algae. in: Manualon the production and use of live food for
aquaculture. Patrick Lavens and Patrick Sorgeloos (Eds). Published by Food and Agriculture
Organization of the United Nations: 9-59.
Dương Thị Hoàng Oanh, Vũ Ngọc Út, 2012. Giáo trình Thực vật thủy sinh, NXB Nông Nghiệp.
Iriarte F., Buitrago,E .,1991. “Determination of concentration and optimal nitrogen source for
Chlorella sp. Culture used as inoculant for massive culture”, MEM. – SOC. – CIENC. – NAT. –
SALLE 51 (135 – 136), 181 – 193.
Lê Hữu Nhân, 2009. Luận văn tốt nghiệp đại học Sử Dụng Nước Thải Từ Hầm Ủ Biogas Để
Nuôi Tảo Chlorella, LVTN trường Đại Học Cần Thơ. Việt Nam.
Liao, I.C., H.M. Su and J.H. Lin, 1983. Larval foods for penaeus prawns, in : CRC handbook of
marincuture.VI: Crustacean Aquaculture, Jame, P.(Eds):43-69.
Nguyễn Văn Công, Nguyễn Kim Đường, 2012. Kết Quả Bước Đầu Nghiên Cứu Môi Trường
Dinh Dưỡng, Độ Mặn, Mật độ Ban Đầu Lên Sự Phát Triển Của Vi Tảo Chaetoceros sp. Và Thử
Nghiệm Nuôi Sinh Khối Trong Hệ Thống Nuôi Kín An Toàn Sinh Học. Tạp chí khoa học
Trường Đại học Vinh. Số 2A: 14 –21.
Nguyễn Văn Hoà, Huỳnh Thanh Tới, Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Hữu Lễ. 2006. Nuôi tảo
Chaetoceros sp. làm nguồn thức ăn cho hệ thống ao nuôi Artemia. Tạp Chí Nghiên Cứu Khoa
Học Trường ĐH Cần Thơ. Số 2A : 52-61.
Oh – Hama. T and S. Myjachi, 1986. “Chlorella”, Micro – algal Biotechnology. Michael A.
Borowitzkaand Lesley J. Borowitzka (Eds), Cambridge University press, pp. 3 – 26.
Patrick Lavens and Patrick Sorgeloos, 2002. Cẩm nang sản xuất và sử dụng thức ăn sống để nuôi
thủy sản.Tài liệu kỹ thuật nghề cá của FAO, 361. Bộ Thủy Sản Việt Nam.
Trần Văn Vĩ, 1995.Thức ăn tự nhiên. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Trần Thị Tuyết Ngân, 2013. Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đối với sự phát triển của tảo
Tetraselmis suecica. LVTN trường Đại Học Cần Thơ. Việt Nam.
Trần Thị Thủy, 2008. Ảnh hưởng của pH, nhiệt độ, dinh dưỡng lên sự phát triển của tảo
Chlorella. LVTN trường Đại Học Cần Thơ. Việt Nam.
Đặng Thị Thanh Hoà và Nguyễn Thúy Hiền. Thử Nghiệm Nuôi Chaetoceros sp. Với Một Số
Môi Trường Đơn Giản Trong Phòng Thí Nghiệm. . Cập nhật ngày

09/12/2013.

×