Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Chuyện lạ chưa có lời giải thích đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 24 trang )

Lúc trông giống đĩa bay, lúc mang hình bầu vú các hiện tượng thiên
nhiên kỳ thú đã tạo nên những đám mây có hình dáng và màu sắc ấn
tượng trên bầu trời.
Trông giống như một đĩa bay, đám mây hình hột đậu thường được
tạo ra bởi các sóng trọng lực. Đôi khi đám mây được viền bao
quanh bởi lớp ánh sáng trắng. Ảnh: Barcroft Media.
Đám mây hình hột đậu đỏ rực trên bầu trời, khiến nhiều người nhầm tưởng là đĩa bay.
Ảnh: Roberto Cavallini.
Đám mây hình bầu vú thường đi kèm với các cơn bão lớn. Ảnh: Barcroft Media.
Chúng thường xuất hiện cùng cơn lốc và vào những tháng mùa hè nóng nực. Ảnh:
Barcroft Media.
Mây Nacreous có màu lóng lánh như xà cừ thường được tạo ra ở nhiệt độ rất thấp,
dưới -78 độ C. Ảnh: Barcroft Media.
Mây Notilucent được tạo ra từ những tinh thể băng và nằm cao nhất trong bầu khí
quyển trái đất. Ảnh: Barcroft Media.
Mây hình ngọn sóng được hình thành khi có hai lớp không khí di chuyển ngược nhau
tại tốc độ khác nhau. Ảnh: Barcroft Media.
Đám mây hình ống cuộn thường xảy ra ở bầu khí quyển thấp trước khi có một cơn bão.
Ảnh: Barcroft Media.
Mây Morning Glory là một dạng mây cuộn đặc biệt, thường được nhìn thấy nhiều nhất ở
Cape York Peninsula, ở vùng xa xôi của Australia. Ảnh: Barcroft Media.
Những khối mây tích tụ xuyên qua làn khói bụi nằm trong lớp không khí Sahara. Ảnh:
Barcroft Media.
Lớp tro bụi bùng lên từ núi lửa Sarychev ở Nhật Bản xé toáng đám mây trắng trên bầu
trời. Ảnh: Barcroft Media.
Cơn lốc xoáy trên bầu trời nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế. Ảnh: Barcroft Media.
Cho đến bây giờ thì những bí ẩn xung quanh lăng mộ
của ông vua đầu tiên của Trung Quốc – Tần Thủy
Hoàng vẫn còn là một câu hỏi lớn chưa có một lời giải
đáp thỏa đáng.
Lăng mộ này được coi là một trong những hình ảnh thu nhỏ hoàn hảo của đế chế Tần Thủy


Hoàng tọa lạc phía Bắc núi Lệ, huyện Lâm Đồng tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Tần Thủy Hoàng
là vị vua có công thống nhất 7 phe phái đang tranh giành và thành lập nhà Tần năm 221 trước
công nguyên. Ông cũng là người có công vĩ đại trong việc xây dựng một trong 7 kì quan của
thế giới cổ đại – Vạn lí trường thành.
Những bức tượng bằng đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Mỗi người mang một dáng vẻ khác nhau
Vị vua vĩ đại này đã ghi lại những kỉ lục về quân sự và ngoại giao của mình bằng một series
những tấm thẻ gỗ, thẻ tre. Ông đã thành công trong việc phát huy tôn giáo cũng như xây dựng
một chế độ cai trị hoàn hảo. Trong số những thành tựu quan trọng khác của vị vua đầu tiên
này còn có việc tiêu chuẩn hóa hệ thống các văn bản khác nhau, thống nhất đơn vị đo lường
và tiền tệ. Mặc dù có những tiến bộ nhưng Tần Thủy Hoàng là vị vua chuyên chế trong triều
đại cai trị của mình.
700 chiến binh đầu tiên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được khám phá năm 1974. Đây là
đội quân canh gác cho lăng mộ của vị vua nổi tiếng này.
Những bức tượng sống động như thật
Điều thú vị là những thợ xây dựng tuyệt vời này đã sắp xếp rất ngăn nắp các buồng an táng
sau khi vị vua này lên ngôi năm 246 trước công nguyên khi mới 13 tuổi. Theo sau những tài
liệu về đặc điểm cá nhân của mình, Tần Thủy Hoàng mong muốn có một công thức hoàn hảo
để giúp ông có thể duy trì đế chế cai trị linh thiêng của mình. Tuy nhiên, công trình này phải
mất 36 năm mới được hoàn thành (hoàn thành năm 210 trước CN).
Việc khám phá ra kho tàng bảo cổ này diễn ra năm 1974 khi một nhóm các nông dân Trung
Quốc đi qua lăng mộ này trong khi cố gắng khoan một nguồn nước. Điều gây nên ấn tượng
mạnh mẽ của nó là kích thước vô cùng lớn và những tác phẩm nghệ thuật độc đáo được lưu
giữ trong đó. Nó bao gồm 8.000 quân nhân được thực hiện bằng đất nung với kích thước như
người thật và cả một đội quân ngựa. Bởi vì mỗi bức tượng là một cá thể riêng biệt nên chúng
được xây dựng với loại đất sét nung với bề dày khoảng 8 cm. Bạn có thể phân biệt từng người
lính, những con ngựa trong vẻ độc đáo riêng, có vũ khí và cả trang phục.
Khu vực đã được khai quật
Các chiến binh được đặt theo cấp bậc mà họ nắm giữ trong thời gian đó. Sự khác nhau của
8.000 chiến binh này được đặt trong 3 gian phòng tách biệt. Căn phòng đầu tiên và lớn nhất là

hầu hết những người đang hoạt động tích cực. Căn phòng thứ hai là nơi dự trữ trong khi căn
phòng thứ 3 nhỏ hơn có 68 chỉ huy ưu tú. Tất cả binh lính đều quay mặt về hướng Đông để
bảo vệ sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời từ những cuộc tấn công của đối phương có thể đến từ
hướng đó.
Bí ẩn về những căn phòng với những tượng đất nung các binh lính trên thực tế chỉ chiếm 1%
diện tích của toàn lăng mộ. Phần trung tâm với chiều cao gần 30 mét xây dựng bên dưới một
kim tự tháp bằng đất nung vẫn chưa hề được khai quật. Theo các tài liệu sử học Trung Quốc và
những truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi, nó giống như một phần của bản đồ thành phố
với những bức tường, cung điện, nghĩa trang tức là có thể phục vụ Tần Thủy Hoàng khi ông
sang thế giới bên kia. Các con sông và dòng nước được làm từ thủy ngân trong khi bầu trời
được thiết kế với những chòm sao làm từ ngọc trai.
Toàn cảnh đội quân khổng lồ
Hiện tại đang là điểm thu hút khách thăm quan
Cung điện ngầm này được cho là một cấu trúc phức hợp hùng vĩ nhất với những tiện ích xa
hoa. Nó có thể là địa điểm chôn cất của những kho báu: đá quý, vàng bạc, nhiều kim loại quý
khác… Cấu trúc phức tạp của nó được trang bị cả hệ thống chống thấm trong diện tích gần 7
km2 đã lấy đi sinh mạng của khoảng 700.000 tù nhân chiến tranh và những nô lệ. Sau khi
công trình hoàn thành họ đều bị thủ tiêu để đảm bảo bí mật của lăng mộ. Để đảm bảo cộc
sống thứ hai hoa lệ như cuộc sống khi ông còn sống, những mĩ nhân của ông cũng được chôn
theo cùng với lăng mộ.
Uy phong của ông vua họ Tần
Mặc dù việc mở cửa cho khách du lịch đã được thực hiện nhưng người ta cũng chưa biết đến
khi nào toàn bộ bí ẩn của lăng mộ này mới được hé lộ hoàn toàn.
Khoa học ngày càng tiến bộ giúp loài người nhận thức chính xác hơn về cái chết, nhưng quá trình
này vẫn cách cái xa cái đích cuối cùng.
Cái chết dưới góc nhìn khoa học (Kỳ II)
Mỗi ngày thế giới có trên 150.000 người chết với đủ nguyên nhân. Chết là gì? Thực sự cái chết đáng sợ
như thế nào?
Hành trình định nghĩa cái chết
Trong đại từ điển bách khoa Britannica ấn bản đầu tiên (1768), cái chết được định nghĩa đơn giản là “sự

chia tách giữa phần hồn và phần xác”. Định nghĩa này cho thấy mối quan hệ giữa cái chết và các yếu tố tâm
linh tồn tại cả trong giới học giả.
Nhưng đến ấn bản Britannica số 15 (1973), bài về cái chết đã dài hơn 30 lần, đồng thời cái chết cũng không
còn được định nghĩa bằng những ngôn từ ngắn gọn mang tính khẳng định nữa, mà thay vào đó là sự thừa
nhận cái chết “chỉ có thể được phỏng đoán” và là “câu đố cuối cùng của các nhà thơ”.
Điều này thể hiện sự gia tăng đáng kể lượng tri thức mà con người đã tìm ra từ giữa thế kỷ 18 đến nay, khi
nhân loại đạt được những thành tựu to lớn trong việc nghiên cứu các lĩnh vực khoa học. Tuy nhiên, sự phát
triển của khoa học, đặc biệt là sinh lý học loài người khiến việc định nghĩa cái chết trở nên phức tạp và khó
khăn hơn.
Loài người ngày càng có nhận thức đúng hơn về cái chết nhưng vẫn chưa đi đến tận cùng bản
chất của hiện tượng.
Trước đây, để xác định một nguời không còn sống, nguời phương Tây xác định cái chết bằng những cách
đơn giản như đặt một chiếc lông vũ ở lỗ mũi, hay đặt một cái gương trước mặt người cần xác định. Nếu như
chiếc lông không dịch chuyển, hay cái gương không bị mờ đi, thì người đó được coi như đã chết và tang lễ
cũng như việc chôn cất được tiến hành.
Đến khoảng thế kỷ 18, cái chết được xác định qua việc nghe nhịp tim. Tuy nhiên, trong hàng thập kỷ trước
khi chiếc ống nghe ra đời, người ta vẫn dựa vào một phương pháp gọi là phép thử Balfour, trong đó người
ta đâm một mũi kim xuyên qua da thịt và chạm vào đến tim, sau đó theo dõi cử động của đầu kim để xác
định tim còn đập hay không.
Thế nhưng, với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự hoạt động của tim phổi đã không còn được coi là
đóng vai trò quyết định đến việc xác định tình trạng sống chết của con người. Với kỹ thuật hô hấp nhân tạo,
kích tim, giới y học đã có thể khiến cho tim phổi hoạt động trở lại sau khi bị ngưng trệ tạm thời. Các thiết bị
hỗ trợ sự sống như máy tim phổi nhân tạo thậm chí còn có thể giúp duy trì sự sống kể cả khi tim phổi đã
dừng hoạt động. Dù hoạt động tim phổi được duy trì nhưng con người vẫn không bao giờ có thể tỉnh lại
được. Đó là trường hợp não bị tổn thương quá nặng.
Năm 1968, ĐH Harvard đã đưa ra một định nghĩa mới về cái chết. Theo định nghĩa này, chết là khi não gặp
phải những tổn thương không thể phục hồi được (tình trạng “chết não”), đẩy tình trạng tim phổi ngừng hoạt
động thành trạng thái “chết lâm sàng”.
Chưa có khái niệm thuyết phục
Nếu coi linh hồn là cái gì đó khiến cho một người trở nên độc nhất và “mang tính người”, thì định nghĩa của

ĐH Havard phần nào đó giống với định nghĩa cái chết trong ấn bản Britannica đầu tiên, nhưng thay vì dùng
khái niệm “linh hồn”, định nghĩa mới này cho rằng, một người được xem là đã chết khi ký ức và nhân cách
của người đó lưu giữ trong não bị biến mất, mà không thể phục hồi lại được.
Đã xảy ra nhiều trường hợp, người được đưa đi chôn vẫn còn sống. Các dấu vết khảo cổ học
ở một số khu an táng cho thấy, nắp quan tài có vết cào cấu thể hiện sự bất lực của người nằm
trong đó. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, dựa theo định nghĩa trên, những trường hợp vỏ não bị thương tổn, con người có thể bị rơi vào
tình trạng mất trí nhớ, không thể chữa trị hay phục hồi được, trong khi người đó vẫn có khả năng sống, chỉ
ký ức và nhân cách trước đây của họ bị mất vĩnh viễn. Cái chết, khi đó được dành cho “con người trong quá
khứ".Vì vậy, hầu hết các quốc gia phát triển đều ký vào một văn bản pháp lý định nghĩa chết là cái chết
của não, bao gồm cả vỏ não và thân não.
Ở người, thân não điều khiển các hoạt động như hô hấp, cử động và nói năng. Theo như định nghĩa này,
một người được xem là đã chết về mặt pháp lý nếu não của người đó mất hoàn toàn tất cả các chức năng
thần kinh đối với cơ thể.
Thế nhưng, việc căn cứ vào tình trạng của não làm tiêu chuẩn cho việc xác định cái chết cũng không làm
định nghĩa về cái chết trở nên đơn giản. Việc xác định xem một bộ não phải bị tổn thương ở mức độ nào
mới được tính là đã chết cũng còn nhiều tranh cãi.
Điều này dẫn đến sự chênh lệch trong việc định nghĩa cái chết giữa các cơ quan pháp lý với giới y học và
thậm chí, cả trong giới y học với nhau. Thêm vào đó, máy móc hiện đại dù có thể phát hiện được những dấu
hiệu nhỏ nhất của sự sống, nhưng việc đo nhầm và đo sót là hoàn toàn có thể xảy ra.
Như vậy, sau hàng nghìn năm, con người vẫn chưa thể có một định nghĩa về cái chết nào thực sự thuyết
phục. Thậm chí, có vẻ khoa học càng phát triển, việc đưa ra định nghĩa tổng quát về cái chết càng khó đạt
được. Gần như, loài người chỉ mới có thể định nghĩa cái chết trên từng khía cạnh cụ thể.
Câu trả lời cho câu hỏi “bản chất cái chết là gì?” có lẽ phải để lại cho hậu thế tiếp tục khám phá. Trong khi
hiện tại, chúng ta vẫn phải bằng lòng với định nghĩa “chết là khi người ta không sống” hay "con người chỉ
thực sự chết khi bị người đời quên lãng".
Người ta đã nói rất nhiều tới nghi lễ chôn cất người
chết ở tư thế nằm sấp. Hiện tượng này đến nay vẫn
gây tranh cãi và chưa đi đến một kết luận chung. Một
số người cho rằng tư thế này là do vô ý hoặc sự cố

nào đó khi chôn cất. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác
lại nhận định đặt tử thi nằm sấp trong huyệt là cách sỉ
nhục hoặc trừng phạt người chết trong các xã hội
xưa.
Phát hiện phiến đá khắc chữ bí ẩn 400 tuổi
33 xác chết nguyên vẹn qua 600 năm
Theo bà Caroline Arcini - một nhà khoa học của Hội đồng Di sản quốc gia Thụy Điển: "Tôi cho
rằng hình thức chôn cất và đặt tử thi nằm sấp là hành vi, thái độ của những người sống nhằm
sỉ nhục hoặc trừng phạt người chết. Đó là cách để người sống thể hiện quan điểm của mình đối
với người có tội khi sống”.
Hai bộ xương được tìm thấy không có quan tài. Bộ xương ở góc ảnh phía trên có tư thế nằm
sấp.
Bà Arcini đã tiến hành nghiên cứu hàng ngàn các tác phẩm văn học, lịch sử và nhiều công trình
nghiên cứu về hình thức đặt tử thi nằm sấp trên khắp thế giới để tìm hiểu. Qua khảo sát, bà
phát hiện có tới hơn 600 người bị chôn ở tư thế này trong trong 215 nghĩa trang, bao gồm từ
Peru đến Hàn Quốc.
Một điều dễ nhận thấy là những tử thi nằm sấp này đa số là đàn ông trong suốt khoảng 26.000
năm qua. Những bộ xương này có ở mộ một mình, mộ đôi và mộ tập thể. Đây là những ngôi
mộ có độ sâu rất nông và chỉ nằm ở rìa nghĩa địa và tuyệt nhiên không có bộ xương nằm sấp
nào nằm ở giữa nghĩa trang. Phần lớn những ngôi mộ này thậm chí không có quan tài và
những tử thi bị trói chân tay. Như vậy có thể cho rằng những bộ xương nằm sấp này là của
những người có tội hoặc là tù binh.
Huyệt chôn những tử thi nằm sấp thường rất nông.
Tuy nhiên, cũng có suy đoán rằng có nhiều trường hợp tử thi bị chôn ở tư thế nằm sấp còn thể
hiện địa vị xã hội. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 80 tử thi nằm sấp ở một nghĩa trang
thuộc Mexico. Những người này được chôn trong khoảng thời gian từ năm 1150 tới 850 trước
Công nguyên. Trong đó có 6 hài cốt nam ở tư thế ngồi và 74 bộ xương nằm sấp.
Bà Arcini nhận xét: “Có thể những người được chôn ở tư thế ngồi có địa vị xã hội cao hơn
những người nằm sấp".
Tuy nhiên, bà Arcini cũng đưa ra một nhận định khác rằng có thể do mâu thuẫn tôn giáo và

văn hóa là một trong những nguyên nhân dẫn tới hình thức chôn người nằm sấp này. Bà lấy ví
dụ ở Thuỵ Điển, đa số những bộ xương được tìm thấy trong tư thế nằm sấp được chôn trong
thời đại của người Viking cuối thế kỷ 8 đến thế kỷ 11. Đây là khoảng thời gian mà đạo Thiên
Chúa du nhập vào bán đảo Scandinavia.
Bà Arcini cho rằng, có thể do người Viking thời bấy giờ không tin vào đạo Thiên chúa và họ
không chấp nhận người của mình theo đạo mới này. Chính vì vậy họ trừng phạt những người
làm trái ý họ bằng cách chôn cất thi thể ở tư thế nằm sấp để thể hiện sự khinh bỉ và coi
thường.
Bà Arcini cho biết thêm những tu sĩ vi phạm giáo luật thời xưa cũng bị chôn cất ở tư thế nằm
sấp.
Có thể bạn nghĩ rằng những vòng tròn được tạo ra từ những cánh đồng cây trồng chỉ là điều có
trong quá khứ. Nhưng sự huyền bí đầu tiên về hiện tượng này của năm 2009 lại xuất hiện.
Mỗi một mô hình vòng tròn được hình thành từ cây có đường kính xấp xỉ gần 18,30m. Các hình
ảnh này đã được “phô” ra hôm thứ Ba, 14/4 ở một khu vực hẻo lánh vùng Avebury ở Wiltshire,
nước Anh.
Vùng cổ xưa Wiltshire gần với đồi Silbury Hill, Windmill Hill và Sanctuary từ lâu đã được coi là
điểm nóng với những dấu vết của các vòng tròn kỳ lạ thế này
Vòng tròn bí hiểm đầu tiên của năm 2009 xuất hiện trên cánh đồng ngũ cốc ở Wiltshire, nước
Anh
Nhà nhiếp ảnh Lucy Pringle, sống gần cánh đồng Petersfield, Hampshire. Cô là một nhà nhiếp
ảnh quen thuộc với những bức ảnh về các hiện tượng lạ này. Cô bắt đầu phát hiện và chụp ảnh
về những vòng tròn cây từ năm 1990. Ðó cũng là năm bắt đầu xuất hiện bí mật của những cây
trồng sinh ra những chiếc tua như móc câu xoắn lấy nhau.
Cô cho biết: “Trong hàng trăm những bức ảnh chụp về hiện tượng lạ, không hình ảnh nào
giống hình ảnh nào. Tôi nhìn chăm chú chính xác vào phía bên ngoài của những vòng tròn và
tìm kiếm những hiệu ứng của sự sống tác động lên chúng, ghi lại những hình ảnh mình đã
thấy".
“Có một vài người hoài nghi về những bức ảnh mới đây của tôi là không có thật. Họ đề nghị
mang ra so sánh với các mẫu hình về hiện tượng kỳ lạ này trước đây và tất nhiên chúng hoàn
toàn khác nhau”.

Những vòng tròn huyền bí này cũng xuất hiện ở Anh năm 2004
Các nhà khoa học đã bắt đầu quan tâm đến các vòng tròn bí ẩn này từ đầu những năm 80 của
thế kỷ trước. Chúng xuất hiện nhiều nhất trong các cánh đồng ngũ cốc của nước Anh và chỉ
hiện ra vào ban đêm, thậm chí chỉ trong vài phút!
Hình ảnh kỳ bí này xuất hiện năm 2003 ở cánh đồng phía Đông của Anh
Người ta gọi chúng là “crop circles”, tức là các vòng tròn được hình thành trên cánh đồng. Các
hình họa biến đổi từ các môtíp tròn đơn giản đến các biểu tượng hình học rộng lớn và phức tạp.
Vòng tròn cổ xưa nhất chính thức được ghi chép trong tạp chí Nature (Anh) vào thế kỷ XIX. Từ
năm 1980, riêng ở nước Anh đã xuất hiện khoảng 800 vòng tròn bí hiểm thế này. Và khoảng
9.000 vòng tròn được ghi nhận trên khắp thế giới trong 30 năm sau.
Theo thời gian, các vòng tròn càng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Chúng có mặt ở một số
quốc gia trồng ngũ cốc như Australia, Nhật, Nga, Canada, Pháp, Mỹ… kể cả trên mặt tuyết của
dãy núi Hymalaya.
Một "không gian 3 chiều" ở Anh năm 2007
Những hình dạng bao gồm một con ong, một hình chữ nhật và thậm chí là hình một không
gian 3 chiều. Năm ngoái trên 1 ruộng lúa mạch tại miền quê đã xuất hiện một vòng tròn cây
cối rất đúng… số liệu toán học. Các hình ảnh cho thấy những vòng tròn được sắp xếp hoàn hảo
theo số Pi. Cụ thể, toàn bộ vòng tròn này thể hiện đúng… 10 chữ số của số Pi: 3.141592654 -
tỉ số giữa chu vi đường tròn tới đường kính.
Trên các cánh đồng, những cây ngũ cốc không thấy có dấu hiệu của bàn tay con người tác
động. Chúng tự đổ nghiêng rồi sau đó bện lại tinh xảo theo vòng xoắn ốc. Đó là các vòng tròn
đồng tâm, chiều của xoắn ốc ngược lại trong mỗi vòng tròn kế tiếp. Phân tích hóa học những
loại ngũ cốc này cho thấy chúng có thể chịu được nhiệt độ dữ dội trong khoảng vài giây. Và
phân tích một vòng tròn ở Anh, các nhà khoa học còn nhận thấy sự có mặt của 10 nguyên tố
phóng xạ hiếm mà trong các loài thực vật thông thường không có như: Lead 208, Europium
146, Tellurium 119 m, Lodine, Bismuth 205, Vanadium 48, Protectinum 230, Ytterbium 169,
Rhodium 102.
Vòng tròn được sắp xếp hoàn hảo theo số Pi
Nhiều người thậm chí còn liên tưởng rằng những vòng tròn kỳ lạ này là thông điệp từ hình thái
cuộc sống bên ngoài trái đất.

Một số học thuyết khác lại cho rằng do năng lượng khổng lồ được tích lũy phía trên trái đất
trong tầng điện ly và sau khi đối diện với mặt đất thì tạo ra những vòng tròn cây. Hiện tượng
này thường xuất hiện lặp lại trên những vùng đất có truyền thống sinh ra những vòng tròn kỳ
lạ, nhất là ở Anh.
Người ta không thể chối bỏ rằng các vòng tròn này hiện đang tồn tại và kết quả phân tích cho
thấy chúng vẫn là một bí ẩn. Ngày nay, chúng không còn là những vòng tròn đơn giản và
không chỉ xuất hiện trong các cánh đồng ngũ cốc, mà còn trong các ruộng lúa, rừng thông và
trên những ngọn núi phủ tuyết. Không thể nào có người thừa thời gian, công sức leo lên đỉnh
núi ngập tuyết để vẽ nên các hình tròn kỳ bí mà không nhận là của mình. Trước những hiện
tượng đó, chúng ta đành chờ kết quả từ các nhà khoa học và thời gian trả lời.
Sau khi qua đời 18 ngày, di thể nhà sư Ấn Độ Lobsang Nyima Rinpoche vẫn nguyên vẹn trong giai
đoạn “Thukdham”, một giai đoạn sống sau khi viên tịch mà ở đó cơ thể rơi
vào trạng thái thiền và không bị phân hủy.
Các cao tăng của Phật giáo Tây Tạng thường rơi vào giai đoạn này ngay sau khi
chết.
Nhà sư Lobsang Nyima
Rinpoche. (Ảnh:
PKSurendran)
Người ta cũng nói rằng suốt giai đoạn đó, cơ thể vẫn giữ khí ở bên trong. Nhưng để duy trì được cơ thể như
vậy sau khi qua đời thì chỉ những ai có nhân cách siêu phàm về năng lực tâm linh mới có thể làm được.

Bệnh viện KLE tại thành phố Belgaum tuyên bố nhà sư Lobsang Nyima viên tịch ngày 13/9/2008 nhưng các
đệ tử và Phật tử của ngài ở tu viện Mundgod cho rằng nhà sư đang ở giai đoạn “Thukdham”.
Sau khi biết tin đã có rất nhiều người Tây Tạng và người dân địa phương tìm đến tu viện Mundgod, bang
Bangalore của Ấn Độ. Khu định cư của người Tây Tạng ở thị trấn Mundgod nằm cách bang Goa khoảng 6
giờ lái xe. Đây là khu định cư lớn nhất ở Ấn Độ, nó được thành lập vào năm 1966. Hiện có 9 khu dân cư
cùng 2 tu viện và 1 ni viện.
Việc di thể của nhà sư không bị phân hủy vài tuần sau khi ngài qua đời đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ
các học giả và các nhà sư và y học hiện đại. Tenzin Namdul và Yangzom Dolker, 2 bác sỹ Tây Tạng đến từ
bệnh viện Men-Tsee-Khang và Delek đã được cử đến tu viện Mundgod để nghiên cứu theo phương diện

khoa học tác động của giai đoạn “Thukdham”.
Cùng với 2 nhà nghiên cứu trên, các nhà khoa học của Tổ chức Nghiên cứu Yoga Vivekananda Swami
(Bangalore) và các bác sỹ bệnh viện KLE, mới đây đã thực hiện kiểm tra di hài của nhà sư.
Các bác sỹ đã dùng máy đo điện não đồ (EEG) và máy đo điện tâm đồ (ECG), để đo tác động giai đoạn
“Thukdham” lên di hài nhà sư Rinpoche và đo nhiệt độ cơ thể của ông bằng trang thiết bị khoa học hiện đại
nhất.
Tu viện Mundgod- Ấn Độ.
Theo Phayul, một trang web tin tứccủa người Tây Tạng, các nhà khoa học và các học giả đưa ra kết luận
rằng nhà lãnh đạo tinh thần này đã duy trì giai đoạn “Thukdham” trong 18 ngày.
Bác sĩ Vinay mahishal, người đã khám và công bố tin nhà sư qua đời cho biết: “Chắc chắn nhà sư đã chết
lâm sàng. Nhưng điều khiến tôi thực sự ngạc nhiên là di hài của ngài vẫn hồng hào sau vài tuần viên tịch”.
Tháng 12 năm ngoái, người ta đã khởi xướng công trình nghiên cứu giai đoạn “Thukdham” dưới sự giúp đỡ
của phòng thí nghiệm phân hình não bộ của Tiến sĩ Richard Davidson, đại học Wisconsin (Mỹ).
Các đoàn nghiên cứu cũng tỏ ra hết sức ngạc nhiên khi được tận mắt chứng kiến cơ thể hồng hào của nhà
sư. Họ đã đề xuất nghiên cứu sâu hơn về “Thukdham” nhằm làm sáng tỏ những bí ẩn của sự sống và cái
chết.
Hiện dòng người gồm các phật tử và những người mộ đạo vẫn không ngừng đổ đến tu viện Mundgod.
Để tìm ra phương pháp tiệt trùng thực phẩm, chế tạo khinh khí cầu, nghiên cứu tia phóng
xạ , nhiều nhà khoa học đã phải đổ công sức, chất xám và thậm chí cả tính mạng.
Nhiều chuyên gia nổi tiếng đã chết trong những thí nghiệm của chính họ để phục vụ cho loài người. Những
nhà khoa học đầu tiên phải kể đến là:
1. Karl Scheele
Scheele là nhà hoá học nổi tiếng của thế kỷ 18. Ông chính là người đã phát hiện ra rất nhiều thành phần
hoá học quan trọng trong đó có chất ôxy (người đồng phát hiện ra ôxy với Scheele là Joseph Priestley).
Ngoài ra, Scheele còn phát hiện ra molypđen, vonfam (kim loại dùng để làm tóc bóng đèn điện), mangan,
clo….
Scheele cũng là nhà khoa học đã tìm ra phương pháp diệt khuẩn sơ khai nhất mà sau này được ứng dụng
và phát triển thành phương pháp tiệt trùng thực phẩm. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu như vậy, song
Scheele lại là nhà khoa học có một thói quen rất tệ, đó là nếm thử những chất mà ông đã tìm ra. Và chính
điều đó đã khiến cho ông phải trả giá bằng mạng sống của mình. Sau khi phát hiện ra chất hoá học có tên

gọi là hydrogen cyanide, Scheele nếm thử chất độc chết người này. Và cuối cùng, ông đã bị nhiễm độc mà
chết.
2. Jean - Francois De Rozier
Jean - Francois là một giáo viên vật lý và hoá học rất nổi tiếng của Pháp cuối thế kỷ 18. Vào năm 1783, ông
chế tạo ra quả khinh khí cầu đầu tiên và đã thử nghiệm thành công chuyến bay cho một số con vật như cừu,
gà, vịt… Sau đó, ông tự mình tiến hành thí nghiệm rơi tự do bằng khinh khí cầu ở độ cao gần 1000 mét so
với mực nước biển. Không dừng ở đó, Rozier còn lên kế hoạch dùng khinh khí cầu bay vượt kênh đào từ
Pháp để đến Anh. Không may đó là chuyến bay cuối cùng trong cuộc đời nhà khoa học. Khinh khí cầu gặp
phải luồng khí nóng, bị xì hơi và rơi xuống khiến cho Francois rơi xuống đất và chết ngay sau đó. Cái chết
của nhà khoa học là một mất mát lớn của ngành khoa học thế giới, song những thành tựu mà ông để lại
chính là cơ sở phát triển của ngành hàng không sau này.
3. Elizabeth Ascheim
Là người cùng nghiên cứu về tia X cùng với chồng mình là bác sĩ Woolf. Hai vợ chồng Elizabeth và Woolf
đã tiến hành nhiều thí nghiệm liên quan đến tia X. Bà đã từng đặt mua một thiết bị chiếu tia X để trang bị cho
phòng nghiên cứu của chồng và đó cũng chính là phòng thí nghiệm tia X đầu tiên ở San Francisco. Sau
nhiều năm làm việc và tiến hành nhiều thí nghiệm với chiếc máy này, Elizabeth mắc phải bệnh ung thư. Căn
bệnh nhanh chóng di hết bà một thời gian sau đó.
4. Alexander Bogdanov
Bogdanov là một nhà vật lý học, một nhà triết học, nhà kinh tế học, và là một nhà văn viết chuyện khoa học
viễn tưởng nổi tiếng của Nga đầu thế kỉ 20. Năm 1924, ông bắt đầu tiến hành một thí nghiệm về truyền máu
để tìm ra bí mật của sự trẻ mãi không già. Sau 11 lần thí nghiệm (Bogdanov tự mình thực hiện tất cả những
thí nghiệm này với bản thân), ông tuyên bố đã tìm ra cách ngăn chặn sự hói đầu và sự sút kém về thị giác
do tuổi già. Năm 1928, Bogdanov tiếp tục tiến hành thí nghiệm này, song ông không ngờ rằng đã truyền vào
cơ thể mình máu có chứa virus gây bệnh sốt rét và lao phổi. Do vậy, ông chết chỉ trong một thời gian ngắn
sau đó vì nhiễm bệnh.
5. Louis Slotin
Là nhà khoa học người Canada từng làm việc trong chương trình hạt nhân Manhattan (chương trình chế tạo
bom nguyên tử của Mỹ). Trong một lần tiến hành thí nghiệm, ông đã vô tình làm rơi bình cầu có chứa chất
beryllium vào một bình cầu có chứa plutonium (một loại chất phóng xạ) cùng các chất hoá học khác và điều
này vô tình đã gây ra một phản ứng hoá học kinh hoàng. Những người có mặt khi đó nhìn thấy một đám

khói màu xanh lan toả và cảm giác nóng nhanh chóng xuất hiện. Slotin vội chạy ra ngoài, song ông đã ngất
xỉu ngay sau đó và được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Ông chết 9 ngày sau bởi bị nhiễm phóng xạ quá nặng.
Vụ tai nạn “nghề nghiệp” mà Slotin đã gặp phải thực chất tương đương với một vụ nổ bom nguyên tử cách
xa 1,5 km.
Một học sinh người Áo trong chuyến đi câu đầu tiên trong đời đã bắt được con cá
trê nặng 50 kg và dài 2,1 m. Holger Vukovich, 14 tuổi, phải dùng một máy tời mới
kéo được con vật ra khỏi nước.
Ảnh: Ananova.
Cậu và một người bạn đã được ông mình cho đi câu tại một chiếc hồ trong thị trấn
Baumgarten. Cậu bé nói: "Chúng tôi chỉ định đi câu cá chép, nhưng không ngờ lưỡi câu
của tôi đã mắc ngay được một con cá lớn. Ban đầu tôi khá hoảng sợ khi con cá lôi đi rất
mạnh khiến tôi suýt thì ngã xuống nước".
"Nhưng rồi tôi đã kéo được dây câu lên. Vấn đề là con cá quá nặng khiến chúng tôi phải
dùng tới một máy tời để lôi nó lên bờ. Công việc mất khoảng nửa tiếng đồng hồ".
Vukovich nhẹ hơn khoảng 6 kg và thấp hơn 50 cm so với con cá mà cậu bắt được.
"Tôi sẽ nhồi bông vào đầu con cá để giữ làm chiến lợi phẩm. Từ giờ tôi cũng sẽ đi câu
thường xuyên hơn", cậu cho biết.

×