Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Tin học Bình Tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.37 KB, 30 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
MỤC LỤC
2.2.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 22
2.2.2. Vận dụng chế độ kế toán tại công ty 22
3.1.1. Những thành tựu : 28
3.2.1. Những thành tựu : 28
3.2.2. Những mặt còn tồn tại: 29
SV: Lô Thị Nắm Lớp KT-K42
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
më ®Çu
Qua thời gian ngắn thực tập tại Công ty tin học Bình Tiến, em đã tìm
hiểu về quá trình hình thành cũng như phát triển của công ty qua các thời kỳ
phát triển, với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh ở Công ty tin học Bình
Tiến, em thấy công ty đã có rất nhiều cố gắng trong lĩnh vực kinh doanh của
mình. Dù dù trong những năm vừa qua do sự ảnh hưởng trực tiếp của việc suy
thoái nền kinh tế toàn cầu nhưng công ty đã vượt qua và ngày một phát triển hơn.
Được sử chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị em trong công ty cũng
như các đồng nghiệp đã giúp tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu thực tế về ngành
nghề kinh doanh, đã cung cấp số liệu đầy đủ và hoàn toàn trung thực. Em xin
chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thanh Hiếu – Giảng
viên Khoa Kế toán – Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Kết cấu báo cáo gồm năm phần chính:
Phần 1: Tổng quan về Công ty tin học Bình Tiến
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty tin học
Bình Tiến.
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty
tin học Bình Tiến.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong thực tiễn nhưng do nhận thức còn
nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ phía thầy giáo và cán bộ công nhân viên trong công
ty để báo cáo được hoàn thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
2
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ BÌNH TIẾN
1.1. Sự ra đời của Công ty tin học Bình Tiến
- Công ty TNHH Tin học Bình Tiến có giấy phép kinh doanh số
0104631218.
- Do sở kế hoạch và đầu tư thành phố NA cấp ngày 12/05/2005
- Tên giao dịch: Công ty TNHH Tin học Bình Tiến
- Địa chỉ: Phường Hà Huy Tập , Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Công ty TNHH Tin học Bình Tiến là một Công ty hạch toán độc lập, có
đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền Việt Nam tại ngân hàng, có con
dấu riêng do nhà nước quy định để giao dịch.
- Công ty TNHH Tin học Bình Tiến là một doanh nghiệp kinh doanh
thương mại và dịch vụ. Vì là một tế bào của nền kinh tế thị trường nên cũng
như các doanh nghiệp khác Công ty cũng có chức năng chung sản xuất ra của
cải vật chất để cung cấp cho nhu cầu của xã hội mà trong tự nhiên không có
hoặc thiếu hụt.
- Công ty TNHH Tin học Bình Tiến ra đời vào Tháng 05 năm 2005, hoạt
động kinh doanh chủ yếu là máy vi tính, linh kiện máy vi tính, máy in, máy
văn phòng, thiết bị mạng và cung cấp giải pháp CNTT v v. nhằm phục vụ
cho người tiêu dùng.
- Các giai đoạn phát triển của Công ty:
Từ năm 2005 – 2010: Công ty TNHH Tin học Bình Tiến được thành lập
sau một quá trình cân nhắc cẩn thận của đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm trong
lĩnh vực thương mại. Khi mới thành lập vào 05/2005 mang tên Công ty
TNHH Công nghệ và viễn thông Bình Tiến giấy chứng nhận ĐKKD số
0103018410 do Sở Kế hoạch Đầu tư Nghệ An cấp.
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42

3
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
Từ năm 2011 – đến nay: Chính thức đi vào hoạt động từ ngày
14/10/2011 theo điều lệ và phương thức kinh doanh đã được thông qua tại đại
hội cổ đông lần thứ nhất theo luật doanh nghiệp và pháp luật nước
CHXHCNVN.
Từ năm 2011 cho đến nay công ty đã phát triển mạng lưới tiêu thụ của
mình. Từ chỉ cung cấp thep cho một số công ty khu vực nội thành Nghệ An,
tới nay đã cung cấp ra ngoại thành và các vùng lân cận như Hưng yên, Hải
Phòng, Thanh Hoá… và doanh thu của doanh nghiệp dần tăng lên. Trong 8 năm
hoạt động , từ 2019 – 2012 công ty đã thành lập một chi nhánh sản xuất chính
cũng là nơi cung cấp các sản phẩm cho các công ty có nhu cầu. đó là Chi nhánh
Công ty TNHH Tin học Bình Tiến đóng tại Hoàng Mai - Nghệ An,
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tin học Bình Tiến
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Sứ mệnh - mục tiêu của công ty là: có thương hiệu nổi trong lĩnh vực
kinh doanh thương mại, duy trì đội ngũ nhân viên có chất lượng cao; phát
triển, mở rộng kinh doanh thương mại theo hướng đa dạng hoá ngành nghề
lĩnh vực, tạo dựng văn hoá doanh nghiệp riêng có của công ty và hướng tới
cộng đồng.
Với phương châm hoạt động: Khách hàng là đối tác quan trọng, con
người là nền tảng của sự bền vững, chất lượng sản phẩm và dịch vụ là yêu tố
then chốt, văn hoá doanh nghiệp là yếu tố tạo nên sự khác biệt, Công ty
TNHH Tin học Bình Tiến là một công ty đang trên đà phát triển mạnh.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
- Thiết bị tin học
- Viễn thông
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
4
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán

Đặc biệt trong lĩnh vực tin học Công ty chú trọng các nghiệp vụ như:
+ Thiết kế giải pháp tổng thể (thiết kế hệ thống, xây dựng mạng LAN, WAN)
+ Tư vấn đào tạo khách hàng.
+ Triển khai các dịch vụ bảo hành, bảo trì,…
- Tuy Công ty TNHH Tin học Bình Tiến mới được thành lập chưa đầy 5
năm nhưng công ty đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn có, thuận lợi có và
cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Qua quá trình hoạt động trong
lĩnh vực công nghệ thông tin, Công ty TNHH Tin học Bình Tiến đã được
nhiều cơ quan đơn vị tín nhiệm trong lĩnh vực này, điều đó được thể hiện qua
các hợp đồng, dự án mà Công ty tham gia, trúng thầu và thực hiện. Đơn cử
như sau
+ Dự án nâng cấp cải tạo hệ thống mạng máy tính Công ty Tư vấn Đầu
tư Xây dựng Hương Sơn.
+ Dự án đưa công nghệ thông tin gắn bó với hoạt động thực tiễn của
Công ty xây dựng Tiến Anh.
+ Lắp đặt hệ thống mạng cho Công ty xuất nhập khẩu Sơn Hà.
+ Cung cấp, lắp đặt toàn bộ hệ thống mạng cho Viện Đa Khoa Vinh.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Là công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, tin học, viễn
thông và buôn bán các thiết bị máy móc từ nhà cung cấp, từ đại lý, từ hãng, từ
các nhà máy để bán cho khách hàng và công ty Bình Tiến kinh doanh hàng
bán chủ yếu cho các đối tác khách hàng theo các dự án lớn vì vậy qui trình
kinh doanh của công ty được mô tả như sau:
- Thông tin đấu thầu được nhà thầu cung cấp
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
5
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
- Công ty đăng ký đấu thầu
- Được nhà đấu thầu mời thầu với điều kiện đủ năng lực theo hồ sơ mời thầu.
- Khi được mời thầu, Công ty bắt tay và làm thầu (phải có đủ năng lực tài

chính, kinh nghiệm kinh doanh, đội ngũ kỹ thuật tốt )
- Nộp hồ sơ mời thầu và dự thầu công khai tại nơi nhà thầu qui định.
- Được nhà thầu chọn làm nhà cung cấp (vì có đủ năng lực đáp ứng)
- Thông báo trúng thầu từ nhà thầu
- Nhà thầu mời vào đàm phán và giá cả, điều khoản bảo hành, thanh
toán , đàm phán được cả bên mua và bán thì lúc đó tiến hành làm hợp đồng.
- Công ty bắt đầu làm hợp đồng và hai bên ký kết.
- Khi có hợp đồng bán hàng trong tay thì Công ty TNHH Tin học Bình
Tiến bắt đầu ký kết hợp đồng với đối tác nhà cung cấp mặt hàng đó.
- Khi ký được hợp đồng với nhà cung cấp, thoả thuận được thời gian giao
hàng với nhà cung cấp, rồi đợi ngày nhập hàng về.
- Nếu mặt hàng được nhập từ nước ngoài đa phần giá cả là theo giá CIF,
giá tại cảng hoặc sân bay. Đặc điểm của việc mua hàng theo giá này là thuận
tiện cho việc vận chuyển, đảm bảo an toàn, công ty không phải trả cước phí
vận tải, phí bảo hiểm
- Khi nhập hàng về rồi Công ty TNHH Tin học Bình Tiến nhập hàng về
kho rồi xuất cho khách hàng, có thể xuất thẳng cho khách không mang về kho.
- Giao hàng xong thì tiến hành làm thủ tục thanh toán, thủ tục giấy tờ xong
theo hợp đồng, thì bên mua tiến hành thanh toán cho công ty 100% tiền hàng,
nếu như hợp đồng ký (thanh toán 100% sau khi giao hàng).
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của công ty có thể diễn ra như sau:
- Mua hàng trong nước rôi bán trong nước
- Mua hàng ở nước ngoài về rồi bán trong nước .
- Mua hàng theo hợp đồng uỷ thác (Bên khách hàng uỷ thác cho công ty
nhập hàng và công ty được hưởng phần trăm uỷ thác) .
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
6
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
Trong đó, công ty tập trung chủ yếu vào việc mua hàng trong nước để bán
trong nước và nhập khẩu hàng từ nước ngoài về để phân phối trong nước.

1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
tin học Bình Tiến.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH Tin học Bình Tiến được tổ
chưc theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam và điều lệ công ty do Bộ
Thương mại (nay là Bộ Công thương) phê duyệt.
Cơ cấu của Công ty TNHH Tin học Bình Tiến tương đối gọn nhẹ. Các bộ
phận trong bộ máy của công ty được phân định chức năng và quyền hạn một
cách rõ ràng và cụ thể tới từng nhân viên.
1.3.1. Sơ đồ Bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
Giám đốc
Phó Giám
đốc
Phòng Tài
chính kế toán
Phòng Tổ chức
Hành chính
Phòng Kinh doanh
Nhập khẩu
Bộ phận
kế toán
tài
chính
Bộ phận
Kế toán
quản trị
BP Kinh
doanh và
Giao dịch

nước ngoài
Bộ phận
hải quan
và giao
nhận
Bộ phận
chứng từ
và hợp
đồng
Bộ phận
Kỹ Thuật
và bảo
hành
7
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
* Giám đốc:
Qua mô hình trên ta có thể thấy Giám đốc là người điều hành các hoạt
động của công ty. Giám đốc là người quản lý, giám sát, hoạch định chiến lược
kinh doanh và thông qua kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, quyết
định cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty, bổ sung, miễn nhiệm các chức danh
quản lý của công ty; quyết định điều lệ công ty; chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh của công ty….
* Phó giám đốc:
Là người trợ giúp công việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc điều hành
công ty và quyết định các vấn đề khi được giám đốc uỷ quyền, tham mưu cho
giám đốc trong việc giải quyết các vấn đề kinh doanh hay cùng giám đốc điều
hành, quản lý các bộ phận kinh doanh.
* Phòng tài chính - kế toán:
Là bộ phận có chức năng kiểm tra, giám sát, thanh toán các chứng từ, sổ

sách của các bộ phận trong công ty để thực hiện theo đúng quy định của luât
kế toán và đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính của toàn bộ công ty. Thực hiện
ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kinh doanh, thu chi, kiểm kê
tài sản theo định kỳ… đồng thời từ đó có kế hoạch huy động các nguồn vốn
để đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng tài chính kế toán, quản lý các
nhân viên kế toán, thủ quỹ. Chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán của
công ty, giúp đỡ giám đốc cân đối tài chính và sử dụng vốn kinh doanh có
hiệu quả.
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
8
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
+ Bộ phận kế toán tài chính: có nhiệm vụ lưu các sổ sách, các số liệu, các
thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp để báo cáo, giao dịch với các
ngân hàng, tổ chức tài chính, cơ quan thuế…
+ Bộ phận kế toán quản trị: có nhiệm vụ báo cáo tức thời cho giám đốc về
tình hình tài chính của công ty khi cần như: lượng luân chuyển tiền tệ tức thời,
công nợ phải thu trả… thống kê, hạch toán lỗ lãi báo cáo cho nhà quản trị
công ty để có kế hoạch cho những chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
* Phòng kinh doanh nhập khẩu
Đây là nơi thực hiện quá trình kinh doanh của công ty bao gồm thực hiện
các nghiệp vụ về NK; mua hàng hoá, thực hiện soạn thảo hợp đồng, ngoài ra
phòng NK cũng là nơi tổ chức nghiên cứu thị trường, giá cả hàng hoá dịch vụ,
tìm kiếm nguồn hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Trong
phòng kinh doanh NK có bộ phận kinh doanh trong nước riêng và bộ phận
kinh doanh nước ngoài riêng.
+ Bộ phận chứng từ và hợp đồng: tiếp nhận, xem xét và xử lý các đơn
chào hàng cũng như đơn đặt hàng của đối tác. Thực hiện soạn thảo và ký kết
các hợp đồng xuất nhập khẩu, quản lý các bộ phận chứng từ hàng hoá như
Invoice, Packing list, L/C, Bill,…

+ Bộ phận hải quan và giao nhận: đây là bộ phận thực hiện nhiệm vụ giao
dịch với các cơ quan hải quan trong việc thực hiện các thủ tục để nhập khẩu
hàng hoá sản phẩm của công ty. Thực hiện quản lý, vận chuyển hàng hoá mua
từ cảng hoặc sân bay về.
* Phòng tổ chức hành chính: có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Quản lý công văn, tài liệu đi và đến của công ty. Thực hiện đánh máy, in
ấn các tài liệu phục vụ hội họp, công tác công ty.
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
9
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
- Thực hiện nhiệm vụ thông tin liên lạc trong nội bộ công ty và giữa công
ty bên ngoài.
- Thực hiện công việc lễ tân, tiếp khách của công ty. Hướng dẫn khách
đến làm việc cụ thể với từng bộ phận.
- Tiến hành các công việc tạp vụ, tổ chức mua sắm báo chí cho công ty,
chuẩn bị các cơ sở vật chất cần thiết cho các cuộc họp.
- Tổ chức lập kế hoạch về thực hiện tuyển dụng nguồn nhân lực. Quản lý,
sắp xếp, bố trí nhân lực phù hợp với cơ cấu bộ máy của công ty.
- Thực hiện kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương và các chính sách đối
với nhân viên của công ty.
* Bộ phận Kinh Doanh và giao dịch nước ngoài:
- Bộ phận kinh doanh: có nhiệm vụ mở rộng thị trường, bán hàng cho
khách và thường xuyên chăm sóc khách hàng, có đội ngũ Maketing giỏi có
sức thuyết phục khách hàng.
- Bộ phận giao dịch nước ngoài: có nhiệm vụ tìm các đối tác nước ngoài,
giao dịch quốc tế bộ phận này luôn luôn tìm ra các nhà cung cấp hàng mới lạ,
chất lượng và giá cả phải chăng.
* Bộ phận Kỹ Thuật và Bảo hành:
- Bộ phận này có nhiệm vụ là bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị lỗi, hỏng
hóc khi khách hàng yêu cầu, định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị cho khách hàng.

Tất cả các phòng ban trên có đội ngũ chuyên gia về công nghệ, kỹ thuật có
năng lực nghiên cứu phát triển, tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ, được
đào tạo cơ bản đã có rất nhiều kinh nghiệm triển khai các dự án khoa học công
nghệ, kỹ thuật.
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
10
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Tin
học Bình Tiến trong một số năm gần đây.
1.4.1. Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây
Bảng 1.1. Kết quả kinh doanh của Công ty tin học Bình Tiến
giai đoạn 2009 - 2012
Đơn vị: VNĐ
TT Khách hàng
Năm
2009 2010 2011 2012
1 Công ty Sơn Nam 401.710.57
4
628.007.272 1.725.163.697 5.479.236.659
2 Công ty CP Sơn Hà 0 200.570.130 154.974.610 2.156.356.235
3 Đại học Vinh 0 208.713.781 2.634.165.639 6.269.321.489
4 Công ty may Tiến Loan 0 206.713.782 154.974.611 3.456.365.989
5 Hệ thống ngân hàng 200.855.28
6
326.013.216 1.106.316.961 2.235.236.236
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán
Qua kết quả kinh doanh của công ty ta có thể thấy được kết quả kinh
doanh của công ty trong 4 năm qua.
- Năm 2009 đối với khách hàng Công ty Sơn Nam là hơn 400triệu đồng và
đến năm 2012 là gần 6 tỷ đồng. Nhìn chung số lượng bán ra cho Công ty Sơn Nam

là tăng nhiều.
- Số lượng hàng bán ra cho Công ty CP Sơn Hà năm 2009 là chưa có và
bắt đầu từ năm 2010. Thời điểm này kết quả đạt được không cao chỉ có
200.570.130đ nhưng đến năm 2012 đã lên tới 2.156.356.235đ. Như vậy
cho thấy kết quả kinh doanh đối với Công ty CP Sơn Hà có chiều hướng
tăng nhanh.
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
11
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
- Doanh thu năm 2010 đối với Đại học Vinh là 208.713.781đ thì đến năm
2012 đã tăng khá nhanh lên tới 6.269.321.489đ. Đây là một con số đạt được
tương đối cao và sẽ là nơi đạt doanh thu cao nhất.
- Đối với doanh thu của một số công ty khác như Công ty May Tiến Loan,
Hệ thống ngân hàng thì kết quả đạt được cũng khá cao.
* Một số kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đạt được trong những
năm gần đây (2009 - 2012) về kim ngạch xuất nhập khẩu.
Là một công ty nhập khẩu hàng hoá máy móc thiết bị quy mô nhỏ do đó
kim ngạch nhập khẩu của công ty tương đối thấp. Sau đây là bảng tổng hợp
kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Tin học Bình Tiến trong giai đoạn
2009 - 2012
Bảng 1.2: Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2009 - 2012
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Kim ngạch nhập khẩu 30.000 90.000 200.000 450.000
Nguồn: Phòng kinh doanh XNK
Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2012 kim ngạch nhập khẩu của Công ty
TNHH Tin học Bình Tiến đã lên tới con số là 820.000 đô la Mỹ, dự tính quý 1
năm 2012 còn lại số thực hiện tiếp khoảng 180.000 đô la Mỹ.
Kế hoạch cho năm 2012 kim ngạch nhập khẩu là 1 triệu đô la Mỹ.
1.4.2. Đặc điểm nguồn lực tài chính

Là một công ty còn non trẻ, mới chỉ ra đời được hơn 4 năm. Nên nguồn
lực về tài chính của công ty còn hạn chế. Quy mô vốn còn nhỏ so với lĩnh vực
kinh doanh thương mại hàng hoá của công ty.
Sau đây là bảng cơ cấu vốn của Công ty TNHH Tin học Bình Tiến .
Bảng 1.3: Bảng kê khai tài chính năm 2009 - 2011
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
12
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
Đơn vị: VNĐ
Năm 2009 2010 2011 2012
1. Tổng tài sản 1.995.569.733 2.400.210.848 6.801.107.167 20.403.321.501
2. Tổng nợ phải trả 1.979.373.628 292.513.946 1.477.991.158 3.978.865.925
3. Tài sản ngắn hạn - 2.398.385.703 6.083.332.344 18.249.997.032
4. Nợ ngắn hạn - 292.513.946 1.477.991.158 2.013.256.248
5. Doanh thu 602.565.860 1.570.018.181 5.775.595.518 12.658.158.234
6. Lợi nhuận trước thuế (4.430.267) 112.127.169 215.419.108 325.455.245
7. Lợi nhuận sau thuế (4.430.267) 80.731.562 155.101.758 425.689.245
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán
Qua bảng cơ cấu vốn trên ta có thể thấy được tổng quát tình hình nguồn
vốn doanh thu của công ty trong 4 năm.
- Năm 2009 tổng tài sản của công ty là 1.995.569.733 đồng nhưng qua 1
năm 2010 sang đến năm 2012 tổng tài sản là 20.403.321.501 đồng.
- Tổng nợ phải trả năm 2009 là 1.979.373.628 đồng, năm 2010 là
292.513.946 đồng, năm 2011 là 1.477.991.158 đồng, năm 2012 là 978.865.925 đồng
- Tổng tài sản ngắn hạn năm 2009 là 0, năm 2010 là 2.398.385.703 đồng,
năm 2011 là 6.083.332.344 đồng, năm 2012 là 18.249.997.032 đồng
- Nợ ngắn hạn năm 2009 là 0, năm 2010 là 292.513.946 đồng, năm 2011
là 1.477.991.158 đồng, năm 2012 là 2.013.256.248 đồng
- Doanh thu năm 2009 là 602.565.860 đồng, sang năm 2010 có tăng rõ
rệt doanh số là 1.570.018.181 đồng, năm 2012 tăng gấp hơn 8 lần so với năm

2010 con số là 12.658.158.234 đồng tất cả các con số trên cho thấy công ty
đang đà phát triển mạnh.
- Dự kiến năm 2012 đạt con số doanh thu lên tới 45.000.000.000 đồng.
Qua con số trên ta thấy công ty đang đà phát triển mạnh, đang dần chiếm
lĩnh thị trường nhiều hơn.
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
13
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
* Đó là số liệu đã được thực hiện, kế hoạch cho năm 2013 tới Công ty
TNHH Tin học Bình Tiến dự tính doanh thu sẽ đạt gấp 2 lần so với năm 2012.
Lý do là công ty có đủ năng lực nhân sự, tài chính để tham gia những gói thầu lớn.
Nguồn vốn chủ yếu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để các doanh
nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với doanh nghiệp hoạt động
thương mại.
Công ty TNHH Tin học Bình Tiến là công ty TNHH hai thành viên nên
nguồn vốn của công ty chủ yếu hình thành từ vốn góp của các thành viên. Ngoài
ra còn huy động thêm vốn của khách hàng bằng cách trả chậm hay, ứng trước, các
ngân hàng, tổ chức tài chính bằng cách vay ngắn hạn, dài hạn. Vì là một công ty
TNHH mới đi vào hoạt động được hơn 4 năm nên công ty có quy mô vốn
tương đối nhỏ.
* Về cơ cấu tài sản
Để đánh giá cơ cấu tài sản của công ty trong những năm gần đây, chúng xem
xét bảng cơ cấu tài sản của công ty sau đây:
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
14
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
Bảng 1.4. Cơ cấu tài sản công ty giai đoạn 2009 - 2012
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
I. Tài sản LĐ và ĐT ngắn hạn 1.979.373.628 2.398.385.703 6.083.332.344 9.879.257.940

1. Tiền mặt tại quỹ, TGNH 1.428.986.293 609.054.403 2.804.61.160 5.012.356.254
2. Phải thu của khách hàng 111.914.000 322.676.500 675.121.746 928.548.671
3. Trả trước cho người bán - - - -
4. Hàng tồn kho 420.000.000 1.411.690.565 2.452.650.344 3.568.458.557
5. Tài sản ngắn hạn khác 18.473.335 54.964.235 150.899.094 369.894.458
II. Tài sản CĐ và ĐT dài hạn 16.196.105 1.825.145 717.774.824 1.554.884.559
1. Tài sản cố định 16.196.105 1.825.145 717.774.824 1.554.884.559
2. Chi phí trả trước dài hạn - - - -
Tổng tài sản 1.995.569.733 2.400.210.848 6.801.107.168 11.434.142.499
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
- Nhìn chung thì quy mô tài sản của công ty là tăng mạnh theo từng năm.
Năm 2010 so với năm 2009: tổng tài sản đã tăng 404.641.115 đồng tương ứng
với 20%, và năm 2012 so với năm 2011 tăng 4.633.035.331 đồng tương ứng
với 68%.
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2010 tăng so với năm 2009 là
419.012.075 đồng tương ứng với 21%, năm 2012 cũng tăng so với năm 2011
là 3.795.925.596 đồng tương ứng với 62%.
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2010 so với năm 2009 giảm
14.370.960 đồng, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 837.109.735 đồng tương
ứng với 167 %.
Như vậy ta thấy tài sản của công ty trong 4 năm là tăng mạnh và tương
đối ổn định. Trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản lưu động luôn chiếm
phần lớn. Điều này là hợp lý và tạo thuận lợi cho công ty vì đây là công ty
thương mại, nên nguồn vốn lưu động cần phải chiếm tỷ trọng lớn.
* Về cơ cấu nguồn vốn
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
15
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
Nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2009- 2012 có nhiều sự biến đổi lớn,
chúng ta xét bảng cơ cấu vốn sau đây để có thể thấy rõ hơn sự biến đổi đó.

Bảng 1.5: Cơ cấu vốn của công ty giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
I. Nợ phải trả 1.979.373.628 292.513.946 1.477.991.158 3.987.865.925
1. Vay ngắn hạn - - - -
2. Phải trả cho người bán - 291.639.319 1.477.991.158 3.897.865.925
3. Ng mua trả tiền trước - - - -
4. Thuế và các khoản nộp
Nhà nước
- 874.627 - -
II. Vốn CSH 1.995.569.733 2.107.696.902 5.323.116.010 8.223.593.578
1. Nguồn vốn kinh doanh 2.000.000.000 2.000.000.000 5.000.000.000 7.500.000.000
2. LN chưa phân phối (4.430.267) 107.696.902 323.116.010 723.593.578
Tổng nguồn vốn 1.995.569.733 2.400.210.848 6.801.107.168 12.121.180.262
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
Qua bảng trên ta có thể thấy được nguồn vốn của công ty năm 2010 có
sự biến đổi lớn so với năm 2009, tăng 404.641.115 đồng tương ứng 20%.
Khoản tăng này chủ yếu là do nợ phải trả tăng mạnh: 291.639.319 đồng. Điều
đó cho thấy công ty đã huy động một lượng vốn vào lớn vào hoạt động kinh
doanh. Năm 2012 nguồn vốn tăng 5.320.073.094 đồng so với năm 2011,
tương ứng tăng 7%. Nguyên nhân chủ yếu của tăng vốn giai đoạn này cũng
xuất phát từ tăng vốn chủ sở hữu, tăng vốn kinh doanh, lợi nhuận tăng, nợ
phải trả tăng kéo theo tăng nguồn vốn tăng.
Nguyên nhân vốn chủ sở hữu tăng từ 2 tỷ lên 7,5 tỷ là do nhu cầu của
những hồ sơ chào thầu lớn, đòi hỏi vốn chủ sở hữu, nguồn vốn tăng thì mới
đáp ứng được .
* Nguồn lực con người
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
16
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán

Có thể nói nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất
quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Do đó Công ty TNHH Tin học
Bình Tiến rất coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực của mình.
Hiện nay, công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ khá đồng đều,
năng động và sáng tạo trong công việc. Mặc dù tuổi tuổi đời trung bình của
các nhân viên còn rất trẻ, khoảng từ 22 - 35 tuổi nhưng với kinh nghiệm có
được trong quá trình làm việc và nỗ lực không ngừng tìm hiểu, học hỏi thì
phần lớn nhân viên đều đều có kiến thức chuyên môn khá tốt trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng hoá, một lĩnh vực mà công ty
đang theo đuổi.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, số lượng nhân viên của
công ty cũng tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2009 cả công ty mới chỉ có 7
người thì sang năm 2010 số lượng nhân viên đã là 12 người, đến năm 2011 số
nhân viên là 17 và đến thời điểm hiện tại toàn công ty đã có 23 nhân viên với
cơ cấu như sau:
Bảng 1.6. Cơ cấu cán bộ, nhân viên của Công ty TNHH tin học Bình Tiến
Chức danh Số lượng Trình độ
Ban điều hành 3 Cử nhân đại học
Nhân viên phòng Hành chính 7 Thạc sĩ, Cử nhân đại học
Nhân viên phòng TC - KT 7 Thạc sĩ, Cử nhân đại học
Phòng XNK 6 Cử nhân đại học
Nguồn: Phòng Hành chính
Qua bảng cơ cấu trên ta có thể thấy, nhân viên của công ty phần lớn tốt
nghiệp các trường đại học với chuyên ngành phù hợp với vị trí mà họ đang
đảm nhiệm. Về trình độ nhân viên tốt nghiệp đại học và trên Đại học là toàn
bộ 100% số nhân viên. Với số liệu như vậy ta có thể thấy chất lượng nhân
viên của công ty là khá tốt. Bên cạnh đó, số nhân viên nữ là 8 người, số lượng
nhân viên nam là 15. Đây là một số lượng tốt đảm bảo cơ cấu lao động hài
hòa trong công việc.
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42

17
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
Ngoài ra, với việc thường xuyên tổ chức cho nhân viên đi học các khóa
đào tạo ngắn hạn, thực hiện các chế độ khuyến khích trong công việc: thưởng
phạt nghiêm minh, lương thưởng, tổ chức các buổi sinh hoạt văn nghệ
chung đã giúp nhân viên có điều kiện nâng cao nghiệp vụ, tạo động lực thúc
đẩy khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Tạo môi trường làm việc
đoàn kết, thân thiện, gắn kết giữa các nhân viên trong công ty với nhau và
giữa nhân viên với công ty. Nhân viên giữa các phòng ban hỗ trợ nhau trong
công việc một cách hiệu quả nhất.
Đây là một lợi thế mà không phải bất cứ công ty nào cũng có được do đó
nếu biết cách duy trì và phát huy lợi thế này thì sẽ góp phần giúp công ty có
thể giành được ưu thế hơn trên thương trường.
Các chính sách đãi ngộ của công ty với nhân viên đang ngày càng được
cải thiện. Chúng ta có thể thấy rõ hơn sự tăng lên qua bảng tính lương trung
bình cho nhân viên của công ty như sau:
Bảng 1.7: Lương trung bình của nhân viên
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
1. Lương cơ bản 1.200.000 1.500.000 1.800.000 2.100.000
2. Phụ cấp điện thoại 150.000 200.000 220.000 300.000
3. Phụ cấp xăng xe 150.000 200.000 220.000 300.000
4. Phụ cấp khác 200.000 200.000 220.000 250.000
Tăng lương TB 1.700.000 2.100.000 2.460.000 2.950.000
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
Tuy nhiên, đây vẫn là một mức lương còn thấp sẽ làm cho công ty khó
khăn trong việc phát triển và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao.
Như vậy, công ty có nguồn nhân lực tương đối tốt về chất lượng, đáp ứng
được yêu cầu của công việc tại công ty. Tuy nhiên, số lượng nhân viên của công ty
còn khá nhỏ nên sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô của công ty. Bên
cạnh đó số lượng nhân viên trẻ chiếm tỷ trọng lớn nên còn khó khăn trong giải

quyết những tình huống kinh doanh yêu cầu kinh nghiệm lâu năm
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
18
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
19
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
PHẦN 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH TIN HỌC BÌNH TIẾN
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH tin học Bình Tiến
2.1.1. Sơ đồ bộ máy kế toán
Để đảm bảo cho việc quản lý, hoàn thiện sổ sách, lưu trữ, luân chuyển
chứng từ một cách thuận tiện. Đồng thời tạo cho cán bộ công nhân viên kế
toán có môi trường học hỏi lẫn nhau, nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực
chuyên môn v.v và căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ
chức của bộ máy quản lý, Công ty TNHH tin học Bình Tiến đã áp dụng hình
thức tổ chức công tác kế toán tập trung.
Theo mô hình này (Sơ đồ 2), thì tất cả các công việc kế toán như: phân
loại , kiểm tra các chứng từ ban đầu, ghi sổ tổng hợp, ghi sổ chi tiết, tính giá
thành cũng như việc lập các báo cáo kế toán đều được thực hiện tập trung ở
phòng kế toán-tài vụ. Phòng kế toán-tài vụ của công ty gồm 5cán bộ, trong
đó có 3 cán bộ trình độ Đại học và 2 cán bộ trình độ Cao đẳng, cụ thể:
- 1 Kế toán trưởng (trình độ Đại học)
- 1 Kế toán vật tư (trình độ Cao đẳng)
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức công tác kế toán

SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
20
Kế toán vật tư
Kế toán trưởng

Kế toán tiền
lương, BHXH
và TSCĐ
Kế toán thanh
toán và Ngân
hàng
Kế toán bán hàng
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
- 1 Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội và kế toán tài sản cố định (trình
độ Đại học)
- 1 Kế toán bán hàng (trình độ Cao đẳng)
- 1 Kế toán thanh toán, kế toán ngân hàng (trình độ Đại học)
2.1.2. Chức năng của từng bộ phận trong phòng kế toán cụ thể, như sau:
- Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng: Là người phụ trách chung và chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động liên quan đến công tác kế toán
tài chính, kế toán tổng hợp. Chịu trách nhiệm thực thi các chính sách, các chế
độ tài chính, và đồng thời chịu trách nhiệm về các quan hệ tài chính với Nhà
nước. Ngoài ra, kế toán trưởng còn là người trực tiếp quản lý các kế toán viên
trong phòng kế toán.
- Kế toán tiền lương - tài sản cố định (TSCĐ) và Bảo hiểm Xã hội
(BHXH): Hàng tháng căn cứ vào những chứng từ gốc về tiền lương và các
khoản trích theo lương, tính ra lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của
các bộ phận gián tiếp, trực tiếp sản xuất toàn Công ty. Căn cứ vào tình hình
tăng giảm TSCĐ theo dõi và tính khấu hao TSCĐ toàn Công ty. Làm báo cáo
thống kê theo yêu cầu của Phòng, Công ty và cấp trên.
- Kế toán bán hàng: Công việc của kế toán bán hàng gồm có: Theo
dõi nhập xuất tồn kho thành phẩm của Công ty. Viết phiếu nhập kho
thành phẩm, kiểm tra đối chiếu kho hàng, đối chiếu công nợ với khách hàng.
- Kế toán vật tư: Đảm trách các công việc liên quan đến vật tư bao gồm:
Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho vật tư đầy đủ kịp thời. Hàng tháng,

đối chiếu nhập - xuất - tồn kho vật tư với thủ kho, định kỳ kiểm kê, tính chênh
lệch thừa thiếu do kiểm kê để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Kế toán thanh toán và Ngân hàng (Kiêm thủ quỹ): Có nhiệm vụ theo
dõi các khoản công nợ phải thu, công nợ phải trả và công nợ cá nhân trong
nội bộ Công ty. Cập nhật thông tin đầy đủ và kịp thời. Viết phiếu thu, phiếu
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
21
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
chi và thanh toán nội bộ, giao dịch với các Ngân hàng về các khoản thanh
toán bằng tiền qua Ngân hàng và các khoản tiền vay và trả nợ, đối chiếu số dư
với Ngân hàng theo định kỳ, theo dõi quỹ tiền mặt, kiểm kê quỹ thường
xuyên, làm báo cáo thu chi tiền hàng tháng.
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty TNHH tin học Bình Tiến
2.2.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán mà Công ty đang áp dụng theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính và các Thông tư hướng
dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính.
- Công ty áp dụng niên độ kế toán từ ngày 01/01- 31/12 (năm dương lịch).
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép là Việt Nam đồng.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho:
+ Hàng tồn kho được tính theo giá thực tế.
+ Giá của vật tư, hàng hóa xuất kho được tính theo phương pháp tính
giá "Nhập trước xuất trước"
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): Công ty áp dụng
phương pháp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp khấu hao: Phương pháp tính khấu hao TSCĐ áp dụng tại
đơn vị là phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Phương thức hạch toán chi tiết thành phẩm: Phương pháp sổ thẻ song song.

2.2.2. Vận dụng chế độ kế toán tại công ty
* Vận dụng chứng từ kế toán
Các chứng từ mà Công ty sử dụng là những chứng từ theo mẫu của Bộ
Tài chính và Tổng Cục thuế quy định dành cho các doanh nghiệp thương mại.
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
22
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
Danh mục chứng từ kế toán Công ty đang sử dụng gồm có 2 loại là:
Chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn. Cụ thể sử dụng những loại chứng
từ kế toán sau:
- Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Biên bản
kiểm kê vật tư công cụ, sản phẩm, hàng hoá, Bảng kê mua hàng.
- Chứng từ lao động tiền lương: Bảng chấm công, Giấy chứng nhận nghỉ
ốm hưởng BHXH, Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản,
Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, bản thanh toán tiền
làm thêm giờ, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền
lương và BHXH v.v
- Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định, biên
bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại tài sản, Biên bản kiểm kê TSCĐ,
bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, uỷ
nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng,
giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền.
- Chứng từ bán hàng: Hoá đơn GTGT, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ, báo cáo bán hàng gửi đại lý
2.2.3. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hiện nay hệ thống tài khoản mà Công ty đang áp dụng là hệ thống tài
khoản do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh
nghiệp của Bộ Tài chính.

SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
23
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
Bảng số 2.1. Số hiệu tài khoản
Những tài khoản Công ty đang sử dụng
Số
hiệu
TK
Tên tài khoản
Số
hiệu
TK
Tên tài khoản
111 Tiền mặt 414 Quỹ đầu tư phát triển
112 Tiền gửi ngân hàng 415 Quỹ dự phòng tài chính
131 Phải thu của khách hàng 421 lợi nhuận chưa phân phối
133 Thuế GTGT được khấu trừ 431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi
141 Tạm úng 441 Nguồn vốn đầu tư XD cơ bản
142 Chi phí trả trước ngắn hạn 511 Doanh thu bán hàng
152 Nguyên liệu, vật liệu 515 Doanh thu hoạt động tài chính
153 Công cụ, dụng cụ 521 Chiết khấu thương mại
154 Chi phí sản xuất, KD dở dang 531 Hàng bán bị trả lại
155 Thành phẩm 532 Giảm giá hàng bán
211 Tài sản cố định hữu hình 621 Chi phí NVL trực tiếp
214 Hao mòn tài sản cố định 622 Chi phí nhân công trực tiếp
241 Xây dựng cơ bản 627 Chi phí sản xuất chung
311 Vay ngắn hạn 632 Giá vốn hàng bán
331 Phải trả cho người bán 635 Chi phí tài chính
333 Thuế và các khoản phải nộp NN 641 Chi phí bán hàng
334 Phải trả người lao động 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp

335 Chi phí phải trả 711 Thu nhập khác
336 Phải trả nội bộ 811 Chi phí khác
338 Phải trả, phải nộp khác 821 Chi phí thuế thu nhập DN
411 Nguồn vốn kinh doanh 911 Xác định hạcht quả kinh doanh
2.2.4. Hệ thống sổ kế toán:
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tách rời trình tự ghi sổ theo trật
tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ
kinh tế ,tài chính phát sinh để ghi vào hai sổ kế toán tổng hợp là Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ và Sổ cái. Lập chứng từ ghi sổ trên cơ sở chứng từ gốc để làm
thủ tục ghi sổ kế toán tổng hợp.
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
24
Báo cáo thực tập tổng hợp Viện Kế toán & Kiểm toán
Hàng ngày kế toán phải căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra hợp lệ
,bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại để tập hợp chứng từ ghi sổ đồng thời
vào các sổ chi tiết , sổ quỹ liên quan.
Hàng tháng tính ra tổng phát sinh nợ, tổng phát sinh có và số dư của
các tài khoản trên sổ cái, căn cứ vào sổ cái để lập BCĐ kế toán và bảng cân
đối số phát sinh.Mặt khác kế toán căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết để lập
bảng tổng hợp chi tiết.
SV: Lô Thị Nắm Lớp: KT-K42
25

×