Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc phát huy vai trò của phụ nữ tại tỉnh đồng tháp trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.64 KB, 104 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÊ ANH THI



VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY





LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC









Hà Nội - 2014



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÊ ANH THI



VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Văn Lộc







Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là hoàn toàn
trung thực. Các số liệu và kết quả công bố trong luận văn này là công trình
nghiêm túc của tôi. Nếu có gì sai phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


Tác giả luận văn


Lê Anh Thi













DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TRONG LUẬN VĂN


- BCH TW : Ban chấp hành Trung Ương
- CB : Cán bộ
- CLB : Câu lạc bộ
- CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- LHPN : Liên hiệp phụ nữ
- HĐND : Hội đồng Nhân dân
- HV : Hội viên
- SLĐTB&XH : Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
- SGD&ĐT : Sở Giáo dục và Đào tạo
- TV : Thành viên
- TW : Trung Ương
- UBND : Ủy ban Nhân dân







MỤC LỤC

A - MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp của đề tài 8
7. Kết cấu của đề tài 8

B - NỘI DUNG 9
Chương 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ PHÁT HUY
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ 9
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ nữ và quyền
bình đẳng của phụ nữ 9
1.1.1. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước 9
1.1.2. Trong lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc 11
1.1.3. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội 17
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về việc phát huy vai trò của phụ nữ 18
1.2.1. Thực hiện việc phát huy vai trò của phụ nữ là một mục tiêu của
cách mạng 18
1.2.1.1. Thực hiện việc phát huy vai trò của phụ nữ phải gắn liền với cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người 18
1.2.1.2. Thực hiện việc phát húy vai trò của phụ nữ là một cuộc cách mạng
lâu dài và khó khăn 25
1.2.1.3. Phụ nữ phải được phát huy vai trò của họ trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội 26
1.2.2. Những biện pháp thực hiện việc phát huy vai trò của phụ nữ 36
1.2.2.1. Thực hiện việc phát huy vai trò của phụ nữ phải gắn liền với chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước 36
1.2.2.2. Thực hiện việc phát huy vai trò của phụ nữ là sự nghiệp của bản thân
người phụ nữ 39
1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện việc phát huy
vai trò của phụ nữ 42


Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ Ở
TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY 46
2.1. Khái quát về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội tỉnh

Đồng Tháp 46
2.2. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc phát huy vai trò
của phụ nữ tỉnh Đồng Tháp thời gian qua 50
2.2.1. Trong lĩnh vực chính trị 50
2.2.2. Trong lĩnh vực kinh tế 54
2.2.3. Phát huy trong lĩnh vực văn hóa - xã hội và giáo dục 61
2.2.4. Trong gia đình 69
2.3. Phương hướng và giải pháp cơ bản trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh vào việc phát huy vai trò của phụ nữ ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay 74
2.3.1. Phương hướng cơ bản nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực
chính trị 74
2.3.2. Phương hướng cơ bản nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực
kinh tế 75
2.3.3. Phương hướng cơ bản nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực
văn hóa, xã hội và giáo dục 76
2.3.4. Phương hướng cơ bản nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong
gia đình 76
2.4. Giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của phụ nữ theo tư tưởng
Hồ Chí Minh ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay 77
2.4.1. Giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực
chính trị 77
2.4.2. Giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực
kinh tế 80
2.4.3. Giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực
văn hóa - xã hội và giáo dục 82
2.4.4. Giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong gia đình 84
C - KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

1


A - PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình phát triển của nhân loại qua các giai đoạn lịch sử, phụ
nữ bao giờ cũng có một vai trò, vị trí quan trọng trong tất cả các phương diện,
các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, nghệ thuật đến các lĩnh
vực khác của đời sống xã hội. Về mặt số lượng, phụ nữ chiếm khoảng một
phần hai tổng dân số, tài năng và trí tuệ của họ không kém nam giới. Không
chỉ anh hùng trong chiến đấu, phụ nữ vốn có tính cần cù và sáng tạo, họ đã
trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần, đóng góp
một phần không nhỏ trong việc phát triển chung của xã hội.
Phụ nữ luôn luôn tự vươn lên, đấu tranh với nhiều hình thức và mức độ
khác nhau để được bình đẳng với nam giới. Vấn đề này đã trở thành một vấn
đề toàn cầu, có tính chất quốc tế rộng rãi và tính thời đại rõ rệt, không chỉ
riêng một quốc gia, dân tộc nào. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh đó rất lâu dài, khó
khăn, phức tạp, có lúc rất quyết liệt và đến nay vẫn chưa kết thúc.
Hiện nay, ở Việt Nam, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo và
vùng nông thôn nghèo vẫn còn tồn tại tư tưởng gia trưởng, “trọng nam, khinh
nữ”, coi phụ nữ chỉ là cái bóng của nam giới. Họ bị bó buộc vào cái gia đình
bé nhỏ, công việc của họ chỉ là sinh con, nuôi con và xoay quanh việc nội trợ
trong gia đình. Thực tế cho thấy, một số phụ nữ không được bình đẳng ngay
chính trong gia đình của mình, họ bị chà đạp về thể xác và tinh thần; không
được đi học, không được tham gia vào các công việc chính trị, xã hội, đoàn
thể. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện không
phải chỉ riêng đối với người phụ nữ mà còn đối với sự phát triển chung của cả
xã hội.
Vì vậy, thực hiện quyền bình đẳng đối với phụ nữ được xem là một cuộc
cách mạng lớn, nhằm cởi bỏ những ràng buộc, những định kiến, những bất
2


bình đẳng của người phụ nữ theo nghi lễ phong kiến. Đặc biệt, trong giai đoạn
cách mạng hiện nay, đất nước ta đang bước vào một giai đoạn cách mạng mới
- giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc thực hiện quyền bình đẳng và
phát huy vai trò của phụ nữ vì sự tiến bộ của phụ nữ, khẳng định vị trí, nguồn
lực đóng góp của phụ nữ vào tất cả các mặt của đời sống xã hội là điều rất
quan trọng và rất cần thiết.
Hồ Chí Minh là một trong những người Việt Nam đầu tiên hiểu và đặc
biệt quan tâm đến vai trò của người phụ nữ trong phong trào cách mạng thế
giới cũng như của cách mạng Việt Nam. Sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin,
Người đã nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phụ nữ Việt Nam
ngay từ buổi đầu hoạt động cách mạng; xem vấn đề quyền của phụ nữ là một
bộ phận cấu thành quyền của con người trong tổng thể quyền cơ bản của dân
tộc. Đồng thời, cất tiếng nói thay cho người phụ nữ, tháo bỏ gông xiềng mà
bấy lâu phụ nữ phải gánh chịu, mạnh mẽ đấu tranh vì “bình đẳng nam nữ”.
Hồ Chí Minh khẳng định, chỉ giải phóng phụ nữ mới giải phóng xã hội, bổ
sung vào nguồn lực phát triển đất nước. Đặc biệt, sau thời kỳ hội nhập sẽ mở
ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, tạo điều kiện hơn nữa cho phụ nữ trẻ, đảm
đang, năng động khẳng định vai trò của mình. Vì thế, trong cương lĩnh chính
trị đầu tiên thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1930, Hồ Chí Minh đã
khẳng định “nam nữ bình quyền”; năm 1945 - Việt Nam giành được độc lập -
khi soạn thảo Hiến Pháp, với tư cách là trưởng ban soạn thảo, một lần nữa
Người đã đề nghị đưa vấn đề bình đẳng của phụ nữ vào trong Hiến Pháp.
Kế thừa, vận dụng và phát triển quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền
bình đẳng nam và nữ, hơn 80 năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm
và tạo mọi điều kiện phụ nữ ngày càng được bình đẳng với nam giới. Điều
này được khẳng định và thực hiện nhất quán trong các Cương lĩnh, đường lối,
quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, sau thời
3


kỳ hội nhập quốc tế sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, tạo điều kiện hơn
nữa cho phụ nữ trẻ, đảm đang, năng động khẳng định vai trò của mình. Vì thế,
phụ nữ Việt Nam ngày nay đã và đang chứng minh sức mạnh cũng như vai trò
quan trọng của mình, họ thực sự vươn lên làm chủ chính bản thân và làm chủ
các công ty, doanh nghiệp, đảm nhận nhiều nhiệm vụ trọng yếu trong hệ
thống chính trị của nước ta.
Đồng Tháp là một trong mười ba tỉnh thành thuộc khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long. Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế,
việc phát huy vai trò và nguồn lực của phụ nữ đã được Đảng và chính quyền
địa phương quan tâm đặc biệt và bước đầu đã thu được những thành tựu rất
quan trọng. Tuy nhiên, xét về tổng thể, việc quán triệt tư tưởng của Hồ Chí
Minh và của Đảng ta vào việc phát huy vai trò của phụ nữ cả nước nói chung,
phụ nữ tỉnh Đồng Tháp nói riêng vẫn là một đòi hỏi cấp thiết cả trên phương
diện lý luận lẫn phương diện thực tiễn.
Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề: “Vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh vào việc phát huy vai trò của phụ nữ tại tỉnh Đồng Tháp trong giai
đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề phụ nữ và vai trò, vị trí của phụ nữ đối với sự phát triển của xã
hội là một vấn đề có tính chiến lược, do vậy, nó đã thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học và học giả trên cả nước.
Các thành tựu nghiên cứu về phụ nữ nói chung có thể kể đến các công
trình tiêu biểu sau:
- Tác giả Bùi Thị Kim Quỳ (1995), “Phụ nữ Việt Nam trong quá trình
đổi mới đất nước, vấn đề lao động, việc làm và hạnh phúc gia đình, gia đình
và địa vị người phụ nữ trong xã hội, cách nhìn từ Việt Nam và Hoa Kỳ”, Nxb.
Khoa học Xã hội. Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến vai trò của
người phụ nữ ở một số khía cạnh lao động, việc làm và vị thế của họ trong gia
4


đình cũng như ngoài xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nước theo hai cách nhìn
khác nhau (Việt Nam và Hoa Kỳ).
- Tác giả Dương Thị Minh (2004),“Gia đình Việt Nam và vai trò người
phụ nữ trong gia đình hiện nay”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả tập
trung phân tích các yếu tố cơ bản tác động đến gia đình và vai trò của người
phụ nữ Việt Nam trong gia đình, đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam và
xu hướng biến đổi của vai trò người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Từ đó,
nêu ra những vấn đề xây dựng gia đình mới và phát huy vai trò của người phụ
nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Tác giả Lê Ngọc Hùng (2002),“Học thuyết Mác - Lênin về phụ nữ và
liên hệ thực tiễn nước ta hiện nay”. Trong công trình, tác giả dựa trên cơ sở lý
luận của học thuyết Mác-Lênin về phụ nữ, từ đó liên hệ thực tiễn nước ta.
Đồng thời, nêu ra một số giải pháp về việc phát huy vai trò của phụ nữ với
thực tiễn Việt Nam.
- Tác giả Lê Thi (1998), “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở
Việt Nam”. Tác giả nêu quan điểm tiếp cận giới, từ đó áp dụng vào việc xem
xét các vấn đề có liên quan đến bình đẳng giới và nêu lên những vấn đề đáng
quan tâm, đề xuất ý kiến về một số chính sách xã hội cần thiết nhằm xây dựng
sự bình đẳng giới trong tình hình mới.
- Tác giả Đỗ Thị Thạch (2005), “Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt
Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đề cập đến những tiềm
năng và vị trí quan trọng của người phụ nữ trong gia đình cũng như xã hội. Từ
đó, tác giả nêu lên những yếu tố giúp phát huy tốt hơn nữa tiềm lực của phụ
nữ Việt Nam trong thời đại CNH, HĐH.
- Tác giả Lê Ngọc Thắng (1998), “Phụ nữ dân tộc miền núi trong đời
sống kinh tế văn hóa các dân tộc”, Tạp chí Cộng sản, số 5. Trên cơ sở phân
tích thực trạng đời sống của phụ nữ dân tộc ở miền núi trong đời sống kinh tế,
5


văn hóa của các dân tộc, tác giả đề xuất phương hướng cơ bản và giải pháp
chủ yếu nhằm thực hiện bình đẳng cho phụ dân tộc miền núi.
- Tác giả Nguyễn Thị Báo (2003), “Quyền bình đẳng của phụ nữ trong
sự nghiệp và cuộc sống gia đình”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10. Tác giả đề
cập đến quyền bình đẳng của phụ nữ trong sự nghiệp và trong cuộc sống.
- Tác giả Nguyễn Đình Tấn và tác giả Lê Ngọc Hùng (2000), “Quyền
phụ nữ trong điều kiện kinh tế hiện nay ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lý
luận, số 9. Trên cơ sở phân tích quyền phụ nữ trong thời kỳ đổi mới, tác giả
đã đi sâu phân tích vai trò quan trọng của người phụ nữ trong điều kiện kinh
tế hiện nay ở nước ta.
- Tác giả Nguyễn Lộc (2005), “Những nỗ lực chính trị - pháp lý quốc
tế trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ”, Tạp chí Cộng sản, số 5.
Tác giả đề cập đến quyền bình đẳng của người phụ nữ, đồng thời đưa ra
những giải pháp ở góc độ chính trị và pháp lý quốc tế để đảm bảo quyền bình
đẳng của người phụ nữ.
Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ có thể kể
đến các công trình tiêu biểu sau:
- Nghiên cứu vấn đề phụ nữ trong tư tưởng Hồ Chí Minh có một số ấn
phẩm của Nhà xuất bản Phụ nữ như: “Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng
phụ nữ” (1970), “Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam” (1982); “Hồ Chí
Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ” (1990). Tất cả các công trình trên đều
phản ánh nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ.
- Bên cạnh đó, một số luận văn thạc sỹ khoa học Lịch sử Đảng, Triết
học, Tư tưởng Hồ Chí Minh nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phụ
nữ như: Đặng Thị Lương (1993), “Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ
trong cách mạng Việt Nam”. Tác giả đã nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề giải phóng phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng nước ta; Trương Thị
6

Phúc: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ với việc thực

hiện trong thời kỳ đổi mới” (Luận văn thạc sỹ khoa học Chính trị, Mã số:
603127, Hà Nội, 2006). Dựa trên cơ sở lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền bình đẳng của phụ nữ, tác giả đã vận dụng vào thời kỳ đổi mới đất
nước; Đặng Thị Linh,“Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Thực trạng và giải pháp”, (Luận án phó tiến sỹ triết học, Viện nghiên cứu chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1997). Nghiên cứu thực
trạng về vấn đề phụ nữ trong gia đình, tác giả đưa ra một số giải pháp, kiến
nghị nhằm phát huy hơn nữa vai trò của người phụ nữ.
Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu công bố trên các tạp chí như:
Hoàng Thị Nữ (1989), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác đào tạo, bồi
dưỡng và đề bạt cán bộ nữ”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6; Nguyễn Thị Mão
(1996), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và xây dựng đội ngũ
cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10; TS. Nguyễn Thị Kim Dung (2001),
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ”, Tạp
chí Lịch sử Đảng, số 11. Các tác giả trên đều xoay quanh nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh với công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và đề bạt cán bộ nữ.
Trên đây là những công trình quan trọng, nổi bật được tác giả kế thừa để
triển khai trong chương trình nghiên cứu về việc phát huy vai trò của phụ nữ.
Tuy nhiên, qua khảo sát tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng, vấn đề
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc phát huy vai trò của phụ nữ tại tỉnh
Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu.
Mặt khác, trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn mới cần phải tiếp tục nghiên cứu về việc phát huy vai trò của
phụ nữ nhằm thúc đẩy và tạo cơ hội bộc lộ năng lực trong sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước.
7

Trên cơ sở trân trọng kế thừa, tiếp thu những thành tựu của các công
trình đi trước, luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề: “Vận dụng tư tưởng Hồ

Chí Minh vào việc phát huy vai trò của phụ nữ tại tỉnh Đồng Tháp trong giai
đoạn hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ, thực
trạng vấn đề thực hiện việc phát huy vai trò của phụ nữ tỉnh Đồng Tháp thời
gian qua, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc phát huy vai trò của phụ
nữ tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ
sau đây:
- Khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
của phụ nữ.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng việc thực hiện việc phát huy vai trò
của phụ nữ tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của
phụ nữ tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về
vai trò của phụ nữ và thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực hiện
bình đẳng của phụ nữ tỉnh Đồng Tháp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của
phụ nữ gắn với đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Đồng Tháp trong
việc vận dụng vào thực hiện việc phát huy vai trò của phụ nữ.
8

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng và Nhà nước về phụ nữ,
về vai trò của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa
học cụ thể như: phương pháp lịch sử và lô-gíc, phân tích và tổng hợp, so sánh,
phương pháp phân tích vùng văn hóa để làm sáng tỏ nội dung và mục đích
của đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề vai trò của phụ nữ trong tư
tưởng Hồ Chí Minh.
- Luận văn khảo sát và đánh giá thực trạng của việc vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh vào việc phát huy vai trò của phụ nữ tỉnh Đồng Tháp trong thời
gian qua.
- Luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy
vai trò của phụ nữ ở tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng
Hồ Chí Minh.
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, giảng dạy chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục,
luận văn gồm có 2 chương.

9

B - NỘI DUNG
Chương 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ PHÁT HUY

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ


Học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin, một học thuyết cách mạng, khoa học,
rất quan tâm đến vấn đề vai trò phụ nữ và giải phóng phụ nữ. Nó chỉ ra được
nguồn gốc và nguyên nhân, các yếu tố tác động đến sự bất bình đẳng giữa
nam và nữ trong lịch sử xã hội loài người. Từ đó nhấn mạnh rằng, muốn tiến
hành sự nghiệp giải phóng phụ nữ, điều đầu tiên phải quan tâm đó là xóa bỏ
triệt để chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, thực hiện công hữu hóa, đồng thời
thủ tiêu sự bất bình đẳng ngay trong tư tưởng và nhận thức của xã hội. Chủ
nghĩa Mác-Lênin cũng khẳng định rằng sự nghiệp giải phóng phụ nữ luôn gắn
liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội, giải phóng con
người, nó có mối quan hệ hữu cơ và mang tính biện chứng sâu sắc. Thêm vào
đó, sau khi đã xóa bỏ cơ sở kinh tế của sự bất bình đẳng giữa nam và nữ thì
cần tạo cơ hội và điều kiện cho phụ nữ về mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội để phụ nữ có thể phát huy hết tiềm năng của mình.
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ nữ
Sớm tiếp thu chủ chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vị
trí, vai trò của phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng.
1.1.1. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước
Vị trí địa lý cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Việt Nam
luôn ở thế bị “dòm ngó” và xâm lược. Vì thế, giữ vững bờ cõi là điều cốt yếu
để dân tộc Việt Nam có thể tồn tại và phát triển. Với tiến trình đó, vai trò của
phụ nữ chiếm một phần quan trọng trong suốt sự nghiệp dựng nước và giữ
nước. Hồ Chí Minh đánh giá trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
có sự góp sức của rất nhiều vị nữ anh hùng: “Hai Bà Trưng đã để lại cho phụ
nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang là dũng cảm kháng chiến. Liên đoàn
10

phụ nữ dân chủ quốc tế giúp phụ nữ Việt Nam bồi dưỡng truyền thống ấy,

hăng hái đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Phụ nữ Việt Nam đã
xứng đáng là con cháu của Hai Bà Trưng và là lực lượng trong quốc tế phụ
nữ” [44, tr. 339]. Thêm nữa, Bà Triệu với câu nói đầy khí phách: “Tôi muốn
cưỡi cơn gió mạnh, đạp sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi
để cứu dân ra khỏi vòng chìm đắm, chứ đâu có chịu cúi đầu khom lưng làm tì
thiếp cho người” [58, tr. 245]. Bằng bản lĩnh chỉ huy chiến trận, Bà đã lãnh
đạo đội quân làm nên thắng lợi lẫy lừng, đuổi cổ giặc Ngô về nước. Điều đó
khẳng định rằng, dù trong trận mạc đầy rẫy hiểm nguy, đòi hỏi người chỉ huy
phải có đầu óc linh hoạt, nhạy bén, dùng binh khéo thì nữ giới vẫn có thể làm
được và làm rất tốt.
Tiếp nối bản lĩnh của các nữ tướng, phụ nữ Việt Nam tiếp tục khẳng
định vai trò, vị trí cũng như khả năng của mình, chẳng hạn như: bà Bùi Thị
Xuân thay cha lãnh đạo nghĩa quân khi cha vừa tử trận, với gồm một đạo
quân gần 5000 người, cùng với sự chỉ huy bản lĩnh của Bà, nghĩa quân đã làm
cho quân địch nhiều lần thất bại trong đó có trận Trấn Ninh đã đi vào sử sách
ở thế kỷ XVIII. Đến thế kỷ XIX, có một phụ nữ tên thật Yến Phi hay còn gọi
là “bà Ba Cai Vàng” đã chỉ huy cuộc nổi dậy của nông dân chống lại triều đại
phong kiến nhà Nguyễn, được nhân dân ta mãi truyền tụng cho đến ngày nay.
Bên cạnh đó, phụ nữ còn tham gia đảm nhiệm công việc tổ chức và quản lý xã
hội, ví như: Nguyên Phi Ỷ Lan từng thay vua Lê Thánh Tông trông coi việc
triều đình để Vua yên tâm khi đem quân đánh Chiêm Thành, đồng thời, gợi ý
cho vua trong việc bảo vệ trâu bò nhằm đảm bảo việc cày bừa của dân gian;
Thái hậu Dương Vân Nga, người đã thay chồng lãnh đạo việc nước, đưa đất
nước vượt qua những khó khăn, thử thách.
Ngoài ra, phụ nữ cũng đạt được thành tựu to lớn trong lĩnh vực văn học,
nghệ thuật, ví như: bà Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan, bà Hồ Xuân
11

Hương,… là những nữ sĩ nổi tiếng với những áng thơ đầy khí phách và hoài
bão lớn, đấu tranh chống lại những áp bức, bất công. Thể hiện sự phản kháng

lại những định kiến áp đặt lên vai người phụ nữ trong chế độ phong kiến,
những lễ giáo Khổng, Mạnh.
Do hoàn cảnh lịch sử, ở thế kỷ X và XV, nước ta đã phải huy động rất
nhiều người tham gia vào quân đội. Do đó, người phụ nữ phải thay chồng,
thay con trực tiếp lao động sản xuất, nuôi dạy con nhỏ, chăm sóc cha mẹ già
và cung cấp lương thực, lương thảo cho quân đội. Việc điều động một lực
lượng lao động lớn là nam giới vào các công trình tập trung, đã làm cho phụ
nữ trở thành lực lượng lao động thiết yếu trong lĩnh vực nông nghiệp Việt
Nam từ ngàn xưa.
1.1.2. Trong cách mạng giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh khảo sát thực tiễn nhiều cuộc cách mạng lớn trên thế giới,
tìm hiểu các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, Người đã khái
quát lên vị trí, vai trò của người phụ nữ trong cách mạng như sau: “Xem trong
lịch sử cách mệnh chẳng lần nào là không có đàn bà con gái tham gia… Vậy
nên muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái
công nông các nước” [39, tr. 313]. Người ghi nhận như sau: “Phụ nữ Thổ Nhĩ
Kỳ tham gia bảo vệ đất nước chống sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc
phương Tây. Phụ nữ Ấn Độ vùng lên chống sự đô hộ của Anh. Phụ nữ Trung
Quốc tham gia cuộc cách mạng năm 1912. Phụ nữ Triều Tiên đã và đang đấu
tranh vì độc lập của Tổ quốc. Phụ nữ Nhật Bản đã buộc Chính phủ phải hủy bỏ
đạo luật cấm phụ nữ tham gia đời sống chính trị và v.v ” [38, tr. 288]. Ngoài
ra, phụ nữ thế giới còn tham gia vào công việc xây dựng đời sống, phát triển
kinh tế, Người nói: “Trong đời sống kinh tế những “bông hồng” của phương
Đông bắt đầu tỏ cho chủ nghĩa tư bản thấy ở họ có những chiếc gai nhọn.
Những cuộc bãi công của nữ công nhân ở các nhà máy và xưởng dệt lụa không
12

còn là hiện tượng hiếm nữa. Trong các tổ chức công đoàn Nhật Bản, phụ nữ
chiếm một tỷ lệ đáng kể. Đoàn Thanh niên cộng sản Trung Quốc mới thành lập
được ba năm đã có trong hàng ngũ của mình hơn 150 nữ công nhân và nữ sinh

viên” [39, tr. 228]. Vị trí, vai trò của phụ nữ các nước rất đáng học hỏi, cộng
thêm truyền thống anh hùng của phụ nữ dân tộc ta, Hồ Chí Minh mong muốn
phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới cũng có sự tiếp thu, tiếp nối để khẳng định
thêm vị thế của mình. Người nói: “Như buổi ấy là buổi phong kiến mà đàn bà,
con gái còn biết K.m. Huống chi bây giờ hai chữ “nữ quyền” đã rầm rầm khắp
thế” [39, tr. 520, 521] và “Nhờ Phụ nữ Quốc tế mà các đảng cộng sản mới lập
ra như đảng ở Java, đảng viên đàn bà mỗi ngày một thêm nhiều. An Nam cách
mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công, mà nữ giới An Nam
muốn cách mệnh thì phải theo Phụ nữ Quốc tế chỉ bảo” [39, tr. 315].
Từ chỗ đánh giá cao vai trò của phụ nữ, thấy được những phẩm chất tốt
đẹp của họ là một phần không thể thiếu, làm nên sự trọn vẹn của cuộc cách
mạng. Người nói: “Các chị em phụ nữ, chẳng những khôn khéo, hăng hái mà
lại gan góc vô cùng” [42, tr. 412], “Chị em rất hăng hái, rất chịu khó và tổ
chức rất khéo” [42, tr. 412], cho nên, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ,
gian khổ, với chủ trương kháng chiến toàn dân, thành phần phụ nữ là không
thể thiếu. Hồ Chí Minh khẳng định: “Toàn dân kháng chiến nghĩa là toàn cả
dân, ai cũng đánh giặc. Bất kỳ đàn ông đàn bà, người già con trẻ, ai cũng
tham gia kháng chiến” [42, tr. 540]. Cả trong lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến, Người lại một lần nữa nhấn mạnh: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ
người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc” [41, tr. 534].
Bởi vì, phụ nữ không chỉ giỏi trong lao động, sản xuất, trong công việc gia
đình, nữ công gia chánh “các chị em phụ nữ, họ tranh nhau giúp nấu cơm,
gánh nước, giặt áo, vá quần cho bộ đội, họ coi các chiến sĩ như anh em ruột”
[43, tr. 84].
13

Từ đó, Người yêu cầu: “Ngày xưa, Bà Trưng, Bà Triệu, đã phất cờ khởi
nghĩa, đánh giặc, cứu dân. Trong lịch sử của dân tộc ta nhất là những thời kỳ
cách mạng và kháng chiến, phụ nữ đã rất dũng cảm. Hiện nay, phụ nữ đang
góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và

đấu tranh chống Mỹ - Diệm ở miền Nam” [50, tr. 523]. Phụ nữ đã luôn có mặt
trong các cuộc khởi nghĩa và đấu tranh, giành độc lập và thống nhất tổ quốc.
Họ tham gia với số lượng ngày càng đông, ý chí quyết tâm ngày càng lớn,
tinh thần giác ngộ ngày càng sâu sắc, với những hình thức hoạt động rất đa
dạng, gan dạ, khôn khéo và dũng cảm.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã có rất nhiều phụ nữ hòa cùng
khí thế chống quân xâm lược của dân tộc, chung sức, chung lòng, đứng lên
chống thực dân Pháp. Ví như, trong phong trào Duy Tân, có bà Đinh Phu
Nhân, 10 năm liên tục tham gia hoạt động dũng cảm, dù bị địch bắt và tù đày,
tra khảo nhưng không khai nửa lời. Sau khi có Đảng, có một giai đoạn lịch sử,
Đảng ta phải hoạt động một cách bí mật, Người nhận thấy, “Thời kỳ bí mật,
nhiều chị em đã giác ngộ, tham gia hoạt động cách mạng rất dũng cảm, mặc
dầu muôn ngàn nguy hiểm, gian khổ. Rất nhiều chị em khác cũng đã bảo vệ
cách mạng rất gan góc. Thời kỳ đó, căn cứ địa cách mạng của ta ở Việt Bắc,
do đó rất nhiều chị em phụ nữ các dân tộc thiểu số không những vượt gian
nguy mà còn gạt cả mê tín để bảo vệ cách mạng và cán bộ hoạt động cách
mạng” [49, tr. 509]. Trong “Thư gửi đồng bào các tỉnh ở Việt Bắc”, Người đã
viết: “Tôi không bao giờ quên được, trong những ngày gian nan cực khổ đó,
đồng bào trong tỉnh ta, các cụ già, các chị em phụ nữ, anh em nông dân, các
em thanh niên, các cháu nhi đồng ai cũng hăng hái giúp đỡ” [42, tr. 238].
Trong “Thư khen phụ nữ Cao Bằng” Người đã viết: “Tôi nhận được báo cáo
rằng, chị em phụ nữ Cao Bằng thi đua ủng hộ bộ đội và dân quân bằng lựu
đạn, lương thực, khăn áo, bánh trái, vân vân, đáng giá 140.000 đồng. Thế là
rất tốt. Tôi nhớ rằng, trong thời kỳ bí mật, lúc bắt đầu tổ chức đội du kích và
14

quân giải phóng đánh Nhật, đánh Pháp, phụ nữ Cao Bằng luôn luôn hăng hái
giúp đỡ, tiếp tế. Nhiều bà cụ và chị em nhịn ăn để nuôi bộ đội. Luôn mấy năm
như thế. Nhiều chị em lại mạnh bạo tham gia du kích giết giặc. Tôi thay mặt
Chính phủ khen ngợi chị em… Tôi lại mong phụ nữ các tỉnh thi đua với chị

em phụ nữ Cao Bằng, làm cho nổi bật vai trò vẻ vang của phụ nữ Việt Nam
trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc” [43, tr. 76].
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, với rất nhiều khó
khăn trước mắt, phụ nữ cũng đã những đóng góp rất lớn vào công cuộc khôi
phục đất nước lúc bấy giờ: “Từ ngày dân Việt Nam tranh được chính quyền,
phụ nữ đều ra sức gánh vác công việc. Nào giúp đỡ chiến sĩ, tăng gia sản xuất.
Nào chống nạn mù chữ, tham gia tuyển cử, Tuần lễ Vàng, Đời sống mới,
v.v , việc gì phụ nữ cũng hăng hái. Các bà đại biểu nghe vậy, rất là vui lòng.
Rồi ân cần gửi lời thân ái chúc phụ nữ Việt Nam gắng sức phấn đấu, và mong
rằng phụ nữ ta sẽ giúp sức vào cuộc vận động phụ nữ thế giới” [41, tr. 394].
Không lâu sau đó, thực dân Pháp lại tái chiếm. Phụ nữ Việt Nam, một lần
nữa, đứng lên cùng toàn dân kiên cường kháng chiến chống Pháp. Họ bất
chấp gian lao nguy hiểm, bất kể không gian, thời gian, bảo vệ cán bộ cách
mạng bằng một sự lạc quan, tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng. Người
ca ngợi: “Trong các chiến dịch, phụ nữ đi dân công, tải lương thực, đạn dược,
làm đường, v.v rất đông; 2/3 số dân công là phụ nữ. Mặc dầu bị máy bay
địch theo dõi thả bom dữ dội nhưng chị em vẫn vui vẻ ca hát, động viên nhau
làm tròn nhiệm vụ” [49, tr. 510]. Trong các vùng địch tạm chiếm, thực dân
Pháp âm mưu dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến
tranh, tình thế cách mạng rơi vào cảnh khốn khó. Thế nhưng phụ nữ đấu tranh
rất bền chí, chị em kiều bào ở nước ngoài cũng ủng hộ kháng chiến trong
nước về mọi mặt; phụ nữ trong nước thì đào hầm bí mật để nuôi giấu CB, gan
dạ, luồn lách qua các đồn bốt, vượt qua mạng lưới do thám của kẻ thù để
chuyển thư từ, công văn một cách an toàn. Nhiều chị kiên trì, móc liên lạc
15

trong các thôn xóm để xây dựng cơ sở, gây dựng phong trào, vận động những
người lầm đường, lỡ bước theo giặc quay về với cách mạng. Tích cực chăm
sóc thương binh, bộ đội bằng tất cả tình yêu thương và tấm lòng của mình,
Người viết: “Phải chăng vì danh, vì lợi, vì địa vị mà họ làm như vậy? Không

phải. Đó là vì lòng nồng nàn yêu nước. Đó là vì lòng chí công vô tư mà chúng
ta đều phải học tập theo” [44, tr. 134]. Người nhiều lần gửi thư tỏ lòng biết ơn
đến các nữ anh hùng, đồng thời ghi nhận công lao của họ: “Tôi kính cẩn
nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc,… Tôi kính
chào các bà mẹ có con trong bộ đội, và các bà mẹ cùng vợ con của các liệt sĩ
mà trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc ta đang gánh một phần quan
trọng” [44, tr. 339].
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phụ nữ Việt Nam cũng đã
phát huy hết khả năng, tinh thần và sức mạnh của mình. Hồ Chí Minh rất tin
tưởng nên có lời kêu gọi: “Bác mong phụ nữ ta ra sức phát huy hơn nữa
truyền thống dũng cảm và đảm đang, cùng toàn quân, toàn dân ta bảo vệ độc
lập tự do của Tổ quốc, đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn
toàn” [52, tr. 174, 175]. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, giới tuyến tạm
thời được thiết lập. Tuy nhiên, đế quốc Mỹ âm mưu thay Pháp xâm chiếm
miền Nam, nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta. Chúng cùng bè lũ tay sai đã cố
tình phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, tiến hành bình định với hàng loạt việc làm
tàn bạo như: bắt cóc thủ tiêu cán bộ ta, dùng nhiều thủ đoạn bắt người man rợ.
Trong khi đó, lực lượng cách mạng ở miền Nam còn rất mỏng và yếu, thế và
lực không được như trước. Tuy vậy, ở miền Nam, những người phụ nữ anh
dũng đã gan góc xông pha, đứng lên đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-
vơ. Với vũ khí thô sơ, phụ nữ miền Nam có tấm lòng yêu nước và ý chí đánh
thắng địch, họ đã dùng lời lẽ đanh thép và nhiều hình thức phong phú, phương
pháp đấu tranh trực diện, tấn công liên tục làm cho quân địch phải hoảng sợ
chùn bước. Về sau, chúng thi hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”, tra khảo
16

dân, trường kỳ truy bức, bắt ly khai Đảng, xé cờ Đảng. Trước tình hình đó,
nhiều nơi, các mẹ, các chị còn biến những buổi lên lớp “tố cộng” thành những
buổi tố cáo, vạch trần âm mưu của Ngô Đình Diệm, chúng buộc phải giải tán
các trường “tố cộng”. Hồ Chí Minh đã rất tự hào về những thành tựu của phụ

nữ miền Nam. Do đó, trong bài phát biểu tại “Lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày
thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam”, Người tuyên dương: “Miền Nam
anh hùng có đội quân đấu tranh chính trị gồm hàng vạn chiến sĩ toàn là phụ
nữ. Họ rất mưu trí và dũng cảm làm cho địch phải khiếp sợ và gọi là “đội
quân tóc dài”. Phó tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế
giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam,
cho cả dân tộc ta” [52, tr. 173].
Ở miền Bắc, phụ nữ cũng tích cực tham gia đấu tranh nhằm hỗ trợ cho
đồng bào và phụ nữ miền Nam chống lại những hành động dã man của Mỹ -
Diệm. Sau chiến lược “chiến tranh đặc biệt” mà Mỹ đã triển khai và cuối
cùng thất bại, chúng liền tiến hành ném bom phá hoại những thành tựu đầu
tiên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của ta. Trước tình thế đó, phụ
nữ miền Bắc hăng hái thi đua thực hiện phong trào “ba đảm đang”, chống Mỹ
cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện tối đa cho chiến trường
miền Nam với tinh thần “thóc không thiếu một hạt, quân không thiếu một
người”. Hồ Chí Minh cũng đã nhiều lần gửi thư khen ngợi phụ nữ miền Bắc,
Người nhấn mạnh: “Trong phong trào thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu
nước, nhiều cháu thanh niên gái đã nêu gương dũng cảm trong sản xuất và
chiến đấu như thanh niên gái Vĩnh Linh vừa sản xuất giỏi, vừa chiến đấu giỏi,
tổ cầu đường Trần Thị Lý ở Quảng Bình và tiểu đội 9, đại đội 814 đã bảo đảm
tốt giao thông dưới làn bom đạn, đội dân quân gái ở Nam Ngạn đã góp phần
bắn được nhiều máy bay giặc Mỹ v.v…” [52, tr. 174].
Hồ Chí Minh không chỉ đánh giá cao vai trò của phụ nữ trực tiếp tham
gia vào cuộc kháng chiến, Người còn đánh giá cao vai trò của các bà mẹ, đã
17

che chở cho bộ đội, chịu đựng mất mát, đau thương để khuyến khích con em
mình đi chiến đấu, Người nói: “Các bà mẹ chiến sĩ đã khuyến khích con cháu
mình vào bộ đội đánh giặc cứu nước. Ngoài ra còn ân cần nuôi nấng, giúp đỡ,
bảo vệ cán bộ và chiến sĩ khác như con cháu của mình, như: bà mẹ Suốt ở

Quảng Bình đã xông pha bom đạn, không sợ sóng to gió lớn, suốt ngày đêm
chèo thuyền đưa bộ đội cán bộ qua sông để chiến đấu. Bà mẹ Cán, người Thái
ở Sơn La có sáu con thì hai con đi bộ đội, bốn vào du kích, bản thân bà mẹ
cũng hăng hái vào bạch đầu quân. Bà mẹ Đích ở Thái Bình đã cho cả bốn con
trai và một con rể vào bộ đội. Bản thân mẹ vừa lo việc nhà cho các con, vừa
hăng hái giúp đỡ gia đình chiến sĩ. Bà Đích còn rất tự hào là cả nhà có bốn
con trai, hai con gái, một con rể đều vẻ vang được tham gia Đảng Lao động
Việt Nam” [52, tr. 172, 173].
Hồ Chí Minh đi đến kết luận: “Trong thời kỳ cách mạng hoạt động bí
mật và trong những năm kháng chiến chống bọn thực dân Pháp và lũ can
thiệp Mỹ, phụ nữ ta đều có công lao to lớn” [52, tr. 172]. Bởi, “Phụ nữ Việt
Nam ta sẵn có truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù. Trong
kháng chiến, phụ nữ ta từ Bắc đến Nam đều hăng hái tham gia đánh giặc cứu
nước. Từ ngày hòa bình trở lại, nước ta bị chia cắt làm hai miền. Chị em miền
Nam đang bền bỉ đấu tranh chống ách thống trị dã man của Mỹ - Diệm. Ở
miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chị em phụ nữ đều phấn khởi thi đua sản xuất
thực hành tiết kiệm, công tác và học tập đều tiến bộ khá” [49, tr. 507].
1.1.3. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do
phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già ra sức mà dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”
[44, tr. 340]. Đây là một tổng kết mang tính lịch sử, đồng thời mang tính dự
báo chính xác của Người về vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong chế độ
mới - chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa.
18

Nhân dịp tới dự “Đại hội liên hoan phụ nữ “Năm tốt”” Người đã nói:
“Trong hàng ngũ vẻ vang những anh hùng quân đội, anh hùng lao động, chiến
sĩ thi đua và lao động tiên tiến đều có phụ nữ. Phụ nữ ta tham gia ngày càng
đông và càng đắc lực trong các ngành kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Thế
là dưới chế độ tốt đẹp của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, phụ nữ ta

thực sự làm chủ Nhà nước” [51, tr. 310]. Như vậy, khi miền Bắc đã làm chủ
vận mệnh, phụ nữ đã có nhiều cơ hội tham gia học tập nhằm nâng cao trình
độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia vào đời sống chính trị,
quản lý kinh tế, quản lý xã hội và đã lập được nhiều thành tựu đáng kể.
Hồ Chí Minh đi đến kết luận: “Dưới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản, người phụ nữ dũng cảm có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ của người đàn
ông dũng cảm có thể làm, dù nhiệm vụ ấy đòi hỏi rất nhiều tài năng và nghị
lực” [51, tr. 121]. Đồng thời, Người cũng căn dặn thêm: “Từ đây, phụ nữ ta
càng phải gắng sức làm thế nào để trong thì đoàn kết toàn thể chị em, đặng
giúp việc xây dựng nước nhà; ngoài thì cộng tác với những đoàn thể dân chủ
phụ nữ thế giới. Như thế mới xứng đáng địa vị của phụ nữ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa” [41, tr. 395].
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về việc phát huy vai trò của phụ nữ
1.2.1. Thực hiện việc phát huy vai trò của phụ nữ là một mục tiêu của
cách mạng
1.2.1.1. Thực hiện việc phát huy vai trò của phụ nữ phải gắn liền với
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con
người
Có thể nói, Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên trong
lịch sử dân tộc Việt Nam quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ. Theo Hồ
Chí Minh, sự bất công của phụ nữ Việt Nam một phần do chế độ phong kiến
mang lại. Đồng thời, dưới chế độ thực dân đầy rẫy những xấu xa, thối nát,
19

người phụ nữ chính là nạn nhân. Người lên án: “Ngoài xã hội thì phụ nữ bị
khinh như nô lệ. Ở gia đình thì họ bị kìm hãm trong xiềng xích “tam tòng”
[50, tr. 523] hà khắc từ nhiều ngàn năm. Họ phải chịu cảnh lệ thuộc hoàn toàn
vào nam giới, không có quyền quyết định cuộc sống, tương lai của chính
mình. Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng Nho giáo, Người
cũng nhiều lần nhấn mạnh, bên cạnh những mặt tích cực mà Nho giáo đem lại

thì mặt hạn chế của nó chính là quan điểm “trọng nam khinh nữ”. Người nói:
“Đại Đức Khổng Tử nói: Chồng phải dạy vợ. Đức Mạnh Tử lại lưu ý rằng:
Đàn bà và trẻ con khó dạy bảo: nếu cho họ gần thì họ khinh nhờn; nếu bỏ mặc
họ thì họ thù oán” [39, tr. 512].
Bên cạnh đó, những hiểu biết của Hồ Chí Minh về tình cảnh người phụ
nữ còn xuất phát từ việc chứng kiến trực tiếp cuộc sống trong gia đình và
ngoài xã hội, khi thực dân Pháp xâm lược, đặt ách đô hộ và cai trị. Tội ác của
chế độ thực dân đã gây nên những chính sách tàn bạo, đẩy phụ nữ Việt Nam
vào con đường cùng. Người đã có rất nhiều bài viết đăng trên các báo như bài
“Những kẻ đi khai hóa (Le Paria, ngày 01/7/1922)”, “Phụ nữ Việt Nam và
chế độ thực dân Pháp (Le Paria, ngày 01/8/1922)”, “Bản án chế độ thực dân
Pháp”,… nhằm tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với phụ nữ các nước
thuộc địa và nhất là với phụ nữ An Nam. Người đặc biệt nhấn mạnh rằng, ở
các nước thuộc địa, phụ nữ chính là những người bị bóc lột tàn bạo nhất, dã
man nhất và chiếm số đông nhất, phụ nữ trở thành nạn nhân trực tiếp. Bởi, họ
là những người yếu thế trong xã hội. Bọn thực dân chẳng những chẳng chút
nương tay mà còn đối xử một cách thậm tệ, thân phận họ chẳng thua con vật.
Ví như, phụ nữ mang thai phải giấu, thắt chặt bụng lại, vì nếu để giới chủ biết
được họ sẽ đuổi việc. Khi nghỉ để sinh nở sẽ không được hưởng một đồng
lương mà còn bị đe dọa mất chỗ làm. Ngoài ra, họ cũng không được nghỉ cho
con bú giữa giờ làm việc. Thêm vào đó, chỗ làm việc của chị em thường hết

×