Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

ảnh hưởng của các mức độ rau mơ (paederia tomentosa) trong khẩu phần đến sự tận dụng thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa và tăng trọng của thỏ lai (địa phương x new zealand)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 47 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG
DỤNG






LÊ HỒNG ĐÌNH HUY



ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ RAU MƠ
(Paederia Tomentosa) TRONG KHẨU PHẦN
ĐẾN SỰ TẬN DỤNG THỨC ĂN, TỶ LỆ TIÊU
HÓA VÀ TĂNG TRỌNG CỦA THỎ LAI
(địa phương x New Zealand)




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y









2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG
DỤNG




LÊ HỒNG ĐÌNH HUY



ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ RAU MƠ
(Paederia Tomentosa) TRONG KHẨU PHẦN
ĐẾN SỰ TẬN DỤNG THỨC ĂN, TỶ LỆ TIÊU
HÓA VÀ TĂNG TRỌNG CỦA THỎ LAI
(địa phương x New Zealand)



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y







CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Gs. Ts. NGUYỄN VĂN THU






2014
TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CẦN
T


KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
B

MÔN CHĂN NU
ÔI



o0o





ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ RAU MƠ
(Paederia Tomentosa) TRONG KHẨU PHẦN
ĐẾN SỰ TẬN DỤNG THỨC ĂN, TỶ LỆ TIÊU
HÓA VÀ TĂNG TRỌNG CỦA THỎ LAI
(địa phương x New Zealand)







Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014 Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN DUYỆT BỘ MÔN






Gs. Ts. NGUYỄN VĂN THU












Cần Thơ, ngày… tháng…. năm 2014
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG



i
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban lãnh đạo khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng Dụng và các thầy
cô của bộ môn Chăn Nuôi.
Tôi tên: Lê Hồng Đình Huy, MSSV: 3108130 là sinh viên Chăn Nuôi K36,
niên học 2011 - 2014. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản
thân. Các số liệu kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất cứ chương trình luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Sinh viên thực hiện




Lê Hồng Đình Huy



















ii
LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, con xin tỏ lòng biết ơn đến ba mẹ, người đã sinh con ra và nuôi
con thành người, hy sinh một đời vì con.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS. Nguyễn Văn Thu và PGS. TS. Nguyễn Thị
Kim Đông đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện môi trường nghiên cứu
thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của trường Đại học Cần Thơ trong
những năm qua đã truyền đạt những kiến thức rất quý báu để tôi có thể bước
vào đời một cách tự tin, để có thể làm việc và phấn đấu tốt sau này.
Xin chân thành cảm ơn Ths. Trương Thanh Trung, Ks. Trần Thị Đẹp, Ks.
Phan Văn Thái, Ks. Lê Ngọc Hường cùng các anh chị, các bạn bè cùng làm
việc trong trại và phòng thí nghiệm E205 luôn giúp đỡ, cảm thông với tôi
trong lúc khó khăn.
Xin cảm ơn tập thể lớp Chăn nuôi – Thú y K36 và tất cả bạn bè đã luôn cổ vũ,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người!







iii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Ash: tro
DM: vật chất khô
OM: chất hữu cơ
CP: đạm thô
EE: béo thô
ME: năng lượng trao đổi
FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn
NDF: xơ trung tính
NDFD: tỉ lệ tiêu hóa xơ trung tính
DMD: tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô
OMD: tỉ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ
CPD: tỉ lệ tiêu hóa protein thô
EED: tỉ lệ tiêu hóa béo thô
DDM: vật chất khô tiêu hóa
DOM: vật chất hữu cơ tiêu hóa
DCP: protein thô tiêu hóa
DEE: béo thô tiêu hóa
DNDF: xơ trung tính tiêu hóa
RM: rau mơ
CLT: cỏ lông tây
BĐN: bã đậu nành
DNLT: đậu nành ly trích
FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn
TLĐTN: trọng lượng đầu thí nghiệm

TLCTN: trọng lượng cuối thí nghiệm





iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Khối lượng và thể tích các phần đường tiêu hóa 5
Bảng 2 So sánh tỉ lệ dung tích của các phần đường tiêu hoá của các gia súc
(%) 5
Bảng 3: Thành phần hóa học của hai loại phân thỏ 7
Bảng 4 Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ theo thể trọng 8
Bảng 5 Nhu cầu cơ bản của thỏ 10
Bảng 6 Nhu cầu duy trì của thỏ 10
Bảng 7 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của rau mơ và cỏ lông tây
14
Bảng 8 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bã đậu nành và đậu
nành ly trích 14
Bảng 9 Thành phần các loại thức ăn trong khẩu phần thí nghiệm 17
Bảng 10: Thành phần hóa học của thực liệu dùng trong giai đoạn thí nghiệm
(%DM) 20
Bảng 11: Lượng thức ăn tiêu thụ của thỏ thí nghiệm 21
Bảng 12: Lượng dưỡng chất tiêu thụ của thỏ thí nghiệm, g/con/ngày 21
Bảng 13: Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của thỏ thí nghiệm 23
Bảng 14: Lượng dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa
(g/con/ngày) 26
Bảng 15: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy của thỏ trong thí nghiệm
27











v
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.2.1: Thỏ Việt Nam xám 4
Hình 2.2.2: Thỏ Việt Nam đen 4
Hình 2.2.3: Thỏ Cỏ 4
Hình 2.2.4:Thỏ New Zealand 4
Hình 2.2.5:Thỏ California 4
Hình 2.6.1: Cỏ lông tây 15
Hình 2.6.2: Rau mơ 15
Hình 2.6.3: Bã đậu nành 15
Hình 2.6.4: Đậu nành ly trích 15
Hình 3.2.1: Chuồng trại thỏ trong thí nghiệm 17
Hình 4.2.1: Mối quan hệ giữa DM rau mơ ăn vào và tổng DM ăn vào của thỏ
22
Hình 4.2.2: Lượng DM, CP và ME tiêu thụ của thỏ trong thí nghiệm 22
Hình 4.3.1: Biểu đồ thể hiện tăng trọng và trọng lượng cuối của thỏ 24
Hình 4.3.2. Mối quan hệ giữa lượng CP ăn vào và tăng trọng của thỏ thí
nghiệm 24
Hình 4.5.1: Tỷ lệ tiêu hóa DM và CP của thỏ thí nghiệm 28
Hình 4.5.2: Mối quan hệ giữa gDM rau mơ ăn vào và nitơ tích lũy của thỏ thí

nghiệm 28












vi
TÓM LƯỢC

Đề tài “Ảnh hưởng của các mức độ rau mơ (Paederia tomentosa) trong
khẩu phần đến sự tận dụng thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa và tăng trọng của thỏ lai”
được tiến hành tại Trại Chăn Nuôi Khu vực Bình An - Phường Long Hòa -
Quận Bình Thủy - Thành phố Cần Thơ và phòng thí nghiệm thuộc Bộ Môn
Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần
Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm
thức tương ứng với 5 khẩu phần là 5 mức độ thay thế rau mơ trong khẩu phần
cỏ lông tây là 0, 25, 50, 75 và 100% (RM0, RM25, RM50, RM75 và RM100)
với 3 lần lặp lại. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 2 thỏ đực và 2 thỏ cái. Kết quả
thu được như sau: ở giai đoạn thí nghiệm tăng trưởng thì tổng vật chất khô và
lượng đạm thô tiêu thụ cao hơn ở nghiệm thức RM75 có ý nghĩa thống kê
(P<0,05). Tăng trọng và trọng lượng cuối cao hơn ở khẩu phần RM75
(P<0,05). Lợi nhuận cao nhất ở nghiệm thức RM75. ở giai đoạn thí nghiệm
tiêu hóa dưỡng chất thì các giá trị tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất DM, OM, CP, EE

và NDF cao hơn ở các nghiệm thức bổ sung bánh dầu dừa RM50, RM75
(P<0,05). Qua thí nghiệm chúng tôi có thể kết luận là rau mơ có thể thay thế
vào khẩu phần nuôi thỏ thịt. Ở mức độ thay thế RM75 thì cho kết quả tăng
trọng và hiệu quả kinh tế tốt nhất.















vii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM TẠ ii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH SÁCH HÌNH vi
MỤC LỤC vii
TÓM LƯỢC
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1. Tình hình sản xuất thỏ trong nước và ý nghĩa của việc chăn nuôi thỏ
2
2.1.1 Tình hình sản xuất thỏ trong nước 2
2.1.2 Ý nghĩa kinh tế của chăn nuôi thỏ 2
2.2. Các giống thỏ 2
2.2.1 Giống thỏ nội 2
2.2.2 Giống thỏ ngoại 3
2.3. Đặc điểm tiêu hóa của thỏ 5
2.3.1 Đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hóa 5
2.3.2 Sự phát triển đường tiêu hóa theo lứa tuổi thỏ 6
2.3.3 Thu nhận thức ăn và tiêu hóa cơ bản 6
2.3.4 Quá trình tiêu hóa hóa học của thức ăn 7
2.4. Nhu cầu dinh dưỡng 7
2.4.1 Nhu cầu protein 8
2.4.2 Xơ và nhu cầu xơ 8
2.4.3 Nhu cầu năng lượng 9
2.4.4 Nhu cầu vitamin 11
2.4.5 Nhu cầu về tinh bột 11
2.4.6 Nhu cầu nước uống của thỏ 11



viii
2.5. Khả năng sản xuất 12
2.5.1. Khả năng sinh trưởng 12
2.5.2. Khả năng cho thịt 13
2.6. Thức ăn cho thỏ 13
2.6.1 Cỏ lông tây 13
2.6.2 Rau mơ 13

2.6.3 Bã đậu nành 14
2.6.4 Đậu nành ly trích 14
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm 16
3.1.1 Địa điểm 16
3.1.2 Thời gian 16
3.2. Phương pháp nghiên cứu 16
3.2.1 Động vật thí nghiệm 16
3.2.3 Thức ăn thí nghiệm 16
3.2.4 Máy móc, thiết bị 16
3.2.5 Chuồng trại 16
3.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm 17
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 17
3.3.2 Phương pháp tiến hành 18
3.3.3Các chỉ tiêu theo dõi 18
3.3.4 Phương pháp phân tích 19
3.3.5 Phuơng pháp xử lí số liệu 19
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 20
4.1 Kết quả phân tích thành phần hóa học của thực liệu sử dụng trong thí
nghiệm 20
4.2 Kết quả lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ thí nghiệm 21
4.3 Kết quả tăng trọng, trọng lượng cuối, hệ số chuyển hóa thức ăn và
hiệu quả kinh tế 23



ix
4.4 Kết quả lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ trong thí nghiệm tiêu
hóa
4.5 Kết quả tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nito tích lũy của thỏ trong thí

nghiệm 27
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 30
5.1 Kết luận 30
5.2 Đề nghị 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHUƠNG






















1


Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam từ lâu đã có truyền thống sản xuất nông nghiệp và đang dần
phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh
xảy ra liên tục và diễn biến ngày càng phức tạp như: cúm gia cầm, tai xanh ở
heo, lở mồm long móng… Bên cạnh đó, tình trạng khủng hoảng lương thực
toàn cầu đã làm cho giá thức ăn ngày một tăng cao, chăn nuôi heo gà gặp
nhiều khó khăn và không đạt nhiều hiệu quả kinh tế. Trước tình hình này buộc
người chăn nuôi phải tìm ra cách chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý tốt hơn
hoặc chuyển hướng sang các loài vật nuôi khác. Vì thế nuôi thỏ ngày một được
quan tâm do vốn đầu tư ít, thỏ sinh sản nhiều và cung cấp thịt ngon. Thịt thỏ
có giá trị dinh dưỡng cao, tỷ lệ mỡ thấp (Trọng Đạt, 2005), nhiều đạm (21,7
%), béo thấp (7,4 %) hàm lượng cholesterol thấp phù hợp với nhiều lứa tuổi
(Nguyễn Quang Sức, 2000) và đáng chú ý là thức ăn thỏ rẻ tiền, dễ kiếm và
không cạnh tranh với các loài gia súc khác (Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị
Kim Đông, 2009).
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có điều kiện chăn nuôi thuận lợi,
nguồn thức ăn cho thỏ dồi dào. Những loại thức ăn thô xanh như cỏ lông tây,
cỏ mồm, cỏ sả, rau mơ, rau muống, Bên cạnh đó còn có các loại phụ phẩm
như bã bia, bã đậu nành,… và một số thức ăn bổ sung khác như bắp, bột đậu
nành, thức ăn hỗn hợp. Trong đó rau mơ rất dễ tìm và có thành phần đạm thô
khá cao là 20,9 % (Phạm Yến Huỳnh, 2012), do đó có thể bổ sung lượng đạm
cần thiết để thỏ tăng trưởng phát triển, lá rau mơ còn có công dụng ngăn ngừa
và điều trị tiêu chảy cho động vật và con người (Tạp chí sức khỏe gia đình,
2009. Nghiên cứu “Ảnh hưởng của các mức độ rau mơ (Paederia
tomentosa) trong khẩu phần đến sự tận dụng thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa và tăng
trọng của thỏ lai (địa phương x New Zealand)” được thực hiện nhằm nghiên
cứu ảnh hưởng của các mức độ rau mơ sử dụng trong khẩu phần nuôi thỏ lai
lên thức ăn và dưỡng chất ăn vào, tăng trọng, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu
quả kinh tế. Từ đó tìm ra mức độ tối ưu của rau mơ trong khẩu phần nuôi thỏ
thịt để khuyến cáo kết quả cho người chăn nuôi.








2

Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. Tình hình sản xuất thỏ trong nước và ý nghĩa của việc chăn nuôi thỏ
2.1.1 Tình hình sản xuất thỏ trong nước
Nghề chăn nuôi thỏ ở Việt Nam đã hình thành từ rất lâu, nhưng chủ yếu là
chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ.
Từ năm 1995 đến nay, do nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ trong nước liên tục tăng nên
nghề chăn nuôi thỏ ở Việt Nam đang dần phát triển. Hiện nay, ước tính giá thịt
thỏ hơi lên đến 75.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, việc nhập nhiều giống thỏ mới
có năng suất về nuôi nhân thuần tại Trung tâm nghiên cứu dê thỏ Sơn Tây đem
lại hiệu quả tốt, đáp ứng nhu cầu con giống thỏ ngoại cao sản cho sản xuất góp
phần thúc đẩy ngành chăn nuôi thỏ phát triển mạnh trong những năm qua
trong phạm vi cả nước.
2.1.2 Ý nghĩa kinh tế của chăn nuôi thỏ
Thỏ không cạnh tranh lương thực với người và gia súc khác, do thỏ có khả
năng sử dụng được nhiều loại thức ăn thô xanh trong khẩu phần và tận dụng
được nhiều nguồn phụ phẩm nông nghiệp như rau, lá, cỏ tự nhiên.
Nuôi thỏ là một nghề có vốn đầu tư ban đầu thấp, Chi phí mua thỏ giống ít
hơn so với các gia súc khác, có thể tận dụng được các vật liệu sẵn có để làm
chuồng trại cho thỏ.
Thỏ là một gia súc rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh nên nó được dùng
làm động vật thí nghiệm, động vật kiểm nghiệm thuốc và chế vaccin trong y

học và thú y (Đinh Văn Bình và Ngô Tiến Dũng, 2004).
2.2. Các giống thỏ
2.2.1 Giống thỏ nội
Thỏ Việt Nam xám
Thỏ có nguồn gốc từ Trung tâm giống thỏ thịt Sơn Tây – Hà Nội, thỏ có màu
lông xám tro hoặc xám ghi, riêng phần dưới ngực, bụng và đuôi màu trắng,
mắt đen, đầu to vừa phải, lưng hơi cong, trọng lượng trưởng thành 3 – 3,5kg.
Thỏ rất mắn đẻ, một năm thỏ có thể đẻ từ 6 đến 7 lứa, một lứa 6 – 7 con. Thỏ
có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở nước ta.
Thỏ Việt Nam đen
Thỏ có lông và mắt màu đen tuyền, đầu nhỏ, mõm nhỏ, cổ nhỏ, thịt chắc
ngon. Trọng lượng trưởng thành 3,2 - 3,5 kg. Giống như thỏ Việt Nam xám,
thỏ rất mắn đẻ, mỗi năm cho 7 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con. Sức chống đỡ bệnh tật


3

tốt hơn thỏ xám Việt Nam, thích nghi với điều kiện khí hậu cả nước nên rất dễ
nuôi.
So với giống thỏ xám, giống thỏ này có khả năng thích nghi với điều kiện nuôi
dưỡng, khí hậu nước ta tốt hơn. Khả năng kháng bệnh của thỏ đen cũng rất
khá. Đây chính là những lợi thế của thỏ đen được đưa vào sản xuất trong khu
vực gia đình ngày càng nhiều.
Hai giống thỏ này phù hợp với việc chăn nuôi gia đình và dùng để lai kinh tế
với thỏ ngoại để nâng cao được năng suất lấy thịt và lông da (Chu Thị Thơm
et al., 2006).
Thỏ cỏ
Thỏ phân bố rộng, đa dạng về màu lông như đen pha trắng hoặc trắng pha
vàng, xám loang trắng…hầu hết mắt đen rất ít con mắt đỏ, đầu to, mõm dài,
trọng lượng trưởng thành khoảng 2,5 - 3 kg/con, khả năng sử dụng thức ăn,

sinh sản, chống đỡ bệnh tật tốt, tuy nhiên gần đây đã có hiện tượng đồng huyết
làm cho năng suất ngày càng giảm.
2.2.2 Giống thỏ ngoại
Thỏ New Zealand White (Tân Tây Lan trắng)
Được nhập từ Hungari vào những năm 1978 và 2000, có nguồn gốc từ New
Zealand, được nuôi phổ biến ở Châu Âu, Châu Mỹ, thuộc giống thỏ tầm trung
mắn đẻ, sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, nhiều thịt, lông dày trắng tuyền,
mắt hồng, khối lượng trưởng thành từ 5 - 5,5 kg/con.
Tuổi động dục lần đầu 4 - 4,5 tháng.
Tuổi phối giống lần đầu từ 5 - 6 tháng.
Đẻ 5 - 6 lứa/năm, 6 - 7 con/lứa.
Khối lượng con sơ sinh 50 - 60 g.
Khối lượng con cai sữa 650 - 700 g.
Giống thỏ này thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi gia đình ở Việt Nam.
Thỏ California
Thỏ có nguồn gốc từ Mỹ, được tạo thành do lai giữa thỏ Chinchila, thỏ Nga và
New Zealand, thỏ được nhập từ Hungari năm 1978 và năm 2000. Là giống thỏ
cho thịt, khối lượng trung bình 4,5 - 5 kg/con, tỷ lệ thịt xẻ 55 - 60 %, thân
ngắn hơn thỏ New Zealand, lông trắng nhưng tai, mũi, 4 chân và đuôi có điểm
màu đen, vào mùa đông lớp lông đen sậm hơn và nhạt dần vào mùa hè. Khả


4

năng sinh sản tương tự thỏ New Zealand, giống này cũng được nuôi nhiều ở
Việt Nam.
Giống thỏ Chinchilla
Thỏ được Dybowski trình diễn lần đầu tiên ở Pháp vào năm 1913. Thỏ được
lai từ thỏ rừng và hai giống thỏ Blue Beverens và Himalyans. Giống thỏ
Chinchilla được xem là giống thỏ cho len, nuôi nhiều ở một số nước Châu Âu.

Trung bình thỏ Chinchilla cho mỗi lứa đẻ từ 6-8 con, thỏ có khả năng thích
nghi với điều kiện chăn nuôi khác nhau. Thỏ có lông màu xanh, lông đuôi
trắng pha lẫn xanh đen, bụng nàu trắng xám đen (Nguyễn Ngọc Nam, 2002).






















Hình 2.2.5: Thỏ California
Hình 2.2.4: Thỏ New Zealand White

Hình 2.2.3: Thỏ cỏ
Hình 2.2.1: Thỏ Việt Nam Xám

Hình 2.2.2: Thỏ Việt Nam đen


5

2.3. Đặc điểm tiêu hóa của thỏ
2.3.1 Đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hóa
Đường tiêu hóa của là dạ dày đơn có khả năng co giãn tốt nhưng co bóp rất
yếu, đường ruột dài 4 - 6 m, manh tràng lớn hơn dạ dày có khả năng tiêu hoá
chất xơ nhờ hệ vi sinh vật, kết tràng được chia thành 2 phần: phần trên có
nhiều lớp vân cuộn sóng, phần dưới nhẵn trơn.
Bảng 1 cho ta thấy sự khác nhau của một số đoạn đường tiêu hóa của thỏ.
Bảng 1 Khối lượng và thể tích các phần đường tiêu hóa
Tên bộ phận
Trọng lượng (g)
Chất chứa (g)
% so với cơ thể
Dạ dày
Manh tràng
Kết tràng
23,1
37,6
28,3
94,0
106
39,8
4,2
4,6
1,3
Nguồn: Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình, ( 2000).

Tỉ lệ dung tích của các phần đường tiêu hoá của thỏ cũng khác so với của các
gia súc khác. Dạ dày của bò lớn nhất (71 %) so với tổng đường tiêu hóa của
nó. Còn ở thỏ manh tràng lớn nhất (49 %), cụ thể ở bảng 2.
Bảng 2 So sánh tỉ lệ dung tích của các phần đường tiêu hoá của các gia súc (%)
Tên đoạn đường tiêu hóa
Ngựa

Heo
Thỏ
Dạ dày
Ruột non
Manh tràng
Ruột già
Tổng số
9,00
30,0
16,0
45,0
100
71,0
19,0
3,00
7,00
100
29,0
33,0
6,00
32,0
100
34,0

11,0
49,0
6,00
100
Nguồn: Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình, (2000).
Độ pH của các phần đường tiêu hoá ở thỏ cũng khác nhau: dạ dày rất chua, PH
trung bình là 2,2. Vật chất khô của chất chứa dạ dày phụ thuộc vào dạng thức
ăn, trung bình 17 %. Chất chứa ruột non có pH = 7,2 - 7,9. Manh tràng có pH
= 6, vật chất khô là 23 %. Kết tràng có pH = 6,6. Dịch mật và tuyến tụy có tác
dụng cân bằng độ pH của ruột non. Tổng số vi khuẩn trong manh tràng là cao
nhất. Hoạt động lên men của vi khuẩn trong môi trường hơi chua sẽ tạo nên
được nhiều axit béo bay hơi từ chất cellulose.


6

2.3.2 Sự phát triển đường tiêu hóa theo lứa tuổi thỏ
Thỏ sinh trưởng đều đặn cho đến tuần tuổi thứ 11 - 12. Tuy nhiên đường tiêu
hóa (trừ gan) thì dừng phát triển ở tuần tuổi thứ 9. Khối lượng của từng đoạn
ruột cũng thay đổi khác nhau từ tuần 3-9. Ruột non nặng gấp đôi ruột già
(manh tràng, kết tràng) vào tuần thứ 3và tương đương nhau ở tuần thứ 9. Khi
thỏ chuyển sang ăn thức ăn cứng và có sự lên men của vi khuẩn thì sự phát
triển đoạn ruột già dần hoàn chỉnh.
Phát triển về độ dài của các đoạn ruột thỏ cũng tương tự như phát triển khối
lượng. Độ dài của các đoạn ruột ở thỏ trưởng thành như sau: ruột non 327 cm,
manh tràng 38cm, đầu giun ruột thừa 13 cm, kết tràng 128 cm.
2.3.3 Thu nhận thức ăn và tiêu hóa cơ bản
Thỏ gặm thức ăn từ răng cửa (răng này tăng trưởng liên tục), rồi đẩy sâu vào
khoang miệng và nghiền bằng răng hàm với sự hỗ trợ của các cơ hàm dưới rất
khỏe. Ở miệng thức ăn luôn luôn ngập trong nước bọt, đó là giai đoạn đầu của

sự tiêu hóa hóa học.
2.3.4 Quá trình tiêu hóa hóa học của thức ăn
Quá trình tiêu hóa kéo dài 4 - 5 giờ. Thức ăn được nuốt vào thực quản, vượt
qua tân vị đến dạ dày, nơi có môi trường acid cao (pH = 2,2), tại đây thức ăn
được nhào trộn và phân hủy thành các phân tử nhỏ hơn, nhờ sự co thắt của
những cơ dạ dày, thức ăn đã đồng hóa được chuyển xuống ruột non. Ruột non
có 3 phần:
Tá tràng nơi nối với tuyến tụy và tuyến mật, nơi này có nhiều men tiêu hóa để
phân hủy các phân tử.
Không tràng (ruột chay) và hồi tràng: tại đây, các phân tử dinh dưỡng được cơ
thể hấp thụ. Phần còn lại của thức ăn đi qua manh tràng, nơi có các cơ chế
phân hủy khác nhau tùy vào thời điểm trong ngày:
Ban ngày, tạo phân “bình thường”, khô.
Ban đêm, tạo phân dinh dưỡng (caecotrophe), ẩm.
Thức ăn đã tiêu hóa đi qua hồi tràng và manh tràng, vào buổi tối và một phần
buổi sáng, được một cơ chế đặc biệt chế biến thành phân dinh dưỡng, gồm
thức ăn mịn và nước, bao quanh bằng một lớp màng nhầy. Phân dinh dưỡng di
chuyển về phía, nơi đây nhờ bộ nhớt và hình thỏi của nó. Khiến thỏ có cảm
giác đặc biệt báo hiệu là chúng đến nơi: Thỏ có thể thu hồi phân dinh dưỡng
trực tiếp từ hậu môn, không để rơi xuống đất.


7

Theo Hoàng Thị Xuân Mai (2005) tiêu hóa thức ăn của thỏ xảy ra vào lúc
hoàng hôn và bình minh, nó có thể tạo phân dinh dưỡng và hấp thụ trực tiếp
vào buổi sáng tại hậu môn, đó là thức ăn thực thụ.
Bảng 3: Thành phần hóa học của hai loại phân thỏ
Thành phần hóa học
Phân cứng

Phân mềm
Vật chất khô (%)
58,3
27,1
Protein thô (%)
13,1
29,5
Chất béo thô (%)
2,60
2,40
Chất xơ thô (%)
37,8
22,0
Khoáng tổng số (%)
8,90
10,8
Dẫn xuất không đạm (%)
37,7
35,1
Nguồn: Nguyễn Văn Thu ( 2011).
2.4. Nhu cầu dinh dưỡng
2.4.1 Nhu cầu protein
Tất cả những đặc tính: lông, sinh trưởng, sản xuất và cho sữa của thỏ đều đòi
hỏi hàm lượng cao của protein chất lượng tốt.
Tăng trọng của thỏ đang sinh trưởng phụ thuộc rất nhiều vào protein. Vì vậy
việc đáp ứng nhu cầu protein cho thỏ sinh trưởng là rất quan trọng. Thỏ nuôi
thâm canh tăng trọng cần 4 - 5 g protein/kg thể trọng/ngày. Nhu cầu protein
tiêu hóa của thỏ 6 - 7 tuần tuổi là 7 - 9,5 g/kg thể trọng. Sau 8 tuần tuổi giảm
xuống còn 4,5 - 7 g/kg thể trọng/ngày.
Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và sinh trưởng của

cơ thể. Nếu thỏ mẹ trong thời kì có chửa và nuôi con mà thiếu đạm thì thỏ con
sơ sinh nhỏ, sức đề kháng kém. Sữa mẹ ít dẫn đến tỉ lệ nuôi sống đàn con thấp.
Sau cai sữa cơ thể thỏ chưa phát triển hoàn hảo, nếu thiếu đạm thì thỏ con sẽ
còi cọc, dễ sinh bệnh tật trong giai đoạn vỗ béo (Nguyễn Quang Sức và Đinh
Văn Bình, 1999).







8


Bảng 4 Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ theo thể trọng
Thể trọng (g)

Protein tiêu hóa
(g/ngày)
Đương lượng tinh bột
(g/ngày)
Năng lượng (KJ)

Dưới 500
500
1000
2000
3000
4000

5000
1,5 - 3,0
2,5 - 4,5
4,9 - 9,5
7,0 - 14
13 - 17
12 - 16
15 – 17
8 - 14
15 - 22
25 - 35
50 - 80
80 - 110
80 - 120
90 - 140
176 - 308
330 - 484
550 - 770
1100 - 1760
1760 - 2420
2420 - 2640
1980 - 3080
Nguồn: Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình, (2000).
2.4.2 Xơ và nhu cầu xơ
Xơ của cỏ phần lớn là cellulose, hemicellulose và lignin, chúng tạo nên thành
vách tế bào của mô thực vật. Lignin là một hợp chất phenol không tiêu hóa
được tìm thấy trong sự liên kết với cellulose. Hai hợp chất này thường liên kết
với nhau tạo thành lignocellulose, tạo nên khung của mô thực vật và gia tăng
khi cây trưởng thành. Khi cây tăng trưởng, phần trăm của lignin gia tăng (sự
hóa gỗ hay sự lignin hóa), kết quả làm giảm khả năng tiêu hóa xơ. Rơm có giá

trị thức ăn thấp bởi vì sự lignin hóa cao.
Trong một vài năm, phương pháp chính để phân tích xơ là để xác định xơ thô.
Phần xơ thô được phân tích ở phòng thí nghiệm không phản ánh hết tất cả xơ
của thực vật, và có chứa thành phần không phải xơ. Vì lý do này nên những
phương pháp phân tích khác được phát triển. Hầu hết được áp dụng rộng rãi,
đặc biệt để phân tích cỏ, thì sơ đồ phân tích xơ được phát triển bởi Van Soest
của đại học Cornell. Phương pháp này đo lượng ADF và NDF.
NDF (neutral dertergent fiber) là thành phần còn lại sau khi thủy phân trong
dung dịch thuốc tẩy trung tính, sodium lauril sulphate và ethylene diamine
tetraacetic (EDTA), bao gồm lignin, cellulose, hemicellulose và có thể dùng
đo lượng thành phần của vách tế bào thực vật. NDF được xem như là xơ tổng
số của thức ăn.
ADF (acid dertergent fiber) là thành phần còn lại sau khi mẫu thức ăn thủy
phân với acid sulphuric 0,5 M và cetiltrimethylammonium bromide, thành phần


9

đại diện chủ yếu của ADF là cellulose và lignin, các thành phần của cellulose
trong thực vật và bao gồm cả silica. Hemicellulose được đánh giá khác nhau
giữa ADF và NDF.
Việc xác định mức độ xơ tối ưu trong khẩu phần thỏ là một trong những mục
tiêu chính của việc nghiên cứu về dinh dưỡng thỏ. Thỏ được cho ăn khẩu phần
xơ thấp thì có những biểu hiện xáo trộn trong hệ thống tiêu hóa với những
biểu hiện như tiêu chảy kèm với tỉ lệ chết cao. Điều này có thể giải thích là do
khẩu phần có mức độ xơ thấp sẽ kéo dài thời gian lưu giữ của thức ăn trong hệ
thống tiêu hóa (Hoover and Heitmann, 1972). Hơn thế nữa, ở khẩu phần xơ
thấp hơn 12 % sự thay thế chất chứa trong manh tràng sẽ thấp hơn. Tình trạng
này dẫn đến hai trường hợp: sự lên men không mong muốn trong manh tràng
và sự gia tăng của những vi sinh vật gây bệnh (Carabano et al., 1988).

Chất xơ như là nguồn cung cấp năng lượng, tác động tốt đến quá trình lên men
của vi khuẩn manh tràng. Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: nếu
cho thỏ ăn thức ăn nghèo xơ (dưới 8 %) thì thỏ sẽ bị tiêu chảy. Nhu cầu tối
thiểu về xơ thô là 12 % trong khẩu phần ăn của thỏ. Hàm lượng xơ phù hợp
nhất là 13 - 15 %. Thức ăn này sẽ kích thích sự hoạt động của đường tiêu hóa
và nhu động ruột bình thường. Nhưng nếu tăng tỉ lệ xơ thô trên 16 % thì sẽ
gây cản trở tăng trọng và khả năng sử dụng thức ăn của thỏ. Riêng ở thỏ
trưởng thành có thể sử dụng được khẩu phần ăn chứa thành phần xơ thô cao
hơn (16 - 18 %). Theo Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình (2000), cung cấp
xơ thô có thể theo dạng cỏ, lá xanh, khô hoặc dạng bột nghiền nhỏ 2 - 5 mm
trộn vào thức ăn hỗn hợp để đóng viên hoặc dạng bột.
2.4.3 Nhu cầu năng lượng
Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu năng lượng cần thiết cho 1kg
tăng trọng thay đổi từ 16 - 40 MJ. Lúc 3 tuần tuổi là 16 MJ, 20 tuần tuổi cần
40 MJ. Nhu cầu năng lượng của 1kg thỏ hậu bị là 600 - 700 KJ (140-170 Kcal)
tương đương với 25 - 35 g tinh bột (Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình,
2000).
Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
khí hậu, tỉ lệ dinh dưỡng (năng lượng, protein, axit min), xơ, trạng thái sức
khỏe…Chất bột đường có nhiều trong thức ăn hạt ngũ cốc, khoai, sắn…Những
chất này trong quá trình tiêu hóa sẽ được phân giải thành đường cung cấp năng
lượng cho cơ thể. Đối với thỏ con sau cai sữa trong thời kì vỗ béo thì cần tăng
dần lượng tinh bột. Đối với thỏ hậu bị (4 - 6 tháng tuổi) và con cái giống
không sinh đẻ thì phải khống chế lượng tinh bột để tránh sự vô sinh do quá
béo. Đến khi thỏ đẻ và nuôi con trong vòng 20 ngày đầu thì phải tăng lượng


10

tinh bột gấp 2 - 3 lần so khi có chửa bởi vì con mẹ vừa phải phục hồi sức khỏe,

vừa phải sản xuất sữa nuôi con. Đến khi sức tiết sữa giảm (sau khi đẻ 20 ngày)
thì nhu cầu tinh bột cũng cần ít hơn (Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình,
2000).
Thỏ có khả năng điều chỉnh mức ăn vào cho phù hợp với nhu cầu năng lượng
nhưng cũng đáp ứng đủ nhu cầu protein của chúng (Robert, 2001). Nếu
protein dư thừa quá mức thì thỏ giảm hoạt động ăn vào trong giai đoạn này.
Nhu cầu năng lượng gồm có 3 phần:
Nhu cầu cơ bản
Nhu cầu này có thể xác định trong tình trạng thỏ không sản xuất và hoạt động
trong 24 giờ theo nghiên cứu của (Nguyễn Văn Thu, 2009) ở các loại thỏ có
trọng lượng khác nhau.
Bảng 5 Nhu cầu cơ bản của thỏ
Thể trọng
(kg)
Nhu cầu cơ bản
(Kcal)
Thể trọng
(kg)
Nhu cầu cơ bản
(Kcal)
1,5
2,0
2,5
80
100
120
3,0
3,5
4,5
140

180
200
Nguồn: (Nguyễn Văn Thu, 2011).
Nhu cầu duy trì
Được xác định là nhu cầu cơ bản và cộng thêm với một số năng lượng cần
thiết như ăn uống, tiêu hóa và những hoạt động sinh lý khác nhưng không sản
xuất. Nhu cầu này có thể tính bằng cách nhân đôi nhu cầu cơ bản, nên kết quả
như sau:
Bảng 6 Nhu cầu duy trì của thỏ
Thể trọng
(kg)
Nhu cầu cơ bản
(Kcal)
Thể trọng
(kg)
Nhu cầu cơ bản
(Kcal)
1,5
2,0
2,5
160
200
240
3,0
3,5
4,5
280
360
480
Nguồn: Nguyễn Văn Thu, (2011).



11

2.4.4 Nhu cầu vitamin
Việc cung cấp vitamin cho thỏ là vô cùng cần thiết đặc biệt là đối với thỏ nuôi
nhốt và có năng suất cao, nếu cung cấp vitamin A và E cho thỏ sinh sản với tỷ
lệ đầy đủ thì tỷ lệ đẻ có thể đạt từ 70 - 80 %, tỷ lệ này có thể giảm xuống còn
40 - 50 % nếu cung cấp thiếu vitamin và tỷ lệ nuôi sống là từ 30 - 40 %. Thỏ
có thể tự tổng hợp được vitamin nhóm B trong hệ tiêu hóa. Người ta cũng
cung cấp vitamin cho thỏ trong thức ăn hỗn hợp dưới dạng bột.
2.4.5 Nhu cầu về tinh bột
Tinh bột có nhiều trong thức ăn ngũ cốc, khoai, sắn…những chất này trong
quá trình tiêu hóa sẽ được phân giải thành đường, cung cấp năng lượng cho cơ
thể. Đối với thỏ sau cai sữa trong thời kì vỗ béo thì cần tăng dần lượng tinh
bột. Đối với thỏ hậu bị (4 - 6 tháng tuổi) và cái giống không sinh sản thì phải
điều chỉnh lượng tinh bột thích hợp để tránh sự vô sinh do quá béo. Đến khi
thỏ đẻ và nuôi con trong 20 ngày đầu thì phải tăng lượng tinh bột gấp 2 - 3 lần
so với khi có chữa, bởi vì con mẹ vừa phải phục hồi sức khỏe, vừa phải sản
xuất sữa nuôi con. Sau khi sức tiết sữa của thỏ giảm (sau 20 ngày) thì nhu cầu
tinh bột cũng cần ít đi.
2.4.6 Nhu cầu nước uống của thỏ
Tỉ lệ thành phần hóa học lớn nhất trong cơ thể thỏ là nước: 85 - 92 % ở bào
thai, 79 % ở thỏ sơ sinh, 65 - 71 % ở thỏ hậu bị 6 - 8 tháng tuổi, 50 - 58 % ở
thỏ trưởng thành. Thỏ chửa có 8 - 10 con cần lượng nước rất lớn để tăng
trưởng thai. Thời kì tiết sữa thỏ sử dụng 70 - 75 % nước để sản xuất sữa. Đối
với thỏ hậu bị 58 - 68 % tổng tăng trọng là nước tạo thành. Các số liệu đó thể
hiện tầm quan trọng của việc cung cấp nước cho thỏ (Nguyễn Quang Sức và
Đinh Văn Bình, 2000).
Cơ thể thỏ thải nước qua đường nước tiểu, phân, hô hấp và sản phẩm như sữa.

Lượng nước lớn nhất trong cơ thể được lọc qua thận và thải ra ngoài theo
đường nước tiểu. Phụ thuộc vào tuổi, nhiệt độ môi trường, thời kì sản xuất mà
lượng nước tiểu thải ra từ 50 - 100 ml/ngày. Hàm lượng nước trong phân là 68
- 72 % trong tổng số phân thải ra từ 65 - 75 g/kg thể trọng/ngày (Nguyễn
Quang Sức và Đinh Văn Bình, 2000).
Thỏ không có tuyến mồ hôi, nên việc thoát hơi nước qua da không đáng kể.
Khi nhiệt độ môi trường lên cao sự thải nhiệt qua đường hô hấp dễ thoát được
hơi nước với lượng 2 - 6 g/kg thể trọng/giờ. Thỏ được cung cấp nước trong
quá trình trao đổi chất, nước thực vật và nước uống. Nước trao đổi chất trong
quá trình phân giải đáp ứng 5 - 15 % nhu cầu. Khi cho ăn có thể cung cấp


12

được 5 - 10 g/kg thể trọng/ngày. Nước thực vật phụ thuộc vào loại thức ăn. Có
thể cung cấp được 30 - 80 % nhu cầu. Hai loại nước trên không thể thay thế
cho nước uống được (Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình, 2000).
Thông thường thỏ cần lượng nước uống gấp 1,5 - 2 lần lượng vật chất khô ăn
được. Mùa nóng cần 2,5 - 3,5 lần lượng nước bình thường. Thiếu nước còn
nguy hiểm hơn thiếu thức ăn. Thỏ khát nước đến ngày thứ hai sẽ bỏ ăn và sẽ
chết sau 10 - 12 ngày.
Nhu cầu nước uống còn phụ thuộc vào thời kì sản xuất. Thỏ vỗ béo và hậu bị
cần 0,2 - 0,5 lít/ngày, thỏ chửa cần 0,4 - 0,6 lít/ngày, thỏ cho con bú cần 0,6 -
0,8 lít/ngày (thời kì tiết sữa cao nhất cần tới 0,8 - 1,5 lít/ngày). Thỏ sẽ bị tiêu
chảy, chướng hơi khi không cho uống đều đặn, cho thỏ uống nước nhiều sau
thời gian nhịn khát, cho uống nước nhiễm bẩn (Nguyễn Quang Sức và Đinh
Văn Bình, 2000).
2.5. Khả năng sản xuất
2.5.1. Khả năng sinh trưởng
Sinh trưởng và phát triển trong thời kỳ bú mẹ

Tác động ảnh hưởng đến sinh trưởng của thỏ bú mẹ bắt đầu ngay từ khi còn ở
tử cung. Chăm sóc thỏ chửa là yếu tố quan trọng đến sự phát triển của thai và
chất lượng của thai ảnh hưởng đến sinh trưởng của thỏ con sau này. Nếu thỏ
cái có chửa mà không được cung cấp dinh dưỡng tốt, con mẹ phải sử dụng
dinh dưỡng của bản thân nuôi thai, làm suy nhược cơ thể mẹ và sức sống đàn
con cũng giảm sút vì sữa mẹ kém.
Thỏ sơ sinh nặng 45 - 55 g, đỏ hỏn, không có lông, nhắm mắt. Sau một tuần
bộ long mịn, mỏng đã phủ hết mình. Thỏ con mở mắt vào 9 - 12 ngày tuổi.
Thỏ đẻ nhiều con thì thỏ con đã đạt 200 - 300 g và ra khỏi ổ đẻ, tập ăn thức ăn
của mẹ.Thỏ con theo mẹ rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài, đặc biệt là
nhiệt độ. Nếu nhiệt độ cao hoặc thấp hơn so với nhu cầu (25 - 28
o
C), thỏ con ít
hoạt động, không muốn bú mẹ, da nhăn nheo, biến màu, tỉ lệ chết cao.
Sinh trưởng và phát triển của thỏ sau cai sữa
Sau cai sữa vài ngày thì thỏ con có thể thích ứng ngay với môi trường mới.
Tùy vào giống và chế độ nuôi dưỡng mà tốc độ sinh trưởng và thời gian đạt tới
khối lượng xuất thịt khác nhau. Thỏ có thể đạt khối lượng 1,8 - 2,2 kg lúc 10 -
12 tuần tuổi và sau tuần tuổi 12 – 14 thì tốc độ tăng trọng của thỏ giảm dần.
Khả năng tăng trọng của cá thể độc lập với hệ số di truyền ở giai đoạn 7 - 11
tuần tuổi. Ở giai đoạn này, thỏ con cũng ít bị tác động của môi trường sau cai


13

sữa. Từ 12 tuần tuổi, thỏ tăng trọng bắt đầu giảm, cơ thể lúc này đã bắt đầu
phát dục. Cho nên, việc xác định khả năng tăng trọng cá thể giai đoạn 7 - 11
tuần tuổi làm cơ sở chọn giống về tính sinh trưởng là phù hợp và quan trọng
nhất.
2.5.2. Khả năng cho thịt

Thỏ đẻ rất nhanh, bình quân mỗi thỏ cái có thể đẻ từ 6 - 7 lứa, mỗi lứa đạt từ 6
- 7 con, khối lượng giết thịt 1,7 - 2 kg sau 3 tháng nuôi.
Thỏ cho tỉ lệ thịt xẻ 46 - 49 %, tỉ lệ thịt lọc/thịt xẻ là 85 - 86 %. Thịt thỏ giàu
và cân đối chất dinh dưỡng: tỉ lệ đạm 21 %, mỡ 10 %, khoáng 1,2 %. Ngoài ra
thỏ còn có khả năng cung cấp lông da để sản xuất quần áo, mũ lông. Thỏ còn
được dùng làm động vật thể vàng, động vật kiểm nghiệm thuốc và chế vaccine
trong y học.
2.6. Thức ăn cho thỏ
2.6.1 Cỏ lông tây
Loại cỏ thân bò trên mặt đất, nhiều rễ, thân dài 0,6-2,0m, lá nhọn hình mũi
giáo. Giống cỏ này có nguồn gốc từ Châu Phi. Thuộc giống cỏ đa niên, giàu
protein, dễ trồng, chịu được đất ẩm ướt. Ở Việt Nam cỏ lông tây được nhập
trồng ở Nam Bộ từ năm 1887 tại các cơ sở nuôi bò sữa, nay đã trở thành cây
mọc tự nhiên ở khắp hai miền Nam Bắc (NguyễnThiện, 2003). Sau 1,5-2
tháng trồng thì có thể thu hoạch lứa đầu. Từ đó, cứ khoảng 30 ngày thì thu
hoạch được một lần, trừ mùa khô phải hơn hai tháng mới cắt được nên thu
hoạch lúc cỏ cao 50-60cm và khi thu hoạch thì nên cắt cách mặt đất 5- 10cm.
Cỏ lông tây rất thích hợp trồng ở các vùng đồng bằng, năng suất cỏ thay đổi
nhiều, có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt (Nguyễn Thiện, 2003). Chúng ta
có thể trồng cỏ lông tây ở đất bùn lầy, đất ruộng, đất bãi, bờ đê, ven hồ ao, bờ
sông suối. Có thể sử dụng cỏ lông tây cho gia súc ăn dưới dạng cỏ tươi hoặc
phơi khô (Nguyễn Thiện, 2003).
2.6.2 Rau mơ
Cây rau mơ - Paederia tomentosa.
Dây leo bằng thân quấn, lá mỏng, mọc đối, hình bầu dục hay thon, nhọn ở
chóp, tròn ở gốc, không lông, cuống mảnh. Hoa màu tím nhạt, không cuống,
mọc thành thùy dài đến 35 cm ở nách lá hay ở ngọn. Quả gần hình tròn, hơi
dẹt, có vỏ quả mỏng màu vàng, 2 nhân dẹp, có cánh rộng màu nâu đen. Toàn
dây khi vò ra có mùi hơi thối.

×