Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải cho cơ sở chế biến cao su thuộc công ty tnhh thương mại nhật minh, xã lộc thịnh, huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 81 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




TRẦN THỊ THANH HUYỀN



NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO CƠ SỞ
CHẾ BIẾN CAO SU THUỘC CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
NHẬT MINH, XÃ LỘC THỊNH, HUYỆN NGỌC LẶC,
TỈNH THANH HÓA


LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI - 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





TRẦN THỊ THANH HUYỀN


NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO CƠ SỞ
CHẾ BIẾN CAO SU THUỘC CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
NHẬT MINH, XÃ LỘC THỊNH, HUYỆN NGỌC LẶC,
TỈNH THANH HÓA


CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN TRUNG QUÝ

HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào./
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thanh Hóa, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



Trần Thị Thanh Huyền

















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. Phan Trung Quý đã
tận tình hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn các quý thầy cô trong khoa Môi trường đã hết sức
giúp đỡ, giảng dạy cho tôi trong những học kỳ vừa qua.
Cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp Trung tâm Quan trắc và Bảo
vệ môi trường Thanh Hóa đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập.

Cảm ơn công ty TNHH TM Nhật Minh đã hợp tác, cung cấp số liệu,
thông tin cần thiết để tôi thực hiện đề tài này.
Cảm ơn gia đình đã luôn động viên, hỗ trợ làm điểm tựa vững chắc cho
tôi trong suốt thời gian học tập.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các anh, chị, các bạn trong lớp KHMTK22B
đã luôn bên tôi trong 02 năm học vừa qua.
Thanh Hóa, ngày tháng năm 2015
Học viên thực hiện


Trần Thị Thanh Huyền








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

MỤC LỤC


Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục các thuật ngữ viết tắt viii

MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 2
Chương I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Tổng quan về mủ cao su và tình hình sản xuất mủ cao su 3
1.1.1 Thành phần, tính chất của mủ cao su 3
1.1.2 Tình hình sản xuất cao su tại Việt Nam 6
1.1.3 Tình hình sản xuất cao su ở Thanh Hóa 7
1.2 Công nghệ chế biến mủ cao su 8
1.3 Đặc trưng và tính chất nước thải chế biến cao su 8
1.4 Tổng quan xử lý nước thải cao su 11
1.4.1 Công nghệ xử lý nước thải chế biến cao su 11
1.4.2 Tình hình xử lý nước thải cao su trên thế giới 18
1.4.3 Tình hình xử lý nước thải cao su trong nước 19
Chương II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 31
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 31
2.2 Nội dung nghiên cứu 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

2.3 Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp 31
2.3.2 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu 32
2.3.3 Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng nước thải 32
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 33
Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc 34

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 34
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Lộc Thịnh 36
3.2 Giới thiệu về cơ sở chế biến mủ cao su thuộc công ty TNHH TM
Nhật Minh 38
3.2.1 Vị trí và lịch sử hình thành 38
3.2.2 Quy mô, quy trình sản xuất của nhà máy 38
3.3 Tính chất, đặc trưng nước thải, hiện trạng xử lý nước thải của cơ sở 42
3.3.1 Đặc tính nước thải 42
3.3.2 Hiện trạng công nghệ và công trình xử lý nước thải của cơ sở 44
3.4 Đề xuất giải pháp xử lý nước thải cho cơ sở 47
3.4.1 Phân tích lựa chọn quy trình xử lý nước thải cho cơ sở 47
3.4.2 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
1 Kết luận 70
2 Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Thành phần, tỷ lệ cơ bản của mủ cao su 3
1.2 Đặc trưng chung của nước thải chế biến mủ cao su 9
1.3 Đặc trưng nước thải chế biến mủ cao su ở một số nhà máy tại khu vực
Đông Nam - Việt Nam 10
1.4 Hệ thống xử lý nước thải của các nước trong khu vực 18

1.5 Lượng nước thải và quy trình công nghệ xử lý ở một số nhà máy chế
biến mủ cao su trong nước 20
1.6 Hiệu suất xử lí của các công nghệ xử lí đang được ứng dụng 21
1.7 Hiệu quả của các công nghệ xử lý nước thải tại các nhà máy chế biến
cao su ở Việt Nam 22
1.8 Lưu lượng nước thải tại các cơ sở chế biến mủ cao su 24
1.9 Thành phần ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến cao su thuộc
Công ty TNHH MTV Cao Su Thanh Hóa 27
1.10 Thành phần ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến cao su thuộc
Công ty TNHH MTV Thống Nhất Thanh Hóa 27
1.11 Thành phần ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến cao su thuộc
Nông trường Lam Sơn Thanh Hóa 28
1.12 Thành phần ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến cao su thuộc
Nông trường Quốc Doanh Vân Du – Thạch Thành 28
2.1 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong nước thải 33
3.1 Đặc trưng nước thải nhà máy chế biến cao su thuộc Công ty TNHH
TM Nhật Minh 43
3.2 Hiện trạng các công trình xử lý nước thải của cơ sở 45
3.3 Các thông số đầu vào sử dụng trong tính toán công nghệ 55
3.4 Các thông số đàu vào bể yếm khí và thiếu khí 59
3.5 Thông số đầu vào và đầu ra bể hiếu khí 62
3.6 Thông số công nghệ chính của hệ thống xử lý nước thải 69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

DANH MỤC HÌNH



STT Tên hình Trang


1.1 CN xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí kết hợp hồ tùy nghi 25
1.2 Công nghệ xử lý bằng mương oxi hóa kết hợp hồ sinh học 25
1.3 Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí kết hợp bãi lọc
sinh học và hồ tùy nghi 26
3.1 Sơ đồ công nghệ chế biến cao su RSS (Crep ) từ mủ nước và dòng thải
của cơ sở 39
3.2 Quy trình chế biến cao su RSS (Crep) từ mủ tạp, mủ tận thu và dòng
thải của cơ sở 41
3.3 Cao su thành phẩm 42
3.4 Sơ đồ quy công nghệ xử lý nước thải hiện tại của cơ sở 44
3.5 Bể anoxic 52
3.6 Mô hình hệ thống công nghệ AAO 52
3.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cho cơ sở chế biến cao su 55
3.8 Bể tuyển nổi 59






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu oxi sinh hóa
BTNMT : Bộ tài nguyên và môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
CNMT : Công nghệ môi trường
COD : Nhu cầu oxi hóa học

CP : Cổ phần
CT : Công ty
MBBR : Moving Bed Biological Reactor ( Công nghệ giá thể vi sinh di động)
MLSS : (Mixed Liquoz Suspended Solid) Hàm lượng chất rắn lơ lử
ng
trong bùn lỏng
MTV : Một thành viên
KH : Khoa học
KHCN : Khoa học công nghệ
KT-XH : Kinh tế- Xã hội
QCVN : Quy chuẩn việt nam
RSS : Rubber smoke sheet
TM : Thương mại
TN : Tổng Nitơ
TP : Tổng Phốtpho
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TSS : (Total suspended solids) Tổng chất rắn lơ lửng
UASB : Upflow Anaerobic Sludge Blanker (kỵ khí dòng chảy ngược)
VSV : Vi sinh vật
XDNTM

: Xây dựng nông thôn mới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp cao su là một trong những ngành phát triển nhanh theo đà
tăng trưởng kinh tế trên toàn quốc. Thanh Hóa là một trong những tỉnh có

ngành cao su đã và đang ngày càng phát triển với 05 cơ sở chế biến mủ cao su
quy mô công nghiệp, sản lượng mủ khô chế biến được khoảng 18000
tấn/năm; kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt trên 22 triệu USD; giải quyết cho
hàng ngàn lao động tại các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh (nguồn: Công ty
TNHH MTV Cao su Thanh Hóa, 2013). Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích về
kinh tế, xã hội đó, hoạt động chế biến mủ cao su đang tạo nên nguồn gây ô
nhiễm đối với môi trường.
Nước thải chế biến cao su có thành phần phức tạp do chứa nhiều hợp
chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, pH của nước thải khá thấp. Một đặc trưng
quan trọng của nước thải chế biến cao su là sự phát sinh mùi hôi thối do men
phân hủy protein trong môi trường axit (Ngô Kinh Luân, 2013). Bên cạnh đó
các cơ sở chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hầu hết nằm gần
khu dân cư tập trung, sông, suối. Do đó chất thải từ những cơ sở này đặc biệt
là nước thải là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường xung quanh.
Việc kiểm soát mùi hôi và nước thải cao su trong những năm gần đây đã
được các cơ sở sản xuất quan tâm hơn, tuy nhiên những giải pháp áp dụng chỉ
mới có tác dụng cục bộ, việc đầu tư những công nghệ lạc hậu, chắp vá làm
tăng chi phí sản xuất mà không đem lại hiệu quả cao trong xử lý chất thải,
nước thải đều có các chỉ tiêu ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần.
Môi trường trong và xung quanh khu vực nhà máy vẫn tiếp tục bị ô nhiễm,
hôi thối gây bức xúc trong cộng đồng dân cư, làm giảm chất lượng môi
trường nói chung. Do đó việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do
nước thải chế biến cao su làm cơ sở đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

trường cho các cơ sở này là cần thiết. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ trước
năm 2013 chưa có công trình nào điều tra khảo sát đánh giá hiện trạng ô
nhiễm môi trường do nước thải chế biến mủ cao su để đưa ra giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm.
Từ đó tôi đã lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải

cho cơ sở chế biến cao su thuộc công ty TNHH thương mại Nhật Minh, xã
Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng chế biến mủ cao su, thực trạng quản lý, xử lý nước
thải sản xuất tại cơ sở chế biến mủ cao thuộc công ty TNHH thương mại Nhật
Minh, xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Từ đó đề xuất giải
pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải cho cơ sở.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nêu lên được tính chất, đặc trưng của nước thải chế biến cao su nói
chung, của cơ sở chế biến mủ cao su thuộc công ty TNHH thương mại Nhật
Minh nói riêng.
- Làm nổi bật tính cấp thiết cần nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới xử
lý nước thải cho cơ sở.
- Hệ thống xử lý nghiên cứu và đề xuất cần tận dụng được tối đa các
công trình xử lý hiện có của cơ sở.
- Tính toán các thông số công nghệ chủ yếu cho hệ thống xử lý nước thải
được đề xuất.






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3


Chương I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về mủ cao su và tình hình sản xuất mủ cao su
1.1.1. Thành phần, tính chất của mủ cao su

Nguyên liệu chính của ngành chế biến cao su là mủ cây cao su (có tên
quốc tế là Hevea brasiliensis) được tìm thấy ở Mỹ, rừng mưa Amazon bởi
Columbus trong khoảng năm 1493 – 1496.
1.1.1.1. Thành phần cấu tạo của mủ cao su
Mủ cao su tự nhiên ở trạng thái phân tán nằm lơ lửng trong dung dịch,
chủ yếu là hỗn hợp cao phân tử của isopren ( C
5
H
8
)
n
. Những polime này có
mạch dài và có nhánh ngang làm cầu nối do đó chúng có khả năng đàn hồi rất
lớn. Ngoài hydrocacbon ra mủ cao su thiên nhiên còn chứa nhiều chất khác
như protein, axit béo, dẫn xuất của axit béo, enzym, muối khoáng, tinh dầu,
nước. Thành phần mủ cao su thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu, thời tiết,
hiện trạng sống, thời kỳ sinh trưởng của cây. (Bùi Quang Cư, 2007)
Các kết quả phân tích thống kê cho thấy thành phần cơ bản của mủ cao
su thiên nhiên như trong bảng sau:
Bảng 1.1: Thành phần, tỷ lệ cơ bản của mủ cao su

Thành phần Tỷ lệ (%)
Cao su 30-40
Nước 52-70
Protein 2-3
Axit béo và dẫn xuất 1-2
Glucid và heterosid 1
Khoáng chất 0,3-0,7
(Viện Công nghệ hóa học, 2007)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4


1.1.1.2. Tính chất lý hóa của mủ cao su
Trị số pH của latex tươi vừa chảy ra từ cây cao su có pH nhỏ hơn hoặc
bằng 7, trị số pH của mủ cao su có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của mủ cao
su. Khi pH hạ xuống tới 6 mủ cao su sẽ đông lại, nguyên nhân do hoạt động
của vi khuẩn. Để tránh đông đặc, trong quá trình bảo quản thường sử dụng
amoniac, vừa để nâng chỉ số pH vừa là chất diệt khuẩn và làm cho mủ không
bị ảnh hưởng bởi điểm đẳng điện của nó.
- Tính chất keo:
Serum (pha phân tán của mủ cao su) có thể tách ra khỏi mủ cao su bằng
cách ly tâm tốc độ cao hoặc dùng màng lọc cực mịn. Trong serum, hàm lượng
chất khô chiếm 8-10%. Serum có hiệu ứng tyndall mãnh liệt nhờ chứa nhiều
chất hữu cơ thành dung dịch thể giao trạng. Hạt cao su là pha bị phân tán của
mủ cao su, kích thước của hạt cao su không đồng nhất và hơn 90% hạt cao su
có kích thước nhỏ hơn 0,5µm.
Điểm đẳng điện của mủ cao su là pH = 4,7, khi ở vùng pH < 4,7 hạt keo
cao su mang điện tích âm, khi pH > 4,7 hạt keo cao su mang tích dương. Mủ
cao su tươi có chỉ số pH ≈ 7,0 các hạt keo cao su đều mang điện tích âm như
các trường hợp đa số các dạng nhũ tương thiên nhiên. Điện tích cùng dấu âm
hoặc dương đẩy nhau làm cho hệ phân tán ổn định trong serum.
- Sự đông tụ của mủ cao su: Cao su đông đặc bằng các hình thức đông tụ
tự nhiên, đông tụ bằng axit, đông tụ với muối hoặc chất điện giải, đông tụ
bằng cách khuấy trộn và đông tụ bởi nhiệt.
+ Đông đặc tự nhiên: Mủ cao su tươi để tự nhiên sẽ đông đặc lại, hiện
tượng này là do các enzyme hay vi khuẩn biến đổi hóa học mà gây ra. Khi mủ
cao su đông đặc, pH của dung dịch giảm xuống. Khi giữ cao su ở pH bằng 8
sự đông đặc vẫn còn xảy ra, người ta cho rằng đây là do các lipid phức hợp
của mủ cao su, phosphatid, lecithid đều bị dehydrat hóa bởi enzyme, kết quả
tạo ra savon không tan thay thế lớp protein của các hạt keo cao su gây ra hiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5


tượng đông tụ.
+ Đông đặc bằng axit: dùng axit để hạ chỉ số pH của mủ cao su xuống
cho đến khi sự ổn định của mủ cao su không còn nữa, mủ cao su sẽ mất ổn
định và hạt keo cao su đông tụ lại. Khoảng đông tụ của mủ cao su là 3,0˂
pH˂ 6,0. Trong công nghiệp tốt nhất là dùng axit axetic (dùng khoảng 1% so
với lượng mủ cao su) vì chúng có giá trị kinh tế và dễ sử dụng.
+ Đông tụ với muối hoặc chất điện giải: Cũng như các trạng thái keo
khác, khi thêm dung dịch điện giải vào mủ cao su làm thay đổi trạng thái tích
điện của chúng và khi điện tích của hạt keo bị mất chúng đông tụ lại. Chủ yếu
tác dụng của muối là tác động của các cation vì các hạt keo cao su tích điện
âm. Khi các cation có điện tích cao sẽ có tác động mạnh hơn đến sự đông tụ
cao su so với các cation có điện tích nhỏ.
+ Đông tụ bằng cách khuấy trộn: Sự khuấy trộn mạnh kéo dài làm tăng
động năng của hạt keo và khi động năng đạt tới giá trị nào đó sẽ thắng được
lực đẩy của lớp vỏ điện tích và chúng keo tụ lại. Phương pháp khuấy trộn
được ứng dụng trong công nghiệp chế biến mủ cao su theo phương pháp
CEXCO chế tạo mủ tờ.
+ Đông tụ bởi nhiệt: Làm lạnh kéo dài ở nhiệt độ -15
o
C cũng làm cho
mủ cao su keo tụ. Khi đun nóng mủ cao su ở nhiệt độ cao cũng dẫn đến sự
keo tụ của mủ cao su.
- Cô đặc mủ cao su:
+ Kem hóa: Dùng hóa chất giúp cho mủ cao su tạo kem và loại bỏ
sorum. Khi cho chất keo tụ kem (gomme adragante, agar-agar, sodium
aginate…) với một số chất phụ trợ ammonium oleate, mủ cao su bị phân lớp,
phần mủ cô đặc sẽ nổi lên trên, serum nặng hơn ở dưới. Loại bỏ phần serum
ta thu được mủ kem có hàm lượng cao su cao hơn mủ cao su chưa tách serum.
Trong serum chỉ có hàm lượng mủ cao su rất nhỏ khoảng 1% - 2%. Phương

pháp này có nhiều ưu điểm nhưng nhược điểm của nó là nó dễ làm thay đổi
thành phần mủ cao su và phải thử nghiệm chính xác mới có thể xử lý những
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

loại mủ cao su trái quy tắc.
+ Ly tâm: Làm đậm đặc mủ cao su theo phương pháp ly tâm là cách làm
phổ biến nhất để thu được mủ cao su đậm đặc. Mủ cao su sau khi ly tâm cho
sản phẩm cô đặc chứa tới 60%-62% cao su. Phương pháp này dựa trên sự
khác biệt tỷ trọng giữa cao su và serum. Kết quả tách cao su trong phương
pháp ly tâm ít hoàn toàn hơn so với phương pháp kem hóa vì thế còn lại trong
pha serum lượng cao su từ 5%-10% làm cho serum có màu trắng sữa. Do quá
trình ly tâm, các hạt cao su trong mủ ly tâm có kích thước lớn hơn các hạt cao
su còn lại trong pha serum. Từ phần loại thải của quá trình ly tâm người ta
đánh đông và thu được cao su (cao su “skim”), cao su thu được từ nguồn này
có chất lượng kém hơn cao su lấy từ mủ cao su nguyên chất do chứa lượng
chất rắn không phải cao su lên tới 25%, trong khi thành phần này trong cao su
xông khói RSS chỉ 7%-10%. Phương pháp lý tâm để làm đặc mủ cao su là
phương pháp chủ yếu để sản xuất mủ cao su thành phẩm hiện nay trong công
nghiệp chế biến cao su nhờ tính ổn định của phương pháp và giữ được mủ cao
su có thành phần chất lượng đồng đều. Tuy nhiên nước thải của quá trình này
còn chứa đến 10% cao su nên phải thu hồi nếu không đây sẽ là nguồn gây ô
nhiễm môi trường trầm trọng.
1.1.2. Tình hình sản xuất cao su tại Việt Nam
Nhóm nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Thái Lan,
Indonesia, Maylaysia, Việt Nam (chiếm 82% trong tổng sản lượng sản xuất
của thế giới). Việt Nam đứng thứ tư trong số các quốc gia xuất khẩu cao su
thiên nhiên lớn nhất thế giới (1,02 triệu tấn), sau Thái Lan, Indonesia,
Maylaysia. Cao su là một trong ba mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam. (Ngô Kinh Luân, 2013)
Tính đến cuối năm 2012 theo thống kê từ hiệp hội các quốc gia trồng cao

su thế giới (ARNPC) và Tập đoàn VRG, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về sản
lượng khai thác cao su thiên nhiên với tỷ trọng khoảng 7,6%, tương đương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

863.600 tấn và đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên toàn thế giới.
Trước đây, cây cao su phần lớn chỉ được trồng trên vùng đất ở phía
Nam, đặc biệt là vùng đất đỏ bazan, nên toàn bộ diện tích trồng cây cao su ở
Việt nam chủ yếu có từ tỉnh Quảng Trị trở vào và tập trung ở vùng Đông
Nam bộ và Tây nguyên. Từ những năm 90 trở lại đây các công ty cao su trong
và ngoài nước đang phát triển trồng cây cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Hiện tại toàn quốc có khoảng 39 nhà máy chế biến mủ cao su đang họat động,
không kể các cơ sở chế biến cao su nhỏ và hợp tác xã. Về kinh tế, năm 2012
Việt Nam xuất khẩu 1,02 triệu tấn cao su thiên nhiên, đạt kim ngạch 2,85 tỉ
USD tăng 25% về lượng và 11,7% về giá trị. Nhập khẩu khoảng 302.000 tấn,
giảm 16,6% so với năm 2011. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Campuchia
(chiếm 59%) và thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc (chiếm 40%).
Sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp cao su thiên nhiên niêm yết chiếm
tỉ trọng rất nhỏ so với toàn ngành từ 3% - 4% tương đương 28 - 30 nghìn tấn.
(Ngô Kinh Luân, 2013)
1.1.3. Tình hình sản xuất cao su ở Thanh Hóa
Cao su được trồng tại Thanh Hóa từ những năm 1960, đến nay cho thấy
cây cao su phù hợp về đất đai, thổ nhưỡng tuy nhiên còn nhiều hạn chế, khó
khăn do khí hậu khắc nghiệt (gió lào, sương muối) ảnh hưởng đến quá trình
sinh trưởng của cây cao su.
Tính đến năm 2013, tổng diện tích cao su toàn tỉnh Thanh Hóa đạt
18.296 ha, trong đó cao su tiểu điền là 15.319 ha, đại điền là 2.977 ha, diện
tích khai thác là 6.402 ha, sản lượng đạt 5.960 tấn. Cây cao su tại Thanh Hóa
tập trung chủ yếu tại các huyện miền núi phía Tây như Như Xuân, Ngọc Lặc,
Thạch Thành, Cẩm Thủy, Thọ Xuân; năng suất đạt 1,1 tấn mủ khô/ha/năm,
thu nhập trung bình ước đạt 50 triệu đồng/ha/năm. (Công ty TNHH MTV Cao

su Thanh Hóa, 2013)
Toàn tỉnh hiện có 05 cơ sở chế biến mủ cao su quy mô công nghiệp, bao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

gồm:
- Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa - huyện Cẩm thủy;
- Công ty TNHH MTV Thống nhất Thanh Hóa - huyện Yên Định;
- Nông trường Lam Sơn Thanh Hóa - huyện Ngọc Lặc;
- Nông trường Quốc Doanh Vân Du Thanh Hóa - huyện Thạch Thành;
- Công ty TNHH thương Mại Nhật Minh - huyện Ngọc Lặc.
Do đặc tính cho mủ của cây cao su nên thời gian khai thác mủ tối đa chỉ
khoảng 7 tháng/năm, kéo theo đó là hoạt động của các cơ sở chế biến mủ cao
su chỉ tập trung từ tháng 3 đến tháng 10 hàng.
1.2. Công nghệ chế biến mủ cao su
Ở Việt Nam hiện tồn tại 3 lọai quy trình công nghệ chế biến mủ cao su đó là:
(1) - Quy trình chế biến cao su RSS (Crep) từ mủ nước.
(2) - Quy trình chế biến cao su RSS (Crep) từ mủ tận thu, mủ tạp.
(3) - Quy trình chế biến mủ kem (latex cô đặc).
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chỉ áp dụng hai loại dây chuyền
công nghệ sản xuất là (1) và (2). ( Nhà máy Xuân Lập – Tổng công ty cao su
Đồng Nai, 2009)
1.3. Đặc trưng và tính chất nước thải chế biến cao su
Qua việc phân tích công nghệ chế biến mủ cao su hiện nay cho thấy, đặc
thù của ngành công nghiệp chế biến mủ cao su là sử dụng nhiều nước. Nước
thải có thành phần rất phức tạp, chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ khác nhau
nên dễ bị phân hủy và gây nên mùi hôi thối rất khó chịu. Nước thải này bao
gồm nước rửa, một lượng nhỏ mủ cao su không đông, huyết thanh có chứa
một lượng ít protein, cacbonhydrat, lipit, carotenoid và muối. Ngoài ra nước
thải chế biến cao su còn chứa khoảng 0,1% - 1% lượng mủ cao su chưa đông
tụ (đôi lúc nước thải từ khâu ly tâm còn chứa lượng cao su nhiều hơn nữa).

Cao su là chất khó bị phân hủy trong tự nhiên và nó gây ra những rắc rối cho
quá trình xử lý nước thải như: đóng vón, gây tắc nghẽn đường ống, kẹt bơm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

đóng váng dày trên bề mặt các hồ sinh học xử lý nước thải, đây là vấn đề cần
phải giải quyết .
Ngoài ra, nước thải từ nhà máy chế biến mủ cao su luôn có hàm lượng
rất cao amoni do cần đưa vào để chống đông tụ, bảo quản trong khâu khai
thác vận chuyển và lưu trữ. Muối ammoni là chất ăn mòn mạnh, các thiết bị
bằng kim lọai, thép trong hệ thống xử lý nước thải rất dễ bị rỉ sét và hư
hỏng do ăn mòn.
Trung bình, để sản xuất cao su theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc Cao su
tấm xông khói (RSS) thải ra khoảng 25 m
3
nước thải/tấn sản phẩm, sản xuất
các loại sản phẩm cao su khác sinh ra khoảng 35 m
3
nước thải/tấn sản phẩm,
còn sản xuất mủ cao su tự nhiên tập trung sinh ra khoảng 18 m
3
nước thải/tấn
sản phẩm. (Ngô Kinh Luân, 2013)
Bảng 1.2: Đặc trưng chung của nước thải chế biến mủ cao su
STT

Chỉ tiêu
Đơn
vị
Công đoạn
Cống chung


Sản xuất mủ cốm
Sản xuất ly
tâm
Đánh đông Cán cắt cốm

1 pH - 4,70-5,49 5,27-5,59 4,5-4,8 5,9-7,5
2 COD mg/l 4358-13127 1986-5793 3560-28450 3790-13000
3 BOD
5
mg/l 3859-9780 1529-4880 1890-17500 3200-8960
4 SS mg/l 360-5700 249-1070 130-1200 286-1260
5 NH
4
mg/l 649-890 152-214 123-158 138-320
(Nguồn: Ngô Kinh Luân, 2013 )
Từ Bảng 1.2 có thể thấy hàm lượng COD, BOD
5
từ công đoạn đánh
đông rất cao, cao hơn nhiều lần nước thải từ công đoạn cán, cắt. Sản xuất ly
tâm nước thải có hàm lượng COD, BOD
5
tương đối cao tuy nhiên làm lượng
NH
4
lại thấp hơn công đoạn đánh đông sản xuất mủ cốm. Nước thải tại cống
chung có hàm lượng COD, BOD
5
,
NH

4
khá cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10


Bảng 1.3: Đặc trưng nước thải chế biến mủ cao su ở một số nhà máy tại khu vực Đông Nam - Việt Nam


STT
Chỉ
tiêu
Đơn
vị
Cơ sở
QCVN 01:2008/
BTNMT
Lộc
Hiệp
Quản
Lợi
Tân Lập

Tân
Biên
Vên Vên

Bố Lá
Xuân
Lập
A B

1 pH - 9,2 9,1 8,55 8,23 9,42 8.09 8,56 6-9 6-9
2 COD

mg/l 18885 26914 19,029 14466 26436 13981 11935 50 250
3 BOD

mg/l 10780 8750 7830 9200 13820 7590 8780 30 50
4 TSS mg/l 900 740 2220 850 1690 468 1164 50 100
5 T-N mg/l 611 766 713 450 651 972 1306 15 60
6 NH
3
mg/l 341 361 302 350 285 686 1043 5 40
(Nguồn: Ngô Kinh Luân, 2013)



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

Từ bảng 1.3 nhận thấy hầu hết nước thải sản xuất có hàm lượng các chất
ô nhiễm rất cao vượt nhiều lần quy chuẩn cho phép. COD nằm trong khoảng
11935 ÷ 26914; BOD trong khoảng 7590÷13820; TSS trong khoảng 468 ÷
2220; T-N trong khoảng 450 ÷ 1306; NH
3
trong khoảng 285 ÷ 1043.
1.4. Tổng quan xử lý nước thải cao su
1.4.1. Công nghệ xử lý nước thải chế biến cao su
Nước thải chế biến mủ cao su chứa nồng độ chất ô nhiễm rất lớn, đòi
hỏi công nghệ xử lý qua nhiều bậc. Việc áp dụng các công nghệ xử lý ở
các nước đều dựa trên đặc điểm, tính chất nước thải, hiệu quả kinh tế, nhu
cầu đất đai và năng lượng, kỹ thuật vận hành… Từ những năm cuối thập

kỷ 70 và đầu 80, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu, ứng dụng
các công nghệ xử lý nước thải vào thực tế sản xuất. Kết quả công nghệ xử
lý bằng hồ sinh học qua nhiều bậc hoặc sử dụng công nghệ kết hợp hóa lý
với sinh học để xử lý nước thải coi là phù hợp và được áp dụng tại nhiều
nhà máy chế biến cao su (Công ty ứng dụng Kỹ thuật và Sản Xuất –
TECAPRO, 2000), cụ thể như:
- Hệ thống hồ kị khí - Hồ tùy nghi.
- Hệ thống hồ kị khí - Hồ làm thoáng.
- Hệ thống hồ làm thoáng.
- Hệ thống mương oxy hóa.
- Hệ thống yếm khí UASB
- Hệ thống bùn hoạt tính (màng biofilm) kết hợp với tháp khử nitơ
- Hệ thống kết hợp xử lý UASB và anoxic - aerotank
1.4.1.1. Hệ thống hồ kị khí - Hồ tùy nghi
Công nghệ này được áp dụng xử lý loại nước thải có nồng độ BOD
khoảng 3.000 mg/l thích hợp cho nhà máy sản xuất cao su tờ. Phản ứng phân
hủy các chất hữu cơ trong hồ kị khí xảy ra qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (giai
đoạn axit hóa): Vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành axit và các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

chất hữu cơ mạch ngắn; Giai đoạn 2: Các sản phẩm là các chất hữu cơ có cấu
trúc đơn giản tiếp tục được các vi khuẩn metan phân hủy thành cacbon dioxit
và metan. Các hồ kị khí thường có độ sâu từ 3,5m đến 5m, tùy thuộc vào các
điều kiện đất đai và chiều sâu của mạch nước ngầm. Tải trọng hữu cơ tối đa là
0,15 kg BOD/m3/ngày, thể tích trung bình của hồ khoảng 15.000 m
3
. Thời
gian lưu nước trong hồ từ 13 đến 15 ngày. Hiệu quả xử lý BOD đạt 80%.
Lớp váng tạo trên mặt không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động phân hủy
xảy ra trong hồ. (Lương Đức Phẩm, 2007)

Hồ tùy nghi có chiều sâu từ 1m đến 2m, thích hợp cho việc phát triển
của tảo và các quá trình phân hủy của sinh vật tùy nghi. Nitơ trong nước thải
khi đó được tảo, thực vật hấp thu tạo thành protein. Khi quang hợp tảo hấp
thụ khí CO
2
hoặc bicacbonat (HCO
3
-
) trong nước và nhả ra khí oxy, pH của
nước tăng nhanh, vào thời điểm cuối buổi chiều, pH của hồ có thể đạt trên 10.
Nồng độ oxy tan trong nước thường ở mức siêu bão hòa, có thể đạt tới
20mg/l. Song song với quá trình quang hợp là quá trình hô hấp (phân hủy chất
hữu cơ để tạo ra năng lượng, ngược với quá trình quang hợp) xảy ra. Trong khi
hô hấp, tảo thải ra khí CO
2
, tác nhân làm giảm pH của nước. Vào ban đêm hoặc
ngày ít nắng, quá trình hô hấp chiếm ưu thế có thể gây thiếu oxy trong nước và
làm giảm pH. Tải trọng hữu cơ tối ưu đối với hồ tùy nghi là 0,03 kg
BOD/m
3
/ngày. Thời gian lưu nước từ 20 đến 25 ngày. Thể tích trung bình của
hồ khoảng 1.000m
3
. Đối với hồ tùy nghi người ta phải thường xuyên vớt lớp
váng cho ánh sáng chiếu xuống tạo điều kiện cho tảo phát triển làm tăng
nồng độ oxy hòa tan trong nước. (Lương Đức Phẩm, 2007)
Ưu điểm của hệ thống hồ kỵ khí, hồ tùy nghi là có khả năng chịu được
khi nồng độ chất hữu cơ tăng đột ngột. Không tốn chi phí bảo dưỡng. Nhược
điểm là đòi hỏi phải có diện tích rộng. Phát sinh khí mêtan, H
2

S, mùi hôi,
ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

1.4.1.2. Hệ thống hồ kị khí - hồ làm thoáng
Công nghệ xử lý theo hệ thống này thường được áp dụng với loại nước
thải có nồng độ BOD khoảng 2.000 mg/l, thích hợp cho nhà máy chế biến mủ
nước. Về cơ bản hoạt động của hệ thống này tương tự như hồ kị khí - hồ tùy
nghi, nhưng ưu việt hơn là hồ tùy nghi được thay thế bằng hồ làm thoáng.
Oxy được cung cấp vào hệ thống bằng các phương tiện cơ giới như thiết bị
làm thoáng bề mặt. Sự tăng cường oxy, nâng cao hiệu quả xử lý dẫn đến rút
ngắn thời gian lưu nước trong hồ. Kết quả là kích thước hồ làm thoáng nhỏ
hơn hồ tùy nghi. Thời gian lưu nước lý tưởng cho hồ làm thoáng là 4 ngày. Sau
hồ làm thoáng thường bố trí thêm các hồ lắng, nhằm tạo điều kiện cho chất rắn
lắng tụ và quá trình tạo sinh khối. Thời gian lưu nước trong hồ lắng khoảng 3
ngày. Ưu điểm của hệ thống là hiệu quả xử lý BOD rất cao từ 95% đến 98%,
cần ít diện tích đất xử lý so với hệ thống hồ kị khí - hồ tùy nghi. Nhược điểm là
chi phí vận hành lớn hơn so với hệ thống hồ kị khí - hồ tùy nghi do sử dụng
thiết bị làm thoáng tiêu tốn năng lượng. (Nguyễn Văn Phước, 2007)
1.4.1.3. Hệ thống hồ làm thoáng
Hệ thống này thích hợp cho xử lý nước thải có nồng độ COD nhỏ hơn
1.000 mg/l. Đặc điểm của hồ có độ sâu khoảng 3 m. Tỷ lệ chiều dài/chiều
rộng tối thiểu là 2:1. Thời gian lưu nước trong hồ là 4 ngày. Hồ được cung
cấp oxy nhờ các thiết bị làm thoáng bề mặt. Chất thải hữu cơ bị phân hủy bởi
các vi sinh vật có mặt trong bùn. Bùn chứa hệ vi sinh vật phức tạp bao gồm vi
khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, vi tảo Vai trò cơ bản của
các vi sinh vật là làm sạch nước. Quá trình sinh học diễn ra trong môi trường
hiếu khí là chất hữu cơ hòa tan trong nước thải được các loại vi sinh vật oxy
hóa tổng hợp tế bào mới và tạo thành NO

3
-
. Nước thải sau hồ làm thoáng có
nồng độ chắt rắn lơ lửng lớn khoảng 900mg/l. Do đó được tiếp tục xử lý ở
hồ hoàn thiện. Thời gian lưu nước trong hồ là 3 ngày. Thể tích hồ khoảng
3500 m
3
. Hiệu quả xử lý loại BOD khoảng 50%, SS 80%. Chất lượng nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

thải sau khi xử lý đạt cao hơn hệ thống hồ làm thoáng ở trên. (Trịnh Xuân
Lai, 2000)
1.4.1.4. Hệ thống mương oxy hóa
Công nghệ này thường áp dụng cho nước thải có nồng độ BOD khoảng
1.500mg/l. Thiết bị làm thoáng cung cấp oxy để thực hiện quá trình phân hủy
hiếu khí. Trong một số trường hợp người ta sục khí nén trực tiếp vào nước thải
thay thiết bị làm thoáng. Quá trình phân hủy được thực hiện giống như hồ làm
thoáng. Sự khác biệt là bùn hoạt tính có số lượng và mật độ lớn hơn, nồng độ
MLSS lên đến 4.000 mg/l. Tỷ lệ F/M dao động trong khoảng 0,05 đến 0,1. Các
chất hữu cơ được phân hủy nhanh và cho hiệu suất xử lý cao, chỉ trong một vài
giờ tải lượng ô nhiễm hữu cơ có thể giảm xuống từ 60% đến 80%. Quá trình
vận hành có sự tuần hoàn bùn để duy trì ổn định nồng độ MLSS. Hiệu quả quá
trình xử lý BOD đạt đến 90% - 96%. Bùn thu được sẽ được ép hết nước và sử
dụng làm phân bón. Ưu điểm của hệ thống là làm việc ổn định. Khi vận hành ít
mùi hôi. Kích thước công trình xử lý nhỏ thích hợp đối với nhà máy gần khu
dân cư, những nơi có sự hạn chế về đất đai. Nhược điểm là khả năng chịu sự
biến đổi đột ngột tải trọng kém và tiêu tốn nhiều năng lượng. Chi phí vận hành
và bảo trì lớn. (Trịnh Xuân Lai, 2000)
1.4.1.5. Hệ thống UASB
Bể UASB là một bể xử lý với lớp bùn dưới đáy, có hệ thống tách và

thu khí, nước ra ở phía trên. Khi nước thải được phân phối từ phía dưới lên
sẽ đi qua lớp bùn, các vi sinh vật kỵ khí có mật độ cao trong bùn sẽ phân
hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Bên trong bể UASB có các tấm
chắn có khả năng tách bùn bị lôi kéo theo nước đầu ra. Về đặc điểm, cả ba
quá trình phân hủy - lắng bùn - tách khí được lắp đặt trong cùng một công
trình. Sau khi hoạt động ổn định trong bể UASB hình thành loại bùn hạt có
mật độ vi sinh rất cao, hoạt tính mạnh và tốc độ lắng vượt xa so với bùn
hoạt tính hiếu khí dạng lơ lửng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

Cơ chế phân giải yếm khí các hợp chất hữu cơ là một quá trình phức tạp
gồm các giai đoạn chủ yếu: (Trịnh Xuân Lai, 2000)
- Giai đoạn 1 - Giai đoạn thuỷ phân: Dưới tác dụng của các enzim
hyđrolaza do vi sinh vật tiết ra, các hợp chất hữu cơ phức tạp có phân tử lượng
lớn như protein, gluxit, lipit,…. được phân giải thành các chất hữu cơ đơn giản
có phân tử lượng nhỏ như đường, peptit, glyxerin, axit amin, axit béo….
- Giai đoạn 2 - giai đoạn lên men axit hữu cơ: Các sản phẩm thuỷ phân
sẽ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hoá, các sản phẩm thuỷ phân sẽ
được phân giải yếm khí tiếp tục tạo thành axit hữu cơ phân tử lượng nhỏ như
axit propionic, axit butyric, axetic, … các rượu, anđehit, axeton và cả một số
axit amin. Đặc biệt trong giai đoạn này các axit amin hình thành trong thuỷ
phân protein cũng sẽ được khử amin, một phần các amin (- NH
2
) được vi sinh
vật sử dụng cho sinh trưởng và phát triển, phần còn lại trong nước thải được
chuyển hoá thành amon NH
4
+
.
- Giai đoạn 3 - Giai đoạn lên men tạo axit axetic: Các sản phẩm lên men

phân tử lượng lớn như axit béo, axit lactic sẽ được từng bước chuyển hoá đến
axit axetic:
3CH
3
-CHOH-COOH → 2CH
3
-CH
2
-COOH + CH
3
-COOH + CO
2
+ 2H
2
O
axit lactic axit propionic axit axetic
Các axit béo phân tử lượng lớn được cắt từng bước tại nguyên tử C_β:
Rn- CH
2
- CH
2
- COOH → R
n-1
- COOH + CH
3
-COOH
axit béo axit béo mạch ngắn hơn axit axetic
Mùi của hỗn hợp lên men rất khó chịu do các sản phẩm trao đổi chất được
hình thành đặc biệt từ quá trình phân giải Protein và các axit amin: H
2

S, Inđol,
scatol và mercaptan. Trong phân giải yếm khí, dưới tác dụng của các ezim bùn
thường có màu đen. Quá trình khí hoá dễ làm cho bùn nổi thành màng do khí
thoát ra kéo theo sinh khối.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

- Giai đoạn 4 - Giai đoạn metan hoá: Đây là giai đoạn quan trọng nhất
trong toàn bộ quá trình xử lý yếm khí, nhất là khi xử lý yếm khí thu biogas.
Hiệu quả xử lý sẽ cao khi các sản phẩm trung gian được khí hoá hoàn toàn.
Trong giai đoạn này, các sản phẩm chậm hoặc khó phân giải như
xenluloza, axit béo phân tử lượng lớn tiếp tục bị phân huỷ và tạo ra rất nhiều
khí CO
2
và CH
4
, pH của môi trường tăng và chuyển sang kiềm nhẹ. Các ion
amin của môi trường tác dụng với CO
2
tạo ra muối cacbonat làm cho môi
trường có tính đệm.
1.4.1.6. Hệ thống bùn hoạt tính (màng biofilm) kết hợp với tháp khử nitơ
Đây là công nghệ cải tiến thích hợp cho các đơn vị chế biến mủ cao su
có diện tích xử lý hạn hẹp. Để áp dụng có hiệu quả công nghệ này, nước thải
trước tiên được tách tối đa lượng cao su còn lại trong nước thải bằng các biện
pháp như: lắng, gạn mủ, tuyển nổi. Theo công nghệ này, nước thải chế biến
mủ cao su được thu vào bể gạt mủ, tại đây chất thải sẽ bị xử lý nhờ quá trình
trọng lực, các loại mủ sẽ nổi lên và được vớt thủ công ra ngoài. Sau đó, nước
thải được đưa sang bể điều hòa sau khi qua song chắn rác tinh nhằm giữ lại
các hạt cặn có kích thước nhỏ hơn.
Sau lắng, gạn, tuyển nổi, nước thải chảy vào bể trung gian rồi được bơm

định lượng vào tháp khử Nitơ nhằm giảm bớt lượng Nitơ. Từ tháp khử Nitơ, nước
thải sẽ được dẫn qua quá trình xử lý sinh học tiếp theo là bể Biochip MBBR.
Nhân tố quan trọng của quá trình xử lý này là các giá thể động có lớp màng
biofilm dính bám trên bề mặt. Những giá thể này được thiết kế với bề mặt hiệu
dụng lớn để lớp màng biofim dính bám trên bề mặt của giá thể và tạo điều kiện tối
ưu cho hoạt động của vi sinh vật khi những giá thể này lơ lửng trong nước.
Nước thải sau khi qua bể MBBR sẽ có nồng độ BOD giảm thất hơn 500
mg/l đảm bảo an toàn và ổn định khi vào mương oxy hóa. Tại đây, các chất
hữu cơ còn lại trong nước thải sẽ được xử lý triệt để. Máy khuấy trộn được
vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động.

×