Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội .Tác động của tồn tại xã hội đến phong tục tập quán ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.02 KB, 14 trang )

BÀI THẢO LUẬN
Bộ môn
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MAC-LENIN I
Đề tài
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức
xã hội .Tác động của tồn tại xã hội đến phong tục tập
quán ở Việt Nam.

Nhóm thực hiện: 3
Danh sách nhóm 3
Họ và tên Tự đánh giá Nhóm đánh
giá
Điểm
Nguyễn Thanh Thủy
Đào Quang Trung
Nguyễn Thị Mai
Lê Thị Hạnh
Mai Thị Hậu
Lê Thị Thu Hương
Nguyễn Thị Lan
Trần Đức Việt
Sa Thị Minh Thúy
Biên bản họp nhóm
Ngày tháng năm
Địa điểm họp :sân thư viện
Nội dung :phân công việc làm cho từng thành viên
Thành phần tham gia:Đủ
Thư ký Nhóm trưởng……….
Mục lục
Lời mở đầu


Chương I : Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội.
I.Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1.Tồn tại xã hội
2.Ý thức xã hội
II.Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1.Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
2.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
2.1.Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
2.2.Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
2.3.Ý giữa thức xã hội có tính kế thừa trong quá trình phát
tiển
2.4.Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
trong quá trình phát triển của chúng
2.5.Ý thức xã hội tác động tích cực trở lại tồn tại xã hội
3.Ý nghĩa phương pháp luận
Chương II : Tồn tại xã hội tác động đến phong tục tập quán
ở Việt Nam.
Kết luận
Lời Mở Đầu
Trong những năm qua đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu và phát
triển trong công cuộc đổi mới đất nước đã tạo ra thế lực mới cả bên trong và
bên ngoài dể chúng ta bước vào một thời lì phát triển mới. Nhiều tiền đề mới
được đặt ra cần thiết cho sự phát triển đặc trưng của đất nước và quảng bá
những nét đẹp của dân tộc Việt Nam ra khắp thế giới. Cùng với sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ thì trình độ phát triển của nhận thức
cũng được nâng cao thì sự nhận thức của dân tộc ta cũng được phát triển
không bị lạc hậu so với thế giới, và điều đó làm cho chúng ta có cơ hội phát
triển. Tuy nhiên không thể phủ nhận sự tụt hậu hơn của các nước kém phát
triển đối với các nước phát triển trong đó có Việt Nam mà nguyên nhân là do

ý thức xã hội của các dân tộc đất nước đó. Điều đó dẫn đến sự tụt hậu không
chỉ về kinh tế mà còn cả các lĩnh vực về văn hóa đối với các nước trong khu
vực. Điều đó đặt ra cho chúng ta sự thách thức và khó khăn trong sự phát
triển của đất nước.Bên cạnh đó đất nước ta là sự thống nhất của 54 dân tộc
anh em với những phong tục tập quán những nến văn hóa khác nhau khó tìm
thấy sự tương đồng để có chiến lược phát triển toàn diện. Dù hiện nay sống
trong thời kỳ hiện đại của sự công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước xong
nền văn hóa của Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng bởi những nền văn hóa cổ hủ
lạc hậu của một số dân tộc trên lãnh thổ đất nước.
Trước tình hình đó cùng với sự phát triển của thời đại Đảng và Nhà nước
cần đẩy mạnh công cuộc đổi mới và toàn diện đất nước, đưa nền văn hóa của
dân tộc Việt Nam trở nên đẹp và đậm đà bản sắc dân tộc, quảng bá với các
nước trên thế giới. Nhưng để đổi mới thì cần phải đổi mới về nhận thức của
người dân.
Để hiểu rõ hơn về những thay đổi trong nhận thức của người dân về sự
phát triển của xã hội hiện nay nhóm chúng tôi đã chọn đề tài thảo luận " Mối
quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tác động của tồn tại
xã hội tới phong tục tập quán ở Việt Nam."
Chương I: Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội
I.Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1.Tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt
vật chất xã hội.
Các yếu tố tạo thành tồn tại xã hội là phương thức sản xuất vật chất, điều
kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý, dân số vã mật độ dân số … trong đó sản
xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhât.
2. Ý thức xã hội:
Ý thức xã hội là tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những
quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm tâm trạng … của những cộng

đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong
những giai đoạn phát triển nhất định.
Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao
gồm những lĩnh vực khác nhau: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức
đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ.
Theo trình độ phản ánh có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý
thức luận.
-Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan niệm
của những con người trong một cộng đồng người nhất đinh, được hình
thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ
thống hóa, khái niệm hóa thành lý luận. Theo ý thức xã hội thông thường,
tâm lý xã hội là một phần xã hội quan trọng.
-Ý thức xã hội thông thường thường phản ánh sinh động trực tiếp nhiều mặt
cuộc sống hàng ngày của con người, thường xuyên chi phối cuộc sống đó.
Ý thức luận là những tư tưởng đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành
những học thuyết xã hội được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm
trù, quy luật … Ý thức lí luận có khả năng đánh giá hiện thực khoa học một
cách khái quát và sâu sắc chính xác, vạch ra những mối liên hệ về bản chất
của các sự vật và hiện tượng.
II.Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1.Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội.
Công lao to lớn của C.Mác và Ph.Ăngghen là phát triển chủ nghĩa duy
vật đến đỉnh cao, xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử và lần đầu tiên giải
quyết một cách khoa học vấn đề sự hình thành và phát triển của ý thức xã
hội. Các ông đã chứng minh rằng, đời sống tinh thần của xã hội hình thành
và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, rằng không thể tìm nguồn gốc
của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong
đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất. Sự biến đổi của một
thời đại nào đó cũng sẽ không thể giải thích được nếu chỉ căn cứ vào ý
thức của thời đại ấy. C.Mác viết: " không thể nhận định về một thời đại

đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Trái lại, phải giải thích ý
thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện
có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội".
Những luận điểm trên đây đã bác bỏ quan niệm sai lầm của chủ nghĩa duy
tâm muốn đi tìm nguồn gốc của ý thức tư tưởng trong bản thân ý thức tư
tưởng, xem tinh thần, tư tưởng là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội,
quyết định sự phát triển xã hội và trình bày lịch sử các hình thái ý thức xã
hội tách rời cơ sở kinh tế - xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng tồn
tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại
xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương
thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan
điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, v.v.
sớm muộn sẽ biến đổi theo. Cho nên ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu
chúng ta thấy có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì đó
là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định. Quan
điểm duy vật lịch sử về nguồn gốc của ý thức xã hội không phải dừng lại
ở chỗ xác định sự phụ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội, mà còn chỉ
ra rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách giản
đơn trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian. Không phải bất cứ
tư tưởng, quan niệm, lý luận hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ
ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi nào xét đến
cùng thì chúng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản ánh
bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy.
Như vậy, triết học Mác - Lênin đòi hỏi phải có thái độ biện chứng khi
xem xét sự phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội.
2.Tính độc lập tương đối của hình thái xã hội:
2.1 -Ý thức xã hội lạc hậu hơn tồn tại xã hội:
Theo nguyên lý tồn tại xãhội quyết định ý thức xã hội thì khi tồn tại xã
hội biến đổi sẽ tất yếu dẫn tới những sự biến đổi của ý thức xã hội (ý thức xã
hội cũ mất đi và làm nảy sinh ý thức xã hội mới). Tuy nhiên, không phải

trong mọi trường hợp, sự biến đổi của tồn tại xã hội đều ngay lập tức dẫn
đến sự biến đổi của ý thức xã hội; trái lại, nhiều yếu tố của ý thức xã hội
(trong đời sống tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội) có thể còn tồn tại rất lâu
dài ngay cả khi cơ sở tồn tại xã hội sản sinh ra nó đã được thay đổi căn bản,
mặt khác không phải mọi yếu tố của ý thức xã hội mới đều ngay lập tức nảy
sinh trên cơ sở tồn tại xã hội mới. Sở dĩ như vậy là vì:
+ Một là, do bản chất của ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh của tồn tại xã hội
nói chung cho nên ý thức xã hội chỉ có thể biến đổi sau khi có sự biến đổi
của tồn tại xã hội. Mặt khác, sự biến đổi của tồn tại xã hội do sự tác động
mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của hoạt động thực tiễn, diễn ra với tốc
độ nhanh mà ý thức không thể phản ánh kịp.
+ Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do
tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.
+Ba là, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn
người, những giai cấp nhất định trong xã hội.
Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản
tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.
2.2- Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hôi:
Khi khẳng định tính thường lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại
xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời thừa nhận rằng, trong những điều
kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học
tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được
tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người,
hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát
triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra. Tuy nhiên, suy đến
cùng, khả năng phản ánh vượt trước ý thức xã hội vẫn phụ thuộc vào tồn tại
xã hội.
2.3- Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó:
Lịch sử phát triển, đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những
quan điểm lí luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống

không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lí luận của các thời
đại trước. Do ý thức có tính kế thừa trong sự phát triển nên không thể giải
thích được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện
có, không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó. Lịch sử phát
triển của tư tưởng đã cho thấy những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của
triết học, văn học nghệ thuật, nhiều khi không phù hợp hoàn toàn với
những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của kinh tế. Trong xã hội có giai
cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính chất giai cấp của nó.
Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của các
thời đại trước. Các giai cấp tiên tiên liến tiếp nhận những di sản tư tưởng
tiến bộ của xã hội cũ để lại. V.I.Lê-nin nhấn mạnh rằng, văn hoá xã hội chủ
nghĩa cần phải phát huy các thành tựu và truyền thống tốt đẹp nhất của nền
văn hoá nhân loại từ cổ chí kim trên cơ sở thế giời quan mácxít.
2.4- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển
của chúng:
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội là một nguyên nhân
làm cho mỗi hình thái ý thức có những mặt, những tính chất không thể giải
thích được một cách trực tiếp từ tồn tại xã hội. Lịch sử phát triển của ý thức
xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại tuỳ theo những hoàn cảnh lịch
sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động
mạnh đến các hình thái ý thức khác. Ở Hy Lạp thời cổ đại, triết học và nghệ
thuật đã từng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Ở Tây Âu thời trung cổ, tôn
giáo đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt tinh thần của xã hội như:
triết học, đạo đức, nghệ thuật, chính trị.Các nước Tây Âu ở giai đoạn lịch sử
sau này thì ý thức chính trị lại đóng vai trò to lớn, tác động mạnh mẽ đến các
hình thái ý thức xã hội khác. Ở Pháp từ nửa sau thế kỷ XVIII và ở Đức cuối
thế kỷ XIX, triết học và văn học là công cụ quan trọng nhất để tuyên truyền
những tư tưởng chính trị, là vũ đài của cuộc đấu tranh chính trị của các lực
lượng xã hội tiên tiến. Ngày nay, trong sự tác động lẫn nhua giữa các hình
thái ý thức xã hội, ý thức chính trị thường có vai trò đặc biệt quan trọng. Ý

thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng cho sự phát triển theo
chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác.
2.5- Ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những phê phán quan điểm duy tâm mà
còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường. Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng
đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể;
vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh; vào
vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng; vào mức độ phản ánh
đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội; vào mức độ mở
rộng của tư tưởng trong quần chúng cũng do đó, ở đây cần phân biệt vai
trò của ý thức tư tưởng tiến bộ và ý thức tư tưởng phản tiến bộ đối với sự
phát triển xã hội. Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính
độc lập tưởng đối của ý thức xã hội đã chỉ ra bức tranh phức tạp trong lịch
sử phát triển của ý thức xã hội và đời sống tinh thần xã hội nói chung. Nó
bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Quan điểm duy vật mácxít về vai trò quyết
định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý
thức xã hội là một trong những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch
sử, một trong những cơ sở phương pháp luận căn bản của hoạt động nhận
thức và thực tiễn. Theo đó, một mặt, việc nhận thức các hiện tượng của đời
sống tinh thần xã hội cần phải căn cứ vào tồn tại xã hội đã làm nảy sinh ra
nó, mặt khác cũng cần phải giải thích các hiện tượng đó từ những phương
diện khác nhau thuộc nội dung tính độc lập tương đối của chúng. Do
vậy,trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải được tiến
hành đông thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó việc
tồn tại xã hội cũ là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội cũ. Đồng
thời, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới
tất yếu dẫn đến những thay đối to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà
ngược lại, những tác động của đời sống tinh thần xã hội, những điều kiện
xác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã

hội.
3. Ý nghĩa phương pháp luận .

Thứ nhất : tồn tại xã hội đóng vai trò quyết định ý thức xã hội, tức mặt
đời sống tinh thần của xã hội. Vì vậy, muốn xoá bỏ hình thái ý thức xã hội
cũ lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ, trì trệ thì trước hết phải cải tạo tồn tại xã hội
sinh ra nó.
Thí dụ: muốn thay đổi tư duy manh mún, nhỏ lẻ của người nông dân thì cần
phải đưa công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với các tiến bộ khoa học kỹ
thuật ứng dụng vào trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, sẽ làm thay đổi cách
nghĩ, cách làm thủ công, truyền thống của người nông dân sang làm ăn lớn
trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại vào sản
xuất nông nghiệp cho năng suất cao.
Thứ hai, ý thức xã hội có sự tác động trở lại tồn tại xã hội. Vì vậy, cần
đấu tranh chống lại các tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, phản tiến bộ, phản khoa
học nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.
Thí dụ: cần đấu tranh chống lại các tư tưởng ngại đổi mới, chậm đổi mới,
chậm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Thứ ba, ý thức xã hội có tính kế thừa. Vì vậy, trong quá trình phát triển
cần phải kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc và không ngừng tiếp
thu, ứng dụng những thành tựu văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghệ của
nhân loại vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động; góp phần thực
hiện thắng lợi mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh".
Thứ tư, ý thức xã hội có tính vượt trước, dự báo xu hướng vận động và
phát triển của xã hội tương lai. Vì vậy, cần phải tích cực đẩy mạnh nghiên
cứu khoa học nhằm phát hiện những quy luật vận động, phát triển khách
quan của tự nhiên, xã hội và con người. Từ đó, Đảng và Nhà nước cần có cơ
chế, chính sách và giải pháp khoa học nhằm thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển
của xã hội; đồng thời ngăn ngừa được những nguy cơ xấu phát sinh trong

đời sống xã hội như: bão lụt, động đất, sóng thần, dịch bệnh, khủng hoảng
toàn cầu
Thứ năm,nghiên cứu các hình thái xã hội, trong đó, ý thức chính trị, ý
thức pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội, đến việc hình thành
ý thức công dân và thực hành ý thức xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta
cần tích cực tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật
của Nhà nước vào trong đời sống xã hội.
Chương II: Tồn tại xã hội tác động đến phong tục tập
quán ở Việt Nam
Trong quá trình phát triển, tín ngưỡng phong tục là một mảng văn hóa
tinh thần không thể thiếu được của người dân Việt Nam. Chính những giá trị
văn hóa cội nguồn của dân tộc đã khẳng định bản sắc và sự trường tồn của
văn hóa Việt Nam. Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên
tất cả các khía cạnh , người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong
tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời. Nước ta có rất nhiều phong tục tập quán
như phong tục thờ cúng tổ tiên, lễ tết, cưới hỏi, lễ hội,ăn trầu Mỗi vùng
miền lại có những phong tục tập quán riêng của mình. Phong tục có thứ trở
thành luật tục, ăn sâu bén dễ trong nhân dân rất bền chặt , có sức mạnh hơn
cả những đạo luật.
Phong tục thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ đến nguồn gốc của mình.Tục
thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam ra đời từ lâu trên cơ sở niềm tin về sự
bất tử của linh hồn sau khi con người chết, tin rằng con người ta chết đi về
thăm nom , phù hộ cho con cháu. Thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một
phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một
phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, đặc biệt là
cuộc sống ở các làng quê. Nhắc đến nét văn hóa truyền thống Việt Nam
không thể không nhắc đến tết cổ truyền, một trong những ngày lễ đậm sắc
nhất của người dân Việt Nam. Đặc biệt nhất trong các loại tết là tết Nguyên
Đán. Là ngày lễ lớn nhất trong năm vào ngày mùng 1 tháng giêng âm lịch.
Đây là thời điểm kết thúc mùa màng mọi người nghỉ ngơi vui chơi thăm

viếng lẫn nhau, và cũng là lúc giao thời của đông tàn xuân tới. Hơn nữa tết
còn là nơi gặp gỡ của những người thân quen trong gia đình, họ hàng, bạn
bè. Như một thói quen linh thiêng, mỗi năm đến tết những người ở xa vẫn cố
gắng về đoàn tụ với gia đình, họ hàng. Nhưng bên cạnh đó, do xã hội phát
triển cuộc sống con người được cải thiện hơn thì có những đứa con đứa cháu
không trở về đón tết cùng gia đình. Họ quên mất những ngày đoàn tụ cùng
gia đình ấm cúng vui vẻ. Mà người cảm thấy thiếu thốn nhất đó là gia đình
là bố mẹ là ông bà. Những người luôn yêu thương, chăm sóc, lo lắng cho họ
từng bước đi trong cuộc đời. Bên cạnh những mặt tốt vẫn tồn tại những mặt
xấu đó là do hoạt động của con người tạo ra, do xu hướng của xã hội ngày
càng phát triển. Một trong những phong tục truyền thống của chúng ta đó là
cưới hỏi. Cưới hỏi là một trong những phong tục quan trọng của người con
trai và con gái khi họ đến tuổi lập gia đình. Ngày nay xã hội phát triển, mỗi
gia đình tùy theo hoàn cảnh của mà tổ chức đám cưới của mình hoành tráng
hay bình dị, ở thành phố đám cưới thường được tổ chức ở nhà hàng. Tuy
nhiên các nghi lễ chính thức của họ vẫn được giữ nguyên, đảm bảo truyền
thống dân tộc. Tùy theo vùng miền mà diễn ra cưới hỏi khác nhau, đặc biệt ở
vùng sâu vùng xa thì tổ chức cưới hỏi còn lạc hậu. Một bộ phận thanh niên
dân tộc thiểu số tin vào lá số, số mệnh và việc "nhập ma" cô dâu về nhà
chồng; các dân tộc Dao và Sán Chỉ ở vùng sâu, vùng xa tỉnh Quảng Ninh
còn tục tảo hôn, ép gả, mua bán, thách cưới cao, tổ chức cưới dài ngày.Ăn
trầu là phong tục được giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay.Món trầu thể
hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc đáo của Việt Nam. Miếng trầu
làm cho người ta gần gũi nhau hơn, cởi mở với nhau hơn. Miếng trầu nâng
lên niềm vui, khách đến được mời trầu; tiệc cưới có đĩa trầu để chí vui; ngày
lễ tết, ngày hội miếng trầu với người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen
miếng trầu là tri âm tri kỷ. Miếng trầu làm người ta ấm lên trong những ngày
đông lạnh giá, làm nguội vợi bớt nỗi buồn khi có tang, buồn được sẻ chia
cảm thông bởi họ hàng bạn bè làng xóm. Theo phong tục Việt Nam “miếng
trầu là đầu câu chuyện” miếng trầu chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa.

Phong tục, văn hóa Việt Nam đa dạng phong phú tạo nên nét riêng đó là
bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh những phong tục tập quán tốt đẹp chúng
ta cần giữ gìn và phát huy hơn nữa. Còn những phong tục tập quán lạc hậu
tuy chiếm tủy lệ nhỏ nhưng tiềm ẩn nguy cơ lan rộng, kể cả nguy cơ do kẻ
xấu lợi dụng kích động, tạo thành "rào chắn" cản trở sự nghiệp xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tất cả
những phong tục tập quán đều xuất phát từ hoạt động vật chất của con
người. Ở các vùng miền khác nhau thì có các phong tục tập quán khác nhau
đó là do điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý và dân số chi phối. Như ở
vùng sâu vùng xa, miền núi thì xuất hiện rất nhiều phong tục tập quán lạc
hậu. Đó là do đời sống vật chất tinh thần của họ chưa cao, tiếp nhận thông
tin chưa tốt, đi lại khó khăn làm cho giao lưu văn hóa bị cản trở. Một phần
do chưa có nhiều thông tin của xã hội. Từ những thói quen nếp sống hàng
ngày trở nên quen thuộc với họ rồi dần dần hình thành nên phong tục tập
quán. Ta thấy tồn tại xã hội đã tác động đến phong tục tập quan ở Việt Nam
rất sâu sắc. Từ tồn tại xã hội một phần tạo nên phong tục tập quán.
Kết Luận
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là mối quan
hệ biện chứng, ý thức xã hội do tồn tại xã hội, do điều kiện sinh hoạt vật
chất xã hội đẻ ra nhưng nó có tính độc lập tương đối, nếu chỉ thấy tồn tại xã
hội quyết định ý thức xã hội một cách giản đơn, máy móc sẽ rơi vào chủ
nghĩa duy vật tầm thường. Nếu tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội mà
không thấy vai trò của tồn tại xã hội sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Tồn tại xã
hội có tác động mạnh mẽ tới phong tục tập quán ở Việt Nam, nó quy định
những nét đẹp của nền văn hóa Việt bên cạnh đó vẫn còn những phong tục
tập quán còn cổ hủ cần phải được bài trừ để xây dựng nền văn hóa phong tục
tập quán của Việt Nam tiến bộ và đậm đà bản sắc dân tộc.

×