Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

khảo sát mầm bệnh vi khuẩn và vi nấm trên cá lóc nuôi thâm canh ở một số tỉnh đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






TRƯƠNG SĨ KHUYẾN





KHẢO SÁT MẦM BỆNH VI KHUẨN VÀ VI NẤM TRÊN CÁ
LÓC NUÔI THÂM CANH Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN





2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






TRƯƠNG SĨ KHUYẾN




KHẢO SÁT MẦM BỆNH VI KHUẨN VÀ VI NẤM TRÊN CÁ
LÓC NUÔI THÂM CANH Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.s NGUYỄN THỊ THU HẰNG




2014


THÔNG TIN LUẬN VĂN/LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC, CAO HỌC VÀ NGHIÊN CỨU SINH

KHOA THỦY SẢN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Tên đề tài

Khảo sát mầm bệnh vi khuẩn và vi nấm trên cá lóc
(channa striata) nuôi thâm canh ở An Giang và Đồng
Tháp
Bậc đào tạo
Đại học
Ngành/Chuyên ngành
Bệnh học thủy sản
Năm
2014
Sinh viên/ học viên/ NCS thực hiện (MSSV)
3112969
Số trang
13
Cán bộ hướng dẫn
Nguyễn Thị Thu Hằng
Nguồn kinh phí



Tóm tắt


Đề tài nhằm khảo sát một số loài vi khuẩn và vi nấm thường gây bệnh trên cá lóc (Channa striata) nuôi
thâm canh trong ao ở An Giang và Đồng Tháp. Tổng số có 123 mẫu cá được thu trong thời gian từ tháng 9
đến tháng 10 năm 2014. Mẫu cá có dấu hiệu bệnh lý như bơi lờ đờ, lở loét, xuất huyết, thận và tỳ tạng có
nhiều đốm trắng, vây tưa rách. Kết quả phân lập được 46 chủng vi khuẩn và định danh được 43 chủng

thuộc giống Pseudomonas dựa vào một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa; Vi nấm phân lập được 5 chủng và dựa
theo đặc điểm hình thái, tốc độ phát triển khuẩn lạc và đặc điểm của sợi nấm và bào tử, theo khóa phân loại
của Coker (1923) đã định danh được 2 chủng thuộc giống Achlya và 3 chủng thuộc giống Geotrichum. Với
tần suất xuất hiện của vi khuẩn Pseudomonas sp. là 93,48%, vi nấm Achlya là 40% và Geotrichum là 60%.














(Ghi chú: - Tên File: Họ và tên tác giả - năm – Tên đề tài)
- Tóm tắt đề tài: New Romance, size 10; Trong 1 trang này đối với Đề tài đại học, 1-2 trang đối
với đề tài cao học và NCS; Đầy đủ thông tin mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả, kết luận, ý nghĩa)

1

KHẢO SÁT MẦM BỆNH VI KHUẨN VÀ VI NẤM TRÊN
CÁ LÓC (Channa striata) NUÔI THÂM CANH Ở AN GIANG VÀ
ĐỒNG THÁP
Trương Sĩ Khuyến * và Nguyễn Thị Thu Hằng
*Lớp BHTS K37, Đại học Cần Thơ
Email:

ABSTRACT
The aim of the study was to survey some species of bacteria and fungi which
are pathegen of snakehead (Channa striata) in intensive culture system in An
Giang and Dong Thap. A total of 123 fish samples were collected from
September to Octorber 2014. Fish samples which showed the clinical signs
such as leaden swimming, ulcers, hemorrhage, white spots on kidney and
spleen, ragged fins. The result indicated 46 isolated bacterial strains and 43
strains were identified as Pseudomonas based on some physiological and
biochemical criteria; There were 5 isolated fungal strains. According to
morphological characteristic, growth rate of colony, charateristic of hyphae
and spore, and classification course of Coker (1923), 2 strains of genus
Achlya and 3 strains of genus Geotrichum were identified, with frequency of
occurrence of pseudomonas sp. was 93.48% and Achlya was 40%, Geotrichum
was 60%.
Key word: Channa striata, bacteria, fungi, pseudomonas sp.
TÓM TẮT
Đề tài nhằm khảo sát một số loài vi khuẩn và vi nấm thường gây bệnh trên cá
lóc (Channa striata) nuôi thâm canh trong ao ở An Giang và Đồng Tháp.
Tổng số có 123 mẫu cá được thu trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 năm
2014. Mẫu cá có dấu hiệu bệnh lý như bơi lờ đờ, lở loét, xuất huyết, thận và tỳ
tạng có nhiều đốm trắng, vây tưa rách. Kết quả phân lập được 46 chủng vi
khuẩn và định danh được 43 chủng thuộc giống Pseudomonas dựa vào một số
chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa; Vi nấm phân lập được 5 chủng và dựa theo đặc điểm
hình thái, tốc độ phát triển khuẩn lạc và đặc điểm của sợi nấm và bào tử, theo
khóa phân loại của Coker (1923) đã định danh được 2 chủng thuộc giống
Achlya và 3 chủng thuộc giống Geotrichum. Với tần suất xuất hiện của vi
khuẩn Pseudomonas sp. là 93,48%, vi nấm Achlya là 40% và Geotrichum là
60%.
Từ khóa: Cá lóc (Channa striata), vi khuẩn, nấm, pseudomonas sp.
2


1. GIỚI THIỆU
Tại Việt Nam, nuôi trồng thủy sản là một ngành có tốc độ phát triển nhanh,
góp phần trong việc nâng cao sản lượng, giá trị xuất khẩu và nền kinh tế cũng
như tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là vùng nông thôn.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có sản lượng thủy sản lớn đóng
góp cho sự phát triển ngành với một số đối tượng nuôi chính như tôm càng
xanh, cá tra,… trong đó cá lóc là đối tượng nuôi quan trọng trong cơ cấu đàn
cá nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long vì đặc điểm kích thước lớn, thịt thơm
ngon, sinh trưởng nhanh, giá thành cao, thị trường tiêu thụ ổn định, thức ăn
không đòi hỏi chất lượng quá cao (Nguyễn Văn Thường, 2004). Hiện nay, hai
loài cá lóc đen (Channa striata) và cá lóc bông (Channa micropelte) được
nuôi phổ biến ở nhiều tỉnh trong khu vực như An Giang, Đồng Tháp với nhiều
hình thức nuôi trong ao đất, nuôi vèo ao, vèo sông, nuôi lồng/bè và bể lót bạt
(Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009). Tuy nhiên, với mức độ thâm canh
hóa ngày càng cao và sự đa dạng hóa trong mô hình nuôi thì tình hình dịch
bệnh ngày càng nhiều, khó kiểm soát gây thiệt hại đáng kể đến kinh tế của hộ
nông dân với một số tác nhân chính như vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng gây ra
(Lư Trí Tài, 2010). Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2010) khi thực hiện
khảo sát về tình hình bệnh xảy ra trên cá lóc cho thấy bệnh do ký sinh trùng
xuất hiện nhiều nhất (85,9% số hộ nuôi), bệnh vi khuẩn xuất hiện (55,9%),
riêng bệnh nấm xuất hiện với tần suất thấp (6,2%). Trong đó, vi nấm thuộc
giống Achyla được cho là tác nhân gây bệnh nấm thủy mi trên cá lóc, cá chép,
và một số loài cá nước ngọt khác (Từ Thanh Dung, 2008). Cũng theo Phạm
Minh Đức và ctv (2012) thì giống vi nấm Geotrichum là tác nhân gây bệnh
nấm nhớt trên cá rô đồng. Qua những nghiên cứu trên, có thể nói bệnh cá do vi
khuẩn và vi nấm làm tác nhân gây nên thiệt hại lớn cho cá lóc nói riêng và cá
nước ngọt nói chung, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành nuôi
trồng thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó nhằm cung cấp thông tin
về tình hình nhiễm bệnh vi khuẩn và vi nấm ký sinh trên cá lóc nuôi thâm

canh nên đề tài “Khảo sát mầm bệnh vi khuẩn và vi nấm trên cá lóc
(Channa striata) nuôi thâm canh ở một số vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long” được thực hiện.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu mẫu bệnh phẩm cá lóc
Mẫu cá lóc bệnh được thu từ 14 ao nuôi thâm canh ở Đồng Tháp, 6 ao nuôi
thâm canh ở An Giang. Mẫu được thu trong khoảng thời gian có cá bệnh xuất
3

hiện ở tháng 9 và tháng 10 năm 2014. Tổng cộng thu được 123 mẫu được ghi
nhận dấu hiệu bên ngoài, giải phẫu và quan sát dấu hiệu trên các cơ quan nội
tạng. Mẫu cá được phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn Bệnh học Thủy sản
– Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.
2.2 Phương pháp phân lập và định danh vi khuẩn
Phân lập vi khuẩn
Quan sát và ghi nhận dấu hiệu bệnh lý bên ngoài. Dùng cồn 70% sát trùng bên
ngoài cá, lau sạch, mổ xoang bụng, quan sát và ghi nhận dấu hiệu bên trong.
Phân lập vi khuẩn bằng cách rạch một đường ở gan, thận và tỳ tạng bằng dao
tiệt trùng, dùng que cấy lấy mẫu bệnh phẩm từ điểm vừa rạch và cấy trên môi
trường TSA. Mẫu cấy được ủ ở nhiệt độ 28
o
C. Sau 24 đến 48 giờ, ghi nhận
màu sắc, hình dạng, kích thước khuẩn lạc và tiến hành tách ròng đến khi được
đĩa cấy thuần (Đặng Thị Hoàng Oanh, 2011)
Định danh vi khuẩn
Các chỉ tiêu về hình thái, một số chỉ tiều về sinh lý và sinh hóa được chọn để
xác định vi khuẩn phân lập được trên cá lóc bệnh theo các chỉ tiêu định danh
vi khuẩn mô tả bởi Barrow và Feltham (1993). Hình dạng, kích thước và tính
ròng của vi khuẩn được xác định bằng phương pháp nhuộm Gram (Barrow và
Feltham, 1993). Đặc điểm sinh lý, sinh hóa được xác định theo cẩm nang của

Cowan và Steels (Barrow và Feltham, 1993) và bộ kít API 20E (BioMérieux).
2.3 Phương pháp phân lập và định danh vi nấm
Phân lập vi nấm
Khi quan sát bằng mắt thường phát hiện những dấu hiệu bất thường trên thân
cá, các phần da hoặc cơ bị lở loét thì phân lập như sau: cắt phần nhỏ mẫu bệnh
có đường kính 2mm, rữa mẫu qua nước muối sinh lý vô trùng 3 lần, cấy lên
môi trường thạch GYA (1% glucose, 0,25% yeast-extract and 1,5% agar). Sau
đó, thêm 500 µg/ml mỗi loại kháng sinh ampicilin và streptomycin vào xung
quanh mẫu bệnh phẩm để hạn chế và diệt vi khuẩn. Ủ ở nhiệt độ 25-30
o
C
trong vòng 1-4 ngày. Khi nấm phát triển thì cấy truyền sang môi trường, tiếp
tục cấy truyền để có chủng nấm thuần (Hatai et al.,2000).
Định danh vi nấm
Vi nấm được xác định theo khóa phân loại của Coker (1923). Định danh vi
nấm căn cứ vào đặc điểm hình thái sợi nấm, cuống (túi) bào tử và hình dạng
bào tử của vi nấm theo mô tả bởi Phạm Minh Đức và ctv (2010).
4

2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng chương trình Microsoft Exel để xử lý số liệu và phương pháp tính
tần suất xuất hiện và tỉ lệ cảm nhiễm của vi nấm (vi khuẩn) như sau:
TSXH=(số chủng vi nấm (vi khuẩn) mỗi giống/tổng số chủng phân lập) x 100.
Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn hoặc vi nấm(%) = x 100
Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn và vi nấm(%) = x 100
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Dấu hiệu bênh lý
Qua 2 đợt thu mẫu, tổng cộng đã thu được 123 mẫu cá (An Giang: 67 mẫu;
Đồng Tháp: 56 mẫu) trong đó có 55 mẫu cá giống và 68 mẫu cá thịt. Nhìn
chung, các mẫu cá lóc có dấu hiệu bệnh lý như: bơi lờ đờ trên mặt nước, thân

xuất hiện những điểm xuất huyết nhỏ li ti, màu sắc nhợt nhạt, vây và xoang
miệng xuất huyết (Hình 1A), đặc biệt một số có dấu hiệu bệnh lý nặng hơn
như có các vết loét ăn sâu vào cơ, mòn, cụt vi đuôi và xuất hiện các búi bông
gòn trên vết loét (Hình 1B và hình 1C). Bên cạnh đó, khi giải phẩu thấy có
nhiều đốm trắng trên gan, thận, tỳ tạng và gan có màu đỏ bầm (Hình 1D).Kết
quả này tương tự với kết quả nghiên cứu khảo sát mầm bệnh trên cá lóc nuôi
thâm canh ở An Giang và Đồng Tháp của Phạm Minh Đức và ctv (2012).
Nghiên cứu này cũng đã xác định cá lóc nhiễm mầm bệnh vi khuẩn và vi nấm
thường có một số dấu hiệu bệnh lý đặc trưng như vảy xù xì, xuất huyết, lở
loét, nhiều nhớt, có các đốm đỏ và trắng xuất hiện trên thân, có đốm trắng trên
gan, thận và tỳ tạng, nội tạng có mùi hôi… Đồng thời các dấu hiệu cá bơi lờ
đờ, ăn ít; thân, vây và đầu bị xuất huyết, nội quan sẫm màu, có chất dịch màu
đỏ bầm trong xoang bụng ở cá lóc giống trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Út
(2013).
5

Hình 1: A: Cá lóc bị xuất huyết toàn thân (mũi tên); B và C: Lở loét trên
thân, mang, mòn cụt vi đuôi và có búi bông gòn xung quanh loét (mũi
tên); D: Gan bầm, có đốm trắng trên gan (mũi tên).
3.2 Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn
Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 46 chủng vi khuẩn trên cá lóc bị bệnh
nuôi thâm canh trong ao, trong đó có 11 chủng được phân lập trên cá giai đoạn
giống và 35 chủng được phân lập trên cá thịt. Tất cả các chủng vi khuẩn này
đều được kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa cơ bản như nhuộm Gram,
oxidase, catalase, di động, O/F. Tất cả các chủng vi khuẩn đều phát triển sau
48 giờ ở nhiệt độ 28
o
C với khuẩn lạc màu vàng, tròn lồi, đường kính khuẩn lạc
từ 2-3mm trên môi trường TSA. Các chủng đều là vi khuẩn Gram âm, hình
que ngắn, di động, hầu hết dương tính với oxiadase (43/46 chủng), có khả

năng oxi hóa và lên men glucose trong điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Từ kết
quả kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa cơ bản, dựa vào dấu hiệu bện lý để
chọn ra 13 chủng để tiến hành định danh bằng bộ kít API 20E (BioMérieux)
(1/13 chủng được phân lập từ cá giống). Kết quả xác định được 10/13 chủng
định danh thuộc nhóm vi khuẩn Aeromonas hydrophila. (Bảng 1)
A
B
C
D
6

Qua Bảng 1 cho thấy 10 chủng vi khuẩn đều cho kết quả dương tính với ADH;
âm tính với ONPG, LDC, ODC, H
2
S, IND, SOR, RHA, SAC, MEL, AMY,
ARA, một số chỉ tiêu còn lại có sự khác nhau giữa các chủng. Mặc dù không
hoàn toàn giống nhau ở tất cả các chỉ tiêu, nhưng kết quả đã xác định là vi
khuẩn Aeromonas hydrophila.

Ghi chú: Có sự khác nhau ở chỉ tiêu CIT, TDA và GLU của kết quả bộ kít
API 20E giữa 2 chủng vi khuẩn.
Hình 2: Kết quả đại diện của 2 chủng vi khuẩn được chọn để định danh
bằng bộ kít API 20E.
Trước đây, theo báo cáo của Tanasomwan and Saitanu (1979) đã tím thấy vi
khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết do nhiễm trùng máu trên cá
basa nuôi trong bè gỗ. Ngoài ra, một số tác giả cũng nhận định chính
A.hydrophila là tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá chép và cá trê trắng
giống (Saitanu et al.,1982; Angka, 1990). Theo kết quả nghiên cứu gần đây
của László Ardó et al. (2008), một số loài vi khuẩn Aeromonas bao gồm
A.hydrophila, A.caviae, A.sorbia gây nên bệnh nhiễm trùng máu ở nhiều loại

cá. Cá bị bệnh Aeromonas xuất huyết từng vùng ở bụng, xuất hiện từng mảng
đỏ trên cơ thể và các vết thương lưng. Xoang bụng chứa dịch đỏ, nội tạng xuất
huyết. Như vậy, có thể khẳng định Aeromonas chính là tác nhân gây bệnh xuất
huyết trên cá lóc nuôi ao thâm canh ở An Giang và Đồng Tháp.
7

Hình 3: A: Khuẩn lạc Aeromonas hydrophila trên môi trường TSA; B: Vi
khuẩn Aeromonas hydrophila là vi khuẩn Gram âm, hình que.
Bảng 1: Các đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn thuộc nhóm Aeromonas
hydrophila
Chỉ
tiêu
Chủng vi khuẩn
TN
2.3G
TN
2.4T
TN
4.1G
TN
4.3T
TN
4.3TT
TN
5.1T
TN
5.1TT
HN
6.1T
TN

7.2T
HN
9.2T
ONPG
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
ADH
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
LDC
-
-
-
-

-
-
-
-
-
-
ODC
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
CIT
+
+
-
-
-
+
+
+
+
+
H
2

S
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
URE
-
-
-
-
+
-
-
-
-
-
TDA
-
-
-
+
+
-
-

-
-
-
IND
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
VP
+
+
+
+
-
+
+
+
+
+
GEL
+
+
+
+

-
+
+
+
+
+
GLU
-
+
-
-
-
+
+
+
+
+
MAN
-
-
-
-
+
-
-
-
-
-
INO
-

-
-
-
+
-
-
-
-
-
SOR
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
RHA
-
-
-
-
-
-
-
-
-

-
SAC
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
MEL
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
A
B
8

AMY
-
-

-
-
-
-
-
-
-
-
ARA
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Chú thích: HN: Hồng Ngự. TN: Tam Nông. T: Thận, G: Gan, TT: Tỳ tạng.
ONPG: Ortho-nitrophenyl galactosidase, ADH: Arginine, LDC: Lysine, ODC:
Ornithine, CIT: Sodium Citrate, H
2
S: Sodium Thiosulphate, URE: Urea, TDA:
Tryptophane, IND: Tryptophane, VP: Sodium Pyruvate, GEL: Gelatin, GLU:
Glucose, MAN: Mannitol, INO: Inositol, SOR: Sorbitol, RHA: Rhamnose,
SAC: Sucrose, MEL: Melibiose, AMY: Amygdalin, ARA: Arabinose.
3.3 Kết quả phân lập và định danh vi nấm
Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 5 chủng vi nấm trên cá lóc giống thu tại
tỉnh An Giang (Không phân lập được trên cá giai đoạn thịt). Dựa vào đặc điểm

hình thái, tốc độ phát triển khuẩn lạc và đặc điểm của sợi nấm và bào tử, các
chủng nấm được phân thành 2 giống: nấm bậc thấp Achlya (2 chủng) và nấm
bậc cao Geotrichum (3 chủng); kết quả này tương tự với nghiên cứu của Phạm
Minh Đức và ctv (2012).
Nhóm 1: Vi nấm Achlya
Sau khi phân lập trên môi trường GYA và nuôi cấy ở 28
o
C được 4 ngày, các
chủng vi nấm bậc thấp có đường kính khuẩn lạc đạt 6,7mm. Khuẩn lạc có màu
trắng kem đồng nhất; sợi nấm dài, nhô lên khỏi bề mặt môi trường giống như
túi bông gòn (Hình 4A). Các túi động bào tử của chủng vi nấm hình thành
trên đầu mút của sợi nấm không có vách ngăn, có kích thướt tương đương
hoặc lớn hơn so với sợi nấm và phóng thích các bào tử ra ngoài (Hình 4B).
Qua những đặc điểm nêu trên và căn cứ vào khóa phân loại của Coker (1923)
thì 2 chủng vi nấm thuộc giống Achlya.
Hình 4: A: Khuẩn lạc có màu trắng kem đồng nhất, sợi nấm dài như túi
bông gòn; B: Túi động bào tử to và đang phóng thích bào tử (mũi tên).
B
A
9

Khi nấm thủy mi (vi nấm bậc thấp) nhiễm trên cá thì chúng tấn công vào mô
cơ của các loài cá, tiết ra enzyme phân hủy protein, gây hoại tử mô cơ tạo
thành vết lở loét sau đó thì lan thành những vết loét rộng kềm theo các sợ nấm
mảnh và phát triển thành từng búi màu trắng như bông gòn (Yanong, 2003).
Theo nghiên cứu của Phạm Minh Đức và ctv (2012), kết quả cho thấy có xuất
hiện nhóm nấm Achlya xuất hiện trên cá lóc nuôi thâm canh ở An Giang và
Đồng Tháp với tần suất xuất hiện là 21,4%. Một số loài cá như cá chép, cá
măng, cá hồi, cá rô phi và cá tra ở giai đoạn trứng và nuôi thương phẩm được
ghi nhận nhiễm nhóm nấm noãn (Kitancharoen et al., 1995). Theo Yanong

(2003) thì nấm Achlya cũng được cho là thuộc nhóm nấm noãn, Oomycetes,
gây bệnh chủ yếu trên trứng và các loài cá nước ngọt. Loài Achlya bisexualis
được ghi nhận nhiễm trên trứng và cá rô phi vằn bột (Oreochromis noloticus)
ở Thái Lan (Panchai et al., 2005) và trên trứng cá tra dầu ở Thái Lan (Abking
et al., 2009).
Nhóm 2: Vi nấm Geotrichum
Các chủng vi nấm bậc cao sau khi phân lập và nuôi cấy được 4 ngày, khuẩn
lạc có một số đặc điểm như đường kính trung bình là 7,5mm, có màu trắng
hình vòng tròn đồng tâm, ngắn sợi và có vách ngăn (Hình 5A), có bào tử trần
và đứt đoạn (Hình 5B). Theo khóa phân loại của Coker (1923) thì 3 chủng vi
khuẩn bậc cao thuộc giống Geotrichum.

Hình 5: A: Khuẩn lạc có màu trắng hình tròn, sợi ngắn; B: Bào tử tròn
đứt đoạn.
Geotrichum là một loài nấm được tìm thấy trên toàn thế giới trong đất, nước,
không khí, nước thải, cũng như trong thực vật, ngũ cốc, và các sản phẩm từ
sữa. Geotrichum cũng thường được tìm thấy trong động vật, con người. Nấm
Geotrichum được mô tả lần đầu vào năm 1809 bởi Johann Heinrich Friedrich
Lind (Carmichael, 1957). Theo nghiên cứu của Phạm Minh Đức và ctv (2012)
là lần đầu tiên tìm thấy vi nấm Geotrichum trên cá lóc nuôi thâm canh ở An
Giang và Đồng Tháp vào khoảng tháng thứ 2 và thứ 3 khi nuôi. Ngoài ra,
Geotrichum cũng xuất hiện trên cá rô đồng bị “nấm nhớt” ở Cần Thơ và Hậu
B
A
10

Giang với các biểu hiện vảy cá xù xì và thân cá phủ một lớp nhớt dày (Phạm
Minh Đức và ctv, 2012).
3.4 Tần suất xuất hiện và tỉ lệ nhiễm vi khuẩn và vi nấm trên cá lóc
Tỉ lệ nhiễm là đại lượng đặc trưng cho mức độ cảm nhiễm của vi khuẩn, vi

nấm hoặc vi khuẩn và vi nấm trên tổng số cá đã kiểm tra (Bảng 2). Tần suất
xuất hiện là đại lượng mô tả tỉ lệ số chủng được định danh có cùng một giống
trên tổng số chủng được phân lập từ mẫu (Bảng 2).
Qua bảng 2 cho thấy trong số 55 mẫu cá giống có 7 mẫu phát hiện nhiễm vi
khuẩn. Kết quả phân lập được 11 chủng vi khuẩn và đều thuộc giống
Aeromonas hydrophila. Tỉ lệ nhiễm chiếm 12,73% và tần suất xuất hiện vi
khuẩn Aeromonas hydrophila là 100%. Trên cá lóc thịt, tỉ lệ nhiễm vi khuẩn là
25% và tần suất xuất hiện vi khuẩn Aeromonas hydrophila là 91,14%. Tương
tự như trên, từ 68 mẫu cá thịt có 17 mẫu cá nhiễm khuẩn, kết quả cũng phân
lập được 35 chủng vi khuẩn và xác định được 32 chủng vi khuẩn thuộc giống
Aeromonas hydrophila, các chủng còn lại không xác định được.
Tỉ lệ nhiễm vi nấm trên cá lóc giống là 9,09%, tần suất xuất hiện của 2 giống
vi nấm: Achlya và Geotrichum lần lượt là 40% và 60%. Vi nấm được phát
hiện trên 5 mẫu cá lóc giống, phân lập được 5 chủng trong đó 2 chủng được
xác định là Achlya và 3 chủng được định danh là Geotrichum. Ở cá lóc thịt
không phân lập được vi nấm.
Kết quả khảo sát của Phạm Đăng Phương (2010) cho thấy có 7 loại bệnh xuất
hiện trong quá trình nuôi cá lóc: bệnh xuất huyết (50,7%), bệnh ký sinh trùng
(49,6%), bệnh lở loét (19,5%), bệnh gan thận mủ (13,3%), bệnh đẹn họng
(15%), bệnh chướng hơi sình bụng (8,8%) và bệnh nấm trên thân cá (3,5%).
Qua những nghiên cứu trên, tỉ lệ xuất hiện vi khuẩn và vi nấm ít hơn tỉ lệ xuất
hiện ký sinh trùng nhưng bệnh do vi khuẩn và vi nấm là tác nhân gây thiệt hại
lớn cho các lóc nuôi thâm canh làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh trên ngành
nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL.





11


Bảng 2: Tỉ lệ nhiễm và tuần suất xuất hiện của các chủng vi khuẩn và vi
nấm trên cá lóc
Tác nhân
Tỉ lệ nhiễm (%)
Tên Giống
Tần suất xuất
hiện (%)
Giống
(n = 55)
Thịt
(n = 68)
Giống
Thịt
Vi khuẩn
12,73
25
Aeromonas
hydrophila
100
91,14
Vi nấm
9,09
-
Achlya
40
-
Geotrichum
60
-

Vi khuẩn và
vi nấm
21,82
25
-
-
-
Chú thích: n là số mẫu được thu, dấu (-) không có kết quả hoặc kết quả
không chính xác.
4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu phân lập được 46 chủng vi khuẩn và 5 vi nấm trên cá lóc
nuôi thâm canh được thu ở An Giang và Đông Tháp. Vi khuẩn đã xác định
được 43 chủng thuộc giống Pseudomonas với tần suất xuất hiện lên đến
93,48% (100% đối với cá giống, 91,14% ở cá thịt), vi nấm khảo sát trên cá lóc
giống có 3 chủng nấm bậc cao thuộc giống Geotrichum và Achlya với tần số
xuất hiện lần lượt là 60% và 40%, không phân lập được vi nấm trên cá lóc thịt.
5. ĐỀ XUẤT
Tiếp tục thực hiện một số nghiên cứu tiếp theo để xác định đến loài của vi nấm
và vi khuẩn bằng phương pháp sinh học phân tử.
Cần thử nghiệm một số loại thuốc kháng sinh và kháng nấm qua bố trí thí
nghiệm cảm nhiễm để tìm hiểu thêm một số phương pháp phòng và trị bệnh
trên cá lóc.
6. LỜI CẢM ƠN
Tôi xin lời cảm ơn đến tất cả cán bộ Bộ môn Bệnh Học Thủy Sản, Khoa Thủy
Sản, Đại Học Cần Thơ và tập thể lớp Bệnh Học Thủy Sản khóa 37. Đặc biệt
kỹ sư Nguyễn Trọng Nghĩa đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn trong suốt quá trình
thực hiện để hoàn thành nghiên cứu này. Đồng thời, xin chân thành cảm ơn gia
đình đã giành tất cả tình thương, những lời động viên giúp tôi có thật nhiều
nhiệt huyết thực hiện và hoàn thiện đề tài này.
12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abking, A., W. Fuangsawat and O. Lawhavinit. 2009. Achlya spp. isolated
from eggs of the Mekong giant catfish (Pangasianodon gigas, Chevey).
Department of Microbiology and Immunology Faculty of Veterinary
Medicine, Kasetsart University Bangkok 10900, Thailand.
Barow, G.I. and R.K.A. Feltham, 1999. Cowan and Steel’s manual for the
identification of medical bacteria. Cambridge university press, Cambridge.
331p.
Carmichael, J.W., (1957) "Geotrichum candidum", Mycologia, Vol. 49, No. 6,
Nov. - Dec., 1.
Coker, W.C. 1923. The Sarproleniacece with notes on other water molds. The
University of North Carolina Press. Chapel Hill. 201 pp.
Đặng Thị Hoàng Oanh, 2011. Nguyên lý và kỹ thuật chẩn đoán bệnh thủy sản.
Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Hatai, K. A. Yamamoto and N. Kitancharoen, 1997. Fungicidal effect of
hydrogen peroxide on fungal infection rainbow trout eegs. Mycoscience
38:375-378.
László Ardó, Y. Guojun, V. László, S. Gábor, J. Zsigmond and J. Galina,
2008. Chinese herbs (Astragalus membranaceus and Lonicera japonica)
and boron enhance the non-specific immune response ò Nile tilapia
(Oreochromis niloticus) and resistance against Aeromonas hydrophila.
Aquaculture 275.(2008). 26-33.
Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009. Khảo sát các mô hình nuôi cá lóc
(Channa micropeltes và Channa striatus) ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản toàn quốc, Đại Học Nông Lâm TP
HCM: T436-447.
Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2010. Hiện trạng và những thách thức cho
nghề nuôi cá lóc ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp và
phát triển nông thôn 2: 56-63.

Lư Chí Tài, 2010. Tìm hiểu một số mầm bệnh thường gặp trên cá lóc (Channa
striata) trong ao nuôi thâm canh. Luận văn Cao học. Khoa Thủy sản, Đại
học Cần Thơ.
13

Muroga, K., Y. Jo, and T.Sawada. 1975. Stud-ies on red spot disease of pond-
cultered eels, II. Pathogenicity of the causative bacterium, Pseudomonas
anguilliseptica. Fish Patbology 9:107-114.
Nguyễn Văn Thường, 2004. Tổng quan về thành phần loài và phân bố của họ
Channaidae. Khoa thủy sản. Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Út, 2013. Khảo sát sự kháng thuốc kháng sinh của mầm bệnh vi
khuẩn trên cá lóc (Channa straita, Block 1793). Luận văn tốt nghiệp đại
học. Khoa thủy sản – Đại học Cần Thơ. 54 trang.
Panchai, K., C. Hanjavanit and N. Kitancharoen, 2005. Some morphological
and biological characteristics of Achlya ambisexualis isolated from tilapia
fry, Oreochromis niloticus Linn. 31st Congress on Science and
Technology of Thailand at Suranaree University of Technology, 18-20
October 2005.
Phạm Đăng Phương, 2010. Khảo sát tình hình quản lý môi trường và sức khỏe
cá lóc nuôi ở ĐBSCL. Luận văn cao học. Khoa Thủy sản – Đại học Cần
Thơ.
Phạm Minh Đức, Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Tuấn, 2010. Tổng
quan bệnh nấm ở động vật thủy sản. Tạp chí khoa học, Trường Đại học
Cần Thơ, 16b:88-97.
Phạm Minh Đức, Trần Ngọc Tuấn và Trần Thị Thanh Hiền, 2012. Khảo sát
mầm bệnh trên cá lóc (Channa straita) nuôi ao thâm canh ở An Giang và
Đồng Tháp. Tạp chí khoa học 2012:21b 124-132.
Saitanu, K., S. Wongsawang and K. Poonsuk, 1982. Red sore disease in carp
(Cyprinus carpio L). In Asian Fish Health Bioliography and Abstracts I:
Southeast Asia. Fish Health Section Asian Fisheries Society Manila,

Philippines, 1992. Animal Dis. 3: 79-86.
Tanasomwan, V. and K. Saitanu. 1979. Ulcer disease in strided catfish
(Pangasius pangasius). Animal. In Asian Fish Health Biblography and
Abstracts I: Southeast Asia. Fish Health Section Asian Fisheries Society
Manila, Phlippines, 1992. Dis 2: p 131-133.
Từ Thanh Dung, 2008. Bài giảng bệnh vi khuẩn trên động vật thủy sản. Khoa
thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 127 trang.
Yanong, R. P. E. 2003. Fungal diseases of fish. Vet. Clin. Exot. Anim. 6:377-
400.

×