Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Quản trị chiến lược smitfield food

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 108 trang )

PHẦN A: GIỚI THIỆU CÔNG TY SMITHFIELD FOODS
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Smithfield Foods là nhà sản xuất và chế biến thịt lợn lớn nhất thế giới. Trụ sở chính
đặt tại Smithfield, Virginia. Các cơ sở hoạt động tại 26 tiểu bang của Mỹ. Ngoài ra,
công ty còn mở các cơ sở tại 12 quốc gia khác bao gồm các công ty hoạt động độc lập,
công ty liên doanh và công ty cổ phần: Mexico, Ba Lan, Romania, Anh, Brazil, Pháp,
Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Đức, Ytaly Portuga. Smithfield Foods sản xuất hơn 50 thương
hiệu của sản phẩm thịt lợn cùng với hơn 200 loại thực phẩm cho người sành ăn. Ngoài
những sản phẩm chính từ thịt lợn, trong quá trình phát triển, Smithfield Foods còn đa
dạng hóa và cung cấp những sản phẩm từ bò và gà tới khách hàng.
1. Các giai đoạn phát triển
 Từ năm 1936 đến 1987: Hình thành và bước đầu phát triển.
Đây là giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của Smithfield Foods. Joseph W.
Luter Sr và con trai ông, Joseph W. Luter Jnr đã thành lập nhà máy Smithfield Packing.
Trụ sở của công ty đặt tại Smithfield, Virginia. Lĩnh vực kinh doanh của công ty là chế
biến thịt lợn. Các sản phẩm chính như thịt nguội, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích,
thức ăn nhanh,… Sứ mệnh của Smithfield Foods tuyên bố đó là cung cấp những sản
phẩm chất lượng từ thịt lợn một cách có trách nhiệm. Smithfield Foods cam kết cho ra thị
trường những sản phẩm thịt lợn ngon và an toàn. Đồng thời Smithfield Foods cũng nỗ lực
thiết lập những tiêu chuẩn công nghiệp trong ngành chế biến thịt lợn, thể hiện tính trách
nhiệm đối với môi trường.
 Giai đoạn 1987 đến 1995: Mở rộng lĩnh vực kinh doanh và đa dạng hóa sản
phẩm.
Giai đoạn này, không chỉ hoạt động trong lĩnh vực chế biến thịt lợn, Smithfield Foods
mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất thịt lợn hơi. Giai đoạn
này được đánh dấu bởi sự kiện Smithfield Foods liên doanh với công ty Carroll Foods
mở cửa nhà máy sản xuất lợn hơi lớn nhất thế giới tại Heel Tar, North Carolina. Thời kỳ
này, Tổng giám đốc của công ty là ông Joseph W. Luter, III – là người có kinh nghiệm
lãnh đạo và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực chế biến thịt và ngành công nghiệp sản
xuất thịt lợn hơi, Luter đã nhận thấy sự bất cập và thiếu tính chủ động khi phải phụ thuộc
vào nguồn thịt lợn hơi bên ngoài thị trường trong quá trình tiến tới viễn cảnh toàn cầu


hóa quy mô của tổ chức. Ông đã nghĩ đến chiến lược hình thành một hệ thống liên kết
dọc trong hoạt động kinh doanh. Việc liên doanh với Caroll Foods chính là bước đi đầu
tiên mà Luter tiến hành, chuẩn bị cho một sự đột phá trong ngành thực phẩm lúc bấy giờ.
Sự chuẩn bị kéo dài ba năm song song với hoạt đông sản xuất kinh doanh, và đến năm
1990 thì Smithfield tạo ra một sự khác biệt trên thị trường bằng một quy trình chăn nuôi
lợn mang tính công nghiệp hóa cao ở North Carolina. Smithfield Foods sử dụng hệ thống
liên kết dọc trong chăn nuôi, theo đó họ kiểm soát động vật từ lúc thụ thai cho đến khâu
giết mổ.
Một hệ quả kéo theo của sự mở rộng lĩnh vực sản xuất là sự đa dạng hóa sản phẩm.
Một số công ty con mà Smithfield Foods mua lại, ngoài chăn nuôi sản xuất thịt lợn, họ
còn sản xuất kinh doanh thịt gà hoặc thịt bò. Smithfield Foods vẫn để các đơn vị đó hoạt
động theo đặc thù vốn có, do đó kéo theo một hệ quả rằng sản phẩm của Smithfield
Foods không còn đơn thuần chỉ là thịt lợn nữa, tạo nên một sự đa dạng trong chọn lựa
cho khách hàng. Tuy nhiên sự cạnh tranh của công ty chủ yếu vẫn đến từ sản phẩm thịt
lợn.
Trong giai đoạn này, Smithfield Foods có thêm giá trị cam kết trong việc chăm sóc vật
nuôi, rằng: giữ cho vật nuôi luôn an toàn, thoải mái và khỏe mạnh. Việc thiết lập và kiểm
soát hệ thống liên kết dọc cùng với cam kết này nằm trong nỗ lực kiểm soát chất lượng
nạc của thịt, cũng như tính an toàn bởi sự rõ ràng trong nguồn gốc xuất xứ của nguyên
liệu.
 Giai đoạn 2003 đến nay: Hướng đến phát triển bền vững.
Trong giai đoạn này, Smithfield Foods chủ trương phát triển thương hiệu bền vững
thông qua các hoạt động trách nhiệm xã hội, đồng thời cắt giảm những thị trường nhỏ và
ít tiềm năng để phát triển. Smithfield Foods đã thực hiện nhiều dự án hành động thiết
thực, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường đồng thời có những hoạt
động hỗ trợ trong nỗ lực xóa đói và nâng cao trình độ dân trí cho cộng đồng. Hoạt động
xã hội đầu tiên mở màn cho chiến dịch này là vào năm 2003, lần đầu tiên Smithfield
Foods tài trợ cho ngày nước thế giới, và sau đó là một chuỗi dự án khác như: hợp tác với
tập đoàn Compass han chế lượng kháng sinh trong chăn nuôi lợn, ra mắt liên hiệp giáo
dục quốc gia, thành lập Helping Hungry Homes để phân phát thức ăn tới những gia đình

nghèo có nhu cầu,….Bên cạnh đó, Smithfield Foods đã quyết định bán lại tất cả các nhà
máy cùng với những tài sản liên quan đến việc sản xuất thịt bò và thịt gà mặc dù hai mặt
hàng này vẫn mang lại doanh thu đáng kể cho công ty.
Những hoạt động đó dựa trên những cam kết của Smithfield Foods có trong sứ mệnh
Đối với môi trường, Smithfield Foods cam kết giảm nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên,
giảm lượng NOVs. Đối với cộng đồng, Smithfield Foods cam kết mang thức ăn đến cho
những gia đình nghèo khó và nâng cao trình độ học vấn cho cộng đồng.
2. Các thành tựu cơ bản và ý nghĩa.
 Giải thưởng ghi nhận trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.
• Năm 2005, Smithfield là thành viên đầu tiên trong ngành công nghiệp đạt chứng nhận
ISO 14001 cho tất cả các cơ sở sản xuất và chế biến thịt lợn.
ISO 14001 là gì?
Là tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp nhận diện, ưu tiên và quản lý các rủi ro môi trường
như là một phần của hoạt động kinh doanh hàng ngày.
• Năm 2006
- Smithfield có tên trong danh sách các công ty được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ theo
tạp chí FORTUNE, và cũng nằm trong danh sách những công ty có trách nhiệm xã hội
nhất của FTSE4Goods
- Smithfield nhận giải thưởng Environmental Excellence từ US EPA SmartWay
Transport Partnership trong việc giảm thải các chất gây ô nhiễm không khí và các chất
khí gây hiệu ứng nhà kính từ đội máy bay riêng của họ.
- Có 45 cơ sở thuộc 19 bang tại Mỹ của Smithfield được vinh danh và trao tặng giải
thưởng American Meat Institute (AMI) và Virginia Governor's Environmental Excellence
Awards (GEEA ) vì những nỗ lực hoạt động quản lý môi trường của họ.
• Năm 2009, Smithfield đặt tên mình vào danh sách Best Corporate Citizens (công dân
xã hội tích cực) theo tạp chí CRO (Corporate Responsibility Office)
Ý nghĩa: Việc có được những giải thưởng này mang đến cho Smithfield Foods những
điều sau:
- Chứng minh cho công chúng biết các cam kết môi trường và cộng đồng của mình.
Từ đó củng cố và duy trì lòng trung thành của khách hàng cũ cũng như gây dựng

niềm tin và lôi kéo khách hàng mới.
- Tạo cơ hội hợp tác với nhiều công ty khác coi trọng vấn đề thân thiện với môi
trường.
- Tranh thủ được sự ủng hộ của chính phủ, chính quyền địa phương sở tại.
 Giải thưởng cho sự phát triển bền vững.
• Năm 2008 Smithfield dành giải thưởng Sustainability (phát triển bền vững)
Ý nghĩa: Giải thưởng này có ý nghĩa rất lớn đối với công ty, nó không đơn thuần chỉ là
sự thừa nhận cho những thành tựu xứng đáng.
Đối với lưc lượng lao động, một công ty lớn tầm cỡ thế giới đồng thời là một tổ chức
“phát triển bền vững”, thì sẽ không mất nhiều thời gian suy nghĩ để đưa ra lựa chọn làm
việc tại đây. Giải thưởng này có ý nghĩa trong việc giữ chân và thu hút nguồn nhân lực
chất lượng cao cho tổ chức.
Đối với nhà đầu tư, được làm việc với một công ty lớn và phát triển bền vững là một
sự lựa chọn rất hấp dẫn, hứa hẹn ít rủi ro. Như vậy, nó cũng có ý nghĩa trong thu hút đầu
tư.
 Giải thưởng cho sự tin cậy
Năm 2010: Nghiên cứu hàng năm do FACTS ( Trust Across America ) thực hiện tuyên bố
danh sách 10 công ty ở Mỹ được tin cậy nhất thì. Smithfield Foods đứng vị trí thứ nhất.
FACTS đã dùng những phương pháp khác nhau để đánh giá sự tín nhiệm. FACTS
đánh giá dựa trên sự ổn định và sức mạnh tài chính , tính toàn vẹn của doanh nghiệp , sự
minh bạch , sự bền vững và sự đảm bảo trong kế toán . Hơn 200 dữ liệu liên quan đến các
chỉ số của công ty được phân tích và được mô tả như là “cuộc kiểm tra một cách tổng thể
và toàn diện “sức khỏe” của các công ty đại chúng “.
Ý nghĩa: Với tầm ảnh hưởng của giải thưởng này, nó không chỉ có ý nghĩa đối với một
giới hữu quan nào mà nó là căn cứ cho sự lựa chọn của tất cả mọi giới hữu quan của
Smithfield Foods, từ khách hàng, nhà đầu tư, chính phủ, nhân viên,…
3. Sự phát triển của các sản phẩm kinh doanh
a) Sản phẩm.
 Giai đoạn 1936 đến 1987
Smithfield Foods hoat động kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thịt lợn, bao gồm các

sản phẩm thịt chế biến như thịt xông khói, thịt hun khói, xúc xích (lợn, gà, bò), dăm
bông, đồ ăn nhanh, các loại thịt ăn trưa, các và các sản phẩm đặc sản như pepperoni và
xúc xích Italia khô cùng hơn 200 thực đơn món ăn cho người sành ăn. với các hình thức
chế biến đa dạng như hun khói, hầm nhừ, và hơn 200 thực đơn món ăn cho người sành
ăn.
 Giai đoạn 1987 đến nay
Mở rộng hoạt động kinh doanh, không chỉ hoạt động trong lĩnh vực chế biến mà bắt
đầu đi từ khâu chăn nuôi, sản xuất cho đến khâu chế biến theo một hệ thông liên kết dọc .
Việc chăn nuôi được tiến hành các trang trại cao cấp được mua lại. Hệ thống liên kết dọc
này làm cho quá trình sản xuất nhất quán, chất lượng cao hơn, thịt nạc hơn. Hệ thống này
không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu thịt lợn hơi cho nội bộ mà còn cung cấp cho thị
trường bên ngoài. Ngoài các sản phẩm thịt lợn, công ty cũng cho ra thị trường các sản
phẩm từ gà tây và bò. Những sản phẩm này đi vào chuỗi sản phẩm của Smithfield Foods
theo những công ty được mua lại mà vẫn hoạt động một cách đặc thù. Tuy nhiên, yếu tố
cạnh tranh chủ yếu vẫn là các sản phẩm từ thịt lợn. Các hình thức sản phẩm từ thịt trong
giai đoạn này là thịt lợn chế biến, thịt lợn tươi, và các sản phẩm khác.
• Thịt chế biến: Vẫn là các sản phẩm từ thịt lợn (gà, bò) như thịt hộp, thịt xông khói,
xúc xích (lợn, gà, bò), dăm bông, đồ ăn nhanh, thịt lợn mông sấn nấu, các loại thịt ăn
trưa, và các sản phẩm đặc sản như pepperoni và xúc xích Italia khô cùng hơn 200 thực
đơn món ăn cho người sành ăn. Công ty tung ra thị trường các sản phẩm thịt chế biến của
mình dưới những nhãn hiêu như: Smithfield, Luter, Hamilton, Great, Gwaltney, Esskay,
Patrick Cudahy, Mash và Valleydale.
• Lợn hơi: Phân khúc sản xuất lợn hơi bao gồm các cơ sở sản xuất nằm ở Mỹ, Ba Lan
và Romania. Năm 2007 Smithfield Foods sở hữu khoảng 67.500 lợn nái tại các trang trại
hoạt động độc lập, cung cấp cho thị trường khoảng 8,3 triệu đầu mỗi năm, và thông qua
liên doanh Smithfield Foods có khoảng 97.000 lợn nái, hàng năm cung cấp ra thị trường
khoảng 0,3 triệu đầu. Sản phẩm lợn hơi của Smithfield Foods vừa cung cấp cho nội bộ
các cơ sở chế biến của Smithfield Foods vừa cung cấp cho thị trường bên ngoài.
Dưới đây là cấu trúc doanh thu từ sản phẩm lợn hơi của Smithfield Foods.
2012 2011 2010

Lợn hơi tiêu thu nội
bộ
80% 78% 77%
Lợn hơi tiêu thụ bên
ngoài
12% 15% 15%
Sản phẩm khác
(1)
8% 7% 8 %
(1): Các sản phẩm khác: Các sản phẩm từ gia cầm, thịt bò, các loại hạt, nước sốt và
một số sản phẩm phụ khác.
b) Nhãn hiệu nổi bật:
Smithfield Foods đáp ứng khách hàng với hơn 50 nhãn hiệu thịt lợn trong đó những
nhãn hiệu nổi tiếng, quen thuộc với người tiêu dùng Hoa Kỳ như:
4. Cơ sở hoạt động.
- Hoạt động sản xuất lợn hơi:
Hoạt động ở 12 địa điểm trong nước: Colorado, Illinois, Iowa, Misouri, Morth
Carolina, Oklahoma, Pennsylvania, South Carolina, South Dakota, Texas, Utah, Virginia.
Hoạt động các nước khác trên thế giới: Hà Lan, Romania và Mexico
- Hoạt động chế biến thịt:
Hoạt động tại các địa điểm trong nước: Arkansas, California, Colorado, Georgia,
Illinois, Indiana, Iowa, Kansas, Kentucky, Maryland, Massachusetts, Minnesota,
Missouri, Nebraska, New Jersey, North Carolina, Ohio, Oklahoma, Pennsylvania, South
Carolina, South Dakota, Texas, Utah, Virginia, Wisconsin.
Các cơ sở chế biến tại Anh, Hà Lan, Romania, Trung Quốc, Mexico.
Ngoài ra, thông qua Smithfield Foods International Group, Smithfield Foods cung cấp
các sản phẩm thịt cao cấp tới các nước: Nhật, Hàn Quốc, Nga, Úc, Canada, Anh.
- Hoạt động khác:
Bao gồm các hoạt động kinh doanh gà tây thông qua các hoạt động liên doanh trong nước
( trước năm 2008 có cả thịt bò)

II. VIỄN CẢNH VÀ SỨ MỆNH
1. Phát biểu về sứ mệnh và viễn cảnh
 Sứ mệnh (Mission)
“To be a trusted, respected and ethical food industry leader that excels at bringing
delicious and nutritious meat and specialty food products to millions every day while
setting industry standards for corporate social responsibility”
Chúng tôi nỗ lực hoạt động để trở thành một nhà lãnh đạo ngành công nghiệp thực
phẩm có uy tín, đáng tôn trọng và có đạo đức, một doanh nghiệp xuất sắc trong việc đưa
thịt ngon, bổ dưỡng và các sản phẩm thực phẩm đặc biệt tới tay hàng triệu người tiêu
dùng mỗi ngày song song với quá trình thiết lập các tiêu chuẩn công nghiệp liên quan đến
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
 Viễn cảnh (Vision)
“Food is unforgettable memories. Food is pure joy. Food is family and friends”.
Mỗi món ăn là những kỉ niệm khó quên, là một niềm vui thuần khiết, là gia đình và là
bạn bè của mỗi chúng ta.
2. Phân tích nội dung và ý nghĩa của sứ mệnh và viễn cảnh
a. Sứ mệnh
 Smithfield Foods là công ty gì?
Smithfield Foods là nhà sản xuất và chế biến thịt lợn lớn nhất thế giới. Smithfield
Foods sản xuất hơn 50 thương hiệu của sản phẩm thịt lợn cùng với hơn 200 loại thực
phẩm cho người sành ăn. Smithfield Foods áp dụng mô hình liên kết dọc, đây là mô hình
mà ở đó các quy trình thống nhất với nhau từ chăn nuôi, chế biến, đóng gói, phân phối
tạo ra tính chủ động, kiểm soát chặt chẽ quy trình để tạo ra những sản phẩm có chất
lượng tốt nhất.
 Smithfield Foods muốn gì?
Nhà lãnh đạo ngành công nghiệp thực phẩm, cung cấp những sản phẩm có chất lượng
tốt nhất. Theo Smithfield Foods, những thực phẩm tốt là tất cả những gì mà họ đem đến
cho hàng triệu bàn ăn trên toàn thế giới mỗi ngày. (Good food is precisely what
Smithfield Foods and its independent operating companies bring to tables around the
world every day”.

 Smithfield Foods cam kết gì?
Smithfield Foods là một công ty lương thực toàn cầu đi đầu và vươn xa hơn để cung
cấp thực phẩm tốt trong chuẩn mực trách nhiệm.
Với sứ mệnh đưa ra công ty luôn phấn đấu là người đi đầu, cung cấp sản phẩm ngon
bổ dưỡng từ thịt đến hàng triệu người mỗi ngày. Để làm được điều này công ty cam kết
luôn đi đầu về mục tiêu môi trường, trách nhiệm với cộng đồng và cung cấp thực phẩm
chất lượng cao.
 Môi trường
Tại Smithfield, chúng tôi không ngừng phấn đấu để cải thiện hiệu suất môi trường và
chúng tôi hướng đến tiên phong trong ngành công nghiệp của chúng tôi. Theo dõi chặt
chẽ các kết quả đầu ra và thực hiện việc làm giảm sự lặp lại. Phần này minh họa những
nỗ lực quản lý môi trường của chúng tôi, bao gồm hiệu suất gần đây của chúng tôi trong
việc sử dụng nguồn nước và năng lượng, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, phát sinh
chất thải và phòng ngừa ô nhiễm, tái chế, và phù hợp với địa phương, tiểu bang, liên
bang, quy định quốc tế.
Mục tiêu của chúng tôi là giảm thiểu những tác động môi trường đến việc sản xuất và
chế biến thịt một cách có trách nhiệm và các phương pháp tăng hiệu quả về chi phí. Cải
tiến cách sử dụng nguồn nước và năng lượng, quản lý chất thải rắn và các kế hoạch xử lý
hiệu quả giúp chúng tôi đáp ứng các mục tiêu bền vững.
 An toàn và chất lượng thực phẩm
Smithfield và các công ty hoạt động độc lập của nó làm việc cùng nhau để đảm bảo
nguồn gốc và chăn nuôi. Cung cấp các loại thịt chất lượng cao nhất và thực phẩm đóng
gói cho khách hàng. Tích hợp theo chiều dọc mô hình kinh doanh của chúng tôi giúp
chúng tôi quản lý an toàn và chất lượng của các sản phẩm thông qua quản lý cẩn thận,
chính sách nghiêm ngặt, và tận tình làm việc. Trách nhiệm về an toàn thực phẩm trải dài
trên toàn công ty của chúng tôi, từ Hội đồng An toàn Thực phẩm của công ty đến từng
nhân viên trong mỗi xưởng sản xuất.
Cung cấp nhiều loại chế độ ăn uống và các nhu cầu khác nhau và bao gồm các sản
phẩm được thiết kế để giải quyết vấn đề sức khỏe và giữ gìn sức khỏe phù hợp với các
tiêu chuẩn được chấp nhận.

 Giúp đỡ cộng đồng
Thực hiện một tác động tích cực đối với cộng đồng của chúng ta là một trong những
cam kết của công ty chúng tôi.
Chúng tôi tập trung đặc biệt vào các chương trình nuôi dưỡng cơ thể và tâm thức.
Thêm vào đó là các sáng kiến giải quyết nạn đói và đào tạo có liên quan, chúng tôi cung
cấp hỗ trợ đáng kể cho những nỗ lực quản lý về môi trường trong và ngoài nước. Trong
năm 2010, công ty Smithfield đóng $2,9 triệu tiền mặt quyên góp cho các chương trình
và tổ chức chúng tôi hỗ trợ.
Trong nhiều vùng nông thôn, nơi chúng tôi làm kinh doanh, người dân ở đây chính là
lực lượng lao động chính trong các công ty hoạt động độc lập của Smithfield . Giúp đỡ
những người lao động và những người sống xung quanh trang trại chính là giúp chúng
tôi trở thành một công ty mạnh hơn và quan trọng. Từ quan điểm kinh doanh , những nỗ
lực từ thiện của chúng tôi cũng có liên quan trực tiếp với khả năng của chúng tôi để tuyển
dụng và giữ chân công nhân tốt.
Kết luận: Với những cam kết trên đã giúp công ty thực hiện sứ mệnh của mình. Đối
với một công ty thực phẩm nói chung yếu tố tạo nên thành công chính là chất lượng
nguồn cung, an toàn & chất lượng sản phẩm là hai yếu tố then chốt tạo nên sự tín nhiệm,
bên cạnh đó hệ thống xử lý môi trường phải được ưu tiên nếu muốn là người tiên phong
trong an toàn vệ sinh thực phẩm, cho thấy được sự coi trọng đặc biệt của công ty đến yếu
tố chất lượng, vệ sinh an toàn tuyệt đối giúp công ty nỗ lực hoàn thành sứ mệnh.
b. Viễn cảnh
 Tư tưởng cốt lõi
• Giá trị cốt lõi của Smithfield Foods
Smithfield Foods thành lập dựa trên giá trị cốt lõi đó là cam kết hành động vì chất
lượng và sự tin cậy của sản phẩm, an toàn cho nhân viên. Các nhà lãnh đạo và toàn thể
nhân viên của Smithfield Foods luôn làm việc dựa trên những nguyên tắc cơ bản đó suốt
từ khi công ty mới thành lập.
• Mục đích cốt lõi của Smithfield Foods
Mang đến cho người tiêu dùng những kỉ niệm khó quên, những niềm vui thuần khiết
bên gia đình và bạn bè.

III. KẾT LUẬN
1. Các truyền thống được lưu giữ của công ty
Từ khi được thành lập vào năm 1936 đến nay, Smithfield foods đã trải qua nhiều thập
kỉ, cũng đã có những lúc công ty gặp phải nhiều khó khăn nhất là trong những năm
khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng vượt lên tất cả, giờ đây Smithfield foods đã là một
tập đoàn sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới. Để có được những thành quả như ngày hôm
nay có thể nói đó là nhờ vào tinh thần và tài năng của toàn thể Ban lãnh đạo cũng như
công nhân viên trong công ty, nhờ vào những giá trị tinh thần, giá trị truyền thống đã
được họ lưu giữ và ngày càng làm cho tỏa sáng. Đó như là mạch máu, là kim chỉ nam
xuyên không gian cũng như thời gian và luôn đồng hành cùng Smithfield foods. Đó là:
• Phương thức kinh doanh từ khi bắt đầu sự nghiệp của công ty cho đến nay là: chăn
nuôi và cung cấp thịt heo cũng như các sản phẩm đóng gói từ thịt heo. Trải qua các
thời kì khắc nghiệt của lịch sử cũng như các giai đoạn khó khăn Smithfield foods vẫn
trung thành với sứ mệnh ban đầu là trở thành một nhà cung cấp thực phẩm đáng tin
cậy, cung cấp thịt ngon cũng như các sản phẩm đặc biệt từ thịt cho hàng triệu người
trên thế giới mỗi ngày bên cạnh đó là đảm bảo các tiêu chuẩn về nhân đạo đối với
động vật, các tiêu chuẩn công nghiệp, môi trường cũng như trách nhiệm xã hội. Trên
thực tế Smithfield foods đã luôn đi đúng hướng và bây giờ đã là một công ty thực
phẩm toàn cầu có trụ sở và chi nhánh ở 26 tiểu bang của nước Mĩ, Pháp, Trung Quốc,
Mêxico, Đức…với doanh thu hàng năm lên đến 12 tỷ, sản xuất hơn 50 thương hiệu
với hơn 200 loại thực phẩm.
• Ngay từ khi thành lập – là một công ty thực phẩm Smithfield foods hiểu rằng khách
hàng và chất lượng sản phẩm luôn đi đôi với nhau.Mục tiêu hướng đến khách hàng,
mang lại các sản phẩm tốt nhất đến với khách hàng là động lực làm cho công ty luôn
tìm kiếm những phương thức mới, đổi mới công nghệ cũng như sáng tạo ra các loại
sản phẩm khác nhau để mục đích cuối cùng là làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng khó
tính, đa dạng của khách hàng
• Bên cạnh khách hàng, các cam kết đối với chăm sóc động vật, bảo vệ môi trường,
cộng đồng, xã hội cũng như các cam kết về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
cũng đã, đang và sẽ được Smithfield foods thực hiện tốt. Một trong những hành động

để thực hiện những cam kết này đó là : tất cả các nhân viên đều được hướng dẫn, đào
tạo trước và ngay cả trong quá trình làm việc theo yêu cầu và các cam kết của công ty,
họ cũng được hướng dẫn cặn kẽ để hành xử theo các yêu cầu cam kết đó. Các chương
trình quản lý chăm sóc động vật thường xuyên được tổ chức. Một hệ thống các bước
nhằm theo dõi sự tuân thủ của nhân viên được áp dụng và sự kỉ luật sẵn sàng được
đưa ra cho bất kì nhân viên nào vi phạm.
• Như chúng ta đã biết, con người không chỉ có bàn tay để làm việc theo những quy
định nào đó mà còn có khối óc và con tim mà không có quy định nào có thể cham tới
được. Chỉ có những giá trị, những niềm tin được chia sẻ mới chạm được đến những
lĩnh vực thâm sâu này của họ. Hiểu rõ được điều này, qua bao thế hệ Smithfield foods
đã thiết lập, nuôi dưỡng và phát triển được các giá trị, các niềm tin dường như không
thể thay đổi và có thể nói chính những điều này đã tạo nên một văn hóa khác biệt,
Văn hóa Smithfield foods. Một giá trị đầu tiên trong văn hóa này đó là văn hóa đối xử
giữa các nhân viên trong công ty. Smithfield foods luôn cố gắng tạo nên sự công
bằng, thân thiện trong không khí làm việc của nhân viên. Nhằm khuyến khích tối đa
sự hăng say, tấm lòng nhiệt huyết với công việc của nhân viên. Thứ hai Smithfield
foods xác định rằng chất lượng các sản phẩm của họ cung cấp cũng như các giá trị về
đạo đức, môi trường, xã hội mà họ cam kết sẽ được đảm bảo nếu như nhân viên của
họ hiểu và tận tâm với những gì mà họ đang làm. Vì vậy họ luôn luôn giữ cho nhân
viên được vui sướng, thỏa mãn, tận tâm, chăm chỉ và nhân đạo bằng các phần thưởng,
lương bổng xứng đáng với công sức của họ, các buổi hội họp, vui chơi, gặp gỡ để bàn
luận, trao đổi hay phổ biến các chính sách về nhân đạo với động vật, môi trường và
trách nhiệm xã hội được tổ chức hằng năm. Bên cạnh đó, Smithfield Foods luôn cố
gắng đảm bảo an toàn lao động cho người lao động cho nhân viên, giảm tới mức tối
thiểu số vụ tai nạn nghề nghiệp bằng cách cung cấp một môi trường làm việc an toàn,
trang thiết bị bảo hộ đầy đủ, đặc biệt. Smithfield Foods luôn khuyến khích nhân viên
tạo dựng văn hóa an toàn ở mọi cấp.
2. Các khả năng và kỹ năng đặc biệt
- Tích hợp theo chiều dọc ngược chiều
Smithfield foods đã tạo ra một sự hội nhập theo chiều dọc. Theo đó Smithfield foods

kiểm soát tất cả các giai đoạn chăn nuôi lợn, quản lí lợn từ lúc thụ thai đến khi chế biến,
sản xuất thành các sản phẩm đóng hộp cung cấp ra thị trường “nhất quán hơn, chất lượng
cao hơn, sản phẩm nạc nhiều hơn” đó là tiêu chí của Smithfield foods.
• Smithfield foods sở hữu khoảng 460 trang trại chăn nuôi lợn với một quy trình quản lí
và chăm sóc lơn từ khi thụ tinh đến khi sinh ra lợn con, nuôi dưỡng và phát triển
thành lợn trưởng thành được đào tạo cho tất cả các nhân viên và đảm bảo tuân thủ các
yêu cầu về chăm sóc tốt nhất cho động vật nhằm đảm bảo cung cấp đủ về số lượng và
chất lượng thì không thể tốt hơn được nữa. Âm thanh cũng được sử dụng như là một
công nghệ để giúp lợn trưởng thành và thư giãn. Một hệ thống quản lí và đo lường
trạng thái cũng như tinh thần của lợn được thiết lập.
• Tại các nhà máy, các cơ sở giết mổ, sản xuất một hệ thống các tiêu chuẩn được cam
kết rõ ràng bao gồm: hướng dẫn giết mổ và xử lí nhân đạo; chương trình đào tạo toàn
diện và sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng.
• Tại các nhà máy chế biến, cơ sở đóng gói: quy trình với công nghệ tiên tiến nhất đảm
bảo tất cả các tiêu chuẩn về sản xuất các thực phẩm lành mạnh, chất lượng và an toàn
vệ sinh thực phẩm.
Với một sự tích hợp theo chiều dọc như trên, một quy trình khép kín Smithfield foods
đảm bảo tốt nhất các cam kết của họ đối với tất cả các giới hữu quan như khách hàng,
nhân viên, xã hội, cộng đồng…
- Khả năng kiểm soát việc sáp nhập và mua lại
Smithfield food rất linh hoạt trong việc thâu tóm, sáp nhập và cộng tác với các đối tác
thương hiệu khác, nhằm mở rộng tối đa thị phần, phát triển các thương hiệu cũng như
việc tiếp cận với khách hàng. Đối với các công ty lớn việc mua lại và sáp nhập như là
một điều hiển nhiên. Tuy nhiên ở Smithfield foods đó không chỉ là việc mua lại, thâu
tóm, sáp nhập với các công ty nhỏ hơn mà đó còn là một khả năng đặc biệt khi liên tiếp
trong quá trình phát triển của mình Công ty đã tiến hành việc M & A với các công ty, các
nhà sản xuất tầm cỡ quốc gia và thậm chí là thế giới để hình thành nên một Smithfield
foods toàn cầu như hôm nay.
PHẦN B: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI NGÀNH
CHẾ BIẾN THỊT HEO TẠI MỸ (2000-2010)

I. MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU
1. Tại sao phải phân tích môi trường toàn cầu
Smithfield foods không chỉ là một công ty sản xuất và chế biến thịt heo hàng đầu
nước Mỹ mà còn là một công ty toàn cầu có trụ sở và chi nhánh ở 26 tiểu bang của nước
Mĩ, Pháp, Trung Quốc, Mêxico, Đức…với doanh thu hàng năm lên đến 12 tỷ, sản xuất
hơn 50 thương hiệu với hơn 200 loại thực phẩm từ thịt heo cung cấp cho hàng triệu người
trên thế giới mỗi ngày.
Là một công ty hoạt động trên toàn cầu với tham vọng trở thành một nhà dẫn đạo
trong ngành công nghiệp thực phẩm, yêu cầu phân tích môi trường toàn cầu trở thành
một yêu cầu bắt buộc và cấp thiết đối với Smithfield foods.
2. Toàn cầu hóa
Vấn đề toàn cầu hóa trong ngành công nghiệp thực phẩm trước đây chịu nhiều hạn
chế do những rào cản từ phía khách hàng, giới hạn về công nghệ và chi phí vận chuyển.
Hiện tại những vấn đề đó đã thay đổi hoàn toàn. Công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp
hiện nay đang nằm trong danh sách những lĩnh vực mang tính “toàn cầu”, tạo ra một thị
trường rộng lớn vượt ra khỏi biên giới quốc gia bằng sự hỗ trợ qua lại từ mạng lưới các
cơ quan. Các rào cản thương mại, rào cản sản xuất và rào cản về vốn cũng được dỡ bỏ
khi gia nhập vào tổ chức. Triển vọng thực phẩm toàn cầu xoay quanh vấn đề thực phẩm
trên toàn thế giới, đưa ra các phương pháp, kế hoạch, những quyết định chủ chốt và
những thay đổi xã hội để tác động đến vấn đề an ninh lương thực trong tương lai, hướng
tới việc mang lại sức khỏe và cung cấp đầy đủ thực phẩm cho mọi người, cụ thể như:
quan tâm đến nông nghiệp, chính sách phát triển và đầu tư, mở rộng các nghiên cứu phát
triển chất và lượng thực phẩm để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng
Song song với nhu cầu toàn cầu hóa về thực phẩm thì yêu cầu phải có các tổ chức
tham gia quản lý toàn cầu về thực phẩm là điều không thể thiếu. Xu hướng quản lý thực
phẩm toàn cầu là xu hướng đang được nhiều quốc gia quan tâm. Sự ra đời của các tổ
chức quản lý thực phẩm toàn cầu giúp đảm bảo quyền lợi của các nước tham gia, giúp sự
giao dịch, xuất nhập khẩu các mặt hàng trở nên dễ dàng hơn, các nhà sản xuất thực phẩm
không cần phải điều chỉnh các tiêu chuẩn mỗi khi xuất khẩu các mặt hàng sang những
nước khác nhau mà chỉ cần quan tâm đến tiêu chuẩn chung nhất.

 Cơ hội:
3. Các vấn
đề toàn cầu
khác.
a) Thay đổi trong tiêu dùng: xu hướng sử dụng thực phẩm tiện lợi và thực phẩm
lành mạnh.
Các vấn đề toàn cầu như: tăng trưởng dân số kết hợp với đô thị hóa, sự già hóa dân số
thế giới, quy mô hộ gia đình giảm xuống; thu nhập của người dân thế giới đang tăng. Các
yếu tố này của môi trường nhân khẩu học toàn cầu đang tiếp sức cho xu hướng tiêu dùng
thực phẩm mới đang nổi lên đó là xu hướng tiện lợi. Bên cạnh đó là việc gia tăng bệnh
béo phì, các bệnh tim mạch dẫn đến xu hướng ăn uống lành mạnh.
+ Sự già hóa dân số toàn cầu:
Theo WHO, chỉ trong vài năm tới, lần đầu tiên số người trên 60 tuổi trên toàn cầu sẽ
lớn hơn số trẻ em dưới 5 tuổi và cứ 5 người trên thế giới thì có một người sẽ trên 60 tuổi
Phúc trình mới nhất của Liên Hiệp Quốc nói rằng vào giữa thế kỷ này 64 quốc gia sẽ đạt
- Tăng khả năng tiếp cận nguồn lực
- Gia tăng dòng chảy quốc tế về vốn, hàng hóa và dịch vụ.
- Mở rộng qui mô
 Đe dọa: Tăng sức ép cạnh tranh
tới mức đó và tuổi thọ trung bình cũng sẽ tăng từ 68 tuổi (năm 2005) đến 74 vào năm
2050. Theo ban Dân số LHQ, trong vòng 45 năm tới, số người từ 60 tuổi trở lên trên thế
giới sẽ gấp khoảng 3 lần hiện nay, tăng từ 672 triệu người năm 2005 lên gần 1,9 tỷ người
vào năm 2050.
Dân số đang già đi ở tất cả các khu vực trên thế giới. Năm 2005 ở các nước phát triển,
1/5 dân số từ 60 trở lên. Tới năm 2050, tỷ lệ này ước tính tăng gần 1/3 dân số và số người
già sẽ gấp đôi số trẻ em. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ NCT ước tính sẽ tăng từ 10%
từ năm 2005 lên 20% vào năm 2050. Chấu Á – quê hương của nền kinh tế tăng trưởng
mạnh nhất thế giới – đang chứng kiến dân số già đi nhanh chóng. Theo ước tính của Liên
hợp quốc, đến năm 2050, 62% dân số của khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ có độ
tuổi từ 60 trở lên. Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới – là đất nước có tốc độ già

hóa nhanh nhất. Đến năm 2025, gần 30% dân số của đất nước mặt trời mọc sẽ là người từ
60 tuổi trở lên. Trung Quốc – đất nước đông dân nhất thế giới – cũng sẽ có 250 triệu
người từ 60 tuổi trở lên, tính đến năm 2025. Con số này tăng 35% so với năm 2009.
Thế giới đang đứng trước sự thay đổi lớn lao về mặt dân số. Điều này có thể tạo ra cả
thách thức và cơ hội cho nhiều ngành trong đó có ngành thực phẩm.
Dân số già đang góp phần lớn vào sự tăng trưởng của các loại thực phẩm tiện lợi, họ
có xu hướng tìm kiếm các loại thực phẩm đã được chế biến và dễ dàng chuẩn bị. Mặc dù
có các kỹ năng nấu ăn, nhưng những người tiêu dùng lớn tuổi đang đi theo lựa chọn
thuận tiện để tối đa hóa thời gian miễn phí của họ và dành nhiều thời gian làm những việc
họ coi trọng. Thêm vào đó những người già thường không thích lui tới các nhà hàng,
quán ăn mà lựa chọn ăn tại nhà với các loại thực phẩm tiện lợi, thực phẩm chế biến.
+ Quy mô hộ gia đình đang giảm dần
Quy mô hộ gia đình trung bình ở châu Âu và Bắc Mỹ đang giảm dần, với các hộ gia
đình bao gồm chỉ một hoặc hai người. Tại Châu Á số lượng thế hệ trong một gia đình
cũng đang giảm dần với hộ gia đình chỉ bao gồm 1 hoặc 2 thế hệ thay vì hơn 3 thế hệ
như trước đây. Điều này góp phần vào xu hướng tiện lợi đang dần lên ngôi. Các loại thực
phẩm chế biến sẽ nằm trong danh sách ưu tiên của các gia đình, quy mô gia đình bị thu
hẹp sẽ làm cho con người đặt các vấn đề khác như là cân bằng công việc, cuộc sống và
thời gian cá nhân lên hàng đầu, áp lực thời gian luôn hiện hữu. Trong năm 2008, một
cuộc khảo sát thấy rằng 44% của công dân tại 15 quốc gia cảm thấy rằng rất khó để quản
lý các nghĩa vụ hàng ngày của họ và tìm thấy thời gian để thư giãn. Thêm vào đó là càng
ngày phụ nữ càng tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động. Điêù này sẽ thêm phần
thúc đẩy xu hướng này càng phổ biến trên toàn thế giới
+ Thu nhập bình quân đầu người tăng
Trong những năm qua mức thu nhập bình quân đầu người của nhiều nước trên thế
giới tăng đáng kể, chất lượng cuộc sống gia tăng. Trong 2 -3 thập kỉ tới mức thu nhập
bình quân đầu người được dự kiến sẽ tăng với tốc độ trên 2% mỗi năm, với các nước
đang phát triển dự kiến sẽ tăng ở mức cao hơn. Kết quả một cuộc thống kê cho thấy hiện
có 70 nước đang phát triển, với dân số khoảng 3 tỷ người, đang tiến gần tới ngưỡng thu
nhập bình quân đầu người 4 ngàn USD mỗi năm. Thu nhập tăng thêm hoặc mức giá thấp

hơn có dẫn đến tăng tiêu thụ thực phẩm động vật và thực phẩm chế biến.
Theo một nghiên cứu cho thấy từ năm 1971 đến 2003 hàm lượng calo tiêu thụ trong
thức ăn mỗi người đã tăn từ 2411 đến 2789 kcal mỗi người mỗi ngày ( gần 400 kcal).
Trong đó cơ cấu năng lượng phát sinh từ các loại thực phẩm cũng khác nhau, sự gia tăng
cũng khác nhau, từ năm 1971 đến 2003 cho thấy sự gia tăng lớn trong việc tiêu thụ calo
từ thịt (119%), đường (127%) và dầu thực vật (199%), trong khi đó lương thực và ngũ
cốc đã chứng kiến một sự giảm đáng kể. Theo một điều tra của tổ chức Y tế thế giới là
một thực tế rằng dự kiến tăng gấp đôi thu nhập có thể dẫn đến 40% gia tăng tỷ lệ chế độ
ăn có hàm lượng chất béo cao trong dân số. Dự kiến đến năm 2050 cho thấy rằng việc
tiêu thụ thịt sẽ tăng vừa phải, và phần lớn sẽ phản ánh sự gia tăng trong thịt lợn và gia
cầm, cùng với nó sẽ là sự gia tăng lớn của các loại rau củ, ngũ cốc.
+ Tỉ lệ người béo phì, tăng lên
Theo điều tra năm 2008, tỷ lệ người thừa cân và béo phì trên toàn thế giới là 33%, và
nếu như không tăng cường các biện pháp khống chế hữu hiệu, tới năm 2030, tỉ lệ này sẽ
là 57,8% Béo phì sẽ dẫn tới rất nhiều bệnh mãn tính, tim mạch, tiểu đường , ảnh
hưởng chất lượng cuộc sống. Béo phì ngày một gia tăng tiếp tục cổ vũ cho xu hướng ăn
các thức ăn lành mạnh: ăn chay, các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau, củ quả, các loại thực
phẩm ít chất béo. Cùng với đó là việc sử dụng các thực phẩm hữu cơ
 Cơ hội:
- Nhu cầu tăng
- Xuất hiện thêm phân khúc thị trường mới
 Đe dọa: Luôn phải đổi mới sản phẩm, cách thức phục vụ để đáp ứng nhu cầu
b) Tăng trưởng dân số kết hợp với đô thị hóa
Theo Báo cáo năm 2008 của Liên hợp quốc ước tính và dự đoán, dân số thế giới sẽ
đạt 7 tỷ người trước năm 2012, từ 6,8 tỷ người năm 2010, đến năm 2050 sẽ vượt ngưỡng
9 tỷ. Phần lớn việc tăng thêm 2,3 tỷ người sẽ tập trung ở các nước đang phát triển, ước
tính tăng từ 5,6 tỷ người năm 2009 lên 7,9 tỷ người năm 2050. Điều này sẽ tiếp tục khiến
nhu cầu thực phẩm tăng mạnh nhất là ở khu vực châu Á.
Và hầu như tất cả sự tăng trưởng dân số sẽ là ở các đô thị của các nước đang phát
triển, tỷ lệ ở đây ước tính sẽ là từ 3 – 5% mỗi năm. Điều này đặc biệt rõ ràng ở châu Phi

cận Sahara (tỷ lệ đô thị hóa lớn hơn 4%) và Đông Á (đô thị hóa tốc độ lớn hơn 3%). Đô
thị hóa sẽ làm gia tăng nhu cầu thực phẩm. Dữ liệu từ cuộc điều tra Sức khỏe và Dinh
dưỡng toàn cầu, cho thấy sự gia tăng trong tiêu thụ thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm
động vật là do sự gia tăng trong tiêu dùng của cư dân đô thị cao hơn so với những người
sống ở nông thôn. Hơn nữa, lượng thức ăn gia súc là có sự chênh lệch lớn cho đô thị
(178,2 g bình quân đầu người mỗi ngày) so với nông thôn (116,7 g bình quân đầu người
mỗi ngày) vào năm 1997.
Sự tăng trưởng dân số kết hợp với đô thị hóa tăng nhanh ở các nước đang phát triển
hứa hẹn một sự gia tăng lớn về nhu cầu trong tương lai tại các nước đang phát triển và
cũng cho thây đây sẽ là những thị trường tiềm năng cho ngành thực phẩm
 Cơ hội: gia tăng mức nhu cầu dài hạn của ngành
c) Vấn đề an toàn và chất lượng thực phẩm
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay có hơn 400 các bệnh lây
truyền qua thực phẩm không an toàn. Tại Anh, mỗi năm có 190 ca ngộ độc/1.000 dân.
Nhật Bản, cứ 100.000 người có 40 ca ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Tại Úc, mỗi năm có
4,2 triệu người bị ngộ độc thực phẩm. Tại Việt Nam, từ năm 2005 đến 2008 cả nước có
761 vụ ngộ độc, với 26.596 người mắc, tử vong 226 và tính đến tháng 09/2009, trên
toàn quốc có 111 vụ ngộ thực phẩm với 4.128 người mắc, 31 người tử vong.
- Từ năm 2005 – 2010, 27 nước và vùng lãnh thổ thuộc tất cả các châu lục (trừ châu Đại
Dương) đã báo cáo cho Tổ chức Thú y thế giới khẳng định phát hiện có bệnh Tai xanh
lưu hành. Hiện nay, hội chứng này đã trở thành dịch địa phương ở nhiều nước trên thế
giới, kể cả các nước có ngành chăn nuôi lợn phát triển như Hà Lan, Đan Mạch, Anh,
Pháp, Đức và đã gây ra những tổn thất rất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi lên đến
hàng trăm triệu đô la. Các nước trong khu vực có tỷ lệ bệnh Tai xanh lưu hành rất cao, ví
dụ: ở Trung Quốc là 80%. Đài Loan là 94,7% - 96,4%, Philippine là 90%, Thái Lan là
97%, Malaysia là 94%, Hàn Quốc là 67,4% - 73,1%.
- Theo báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 1/3 dân số các nước phát
triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm. Đối với các nước đang
phát triển, tình trạng lại càng trầm trọng hơn nhiều, hàng năm gây tử vong hơn 2,2 triệu
người, trong đó hầu hết là trẻ em. Cuộc khủng hoảng gần đây (2006) ở Châu Âu là 1.500

trang trại sử dụng cỏ khô bị nhiễm Dioxin gây nên tình trạng tồn dư chất độc này trong
sản phẩm thịt gia súc được lưu hành ở nhiều lục địa. Việc lan tỏa thịt và bột xương từ
những con bò điên (BSE) trên khắp thế giới làm nổi lên nỗi lo ngại của nhiều quốc gia.
Cũng theo báo cáo của WHO (2006) dịch cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện ở 44 nước ở
Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Trung Đông gây tổn thất nghiêm trọng về kinh tế. Ở
Pháp, 40 nước đã từ chối không nhập khẩu sản phẩm thịt gà từ Pháp gây thiệt hại 48 triệu
USD/ tháng. Tại Đức, thiệt hại vì cúm gia cầm đã lên tới 140 triệu Euro. Tại Ý đã phải
chi 100 triệu Euro cho phòng chống cúm gia cầm. Tại Mỹ phải chi 3,8 tỷ USD để chống
bệnh này.
 Đe dọa:
- Giảm nhu cầu tiêu dùng thực phẩm
- Chi phí cho kiểm soát, sản xuất sp đạt tiêu chuẩn chất lượng tăng.
d) Công nghệ
- Công nghệ nano
Công nghệ nano được hoan nghênh là ngành khoa học của tương lai. Có khả năng
là giá trị của công nghệ nano sẽ áp đảo. Đây là khoa học của thế kỷ 21.” Công nghệ nano
là ngành khoa học nghiên cứu và tạo ra các chất liệu có chiều rộng 1 nanomet hay một
phần tỷ của met. Một số nhà khoa học đã sử dụng công nghệ nano trong việc cất giữ thức
ăn và đóng gói thực tươi sống.
- Công nghệ Khử trùng:
Năm 2006: Quá trình Shaka : khử trùng lon, lọ, hộp nhựa, túi hoặc cái bát gói giống
như một điển hình vặn lại. Tuy nhiên, nó giảm 90% trong thời gian quá trình chu kỳ,
chiếm không gian ít hơn khoảng 60-70 phần trăm và tiết kiệm năng lượng trên một hệ
thống chung.
- Năm 2008: Ghi nhận những thành quả công nghệ mới trong chế biến thực phẩm.
FIESTA là một cơ hội duy nhất để khám phá những phát triển quốc tế mới nhất và các
ứng dụng trong công nghệ thực phẩm mới nổi, bao gồm:
+ Cool Plasma lò vi sóng : công nghệ “sử dụng năng lượng vi sóng để sản xuất các loại
thực phẩm đóng gói sẵn và axit thấp”. Công nghệ mới này có thể thực sự cách mạng
hóa vi xử lý và bảo quản thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng tuổi thọ của nó, và

tối đa hóa việc lưu giữ hương vị và dinh dưỡng của nó.
+ Xung điện trường (PEF); Cao áp chế biến (High-pressure Processing HPP )
+ CSB-HỆ THỐNG ERP GIẢI PHÁP CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỊT
Để giết mổ, cắt, sản xuất, tối ưu hóa công thức, ghi nhãn giá tích hợp và hái hiệu
quả với các giải pháp ERP cho ngành công nghiệp thịt bởi CSB-System
Giải pháp ERP cho ngành công nghiệp thịt đảm bảo tính hệ thống của hàng hoá và
tài nguyên sử dụng, tối ưu hóa tất cả các thủ tục xử lý của bạn và tinh chế và làm cho một
đóng góp quan trọng đối với 100% giao hàng chính xác. Quy trình quy hoạch hệ thống
tích hợp và nhiều ứng dụng khác phù hợp với ngành công nghiệp thịt cũng có sẵn cho
bạn.
Sự thay đổi nhanh chóng của Công nghệ đã mang lại nhiều cơ hội lớn nhưng cũng
không kém phần thách thức trong nghành công nghiệp:
 Cơ hội: Công nghệ luôn là 1 phần quan trong đối với ngành công nghiệp thực
phẩm. Nó quyết định năng suất và hiệu quả trong sản xuất và phân phối
 Đe Dọa: Sức ép về công nghệ cũng làm cho ngành luôn phải đặt ra những khoản
đầu tư không nhỏ cho việc nghiên cứu, áp dụng cũng như vận hành vào dây
chuyền.
e) Lạm phát lương thực, thực phẩm
Vào cuối năm 2006, giá lương thực trên toàn thế giới bắt đầu tăng lên. Trong vòng
một năm, giá lúa mì đã tăng vọt lên 80%, ngô 90% và gạo 320%. Năm 2007, số liệu của
Liên Hợp Quốc cho thấy tăng 80% trong giá các sản phẩm sữa, và tăng 42% trong giá các
loại ngũ cốc.
Sau đó, vào đầu năm 2008, giá cả giảm nhẹ trơ lại. Tuy nhiên vào giữa năm giá cả
hàng hóa thực phẩm tăng đột biến. Sự khan hiếm thực phẩm đã được báo cáo ở khắp 35
nước trên thế giới. Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp ( IFDA) đã cảnh báo rằng xu
hướng tăng giá sẽ còn tiếp tục. Theo IFAD, chi phí năng lượng tăng cao, nhu cầu thực
phẩm tăng ở các nước châu Á, hạn hán, mất mùa, giá nguyên liệu chăn nuôi tăng, việc
chuyển đổi đất sản xuất các loại cây trồng nhiên liệu sinh học, các vấn đề về đầu cơ
chính là những yếu tố làm tăng giá lương thực quốc tế
KẾT LUẬN: Thế kỉ XXI đang chứng kiến nhiều sự thay đổi trong việc tiêu dùng thực

phẩm toàn cầu. Trong đó có hai xu hướng đang nổi lên mạnh mẽ ảnh hưởng đến ngành.
Đó là xu hướng tiện lợi và xu hướng ăn uống lành mạnh. Những xu hướng này tạo cơ hội
cho ngành tăng trưởng bởi việc gia tăng nhu cầu nhưng bên cạnh đó các vấn đề về an
toàn và chất lượng thực phẩm tạo nhiều thách thức cho ngành bởi người tiêu dùng đang
ngày càng khó tính và ý thức hơn về chất lượng thực phẩm.
II. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Sau khi tìm hiểu phân tích tất cả các yếu tố thuộc các môi trường: kinh tế, nhân khẩu
học; chính trị luật pháp; văn hóa xã hội và công nghệ chúng tôi nhận thấy các yếu tố sau
đây là ảnh hưởng mạnh đến ngành, chi phối và quyết định lớn đến sự thành công của
ngành
- Lạm phát tăng:
Có thể thấy, từ năm 2001 cho đến hết năm 2007, tình hình lạm phát tại Mỹ mức khá
cao 3,4%, tỷ lệ lạm phát thấp nhất là 1,6% và đến năm 2007, tỷ lệ lạm phát tăng vọt lên
4,1%.
Biểu đồ về sự thay đổi trong chỉ
số giá tiêu dùng của Mỹ kể từ năm
2000 (Nguồn: Bộ Lao động Mỹ).
Nền kinh tế Mỹ năm 2008 vẫn phải đương đầu với tình trạng lạm phát cao hơn bao
giờ hết bởi giá dầu tăng kỷ lục đã khiến giá xăng và dầu đốt nóng tăng cao. Trong khi đó
FED chưa đưa ra mục tiêu kiềm chế lạm phát cụ thể, lạm phát hơn 2% đang được coi là
có dấu hiệu nguy hiểm tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này
Lạm phát cao dẫn đến các chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, sản xuất, các chi
phí quản lí, quảng cáo…tăng cao dẫn đến giá của các sản phẩm tiêu dung tăng cao. Đặc
biệt là thực phẩm, giá của lương thực, thực phẩm những năm gần đây liên tục tăng không
ngừng, “lạm phát lương thực” – thực sự là vấn đề của Mỹ ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành
và đe dọa cho sự phát triển của ngành .Giá lương thực tăng trên 45% trong 9 tháng đầu
năm 2008. Theo ước tính trong cả năm 2008 chính phủ Mỹ chỉ thu mua được 241,9 triệu
giạ lúa mì, giảm mạnh so với mức đỉnh cao 777 triệu giạ năm 2001. Đây là mức dự trữ
lúa mì thấp nhất của Mỹ kể từ sau Đại chiến Thế giới thứ hai.
Năm 2006, người tiêu dùng Mỹ chỉ chi phí khoảng 5,8% thu nhập cho lương thực

thực phẩm - mức chi thấp nhất thế giới, so với 8,7% của người dân Anh và mức chi tối
thiểu trung bình 10% của đại bộ phận các nước trên thế giới. Năm 2007, giá lương thực,
thực phẩm bán lẻ tại thị trường Mỹ tăng hơn 4%, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1990. Giá
trứng đã tăng hơn 60% so với năm 2003, giá rau quả tăng 20% và giá nhiên liệu tăng
70%. Và theo ước tính trong năm 2008, các chủ trại nuôi lợn ở Mỹ bị thua lỗ khoảng 3,8
tỷ USD, chiếm 1/4 sản lượng hàng năm của ngành này, do giá ngô trong 2 năm qua đã
tăng gấp hơn 2 lần. Nhiều chuyên gia thị trường dự báo lạm phát lương thực ở Mỹ trong
những năm tiếp theo sẽ tiếp tục tăng. Đây thực sự là đe dọa cho ngành thực phẩm
 Đe dọa:
+ Tăng chi phí
+ Giảm nhu cầu tiêu dùng
- Tăng trưởng dân số
Mỹ là cường quốc có dân số đông thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Theo
thống kê ước tính đến tháng 7/ 2012 dân số Mỹ đạt khoảng 313.8 triệu người. . Mặc dù
tốc độ tăng trưởng dân số tương đối thấp trong những năm 1990, nhưng lại tăng nhanh
trong giai đoạn 2000-2010. Tháng 4/ 2000 dân số Mỹ ước tính 281,42 triệu người đến
năm 2010 đạt 308,75 triệu người - tăng 27,33 triệu người – đây được coi là một trong ba
lần tăng trưởng dân số mạnh nhất trong lịch sử nước Mỹ. Các cục điều tra dân số Mỹ cho
thấy dân số Mỹ tăng gấp ba trong thế kỷ 20, với một tốc độ tăng trưởng khoảng 1,3% một
năm. Tính đến tháng 1, 2011 dân số Mỹ ước tính chiếm 4,51% dân số thế giới. Các con
số trên cho thấy đây là một thị trường đầy tiềm năng với rất nhiều sản phẩm thực phẩm
đa dạng và phong phú, bên cạnh đó nó cũng cung cấp nguồn lao động cho ngành sản xuất
và chế biến thực phẩm – vốn là một ngành cần nhiều lao động và trong đó sản xuất và
chế biến thịt sử dụng nhiều lao động nhất. Theo thống kê năm 2007 cần 507 ngàn lao
động trong tổng số toàn ngành 1482 ngàn lao động ( chiếm 34%).
 Cơ hội:
+ Nhu cầu tăng
+ Cung cấp nguồn lao động cho ngành
- Sự thay đổi cơ cấu tuổi
Dân số Hoa Kỳ Kim tự tháp cho năm 2000

Tuổi và phân bố giới tính cho năm 2000:
Dân số Hoa Kỳ Kim tự tháp cho năm 2010
Tuổi và phân bố giới tính cho năm 2010:
Cơ cấu tuổi ( ước tính năm 2011):
· 0-14 tuổi: 20,1% (nam 32.107.900 / nữ 30.781.823)
· 15-64 tuổi: 66,8% (nam 104.411.352 / nữ 104.808.064)
· 65 tuổi trở lên: 65 tuổi trở lên: 13,1% (nam 17.745.363 / nữ 23.377.542)
Thực tế cho thấy già hoá dân số đang là vấn đề lớn của Mỹ. Từ năm 2000 đến 2005,
số lượng người già được dự báo sẽ tăng 135%.
Già hóa dân số mang theo nhiều hệ quả tác động không tốt đến xã hội, tuy nhiên đối
với ngành thực phẩm đây chưa chắc đã là tín hiệu không tốt. Những người già, họ đã
dành tuổi trẻ để tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm mọi thứ trong đó có việc tự tay tìm
hiểu, chế biến các món ăn cho gia đình, cho người thân. Và giờ đây khi sức khỏe, niềm
đam mê đã không còn như xưa nữa họ có xu hướng hưởng thụ hơn là tự làm, tự tìm hiểu.
Vì thế, các loại thực phẩm đóng gói, thực phẩm chế biến sắn, thực phẩm tiện lợi sẽ được
ưu tiên lựa chọn trong thực đơn của họ. Như thế có thể thấy xu hướng tiện lợi không bỏ
sót quốc gia nào và Mỹ cũng vậy
 Cơ hội:

×