Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

điều tra hiện trạng sản xuất và bước đầu tuyển chọn một số giống ổi phục vụ công tác chọn tạo giống ở miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.38 MB, 129 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*********


NGUYỄN VIỆT DƯƠNG





ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ BƯỚC ĐẦU
TUYỂN CHỌN MỘT SỐ GIỐNG ỔI PHỤC VỤ CÔNG TÁC
CHỌN TẠO GIỐNG Ở MIỀN BẮC


LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60 62 01 10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM THỊ HƯƠNG
2. TS. BÙI QUANG ĐÃNG





HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào cả.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Nguyễn Việt Dương
Hc vin Nụng nghip Vit Nam Lun vn Thc s Khoa hc Nụng nghip
Page ii

LI CM N

Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới:
PGS.TS. Phạm Thị Hơng - Bộ môn Rau, quả và hoa cây
cảnh - Khoa Nông học Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
TS. Bùi Quang Đãng Ban Khoa học và Hợp tác quốc tế
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn

Rau, quả và hoa cây cảnh - Khoa Nông học, Ban quản lý đào tạo
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Những ngời thầy đã hết lòng
hớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Chuyển giao Trung tâm
Nghiên cứu thực nghiệm Rau quả Gia Lâm Viện Nghiên cứu
Rau quả đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã giúp tôi hoàn thành bản luận văn này!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả



Nguyễn Việt Dơng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG v


DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ vi

DANH MỤC ẢNH vii

MỞ ĐẦU 1

1.1.

Đặt vấn đề 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu 2

1.2.1.

Mục đích 2

1.2.2.

Yêu cầu 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học của đề tài 2


1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1.

Nguồn gốc, phân bố cây ổi 3

2.2.

Đặc điểm hình thái và phân loại 4

2.2.1.

Đặc điểm hình thái 4

2.2.2.

Phân loại 5

2.3.

Yêu cầu sinh thái của cây ổi 8

2.4.

Đặc điểm một số giống ổi ăn tươi phổ biến trên thế giới và trong nước 10


2.4.1. Tiêu chuẩn quả ổi ăn tươi: 10

2.4.2. Một số giống ổi ăn tươi phổ biến trên thế giới 10

2.4.3.

Một số giống ổi ăn tươi ở Việt Nam 13

2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi trên thế giới và trong nước 19

2.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi trên thế giới 19

2.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi trong nước 21

2.6.

Tình hình nghiên cứu về cây ổi ở Việt Nam và trên thế giới 23

2.6.1.

Tình hình nghiên cứu về cây ổi trên thế giới 23

2.6.2.

Tình hình nghiên cứu cây ổi ở Việt Nam 26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32


3.1.

Vật liệu nghiên cứu 32
3.2.

Nội dung nghiên cứu 32

3.3.

Thời gian nghiên cứu 32

3.4.

Địa điểm nghiên cứu 32

3.5.

Phương pháp nghiên cứu: 33

3.5.1.

Phương pháp nghiên cứu 33

3.7.

Phương pháp xử lý số liệu 35

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36


4.1.

Điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai của các vùng điều tra 36

4.1.1.

Điều kiện đất đai và địa hình của các vùng điều tra 36

4.1.2. Điều kiện khí hậu của các vùng điều tra 39

4.2.

Thành phần giống, đặc điểm hình thái và năng suất của một số giống
ổi tại các vùng điều tra 45

4.2.1. Thành phần giống và đặc điểm hình thái của các giống ổi điều tra 45

4.2.2. Một số chỉ tiêu về năng suất và chất lượng quả của các giống ổi điều tra 57
4.2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng ổi tại các vùng điều tra 60

4.3.

Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất ổi tại
các vùng điều tra 65

4.3.1. Kỹ thuật nhân giống 65

4.3.2. Kỹ thuật bón phân 66

4.3.3. Một số biện pháp kỹ thuật khác 67


4.3.4. Tình hình sâu bệnh hại ổi tại các vùng điều tra 69

4.3.5. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sau thu
hoạch của các vùng trồng ổi 73

4.4. Hiệu quả kinh tế của một số giống ổi tại các vùng điểu tra 73

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 76

Kết luận 76

Đề nghị 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các nước có sản lượng ổi cao nhất thế giới năm 2011 20

Bảng 4.1. Thành phần hóa học của đất tại các điểm điều tra 38

Bảng 4.2. Một số giống ổi thu thập được tại các điểm điều tra 46

Bảng 4.3. Thành phần một số giống chính tại các điểm điều tra 47


Bảng 4.4. Đặc điểm hình thái lá của một số giống ổi ăn tươi tại các vùng
điều tra 48

Bảng 4.5. Đặc điểm hình thái quả và thời gian thu hoạch quả của các giống
điều tra 54

Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu về quả của các giống ổi điều tra 57

Bảng 4.7. Thành phần sinh hóa của một số giống ổi điều tra 58

Bảng 4.8. Diện tích, năng suất, sản lượng ổi của các xã điều tra (năm 2013) 60

Bảng 4.9. Diễn biến diện tích trồng ổi qua một số năm tại các điểm điều tra 61

Bảng 4.10. Diễn biến năng suất các giống ổi qua các năm điều tra 63

Bảng 4.11. Sản lượng ổi qua các năm tại các điểm điều tra 64

Bảng 4.12. Kỹ thuật nhân giống 65

Bảng 4.13. Tình hình sử dụng phân bón cho cây ổi tại các vùng điều tra 66

Bảng 4.14. Tình hình áp dụng một số biện pháp kỹ thuật khác 67

Bảng 4.15. Một số sâu, bệnh hại chính tại các vùng điều tra 70

Bảng 4.16. Tình hình thu hái và bảo quản ổi tại các vùng điều tra 73

Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế của một số giống ổi tại các điểm điều tra 74


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Trang
Đồ thị 4.1. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm 2013 thành phố Hà Nội 40

Đồ thị 4.2. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm 2013 của tỉnh Hải Dương 41

Đồ thị 4.3. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm 2013 của tỉnh Bắc Giang 44

Biểu đồ 4. Diện tích trồng ổi tại một số điểm điều tra từ năm 2011-2013 62

Biểu đồ 5. Sản lượng ổi tại một số điểm điều tra từ năm 2011-2013 64


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC ẢNH
Trang
Ảnh 1. Hình thái lá ổi Đông Dư 49

Ảnh 2. Hình thái lá ổi Xù 50

Ảnh 3. Hình thái lá ổi Thái Lan 51

Ảnh 4. Hình thái lá ổi Đài Loan 52

Ảnh 5. Hình thái lá ổi Bo 53


Ảnh 6. Hình ảnh quả ổi Đông Dư 54

Ảnh 7. Hình ảnh quả ổi Đài Loan 55

Ảnh 8. Hình ảnh quả ổi Thái Lan 55

Ảnh 9. Hình ảnh quả ổi Xù 56

Ảnh 10. Hình ảnh quả ổi Bo 56

Ảnh 11. Biện pháp kỹ thuật bao quả ổi tại Gia Lâm - Hà Nội 68

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ổi (Psidium guajava L.) là cây ăn quả được trồng ở hầu hết các quốc
gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ổi là loại quả có hàm lượng dinh
dưỡng cao, đặc biệt có nhiều loại vitamin và khoáng chất, có thể ăn tươi, làm
đồ hộp, nước ổi, mứt ổi. Một số bộ phận trên cây ổi như: quả non, búp ổi, vỏ
cây và rễ có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Ở nước ta, cây ổi được đánh
giá là loại cây dễ trồng, thích hợp nhiều loại đất, có khả năng chịu hạn, chịu
úng tốt, cho năng suất cao nếu được chăm sóc tốt
Ở các tỉnh phía Bắc, cây ổi từ lâu đã đem lại thu nhập lớn cho người sản
xuất tại một số vùng như Hải Dương, Thái Bình, Bắc Giang và Hà Nội. Các
giống ổi địa phương chính đang được trồng ở một số tỉnh là ổi đào, ổi mỡ, ổi
Đông Dư, ổi Bo, ổi trắng, ổi Vẹt. Tuy nhiên, các giống ổi địa phương đều là
các giống ổi có nhiều hạt, chất lượng quả không cao. Mặc dù thời gian gần

đây, cây ổi có xu hướng phát triển ở nhiều vùng trong cả nước với chủng loại
giống khá đa dạng, nhiều giống được du nhập từ: Trung Quốc, Đài Loan, Thái
Lan. Nhưng các giống này vẫn chưa được nghiên cứu đánh giá đúng mức.
Kỹ thuật thâm canh ổi của người dân trồng ổi còn rất hạn chế cùng với
hiện tượng sản xuất ổi tràn lan, sử dụng giống trồng không rõ nguồn gốc và
không được kiểm soát diễn ra ngày một phổ biến sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến
sản xuất ổi trong tương lai. Hơn nữa, giống ổi ăn tươi đòi hỏi phải tích hợp
được nhiều đặc điểm tốt, đảm bảo đáp ứng được đòi hỏi ngày một khắt khe
của thị trường tiêu thụ.
Để có được các giống ổi có năng suất cao, chất lượng quả tốt, thích hợp
cho ăn tươi, cần có nghiên cứu điều tra đánh giá vật liệu giống hiện có, làm cơ
sở cho nghiên cứu chọn lọc và lai tạo giống phục sản xuất. Đề tài: “Điều tra
hiện trạng sản xuất và bước đầu tuyển chọn một số giống ổi phục vụ công
tác chọn tạo giống ở miền Bắc” nhằm giới thiệu các giống tốt cho sản xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

đồng thời cung cấp dữ liệu cơ bản ban đầu về nguồn vật liệu phục vụ công tác
nghiên cứu chọn tạo giống ổi trong tương lai.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá được hiện trạng trồng ổi ở một số tỉnh miền Bắc, mô tả đặc
điểm của các giống hiện trồng, giới thiệu giống triển vọng cho sản xuất, cho
công tác nghiên cứu chọn tạo giống.
1.2.2. Yêu cầu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên vùng trồng ổi tập trung (đất đai, khí hậu)\
- Điều tra thành phần giống, mô tả đặc điểm hình thái
- Điều tra tình hình trồng trọt: chăm sóc, bón phân, cắt tỉa, bảo vệ thực vật
- Điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ổi: đánh giá hiệu quả kinh
tế của mô hình trồng giống ổi có năng suất cao nhất tại các vùng điều tra.

1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Cung cấp dữ liệu về các đặc điểm hình thái, một số đặc tính nông sinh
học của các giống ổi hiện được trồng phổ biến ở các vùng nghiên cứu phục vụ
cho quá trình nghiên cứu chọn tạo giống ổi ăn tươi cho miền Bắc.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Giới thiệu các giống ổi ăn tươi triển vọng cho sản xuất và cho công tác
nghiên cứu chọn tạo giống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc, phân bố cây ổi
Ổi (Psidium guajava) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Theo de
Candolle vùng phát sinh của ổi được xác định ở khu vực giữa Mexico và
Peru. Chính những người Tây Ban Nha đã đưa cây ổi đến các đảo ở Thái Bình
Dương và Philippin, còn người Bồ Đào Nha đã đưa cây ổi du nhập đến Ấn
Độ, rồi sau đó phát triển rộng khắp các vùng nhiệt đới khác. Hiện

nay, ổi là
một trong những cây ăn quả phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới, nhất là ở các
nước vùng Đông Nam châu Á như Philippin, Malaysia, Indonesia, Thái lan và
Việt Nam. Theo Vũ Công Hậu (1998), cây ổi là cây được trồng tập trung chủ
yếu ở Brazil và đảo Anti. Cây ổi hiện đã thích nghi được không chỉ ở các
nước nhiệt đới mà cả các vùng á nhiệt đới như các nước xung quanh biển Địa
Trung Hải, phía Nam nước Pháp, Florida, California của Mỹ, nhưng nơi mà
hiện tại cây ổi đều đã trở nên khá phổ biến.

Mặc dù hiện nay ổi chưa được coi là cây ăn quả quan trọng về mặt kinh
tế, nhưng là cây ăn quả có tiềm năng thương mại rất lớn, có giá trị dinh dưỡng
cao, giàu vitamin C, thậm chí một vài giống ổi có hàm lượng vitamin C cao
hơn ở cây có múi (Roberto E. Coronel, 1998).
Ở Việt Nam cây ổi được nhập vào trồng từ lúc nào không rõ nhưng
được phát triển trên khắp cả nước, từ đồng bằng ven biển cho đến vùng núi có
độ cao khoảng 1500 m trở xuống. Ở miền Nam, ổi được trồng ở An Giang,
Ninh Thuận, Tiền Giang, Đồng Nai… Qua quá trình trồng trọt và chọn lọc
giống, hiện nay các giống ổi cũng rất phong phú, đa dạng. Ngoài giống ổi
nhập nội, còn có những giống ổi đặc biệt của địa phương như: ổi bo ở Thái
Bình, ổi Đông Dư ở Hà Nội, ổi Đào ở Hải Dương…Trong những năm gần
đây, cây ổi được trồng tập trung ở khắp các tỉnh trên cả nước do hiệu quả kinh
tế của chúng mang lại rất lớn cho người trồng ổi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

2.2. Đặc điểm hình thái và phân loại
2.2.1. Đặc điểm hình thái
Ổi là cây ăn quả phổ biến, được trồng hầu như khắp các địa phương, cả
vùng đồng bằng lẫn ở miền núi, trừ vùng núi cao trên 1500m. Một số đặc điểm
hình thái của các giống ổi trồng trọt phổ biến được mô tả tóm tắt dưới đây:
+ Thân: thân ổi phân cành nhiều, cao 4-6 m, cao nhất 10 m, đường kính
thân tối đa 30 cm. Những giống mới có tán nhỏ và thấp hơn những giống địa
phương. Thân cây chắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm. Theo Đỗ Huy Bích
(2008) ổi có thân cao khoảng 3 - 4 m, được bao bọc bởi một lớp vỏ mỏng, trơn
nhẵn, khi già bong ra thành từng mảnh. Cành non có tiết diện hình vuông, có
lông mềm, khi già hình trụ, nhẵn.
+ Lá: lá ổi thuộc dạng lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình
bầu dục, đuôi lá thuôn tròn, đầu có lông gai hoặc lõm, dài khoảng 11-16 cm,
rộng 5-7 m tùy từng giống, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới. Bìa phiến

nguyên, ở lá non có đường viền màu hồng tía kéo dài đến tận cuống lá. Gân lá
hình lông chim, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, 14-17 cặp gân phụ. Cuống lá màu
xanh, hình trụ dài 1-1,3 cm, có rãnh cạn ở mặt trên.
+ Hoa: hoa ổi là hoa lưỡng tính, bầu hạ, mọc từng chùm 2, 3 chiếc, ít
khi ở đầu cành mà thường ở nách lá. Hoa mẫu 5, lá bắc là lá thường, lá bắc
con dạng vẩy dài 3-4 mm, màu xanh hơi nâu. Cuống hoa dài 1,4-2,6 cm, màu
xanh. Đế hoa hình chén dài 0,8-1,2 cm, màu xanh. Đài hoa dính thành ống
nguyên, khi hoa nở tách ra thành 4-5 thùy không đều, màu xanh ở mặt ngoài,
mặt trong màu trắng, tiền khai van. Cánh hoa 5, gần đều, rời, màu trắng mỏng,
dễ rụng khi hoa nở, phiến hình bầu dục khum ở đỉnh, dài 1,4-1,6 cm, rộng 0,6-
0,8 cm, mặt ngoài có nhiều lông mịn, có 3-5 gân, móng nhỏ cong có lông mịn
màu vàng, tiền khai năm điểm. Bộ nhị: nhiều rời, không đều, đính thành nhiều
vòng trên đế hoa; chỉ nhị dạng sợi dẹt màu trắng, gốc màu vàng nhạt, dài 7-14
mm, có lông; bao phấn màu vàng 2 ô, nứt dọc hướng trong, đính đáy; hạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

phấn rời, nhỏ, hình tam giác tù ở đầu dài 17-20 µm, màu vàng nâu có 3 lỗ. Lá
noãn 5, dính, bầu dưới 5 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Vòi nhụy 1,
dạng sợi màu trắng hơi phình ở gốc, có nhiều lông mịn, dài 1-1,2 cm. Đầu
nhụy 1, màu xanh dạng đĩa (Đỗ Huy Bích, 2008).
Hoa thụ phấn chéo dể dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn. Thụ phấn chéo
diễn ra thường xuyên hơn nhờ côn trùng và ong mang theo phấn hoa.
+ Quả: Quả hình tròn, hình trứng hay hình quả lê, dài 3-14 cm tùy theo
giống. Vỏ quả còn non màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, thịt vỏ quả
màu trắng, vàng hay ửng đỏ. Ruột trắng, vàng hay đỏ. Trong ruột quả có nhiều
hạt được bao trong khối thị xốp. Quả chín có vị chua ngọt hay ngọt và có mùi
thơm đặc trưng, có thể ăn tươi, làm mứt hay làm nước giải khát. Khi quả chín
dể bị chim, dơi, sóc đến ăn và làm khuyếch tán hạt giống.
+ Hạt: Hạt nhiều, màu vàng nâu hình đa giác, có vỏ cứng và nằm

trong khối thịt quả màu trắng, hồng, đỏ vàng. Từ khi thụ phấn đến khi quả
chín khoảng 100 ngày.
Chất lượng ổi được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau: Ít hạt, hạt
mềm, nhỏ, ở những giống dại tỷ, lệ hạt bằng 10 - 15% khối lượng quả, còn
ở những giống tốt, được chọn lọc, tỷ lệ này chỉ chiếm 2 - 4% thậm chí có
giống gần như không hạt, cùi dày, quả to, khi chín có mùi thơm hấp dẫn
(Đỗ Huy Bích, 2008).
2.2.2. Phân loại
Cây ổi (Psidium guajava L.) giới (regnum): Plantae; bộ (ordo): Myrtales;
thuộc họ Myrtaceae; chi (genus): Psidium; loài (species): P. guajava
Theo hệ thống APG II (Angiosperm Phylogeny Group II) (2003) bộ
sim hay bộ đào kim nương (Myrtales) chứa 11 họ với 380 chi và trên 11.000 loài.
Hệ thống APG III công bố tháng 10 năm 2009 công nhận bộ này có 11 họ.
Họ Sim (Myrtaceae) có khoảng 3.000 loài, phân bổ trong 130-150 chi.
Chúng phân bổ rộng khắp ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm áp trên thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Chi ổi (Psidium) có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ với khoảng 100 loài
cây bụi. Trong đó có nhiều loài cây có quả ăn được và có giá trị kinh tế lớn.
Cây ổi (Psidium guajava) còn gọi là cây ổi thường (Common guava)
hay cây ổi táo (Apple guava) là loài cây có chất lượng quả ngon nhất trong chi
ổi, có nguồn gốc ở Trung Mỹ và vùng phụ cận (Mexico, vùng vịnh Caribbean,
Trung và Nam Mỹ).
Ổi (Psidium guajava) thuộc họ Myrtaceae với 75 chi và 3000 loài, cây
thân gỗ, phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Bắc và Nam bán cầu. Riêng ở
Philippine có tới 10 chi và 120 loài. Chi Psidium Linn gồm khoảng 100 - 150
loài có quê hương ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nước Mỹ. Loài có tên
guajava có nguồn gốc từ từ “guayaba” tiếng Tây Ban Nha được trồng ở vùng
nhiệt đới nước Mỹ. Loài guava là loài quan trọng nhất trong họ Myrtaceae.

Wester liệt kê ra 20 loài Psidium, trong đó một số loài có thể chọn lọc
làm gốc ghép và phục vụ cho chọn tạo giống như: guava, guisaro là P. Molle
Berthol; Strawberry guava là P. Cattleianum Sabine; araca là P. Guineense
Sw,; cos là P. Friedrichsthalianum Ndz,; và lauriva là P.laurifolium Bg.
Theo Morton, J. 1987 (Brazilian Guava), hầu hết các loại ổi trồng đều
phân bố khá rộng, loài P. guineense được tìm thấy từ phía bắc Argentina và
Pêru tới phía Nam Mexicô. Ở Argatala, Ấn Độ cây ổi mọc nhiều và được coi
như một loài cây dại.
Họ sim bao gồm khoảng 140 giống và 3000 loài hoặc hơn. Chúng có
nguồn gốc từ khắp các vùng từ nhiệt đới, cận nhiệt đới tới vùng ôn đới như
Australia. Họ sim chia thành hai họ phụ là Leptospermoidea với dạng quả
nang và Myrtoideae với dạng quả hạch hay quả mọng (Coronquist 1981,
Wagner etal. 1990).
Họ phụ Leptospermoidea: Có đặc điểm là dạng quả nang nhiều hạt hoặc
đôi khi là dạng quả hạch ít hạt, lá mọc đối xứng hoặc xen kẽ, số cặp nhiễm sắc
thể của các chi trong họ thường được tìm thấy là 2n = 22 (Sem 1984). Họ phụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

này phát triển mạnh nhất ở Australia, Malayxia và Polynesia. Trong đó lớn nhất
là Eucalyptus với khoảng trên 500 loài, và Melaleuca với khoảng 100 loài. Ở
Hawaii, họ phụ này được biết tới với 35 loài thuần hóa (nhập nội) và 5 loài đặc
trưng thuộc 5 giống, gồm: Eucalyptus, Leptospermum, Lophostemom,
Melaleuca và Metrosideros (Wagner et al. 1990).
Họ phụ Myrtoideae: Họ này có đặc điểm là quả nhiều cùi, mọng nước,
lá mọc đối (Wagner et al., 1990). Hiện nay đa số các loài ổi trồng ở Việt Nam
thuộc họ này. Số cặp nhiễm sắc thể của các chi trong họ này được tìm thấy có
sự thay đổi từ 2n = 22 tới 2n = 88. Phát triển mạnh nhất ở vùng nhiệt đới châu
Mỹ trong họ phụ này bao gồm các giống lớn là Eugenia với 600 loài, Myrcia
với 300 loài, Syzygium với 200 loài và Psidium với 100 loài.

Số lượng nhiễm sắc thể của các loài và dòng Psidium
Loài hoặc dòng
Số lượng
NST (2n)
Loài hoặc dòng
Số lượng
NST (2n)

P.guajava 22 P. guineense 44
Beaumont 22 P. Friedrichsthalianum
Indonesian seedless 33 From El Salvador 44
Seedling No. 15 24 From Costa Rica 46
Seedling No. 27 25 P. cattleianum 77
P.polycarpum 22 P. c. F. Lucidum 66
P. cujavillus 44
Nguồn: Trích theo Indian Journal of Horticulture Sehgal O.P., Singh Ranjit
Trong họ phụ này, giống Psidium có khoảng từ 100 - 150 loài, dạng thân
bụi hoặc gỗ nhỏ Giống này có lá mọc đối hoặc gần đối, gân lá hình lông chim.
Hoa mọc đơn lẻ hoặc thành chùm 2 - 3 hoa, đôi khi chùm có tới 7 hoa mọc ra từ
nách lá. Có đặc điểm là cánh hoa, nhị hoa, bầu hoa đều nằm phía trên bầu, tức
là hoa dạng bầu hạ, đài hoa gắn bó với quả lâu nhất. Đài hoa có 4-5 cánh, khi
còn là nụ nó gắn liền với nhau, chỉ đến khi hoa nở thì đài hoa mới tách ra.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Tràng hoa với 4 hoặc 5 cánh hoa, màu trắng, bầu nhuỵ luôn có 3-4 phòng, đôi
khi có 2 - 7 phòng và có rất nhiều noãn. Quả hình cầu hoặc hình quả lê với rất
nhiều hạt có vỏ cứng. Tác giả Kausel chia giống Psidium ra làm 2 chi, gồm:
- Chi thuộc phân giống Eupsidium ban đầu có đài hoa đóng gồm: P.
cuneatum, P. gujava, P.guineense, và P. kennedyanium.

- Chi thuộc phân giống Myrtopsidium ban đầu có đài hoa mở bao gồm:
P. incanum, P. luridum, P. missionum, và P. nutans.
Số lượng nhiễm sắc thể của 10 loài và dòng dưới chi đã được nghiên
cứu ở Hawai cho thấy chi này gồm cả các loài nhị bội, tam bội, tứ bội, lục bội
và bát bội. Phấn của giống “không hạt Indonesia” là tam bội khả năng sống
kém và đậu quả tự nhiên có một vài hạt. Ba cây gieo từ hạt của giống không
hạt thụ phấn mở có số lượng 2n bằng 21, 24 và 25, đó là hiện tượng lệch bội
khi lai tam bội với nhị bội.
Hai cây loài P. Cattleianum biểu hiện là heptaploid nhưng không có sự
khác nhau về các đặc tính nông học. Sự giống nhau về đặc tính sinh trưởng
sinh dưỡng và biểu hiện của nhiễm sắc thể của loài P.guajava và P.
Polycarpum là 22 nhưng ở loài P. Cujavillus và P. Guineense lại gấp đôi (44).
Ở Ấn Độ có giống không hạt 2n = 33. Giống ổi Trung Quốc P. Chinensis mặc
dù nhị bội (2n = 22) nhưng ở một vài dạng lại có sự phân bào giảm nhiễm bất
bình thường. Những loài này là dạng lai cấu trúc và hạt phấn tốt đạt 55,3%.
Hai giống lệch bội 2n = 21 và 30 thu được là từ cây ổi tam bội trồng ở Ấn Độ.
2.3. Yêu cầu sinh thái của cây ổi
* Đất trồng
Ổi thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Nhưng phát triển tốt nhất
trong điều kiện đất thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ, pH trong khoảng từ 5 - 7.
Ổi có thể chịu được độ mặn khá.
Đất phù sa rất thích hợp cho cây ổi sinh trưởng, phát triển và cây cho năng
suất, chất lượng tốt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

* Lượng mưa
Cây ổi cần có độ ẩm trung bình trong khoảng rộng 1000 – 2000 mm,
nhưng cũng có thể chịu được hạn hán. Nhưng hạn hán và độ ẩm thấp trong
thời gian ra hoa có thể làm giảm khả năng đậu quả.

Ổi thích nghi với khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1500 - 4000 mm
phân bố tương đối đều thì không phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự
thay đổi đột ngột của ẩm độ trong đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có
khả năng phát triển nhanh một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3 - 4 m và
có thể hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao, ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt
đất do đó không bị ngạt. Thậm chí ngập hẳn vài ngày ổi cũng không chết. Có
thể lợi dụng đặc điểm này chủ động điều khiển mạch nước ngầm bằng phương
pháp tưới tiêu để cho rễ ăn nông ở lớp đất mặt nhiều màu mỡ.
* Nhiệt độ
Ổi phát triển tốt nhất trong môi trường có nhiệt độ ấm, độ ẩm phong
phú, độ cao khoảng 1500 m so với mực nước biển, và không có sương giá
(Maggs, 1984). Nhiệt độ tối ưu là từ 23
o
C – 28
o
C, với nhiệt độ thấp hơn 23
o
C
và cao hơn 27
o
C trong thời kỳ ra hoa sẽ làm giảm đang kể khả năng đậu qủa.
Nhiệt độ cao thời gian phát triển của ngắn hơn, nhiệt độ thấp thời gian phát
triển của trái dài hơn. Nhiệt độ thấp trong mùa đông và khô hanh sẽ làm cho lá
rụng tự nhiên, và hoa sẽ bắt đầu ra ngay sau khi thời tiết ấm áp cùng với lượng
mưa thích hợp sẽ kích thích quả hình thành và phát triển.
Theo Trần Thế Tục (1999), cây ổi thích hợp ở nhiệt độ bình quân năm 25 -
27
0
C. Cây ổi không chịu được rét, so với cam ổi kém chịu rét hơn, nhưng với
đu đủ, chuối tiêu thì ổi hơn hẳn. Độ nhiệt - 2

0
C cả cây lớn cũng chết. Ngược
lại ổi chịu đựng dễ dàng với nhiệt độ cao ở các sa mạc nếu có đủ nước. Nhiệt
độ thấp, ví dụ dưới 18 - 20
0
C quả bé, phát triển chậm, chất lượng kém.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

*Ánh sáng
Ổi là cây ưa sáng mạnh. Cây ổi cần ánh sáng chiếu quanh năm, đặc biệt
là thời kỳ hình thành và phân hóa mầm hoa. Tổng số giờ chiếu sáng/năm từ
1.800 giờ phù hợp cho cây ổi sinh trưởng,phát triển. Ánh sáng đầy đủ giúp
cho quá trình quang hợp và đồng hóa các chất xảy ra được thuận lợi tăng tích
lũy chất dinh dưỡng, khả năng sinh trưởng và phân hóa mầm hoa cũng như ra
hoa, đậu quả tốt.
2.4. Đặc điểm một số giống ổi ăn tươi phổ biến trên thế giới và trong nước
2.4.1. Tiêu chuẩn quả ổi ăn tươi:
Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, ổi được sản xuất với nhiều
mục đích khác nhau như: ăn tươi, chế biến, dược liệu… Với mỗi mục đích sản
xuất, các nhà chọn giống cũng theo các hướng đó. Đặc điểm của các giống ổi
của mỗi mục đất sản xuất khác nhau cũng có sự khác nhau. Ổi ăn tươi ở Việt
Nam cần có một số các chỉ tiêu: quả to, độ dày cùi lớn, giòn, ngọt, ít hạt….
Tùy thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng của từng nước trên thế giới mà các
nhà chọn, tạo giống ổi nghiên cứu. Hiện nay ở miền Bắc nước ta, một số giống
ổi ăn tươi phổ biến ở nước ta là: giống ổi Thái Lan, ổi Đài Loan, ổi Bo, ổi
Đông Dư. Giống ổi Thái Lan và Đài Loan có đặc điểm quả to, cùi dày, hạt
mềm và số lượng hạt ít. Giống ổi Bo và ổi Đông Dư, mặc dù quả nhỏ, độ dày

cùi thấp nhưng lại thơm và có vị đậm hơn giống Đài Loan và Thái Lan nên
vẫn được thị trường chấp nhận.
2.4.2. Một số giống ổi ăn tươi phổ biến trên thế giới
Ổi là một trong những cây trồng quan trọng ở một số nước nhiệt đới và
cận nhiệt đới trên thế giới. Tùy vào mục đích sử dụng mà các nhà khoa học
trên thế giới đã định hướng nghiên cứu theo những hướng sau: chọn tạo giống
ổi phục vụ ăn tươi, chọn tạo giống ổi cho chế biến và chọn tạo giống ổi phục
vụ ăn tươi và vẫn có thể làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, xã hội của từng nước mà đặc điểm của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

giống ổi ăn tươi của các nước này có sự giống và khác nhau về hình dạng và
chất lượng giống ổi ăn tươi.
- Giống ổi Brazil: có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới từ miền bắc Mexico
kéo dài theo dải đất xuống phía Nam Argentina, giống ổi này có tên khoa học
là Psidium guineense, cho quả quanh năm. Quả nhỏ, vỏ màu xanh sáng khi
chín chuyển sang màu vàng. Cùi dày màu vàng, có mùi thơm mạnh đặc trưng
của vùng nhiệt đới. Giống ổi này được trồng nhiều ở Brazil, ngoài ra giống ổi
này còn được trồng ngày càng nhiều ở một số khu vực của một số nước như:
Califonia của Mỹ, Trinidad, Jamaica và Cu Ba
- Ổi Pink Hong kong: Có nguồn gốc từ Hồng Kông, được trồng nhiều ở
đảo Oahu thuộc Hawaii, Quả ổi có kích thước vừa phải, hình tròn có trọng
lượng từ 170-230g. Thịt quả rất dày, có màu đỏ hồng, vị ngọt hơi chua, dịu,
rất ít hạt.
- Ổi Mexican Cream: Nguồn gốc từ Mexico, còn được gọi là ổi nhiệt
đới vàng. Giống ổi này thích hợp với những vùng khí hậu nhiệt đới như
Mexico và các nước Châu Mỹ. Giống có đặc điểm: quả tròn, nhỏ. Vỏ quả có
màu vàng sáng hoặc đỏ ánh hồng. Thịt quả dầy, có màu trắng kem, vị rất ngọt,
thịt quả mịn, chất lượng rất tốt, rất ít hạt và hạt mềm nên rất thích hợp để ăn

tươi. Giống ổi này thu hoạch vào mùa thu. Hiện nay, giống ổi này được trồng
rộng khắp ở Mexico và miềnTrung và miền Nam nước Mỹ. Giống này không
chỉ dùng để ăn tươi mà còn để chế biến nước uống và làm mứt.
- Ổi Red Indian: Có nguồn gốc từ vùng Dade, quả có kích thước vừa
phải, có hương thơm mạnh. Vỏ quả có màu vàng, thịt quả tương đối dày, có
màu đỏ, vị ngọt, Hàm lượng axit ascorbic acid trong thịt quả tương đối cao
khoảng 195 - 210 mg/100g thịt quả tươi, hàm lượng đường tổng số từ 7 - 10%.
Thịt quả có chứa nhiều hạt nhỏ. Chất lượng của giống ổi này rất tốt, thường sử
dụng để ăn tươi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

- Ổi Ruby X: Là giống ổi lai được trồng nhiều ở Floria, quả hơi tròn,
nhỏ. Vỏ quả có màu vàng xanh nhạt. Thịt quả có hương vị hấp dẫn, ngọt, và
có màu da cam sẫm, hạt nhiều, chiếm 33% thịt quả.
- Ổi Sweet White Indonesia: Quả tròn, to đường kính quả lớn khoảng 3
cm. Vỏ quả mỏng, có màu vàng nhạt. Thịt quả dày, có màu trắng, hương thơm
hấp dẫn, có vị ngọt đậm rất thích hợp để ăn tươi. Cây sinh trưởng, phát triển
mạnh, có thể ra quả quanh năm
- Ổi White Indian: Có nguồn gốc từ Floria, quả có kích thước nhỏ, hình
hơi tròn, đường kính quả từ 5,0-7,6 cm, Thịt quả dày, có màu trắng, ít hạt. Quả
có hương thơm mạnh.
Ổi đỏ Ấn Độ: Có nguồn gốc từ Mỹ, có khả năng sinh trưởng ở điều kiện
khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây sinh trưởng khỏe, có khả năng cho quả
quanh năm. Giống có đặc điểm quả có kích thước vừa phải, trọng lượng quả từ
150-200 gr, có hương thơm mạnh. Vỏ quả có màu vàng, thịt quả tương đối dày,
có màu đỏ, vị ngọt, hàm lượng vitamin trong thịt quả tương đối cao (khoảng 195-
201mg/100g thịt quả tươi), hàm lượng đường tổng số từ 7- 10%. Giống này chủ
yếu để ăn tươi, tuy nhiên vẫn có thể sử dụng để sản xuất nước uống.
Giống ổi tím Malaysia: có nguồn gốc từ miền Nam Mexico và Trung

Mỹ. Giống này có một số đặc điểm khác với những giống ổi khác: có hoa màu
tím đẹp như hoa Anh Đào, lá và trái đều có mầu hồng tím. Thích hợp trồng lấy
trái và trồng làm cây cảnh, trồng du lịch. Giống ổi này có thể thích hợp với
nhiều loại đất và khí hậu khác nhau. Tuy nhiên, khí hậu nóng và điều kiện đất
ẩm cây sinh trưởng phát triển tốt hơn. Thời gian từ trồng đến thu hoạch của
giống ổi này ngắn hơn so với các giống ổi khác: 8 tháng sau trồng cây có thể
ra hoa, kết trái. Quả có đặc điểm: vỏ quả và ruột quả đều có màu tím hồng,
quả hình thuôn dài, trọng lượng quả từ 200 -350 gr, ít hạt. Hàm lượng Vitamin
A, B, canxi, sắt, polasium, chất kháng khuẩn gấp 1,5 lần so với ổi thường và
gấp 1,25 lần so với ổi xanh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Ổi tím Malaysia là giống ổi có tính chất làm se, sát trùng. Ổi tím rất
giàu vitamin A,B,C tác động như những chất ô xy hóa nên có thể tránh có thể
chống lại các dấu hiệu lão hóa, chất Tanin được tìm thấy ở lá ổi sử dụng trong
chất làm se da. Các bộ phận của cây ổi như vỏ, rễ, thân, lá non, búp, quả đều
được dùng làm thuốc. Dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi có tác dụng kháng
khuẩn. Sản lượng thu hoạch bình quân từ giống ổi này cũng cao hơn so với
sản lượng Ổi Đông Dư - Gia Lâm - Hà Nội.
Hình thức nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép, chiết cành, ngoài
ra còn có thể được nhân giống bằng hạt.
2.4.3. Một số giống ổi ăn tươi ở Việt Nam
a) Các giống ổi địa phương
Việt Nam là nước có đặc điểm nhiệt đới gió mùa nên rất thuận lợi để
cây ổi sinh trưởng, phát triển. Chính vì vậy, các giống ổi của nước ta khá đa
dạng và phong phú, bao gồm các giống bản địa và các giống được nhập nội.
Một số giống ổi bản địa của nước ta được trồng từ khá lâu, nhưng đến ngày
nay vẫn có giá trị kinh tế cao khi chúng được quan tâm phát triển thành vùng
sản xuất hàng hóa lớn như: ổi Bo Thái Bình, ổi Đông Dư Hà Nội

Giống ổi Bo Thái Bình, được trồng lâu đời trên đất Thái Bình và là loại
cây ăn quả đặc sản nổi tiếng của tỉnh. Giống ổi này có một số đặc điểm: cây
cao 3 - 4m, lá bầu màu xanh đậm, quả to, khối lượng trung bình 100 -
200g/quả, cùi dày, ruột nhỏ, ít hạt, thịt quả giòn thơm. Xét về chỉ tiêu năng
suất, ổi Bo có năng suất thấp hơn các giống ổi lai hiện có, nhưng xét về chất
lượng ổi Bo giòn, thơm và ngọt hơn các giống ổi lai rất nhiều.
Yêu cầu kỹ thuật trồng giống ổi Bo cao hơn các giống ổi mới hiện nay.
Theo kinh nghiệm của người dân có kinh nghiệm trồng ổi Bo lâu đời cho thấy:
Từ khâu gieo giống cũng đòi hỏi sự tỷ mỉ và hiểu biết nhất định, muốn lấy
được giống tốt phải gieo hạt vào tháng 8 - là lúc thời tiết có mưa nhiều. Cây
được chọn để lấy giống phải là cây mới bói, quả ở cành ngồng để cho thật
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

chín, ruột ổi để trong khoảng một tuần cho nhũn ra thành nước, sau đó cho vào
rá đãi lấy hạt. Sau khâu chọn giống là khâu làm luống. Luống đất để gieo cây
phải để thật khô đất phải đập thật mịn và nhỏ, kéo luống cao 20 phân so với
mặt vườn, rộng 1m. Sau đó mới cho hạt giống đã chuẩn bị sẵn vào gieo, phủ
lên trên bề mặt luống một lớp rạ mỏng, giữ độ ẩm liên tục trong mươi ngày.
Sau khoảng 1 tháng cây mọc lên hẳn mặt đất mới rỡ rạ ra. Để như vậy trong
vòng 5 tháng sau mới đánh ra để trồng. Khi cây chuẩn bị cho thu hoạch phải
bón phân kali trước khi thu hoạch một tháng cho quả rắn lại.
Do giống ổi Bo trồng bằng hạt nên có sự phân ly. Do đó, quả ổi Bo có
nhiều hình dạng khác nhau: dạng tròn dẹt, dạng thuôn dài, dạng quả ổi găng….
Giống ổi Bo có điểm hạn chế so với giống ổi hiện có là mỗi năm chỉ
cho thu hoạch một vụ vào tháng 7, thời gian cho thu hoạch ngắn nên hiệu quả
kinh tế thấp hơn. Chính vì vậy, những năm gần đây, người dân trồng ổi Thái
Bình đã phá bỏ ổi Bo để trồng các giống ổi mới hiện nay có năng suất cao
hơn. Đây là một trong những nguyên nhân làm giống ổi Bo ngày bị mai một
có nguy cơ bị xóa bỏ. Trước tình hình đó, năm 2012, Sở Khoa học và Công

nghệ Thái Bình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái
Bình thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen ổi Bo Thái Bình” để giải
quyết thực trạng trên.
Ổi Đông Dư là một trong những cây ăn quả đặc sản của huyện Gia
Lâm, Hà Nội. Giống có đặc điểm: cây sinh trưởng khỏe, cho trái quanh năm.
Quả nhỏ tròn căng, khắp thân quả nổi lên những đường gân chạy dọc từ cuống
đến rốn quả; khi chín có màu vàng sang phớt xanh, chín ương thịt quả giòn,
khi chính kỹ, thịt quả mềm, có vị ngọt đậm, thơm.
Ổi Đông Dư có thể trồng trên mọi loại đất, đất thích hợp để trồng ổi nói
chung và ổi Đông Dư nói riêng là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Thời vụ
trồng thích hợp nhất là vụ xuân hè, vào tháng 2-3 hàng năm, ổi sinh trưởng,
phát triển nhanh hơn các tháng khác trong năm. Nếu trồng bằng hạt, khoảng 4
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

năm sau ổi cho thu hoạch, trồng cây ghép rút ngắn được 1 năm, trồng cây
chiết chỉ 2 năm sau trồng cây bắt đầu cho thu hoạch.
Đặc điểm hạn chế của ổi Đông Dư khác với các giống ổi mới hiện nay,
thời gian bảo quản sau thu hoạch rất ngắn. Sau thu hoạch một ngày, chất
lượng ổi giảm rõ rệt, rất khó bảo quản để giữ nguyên chất lượng. Do đó, sau
khi thu hoạch cần được tiêu thu ngay hoặc đem chế biến tùy vào mục đích sử
dụng để đảm bảo chất lượng quả.
Khác với ổi Bo Thái Bình, ổi Đông Dư cho thu hoạch quanh năm, tuy
nhiên tháng 8 là vụ thu chính của ổi Đông Dư. Do đặc điểm di truyền của
giống, quả ổi Đông Dư nhỏ, tỷ lệ cùi ít, tuy nhiên và chính vụ quả năng suất cá
thể đạt cao nên không tiêu thụ hết. Những đặc điểm của giống rất phù hợp với
mục đích chế biến nước ổi.
Năm 2013, Viện Nghiên cứu Rau quả đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
sản xuất nước pure ổi từ quả ổi Đông Dư” để giải quyết đầu ra cho cây ổi vào
mùa chín vụ.


Ngoài một số giống ổi đặc sản nói trên, còn có một số giống ổi trồng từ
rất lâu đời như: ổi mỡ, ổi đào… tuy nhiên năng suất và chất lượng của các
giống không cao nên hiện nay diện tích trồng các giống này ngày càng thu hẹp
thay thế cho các giống ổi mới.
Giống ổi Mỡ được trồng rải rác trên cả nước, chủ yếu là miền Bắc và
miền Trung. Quả có hình tròn, nhỏ, trọng lượng quả từ 40 - 50 g, thịt quả dày,
mịn, màu trắng, ruột bé, ít hạt, khi chín vỏ có màu vàng trắng, thịt quả có mùi
thơm mạnh.
Ổi Đào: là các giống ổi có đặc điểm chung là ruột có màu hồng. Giống
này có quả có hình cầu, cùi dày, ruột bé có màu hồng đào, ít hạt, khối lượng
quả từ 200 - 250g/quả, thịt quả giòn, khi chín có mùi thơm hấp dẫn. Giống ổi
này rất thích hợp cho mục đích ăn tươi cũng như chế biến các dạng nước
uống, purê.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

Trong những năm gần đây, các Viện Nghiên cứu đã tập trung nghiên
cứu tuyển chọn và khảo nghiệm một số giống ổi phục vụ sản xuất trong nước.
Vì vậy, cơ cấu giống ổi hiện nay rất đa dạng, phong phú, một số giống ổi được
mở rộng diện tích sản xuất như: ổi Đài Loan, ổi Thái Lan, ổi Xá lị… được
trồng phổ biến trên cả nước.
b) Các giống ổi nhập nội
Giống ổi Đài Loan OĐL1, có nguồn gốc từ Đài Loan được Viện Nghiên
cứu nhập nội và khảo nghiệm tại vùng đồng bằng sông Hồng. Giống có đặc
điểm: Khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, lá của giống OĐL1 hình trái xoan,
hơi thuôn dài, phiến lá hơi mo hình lòng máng và đuôi lá hơi tròn; quả hình
trứng, hơi tròn, rốn quả cân, cuống quả lõm sâu, bề mặt hơi sần, vỏ quả chín
có màu vàng nhạt, sáng, khối lượng quả lớn: 295,8 gam; năng suất trung bình
đạt được của cây 3 năm tuổi là 24,1 kg/cây, Tỷ lệ hạt chỉ chiếm 4,2% so với

khối lượng quả. Hạt tương đối mềm; các chỉ tiêu về chất lượng quả không có
sự khác biệt nhiều so với đối chứng: độ brix đạt 9,85%; hàm lượng vitamin C
đạt 31,55 mg%. Khả năng chống chịu một số sâu, bệnh hại tương đối tốt.
So với các giống địa phương, giống OĐL1có năng suất cao hơn nên
hiện là giống đang được thị trường ưa chuộng. Giống này đã được Bộ Nông
nghiệp và PTNT công nhận là giống cho sản xuất thử vào năm 2012. Hiện
nay, giống được trồng phổ biến ở các tỉnh: Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh,
Bắc Giang, Hòa Bình.
Giống ổi trắng Số1 được Viện Cây lương thực Cây thực phẩm chọn lọc
từ mẫu giống ổi nhập nội từ Malaixia. Bằng phương pháp chọn lọc các thể
qua nhân vô tính. Giống ổi này đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận
là giống tiến bộ kỹ thuật năm 2000.
Giống ổi Trắng số 1 có khả năng sinh trưởng mạnh, khả năng thích ứng
rộng. Giống cho thu quả 2 - 4 vụ/năm, đạt 8 - 10 tấn/ha. Giống cho quả to:
trung bình đạt 317 g/quả, cá biệt có quả đạt 700 - 800g/quả, năng suất quả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17

năm thứ 4 sau trồng cao hơn hẳn các giống địa phương hiện nay đang trồng
nhiều trong sản xuất. Phẩm chất qủa tốt: hàm lượng đường cao, chất lượng ăn
nếm ngọt, ruột mềm, ít hạt có mùi thơm đặc trưng.
Giống ổi Xá lị có nguồn gốc từ Thái Lan được Công ty trách nhiệm hữu
hạn Trang Nông Island nhập nội, khảo nghiệm và sản xuất giống với quy mô
lớn, giống này được trồng phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hiện
nay giống đã được đưa ra trồng ở một số tỉnh miền Bắc như: Hải Dương,
Quảng Ninh, Hà Nội.
Giống ổi Xá lị có đặc điểm: cây mọc khoẻ, chiều cao trung bình, lá to,
tán thưa. Quả hình quả lê, kích thước lớn, thịt quả dày, ăn giòn khi chưa chín
hẳn, khi chín kỹ, thịt quả mềm. Ổi Xá lị có khả năng thích ứng với các vùng
sinh thái khác nhau. Khi cây đạt 3 năm tuổi năng suất đạt 60 - 80 tấn/ha. Ưu

điểm của giống là không có hạt hợp thị hiếu người tiêu dùng. Giống ổi này
hiện nay được trồng khá phổ biến tại các tỉnh đồng bằng sông cửu Long như:
Tiền Giang, Ninh Thuận, An Giang Trong những năm gần đây giống ổi này
đã được đưa ra trồng ở miền Bắc và bắt đầu phát triển mạnh về diện tích
trồng, tỉnh Hải Dương là một trong những tỉnh có diện tích ổi Xá lị rất lớn, tập
trung chủ yếu ở các huyện: Tứ Kỳ, Chí Linh, Ninh Giang, Thanh Hà. Năm
2013, Trung tâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thuộc Sở Khoa học Công nghệ Hải
Dương đã tiến hành đề tài: “Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây ổi không
hạt Xá lị trên địa bàn tỉnh Hải Dương” Mô hình trồng thử nghiệm giống ổi
Xá lị không hạt với qui mô 01 ha (1.600 cây). Cây ổi không hạt Xá lị sinh
trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt 7,5 tấn/ha, quả dài có màu xanh sáng,
không có hạt, có vị ngọt, khả năng chống chịu sâu bệnh khá. Từ kết quả của
mô hình, hiện nay rất nhiều hộ dân trồng giống ổi này, do diện tích trồng ngày
càng được mở rộng.
Ổi Đài Loan MT1 có đặc điểm dạng quả tròn, vỏ mỏng, màu xanh sáng,
không hạt, ruột đặc, thịt trắng ngà; khi còn xanh ăn giòn và ngọt; lúc chín thịt

×