Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ảnh hưởng của nồng độ benzyladenine đến sự phát triển và năng suất cây mè vàng ô môn (sesamum indicum l.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.22 KB, 64 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG







HUỲNH MỸ TIÊN



ẢNH HƢỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BENZYLADENINE
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY MÈ
VÀNG Ô MÔN (Sesamum indicum L.)




Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC











Cần Thơ, 2014






Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC





ẢNH HƢỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BENZYLADENINE
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY MÈ
VÀNG Ô MÔN (Sesamum indicum L.)



Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. Lê Vĩnh Thúc Huỳnh Mỹ Tiên
MSSV: C1201052
Lớp: Nông Học LT K38














TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, 2014

i
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Nông Học

ĐỀ TÀI
ẢNH HƢỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BENZYLADENINE
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY MÈ
VÀNG Ô MÔN (Sesamum indicum L.)

Sinh viên thực hiện: Huỳnh Mỹ Tiên
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.




Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014

Cán bộ hƣớng dẫn


Ts. Lê Vĩnh Thúc Ths. Mai Vũ Duy




ii
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ nghành
Nông học với đề tài:
ẢNH HƢỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BENZYLADENINE
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY MÈ
VÀNG Ô MÔN (Sesamum indicum L.)
Do sinh viên HUỲNH MỸ TIÊN thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:




Luận văn đã đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức:


Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014
Thành viên Hội đồng
Thành viên 1 Thành viên 2 Thành viên 3




DUYỆT KHOA
Trƣởng Khoa Nông Nghiệp & SHƢD


iii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả đƣợc trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.




Tác giả luận văn



Huỳnh Mỹ Tiên





















iv
LỜI CẢM TẠ

Kính dâng
- Cha mẹ ngƣời đã nuôi con khôn lớn nên ngƣời.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- TS. Lê Vĩnh Thúc ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, góp ý và cho những lời
khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này.
- ThS. Mai Vũ Duy đã đóng góp những ý kiến xác thực, truyền đạt kinh
nghiệm, hết lòng giúp tôi hoàn chỉnh luận văn này.
- Cố vấn học tập Thầy Huỳnh Kỳ, Thầy Nguyễn Châu Thanh Tùng và Thầy
Nguyễn Phƣớc Đằng đã quan tâm và dìu dắt lớp tôi hoàn thành tốt khóa học.
- Quý Thầy, Cô trƣờng Đại Học Cần Thơ, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học

Ứng Dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn
- Các bạn Bùi Nguyễn Minh Hƣơng, Hồ Thị Ngọc Huệ, Lê Văn Tân đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Thân gửi về
- Các bạn lớp Nông Học liên thông khóa 38 những lời chúc sức khỏe và thành
đạt trong tƣơng lai


Huỳnh Mỹ Tiên


















v
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP


I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Huỳnh Mỹ Tiên Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 20/09/1991 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Thạnh Trị, Sóc Trăng
Con ông: Huỳnh văn Diệp Năm sinh: 1967
Và bà: Đỗ Thị Tú Năm sinh: 1973
Chổ ở hiện nay: Ấp 18, xã Tân Long, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học:
Thời gian đào tạo từ năm 1998-2002
Trƣờng Tiểu học Dân lập Tân long
Địa chỉ: Ấp 18, xã Tân Long, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
2. Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo từ năm 2002-2006
Trƣờng Trung học cơ sở Tân Long
Địa chỉ: Ấp Long Thạnh, xã Tân Long, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
3. Trung học phổ thông:
Thời gian đào tạo từ năm 2006-2009
Trƣờng Trung học phổ thông Mai Thanh Thế
Địa chỉ: Ấp 1, Thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
4. Cao đẳng:
Thời gian đào tạo từ năm 2009-2012
Trƣờng Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ
Địa chỉ: Số 9, Cách mạng Tháng tám, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
5. Đại học:
Thời gian đào tạo từ năm 2012-2014
Trƣờng Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II, đƣờng 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Cần thơ, ngày….tháng.…năm 2014




Huỳnh Mỹ Tiên


vi
HUỲNH MỸ TIÊN, 2014. “Ảnh hƣởng của nồng độ benzyladenine đến sự phát
triển và năng suất của cây mè vàng Ô Môn (Sesamum indicum L.)”. Luận văn
tốt nghiệp đại học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần
Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Lê Vĩnh thúc và Ths. Mai Vũ Duy.
_______________________________________________________________

TÓM LƢỢC
Đề tài “Ảnh hƣởng của nồng độ benzyladenine đến sự phát triển và năng
suất của cây mè vàng Ô Môn (Sesamum indicum L.)” đƣợc thực hiện nhằm mục
tiêu xác định nồng độ BA thích hợp để làm tăng năng suất mè trong sản xuất ở vùng
nghiên cứu. Thí nghiệm đƣợc tiến hành từ tháng 08/2013 đến tháng 11/2013 tại nhà
lƣới Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
Trƣờng Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu
nhiên bao gồm các nghiệm thức: Phun benzyladenine (BA) ở nồng độ 0 (đối
chứng), 50, 100, 150 và 200 ppm với năm lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy
việc phun BA có xu hƣớng giảm sự gia tăng chiều cao cây và tăng số nhánh. Phun
BA không ảnh hƣởng đến trọng lƣợng cây, phần trăm nƣớc trong cây và kích thƣớc
trái. BA. Tuy nhiên, số lá, kích thƣớc lá, tổng số bông, trọng lƣợng trái, trọng lƣợng
vỏ, trọng lƣợng hạt và trọng lƣợng 1000 hạt cũng có xu hƣớng giảm khi nồng độ
BA tăng dần.


.



vii
MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan iii
Lời cảm tạ iv
Quá trình học tập v
Tóm lƣợc vi
Mục lục vii
Danh mục bảng x
Danh sách hình xi
Danh mục từ viết tắt xii

MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY MÈ 2
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố của cây mè 2
1.1.2 Tình hình sản xuất trên thế giới và ở Việt Nam 3
1.1.2.1 Tình hình sản xuất trên thế giới 3
1.1.2.2 Tình hình sản xuất ở Việt Nam 5
1.1.3 Giá trị sử dụng và giá trị dinh dƣỡng 6
1.1.3.1 Giá trị sử dụng 6
1.1.3.2 Giá trị dinh dưỡng 7
1.1.4 Đặc điểm sinh học 8
1.1.4.1 Rễ 8
1.1.4.2 Thân 9
1.1.4.3 Lá 9

1.1.4.4 Hoa 10
1.1.4.5 Trái 11
1.1.4.6 Hạt 11
1.1.5 Sự sinh trƣởng và phát triển của cây mè 12
1.1.6 Giống mè 12
1.1.6.1 Mè đen 12
1.1.6.2 Mè trắng 12
1.1.6.3 Mè vàng 12
1.1.7 Yêu cầu sinh thái của cây mè 12
1.1.7.1 Khí hậu 12
1.1.7.2 Vĩ độ và cao độ 14
1.1.7.3 Đất đai 15
1.1.8 Sử dụng phân bón và cách bón phân cho cây mè 15
1.1.8.1 Phân bón 15
1.1.8.2 Bón phân 16
1.1.8.3 Cách bón phân 16
1.1.9 Sâu bệnh hại thƣờng gặp trên cây mè 17
1.1.9.1 Sâu thường gặp 17
1.1.9.2 Bệnh thường gặp 18

viii
1.2 CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƢỞNG 19
1.2.1 Cytokynin 19
1.2.1.1 Vị trí sinh tổng hợp 19
1.2.1.2 Con đường vận chuyển trong thân 19
1.2.1.3 Vai trò sinh lý 19

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 24
2.1 PHƢƠNG TIỆN 24
2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm 24

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 24
2.1.2.1 Chất điều hòa sinh trưởng và phân bón 24
2.1.2.2 Giống 24
2.1.2.3 Các vật liệu thí nghiệm khác 24
2.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 24
2.2.1 Bố trí thí nghiệm 24
2.2.1.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 24
2.2.1.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 25
2.2.2 Thực hiện thí nghiệm 26
2.2.2.1 Chuẩn bị 26
2.2.2.2 Gieo hạt 26
2.2.2.3 Chăm sóc 26
2.2.2.4 Chất điều hòa sinh trưởng, liều lượng và thời điểm xử lý 26
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 26
2.2.3.1 Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển 26
2.2.3.2 Chỉ tiêu năng suất 27
2.2.4 Xử lý số liệu 28

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
3.1 ẢNH HƢỞNG CỦA BENZYLADENINE ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY
MÈ 29
3.1.1 Các chỉ tiêu phát triển của cây mè 29
3.1.1.1 Chiều cao cây mè 29
3.1.1.2 Kích thước lá 30
3.1.1.3 Số lá 30
3.1.1.4 Số nhánh 31
3.1.1.5 Trọng lượng cây 31
3.1.1.6 Phần trăm nước mất đi trong cây mè 32
3.1.2 Các chỉ tiêu năng suất 33
3.1.2.1 Tổng số bông trên cây 33

3.1.2.2 Kích thước trái 33
3.1.2.3 Số trái trên cây 34
3.1.2.4 Trọng lượng trung bình 1 trái trên cây (trung bình 3 trái giữa cây) 35
3.1.2.5 Trọng lượng trái trên cây 35
3.1.2.6 Trọng lượng vỏ khô trên cây 36
3.1.2.7 Trọng lượng hạt trên cây 37
3.1.2.8 Trọng lượng 1000 hạt trên cây 37

ix
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39
4.1 KẾT LUẬN 39
4.2 ĐỀ NGHỊ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ CHƢƠNG






























x
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tựa bảng
Trang
1.1
Diện tích, năng suất và sản lƣợng mè trên thế giới 1999
3
1.2
Diện tích, năng suất và sản lƣợng mè trên các vùng sinh thái
nông nghiệp nƣớc ta 5 năm qua
5
1.3
Thành phần các amino acid có trong mè trắng, mè đen, đậu
phộng , đậu nành và trứng gà (mg/g)
7
2.1

Chất điều hòa sinh trƣởng, nồng độ và thời điểm xử lý
26
3.1
Kích thƣớc lá cây mè sau 15 ngày xử lý BA
30
3.2
Số lá cây mè sau 15 ngày xử lý BA
30
3.3
Số nhánh cây mè sau khi xử lý BA với các nồng độ khác nhau
tại thời điểm thu hoạch
31
3.4
Trọng lƣợng cây tƣơi sau khi xử lý BA với các nồng độ khác
nhau tại thời điểm thu hoạch
32
3.5
Phần trăm nƣớc mất đi trong cây mè sau khi xử lý BA với các
nồng độ khác nhau tại thời điểm thu hoạch
32
3.6
Kích thƣớc trái mè sau khi xử lý BA với các nồng độ khác
nhau tại thời điểm thu hoạch
34
3.7
Số trái trên cây mè sau khi xử lý BA với các nồng độ khác
nhau tại thời điểm thu hoạch
34
3.8
Trọng lƣợng trung bình 1 trái trên cây của mè sau khi xử lý

BA với các nồng độ khác nhau tại thời điểm thu hoạch
35
3.9
Trọng lƣợng vỏ khô trên cây của mè sau khi xử lý BA với các
nồng độ khác nhau tại thời điểm thu hoạch
36
3.10
Trọng lƣợng 1000 hạt trên cây mè sau khi xử lý BA với các
nồng độ khác nhau tại thời điểm thu hoạch
38


xi
DANH SÁCH HÌNH

Hình
Tựa hình
Trang
1.1
Cây mè (Sasemum indicum L.)
2
1.2
Công thức cấu tạo benzyladenine
21
2.1
Sơ đồ thí nghiệm bố trí theo kiểu bố trí khối hoàn toàn
ngẫu nhiên với 5 NT (1, 2, 3, 4, 5), mỗi nghiệm thức lặp
lại 5 lần
25
3.1

Sự gia tăng chiều cao của cây mè sau khi xử lý BA ở thời
điểm thu hoạch
29
3.2
Tổng số bông trên cây của mè 7 ngày sau khi xử lý BA
33
3.3
Trọng lƣợng trái trên cây của mè sau khi xử lý BA tại thời
điểm thu hoạch
36
3.4
Trọng lƣợng hạt trên cây của mè sau khi xử lý BA sau khi
sấy khô
37































xii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
BA Benzyladenine
NT Nghiệm thức





































1

MỞ ĐẦU
Chất điều hòa sinh trƣởng có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều
chỉnh quá trình sinh trƣởng, phát triển và các hoạt động sinh lý của cây trồng.
Nghiên cứu sử dụng hợp lý chất điều hòa sinh trƣởng để tăng năng suất, phẩm chất
và hiệu quả kinh tế trong trồng trọt là một trong những hƣớng nghiên cứu đã thực
hiện thành công trên nhiều đối tƣợng cây trồng ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có
Việt Nam. Ngày nay, chất điều hòa sinh trƣởng đã và đang đƣợc ứng dụng khá rộng
rãi trong sản xuất để tăng năng suất cây trồng và cải thiện chất lƣợng nông sản
(Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch, 1993; Hoàng Minh Tấn và ctv., 2006).
Mè (Sasemum indicum L.) là cây trồng có tiềm năng lớn cho việc đa dạng hóa
cây trồng, nhất là trên đất lúa nhƣng năng suất mè bình quân của cả nƣớc vẫn còn ở
mức thấp (0,51 tấn/ha, 2004) (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006). Nếu áp dụng
biện pháp canh tác thích hợp, năng suất mè có thể tăng cao hơn nữa. Năng suất hạt
mè liên quan với số cành trên cây, cành sẽ mang hoa và trái, tổng số trái trên cây có
ảnh hƣởng trực tiếp đối với năng suất hạt (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006;
Nguyễn Bảo Vệ, 2011). Tăng khả năng phân nhánh có thể tăng năng suất. Bên cạnh
đó, mè rất dễ thiệt hại do gió, nhất là khi thân chính phát triển (Nguyễn Bảo Vệ và
ctv., 2011). Cytokinin là hormone thực vật quan trọng điều chỉnh các quá trình khác
nhau của sự sinh trƣởng và phát triển của thực vật (Hasan and Quesni, 1989). Trong
đó, benzyladenine (BA) là một trong những cytokinin giúp cải thiện số lƣợng, chất
lƣợng và năng suất của nhiều loại cây trồng (Gamal and Talaat, 1999). BA đã đƣợc
nghiên cứu trên nhiều loại cây trồng khác nhau để xác định hiệu quả của chúng.
Chiều cao và đƣờng kính thân giảm khi đƣợc xử lý BA (Caglar and Ilgin, 2009;
Hrotkó et al., 1999), BA có hiệu quả trong việc kích thích phân nhánh (Elfving,
1985), tăng số lƣợng chồi trên cây Satsuma Mandarin (Kang et al., 1997), tăng kích
thƣớc trái và tăng trọng lƣợng trái cây Ponkan (Ni et al., 2000).
Việc nghiên cứu ảnh hƣởng của benzyladenine trên cây mè là cần thiết. Vì
vậy, đề tài: “Ảnh hƣởng của nồng độ benzyladenine đến sự phát triển và năng
suất cây mè vàng Ô Môn (Sasemum indicum L.)” đƣợc thực hiện nhằm tìm ra
nồng độ benzyladenine (BA) làm tăng số nhánh và năng suất.






2
CHƢƠNG I
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY MÈ
Mè là một cây trồng lấy hạt có dầu quan trọng của thế giới và dầu của nó chứa
chất chống oxy hóa cao, cholesterol thấp và tỷ lệ chất béo không bão hòa cao
(Ashri, 1993) (Hình 1.1). Tầm quan trọng của hạt mè không chỉ ở hàm lƣợng dầu
mà còn có các thành phần khác nhƣ protein, canxi, sắt và methionine (Gupta et al.,
1998).







Hình 1.1 Cây mè (Sasemum indicum L.)
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố của cây mè
Cây mè (vừng) có tên khoa học là Sesamum indicum L., thuộc bộ Tubiflorae,
họ Pedaliaceae có 16 chi và khoảng 60 loài, trong đó có một vài loài có thể đƣợc lai
với Sasemum indicum và cũng đƣợc gieo trồng để lấy hạt (Tạ Quốc Tuấn và Trần
Văn Lợt, 2006).
Cây mè có nguồn gốc Châu Phi, sau đó nó sớm đƣợc phát triển ở vùng phía
Tây Châu Á, đến Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản và chính những nơi này đã trở
thành nơi phân bố thứ hai của cây mè. Cây mè đƣợc coi là cây trồng lấy dầu cổ xƣa

nhất và Ethiopia đƣợc coi là trung tâm phân bố của cây trồng này (Weis, 1983).
Hiện nay, mè đã đƣợc gieo trồng rất phổ biến ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và
thông qua việc chọn tạo giống thì một số giống có thể trồng thích hợp ở một số
nƣớc thuộc vùng ôn đới (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006). Ở một số nƣớc cây
mè là cây cuối cùng có thể đƣợc trồng ở rìa sa mạc, nơi không có cây trồng phát
triển (Ray Langham, 2007).



3
1.1.2 Tình hình sản xuất mè trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1 Tình hình sản xuất trên thế giới
Theo Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt (2006), hằng năm, trên thế giới có
khoảng 6 triệu ha mè đƣợc gieo trồng và tập trung chủ yếu ở một số nƣớc khu vực
Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ với tổng sản lƣợng gần 2,4 triệu tấn. Trong đó, các
nƣớc khu vực Châu Á chiếm 55% diện tích và 62% sản lƣợng, các nƣớc khu vực
Châu Phi chiếm 33,58% diện tích và 21,76% sản lƣợng, phần còn lại không nhiều
đƣợc phân bố ở khu vực Châu Mỹ và một số nƣớc khác (Bảng 1.1).
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lƣợng mè trên thế giới 1999 (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn
Lợt, 2006)

Nƣớc
Diện tích
(1000 ha)
Sản lƣợng
(1000 tấn)
Năng suất
(tấn/ha)
Tổng cộng
6.134

2.385
0,39
Châu Á
3.375
1.480
0,44
Ấn Độ
1.673
555
0,33
Trung Quốc
676
550
0,81
Myanmar
705
210
0,30
Thổ Nhĩ Kỳ
60
26
0,43
Bangladesh
80
49
0,62
Hàn Quốc
49
24
0,49

Thái Lan
61
34
0,58
Pakistan
71
32
0,45
Châu Phi
2.060
519
0,25
Sudan
145
220
0,15
Nigeria
155
60
0,39
Somalia
70
22
0,31
Uganda
186
93
0,50
Ethiopia
66

50
0,76
Tanzania
106
42
0,40
Ai Cập
27
32
1,18
Châu Mỹ
106
64
0,60
Venezuela
44
28
0,65
Mexico
62
36
0,58
Khu vực khác
593
322
0,54



4

Về diện tích, có hai quốc gia có diện tích gieo trồng mè nhiều là Ấn Độ (1,67
triệu ha, chiếm 27,27% diện tích mè thế giới) và Sudan (1,45 triệu ha, chiếm
23,64% diện tích mè thế giới), kế đến là Myanmar (705.000 ha), Trung Quốc
(676.000 ha), Uganda (186.000 ha), Nigeria (155.000 ha), Tanzania (106.000 ha),
các nƣớc còn lại diện tích gieo trồng mè không nhiều, biến động từ 27.000 ha (ở Ai
Cập) đến 80.000 ha (ở Bangladesh).
Về sản lƣợng, nhìn chung các nƣớc có diện tích gieo trồng mè nhiều đều có
sản lƣợng lớn nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc, Sudan và Myanmar. Sản lƣợng mè của các
nƣớc này chiếm tới 65% sản lƣợng mè thế giới, các nƣớc còn lại có sản lƣợng mè
không nhiều, chiếm khoảng 35% sản lƣợng mè thế giới.
Trung Quốc là quốc gia có diện tích gieo trồng mè không nhiều so với Ấn Độ
và Sudan, nhƣng do có năng suất mè khá cao (0,81 tấn/ha) nên sản lƣợng mè của
Trung Quốc chỉ đứng sau Ấn Độ là quốc gia đang dẫn đầu thế giới về diện tích và
sản lƣợng mè và vƣợt xa Sudan cho dù diện tích mè của nƣớc này gấp hai lần diện
tích mè Trung Quốc. Diện tích gieo trồng mè của Trung Quốc chiếm khoảng 11%
diện tích gieo trồng thế giới nhƣng sản lƣợng mè lại chiếm tới 23% sản lƣợng mè
thế giới.
Về năng suất, nhìn chung năng suất mè bình quân trên thế gới còn rất thấp,
khoảng 0,39 tấn/ha. Chỉ có hai quốc gia có năng suất mè tƣơng đối cao là Ai Cập
(1,18 tấn/ha) và Trung Quốc (0,81 tấn/ha), một số nƣớc có mức năng suất trung
bình nhƣ Ethiopia (0,76 tấn/ha), Venezuela (0,65 tấn/ha), Bangladesh (0,62 tấn/ha),
Mexico (0,58 tấn/ha) và Thái Lan (0,56 tấn/ha), các nƣớc khác chỉ đạt năng suất rất
thấp, biến động từ 0,15 tấn/ha (ở Sudan) đến 0,5 tấn/ha (ở Uganda). Năng suất bình
quân mè trên thế giới thấp có thể do nhiều nguyên nhân nhƣ đất đƣợc chọn để canh
tác mè thƣờng là đất đất xấu và nghèo dinh dƣỡng, trình độ thâm canh và khả năng
đầu tƣ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất có sự khác biệt lớn giữa các nƣớc.
Trong hơn một thập kỷ qua, năng suất mè ở Trung Quốc tăng nhanh chủ yếu
do việc ứng dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trên quy mô lớn, đặc biệt là
giống mới và các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhƣ làm đất, mật độ khoảng cách
trồng, bón phân, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại hiệu quả… Nhờ đó mà

sản xuất mè ở Trung Quốc không những đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng trong
nƣớc mà còn xuất khẩu hơn 100 ngàn tấn mỗi năm và cây mè đã trở thành một
trong những cây trồng có giá trị xuất khẩu ở Trung Quốc.
Thái Lan cũng là một trong những nƣớc sản xuất mè ở khu vực Đông Nam Á.
Diện tích trồng mè ở Thái Lan không nhiều, biến động từ 26-62 ngàn tấn với sản
lƣợng hàng năm 27-32 ngàn tấn, trong đó 45% sản lƣợng đƣợc sử dụng trong nƣớc
và hơn 50% đƣợc xuất khẩu.
5
1.1.2.2 Tình hình sản xuất mè ở Việt Nam
Theo Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt (2006), diện tích trồng mè ở Việt Nam
hàng năm biến động từ 30.000 đến hơn 40.000 ha trong suốt hai thập niên qua, con
số này rất khiêm tốn so với một số cây lấy dầu ngắn ngày khác nhƣ đậu phộng, đậu
nành.
Về diện tích: Năm 2004, cả nƣớc gieo trồng đƣợc 40.800 ha, tăng 4.000 ha so
với năm 2000. Diện tích tăng chủ yếu ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (5.800 ha)
và Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) (1.100 ha), nhƣng diện tích lại giảm mạnh
ở khu vực Tây Nguyên (3.000 ha), các vùng khác sự thay đổi về diện tích không
nhiều (Bảng 1.2).
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lƣợng mè trên các vùng sinh thái nông nghiệp nƣớc ta 5
năm qua (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006)

Vùng sinh thái
Năm 2000
Năm 2004
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
(tấn)

Diện tích
(ha)
Năng
suất
(tấn/ha)
Sản
lƣợng
(tấn)
Cả nƣớc
36800
0,46
16800
40800
0,51
20900
Miền Bắc
15200
0,51
7800
15200
0,47
7100
ĐBSH
400
1,00
400
400
0,75
300
Đông Bắc

700
0,86
600
700
0,29
200
Tây Bắc
400
0,75
300
600
0,17
100
Bắc Trung Bộ
13700
0,47
6500
13500
0,48
6500
Miền Nam
21600
0,42
9000
25600
0,54
13500
DHNTB
7900
0,43

3400
9000
0,40
3600
Tây Nguyên
5300
0,40
2100
2300
0,43
1000
Đông Nam Bộ
7300
0,38
2800
7400
0,43
3000
ĐBSCL
1100
0,64
700
6900
0,90
6200
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 và 2004
Diện tích mè phân bố chủ yếu tại các tỉnh Miền Nam, khoảng 25.600 ha
(chiếm trên 60% diện tích gieo trồng mè cả nƣớc), các tỉnh miền Bắc đạt 15.200 ha
(chiếm hơn 30% diện tích gieo trồng mè cả nƣớc). Các vùng có diện tích trồng mè
nhiều là Bắc Trung Bộ (13.500 ha), Duyên hải Nam Trung Bộ (9.000 ha), Đông

Nam Bộ (7.400) và Đồng bằng sông Cửu Long (6.900 ha) với tổng diện tích là
36.800 ha.
6
Về năng suất: Nhìn chung, năng suất trung bình của cả nƣớc ở mức thấp, đạt
0,51 tấn/ha (2004), tăng không đáng kể so với năm 2000 (0,46 tấn/ha). Những vùng
có năng suất mè cao là Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) 0,75 tấn/ha và Đồng bằng
sông Cửu Long 0,9 tấn/ha, các vùng khác năng suất trung bình chỉ đạt dƣới 0,5
tấn/ha.
Về sản lƣợng: Tổng sản lƣợng mè năm 2004 của cả nƣớc đạt gần 21.000 tấn,
tăng 2.300 tấn so với năm 2000. Trong đó, các tỉnh miền Bắc đạt 7.100 tấn (chiếm
33,97%), các tỉnh miền Nam đạt 13.800 tấn (chiếm 66,03%). Những vùng có sản
lƣợng mè cao vẫn là những vùng có diện tích trồng mè nhiều nhƣ Bắc trung Bộ
(3.600 tấn), Đông Nam Bộ (3.000 tấn) và Đồng bằng sông Cửu Long (6.200 tấn)
với tổng sản lƣợng đạt 19.300 tấn, chiếm, chiếm 92,34% sản lƣợng mè cả nƣớc.
Thực tế sản xuất mè ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời gian qua cho
thấy là vùng có tốc độ phát triển sản xuất mè nhanh nhất cả nƣớc. Diện tích mè năm
2004 đạt 6.900 ha, tăng 5.800 ha, năng suất trung bình đạt 0,90 tấn/ha, tăng 0,26
tấn/ha và sản lƣợng đạt gần 6.200 tấn, tăng 5.500 tấn so với năm 2000.
Diện tích trồng mè các tỉnh ĐBSCL chỉ chiếm khoảng 16,9% diện tích gieo
trồng cả nƣớc, nhƣng do năng suất trung bình cao, gấp hai lần so với năng suất
trung bình cả nƣớc nên tổng sản lƣợng đạt 6.200 tấn, chiếm gần 30% tổng sản
lƣợng mè cả nƣớc. Các tỉnh trồng nhiều mè ở Đồng bằng sông Cửu Long là Cần
Thơ (4.700 ha), Đồng Tháp (1.200 ha), An Giang (600 ha) và Long An (400 ha),
trong đó An Giang là tỉnh có năng suất trung bình cao nhất, đạt 1,33 tấn/ha và Long
An là tỉnh có năng suất trung bình thấp nhất, đạt 0,25 tấn/ha.
Thực tế cho thấy: sản xuất mè vùng ĐBSCL có nhiều tiềm năng lớn cho việc
nâng cao năng suất và sản lƣợng thông qua việc đầu tƣ nghiên cứu ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật trong sản xuất mè nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt là dầu
thực vật có chất lƣợng cao nhƣ dầu mè.
1.1.3 Giá trị sử dụng và giá trị dinh dƣỡng

1.1.3.1 Giá trị sử dụng
Theo Phạm Văn Thiều (2003), mè là một trong những loại thực phẩm truyền
thống đƣợc mọi ngƣời ƣa thích. Cây mè đã đƣợc mệnh danh là “hoàng hậu của các
cây có dầu”. Hạt vừng đã đƣợc dùng làm thực phẩm cho ngƣời nhƣ ăn sống, rang
ép dầu ăn, làm dầu thắp, làm bánh kẹo, bơ, macgarin và làm thuốc… Vừng là loại
hạt cho dầu ăn có chất lƣợng cao, ổn định, không bị trở mùi ôi. Trong 100 g vừng
hạt có 560-580 calo, 18 g protein, 20 g hydrat carbon, 50-60 g chất béo, 10,5 mg
sắt, 616 mg photpho, 720 mg kali, 60 mg Natri, 30 đơn vị vitamin A, 0,8 mg B
1
, 0,2
mg B
2
, 0,5 mg Niacin, 2 mg vitamin C,… Đặc biệt lƣợng Ca trong vừng rất cao,
7
gấp 20 lần lạc và nhiều hơn thịt lợn rất nhiều và có lợi cho bệnh tim mạch, bệnh xốp
xƣơng,… Trên thế giới, dầu vừng đƣợc dùng trực tiếp trong việc nấu nƣớng hoặc ăn
sống với rau và làm phụ gia trong công nghiệp thực phẩm nhƣ nƣớc chấm, công
nghệ dƣợc liệu, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu…
Đông y coi vừng là một loại thuốc, vừng đen có tên là “Hắc ma chi”, làm
thuốc bổ, thuốc nhuận tràng, lợi sữa… Theo Hải thƣợng Lãn ông thì vừng có vị
ngọt tính bình, không độc, đi vào bốn kinh phế, tỳ, gan, thận, có tác dụng ích gan,
bổ thận, nuôi huyết, nhuận tràng, điều hòa ngũ tạng, là loại thuốc tự dƣỡng, cƣờng
tráng, chủ trị thƣơng phong hƣ nhƣợc, ích khí lực, đầy trí não, bổ gân cốt, sáng tai
mắt, thúc đẻ, sát trùng, tiêu uất khí,… Khô dầu vừng có 35-50% protein, giàu
triophane và methionin dùng làm bột chế biến thức ăn cho gia cầm và gia súc, loại
kém dùng làm phân bón.
1.1.3.2 Giá trị dinh dưỡng
Trong thành phần hạt mè, cứ 100 g hạt mè chứa từ 43,5 đến 58,8 g lipid, rất
giàu acid béo không bảo hòa nhƣ linoleic và linolenic cần thiết cho nhu cầu cơ thể.
Trong mè còn có chất sesamol và một số glucosid khác có tác dụng chống phản ứng

peroxyd hóa chất béo, do đó dầu mè đƣợc xem là một trong những chất béo khá lý
tƣởng để làm thực phẩm cho cả ngƣời lớn, trẻ em, cho ngƣời béo phì hay thừa
cholesterol trong máu. Ngoài lipid, trong hạt mè còn chứa 16-20% protein và
protein của mè chứa đủ 8 axit amin không thay thế (Bảng 1.3). Ngoài ra, hạt mè còn
chứa nhiều vitamin A, B
1
, B
2
, PP và một số nguyên tố khoáng nhƣ canxi, phốt pho,
sắt, kẽm, đồng, molipden (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006).
Bảng 1.3 Thành phần các amino acid có trong mè trắng, mè đen, đậu phộng , đậu nành và
trứng gà (mg/g) (Phạm Văn Thiều, 2003)

Acid amin
Mè đen
Mè trắng
Đậu phộng
Đậu nành
Trứng gà
Arginine
12,5
11,8
11,3
7,3
6,8
Histidine
2,1
2,4
2,1
2,9

2,1
Lysin
2,9
3,5
3,0
6,8
6,3
Phenilalanine
6,2
6,3
5,1
5,3
5,7
Methionine
3,3
3,8
1,0
1,7
3,2
Leucine
8,9
7,4
6,7
8,0
9,0
Isoleucine
3,9
3,7
4,6
6,0

6,2
Valine
3,5
3,6
4,4
5,3
7,0
Threonine
3,6
3,9
1,6
3,9
4,9

8
1.1.4 Đặc điểm sinh học
Cũng nhƣ nhiều loại cây trồng khác, cây mè cũng đƣợc biết đến từ rất lâu.
Hiện nay có tới hàng trăm dòng và giống mè trồng khác nhau về hình thái, kích
thƣớc, khả năng sinh trƣởng, màu sắc hoa, quả, hạt, kích thƣớc hạt,… Nhƣng nhìn
chung, các giống mè đều có những đặc điểm chung, đó là cây hàng năm có khả
năng phân cành, chiều cao cây biến động 0,5-2,0 m, có hệ thống rễ phát triển, nhiều
hoa, quả nang, chứ nhiều hạt nhỏ có chứa dầu, đôi khi cũng có những loại hình cây
lâu năm nhƣng ít đƣợc trồng phổ biến trong sản xuất.
Do tính đa dạng về loại hình và khả năng thích ứng đối với những điều kiện
môi trƣờng khác nhau nên rất thuận lợi cho việc cải tiến những loại hình đang tồn
tại ngoài sản xuất để tạo ra những giống mới. Tuy nhiên, việc mô tả các loại hình
cũng rất khó khăn nên hầu hết tài liệu chỉ đề cặp đến những giống mè lấy hạt có dầu
(Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006).
1.1.4.1 Rễ
Có hai dạng hình cơ bản đƣợc sử dụng để phân biệt hệ thống rễ, đó là dạng

hình có thời gian sinh trƣởng dài thƣờng đƣợc xem nhƣ cây lâu năm, có hệ thống rễ
phát triển mạnh, và dạng hình có thời gian sinh trƣởng ngắn có hệ thống rễ phân bố
nông hơn và hẹp hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống rễ còn phụ thuộc vào
điều kiện khí hậu, đất đai và chế độ canh tác (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt,
2006).
Nhìn chung, rễ mè là rễ cọc, rễ chính ăn sâu, hệ rễ bên tƣơng đối phát triển,
phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt 0-25 cm, rễ cái có khả năng ăn sâu giúp cho cây có
khả năng chịu hạn tốt, ngƣợc lại khả năng chịu ngập kém, cây mè có thể chết nếu bị
úng trong thời gian ngắn. Đối với loại hình có thời gian sinh trƣởng ngắn thƣờng
không phân cành, và ở thời kỳ đầu thì tốc độ phát triển của rễ nhanh hơn về chiều
sâu so với các loại hình phân cành, nhƣng ở thời kỳ sau thì tốc độ phát triển của rễ
nhanh hơn về chiều rộng. Tỷ lệ khối lƣợng khô của rễ so với các bộ phận trên mặt
đất lớn nhất trong mùa mƣa và nhỏ nhất trong mùa khô. Loại đất và ẩm độ đất cũng
ảnh hƣởng rất rõ đến tốc độ sinh trƣởng của rễ. Vì vậy, khi thay đổi điều kiện canh
tác, nhất là đất trồng thì các đặc tính của giống cũng thể hiện sự khác biệt rất rõ.
Điều này có thể thấy rõ ở những giống mè địa phƣơng trồng trong điều kiện mùa
khô và có tƣới thì sinh trƣởng của các bộ phận trên mặt đất và dƣới mặt đất phát
triển mạnh hơn rất nhiều so với trồng trong điều kiện mùa mƣa. Cây mè khi đƣợc
trồng trên đất cát thì rễ phát triển mạnh và nhiều hơn trên đất thịt nặng. Khả năng
chịu hạn của cây mè một phần cũng do hệ thống rễ phát triển mạnh. Ngƣợc lại, khả
năng chịu ngập của cây mè lại rất kém, thậm chí trong thời gian ngắn là cây đã bị
héo sau một trận mƣa hoặc mƣa sau khi tƣới dẫn tới ứ động nƣớc trong ruộng nếu
9
không rút nƣớc sạch trong vòng 1-2 ngày thì sẽ ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát
triển của cây mè. Do đó, yêu cầy đất trồng mè phải thoát nƣớc tốt (Phạm Văn
Thiều, 2003).
1.1.4.2 Thân
Cây mè thuộc dạng thân thảo, dáng thẳng đứng, có thể phân cành hoặc không
phân cành tùy thuộc vào giống và kỹ thuật canh tác. Lát cắt ngang thân có dạng
vuông có các rãnh chạy dài dọc thân, đôi khi cũng xuất hiện những dạng hình thân

dẹt, thân hình chữ nhật và thân có độ rộng bất thƣờng . Thân có thể nhẵn, có thể có
ít hoặc rất nhiều lông và đây cũng là những đặc trƣng thƣờng đƣợc sử dụng để phân
biệt các dòng khác nhau của giống. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy có mối tƣơng
quan chặt giữa mức độ bao phủ lông trên thân với khả năng chống chịu hạn của mè.
Kết quả này đã mở ra hƣớng nghiên cứu cho các nhà khoa học để chọn tạo các
giống mè có khả năng chịu hạn tốt hơn (Phạm Văn Thiều, 2003; Tạ Quốc Tuấn và
Trần Văn Lợt, 2006).
Màu sắc thân cũng thay đổi từ xanh nhạt, đến gần tía, nhƣng phổ biến nhất là
thân có màu xanh đậm. Chiều cao thân có thể biến động từ 60-120 cm, nhƣng cũng
có trƣờng hợp cao tới 300 cm, trong điều kiện hạn thì thân có thể thấp hơn. Khả
năng di truyền về chiều cao đã đƣợc nghiên cứu trong mối quan hệ với nhiều đặc
tính khác của cây, nhƣng có rất ít kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa chiều cao
cây với số đốt trên thân chính hoặc chiều dài của lông. Mối liên hệ giữa độ dài lóng
với độ cao đóng trái và vị trí phân cành đầu tiên có thể rất quan trọng, đặc biệt các
dòng và giống mè có độ dài lóng đầu tiên dài có thể có liên quan đến khả năng
chống chịu ngập. Phạm vi phân cành và kiểu phân cành cũng là một đặc tính quan
trọng của giống, nhất là vị trí độ cao mà ở đó cành đầu tiên xuất hiện. Bên cạnh đó,
khả năng phân cành của cây cũng bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi điều kiện môi trƣờng
nhƣ lƣợng mƣa, độ dài ngày và những tác động của biện pháp kỹ thuật khác nhƣ
mật độ trồng, lƣợng phân bón, lƣợng nƣớc tƣới… (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt,
2006).
1.1.4.3 Lá
Lá mè thay đổi rất lớn về hình dạng và kích thƣớc ngay trên cùng một cây và
giữa các giống mè khác nhau. Nhìn chung, những lá ở vị trí thấp hơn thƣờng to và
rộng hơn, lá đôi có thùy, mép lá thƣờng có răng cƣa. Các lá ở vị trí giữa thân
thƣờng có hình lƣỡi mác (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006).
Tùy thuộc vào đặc điểm của giống mà các lá có thể mọc xen kẽ, hoặc ở phần
dƣới mọc đối, phần trên mọc xen kẽ. Sự sắp xếp lá trên thân rất quan trọng vì nó
ảnh hƣởng tới số hoa sinh ra ở các nách lá và do đó ảnh hƣởng trực tiếp tới năng
suất hạt trên cây. Các lá sắp xếp đối diện nhau rất thuận lợi cho việc ra nhiều hoa.

10
Kích thƣớc lá có thể thay đổi từ 3,0-17,5 cm theo chiều dài, từ 1,0-1,5 cm theo
chiều rộng và cuống lá có thể thay đổi từ 1,0-5,0 cm. Trên bề mặt lá có rất nhiều
lông thƣờng có màu xanh nhạt, nhất là khi trồng trên các loại đất màu mỡ. Hầu hết
các phiến lá mè đều có lông và có chất nhầy, và có mật độ lông trên bề mặt lá cũng
là đặc tính để phân biệt giữa các giống. Có sự khác biệt cơ bản về tốc độ dẫn nƣớc
của lá giữa các giống mè có đặc tính có thể tách vỏ quả khi chín. Do vậy, những đặc
điểm này ít đƣợc quan tâm nghiên cứu ở những vùng mà việc cung cấp nƣớc hạn
chế. Mật độ lông trên lá cũng là một đặc điểm để phân biệt giữa các giống (Phạm
Văn Thiều, 2003; Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006).
1.1.4.4 Hoa
Hoa mè có dạng hình chuông, cuống hoa ngắn, tràng hoa có 5 thùy, 5 nhị dài
từ 0,5-0,6 cm. Bầu nhụy có lông mềm nằm ở đáy hoa, có vòi nhẵn, có từ 2-4 ngăn
và đƣợc phân chia thành nhiều ngăn ngách giả mang rất nhiều noãn. Hoa mọc từ
các nách lá ở phần trên của thân và cành. Vị trí của đốt trên thân nơi xuất hiện hoa
đầu tiên là đặc tính đặc tính của giống có thể di truyền đƣợc. Hoa thƣờng mọc đơn,
nhƣng cũng có trƣờng hợp mọc thành chùm có tới 8 hoa. Cũng có thể xảy ra trong
trƣờng hợp hoa mọc đơn trên các nách lá ở vị trí thân hoặc cành cao hơn. Ở vị trí
thấp hơn thì cuống hoa dài hơn và ở vị trí càng cao thì cuống hoa càng ngắn. Tràng
hoa thƣờng có màu tối đến màu tía và bề mặt bên trong có thể có màu đỏ hoặc các
điểm màu đen, đôi khi có màu tía hoặc đốm vàng (Phạm Văn Thiều, 2003; Tạ Quốc
Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006).
Mè là loại cây có hoa tự thụ phấn, nhƣng thụ phấn nhờ côn trùng cũng rất phổ
biến và thụ phấn nhờ gió không nhiều. Có khoảng 10% hiện tƣợng thụ phấn chéo,
cá biệt có giống thì hiện tƣợng này đạt tới 50%. Hoa thƣờng nở vào buổi sáng sớm,
có tới 90% số hoa nở từ 5-7 giờ sáng và hoa héo sau nửa ngày. Hoa thƣờng rụng
vào buổi chiều tối tập trung từ 16 giờ đến 18 giờ trong ngày. Quá trình thụ phấn của
hoa mè theo trình tự sau: bao phấn mở dần theo chiều dọc và phóng thích các hạt
phấn sau khi nở hoa, khoảng thời gian này thay đổi tùy thuộc vào giống.
Đầu nhụy là nơi tiếp nhận phấn hoa trƣớc hoặc sau một ngày trƣớc khi hoa nở.

Ở điều kiện tự nhiên, hạt phấn hoa có thể tồn tại khoảng 24 giờ. Nhiệt độ thấp ở
thời điểm ra hoa có thể đƣa đến hiện tƣợng hạt phấn bị thoái hóa hoặc chín trƣớc
khi hoa rụng. Ngƣợc lại, vào thời điểm nhiệt độ cao 40
0
C hoặc cao hơn ở thời kỳ ra
hoa thì ảnh hƣởng rất lớn tới khả năng thụ tinh và do đó làm giảm số quả trên cây.
Khi trồng mè trong nhà kính thì nhiệt độ trung bình không đổi 24-27
0
C rất thích
hợp sự phân hóa hoa sớm, nhƣng nếu nhiệt độ ban đêm duy trì ở 33
0
C hoặc 15
0
C thì
sự phân hóa hoa bị chậm lại (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006).

11
1.1.4.5 Trái
Theo Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt (2006), trái mè thuộc dạng quả nang, có
chứa nhiều hạt bên trong, lát cắt có hình chữ nhật có những khía sâu, mỏ trái ngắn ở
phần đỉnh quả. Nhìn chung, mỗi dạng hình trái là một đặc tính của giống và có liên
quan rất chặt chẽ tới những điều kiện môi trƣờng và cũng có thể xuất hiện một vài
dạng hình trái ngay trên cùng một cây. Độ dài của trái có thể thay đổi từ 2,5-8,0 cm
với đƣờng kính trái từ 0,5-2,0 cm, và có vách ngăn trên trái thay đổi từ 4-12. Trên
bề mặt trái thƣờng có lông nhƣng mức độ lông cũng tùy thuộc vào giống. Trái khi
chín sẽ nứt dọc theo các vách ngăn từ đỉnh trái xuống đáy trái hoặc mở 2 lổ trên
phần đỉnh trái. Khả năng tách vỏ trái khi chín rất quan trọng trong việc chọn tạo
giống phù hợp cho việc cơ giới hóa khi thu hoạch. Chiều cao đóng trái đầu tiên
cũng là một đặc tính rất quan trọng của giống, những trái ở vị trí thấp hơn thƣờng
chín trƣớc và những trái gần phần ngọn sẽ chín sau cùng. Nhƣ vậy, khi cây mè bƣớc

vào thời kỳ chín thì chỉ cho phép tồn tại một thời gian nhất định trên đồng ruộng.
Nếu để chín quá có thể làm thất thoát một phần sản lƣợng, nhất là đối với những
loại hình trái tự nứt khi chín. Giống và biện pháp kỹ thuật canh tác có ảnh hƣởng tới
số trái trên cây, số hạt trên trái, do đó ảnh hƣởng tới năng suất. Chẳng hạn, mật độ
cây có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến số trái trên cây, nếu mật độ cao hoặc khoảng
cách hàng hẹp sẽ làm giảm cả số trái trên cây và số hạt trên trái. Năng suất hạt cũng
liên quan với số cành trên cây, nhƣng tổng số trái trên cây có ảnh hƣởng trực tiếp
lớn nhất đối với năng suất hạt.
1.1.4.6 Hạt
Hạt mè có hình bầu dục, hơi dẹt và đôi khi ở phần rốn hạt còn mỏng hơn so
với phần đối diện của hạt. Khối lƣợng 1000 hạt biến động từ 2-4 gram. Số hàng hạt
trên quả cũng là một đặc điểm của giống và thƣờng đƣợc dùng để phân biệt giữa
các giống. Bề mặt hạt nhẵn hoặc có rãnh, thƣờng có màu đen, trắng, vàng, nâu đỏ
hoặc xám, nhung cũng có thể có màu xám tối, màu xanh ô liu hoặc màu nâu tối.
Ảnh hƣởng dạng hạt có màu sáng có thể cho năng suất và chất lƣợng dầu tốt hơn
dạng hạt có màu tối, và việc sử dụng cũng phổ biến hơn, giá cũng thƣờng cao hơn
so với hạt có màu tối. Ngƣợc lại, ở Ấn Độ các dạng hình có màu đen lại thƣờng có
hàm lƣợng dầu cao hơn so với các hình dạng hạt mà có màu sáng. Sau khi thụ tinh
thì tốc độ phát triển các thành phần của hạt rất khác nhau nhƣ quá trình tổng hợp
các thành phần của hạt rất khác nhau nhƣ quá trình tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy
của hạt diễn ra mạnh ở thời kỳ 12-24 ngày sau khi hoa nở và sau đó quá trình tổng
hợp dầu sẽ giảm đến ngày thứ 27 và có sự giảm nhẹ hàm lƣợng dầu trƣớc khi quả
chín. Tỷ lệ acid béo tự do tối đa vào thời điểm bắt đầu quá trình tổng hợp và giảm
nhanh đến ngày thứ 18 và giảm từ từ đến khi hạt chín. Có sự khác biệt rất rõ giữa
độ dài quả, số lƣợng hạt trên quả và kích thƣớc của hạt giữa các giống. Hàm lƣợng

×