Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

đánh giá khả năng chịu đựng của copepoda (schmackeria dubia) ở các nhiệt độ, độ mặn và lượng thức ăn khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.85 KB, 11 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN





NGUYỄN NAM KHÔI




ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG CỦA COPEPODA
(Schmackeria dubia) Ở CÁC NHIỆT ĐỘ, ĐỘ MẶN
VÀ LƯỢNG THỨC ĂN KHÁC NHAU



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. VŨ NGỌC ÚT




2014
1

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG CỦA COPEPODA (Schmackeria dubia)
Ở CÁC NHIỆT ĐỘ, ĐỘ MẶN VÀ LƯỢNG THỨC ĂN KHÁC NHAU
ABSTRACT
The study was conducted on copepoda (Schmackeria dubia) to investigate their
tolerance and cyst production under changes of environemental factors (temperature,
salinity) and food shortage. S. dubia were arranged in one liter beaker system at
density of 50 copepoda/L in 500 mL prepared sea water. The copepoda were fed with
Chaetoceros calcitrans at 500,000 cells.mL
-1
. In the first experiment, S. dubia were
subjected to four different feeding regimes including (i) none fed, (ii) fed 25%, (iii)
fed 50%, and (iv) fed 100% (Control). Each treatment was replicated 4 times. In
Experiment 2, S. dubia were exposed to different salinities including gồm 20, 30, 40,
50, 60 và 70‰. Similarly, S. dubia in Experiment 3 were subjected to different
temperature of 30
o
C, 32
o
C, 34
o
C, 36
o
C, 38
o
C và 40
o
C. Densities of S. dubia were

checked daily and cysts were checed at the end of experiments. The results of first
experiment showed that S. dubia population did not grow well in lower amount of
feed treatments. In none fed treatment, S. dubia died off after 7 days. Growth of S.
dubia population in 25% and 50% fed treatments was lower than that in 100% fed
treatment. In the second experiment, S. dubia population grew best at 20‰ with
1282±45 ind.L
-1
at day 21. The population grew slowly at higher salinity and died off
at 50, 60, and 70‰. The third experiment showed that growth of S. dubia population
decreased when tempersature increased as 34, 36, 38 and 40 ºC. Best growth was
found in 30
o
C treatment. There was no any cyst found in all experiments and
treatments in their unfavorable conditions.
TÓM TẮT
Nghiên cứu gồm 3 thí nghiệm được thực hiện trên loài copepoda, Schmackeria
dubia nhằm đánh giá khả năng chịu đựng và đẻ trứng bào xác của chúng trước sự
thay đổi của các yếu tố môi trường như thức ăn, độ mặn và nhiệt độ. S. dubia được
bố trí trong hệ thống cốc thủy tinh 1 lít với mật độ 50 cá thể/Lít và cho ăn tảo
Chaetoceros calcitrans, mật độ 500.000 tế bào/mL. Ở Thí nghiệm 1, copepoda được
bố trí ở 4 chế độ cho ăn khác nhau gồm (i) Không cho ăn, (ii) cho ăn 25%, (iii) cho
ăn 50%, và (iv) cho ăn 100% (đối chứng), mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần.
Trong Thí nghiệm 2, copepoda được bố trí ở các độ mặn khác nhau gồm 20, 30, 40,
50, 60 và 70‰. Tương tự, Thí nghiệm 3 được bố trí với các nhiệt độ khác nhau gồm
30
o
C, 32
o
C, 34
o

C, 36
o
C, 38
o
C và 40
o
C. Mật độ copepoda được kiểm tra mỗi ngày và
trứng bào xác được kiểm tra lúc kết thúc thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy
quần thể S. dubia phát triển kém ở nghiệm thức có lượng thức ăn bị hạn chế. Ở
nghiệm thức không cho ăn quần thể chết hoàn toàn sau 7 ngày, nghiệm thức cho ăn
25% và 50% quần thể phát triển kém hơn nghiệm thức cho ăn 100%. Ở thí nghiệm 2
khi độ mặn tăng dần từ 20‰ đến 30‰ quần thể S. dubia phát triển bình thường mật
độ cao nhất đạt được ở nghiệm thức 20‰ (1.282±45 cá thể/L) và ngày thứ 21, khi
độ mặn tăng cao hơn thì quần thể copepoda phát triển kém hơn, chúng chết hoàn
toàn ở các nghiệm thức có độ mặn 50‰, 60‰, và 70‰. Thí nghiệm 3 cho thấy S.
dubia phát triển kém dần ở các mức nhiệt độ 34, 36, 38 và 40ºC, chúng phát triển tốt
nhất ở nhiệt độ 30ºC. Không có trứng nghỉ nào được ghi nhận trong tất cả các thí
2

nghiệm, điều này cho thấy loài S. dubia không sản sinh trứng nghỉ trong điều kiện
bất lợi.
1 GIỚI THIỆU
Thức ăn tự nhiên đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công trong ương
nuôi nhiều là động vật thủy sản. Ngoài Rotifera, Artemia thì Copepoda cũng đang
được quan tâm đầu tư nghiên cứu. Chúng có lượng dinh dưỡng cao giàu hàm lượng
acid béo không no (HUFA), giàu photpholipid và chất chống oxy hóa tự nhiên, các
enzyme hỗ trợ tiêu hóa và các loại vitamin. Nhiều nghiên cứu cho thấy giá trị dinh
dưỡng của một số loài copepoda cao hơn Artemia, điển hình như Tisbe và Tigriopus
có hàm lượng EPA và DHA rất cao (Stottrup và Norsker, 1997). Vì vậy copepoda có
vai trò quan trọng cho dinh dưỡng của ấu trùng các loài tôm cá, đặc biệt là cá biển.

Vòng đời copepoda phát triển qua các giai đoạn nauplius, copepodite và copepoda
trưởng thành với nhiều kích cỡ phù hợp với các giai đoạn phát triển của ấu trùng cá
biển. Do có hàm lượng dinh dưỡng cao nên chúng có thể dùng cho ăn trực tiếp mà
không cần giàu hóa, tiết kiệm được chi phí và nâng cao được tỉ lệ sống của ấu trùng.
Hiện nay nhiều nghiên cứu đang được thực hiện nhằm xây dựng và hoàn thiện qui
trình nuôi sinh khối một số loài copepoda.
Schmackeria dubia là một trong những loài copepoda có khả năng thích nghi tốt
trong môi trường nước lợ, chúng phân bố rộng khắp các thủy vực ven biển của nước
ta (Nguyễn Văn Khôi, 2001). Qui trình nuôi sinh khối S. dubia đang được nghiên
cứu trong đó việc phân lập, nuôi giữ giống thành công sẽ giúp hoàn thiện qui trình
nuôi sinh khối. Ngoài việc lưu giữ giống sống để có thể chủ động nguồn giống cho
nuôi sinh khối thì việc tìm hiểu khả năng chịu đựng và tạo trứng nghỉ của S. dubia và
việc lưu giữ trứng nghỉ sẽ giúp việc lưu giữ giống dễ dàng và tiện lợi hơn.
Do đó đề tài “Đánh giá khả năng chịu đựng của copepoda Schmackeria dubia ở các
nhiệt độ, độ mặn và lượng thức ăn khác nhau” được thực hiện nhằm đánh giá khả
năng chịu đựng của chúng trước các điều kiện môi trường bất lợi và khảo sát khả
năng tạo ra trứng nghỉ của chúng trong các điều kiện này nếu có nhằm phục vụ cho
việc hoàn thiện qui trình nuôi loài này trong tương lai.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ. S.
dubia được thu từ vùng ven biển Vĩnh Châu (Sóc Trăng) bằng lưới phiêu sinh kích
thước 60µm sau khi được phân lập, hiện đã được nuôi và giữ giống tại Phòng thí
nghiệm thức ăn tự nhiên, Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng phục vụ cho các thí
nghiệm.
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thức ăn lên khả năng chịu đựng và tạo trứng nghỉ.
Copepoda được bố trí 4 nghiệm thức bao gồm nghiệm thức 1 không cho ăn, nghiệm
thức 2 cho ăn 25%, nghiệm thức 3 cho ăn 50%, nghiệm thức 4 cho ăn 100%. Mỗi
nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lập lại, kết hợp cho ăn và
thay nước mỗi ngày một lần vào lúc 7 – 9 giờ sáng, thức ăn là tảo Chaetoceros
calcitrans với mật độ 500.000 tế bào/mL, tương ứng với 100% lượng thức ăn dựa

vào nghiên cứu của Nguyễn Khắc Nguyên (2013). Độ mặn bố trí là 20‰ (Liên
Trường Đăng Khoa, 2013). Thí nghiệm được bố trí trong cốc thủy tinh 1 lít có sục
khí nhẹ liên tục, mật độ Copepoda ở mỗi cốc ban đầu là 50 cá thể/500mL. Thời gian
theo dõi là 30 ngày.
3

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của độ mặn lên khả năng chịu đựng và tạo trứng nghỉ
Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức bao gồm các độ mặn khác nhau (i) 20‰, (ii) 30‰,
(ii) 40‰, (iv) 50‰, (v) 60‰ và (vi) 70‰. Mỗi nghiệm thức được bố trí hoàn toàn
ngẫu nhiên và được lập lại 4 lần. Độ mặn bố trí ban đầu là 20‰ và được tăng lên mỗi
ngày 5‰ chia làm 2 lần vào lúc 8 giờ và 16 giờ đến khi đạt độ mặn cần thiết của các
nghiệm thức thì dừng lại. Tảo Chaetoceros calcitrans được dùng làm thức ăn với mật
độ là 500.000 tế bào/1ml. Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống cốc thủy tinh 1 lít
có sục khí nhẹ liên tục, mật độ copepoda ở mỗi cốc ban đầu là 50 cá thể/500ml. Thời
gian theo dõi là 30 ngày.
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên khả năng chịu đựng và tạo trứng nghỉ.
Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức với các mức nhiệt độ khác nhau: 30
o
C, 32
o
C, 34
o
C,
36
o
C, 38
o
C và 40
o
C. Mỗi nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và được lập

lại 4 lần. Nhiệt độ ban đầu bố trí là 30
o
C và được tăng lên mỗi ngày 2
o
C đến khi đạt
nhiệt độ của từng nghiệm thức thì dừng lại. Nhiệt độ được điều chỉnh bằng dụng cụ
tăng nhiệt. Tảo Chaetoceros calcitrans được dùng làm thức ăn với mật độ là 500.000
tế bào/mL. Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống cốc thủy tinh 1 lít có sục khí nhẹ
liên tục, mật độ copepoda ở mỗi cốc ban đầu là 50 cá thể/500ml. Thời gian thực hiện
là 30 ngày.
Các thông số theo dõi
Chỉ tiêu môi trường như nhiệt độ, độ mặn, pH, được theo dõi mỗi ngày vào lúc 8 - 9
giờ. TAN, NO
2
-
được thu 7 ngày/lần và được phân tích bằng phương pháp so màu
Diazonium (TAN) và phương pháp so màu Indophenol-blue (NO
2
-
) (APHA et al.,
1999).
Mật độ copepoda được thu 3 ngày/lần, sau đó cô đặc qua lưới phiêu sinh và đếm
trên kính lúp điện bằng buồng đếm Bogorov.
Trứng nghỉ được theo dõi bằng cách hút lớp cặn ở dưới đáy cốc và quan sát trên kính
hiển vi. Theo dõi từ ngày đầu bố trí đến khi kết thúc thí nghiệm.
Số liệu được xử lý bằng chương trình Exel 2007 và so sánh thống kê bằng phương
pháp phân tích ANOVA với phần mềm Statistica.

3 KẾT QUẢ


3.1 Ảnh hưởng của thức ăn lên khả năng chịu đựng và tạo trứng nghỉ.
3.1.1 Các yếu tố môi trường

Nhiệt độ khá ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm, trong khoảng 28,0
o
C – 29,9
o
C.
pH dao động từ 7,9 – 8,7. Độ mặn được duy trì ở 20‰ trong suốt quá trình thực hiện
thí nghiệm. Theo Li et al (2008), Schmackeria dubia phát triển tốt trong phạm vi
nhiệt độ từ 15 - 35
o
C, ở khoảng nhiệt độ từ 15 - 25
o
C là nhiệt độ tối ưu cho sự phát
triển của S. dubia, pH phù hợp cho loài này nằm trong khoảng 7,5 – 8,5, quá trình lọc
của S. dubia sẽ giảm khi pH không nằm trong khoảng thuận lợi.

Hàm lượng TAN cao không đáng kể trong suốt thời gian thí nghiệm, cao nhất vào
ngày thứ 12 ở nghiệm thức 1 cho ăn 100% (0,63±0,25 mg/L), ở nghiệm thức cho ăn
4

50% là 0,43±0,15 mg/L và nghiệm thức cho ăn 25% là 0,2±0 mg/L (Hình 3.1

Ở nghiệm thức 1 cho ăn 100% thì hàm lượng nitrit tăng cao nhất vào ngày thứ 12 với
2,0 ±0 mg/L. hàm lượng NO
2
-
không đáng kể ở các nghiệm thức còn lại, lần lượt là
1,0±0 mg/L, 0,63±0,3 mg/L và 0 mg/L ở các nghiệm thức cho ăn 50%, 25% và 0%

(Hình 3.2).



Hình 3.1 Sự biến động TAN giữa các nghiệm thức trong Thí nghiệm 1

Hình 3.2 Sự biến động NO
2
-
giữa các nghiệm thức trong Thí nghiệm 1
3.1.2 Mật độ Schmackeria dubia
Trong suốt quá trình thí nghiệm có sự ảnh hưởng rõ rệt của lượng thức ăn lên sự phát
triển của quần thể S. dubia (P<0,05). Ở nghiệm thức hoàn toàn không cho ăn quần
thể copepoda giảm rõ rệt và chết hoàn toàn ở ngày thứ 7 của thí nghiệm. Ở nghiệm
thức cho ăn 25% khẩu phần quần thể S. dubia có sự tăng trưởng chậm đạt mật độ cao
nhất (453±42 cá thể/L) ở ngày thứ 9 và sau đó giảm dần đến cuối thí nghiệm. So với
nghiệm thức cho ăn 25%, nghiệm thức cho ăn 50% và 100% quần thể S. dubia phát
triển tốt lần lượt đạt mật độ cao nhất 1.068±136 cá thể/L và 1.125±51 cá thể/L ở các
ngày 15 và 12 của thí nghiệm và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nghiệm
thức này (P>0,05). Sự biến động số lượng S. dubia được trình bày ở Hình 3.3.
5


Hình 3.3 Sự biến động số lượng cá thể Schmackeria dubia giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm
1(cá thể/L)
Quần thể S. dubia tăng tưởng mạnh khi được cung cấp thức ăn đầy đủ ngược lại
chúng phát triển yếu khi nguồn thức ăn bị hạn chế. Do cạnh tranh về không gian
sống và nguồn thức ăn nên quần thể copepoda ở mỗi nghiệm thức chỉ phát triển được
đến một mật độ nhất định.
Qua thí nghiệm cho thấy rằng quần thể S. dubia phát triển tốt nhất ở nghiệm thức cho

ăn 100% khẩu phần, kết quả này phù hợp với kết quả Nguyễn Khắc Nguyên (2013).
Các nghiệm thức cho ăn 50%, 25% nguồn thức ăn bị hạn chế như một yếu tố bất lợi
ảnh hưởng đến quá trình phát triển của S. dubia, tuy vậy quần thể quần thể vẫn phát
triển và duy trì với số lượng nhất định. Riêng đối với nghiệm thức không cho ăn,
quần thể không phát triển và nhanh chóng suy tàn.
Mặc dù quần thể S. dubia phát triển kém hoặc suy tàn trong các nghiệm thức có
lượng thức ăn thấp nhưng trứng bào xác vẫn không tìm thấy trong các nghiệm thức
này.
3.2 Ảnh hưởng của độ mặn lên khả năng chịu đựng và tạo trứng nghỉ.
3.2.1 Các yếu tố môi trường

Nhiệt độ cao nhất là 29,1
o
C và thấp nhất là 26,1
o
C và không khác biệt giữa các
nghiệm thức. pH dao động từ 8,1 - 8,7.

Hàm lượng TAN có xu hướng tăng liên tục, cao nhất vào ngày 30 ở nghiệm thức
20‰ (0,88±0,25 mg/L) kế đến là 0,75±0,29mg/L ở nghiệm thức 30‰ và 0,63±0,25
mg/L ở nghiệm thức 40‰. Các nghiệm thức còn lại quần thể copepoda suy tàn trước
khi thí nghiệm kết thúc (Hình 3.4).

6


Hình 3.4 Sự biến động TAN

giữa các nghiệm thức trong Thí nghiệm 2


Nồng độ nitrite tăng liên tục trong suốt quá trình thí nghiệm cụ thể cao nhất vào ngày
30 ở nghiệm thức độ mặn 40‰ nồng độ đo được là 2±0 mg/L, kế đến là 1,75±0,43
mg/L ở nghiệm thức 30‰ và 1,25±0,43 mg/L ở nghiệm thức 20‰. Các nghiệm thức
còn lại quần thể copepoda suy tàn trước khi thí nghiệm kết thúc (Hình 3.5).


Hình 3.5 Sự biến động NO
2
-
giữa các nghiệm thức trong Thí nghiệm 2

3.2.2 Mật độ copepoda Schmackeria dubia
Quần thể copepoda đạt cao nhất ở nghiệm thức 20‰ vào ngày 21 với 1.282±45 cá
thể/L, khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các nghiệm thức còn lại (mật độ
rất thấp). Ở nghiệm thức 30‰ đạt mật độ 605±49 cá thể/lít và 40‰ là 172±33 cá
thể/lít. Riêng các nghiệm thức 50‰, 60‰, 70‰ quần thể suy tàn trước khi thí
nghiệm kết thúc. Như vậy quần thể S. dubia vẫn có thể phát triển ở 40‰ nhưng độ
mặn càng lên cao thì quần thể càng kém phát triển, độ mặn từ 20‰ - 30‰ thích hợp
cho sự phát triển của S. dubia (Li et al. 2008). Mật độ của copepoda trong các
nghiệm thức được trình bày ở Hình 3.6.
Tương tự như ở thí nghiệm 1, trứng nghỉ cũng không phát hiện được trong các
nghiệm thức có độ mặn rất cao mặc dù quần thể phát triển kém hoặc suy tàn.
7


Hình 3.6 Mật độ Schmackeria dubia ở các nghiệm thức trong thí nghiệm 2 (cá thể/L)
3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên khả năng chịu đựng và tạo trứng nghỉ.

3.3.1 Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ được bố trí phù hợp theo yêu cầu của từng nghiệm thức. pH dao động từ 8,1

– 8,7. Nhìn chung pH của các nghiệm thức không có sự khác biệt lớn. Độ mặn được
theo dõi hằng ngày, duy trì ổn định ở 20‰.

Hàm lượng TAN trong thí nghiệm tăng không đều qua các lần đo, nhìn chung hàm
lượng TAN nằm trong khoảng cho phép, không gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của quần thể copepoda.(Hình 3.7).


Hình 3.7 Sự biến động TAN

giữa các nghiệm thức trong Thí nghiệm 3

Hàm lượng nitrite tăng nhanh trong suốt quá trình thí nghiệm, cao nhất ở ngày thứ 28
trong nghiệm thức 30ºC (2,62±0,04 mg/L). Các nghiệm thức còn lại 32ºC, 34ºC,
36ºC hàm lượng đo được lần lượt là 2,36±0,04 mg/L, 2,18±0,07 mg/L, 1,32±0,17
mg/L, riêng 2 nghiệm thức 38ºC và 40ºC quần thể suy tàn trước khi thí nghiệm kết
thúc.
8



Hình 3.8 Sự biến động NO
2
-
giữa các nghiệm thức trong Thí nghiệm 3
3.3.2 Mật độ copepoda Schmackeria dubia
Quần thể copepoda ở nghiệm thức 30ºC đạt số lượng cao nhất vào ngày thứ 15
(4.700±116 cá thể/L) khác biệt có ý nghĩa (P <0,05) với các nghiệm thức còn lại, mật
độ ở nghiệm thức 32ºC là 2.449±169 cá thể/L, 34ºC là 1.448±142 cá thể/L, 36ºC là
849±40 cá thể/L, 38ºC là 480±19 cá thể/L, ở nghiệm thức 40 ºC quần thể suy tàn vào

ngày thứ 6 của thí nghiệm. Qua thí nghiệm ta thấy ở mức nhiệt độ 36ºC quần thể
copepoda vẫn có thể tồn tại nhưng nhiệt độ càng tăng cao thì số lượng copepoda
càng giảm, lúc này nhiệt độ như một yếu tố bất lợi đối với chúng. Ở nhiệt độ 40ºC
quần thể hầu như không phát triển được và nhanh chóng suy tàn. Trong thí nghiệm
nhiệt độ mật độ S. dubia cao hơn hẳn hai thí thức ăn và độ mặn là do nhiệt độ ổn
định trong suốt thời gian thí nghiệm. Mật độ copepoda của từng nghiệm thức được
trình bày ở Hình 3.9. Trứng nghỉ cũng không được tìm thấy trong các điều kiện bất
lợi của nhiệt độ cao.

Hình 3.9 Sự biến động số lượng cá thể Schmackeria dubia giữa các nghiệm thức
trong thí nghiệm 2(cá thể/L)



9

4 THẢO LUẬN

Quần thể S. dubia phát triển nhanh khi được cung cấp thức ăn đầy đủ, khi thức ăn
trong môi trường giảm đi thì mật độ S. dubia cũng suy giảm theo. Theo Nguyễn
Khắc Nguyên (2013) quần thể S. dubia sẽ tăng lên nhanh chóng khi được cung cấp
tảo với mật độ cao. Mật độ copepoda không chỉ phụ thuộc vào mật độ thức ăn mà
còn phụ thuộc vào thành phần có trong thức ăn mà copepoda sử dụng. Khi được cung
cấp 25% khẩu phần thức ăn thì quần thể S. dubia vẫn phát triển được với số lượng
nhất định.
Schmackeria dubia là loài có khả năng thích nghi với độ mặn thấp nên quần thể phát
triển mạnh ở 20‰, độ mặn càng cao thì quần thể càng khó phát triển. Theo Liên
Trường Đăng Khoa (2013) ở độ mặn 20‰ quần thể S. dubia phát triển nhanh và mật
độ cao nhất (3.367±528 cá thể/L). Li et al., (2008) chỉ ra rằng quần thể S. dubia phát
triển tốt ở độ mặn 20‰ - 30‰, độ mặn càng lên cao hoặc xuống thấp đều ảnh hưởng

đến sự phát triển của quần thể. Nguyễn Thị Kim Liên và ctv., (2006) đã có nghiên
cứu trên loài Microsetella norvegica, kết quả cho thấy ở độ mặn 20‰ thì quần thể
phát triển mạnh nhất. Khi độ mặn tăng lên 40‰ quần thể S. dubia vẫn có thể tồn tại
nhưng với số lượng không nhiều(167±10 cá thể/L vào ngày thứ 15) ở độ mặn 50‰
quần thể chết hoàn toàn.
Nhiệt độ cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mật độ của quần thể S.
dubia. Trong thí nghiệm, khi nhiệt độ được duy trì ổn định ở 30ºC thì quần thể phát
triển với số lượng cao nhất so với tất cả các nghiệm thức nhiệt độ khác. Khi nhiệt độ
tăng lên 36 ºC quần thể S. dubia vẫn có thể thích nghi tuy nhiên mật độ lại không cao
(849±40 cá thể/L vào ngày thứ 15) lúc này nhiệt độ đóng vai trò là yếu tố bất lợi với
chúng. Li et al., (2008) cho rằng ở nhiệt độ 15 ºC - 25 ºC thì quần thể S. dubia phát
triển mạnh nhất. Nhiệt độ thích hợp cho copepoda Apocylop dengizicus là 25 - 35 ºC
(Farhadian, 2006).
Copepoda có khả năng sinh ra 2 loại trứng, khi gặp các điều kiện thuận lợi của môi
trường thì các trứng vỏ mỏng được tạo thành, phôi phát triển và nở sau khi được sinh
ra, hai là trứng vỏ dầy còn gọi là trứng nghỉ được tạo thành khi gặp các đều kiện bất
lợi, trứng có khả năng chịu được những yếu tố bất lợi của môi trường(Grice and
Marcus, 1981). Tuy nhiên, trong suốt quá trình thí nghiệm khi lượng thức ăn, độ
mặn, nhiệt độ ở điều kiện bất lợi thì vẫn không phát hiện trứng nghỉ của S. dubia. Do
đó, có thể S. dubia không tạo trứng nghỉ trong điều kiện thí nghiệm.

5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Quần thể S. dubia có thể tồn tại khi lượng thức ăn giảm xuống ở mức 25% khẩu phần
bình thường. Ở độ mặn 40‰ quần thể S. dubia vẫn có thể chống chịu được, nhưng
chết hoàn toàn ở 50‰ trở lên. Khi nhiệt độ tăng lên 36 ºC quần thể S. dubia phát
triển kém nhưng vẫn duy trì trong suốt thời gian thí nghiệm, nhiệt độ càng lên cao thì
quần thể phát triển càng kém. Không phát hiện được trứng nghỉ trong suốt thời gian
thí nghiệm.
Cần có nghiên cứu thêm ảnh hưởng của nhiệt độ lên khả năng phát triển của S. dubia

khi ở ngưỡng dưới 30ºC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Liên Trường Đăng Khoa, 2013. Xác định mật độ và độ mặn thích hợp nuôi loài copepoda
Schmackeria dubia.
10

Nguyễn Khắc Nguyên, 2013. Xác định loại thức ăn và mật độ thức ăn thích hợp nuôi sinh khối loài
copepoda Schmackeria dubia.
Nguyễn Thị Kim Liên, 2005. Tìm hiểu sự phân bố và khả năng nuôi sinh khối copepoda Microsetella
norvegica, Luận văn tốt nghiệp cao học. Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Khôi, 2001. Động vật chí Việt Nam, Phân lớp chân mái chèo – Copepoda, Biển. Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 385 trang.
Vũ Ngọc Út, Dương Thị Hoàng Oanh, 2012. Giáo trình thực vật và động vật thủy sinh.
Changling Li, Xiaoxia Luo, Xianghu Huang , and Binhe Gu, 2008. Effects of Temperature, Salinity,
pH, and Light on Filtering and Grazing Rates of a Calanoid Copepod (Schmackeria dubia).

David Devreker, Sami Souissi , Laurent Seuront , 2003. Development and mortality of the first
naupliar stages of Eurytemora affinis (Copepoda, Calanoida) under different conditions of salinity and
temperature.

Farhadian O. (2006) Culture of planktonic cyclopoid Apocyclops dengizicus (Lepeshkin, 1900) and
its suitability as live feed for giant black tiger shrimp, Penaeus monodon Fabricius (1798), postlarvae.
Doctoral Thesis, Faculty Science, Uni – versit Putra Malaysia, 301pp.
Patrick Lavens & Patrick Sorgeloos, 1996. Cẩm nang sản xuất & sử dụng thức ăn sống để nuôi thủy
sản.
Grice, G.D., Marcus, N.H., 1981. Dormant eggs of marine copepods. Oceanogr. Mar. Biol. Annu.
Rev. 19,125–140.


Guillermo Cervetto, Raymond Gaudy, Marc Pagano, 1999. Influence of salinity on the distribution of
Acartia tonsa (Copepoda, Calanoida).

Stottrup J.G. and N.H. Norsker, 1997. Production and use of copepods in marine fish larviculture.
Aquaculture.



×