Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề Kiểm tra cuối Học kỳ II Khoa học lớp 5 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.87 KB, 3 trang )

Trường…………………………………. ĐỂ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Lớp…………………………………… MÔN KHOA HỌC KHỐI 5
Họ và tên………………………………. Thời gian: 60 phút


Điểm Lời phê của giáo viên
Người coi … …………………….
Người chấm … …………………
* Khoanh vào trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 18.
Câu 1: Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi đi xe đạp:
A.Không đi xe đạp hàng hai hàng ba. B. Không bỏ hai tay khi đang đi xe đạp.
C. Chú ý đèn hiệu và biển báo giao thông. D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Trong tự nhiên, sắt có ở đâu?
A.Trong nước B. Trong các thiên thạch
C. Trong không khí D. Trong quặng sắt và các thiên thạch
Câu 3: Nhôm có tính chất gì?
A. Màu trắng bạc, có thể kéo dài thành sợi và không bị gỉ.
B. Không có ánh kim.
C. Nhẹ, không dẫn điện và dẫn nhiệt.
D. Không bị a-xít ăn mòn.
Câu 4: Nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của xe máy là:
A. Thức ăn B. Nước
C. Ánh sáng G. Xăng, dầu
Câu 5: Loài động vật nào dưới đây đẻ nhiều con nhất trong một lứa:
A. Voi B. Ngựa C. Trâu D. Lợn
Câu 6: Điều gì sẽ xảy ra khi có quá nhiều khói, khí độc thải vào không khí:
A. Không khí trở nên nặng hơn B. Không khí bị ô nhiễm
C. Không khí chuyển động D. Không khí bay cao.
Câu 7: Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước:
A. Không khí B. Nhiệt độ
C. Chất thải D. Ánh sáng mặt trời.


Câu 8: Theo bạn đâu là tính chất của nước sạch:
A. Dễ uống B. Nấu ăn ngon
C. Phòng bệnh về đường tiêu hóa D.Trong suốt, không mùi và không vị.
Câu 9: Cơ quan sinh dục cái và cơ quan sinh dục đực của thực vật có hoa được gọi là:
A. Đài hoa và cánh hoa B. Nhụy và nhị
C. Đài hoa và bao phấn D. Nhụy và cánh hoa
Câu 10: Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là:
A. Sự thụ tinh B. Sự sinh sản C. Sự thụ phấn D. Hiện tượng kết hợp
Câu 11: Hợp tử phát triển thành:
A. Hạt B. Phôi C. Noãn D. Quả
Câu 12: Noãn phát triển thành:
A. Hạt B. Phôi C. Hợp tử D. Quả
Câu 13: Môi trường đất ngày càng bị suy thoái là do:
A/ Xử lí rác thải hợp vệ sinh B/ Sử dụng nhiều phân bón hóa học
C/ Không trồng trọt nhiều trên đất
Câu 14:Gạch ngói được làm bằng đất sét với điều kiện gì?
A. Nung B. Nung ở nhiệt độ cao
C. Phơi khô D. Sấy khô
Câu 15: Chồi con có thể mọc ra từ vị trí nào của cây hành, cây tỏi?
A. Từ mép lá. B. Từ phía củ. C. Từ những chỗ lõm.
Câu 16: Sự biến đổi hoá học xảy ra trong trường hợp nào?
A. Hòa tan đường vào nước
B. Thả vôi sống vào nước.
C. Dây cao su bị kéo dãn ra.
D. Cả 3 ý trên
Câu 17: Xi măng được làm từ nguyên liệu gì?
A. Đất sét. B. Đá vôi và một số chất khác.
C. Cả hai ý trên.
Câu 18: Tại sao cần phải cản thận khi vận chuyển gạch, ngói?
A. Vì gạch, ngói dễ hút ẩm. B. Vì gạch, ngói dễ vở.

C. Vì gạch, ngói nhẹ và xốp.

Câu 19. Nêu bốn việc cần làm để góp phần bảo vệ môi trường thêm trong lành? (1 đ)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN MÔN KHOA HỌC CUỐI HỌC KÌ II - KHỐI 5

I. Khoanh vào trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 18. (Đúng mỗi câu được 0,5
điểm)
Câu 1: Ý D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Ý D. Trong quặng sắt và các thiên thạch
Câu 3: Ý A. Màu trắng bạc, có thể kéo dài thành sợi và không bị gỉ.
Câu 4: Ý G. Xăng, dầu
Câu 5: Ý D.Lợn
Câu 6: Ý B.Không khí bị ô nhiễm
Câu 7: Ý C.Chất thải
Câu 8: ý D.Trong suốt, không mùi và không vị.
Câu 9: B. Nhụy và nhị
Câu 10: C. Sự thụ phấn
Câu 11: B. Phôi
Câu 12: A. Hạt
Câu 13: ý B sử dụng nhiều phân bón hóa học.
Câu 14: Ý B nung ở nhiệt độ cao.
Câu 15: Ý B từ phía củ.

Câu 16: Ý B Thả vôi sống vào nước.
Câu 17: Ý B đá vôi với một số chất khác.
Câu 18: Ý B. vì gạch ngói dễ vỡ.
Câu 19. HS có thể nêu 4 việc khác, nếu đúng đều được điểm ( mỗi ý 0,5 điểm)
- Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
- Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, thường xuyên dọn dẹp cho môi trường
sạch đẹp.
- Dùng các loại côn trùng để tiêu diệt các loài sâu bệnh.
- Xử lí các chất thải trước khi thải ra môi trường.
- Không vứt rác, thải rác bừa bãi mà phải để đúng nơi quy định.
- Khuyên nhủ, nhắc nhở các em nhỏ không nên bỏ các chất thải bừa bãi…

×