Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ảnh hưởng thuốc trừ sâu cypermethrin lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon) giai đoạn tôm giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.42 KB, 14 trang )

0

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN



DƯƠNG THỊ THANH TUYỀN




ẢNH HƯỞNG THUỐC TRỪ SÂU CYPERMETHRIN LÊN
TĂNG TRƯỞNG CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon) GIAI
ĐOẠN TÔM GIỐNG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG





2014
1


ẢNH HƯỞNG THUỐC TRỪ SÂU CYPERMETHRIN LÊN TĂNG TRƯỞNG
CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon) GIAI ĐOẠN TÔM GIỐNG
Dương Thị Thanh Tuyền và Đỗ Thị Thanh Hương
1

1
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
ABSTRACT
This study was carried out in 60 days to evaluate the effects of pesticide cypermethrin on
growth , survival and molting cycle of the black tiger shrimp ( Penaeus monodon). The
experiment was arranged with 3 temperature 22
o
C, 28
o
C and 32
o
C at each temperature 4
treatments 0, 5, 25 and 50% 96h LC50 of cypermethrin on shrimp, drug concentrations
corresponding 0

g/L, 0,017

g/L, 0,086

g/L và 0,17

g/L cypermethrin each treatments
was repeated 3 times. The layout shrimp treatments was weight larvae weight ranged from
0,10 to 0,14 g /fish. Experimental results showed that growth of shrimp proportional to the
temperature mean rising temperatures (22

o
C, 28
o
C and 32
o
C), the volume of shrimp
increased in all treatments. In the same temperature, the survival rate of shrimp inversely
proportional to the concentration of the drug, the survival rate decreased from levels 0
µg/L to 0,17 µg/L. In terms of temperature, the survival rate of shrimp the higher at
temperatures 28
o
C (80,83 ± 5,57%), followed by 22
o
C (40,83 ± 7,63%) and lowest in 32
o
C
(36,67 ± 13,87%). Cycle molting of shrimp average in all treatments 0 µg/L, 0,017 µg/L,
0.086 µg/L and 0.17 µg/L equal 8,56 ± 0,31, 8,67 ± 0,47, 8,57 ± 0,2 and 8,61 ± 0,22 days.
At a temperature of 28
o
C and 32
o
C molting cycle were similar (8,49 ± 0,23 and 8,44 ±
0,27 days) and at a temperature of 22
o
C have the molting longest cycle (8,88 ± 0,21
days). Thus, in this experiment cypermethrin concentrations are inversely proportional to
the survival rate of shrimp, unknown effect on growth and molting cycle of prawn. Weight
gain of shrimp proportional to temperature and molting cycle of prawn shorter when the
temperature rises.

Keywords: Penaeus monodon, cypermethrin, molting cycle
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện trong 60 ngày nhằm đánh giá ảnh hưởng thuốc trừ sâu
cypermethrin đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và chu kỳ lột xác của tôm sú (Penaeus
monodon). Thí nghiệm được bố trí với 3 mức nhiệt độ 22
o
C, 28
o
C và 32
o
C ở mỗi nhiệt
độ có 4 nghiệm thức 0, 5, 25 và 50% LC
50
-96h của cypermethrin trên tôm sú, tương
ứng với nồng độ thuốc 0

g/L, 0,017

g/L, 0,086

g/L và 0,17

g/L cypermethrin mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tôm bố trí thí nghiệm là tôm giống có khối lượng dao
động trong khoảng 0,10-0,14 g/con. Kết quả thí nghiệm cho thấy tăng trọng của tôm tỉ
lệ thuận với nhiệt độ nghĩa là nhiệt độ tăng (22
o
C, 28
o
C và 32

o
C) thì khối lượng tôm
cũng tăng ở tất cả các nghiệm thức. Trong cùng nhiệt độ thì tỷ lệ sống của tôm giảm tỉ
lệ nghịch với nồng độ thuốc, tỷ lệ sống giảm dần từ nồng độ 0

g/L đến 0,17

g/L. Xét
2

về nhiệt độ thì tỷ lệ sống của tôm cao ở nhiệt độ 28
o
C (80,83±5,57%), kế đến là 22
o
C
(40,83±7,63%) và thấp nhất là ở 32
o
C (36,67±13,87%). Chu kỳ lột xác của tôm trung bình ở
các nghiệm thức 0,0

g/L, 0,017

g/L, 0,086

g/L và 0,17

g/L tương đương nhau 8,56±0,31,
8,67±0,47, 8,57±0,2 và 8,61±0,22 ngày. Ở nhiệt độ 28
o
C và 32

o
C có chu kỳ lột xác tương
đương nhau (8,49±0,23 và 8,44±0,27 ngày) và ở nhiệt độ 22
o
C có chu kỳ lột xác dài nhất
(8,88±0,21 ngày). Như vậy, trong thí nghiệm này nồng độ cypermethrin tỷ lệ nghịch
với tỷ lệ sống của tôm, ảnh hưởng không rõ đến tăng trưởng và chu kỳ lột xác của tôm.
Tăng trọng của tôm tỷ lệ thuận với nhiệt độ và chu kỳ lột xác của tôm ngắn khi nhiệt
độ tăng.
Từ khóa: Tôm sú, cypermethrin, tăng trưởng, chu kỳ lột xác.
1. Giới thiệu
Tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) là loài có kích thước lớn, thịt ngon,
là đối tượng quan trọng trong nuôi nước lợ trên khắp thế giới. Ở Việt Nam tôm sú là đối
tượng được nuôi chủ yếu và có giá trị kinh tế cao. Đóng góp phần lớn trong kim ngạch
xuất khẩu thủy sản, tác động lớn đến xã hội như việc làm, xóa đói giảm nghèo Trong
những năm gần đây nghề nuôi tôm sú phát triển rất nhanh không những về qui mô diện
tích nuôi mà còn về mức độ thâm canh của các mô hình nuôi.
Hàng năm trên đồng ruộng ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ước
tính có đến 30.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng (Berg, 2001). Theo
nghiên cứu ở Thailand khi nuôi tôm sú giống trong nước có chứa cypermethrin với hàm
lượng 0,005 µg/L thì sau 24h tôm chết 100%. Ở tôm sú (1-3 g) với nồng độ 1 mg/L
cypermethrin trong ao nuôi cũng có thể làm tôm chết hàng loạt khoảng 50% trong vòng
10 ngày thí nghiệm (Flegel et al, 1992). Trong môi trường nước, hoạt lực của
cypermethrin có thể tồn tại từ 42 đến 72 ngày, và cypermethrin hấp thụ rất mạnh mẽ vào
các hạt đất (Ostiz and Khan, 1994) và có thời gian bán hủy trong đất màu mỡ là từ 2 đến
4 tuần (WHO, 1989). Kết quả điều tra ao nuôi thâm canh của Cao Thành Trung và ctv
(2011) thì có hơn 50% ao tôm kiểm tra trong nghiên cứu có tồn lưu chất diệt giáp xác
cypermethrin trong đất dao động từ 0,0315-0,6035 mg/L.
Từ thực tế này chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài "Ảnh hưởng của thuốc trừ
sâu cypermethrin lên tăng trưởng của tôm sú (Penaeus monodon) ở giai đoạn

giống" để xác định nồng độ nào của cypermethrin ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, chu kỳ
lột xác và tỉ lệ sống của tôm sú.
3


2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm
Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được thực hiện tại bộ môn Dinh dưỡng và Chế
biến thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2014.
2.2. Đối tượng thí nghiệm
Tôm 45-60 ngày tuổi có nguồn gốc từ trại sản xuất giống tại thành phố Cần Thơ,
khối lượng trung bình 0,09-0,1 g. Tôm mua về được thuần dưỡng trong bể có thể tích
2.000 lít khoảng 5-10 ngày để tôm ổn định và quen với điều kiện sống trong bể trước khi
bố trí thí nghiệm. Trong thời gian thuần hóa tôm được cho ăn 3 lần/ngày bằng thức ăn
viên công nghiệp (khoảng 3% trọng lượng thân). Tôm được chọn bố trí thí nghiệm có
kích cỡ đồng đều, khỏe và hoạt động mạnh.
Thuốc trừ sâu sử dụng là thuốc gốc cúc tổng hợp có tên thương mại là Cyperan
10 EC (hoạt chất cypermethrin) và có nồng độ hoạt chất là 100 g/L do Công ty cổ phần
BVTV An Giang sản xuất.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của giá trị LC50-96 giờ lên tăng trưởng, tỉ
lệ sống và chu kỳ lột xác của tôm sú
Thí nghiệm được bố trí trong bể kính 180 L với 60 L nước mật độ bố trí khoảng
15-20 con/bể. Tôm sau khi dưỡng thì được thuần nhiệt. Giảm nhiệt độ của nước thí
nghiệm 2
o
C mỗi giờ đến khi đúng nhiệt độ yêu cầu thí nghiệm, để khoảng 2-3 ngày cho
tôm ổn định thì tiến hành cho thuốc vào các nghiệm thức. Sử dụng hệ thống làm lạnh ở
22

o
C và máy tăng nhiệt ở 32
o
C trong suốt quá trình làm thí nghiệm.
Bảng 1: Liệt kê nghiệm thức theo nồng độ và nhiệt độ
Nhiệt độ
Nồng độ
Đối chứng
(0,0 g/L)
5% LC
50
-96h
(0,017 g/L)
25% LC
50
-96h
(0,086 g/L)
50% LC
50
-96h
(0,17 g/L)
22
o
C NT 1 NT 2 NT 3 NT 4
28
o
C NT 5 NT 6 NT 7 NT 8
32
o
C NT 9 NT 10 NT 11 NT12

Trong thời gian thí nghiệm bể có sục khí và cho tôm ăn thức ăn viên công nghiệp
của công ty CP (35% đạm), cho ăn thỏa mãn theo nhu cầu, thức ăn thừa được vớt ra để
tránh làm dơ nước. Trong thời gian thí nghiệm thay nước hàng ngày khoảng 30% (nước
có pha thuốc). Theo dõi các hoạt động hàng ngày ở các bể thí nghiệm. Ghi nhận số
lượng và thời gian tôm chết, tôm chết sẽ được lấy ra để tránh làm ảnh hưởng đến môi
4

trường nước trong bể thí nghiệm. Sau 60 ngày, ghi nhận số tôm còn lại trong bể để tính
tỉ lệ sống, tổng khối lượng tôm của mỗi bể. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO
đo 2 lần/tuần bằng máy đo (lúc 8
h
và 14
h
), độ mặn, NO
2
-
, NO
3
-
và NH
3
đo định kỳ 10
ngày/lần phân tích trong phòng thí nghiệm và đo trước khi cho thuốc vào bể.
Các chỉ tiêu theo dõi
Chu kỳ lột xác
Bố trí trong túi lưới 1 con/túi khoảng 5 túi trong 1 bể. Theo dõi và ghi nhận số
tôm lột xác hàng ngày trong suốt quá trình thí nghiệm, chu kỳ lột xác được tính từ thời
gian lột xác lần đầu cho tới khi lột xác lần kế tiếp.
Tỉ lệ sống (%):Tỉ lệ sống = (số tôm còn lại sau thí nghiệm/ số tôm ban đầu) x
100.

Phương pháp xác định tăng trưởng của tôm: Khối lượng tôm được theo dõi
1tháng/lần, bằng cách cân riêng từng cá thể tôm thí nghiệm ở từng nghiệm thức.
Khi kết thúc thí nghiệm xác định tăng trọng của tôm theo công thức:
Tăng trọng: W = Wt-W0 (W
t
: Khối lượng tôm ở thời điểm t; W
0
: Khối lượng tôm
thời điểm ban đầu)
Khối lượng trung bình (gam)= tổng khối lượng tôm/tổng cá thể
Tốc độ tăng trọng tuyệt đối: DWG (g/ngày) = (W
t
-W
0
)/T (Wt: Khối lượng tôm ở
thời điểm t; W0: Khối lượng tôm ở thời điểm đầu; T: Tổng số ngày thí nghiệm)
Tốc độ tăng trưởng tương đối: SGR(%/ngày) = [( LnWt-LnW0 ) * 100% ]/T
(W
t
: Khối lượng tôm ở thời điểm t; W0: Khối lượng tôm ở thời điểm đầu; T: Tổng số
ngày thí nghiệm)
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và phân tích phương sai ANOVA 2 nhân tố
để tìm ra sự khác biệt giữa các giá trị trung bình nghiệm thức với mức ý nghĩa p<0,05,
sử dụng phần mền Excel và SPSS để xử lý thống kê.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Các yếu tố môi trường
Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống của thủy sinh vật, các yếu tố
môi trường tác động trực tiếp và gián tiếp đến cơ thể sinh vật làm thay đổi hoạt động
sinh lý, sinh hóa của chúng (Trương Quốc Phú, 2006). Nên các yếu tố môi trường luôn

được theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm. Kết quả các yếu tố môi trường (bảng 2)
đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng của tôm, và không có sự khác biệt
lớn giữa các bể thí nghiệm, pH:7,67±0,14-7,93±0,13, DO: 5,9±0,5-7,9±0,7 mg/L, NH
3
:
0,007±0,003-0,01±0,04 mg/L, NO
2
: 0,63±0,20-1,19±0,16 mg/L, NO
3
: 0,08±0,03-
5

0,27±0,04 mg/L đều nằm trong khoảng thích hợp (Boyd, 1992) không làm ảnh hưởng đến
kết quả thí nghiệm.


Bảng 2: Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm
Nhiệt độ Nghiệm thức NO
2
(mg/L) NO
3
(mg/L) NH
3
(mg/L) pH
Oxy
(mg/L)
22
o
C
NT 1


0,75±0,21

0,15±0,03

0,007±0,003

7,67±0,14

7,3±0,6

NT 2

0,68 ±0,23

0,09±0,04

0,008±0,003

7,73±0,16

7,5±0,6

NT 3

0,63±0,20

0,15±0,09

0,007±0,004


7,80±0,21

7,8±0,7

NT 4

0,74±0,23

0,11±0,04

0,009±0,003

7,83±0,2

7,9±0,7

28
o
C
NT 5

0,74±0,18

0,14±0,06

0,008±0,004

7,83±0,21


6,5±0,4

NT 6

0,81±0,16

0,11±0,03

0,009±0,003

7,83±0,24

6,2±0,4

NT 7

0,79±0,18

0,08±0,03

0,009±0,004

7,76±0,26

6,3±0,5

NT 8

0,83±0,17


0,14±0,02

0,008±0,003

7,79±0,23

6,3±0,4

32
o
C
NT 9

0,95±0,24

0,27±0,04

0,009±0,003

7,84±0,17

5,9±0,5

NT 10

0,98±0,27

0,26±0,01

0,01±0,04


7,93±0,13

5,9±0,5

NT 11

0,91±0,15

0,20±0.03

0,009±0,04

7,89±0,13

6,0±0,5

NT 12

1,19±0,16

0,26±0,03

0,01±0,04

7,91±0,12

6,0±0,5

3.2. Độc tính của cypermethrin đối với tôm sú

3.2.1. Ảnh hưởng của cypermethrin đến tỉ lệ sống
Từ bảng 3 thì sau 60 ngày thí nghiệm tôm ở nghiệm thức đối chứng hoạt động
bình thường và có tỉ lệ sống cao hơn so với các nghiệm thức có thuốc. Ngoài ra, ở thí
nghiệm này có sự tương tác giữa nhiệt độ và nồng độ thuốc trừ sâu. Ở các mức nhiệt độ
22
o
C, 28
o
C và 32
o
C thì tỷ lệ sống cao nhất là NT đối chứng và thấp nhất là NT 0,17
μg/L.






6




Bảng 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ thuốc cypermethrin lên tỉ lệ
sống của tôm sú giai đoạn giống
Nhiệt độ Nồng độ Tỉ lệ sống (%)
22
o
C
0,0 μg/L 48,33±2,89

d

0,017 μg/L 46,67±2,89
d

0,086 μg/L 36,66±2,89
c

0,17 μg/L 31,67±2,89
bc

28
o
C
0,0 μg/L 88,33±2,89
g

0,017 μg/L 76,67±5,00
f

0,086 μg/L 80,00±5,00
f

0,17 μg/L 78,33±2,89
f

32
o
C
0,0 μg/L 58,33±2,89

e

0,017 μg/L 35,00±5,00
c
0,086 μg/L 28,33±2,89
ab

0,17 μg/L 25,00±0,00
a
N

ng đ


Nhiệt độ
Nồng độ (x) nhiệt độ
P<0,01

P<0,01
P<0,01
Các giá trị trung bình trong cùng một cột theo sau bởi các chữ cái in thường khác nhau thì khác biệt
có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Như vậy, nồng độ thuốc tỉ lệ nghịch với tỉ lệ sống của tôm nuôi trong thời gian
thí nghiệm. Theo Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Anh Tuấn (1997) thì ĐVTS khi tiếp
xúc với các mức nồng độ độc chất khác nhau dưới ngưỡng gây chết khi đó ĐVTS sẽ
tăng cường hô hấp thông qua việc hấp thu oxy vào máu và qua đó độc tố của thuốc cũng
được hấp thu vào cơ thể nhiều hơn. Thí nghiệm của Nguyễn Thanh Phương và ctv
(2010) về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu thuộc nhóm cúc tổng hợp chứa hoạt chất
deltamethrin lên tôm sú cũng cho kết quả tương tự, tỉ lệ chết của tôm ở nồng độ 50%
LC

50
deltamethrin là 44,4% so với nghiệm thức đối chứng có tỉ lệ chết là 0%. Một
nghiên cứu cùng nội dung của đề tài này, thí nghiệm của Nguyễn Thị Hiền và ctv.
(2011) về thuốc trừ sâu chứa hoạt chất cypermethrin hiệu ST.Gaxa của công ty TOBA
(Việt Nam), nồng độ gốc là 150 g/L cũng cho rằng cypermethrin ảnh hưởng mạnh đến tỉ
lệ sống của tôm sú (tỉ lệ chết các nghiệm thức cypermethrin 0,05, 0,01, 0,001 và 0,0001
ppb khi kết thúc thí nghiệm là 100, 76,2, 45,2 và 30,6%)
Từ kết quả trên cho thấy nhiệt độ có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của tôm thí
nghiệm. Nghiên cứu của Trần Văn Hòa và Trần Văn Đởm (2001) thấy rằng, tôm sú có
thể sống ở khoảng nhiệt độ từ 15-35
o
C. Nhiệt độ tối ưu để tôm phát triển là 25-30
o
C.
Khi nhiệt độ cao hơn 35
o
C hay dưới 15
o
C tôm bắt đầu chết. Như vậy nghiệm thức ở
nhiệt độ 22
o
C và 32
o
C được xem như nhiệt độ không tối ưu cho tôm. Nên khả năng bắt
7

mồi của tôm rất chậm, tôm ăn ít và ở nhiệt độ 32
o
C tuy có khả năng bắt mồi cũng như
tiêu thụ thức ăn cao hơn nhưng tỉ lệ sống thấp nhất, điều này có thể do khi ở nhiệt độ cao

các hoạt động hô hấp và trao đổi chất của tôm sẽ diễn ra nhanh hơn, từ đó làm tăng khả
năng hấp thu độc chất vào cơ thể (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010).
Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2009) cho rằng nhiệt độ trong ao nuôi
cần giữ giới hạn từ 25-30
o
C và nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến tôm như nhiệt độ cao
kích thích tôm ăn nhiều và cơ thể hoạt động mạnh và nếu nhiệt độ thấp thì tôm giảm ăn,
hoạt động cơ thể yếu và giảm ăn nếu nhiệt độ dưới 24
o
C. Tuy nhiên, nhiệt độ cũng có
ảnh hưởng khác như làm biến đổi hoạt tính của hoá chất và các chỉ tiêu lý hóa học của
môi trường thí nghiệm dễ bị thay đổi. Như vậy cùng với nồng độ thuốc thì nhiệt độ sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ sống của tôm, ở nhiệt độ cao và nồng độ thuốc cao thì tỉ lệ
sống của tôm là thấp nhất, nhưng ở nhiệt độ thấp và nồng độ cao thì tỉ lệ sống của tôm
cũng thấp hơn ở nhiệt độ bình thường.
3.2.2. Ảnh hưởng của cypermethrin đến tăng trọng của tôm
Khối lượng trung bình ban đầu của tôm bố trí ở các nghiệm thức dao động trong
khoảng 0,10-0,14 g/con và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 60
ngày thí nghiệm thì khối lượng trung bình của tôm dao động từ 0,57-1,92 g/con được thể
hiện ở hình 1 và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong cùng nhiệt độ 22
o
C ở
nồng độ 0,17 µg/L (50% LC
50
-96h) tôm có độ tăng trọng cao nhất (0,963±0,06 g) và ở 2
nghiệm thức 25% và 5% tôm có độ tăng trọng tương đương nhau, tương ứng là 0,52 g và
0,45 g và tương đương với nghiệm thức đối chứng và sự khác biệt này cũng không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05). Ở thí nghiệm 28
o
C thì nghiệm thức có nồng độ 0,017 µg/L có

độ tăng trọng là (1,2 g) và 0,17 µg/L (1,14 g) có độ tăng trọng tương đương với đối
chứng (1,16 g), trừ nghiệm thức NT 0,086 µg/L (0,92 g) là thấp nhất. Tương tự độ tăng
trọng của tôm đạt được ở nhiệt độ 32
o
C của các nghiệm thức giống như ở nhiệt độ 22
o
C,
cao nhất là nghiệm thức 0,17 µg/L (1,80 g), kế đến là NT 0,086 µg/L (1,79 g), đến
nghiệm thức đối chứng (1,61 g) và nhỏ nhất là nghiệm thức 5% (1,44 g).
Mặc dù, ở nghiệm thức có nồng độ thuốc 0,17 µg/L có độ tăng trọng trung bình
cao nhưng do tôm có sự phân đàn, nhiều tôm có khối lượng thấp và cao không đều (dao
động từ 0,42-1 g) nên khi phân tích số liệu thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
8


Hình 1. Tăng trọng của tôm nuôi ở nhiệt độ và nồng độ cypermethrin khác nhau
Qua kết quả trên ta thấy ảnh hưởng của nồng độ thuốc dưới ngưỡng gây chết
(50% LC
50
-96h) trở xuống không ảnh hưởng đến tăng trọng của tôm. Tuy nhiên, ở nồng
độ 50% ở cả 3 mức nhiệt độ tăng trọng của tôm có xu hướng cao hơn các nghiệm thức
còn lại. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv. (2010) về
ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Decis chứa hoạt chất Deltamethrin (thuộc gốc cúc tổng
hợp) lên tôm sú ở nồng độ 1,10 và 50% LC
50
-96 giờ cũng không ảnh hưởng tăng trưởng
của tôm, nhưng ở NT có nồng độ thuốc 50% LC
50
-96 giờ có tốc độ tăng trưởng nhanh
nhất so với các nghiệm thức còn lại mặc dù sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê

(p<0,05). Trong khi đó, nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Hương (1999) về ảnh hưởng của
của Basudin 40EC (40% hoạt chất diazinon) ở nồng độ dưới ngưỡng gây chết làm giảm
tăng trọng của 3 loài cá chép, rô phi, mè vinh và tốc độ sinh trưởng của 3 loài cá càng
giảm theo sự gia tăng của nồng độ. Hoạt chất này cũng làm tốc độ tăng trưởng của tôm
càng xanh bị giảm ở nồng độ 50% LC
50
-96 giờ (195 µg/L) so với đối chứng (Ngô Thanh
Toàn, 2009. Tuy nhiên có thể do đây là các loại thuốc trừ sâu này không cùng một nhóm
và tác động lên các loài tôm, cá khác nhau nên kết quả không giống nhau. Có thể hoat
chất cypermethrin này khi vào trong nước chuyển hóa thành dang hoạt chất khác, hoặc
chất này tồn lưu bám vào đất hoặc các giá thể vì vậy sẽ giảm ảnh hưởng đén tôm ở giai
đoạn này.

9

Hình 2. Tăng trọng của tôm qua các mức nhiệt độ
Khi xét về nhiệt độ, nghiệm thức đối chứng (0 µg/L) ở nhiệt độ 22
o
C có mức
tăng trọng thấp nhất (0,49±0,11 g), kế đến là nhiệt độ 28
o
C (1,16±0,47 g), mức tăng
trọng cao nhất là ở nhiệt độ 32
o
C (1,61±0,15 g). Ở các nghiệm thức có thuốc thì độ tăng
trọng của tôm tăng dần theo sự gia tăng của nhiệt độ (hình 2), ở 22
o
C có mức tăng trọng
thấp nhất (0,61±0,23 g), kế đến là nhiệt độ 28
o

C (1,10±0,31 g) và mức tăng trọng cao
nhất ở nhiệt độ 32
o
C (1,66±0,32 g), và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Điều này có thể cho rằng ở nhiệt độ 22
o
C là nhiệt độ không thích hợp cho tôm do trong
quá trình thí nghiệm tôm ăn rất ít và khả năng bắt mồi của tôm cũng rất kém nên tôm
tăng trọng chậm. Tôm ở nhiệt độ 28 và 32
o
C bắt mồi bình thường nhưng ở nhiệt độ 32
o
C
tôm chết nhiều hơn nên bể tôm có mật độ thấp hơn, không gian sống rộng hơn nên tăng
trọng nhanh hơn. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv. (2009), nhiệt độ là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của tôm, khi nhiệt độ trong nước thấp dưới
mức nhu cầu sinh lý của tôm sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá vật chất bên trong
cơ thể. Khi nhiệt độ quá giới hạn chịu đựng kéo dài thì tôm bị rối loạn sinh lý và chết.
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv. (2008) thì tăng trưởng của tôm có khuynh
hướng tỉ lệ nghịch với mật độ nuôi, mật độ càng cao thì tăng trưởng càng chậm. Khi
nuôi mật độ 10 com/m
2
tốc độ tăng trưởng của tôm chậm hơn và khác biệt có ý nghĩa
thống kê so với mật độ 3 và 6 con/m
2
. Trong thí nghiệm này mật độ nuôi khoảng 333,3
con/m
2
gấp 3 lần so với thực tế 30 con/m
2

. Do đó mật độ nuôi cũng là một trong những
nhân tố ảnh hưởng đến tăng trọng của tôm trong thí nghiệm này. Mặc dù sự thay đổi
nhiệt độ không ảnh hưởng đến kết quả của nồng độ thí nghiệm và ngược lại. Tuy nhiên,
qua hình 2 cho thấy rằng ở nhiệt độ thấp và nồng độ thấp thì tăng trọng của tôm thấp (ở
22
o
C nghiệm thức 0 µg/L là 0,49 g) và ở nồng độ cao và nhiệt độ cao thì tôm có độ tăng
trọng cao hơn (ở 32
o
C nghiệm thức 0,17 µg/L là 1,79 g). Nhưng do tôm nuôi có sự phân
đàn lớn nên không thấy tương tác giữa nhiệt độ và nồng độ.
3.2.3. Ảnh hưởng của cypermethrin đến chu kỳ lột xác của tôm
Sau 60 ngày thí nghiệm, tôm có hơn 5 lần lột xác, trung bình dao động từ
5,67±0,03 lần ở nghiệm thức 22
o
C+0,017 μg/L, và cao nhất ở nghiệm thức 28
o
C+0,086
μg/L là 5,98±0,05 lần. Số lần lột xác của tôm tỉ lệ nghịch với chu kỳ lột xác, nghĩa là số
lần lột xác càng cao thì chu kỳ lột xác càng ngắn và ngược lại. Trung bình chu kỳ lột xác
của tôm ở lần 1 dao động từ 3,25 đến 3,89 ngày, lần thứ 2 từ 5,42 đến 6,11 ngày, lần thứ
3 từ 7,48 đến 9,00 ngày, lần thứ 4 từ 10,33 đến 12,67 và lần thứ 5 từ 14,78 đến 15,94
ngày.
Chu kỳ lột xác của tôm phụ thuốc rất nhiều vào điều kiện dinh dưỡng và môi
trường nước. Càng về sau chu kỳ lột xác của tôm càng dài ra, cũng phù hợp với qui luật
sinh trưởng của tôm là chu kỳ lột xác sẽ ngắn ở giai đoạn tôm con và kéo dài khi tôm
10

càng lớn (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2009). Chu kỳ lột xác của tôm ở các nghiệm
thức được trình bày trong hình 3 trung bình chu kỳ lột xác dao động từ 8,33±0,11 ngày ở

nghiệm thức 32
o
C nồng độ 0 µg/L và cao nhất ở nghiệm thức nhiệt độ 22°C+0,017 μg/L
(9,15±0,12 ngày). Và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Hình 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ thuốc cypermethrin lên chu kỳ
lột xác của tôm sú
Ở thí nghiệm này, chỉ tiêu chu kỳ lột xác của tôm đều không chịu ảnh hưởng
tương tác của 2 yếu tố nhiệt độ và nồng độ thuốc (P
nhiệt độ*nồng độ
>0,05). Vì vậy, chu kỳ
lột xác của tôm được so sánh theo từng nhân tố. Khi xét về nồng độ, các nghiệm thức ở
nhiệt độ 22
o
C tôm có chu kỳ lột xác dao động từ 8,69 ngày (0,17 µg/L) đến 9,15 ngày
(0,086 µg/L). Ở nhiệt độ 28
o
C thì chu kỳ lột xác tương đương nhau ngắn nhất từ 8,40
ngày ở nghiệm thức 0,017 μg/L và dài nhất là nghiệm thức 0,17 μg/L (8,57 ngày). Ở
nhiệt độ 32
o
C chu kỳ lột xác của tôm ở các nghiệm thức có thuốc có khuynh hướng dài
hơn so với nghiệm thức đối chứng. Và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05). Kết quả của nghiên cứu không thấy rõ ảnh hưởng của cypermethrin lên chu kỳ
lột xác của tôm sú. Trung bình của các nghiệm thức cùng nồng độ ở 3 mức nhiệt độ nhìn
chung ở các nghiệm thức có thuốc thì chu kỳ lột xác dài hơn nghiệm thức đối chứng
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Theo nghiên cứu của Ngô
Thanh Toàn (2009) về thuốc trừ sâu diazinon lên tôm càng xanh cũng cho kết quả nồng
độ thuốc đã làm tôm chậm lột xác. Cũng nghiên cứu về thuốc trừ sâu lên tôm sú nhưng
hoạt chất deltamethrin do Nguyễn Thanh Phương và ctv. (2010) thực hiện cũng cho kết

quả tương tự.
Về nhiệt độ, trung bình chu kỳ lột xác của tôm ở các ngiệm thức có mức nhiệt độ
28 và 32
o
C tương đương nhau (8,49±0,23 và 8,44±0,27 ngày) và không có sự khác biệt
ngoại trừ trung bình của các nghiệm thức ở nhiệt độ 22
o
C có chu kỳ lột xác dài nhất
(8,88±0,21 ngày) và có sự khác biệt với 2 nghiệm thức trên.
11


Bảng 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ cypermethrin lên chu kỳ lột xác
của tôm sú
Nhân tố Chu kỳ lột xác (ngày
Nồng độ

Đối chứng 8,56±0,31
a

0,017 μg/L 8,67±0,47
a
0,086 μg/L 8,57±0,2
a

0,17 μg/L 8,61±0,22
a

Nhiệt độ


22
o
C 8,88±0,21
b

28
o
C 8,49±0,23
a

32
o
C 8,44±0,27
a

Nồng độ
Nhiệt độ
Nồng độ (x) nhiệt độ
P>0,05
P<0,01
P>0,05
Như vậy ở thí nghiệm này nhiệt độ có ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm sú,
nhiệt độ càng thấp (ở 3 mức nhiệt độ thí nghiệm) chu kỳ lột xác càng dài và ngược lại.
Kết quả này cũng phù hợp với thí nghiệm tăng trọng nghĩa là độ tăng trọng càng cao khi
nhiệt độ càng tăng. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv. (2008) thì quá trình lột xác và
tốc độ tăng trưởng của tôm còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi rất nhiều yếu tố như loài, dinh
dưỡng, môi trường nước Ngoài ra, chu kỳ lột xác ở các nghiệm thức có thuốc dài hơn
nghiệm thức đối chứng mặc dù sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này
nghịch với thí nghiệm tăng trọng (tăng trọng tăng khi nồng độ thuốc tăng). Có thể
cypermethrin có ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác nhưng tôm vẫn hoạt động mạnh và kích

thích tôm tăng trưởng nhanh hơn, còn tôm ở nghiệm thức đối chứng mặc dù có lột xác
nhưng tôm chậm phát triển. Sự tăng hay giảm nồng độ không làm ảnh hưởng đến kết
quả của chu kỳ lột xác ở các nghiệm thức nhiệt độ và ngược lại.
4. Kết luận và đề xuất
4.1. Kết luận
Tỷ lệ sống của tôm giảm dần khi nồng độ cypermethrin tăng (0; 0,017; 0,086;
0,17 µg/L). Tỷ lệ sống của các nghiệm thức có cùng nhiệt độ giảm dần theo mức nhiệt
độ 28, 22, 32
o
C tương ứng là 88,83; 40,83 và 36,67%.Tăng trọng của tôm tăng dần theo
sự gia tăng của nhiệt độ. Nồng độ cypermethrin dưới ngưỡng gây chết (50% LC
50
-96h)
không ảnh hưởng đến tăng trọng của tôm.Kết quả của nghiên cứu không thấy rõ ảnh
hưởng của cypermethrin lên chu kỳ lột xác của tôm thí nghiệm nhưng chu kỳ lột xác
ngắn khi nhiệt độ tăng.
4.2. Đề xuất
12

Cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của cypermethrin kết hợp với các yếu tố môi
trường khác như: pH và các độ mặn khác nhau nhằm đưa ra những khuyến cáo chính
xác hơn cho từng vùng nuôi (có độ mặn khác nhau).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Berg H (2001). Pesticide use in rice and rice-fish farms in the Mekong Delta, Vietnam.
Crop Protection20: p 897-905
Boyd, C.E. 1990. Water quality in ponds for aquaculture. Auburn, Alabama, USA,
Alabama Agricultural Experiment Station.
Cao Thành Trung, Nguyễn Văn Hảo và Lê Hồng Phước (2011). Thực trạng sử dụng
thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong ao nuôi thâm canh, vấn đề tôm bệnh
trên diện rộng ở các mô hình trang trại ở Mỹ Thanh, Sóc Trăng. Viện NTTS II.

Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Anh Tuấn (1997). Ảnh hưởng của một số nông dược
lên tôm cá.Tuyển tập công trình khoa học công nghệ. Trường Đại học Cần Thơ.
245-251
Đỗ Thị Thanh Hương, 1999. Nghiên cứu ảnh hưởng của Basudin 50EC lên thay đổi chỉ
tiêu sinh lý và huyết học của cá chép, cá rô phi, cá mè vinh. Luận văn thạc sỹ. 128
trang.
Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010. Một số vấn đề sinh lý cá và giáp xác.
Nhà xuất bản nông nghiệp. 152 trang.
Flegel TW, Fegan DF, Kongsom S, Vuthikomudomkit S, Sriurairatana S, Boonyaratpalin
S, Chantanachookhin C, Vickers JC and Macdonald OD, (1992). Occurrence,
Diagnosis and treatment of shrimp diseases in ThaiLand in Diseases of cultured
Penaeid shrimp in Asia and the United States. 57-112.
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004). Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi giáp xác. Nxb Nông Nghiệp.
Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải và Nguyễn Quang Trung, 2008. Ảnh hưởng của
mật độ đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm càng xanh
(M.rosenbergii) luân canh với lúa. Tạp chí khoa học. Trường Đại Học Cần Thơ,
chuyên nghành thủy sản, quyển 2, trang 96-105.
Ngô Thanh Toàn, 2009. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu chứa họat chất diazinon lên hoạt
tính enzyme cholinesterase và sinh trưởng của tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii). Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ nuôi trồng thủy sản, Khoa Thủy sản,
Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2009). Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi giáp xác. Nxb Nông Nghiệp.
Nguyễn Thanh Phương, Phương Ngọc Tuyết, Nguyễn Văn Công và Đỗ Thị Thanh
Hương, 2010. ảnh hưởng của thuốc trừ sâu decis lên điều hòa áp suất thẩm thấu và
tăng trưởng tôm sú. Tạp chí khoa học- Trường Đại Học Cần Thơ, số định kỳ 14,
trang 107-118.
Nguyễn Thị Hiền, Lê Hữu Tài, Nguyễn Viết Dũng, Võ Hồng Phượng, Chung Minh Lợi,
Nguyễn Phạm Hoàng Huy, Lê Hồng Phước, Nguyễn Văn Hảo, 2011. Đánh giá ảnh

hưởng của cypermethrin ở các nồng độ khác nhau lên tỉ lệ sống và hiện tượng hoại
tử cơ quan gan tụy trên tôm sú nuôi trong điều kiện thực nghiệm trong nhà kín. Kỷ
yếu hội nghị khoa học Thủy sản Toàn quốc. Đại học Nông Lâm TPHCM, 2011.
trang 278-285.
13

Ostiz SB and Khan SU (1994). Nonextractable (bound). residues of cypermethrin in
soils. Bull Environ Contam Toxicol, 53:907-912
Trần Văn Hòa và Tần văn Đởm (2001), Kỹ thuật thâm canh tôm sú công nghiệp. Nxb trẻ
Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yên và Huỳnh Trường Giang (2006). Giáo trình
quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Đại Học Cần Thơ. 199 trang.
World Health Organization (WHO) (1989). Cypermethrin. Environmental Health
Criteria 82. Geneva, Switzerland: United Nations Environment Programme,
International Labor Organization, and WHO.

×