Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.74 MB, 113 trang )

`
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM








NGUYỄN THỊ THANH






ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN HÀ TRUNG,
TỈNH THANH HÓA






LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI, 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







NGUYỄN THỊ THANH







ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN HÀ TRUNG,
TỈNH THANH HÓA






CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 60.85.01.03


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ THỊ BÌNH




HÀ NỘI, 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả




Nguyễn Thị Thanh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi nhận được sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể, cá nhân đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ này.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Vũ Thị
Bình là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong suốt thời
gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý
đất đai cùng toàn thể bạn bè lớp Quản lý đất đai B khóa 22 đã giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hà Trung, phòng Tài nguyên &
Môi trường huyện Hà Trung, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Hà Trung, Phòng Thống Kê huyện Hà Trung, UBND xã Hà Long, UBND xã Hà
Tiến, UBND xã Hà Vân, UBND xã Hà Toại đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài trên địa bàn.
Cảm ơn gia đình, các anh chị đồng nghiệp, bạn bè đã động viên và giúp
đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả




Nguyễn Thị Thanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
2.1 Mục đích 2
2.2 Yêu cầu 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp 3
1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp 4
1.1.3. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp 5
1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 6
1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 6
1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam 8
1.3. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp. 12
1.3.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất 12

1.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 15
1.3.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp 16
1.3.4. Quan điểm sử dụng đất bền vững 18
1.4. Đánh giá loại hình sử dụng đất theo phương pháp đánh giá đất của FAO 22
1.4.1. Loại hình sử dụng đất. 22
1.4.2. Nội dung chính của đáng giá các loại hình sử dụng đất. 23
1.5. Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên thế giới và Việt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

Nam 23
1.5.1. Những nghiên cứu trên thế giới 23
1.5.2. Những nghiên cứu trong nước 25
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 28
2.2. Nội dung nghiên cứu 28
2.2.1. Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến
sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hà Trung 28
2.2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp 28
2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 29
2.2.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
theo hướng phát triển bền vững. 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu 29
2.3.1. Phương pháp phân vùng chọn điểm nghiên cứu 29
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 30
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu 30
2.3.4. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất 30
CHƯƠNG 3. KẾTQUẢ VÀ THẢO LUẬN 33

3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Hà Trung 33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 33
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Hà Trung 42
3.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hà Trung 49
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 49
3.2.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Hà Trung giai đoạn 2010 –
2013 53
3.2.3. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hà Trung 54
3.3. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính huyện
Hà Trung 58
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đối với cây trồng hàng năm, cây ăn quả
và nuôi trồng thủy sản 58
3.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đối với đất trồng rừng sản xuất 71
3.3.3. Đánh giá tổng hợp các loại hình sử dụng đất tại huyện Hà Trung. 74
3.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa (đến
năm 2020). 75
3.4.1 Những căn cứ khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất
nông nghiệp 75
3.4.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp huyện Hà Trung 77
3.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp (đến năm 2020) 77
3.4. 4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 81
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 85
1. Kết luận 85
2. Đề nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BVTV Bảo vệ thực vật
BQ Bình quân
CPTG Chi phí trung gian
CNH – ĐTH Công nghiệp hóa - đô thị hóa
ĐVT Đơn vị tính
FAO Tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTNC Giá trị ngày công
GTSX Giá trị sản xuất
IPNI Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế
IRRI Viện nghiên cứu lúa Quốc tế
KH Khấu hao
LĐ Lao động
LUT Loại hình sử dụng đất
TNHH Thu nhập hốn hợp


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang



Bảng 1.1. Tình hình diễn biến về dự báo đất canh tác và dân số thế giới 7

Bảng 1.2. Diện tích đất nông nghiệp phân theo vùng kinh tế năm 2013 9

Bảng 1.3. Diện tích đất nông nghiệp của cả nước giai đoạn 2010 - 2013 10

Bảng 3.1. Phân loại đất huyện Hà Trung 37

Bảng 3.2. Dân số, lao động của huyện Hà Trung giai đoạn 2010 - 2013 42

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân huyện Hà Trung giai đoạn 2010
- 2013 43

Bảng 3.4. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính qua các năm 2010-2013 44

Bảng 3.5. Tình hình phát triển chăn nuôi, NTTS của huyện Hà Trung từ năm
2010-2013 46

Bảng 3.6. Tình hình phát triển NTTS của huyện Hà Trung từ năm 2010-2013 46

Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 huyện Hà Trung 50

Bảng 3.8. Hiện trạng đất nông nghiệp huyện Hà Trung năm 2013 52

Bảng 3.9. Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Hà Trung giai đoạn 2010 -
2013. 53

Bảng 3.10. Các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất huyện Hà Trung 55


Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng
1 năm 2013 59

Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng
2 năm 2013 60

Bảng 3.13. Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các LUT của 2 tiểu vùng 63

Bảng 3.14. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm và
nuôi trồng thủy sản huyện Hà Trung 64

Bảng 3.15. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế của một số cây trồng với tiêu
chuẩn bón phân cân đối và hợp lý 67

Bảng 3.16. Danh mục các loại thuốc BVTV sử dụng ở huyện Hà Trung 70

Bảng 3.17. Hiệu quả sử dụng đất của rừng sản xuất - Trồng keo 72

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

Bảng 3.18. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất huyện
Hà Trung 74

Bảng 3.19. Định hướng sử dụng đất cho các LUT trong sản xuất nông nghiệp của
huyện Hà Trung 78




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang


Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hà Trung. 33

Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Hà Trung giai đoạn 2010 – 2013 44

Hình 3.3. Cơ cấu các loại đất năm 2013 huyện Hà Trung 49

Hình 3.4. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Hà Trung năm 2013 51

Hình 3.5 Sơ đồ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hà Trung 80





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, đặc biệt đất nông nghiệp
có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc

gia. Xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày
càng tăng về lương thực, thực phẩm, các sản phẩm công nghiệp; các nhu cầu văn
hoá, xã hội, nhu cầu về đất cho xây dựng v.v Tất cả những vấn đề trên đã gây
ra áp lực ngày càng lớn lên đất đai, làm cho quỹ đất nông nghiệp luôn có nguy cơ
bị giảm diện tích, trong khi khả năng khai hoang, mở rộng lại rất hạn chế.
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người.
Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát
triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp
phát triển các ngành khác. Vì vậy, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai
hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang trở thành vấn đề toàn
cầu. Mục tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp
toàn diện về kinh tế, xã hội và môi trường một cách bền vững.
Hơn 20 năm qua, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nông nghiệp cơ
bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện. Sản xuất
nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn mang lại
nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu. Kim ngạch
xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2013 đạt 27,469 tỷ USD, tăng 0,7% so với
cùng kỳ năm 2012. (Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
năm 2013).
Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta vẫn phải đang đối mặt với hàng loạt
các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng
hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơ cấu
chậm. Mặt khác, do quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, sức ép về
sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá ồ ạt, môi trường bị huỷ hoại,…nên diện tích
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

đất nông nghiệp đang ngày càng bị suy giảm đặc biệt là đất trồng trọt. Vì vậy việc
sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả cao trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường

vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với mỗi quốc gia.
Hà Trung là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa. Do địa hình tạo
thành nhiều tiểu vùng dạng lòng chảo, nên mùa mưa thường hay ngập úng cục bộ,
gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Cùng với sự gia tăng dân số, quá
trình công nghiệp hoá, đô thị hoá tăng nhanh làm cho diện tích đất nông nghiệp có
xu hướng giảm. Nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng tương đối lớn của huyện.
Hiện nay, áp lực về vấn đề lương thực đã giảm xuống, xu hướng độc canh cây lúa
của huyện không còn nhiều. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng diễn ra ở hầu hết các xã
trong huyện đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hoá còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát. Vì vậy, để có chiến
lược sử dụng đất hiệu quả, góp phần ổn định và từng bước nâng cao đời sống người
dân thì việc đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Hà
Trung, tỉnh Thanh Hóa vừa mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Chính vì vậy, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và
định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hà Trung để
thấy được những lợi thế và hạn chế của mỗi vùng, từ đó có kế hoạch khai thác và
sử dụng có hiệu quả hơn.
- Đề xuất phương hướng khai thác sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả,
góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Hà Trung.
2.2 Yêu cầu
- Xác định những lợi thế và những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển nông nghiệp của huyện.
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
- Lựa chọn các loại hình sử dụng đất phù hợp, đề xuất các giải pháp sử
dụng hiệu quả đất nông nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp (ký hiệu là NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất trồng
cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất
rừng đặc dụng,đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
(Luật đất đai, 2013).
2.1.1.2 Phân loại đất nông nghiệp
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm
khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại
nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực
tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động
vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống
và đất trồng hoa, cây cảnh; (Luật đất đai 2013).
Nghiên cứu về đất nông nghiệp tại huyện Hà Trung, chúng tôi chỉ thấy có 4
loại đất nông nghiệp cơ bản: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi

trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác, không có đất làm muối.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyết
định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề
cho mọi quá trình sản xuất nhưng vai trò của đất đối với mỗi ngành sản xuất có
tầm quan trọng khác nhau. Các Mác (1949) cho rằng: “Đất đai là tư liệu sản xuất cơ
bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu
được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ người kế tiếp nhau”. Theo Khoản
1, điều 54 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) quy
định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát
triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”. Luật đất đai (2003) khẳng định
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”.
Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt
không thể thay thế, với những đặc điểm:
- Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông lâm
nghiệp, bởi vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá
trình sản xuất. Đất đai là đối tượng bởi lẽ nó là nơi con người thực hiện các hoạt
động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm.
- Đất đai là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế: bởi vì đất đai là sản
phẩm của tự nhiên, nếu biết sử dụng hợp lý, sức sản xuất của đất đai ngày càng
tăng lên. Điều này đòi hỏi trong quá trình sử dụng đất phải đứng trên quan điểm
bồi dưỡng, bảo vệ, làm giàu thông qua những hoạt động có ý nghĩa của con người.
- Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu.
Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông - lâm
nghiệp và sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu nông sản ngày càng tăng

trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc khai khẩn đất
hoang hóa đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quĩ đất nông
nghiệp tăng lên. Đây là xu hướng vận động cần khuyến khích. Tuy nhiên, đất đưa
vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là đất hoang hóa, nằm trong quỹ đất chưa sử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

dụng. Vì vậy, cần phải đầu tư lớn sức người và sức của. Trong điều kiện nguồn
lực có hạn, cần phải tính toán kỹ để đầu tư cho công tác này thực sự có hiệu quả.
- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng,
các miền. Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời
tiết, khí hậu, nước,…) điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao động, giao thông,
thị trường,…) và có chất lượng đất khác nhau. Do vậy, việc sử dụng đất đai phải
gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để nhằm đem lại
hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ.
- Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền nhất định
do pháp luật của mỗi nước qui định: tạo thuận lợi cho việc tập trung, tích tụ và
chuyển hướng sử dụng đất từ đó phát huy được hiệu quả nếu biết sử dụng đầy đủ và
hợp lý.
Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trình sản
xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã hội loài
người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh
thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng
cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông lâm nghiệp. Vì vậy, sử dụng
đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho nền
kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
1.1.3. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý. Điều này có nghĩa là
toàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằm nâng cao năng suất cây

trồng, vật nuôi đồng thời gìn giữ bảo vệ và nâng cao độ phì của đất.
- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao. Đây là kết quả của
việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thông qua
tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau: năng suất cây trồng, chi phí đầu tư, hệ
số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất… Muốn nâng cao hiệu quả sử
dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chính sách kinh tế
- xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn về lượng thực, thực phẩm, tăng cường
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâm sản cho xuất khẩu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

- Đất nông nghiệp cần phải được quản lý và sử dụng một cách bền vững. Sự
bền vững ở đây là sự bền vững cả về số lượng và chất lượng, có nghĩa là đất đai phải
được bảo tồn không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà còn cho thế hệ
tương lai. Sự bền vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái, môi trường. Vì
vậy, các phương thức sử dụng đất nông lâm nghiệp phải gắn liền với việc bảo vệ
môi trường đất, đáp ứng được lợi ích trước mắt và lâu dài.
Như vậy, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản
xuất được liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việc làm cần thiết và
hết sức quan trọng với mỗi quốc gia. (Đào Ngọc Đức, 2009).
1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Hiện nay, toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới
là 3.256 triệu hecta, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền.
Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%.
Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt trên toàn thế giới
mới chỉ chiếm 10,8% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu hecta), trong
đó chỉ có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp còn 54% đất có khả năng sản
xuất nhưng chưa được khai thác. Kết quả đánh giá đất nông nghiệp của thế giới
cho thấy: chỉ có 14% đất có năng suất cao, 28% đất có năng suất trung bình, nhưng

có tới 58% đất có năng suất thấp. (Trích theo Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013).
Hàng năm, trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nông
nghiệp trở nên khó khăn hơn. Dân số thế giới vẫn tăng đều đặn trong khi diện tích
đất trồng trọt đang thu hẹp dần. Đối với các quốc gia đang phát triển sẽ không có
khả năng đáp ứng lương thực cho sự tăng dân số trong tương lai nếu như không áp
dụng các biện pháp thâm canh, sử dụng và bảo vệ tốt tài nguyên đất. Do đó sự gia
tăng dân số đang là một áp lực lớn trong quản lý và sử dụng đất đai.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Bảng 1.1. Tình hình diễn biến về dự báo đất canh tác và dân số thế giới
Năm
Dân số
(triệu người)
Diện tích đất canh tác
(10
6
ha)
Diện tích đất canh
tác/ người (ha)
1965
3027 1380 0,46
1980
4450 1500 0,34
1990
5100 1510 0,30
2000
6200 1540 0,25
2025
8300 1650 0,20

(Nguồn: Trích theo Đỗ Nguyên Hải, 2000).
Qua bảng 1.1 ta thấy rằng, diện tích đất canh tác/người giảm dần theo thời
gian. Diện tích đất canh tác bình quân năm 1965 là 0,46 ha/người, đến năm 2000
chỉ còn 0,25 ha/người, và dự báo đến 2025 chỉ còn 0,2 ha/người mà nguyên nhân
chính là do sự gia tăng dân số thế giới.
Sự gia tăng sử dụng thuốc BVTV cũng tạo ra nguy cơ ô nhiễm đất nông
nghiệp. Thuốc hóa học trừ sâu, phân bón hóa học trên thế giới ngày càng được sử
dụng nhiều.
Hiện tượng mất rừng cũng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất nông
nghiệp. Toàn thế giới có khoảng 3,8 tỷ hecta rừng. Hàng năm mất đi khoảng trên
15 triệu hecta. Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2% /năm. Diện tích rừng bị mất
nhiều nhất ở vùng châu Mỹ - Latinh và châu Á. Tại Braxin hàng năm mất 1,7
triệu hecta rừng, tại Ấn Độ con số này là 1,5 triệu ha. Tại các nước như:
Campuchia và Lào, nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu gỗ, chế
biến các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên rừng vốn phong phú.
Hoang mạc hoá hiện đang đe dọa 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời
sống ít nhất 850 triệu người. Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội.
Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang
đứng trước nguy cơ hoang mạc hóa. Hàng năm có khoảng 6 triệu hecta đất bị
hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người.
Xói mòn rửa trôi cũng là một nguyên nhân khác gây suy thoái đất. Mỗi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất. Trung bình đất đai
trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/hecta/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa
trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh
30 - 50 triệu tấn lương thực. Sự xói mòn đất dẫn tới hậu quả là làm giảm năng
suất đất, tạo ra nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại nguồn tài nguyên, làm

mất đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái và nhiều nguy cơ khác. (Bùi Nữ
Hoàng Anh, 2013).
Bên cạnh hiện tượng thu hẹp về diện tích đất nông nghiệp do quá trình
công nghiệp hóa, đô thị hóa và suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do sa mạc
hóa, xói mòn, rửa trôi, mất rừng, việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp không
bền vững sẽ làm tình trạng sản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng trầm trọng
hơn trong vòng luẩn quẩn: suy thoái đất – mất đa dạng sinh học – biến đổi khí
hậu – hiệu quả sử dụng đất thấp – tăng cường khai thác đất – suy thoái đất. Cùng
với mức tăng dân số và sự gia tăng hàng loạt nhu cầu của con người về các sản
phẩm nông nghiệp thì cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững đã đem lại
nhiều thất bại.
Tóm lại, đất nông nghiệp trên thế giới đã không nhiều so với tổng diện tích tự
nhiên, lại bị sử dụng kém hiệu quả và kém bền vững dẫn tới nhiều hệ luỵ xấu cho
hiện tại và tương lai. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do
con người. Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới,
chúng tôi nhận thấy rằng tăng cường quản lý và sử dụng đất theo hướng nâng cao
hiệu quả là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam
1.2.2.1 Quỹ đất nông nghiệp Việt Nam
Theo Niên giám thống kê đất đai năm 2013, diện tích tự nhiên của Việt Nam là
33.096.731 ha, đứng thứ 59 trong hơn 200 nước trên thế giới. Trong đó:
- Đất nông nghiệp là 26.822.953 ha, chiếm 81,04% diện tích đất tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp là 3.796.871 ha, chiếm 11,47% diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng là 2.476.908 ha, chỉ chiếm 7,48%.
Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở nước ta khoảng 0,12 ha
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

thuộc vào loại thấp trên thế giới (bình quân của thế giới là 0,25 ha).
Nếu so sánh với số liệu thống kê của tổng cục quản lý đất đai năm 2005

thì quỹ đất nông nghiệp tăng từ 24.822.500 ha (2005) lên 26.822.953 ha (2013).
Nguyên nhân dẫn đến tăng quỹ đất nông nghiệp là do dân số tăng nhanh dẫn đến
nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp tăng, việc khai hoang đất để đưa vào sản
xuất nông nghiệp cũng tăng lên nhiều.
Trong những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa, sự phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng nông thôn, sự hình thành các trung tâm công nghiệp, đã làm thu
hẹp quỹ đất nông nghiệp. Bởi vậy, nếu không có quy hoạch và quản lí tốt thì diện
tích đất nông nghiệp sẽ giảm đi nhanh chóng.
1.2.2.2 Phân bố đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp của nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng trong
cả nước, cụ thể:
Bảng 1.2. Diện tích đất nông nghiệp phân theo vùng kinh tế năm 2013
(ĐVT: nghìn ha)
Vùng
Tổng
diện tích
đất nông
nghiệp
Đất sx
nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất nuôi
trồng
thủy sản
Đất
làm
muối
Đất

nông
nghiệp
khác
Cả nước 26.822,9 10.231,7

15.845,3

707,8 17,88 20,19
Đông Bắc 5.293,8 1.059,4 4.188,8 48,3 1,0 1,24
Tây Bắc 2.897,7 587,8 2.303,2 8,37 0 0,38
ĐB sông Hồng 934,8 719,8 128,2 81,87 1,18 3,87
Bắc Trung Bộ 4.077,7 892,86 3.144,2 36,55 1,87 2,64
Duyên Hải Nam
Trung Bộ
3.497,3 1.009,4 2.458,1 20,31 8,43 2,96
Tây nguyên 4.821,8 2.001,5 2.811,4 8,45 0 0,42
Đông Nam Bộ 1.900,5 1.353,9 511,29 27,15 3,09 5,07
ĐB sông Cửu
Long
3.399,3 2.607,1 302,1 480,8 5,49 3,79
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Đất nông nghiệp phân bố không đồng đều giữa các vùng kinh tế. Vùng
Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên là vùng núi cao do đó diện tích đất nông
nghiệp chủ yếu là đất lâm nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông
Hồng có nhiều thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa
nước do diện tích đất phù sa lớn được bồi đắp hàng năm bởi hệ thống các con
sông lớn, có hệ thống kênh rạch chằng chịt.

Ngoài ra, phân bố quỹ đất nông nghiệp của nước ta không đồng đều giữa
các địa phương với nhau. Theo tổng cục thống kê năm 2013, Thanh Hóa có diện
tích tự nhiên là 1113,2 nghìn ha, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó
diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 247,9 nghìn ha, nhìn chung thấp hơn so với
các địa phương khác trong cả nước.
c) Xu hướng biến động đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp ở nước ta có xu hướng biến động theo thời gian,
cụ thể:
Bảng 1.3. Diện tích đất nông nghiệp của cả nước giai đoạn 2010 - 2013
(ĐVT: nghìn ha)
STT Chỉ tiêu 2010 2012 2013
Đất nông nghiệp
26.100,1

26.280,5

26.822,9

1 Đất sản xuất nông nghiệp
10117,9

10151,1

10.231,7

1.1
Đất trồng cây hằng năm 6437,3

6401,3


6.409,5


Trong đó: Đất trồng lúa 4127,7

4092,8

4.078,6

1.2
Đất trồng cây lâu năm 3680,6

3749,7

3.822,2

2 Đất lâm nghiệp
15249,0

15373,0

15.845,3

2.1
Đất rừng sản xuất 7389,4

7406,6

7.597,9


2.2
Đất rừng phòng hộ 5719,3

5827,3

5.974,7

2.3
Đất rừng đặc dụng 2140,2

2139,2

2.272,6

3 Đất nuôi trồng thủy sản
690,2

712,0

707,8

4 Đất làm muối
17,5

17,9

17,88

5 Đất nông nghiệp khác
25,4


26,5

20,19

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010, 2012, 2013).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2013 của cả nước so với năm 2010
tăng 722,8 nghìn ha. Nguyên nhân quỹ đất nông nghiệp tăng là do việc khai khẩn
đất hoang hóa để đưa vào sản xuất nông nghiệp tăng lên. Tăng chủ yếu ở loại đất
sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp:
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả nước có sự gia tăng tương đối, cả giai
đoạn 2010 - 2013 tăng 113,8 nghìn ha. Sự gia tăng này do việc mở rộng một phần
quỹ đất chưa sử dụng. Trong đó, diện tích đất trồng lúa có sự suy giảm đáng kể từ
4.127,7 nghìn ha (2010) xuống còn 4078,6 nghìn ha (2013) giảm 49,1 nghìn ha,
nguyên nhân là do chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại đất nông nghiệp
khác như: đất trồng rau màu hoặc cây công nghiệp và các loại đất phi nông nghiệp
(công trình công cộng, phát triển đô thị).
Giai đoạn 2010- 2013 diện tích đất lâm nghiệp tăng 596,3 nghìn ha.
Nguyên nhân chủ yếu là do các địa phương đã đẩy mạnh việc giao đất để trồng
rừng hoặc khoanh nuôi phục hồi rừng.
Quá trình CNH – ĐTH diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là nguyên
nhân làm thu hẹp quỹ đất nông nghiệp, ngoài ra còn do các quyết định thu hồi đất
nhằm mục đích khác như: xây dựng công viên, nghĩa trang khi triển khai các dự
án này sẽ chiếm dụng đất nông nghiệp là rất lớn.
Mặt khác, quá trình công nghiệp hóa thu hút một bộ phận nông dân vào các
cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung, dần thoát ly với nông nghiệp hoặc đi làm ăn xa
theo thời vụ và việc phát triển các cơ sở công nghiệp, làng nghề, du nhập thêm nghề

mới vào nông thôn đem lại thu nhập cao hơn nên nông dân bỏ ruộng.
Tại tỉnh Thanh Hóa, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (2013): Một số huyện nông dân bỏ đất nông nghiệp như: Nga Sơn (403 ha),
Tĩnh Gia (285 ha), Hậu Lộc (126 ha), Hà Trung (42,18 ha). Nguyên nhân chủ yếu là
do thu nhập từ canh tác đất nông nghiệp thấp. Bình quân thu nhập từ một sào lúa chỉ
đạt 700 – 800 nghìn đồng/sào/vụ, vùng lúa có năng suất cao đạt khoảng 1,1 – 1,2
triệu đồng/sào/vụ.
Đặc biệt, nhiều diện tích bị thu hồi không đồng bộ để xây dựng khu kinh tế,
thực hiện các dự án, không hoàn trả công trình giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

sản xuất nên nhiều diện tích canh tác bị kẹt giữ các mặt bằng không thể canh tác
được hoặc bị ô nhiễm môi trường, gia tăng sâu bệnh gây hại cây trồng. Tại huyện
Nga Sơn, thời gian gần đây cói rớt giá, thị trường tiêu thụ khó khăn, đồng đất bị sa
bồi tôn cao, khu vực trũng bị nước mặt xâm nhập nên nông dân bỏ ruộng hoang hóa
tới hơn 390 ha.
Trong khi đó, nhiều địa phương thu các khoản đóng góp theo đầu sào nên thu
nhập bình quân của lao động gắn bó với ngành trồng trọt lại càng thấp hơn. Theo
thanh tra tỉnh Thanh Hóa, phần lớn các xã được thanh tra đã xây dựng đóng góp trên
đầu khẩu, đầu sào và đầu học sinh, nhiều xã thực hiện không đúng quy định Pháp
lệnh dân chủ số 34/2007/PL-UBTVQH11. Tỷ lệ các xã đóng góp sai quy định xảy
ra ở nhiều huyện như: Nga Sơn 10/15 xã, Đông Sơn 5/8 xã, Hoằng Hóa 6/14 xã,
Như Thanh 6/10 xã, Lang Chánh 3/5 xã, Thạch Thành 4/10 xã, Thị xã Bỉm Sơn 6/7
xã, phường, Hà Trung (1/25 xã, thị trấn).
1.3. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp.
1.3.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất
Đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau là
nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Trong đó đánh
giá hiệu quả sử dụng đất là một nội dung hết sức quan trọng.

Theo các nhà khoa học kinh tế Smuel-Norhuas; “Hiệu quả không có nghĩa
là lãng phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. Hiệu quả
sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại hàng hoá này mà
không cắt giảm số lượng một loại hàng hoá khác”. (Vũ Thị Phương Thuỵ, 2000).
Theo khái niệm trên thì hiệu quả sử dụng đất phải là kết quả của quá trình sử
dụng đất. Trong đó ta quan tâm nhiều tới kết quả hữu ích, một đại lượng vật chất tạo
ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định.
Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên đất đai là hữu hạn với nhu cầu ngày
càng tăng của con người mà ta phải xem xét kết quả sử dụng đất được tạo ra như thế
nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay
không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ dừng
lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất là nội dung đánh
giá hiệu quả.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết
các nước trên thế giới (Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự, 2001). Nó không chỉ
thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các
nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những
người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật
nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên
cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Đó
là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng để phát triển nền nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hoá vừa mang tính ổn định vừa đảm bảo sự bền vững.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bản
chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những

nhận thức lí luận của lí thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên
3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường ( Vũ Thị Phương
Thụy, 2000).
* Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động
theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau,
Rusteruyer, Simmerman-1995): Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết
kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của
hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích
của xã hội.
Như vậy hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng
kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết
quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là
phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 đại
lượng đó.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả
kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị
đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt
được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó sản xuất mới
đạt hiệu quả kinh tế.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của hiệu quả kinh tế
sử dụng đất là: trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của
cải vật chất nhiều nhất, với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp
nhất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất phát từ
lý do này mà trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được loại

hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao.
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và
thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hoá các chỉ tiêu
biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các
chỉ tiêu mang tính định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm
nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân,
Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác
định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay,
việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề
đang được nhiều nhà khoa học quan tâm.
* Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, ngày nay đang
được chú trọng quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này có
ý nghĩa là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kỹ thuật, mọi giải
pháp về quản lý được coi là có hiệu quả khi chúng không gây tổn hại hay có
những tác động xấu đến môi trường đất, môi trường nước và môi trường không
khí cũng như không làm ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học. Có

×