Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

ảnh hưởng của quy trình thực hành chăn nuôi tốt (vietgahp) đến khả năng sản xuất của lợn trong chăn nuôi nông hộ tại thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.08 KB, 74 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



TRẦN THỊ LIÊN HOA



ẢNH HƯỞNG CỦA QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI
TỐT (VIETGAHP) ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN
TRONG CHĂN NUÔI NÔNG HỘ TẠI THÁI BÌNH




LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI - 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




TRẦN THỊ LIÊN HOA



ẢNH HƯỞNG CỦA QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI
TỐT (VIETGAHP) ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN
TRONG CHĂN NUÔI NÔNG HỘ TẠI THÁI BÌNH



CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: 60620105


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS - TS PHAN XUÂN HẢO




HÀ NỘI, 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan: số liệu và kết quả theo dõi sử dụng trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

- Tôi xin cam đoan: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Trần Thị Liên Hoa








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nhân dịp này, cho phép tôi được cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Chăn nuôi -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phan
Xuân Hảo, người hướng dẫn khoa học. Thầy quan tâm, hướng dẫn tận tình trong
suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong Bộ môn Di truyền - Giống
vật nuôi, Khoa Chăn nuôi đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá
trình nghiên cứu giúp tôi hoàn thành luận văn đúng tiến độ

Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới cán bộ thú y các xã Thanh Tân
huyện Kiến Xương, xã Vũ Đoài, xã Bách Thuận huyện Vũ Thư, xã Đông La huyện
Đông Hưng tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành thí nghiệm. Đặc
biệt cảm ơn 40 hộ chăn nuôi lợn đã tham gia thí nghiệm, cùng tôi theo dõi số liệu
thí nghiệm.
Lời cảm ơn chân thành tôi xin được gửi tới Ban Lãnh đạo chi cục quản lý
chất lượng nông lâm sản và thủy sản Thái Bình, gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã
động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Trần Thị Liên Hoa



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

MỤC LỤC

Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục biểu đồ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích, yều cầu và ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
1.1. Cơ sở khoa học 5
1.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn 5
1.1.2. Đặc điểm về khả năng sinh sản của lợn nái 8
1.1.3. Khả năng sản xuất của lợn nái 9
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn nái 11
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn 16
1.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát dục của lợn 17
1.1.7. Lý luận về GAP, VietGAP 19
1.2. Thực trạng chăn nuôi theo GAHP tại Việt Nam 24
1.2.1. Tình hình chung 24
1.2.2. AHP Thái Bình 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.3. Nội dung nghiên cứu 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu 26
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 26
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi khả năng sinh sản 27
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi giai đoạn 2 28
2.4.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 28
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 29
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Hiện trạng chăn nuôi áp dụng Quy trình VietGAHP tỉnh Thái Bình 30
3.1.1. Tình hình chung 30

3.1.2. Trên địa bàn nghiên cứu 30
3.2. Ảnh hưởng của Quy trình VietGAHP đến năng suất sinh sản của lợn nái 32
3.2.1. Năng suất sinh sản chung của lợn nái ở hai phương thức nuôi 32
3.2.2. Năng suất sinh sản qua các lứa đẻ 42
3.2.3. Khả năng sinh trưởng của lợn thịt trong chăn nuôi nông hộ 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
1 Quy trình VietGAHP Thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn
an toàn trong nông hộ
2 TTTA Tiêu tốn thức ăn
3 TLSS Tỷ lệ sơ sinh sống
4 TACN Thức ăn chăn nuôi
5 GĐN Giai đoạn nuôi
6 GAHP Vietnamese Good Animal Husbandry
Practices/ thực hành chăn nuôi tốt
7 GAP Good Agricultural Practices

8 TKL Tăng khối lượng








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

1.3. Nhu cầu Protein của lợn nái 13
3.1. Số hộ chăn nuôi tại vùng nghiên cứu 31
3.2. Năng suất sinh sản của lợn nái ở hai phương thức nuôi 33
3.3. Năng suất sinh sản của lứa đẻ 1 ở hai phương thức nuôi 43
3.4. Năng suất sinh sản của lứa đẻ 2 ở hai phương thức nuôi 44
3.5. Năng suất sinh sản của lứa đẻ 3 ở hai phương thức nuôi 45
3.6. Năng suất sinh sản của lứa đẻ 4 ở hai phương thức nuôi 46
3.7. Năng suất sinh sản của lứa đẻ 5 ở hai phương thức nuôi 47
3.8. Khả năng sinh trưởng của lợn nuôi ở hai phương thức nuôi 55
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang

3.1. Tỷ lệ các hộ tham gia áp dụng Quy trình VietGAHP ở xã 31
3.2. Tổng sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con để nuôi và số con cai sữa của
hai phương thức nuôi 35
3.3. Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ của hai phương thức 41
3.4. Thời gian cai sữa của hai phương thức nuôi 42
3.5. Số con sơ sinh qua các lứa đẻ ở hai phương thức nuôi 48
3.6. Số con sơ sinh sống qua các lứa đẻ ở hai phương thức nuôi 49
3.7. Số con cai sữa của các lứa đẻ ở hai phương thức nuôi 51
3.8. Khối lượng cai sữa/con các lứa đẻ ở hai phương thức nuôi 52
3.9. Thời gian cai sữa các lứa đẻ ở hai phương thức nuôi 53
3.10. Khối lượng bắt đầu, kết thúc ở 2 phương thức nuôi 57
3.11. Tăng khối lượng/ngày ở hai phương thức nuôi 58

3.12. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở hai phương thức 59
3.13. Thời gian nuôi thịt ở hai phương thức nuôi 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập hiện nay khi đã trở thành thành viên WTO, nông nghiệp
Việt Nam đứng trước bốn thách thức lớn. Một là xây dựng quy trình sản xuất nông
nghiệp an toàn GAP (Good Agricultural Practices) để cho ra sản phẩm nông sản sạch,
hợp với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về An toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng
tồn dư kháng sinh, hóa chất; hai là tập trung sản xuất hàng hóa lớn; ba là đảm bảo
chất lượng cao và bổ dưỡng và bốn là giá rẻ để nâng cao tính cạnh tranh trên thị
trường thế giới. GAP là chiếc chìa khóa thành công cho sản xuất nông nghiệp Việt
Nam, bởi sản xuất theo quy trình GAP đã là hội tụ đủ ba thách thức còn lại.
Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. Hiện
nay khi đất nước ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi tỷ trọng giá
trị sản phẩm trong GDP có xu hướng giảm đi thì tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi
lại có xu hướng tăng lên trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là tỷ
trọng giá trị thịt lợn. Xu hướng này xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu sau, thứ
nhất với sự trợ giúp của công nghệ, kỹ thuật mới, năng xuất chăn nuôi ngày càng
tăng, thời gian nuôi được rút ngắn, do đó lợi nhuận thu được từ chăn nuôi đang có
xu hương tăng nhanh hơn lợi nhuận từ trồng trọt, thứ hai, khi đất nước ngày càng
phát triển thì các yếu tố toàn cầu hoá, khu vực hóa và vùng sản xuất đòi hỏi nhu cầu
về chất lượng và An toàn thực phẩm ngày càng cao. Trong thực phẩm tiêu dùng cho
con người, thịt và các sản phẩm từ thịt là thực phẩm đang được xã hội đặc biệt quan
tâm. Nhu cầu về thịt trong khẩu phần ăn của chúng ta ngày nay chưa đáp ứng đử
nhu cầu thực tế. Năm 2000 ở Việt Nam mức tiêu thụ thịt trung bình là 18

kg/người/năm, đến năm 2010 tăng lên 34 kg/người/năm, dự kiến năm 2030 tăng
45kg/người/năm, chủ yếu là thịt lợn. Do vậy phát triển ngành chăn nuôi lợn nói
chung, chăn nuôi lợn nông hộ nói riêng rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn góp phần đẩy mạnh quá trình thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện
đại hóa Nông nghiệp, Nông thôn.
Bên cạnh sự phát triển đàn lợn là sức khỏe cộng đồng, môi trường chăn nuôi,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

chất lượng thịt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Hiện nay, An toàn thực
phẩm là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu và là vấn đề toàn xã hội đặc biệt
quan tâm. Đã xẩy ra rất nhiều vụ ngộ độc tập thể liên quan đến thực phẩm trong
thời gian qua, theo thống kê của cục An toàn thực phẩm trong năm 2014 có 183 vụ
ngộ độc với 5100 người bị và 4100 người nhập viện trong đó có 43 người tử vong.
Tuy chưa có ghi nhận nào về ngộ độc thực phẩm do thịt lợn song thịt lợn có tồn dư
kháng sinh, chất tạo nạc, chất kích thích tăng trưởng là có. Vấn đề này không những
ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe con người mà còn là tác nhân xấu ảnh hưởng
đến tính bến vững trong kinh tế chăn nuôi.
Nhận định được thực trạng trên Đảng và Nhà nước cũng đã quan tâm chỉ
đạo, đầu tư không ít các đề tài, nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn tại
các địa phương, song hầu hết chỉ dừng ở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, các
quy trình mạng tính công nghệ nhiều hơn. Ngày 15/5/2008 Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn đã ban hành Quy trình thực hành chăn nuôi lợn an toàn tại Việt
Nam (viết tắt là VietGAHP). Áp dụng tốt Quy trình này sẽ đảm bảo được lợi ích
cho cả sản xuất, thương mại và tiêu dùng. Với điều kiện chăn nuôi ở nước ta mang
tính thủ công truyền thống chăn nuôi nông hộ (chiếm khoảng 70%) thì việc áp dụng
“Quy trình thực hành chăn nuôi lợn an toàn VietGAHP” là rất khó khăn để đáp ứng
như điều kiện chuồng trại; thiết bị, dụng cụ chăn nuôi; con giống; thức ăn; nước
uống; thuốc thú y; vệ sinh, xử lý môi trường và khó khăn nhất là ghi chép, lưu hồ sơ
sản xuất tiêu thụ sản phẩm và mã hóa sản phẩm chăn nuôi. Chính bởi gặp những

khó khăn nên việc áp dụng Quy trình này vào chăn nuôi còn rất ít, chỉ một số trang
trại chăn nuôi lớn có khả năng áp dụng và sự không đồng bộ khi áp dụng quy trình
dẫn đến không có thị trường riêng cho sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận
VietGAHP. Để phù hợp cho đối tượng áp dụng là các hộ chăn nuôi truyền thống
nhỏ lẻ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Quy trình thực hành
chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ ngày 23/8/2011.
Nằm trong tình hình chung, Thái Bình, một tỉnh kinh tế trọng điểm khu vực
Bắc bộ. Có hệ thống giao thông: quốc lộ 1, quốc lộ 39, quốc lộ 37 các tuyến
đường liên huyện, liên xã thuận lợi cho giao thông, vận chuyển hàng hóa. Có tiềm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

năng về đất đai, khí hậu, nguồn nước, lao động, cần khai thác có hiệu quả cho
phát triển chăn nuôi. Phát huy lợi thế: trong những năm qua tỉnh có nhiều chủ
trương, chính sách khuyến khích chăn nuôi. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp
tăng dần, từng bước làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực.
Giá trị tăng trưởng bình quân 3 năm 2010 - 2012 đạt 7,27%, tỷ trọng chăn nuôi
trong nông nghiệp năm 2012 đạt 41,32%, 6 tháng đầu năm 2013 tuy gặp rất nhiều
khó khăn song tỷ trọng chăn nuôi vẫn đạt 39% trong Nông nghiệp
Để giải quyết được vấn đề trên, trong nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ 18 đề ra, phấn đấu đưa giá trị sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2011 - 2015
tăng 8.5%/năm, tỷ trọng chăn nuôi nông nghiệp năm 2015 đạt 45%, năm 2020
đạt 50%. Để đạt mục tiêu trên cần tập trung chỉ đạo, thực hiện tái cơ cấu ngành
chăn nuôi, chuyển giao kỹ thuật mới, đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng
cao của xã hội, của thị trường trong nước và xuất khẩu trong tương lai. Đặt sức
khỏe người chăn nuôi và sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu, phát triển chăn
nuôi phải đi đôi với An toàn thực phẩm và môi trường trong sạch. Một trong
những giải pháp phát triển ngành chăn nuôi mang tính háng hóa và bền vững của
tỉnh là áp dụng Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn
nộng hộ gọi tắt là Quy trình VietGAHP, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:

“Ảnh hưởng của Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) đến khả năng sản
xuất của lợn trong chăn nuôi nông hộ tại Thái Bình”.
2. Mục đích, yều cầu và ý nghĩa của đề tài
2.1. Mục đích
Đánh giá được thực trạng chăn nuôi lợn theo Quy trình thực hành chăn nuôi
tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ (VietGAHP) ở Thái Bình
Đánh giá mức độ hưởng của Quy trình VietGAHP đến khả năng sinh sản và
sinh trưởng của lợn nuôi trong điều kiện chăn nuôi nông hộ
Nghiên cứu góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn nông h

tỉnh Thái Bình
2.2. Yêu cầu
Theo dõi đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến năng suất sinh sản của lợn nái
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

nuôi trong trong hai Phương thức (áp dụng Quy trình VietGAHP và chăn nuôi
truyền thống)
Theo dõi các chỉ tiêu liên quan đến khả năng sinh trưởng của lợn giai đoạn từ
cai sữa đến xuất bán ở hai phương thức chăn nuôi (áp dụng Quy trình VietGAHP và
truyền thống)










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn
Sinh sản là một quá trình sinh học hết sức phức tạp của cơ thể động vật đồng
thời là chức năng tái sản xuất của gia súc, gia cầm. Sinh sản hữu tính là hình thức
sinh sản cao nhất và phổ biến nhất ở cơ thể động vật, đó là quá trình có sự tham gia
của hai cơ thể đực và cái, ở đó con đực sản sinh ra tinh trùng, con cái sản sinh ra
trứng, sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng hình thành hợp tử, hợp tử phát triển trong
tử cung của con cái, cuối cùng sinh ra đời con. Gordon (2004) cho rằng trong các
trang trại, gia trại hoặc chăn nuôi trong điều kiện nông hộ, số lượng lợn con cai sữa
của mỗi nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất
sinh sản của lợn nái. Tác giả cũng cho biết tầm quan trọng của các thành phần cấu
thành ảnh hưởng đến chỉ tiêu số lượng lợn con cai sữa của một nái sản xuất trong
một năm lần lượt là: số con sơ sinh trong ổ, tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai
sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian từ cai sữa đến khi thụ thai lứa sau.
Theo Ducos (1994) cho biết các thành phần đóng góp vào chỉ tiêu số con còn sống
khi cai sữa gồm: số trứng rụng, tỷ lệ sống khi sơ sinh và tỷ lệ lợn con sống tới lúc
cai sữa.
Mabry và cs. (1997) cho rằng các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của
lợn nái bao gồm: số con sơ sinh/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày
tuổi và số lứa đẻ/nái/năm. Các tính trạng này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của
người chăn nuôi lợn nái. Để có được số lợn con cai sữa/nái/năm cao thì chúng ta
cần phải hoàn thiện tất cả các bước trong quá trình chăn nuôi.
1.1.1.1. Sự thành thực về tính và thành thực về thể vóc
Sự thành thục về tính: gia súc phát triển đền một giai đoạn nhất định thì có
biểu hiện về tính dục. Con đực có khả năng sinh ra tinh trùng, con cái có khả năng

sinh ra tế bào trứng. Khi đấy gọi là gia súc đã thành thục về tính, thời gian thành
thục về tính của lợn là 6-7 tháng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Sự thành thục về thể vóc: sự thành thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn
sự thành thục về tính. Sau đó một thời kỳ sinh trưởng và phát triển, đến một thời
điểm nhất định con vật đạt tới độ trưởng thành về thể vóc. Có nghĩa là cơ thể đã
tương đối hoàn chỉnh về sự phát triển của các cơ quan bộ phận như não đã phát triển
khá hoàn thiện, xương đã cốt hóa hoàn toàn, tầm vóc ổn định Nói một cách khác,
khi gia súc đã thành thục về tính thì sự sinh trưởng, phát triển của cơ thể vẫn còn
tiếp tục đến độ trưởng thành. Tuổi thành thực về thể vóc ở lợn là 6 - 8 tháng. Đối
với gia súc cái nếu phối giống sớm, khi cơ thể mẹ chưa thành thục về thể vóc sẽ có
ảnh hưởng xấu như: trong thời gian có chửa có sự phân tán dinh dưỡng, ưu tiên cho
phát triển bào thai, nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển của cơ thể mẹ
bị cắt giảm, sự phát triển của bào thai cũng bị ảnh hưởng . Kết qủa mẹ yếu, con nhỏ,
tuổi sử dụng con nái cũng giảm. Hơn nữa xương chậu con mẹ chưa phát triển hoàn
toàn, nhỏ hẹp dẫn đến hiện tượng khó đẻ.
1.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của trứng
Sự hình thành và phát triển của trứng: tế bào trứng hay trứng hình thành
trong buồng trứng, nó được phát triển từ các tế bào sinh dục chưa thành thục gọi là
não nguyên bào. Ở giai đoạn sớm của đời sống cá thể, các noãn nguyên bào trải qua
nhiều lần phân bào nguyên nhiễm đến noãn bào sơ cấp. Tất cả các tế bào sinh dục
chưa chín đó chứa số lượng lưỡng bội NST. Các noãn nguyên bào được bao bọc bởi
lớp tế bào biểu mô. Đến khi thành thục về tính dưới sự ảnh hưởng điều hòa của
trung khu sinh dục ở vùng dưới đồi (hypothalamus) thông qua các yếu tố giải phóng
kích dục tố RF, kích thích tuyến yên tiết các hoocmone hướng sinh dục FSH, LH để
điều khiển quá trình phát triển nang trứng và rụng trứng. Quá trình phân chia thành
thục của trứng được chia thành 2 giai đoạn:
+ Từ noãn bào cấp I (noãn bào sơ cấp) phân chia giảm nhiễm cho ra noãn

báo cấp II (noãn báo thứ cấp) và một cầu trục thứ nhất (quá trình xảy ra ngay trước
khi rụng trứng)
+ Phân chia lần hai là từ noãn bào cấp II phân chia tạo thành noãn bào
lớn để hình thành tế bào trứng và một cầu trục thứ hai, tế bào trứng chín chứa
đơn bội nhiễm sắc thể. Các thể cục nhỏ tiêu biến, noãn bào cấp II truyền toàn bộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

noãn hoàng cho tế bào trứng. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển của trứng:
- Horcmone: khi thành thục về tính, các nang trứng tuần tự bước vào giai
đoạn phát triển để hình thành trứng chín theo chu kỳ. Dưới tác động của FSH thông
qua tương tác hormone-gen, quá trình sinh tổng hợp protein được xúc tiến mạnh
mẽ, nang trứng không ngừng phát triển về kích thước. Lớp tế bào hạt phát triển
thành nhiều lớp bọc lấy tế bào trứng, FSH gia tăng hiệu ứng kích làm cho nang
trứng phát triển mạnh mẽ, mặt khác FSH còn kích tế bào hạt sản sinh estrogene là
hormone sinh dục cái. Dịch nang trứng được tạo ra do kích tổng hợp của hormone
estrogene và tương tác của FSH vào lớp tế bào hạt. Áp lực của dịch nang trứng là
điều kiện để phá vỡ vỏ nang trứng khi trứng rụng
- Thức ăn (chế độ dinh dưỡng): là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển
của buồng trứng và các bộ phận của đường sinh dục cái nói chung. Theo kết quả
nghiên cứu của Derharog và Van Der-Steen (1984) ở lợn nái hậu bị có có mức dinh
dưỡng, khối lượng buồng trứng và tử cung đều lớn hơn so với nhóm lợn có mức
dinh dưỡng thấp (P<0,01). Cơ thể có sự ưu tiên hơn về dinh dưỡng cho sự phát triển
tế bào sinh dục nhiều hơn tế bào cơ, xương, mỡ, nhưng sự ưu tiên đó phải nằm
trong mối tương quan chung về dinh dưỡng có trong cơ thể
- Giống: các giống khác nhau chất lượng của quá trình phát triển nang trứng
cũng khác nhau do gen quy đinh. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như: khí hậu,
điều kiện chăn sóc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển
của trứng

1.1.1.3. Chu kỳ động dục
Khi gia súc cái thành thục về tính, cứ sau mỗi khoảng thời gian nhất định, cơ
quan sinh dục của nó có những biến đổi đặc biệt kèm theo sự rụng trứng và động
dực. Hiện tượng này được lặp lại một cách có chu kỳ gọi là chu kỳ động dục hay
chu kỳ tinh. Chu kỳ tinh của lợn là 21 ± 4 ngày. Trứng rụng vào lúc 36 – 42 giờ sau
khi xuất hiện động dục. Thời điểm phối giống thích hợp nhất là 24 – 36 giờ sau khi
xuất hiện động dục, số trứng rụng từ 16 đến 17 tế bào.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

1.1.1.4. Cơ chế động dục và biểu hiện động dục của lợn nái
Thông thường chu kỳ động dục của gia súc được chia làm 4 giai đoạn
+ Giai đoạn trước động dục: bao noãn phát triển, các tế bào vách ống dẫn
trứng tăng sinh. Hệ thống mạch quản trong dạ con phát triển, các tuyến trong dạ con
bắt đầu tiết dưới tác động của hormone estrogen. Thay đổi của đường sinh dục Tử
cung, âm đạo, âm hộ bắt đầu sung huyết
+ Giai đoạn động dục: bao noãn phát triển mạnh nổi lên bề mặt buồng trứng,
bao noãn tiết nhiều estrogene và đạt cực đại. Các thay đổi ở đường sinh dục cái
càng sâu sắc hơn, để chuẩn bị đón trứng. Biểu hiện của con vật: con vật thể hiện sự
hưng phấn tính dục là đứng yên cho con khác nhẩy, kêu rống, bồn chồn, thích nhẩy
lên lưng con khác, ăn ít hoặc bỏ ăn, tìm đực. Âm hộ ướt, đỏ, tiết dịch nhày, càng tới
thời điểm rụng trứng thì âm hộ đỏ tím, dịch tiết keo lại, mắt đờ đẫn, cuối giai đoạn
thì trứng rụng.
+ Giai đoạn sau động dục: thể vàng bắt đầu phát triển và tiết ra Progesteron
có tác dụng ức chế sự co bóp của đường sinh dục. Niêm nạc tử cung vẫn còn phát
triển các tuyến dịch nhờn giảm bài tiết, mô màng nhầy tử cung bong ra cùng với lớp
tế bào biểu mô âm đạo hóa sừng thải ra ngoài, biểu hiện hành vi về sinh dục: con
vật không muốn gần con đực, không muốn cho con khác nhẩy lên, con vật trở lại
trạng thái bình thường.
+ Giai đoạn yên tĩnh: thể vàng teo dần con vật trở về trạng thái bình thường,

biểu hiện hành vi sinh dục không có. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi, yên tĩnh để phục
hồi lại cấu tạo, chức năng cũng như năng lượng để chuẩn bị cho chu kỳ động dục
tiếp theo.
1.1.2. Đặc điểm về khả năng sinh sản của lợn nái
Qua quá trình hoạt động sinh sản của gia súc là do hệ thống thần kinh thể
dịch của cơ thể điều tiết, chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh (thời
tiết, khí hậu, thức ăn, dinh dưỡng ). Trong chăn nuôi người ta đánh giá lợn là loại gia
súc có khả năng sinh sản cao, thành thục tính sớm, đẻ dễ và ít gắp khó khăn trong khi
đẻ. Lợn cái nội 3 - 4 tháng tuổi đã động dục. Lợn là loại gia súc đa thai, trong điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý có thể đẻ 1,8 - 2,4 lứa/năm và đạt 10 - 12 con/lứa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Lợn nái có số vú nhiều khả năng tiết sữa cao, các giống nội thường có 12 - 16 vú.
Thời gian mang thai ngắn từ 113 - 114 ngày (Nguyễn Thiện và cs., 1998)
* Một số đặc điểm sinh lý của lợn nái chửa cần lưu ý
Theo Lê Hồng Mận (2002) lợn nái sau khi phối giống thụ thai, nhau thai
phát triển nhờ vào sự cung cấp dinh dưỡng, hô hấp qua hệ thống tuần hoàn máu mẹ,
đồng thời sừng tử cung lớn lên theo nhịp độ phát triển của nhau thai và bào thai.
Lợn mẹ có bào thai lớn thì số con sơ sinh lớn, khối lượng con chiếm 7 - 7,5/10 bào
thai. Theo Lê Hồng Mận và Xuân Giao (2001) đã khẳng đinh lợn nái thiếu dinh
dưỡng đẻ ra con còi cọc, yếu.
Nhiều nghiên cứu khác cho thấy, khối lượng thai nhi lúc sinh lớn gấp hai lần
khối lượng bào thai lúc 3 tháng. Thành phần hóa học của bào thai lợn có sự thay
đổi đáng kể theo sự tăng lên của tuổi. Tỷ lệ nước có xu hướng giảm dần, trong khi
đó các thành phần như: Lipit, protit và các chất khoáng có xu hướng tăng lên. Vì
vậy nuôi dưỡng lợn nái ở giai đoạn cuối thời kỳ mang thai rất quan trọng, nó quyết
định đến khối lượng lợn sơ sinh (Trần Văn Phùng và cs., 2004). Cũng theo tác giả
này cho biết, trong toàn thời gian mang thai cơ mẹ tích được 4000 gam protein
(trung bình 30 - 40 gam/con/ngày) những ngày cuối có thể đạt 100 gam/ngày.

Nguyễn Quang Linh (2005) chỉ rõ: 80 ngày chửa đầu thai con bé nhu cầu
dinh dưỡng tăng không đáng kể, 34 ngày cuối thai phát triển rất nhanh đòi hỏi dinh
dưỡng cung cấp cho mẹ phải cao.
1.1.3. Khả năng sản xuất của lợn nái
Theo Nguyễn Thiện và cs. (1998) việc đánh giá khả năng sản xuất của lợn
nái được thông qua các chỉ tiêu sau
* Tổng số con sơ sinh
Là tổng số con sơ sinh bao gồm còn sống, chết và chết lưu
* Số con sơ sinh sinh sống đến 24h/lứa đẻ
Trong vòng 24h sau sinh khi sinh những con được sinh ra nếu không đạt
trọng lượng sơ sinh trung bình của giống, không phát dục hoàn toàn, đầu to mông
bé thì sẽ chết, những con chậm sẽ bị mẹ đè chết, hoặc một vài nguyên nhân khác
khiến lợn con vừa sinh ra chết ngay
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng, nó nói lên khả năng đẻ nhiều
con hay ít con của giống, nói lên kỹ thuật chăm sóc lợn nái chửa và kỹ thuật thụ tinh
nhân tạo của dẫn tinh viên hay chất lượng tinh dịch
* Tỷ lệ sơ sinh sống
Trong một ổ lợn thường đẻ ra 3 loại con
+ Loại đẻ ra còn sống:
Số con SS sống đến 24h = số con sơ sinh sống - số con chết trong 24h
+ Thai non: là thai không phát triển hoàn toàn, đẻ ra như con non tháng, loại
này đã chết trong thời gian mang thai và trước khi sinh ra. Do vậy số thai non cao
trong một lứa đẻ sẽ làm cho số lợn con sơ sinh trong lứa thấp
+ Thai gỗ: là thai đã chết trong tử cung lúc 35 - 90 ngày tuổi. Thai chết ở giai
đoạn này không gây sẩy thai mà bào thai chết thường khô cứng lại
Số lợn con chết lúc sơ sinh, số thai non, số thai gỗ là nguyên nhân làm giảm
số lượng lợn con sinh sống đến 24h cho một lứa đẻ.

* Số lợn con cai sữa
Là số con được nuôi sống cho đến khi cai sữa mẹ, thời gian cai sữa dài hay
ngắn phụ thuộc vào trình độ chế biến thức ăn cho lợn con
Số con cai sữa/lứa là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng quyết định năng
xuất của chăn nuôi lợn nái, nó phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật
chăn sóc lợn con theo mẹ
* Số lợn con cai sữa/nái/năm
Chỉ tiêu này đánh giá tổng quát nhất với nghề chăn nuôi lợn nái, có hiệu quả
hay không là phụ thuộc vào số con cai sữa/nái/năm. Nếu tăng số lứa đẻ/nái/năm và
tăng lượng lợn con cai sữa trong mỗi lứa thì số con cai sữa/nái/năm tăng cao
* Khối lượng sơ sinh toàn ổ: là khối lượng được cân sau khi lợn con được đẻ
ra, cắt rốn, lau khô và chưa cho bú sữa lần đầu. Khối lượng sơ sinh toàn ổ là chỉ tiêu
đánh giá khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn nái, chăm sóc
quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửa
* Khối lượng 21 ngày tuổi toàn ổ: khối lượng 21 ngày tuổi toàn ổ là chỉ tiêu
đánh giá tăng trọng của lợn con và đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Khả năng
tiết sữa của mẹ đạt cao nhất vào ngày thứ 21 và sau đó giảm dần
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

* Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa: tùy theo khối lượng lợn con khi cai sữa, thời
gian bắt đầu cai sữa: 24, 28, 35 ngày, mà cho lợn con ăn thức ăn phù hợp. Khối
lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ đến khối lượng sơ sinh, làm nền tẳng và là điểm
xuất phát cho khối lượng xuất chuồng
* Khoảng cách lứa đẻ
Là thời gian để hoàn thành một chu kỳ sinh sản gồm: thời gian mang thai +
thời gian nuôi con + thời gian chờ động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa.
Trong ba yếu tố trên thời gian mang thai là không thay đổi, thời gian nuôi con và
thời gian chờ phối sẽ rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn nái

1.1.4.1. Yếu tố di truyền
Theo Đặng Vũ Bình (1999) giống là tiền đề và là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái. Chọn lọc là phương pháp đơn giản và
được sử dụng sớm nhất để nâng cao chất lượng đàn giống vật nuôi. Chọn lọc cũng
là động lực đầu tiên để đạt tới sự tiến bộ di truyền, chọn lọc có thể tăng số lượng
gen tốt và giảm số lượng gen xấu thông qua quan sát kiểu hình.
Trong chọn lọc cần chọn đàn giống có tỷ lệ kiểu gen trội đối với chỉ tiêu
mong muốn cao nhất và hạn chế đến mức tối thiểu sự thể hiện gen lặn của tính trạng
không mong muốn. Theo Rothschild et al.,(1998) thì căn cứ vào khả năng sinh sản
và sức sản xuất thịt, các giống lợn được chia làm bốn nhóm chính:
- Giống địa phương có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản xuất
thịt kém nhưng có khả năng thích nghi tốt với môi trường
- Các giống đa dụng như Yorkshire, Landrace có khả năng sản xuất thịt và
sinh sản khá cao
- Các giống chuyên dụng dòng bố như Pidu, Landrace có khả năng sinh sản
trung bình và khả năng sản xuất thịt cao
- Các giống chuyên dụng dòng mẹ như Taihu của Trung Quốc, có khả năng
sinh sản cao nhưng khả năng cho thịt kém.
Các giống khác nhau biểu hiện thành tích sinh sản khác nhau vì kiểu gen của
chúng khác nhau, mỗi giống gia súc đều có cả gen trội và gen lặn đối với chỉ tiêu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

mong muốn và không mong muốn, gen là nguyên nhân làm biến đổi khối lượng
buồng trứng, số nang trứng chưa thành thục, số lượng nang trứng chín, tỷ lệ trứng
rụng và số phôi thai. Ở gia súc thuộc các giống khác nhau thì có sự thành thục về
tính cũng khác nhau, gia súc có tầm vóc nhỏ như các giống lợn nội (Móng Cái, Ỉ )
thường thành thục sớm hơn so với các giống lợn ngoại có tầm vóc lớn (Landrace,
Yorkshire ). Theo Nguyễn Ngọc Phục (2003), thì lợn cái Meishan có tuổi thành
thục sớm hơn so với lợn Landrace, Yorkshire khi nuôi trong cùng điều kiện.

1.1.4.2. Thức ăn và dinh dưỡng
Thức ăn và dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để đảm bảo khả năng sinh sản
của lợn nái, cần phải cung cấp đầy đủ về số lượng và chất lượng các chất dinh
dưỡng cho lợn nái hậu bị, lợn nái có chửa và lợn nái nuôi con. Nuôi dưỡng tốt lợn
nái trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứng rụng, tăng số phôi sống.
Gordon (1997) cho biết nuôi dưỡng lợn nái với mức năng lượng cao ở thời kỳ chửa
đầu có thể làm tăng tỷ lệ chết phôi, ở lợn nái mới đẻ, nuôi dưỡng với mức năng
lượng cao trong thời kỳ có chửa sẽ làm giảm mức thu nhận thức ăn trong thời kỳ
tiết sữa nuôi con và ngăn cản sự phát triển của tuyến vú. Lợn nái nuôi con nên cho
ăn tự do để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Giảm lượng thức ăn thu nhận khi nuôi con
sẽ làm giảm khối lượng cơ thể, hậu quả là thời gian động dục trở lại dài, giảm tỷ lệ
thụ tinh và giảm số phôi sống. Theo Chung và cs. (1998) tăng lượng thức ăn thu
nhận ở lợn nái tiết sữa sẽ làm tăng sản lượng sữa và tăng khả năng tăng khối lượng
của lợn con. Gordon (2004) cho biết tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết
sữa ở giai đoạn đầu và giữa chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng giảm thời gian động dục
trở lại hơn là tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn cuối, tăng
lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn giữa và cuối chu kỳ tiết sữa
sẽ có tác dụng tăng khối lượng cai sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu.
Mục tiêu của nuôi dưỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản xuất ít
nhất, khối lượng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và có được khối lượng
cơ thể thích hợp trong thời kỳ nuôi con.
Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấp
trong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian động dục trở lại (Gordon, 1997). Mức dinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

dưỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làm cho lợn nái phải huy động dinh
dưỡng của cơ thể để nuôi thai, do đó làm giảm khả năng sống của thai và lợn con
khi đẻ cũng như sau khi đẻ, làm giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹ dẫn đến lợn nái
sinh sản kém. Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức lyzin thấp

và protein thấp sẽ làm suy yếu sự phát triển của bao noãn, giảm khả năng thành thục
của tế bào trứng, giảm số con sơ sinh và số con còn sống trên ổ, tăng tỷ lệ hao hụt
của lợn mẹ và giảm tốc độ sinh trưởng của lợn con (Yang et al., 2000)
Bảng 1.3: Nhu cầu Protein của lợn nái
(theo tài liệu của CP-GPOUP)
Giai đoạn lợn nái

Khối lượng cơ thể (kg) Protein thô (%)
Hậu bị 90 – 120 15 – 16
Mang thai 130 – 170 13
Nuôi con 165 – 180 15

1.1.4.3. Mùa vụ
Khả năng sinh sản của lợn nái cũng bị ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố mùa vụ
hay cụ thể hơn là nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Gaustad-Aas và cs. (2004), cho
biết mùa vụ có ảnh hưởng đến số con sơ sinh/ổ. Mùa có nhiệt độ cao là nguyên
nhân làm năng suất sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả thấp: tỷ lệ chết ở lợn con cao,
thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng, tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa
giảm và tỷ lệ thụ thai giảm. Lợn nái phối giống vào các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai
thấp, làm tăng số lần phối giống, giảm khả năng sinh sản từ 5 - 20%.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh hưởng của stress nhiệt đến khả năng sinh sản
của lợn nái. Nhiệt độ cao làm cho tỷ lệ loại thải nái cao (30 - 50%) và làm thiệt hại
về kinh tế trong chăn nuôi nái sinh sản (Gordo, 1997). Số con sơ sinh/ổ khi phối
giống vào mùa hè có thể ít hơn một con so với khi phối giống vào mùa thu, mùa
đông (Peltoniem và cộng tác viên 2000). Các tác giả nhận thấy về mùa hè, nhiệt độ
cao làm giảm tính nhạy cảm bình thường của chu kỳ động dục. Theo Gordon (1997)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

cho biết từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 8 khoảng cách từ khi cai sữa đến động dục trở

lại ở lợn nái tăng so với các tháng khác.
1.1.4.4. Tuổi và lứa đẻ
Tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số con sơ sinh/ổ. Lợn
nái kiểm định có tỷ lệ đẻ thấp hơn so với lợn nái sinh sản. Số lượng trứng rụng thấp
nhất ở chu kỳ động dục thứ nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở chu kỳ động dục thứ hai
và đạt tương đối cao ở chu kỳ động dục thứ ba (Deckert et al., 1998). Số con sơ sinh
tương quan thuận với số lượng trứng rụng (Gordon, 1997).
Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái vì
có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản của lợn nái
thường thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở lứa đẻ thứ 3, 4, 5 và sau đó gần
như là ổn định hoặc hơi giảm khi lứa đẻ tăng lên. Theo Gordon (1997), thì số con sơ
sinh/ổ tăng từ lứa đẻ một đến lứa đẻ thứ tư, ở lứa đẻ thứ tám trở đi, số lợn con mới
đẻ bị chết tăng lên. Số con sơ sinh/ổ có quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn nái và
giảm nhanh sau 4, 5 tuổi. Lợn đẻ lứa đầu tiên thường có số con sơ sinh, khối lượng
sơ sinh nhỏ hơn so với những lứa đẻ sau Colin (1998).
1.1.4.5. Số lần và phương pháp phối giống
Gordon (1997), cho biết số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái
ảnh hưởng tới số con sơ sinh/ổ, phối đơn trong một chu kỳ động dục ở lúc động dục
cao nhất có thể đạt được số con sơ sinh/ổ cao, nhưng phối hai lần trong một chu kỳ
động dục làm tăng số con sơ sinh/ổ. Phối giống cho lợn nái trực tiếp ba lần, mỗi lần
cách nhau 24 giờ tăng hơn 1,3 con/ổ so với phối hai lần. Phối giống kết hợp giữa
thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với phối riêng rẽ.
Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thụ thai và số con sơ sinh/ổ đều thấp hơn (0
- 10 %) so với phối giống trực tiếp (Colin, 1998).
Kỹ thuật phối ảnh hưởng rất lớn đến số lượng con/lứa, thời điểm phối giống
thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con/lứa. Nếu cho phối giống quá sớm hoặc
quá muộn thì tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra/lứa thấp. Đối với đàn hạt nhân chỉ nên
cho phối ghép đôi. Một lợn cái chỉ cho giao phối với một lợn đực, để đảm bảo tỷ lệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15


thu thai và số con/lứa cao thì phối lặp lại. Đối với lợn lai, sinh con thương phẩm thì
có thể cho phối lặp phối kép từ 12 - 14h cho lợn nái cơ bản, từ 10 - 12h cho lợn nái
hậu bị.
1.1.4.6. Thời gian cai sữa
Phân tích 14.925 lứa đẻ của 39 đàn lợn nái ở Mỹ, Xue và cs. (1993). Tính
theo Gordon (1997) cho thấy thời gian bú sữa của lợn con dài, lợn nái có số sơ
sinh/lứa, số con sơ sinh sống/lứa cao, thời gian động dục trở lại ngắn, khoảng cách
từ khi đẻ đến phối giống trở lại dài, khoảng cách lứa đẻ dài.
Lợn nái cai sữa ở 28 - 35 ngày, thời gian động dục trở lại 4 - 5 ngày có thể phối
giống và có thành tích sinh sản tốt (Colin, 1998). Lợn nái cai sữa sớm có tỷ lệ thụ thai
thấp, số phôi sống ít và thời gian động dục trở lại dài (Deckert et al., 1998).
Việc xác định và cải thiện các nhân tố ảnh hưởng đến thành tích sinh sản góp
phần phát huy tiềm năng vốn có của mỗi giống gia súc, nâng cao hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi. Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã nhận thấy có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới thành tích sinh sản của lợn
nái nhưng được chia làm 2 loại chính là yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh.
1.1.4.7. Ảnh hưởng của khoáng chất
Trong cơ thể, các chất khoáng chiếm 3% nhưng nó lại là yếu tố cần thiết cho sự
tạo xương, máu và cân bằng nội môi. Vì thế ta cần bổ xung đầy đủ khoáng chất vào
khẩu phần ăn cho lợn mẹ, như vậy sẽ đảm bảo sự phát triển bình thường của bào thai
+ Ca, P: trong cơ thể có tới 90% là Ca và 80% là P tập trung chủ yếu ở răng
và xương. Nếu cung cấp thiếu Ca, P hay tỷ lệ không hợp lý lúc này cơ thể huy động
từ mô xương con mẹ để hình thành mô xương của bào thai làm cho mô xương của
mẹ bị loãng dần rồi dẫn đến bại liệt trước và sau sinh. Nếu cung cấp thừa Ca và P sẽ
có hiện tượng lắng đọng Ca và P ở phủ tạng gây hiện tượng sỏi thận, gây cản trở
việc hấp thu các chất khác như (Zn)
+ Khoáng vi lượng: nhu cầu về khoáng vi lượng trong khẩu phần ăn rất nhỏ
song lại rất cần thiết. Trong cơ thể khoáng vi lượng tham gia hình thành các men, các
chất xúc tác cho quá trình tổng hợp các chất. Nếu bị thiếu trong khẩu phần ăn một số

men trong cơ thể bị thiếu hoặc không hoạt động gây ảnh hưởng đến sự phát triển của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

cơ thể cụ thể: Fe, Cu gây thiếu máu. Trong trường hợp thừa sẽ gây ngộ độc
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn
1.1.5.1. Sự sinh trưởng và phát dục của lợn
Theo Trần Đình Miên (1982) sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất
hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng về chiều dài, bề ngang, khối lượng của các
cơ quan bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tinh chất di truyền từ đời trước.
Sinh trưởng mang tính chất giai đoạn, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Khi nói đến sinh trưởng là nói đến sự phát dục vì hai quá trình này là đồng thời diễn
ra trong cơ thể con vật, nếu như sinh trưởng là sự tích lũy về lượng thì phát dục tích
lũy về chất. Phát dục diễn ra trong quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình
thái, kích thước các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật là quá trình phức
tạp trải qua nhiều giai đoạn từ khi trứng rụng tới khi trưởng thành, khi con vật
trưởng thành quá trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh các tế bào ở cơ quan, tổ
chức không nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm nhưng chủ yếu là tích lũy mỡ, còn tích
lũy cơ xem như ở trạng thái ổn định
Ở lợn đang phát triển đến giai đoạn cho thịt lúc này quá trình tổng hợp Protit
làm tăng tỷ lệ nạc, từ đó các tế bào cơ to ra lúc này lợn phát triển cả về chiều dài và
độ dày. Trong quá trình sinh trưởng, thành phần hóa học cũng như tỷ lệ các phần
thịt và phẩm chất thịt cũng thay đổi, cùng với sự tăng lên, lúc này tỷ lệ Protein
giảm nhẹ
Quá trình sinh trưởng của lợn được thể hiện qua tiềm năng di truyền. Hệ số
di truyền tăng trọng hàng ngày, tiêu tốn thức ăn cũng như tuổi kết thúc vỗ béo dao
động ở phạm vi rộng, phụ thuộc vào giống, quần thể, phương pháp tích khác nhau,
phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng
1.1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng


* Tốc độ sinh trưởng
Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) tốc độ sinh trưởng là chỉ tiêu kinh tế
quan trọng hàng đầu trong chăn nuôi lợn thịt. Tốc độ sinh trưởng nhanh sẽ góp
phần giảm thiểu tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng, tăng tỷ lệ thịt nạc
trong thịt sẻ, giảm chi phí trong chăn nuôi khả năng sinh trưởng được tính

×