B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
PHM TH QUYấN
LựA CHọN BàI TậP PHáT TRIểN SứC MạNH TốC Độ
NHằM NÂNG CAO THàNH TíCH CHạY 100M CHO
Nữ SINH VIÊN NGàNH SINH GIáO DụC THể CHấT
TRƯờNG CAO ĐẳNG TUYÊN QUANG
Chuyờn ngnh: Giỏo dc th cht
Mó s: 60.14.01.03
LUN VN THC S KHOA HC GIO DC
Ngi hng dn khoa hc
TS. BI QUANG HI
H NI, 2014
NỘI DUNG
LUẬN VĂN
Chương 1:TỔNG QUAN
CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
HUẤN LUYỆN CHẠY 100M
CHO NỮ SINH VIÊN NGÀNH SINH –
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TUYÊN QUANG
Chương 3: LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG
CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ
NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY 100M
CHO NỮ SINH VIÊN NGÀNH SINH –
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TUYÊN QUANG
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Con người cần phải có sự phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn thể chất để có thể
chiếm lĩnh được tri thức từ đó đưa nền kinh tế nước nhà vươn lên hội nhập với nền
kinh tế khu vực và quốc tế
Giáo dục là một trong những bộ phận quan trọng góp phần không nhỏ vào quá trình
phát triển toàn diện con người. Phát triển thể lực, nâng cao sức khỏe cho các tầng
lớp nhân dân đã được các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể thực hiện từ rất
sớm. Trên cơ sở có được sức khỏe tốt sẽ giúp tạo nên một đội ngũ lao động dồi dào
đủ tiêu chuẩn về trí tuệ lẫn thể lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới. Xuất phát từ tiễn trên, với mong muốn góp một phần
công sức nhỏ bé của mình vào việc cải thiện thể lực cho nữ sinh viên của trường
cũng như là góp phần vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện để cho
những thế hệ sinh viên ra trường đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về thể lực cũng
như trí tuệ mà xã hội hiện đại đang cần. Những yêu cầu từ lý luận cũng như thực
tiễn nêu trên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu ứng dụng bài tập
nâng cao thể lực cho nữ sinh viên khoa Mầm non khóa học 2013 – 2016 trường
Cao dẳng Tuyên Quang”
2. Lịch sử nghiên cứu
Chính vì vai trò quan trọng không thể thiếu được của GDTC nên việc
nghiên cứu, vận dụng, ứng dụng các biện pháp, giải pháp, phương tiện,
phương pháp GDTC vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của nguồn
nhân lực đã được nhiều tác giả quan tâm và được thể hiện qua các công
trình nghiên cứu: Trần Nguyên Đán (1998): Nghiên cứu xây dựng chỉ
tiêu thể lực cho nữ sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm nhạc họa TW.
Nguyễn Thành Cao (2008): Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao thể
lực cho nữ sinh viên có sức khỏe yếu của trường Cao đẳng Tài chính –
Hải quan. Ngoài các công trình nghiên cứu nêu trên, còn có nhiều bài
viết liên quan đến đề tài được đăng trên các bài báo khoa học của tạp
chí khoa học TDTT, thông tin khoa học của Viện Khoa học TDTT.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng,
phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn
Thông qua kết quả đánh giá thực trạng công tác giáo
dục thể chất, cũng như thực trạng thể lực của nữ sinh
viên trường Cao đẳng Tuyên Quang, đề tài tiến hành
lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao thể lực cho đối
tượng nghiên cứu phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có
của nhà trường, đồng thời đáp ứng được nhu cầu
người học góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo
dục và đào tạo của nhà trường hiện nay.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên khoa Mầm non năm thứ
nhất khóa 2013-2016 Trường Cao đẳng Tuyên Quang.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ được tiến hành nghiên cứu tại Khoa GDTC - trường Đại
học sư phạm Hà Nội và trường Cao đẳng Tuyên Quang.
Số lượng mẫu nghiên cứu được chia làm 3 nhóm chính bao gồm:
Nhóm chuyên gia phỏng vấn: Số lượng 25 người.
Nhóm thực nghiệm: bao gồm 46 sinh viên nữ khoa mầm non năm thứ
nhất.
Nhóm đối chứng: bao gồm 49 sinh viên khoa mầm non năm thứ nhất.
4. Luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
Quan điểm của Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến công
tác giáo dục thể chất coi giáo dục thể chất là một bộ phận
không thể thiếu trong hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa
đó là phương tiện giáo dục, giáo dưỡng bồi dưỡng thế hệ
trẻ để phát triển đất nước.
Công tác giáo dục thể chất ở các trường Cao đẳng, đại học
đã được quan tâm và coi đó là một trong những yếu tố quan
trọng của quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm đầu ra của nhà trường.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trong quá trình
nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
5.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
5.2 Phương pháp phỏng vấn
5.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm
5.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
5.5 Phương pháp toán học thống kê
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất cho
học sinh sinh viên
Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng đào tạo bồi
dưỡng con người phát triển toàn diện vừa là mục tiêu vừa là động lực
của sự nghiệp cách mạng làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
1.2. Mục đích – Nhiệm vụ GDTC trong trường Đại học – Cao
đẳng
1.2.1 Mục đích của GDTC và thể thao trong trường học.
Mục tiêu nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về GDTC và Thể thao
trường học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo ra một đội ngũ
cán bộ làm công tác khoa học – kỹ thuật, quản lý kinh tế - văn hóa xã
hội, tạo ra một thế hệ, một lực lượng lao động với cơ thể phát triển
hài hòa, cân đối, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chuyên môn nghề
nghiệp.
1.2.2. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong trường học
GDTC là bộ phận góp phần giáo dục toàn diện cho xã hội, rèn luyện
tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỉ luật, xây dựng niềm tin, lối sống
tích cực lành mạnh, tinh thần tự giác trong rèn luyện thân thể, lao
động sản xuất và cả trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
GDTC cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về nội
dung và phương pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động cần thiết,
kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao lựa chọn thích hợp.
1.2.3 Thực tiễn công tác GDTC trong các trường ĐH – CĐ
Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ban hành quy chế về công tác GDTC
khẳng định GDTC là một bộ phận hữu cơ trong mục tiêu giáo dục và
đào tạo nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng
về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ
THỰC TRẠNG THỂ LỰC CỦA NỮ SINH VIÊN KHOA MẦM
NON NĂM THỨ NHẤT KHÓA 2013-2016 TRƯỜNG CAO
ĐẲNG TUYÊN QUANG
2.1. Thực trạng về chương trình môn học giáo dục thể chất cho
sinh viên trường Cao đẳng Tuyên Quang.
Bộ môn GDTC thực hiện chương trình GDTC do Bộ Giáo dục - Đào
tạo ban hành theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với nội dung chương trình gồm
2 phần: Phần cơ bản và phần tự chọn.
2.2. Thực trạng thể lực của nữ sinh viên khoa mầm non khóa
học 2013 – 2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang
2.2.1 Lựa chọn các test đánh giá thể lực chung cho nữ sinh viên
khóa học 2013 - 2016
Đề tài sử dụng các test đã được sử dụng trong công trình nghiên
cứu thể chất người VN của viện khoa học TDTT Việt Nam (2001)
và quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên
(Ban hành kèm theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày
18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo). Bao gồm các
test:
Chạy 30m XPC.
Dẻo gập thân.
Lực bóp tay thuận
Bật xa tại chỗ.
Chạy con thoi 4x10m.
Chạy 5 phút tùy sức.
2.2.2. Thực trạng thể lực của nữ sinh viên khoa mầm non năm thứ
nhất khóa học 2013 – 2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang
Việc đánh giá thực trạng của bất kỳ một hiện tượng sự vật nào luôn
phải được tiến hành trên cơ sở so sánh với một chuẩn hay một đối
tượng cùng dạng khác. Trong nghiên cứu này đề tài đánh giá thực
trạng thể chất của 95 nữ sinh viên khoa mầm non năm thứ nhất khóa
học 2013 - 2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang chủ yếu thông qua
so sánh với các giá trị trung bình của người Việt Nam cùng độ tuổi,
cùng giới tính thời điểm 2001 và theo quy định hiện hành của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Số liệu thu thập được từ điều tra khảo sát sau
khi xử lý bằng phương pháp toán thống kê được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. So sánh trình độ thể lực của nữ sinh viên khoa mầm non khóa học 2013 –
2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang với nữ thanh niên Việt Nam
Ghi chú:
: Giá trị trung bình của người VN cùng độ tuổi.
SVN : Độ lệch chuẩn củangười VN cùng độ tuổi.
CĐTQ
: Giá trị trung bình của SV nữ CĐTQ.
S
CĐTQ
: Độ lệch chuẩn của SV nữ CĐTQ.
X
Từ kết quả nghiên cứu trong mục 3.1 có thể rút ra
một số nhận xét như sau:
So với tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất
người Việt Nam độ tuổi 6-20, ở lứa tuổi 18 nhìn chung
đại đa số chỉ số các test về thể lực chung của nữ sinh
viên đều ở mức trung bình so với người Việt Nam do vậy
quan tâm phát triển thể lực cho nữ sinh viên là việc làm
cần thiết và quan trọng nhằm giúp các em có đầy đủ sức
khỏe để học tập, công tác cũng như thực hiện tốt vai trò
thiên bẩm của mình sau này.
2.3. Thực trạng về nhu cầu tập luyện nâng cao thể lực của nữ sinh viên khoa
mầm non trường Cao đẳng Tuyên Quang.
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn nữ sinh viên để điều tra về sở thích, động cơ tập
luyện, lấy ý kiến của họ về các biện pháp nâng cao hiệu quả GDTC. Số phiếu
phát ra 150, số phiếu thu về 148.
Kết quả phỏng vấn thu được:
- Đại đa số sinh viên cho rằng rất cần phải nâng cao thể lực cho mình để nâng
cao sức khoẻ và có thể chất cường tráng. Số cho rằng không cần chỉ chiếm
5,39%.
- Về sự hứng thú đối với môn học GDTC, có tới 70,2% sinh viên thích học môn
GDTC, còn 29,6% không thích nhưng phải học.
- Số sinh viên tập luyện ngoại khoá thường xuyên chỉ chiếm 17,7%. Số không tập
luyện chiếm quá nửa là 54,8%. Số còn lại là tập luyện không thường xuyên
chiếm 27,4%.
- Các môn thể thao được đông đảo sinh viên yêu thích tập luyện là: Cầu lông,
bóng chuyên, bóng đá. Kết quả điều tra này là cơ sở để đề ra các bài tập đẩy
mạnh công tác GDTC, chú trọng và đầu tư đúng hướng trong xây dựng phong
trào TDTT của trường.
2.4. Thực trạng về các yếu tố và các điều kiện đảm bảo
cho công tác nâng cao thể lực cho nữ sinh viên khoa
mầm non Trường Cao đẳng Tuyên Quang.
2.4.1 Phương pháp tổ chức quá trình giảng dạy.
Bộ môn tiến hành tổ chức quá trình GDTC cho sinh viên
theo hai hình thức nội khoá và ngoại khoá.
- Nội khoá: Đã thực hiện đúng theo kế hoạch thời khoá
biểu của nhà trường, theo quỹ thời gian, chương trình quy
định, có quy cách kiểm tra đánh giá cho điểm.
- Giờ ngoại khoá: Bao gồm các giờ tự học của sinh viên
các buổi huấn luyện đội tuyển để tham gia các giải ngành
GD - ĐT ở khu vực và của thành phố, tổ chức trọng tài
các giải thể thao sinh viên trong toàn trường.
2.4.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên môn học GDTC
Trong quá trình xây dựng và phát triển của Cao đẳng Tuyên Quang, đội
ngũ cán bộ giáo viên đã không ngừng phát triển về số lượng và ngày
càng nâng cao về chất lượng, trình độ chính trị và trình độ chuyên môn
để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào
tạo.
2.4.3 Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ TDTT.
Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ của nhà trường phục vụ cho công tác
giảng dạy, học tập (nội khóa cũng như ngoại khóa) của trường trong
những năm gần đây có sự phát triển mạnh. Có thể khẳng định, đây là
một trong những điểm mạnh, thuận lợi lớn cho công tác GDTC và phong
trào TDTT trong nhà trường.
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BÀI TẬP
NÂNG CAO THỂ LỰC CHO NỨ SINH VIÊN KHOA NẦM NON NĂM
THỨ NHẤT KHÓA 2013-2016 TRƯỜNG CAO ĐẲNG
TUYÊN QUANG
3.1. Lựa chọn hệ thống bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên
khoa mầm non khóa học 2013- 2016 trường Cao đẳng Tuyên
Quang
3.1.1. Hệ thống hóa các bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên
Việc chọn lựa bài tập được đề tài xác định dựa trên cơ sở lấy ý kiến
của các chuyên gia, giáo viên, HLV có kinh nghiệm trong GDTC.
Qua các tài liệu trong và ngoài nước, đề tài đã hệ thống được 88 bài
tập có thể áp dụng ở mức độ thích hợp để nâng cao thể lực cho nữ
sinh viên khoa mầm non khóa học 2013 – 2016 trường Cao đẳng
Tuyên Quang.
3.1.2. Lựa chọn hệ thống bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên
khoa mầm non khóa học 2013 – 2016 trường Cao đẳng Tuyên
Quang.
Dựa trên đặc điểm, điều kiện giảng dạy của bộ môn, trình độ tập luyện
của nữ sinh viên cũng như cấu trúc của giờ học, điều kiện dụng cụ cho
phép. Đề tài đã đưa ra 31 bài tập có thể áp dụng thực nghiệm để nâng
cao thể lực cho nữ sinh viên khoa mầm non khóa học 2013 – 2016
Trường Cao đẳng Tuyên Quang. Sau đó chúng tôi tiến hành phỏng vấn
lấy ý kiến của 5 chuyên gia, 10 giáo viên và 6 HLV có kinh nghiệm.
Hệ thống các bài tập lựa chọn phỏng vấn được thể hiện trên bảng 3.5.
Kết quả phỏng vấn ở bảng 3.5 cho thấy, đa số các bài tập đều được các
nhà chuyên môn đánh giá, đồng ý ở mức rất thường dùng và thường
dùng, bài tập nào được đồng ý ở mức rất thường dùng và thường dùng
với tổng số điểm đạt từ 80% số điểm tối đa của mỗi bài tập trở lên sẽ
được đưa vào trong hệ thống bài tập nâng cao thể lực chung cho nữ
sinh viên. Theo nguyên tắc này, từ 31 bài tập đã được liệt kê, đề tài đã
loại được 09 bài tập , còn lại 22 bài tập đảm bảo đạt tỷ lệ trên 80% ý
kiến tán thành nên được chọn vào hệ thống các bài tập nâng cao thể lực
chung cho nữ sinh viên.
3.2. Lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp tập luyện cho nữ sinh viên
khoa mầm non khóa học 2013 – 2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang
Để xây dựng hệ thống bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên khoa mầm non khóa
học 2013 - 2016, trước hết đề tài tiến hành phỏng vấn các chuyên gia về mức độ
quan trọng của việc nâng cao thể lực cho nữ sinh viên và hình thức tập luyện mang
lại hiệu quả.
Kết quả trả lời như sau:
- Đại đa số giáo viên đều khẳng định sự cần thiết phải nâng cao thể lực chung cho nữ
sinh viên (85% số ý kiến đồng tình) và để đánh giá trình độ thể lực chung cho nữ
sinh viên cần kiểm tra tất cả 5 tố chất: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo và
khả năng mềm dẻo (65% tổng số ý kiến). Hình thức tập luyện để nâng cao trình độ
thể lực chung cho nữ sinh viên được chọn lựa nhiều nhất là tập nội khóa (85% tổng
số ý kiến) và có giao bài tập về nhà cho sinh viên tự tập.
- Phương pháp thích hợp là phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ kết hợp
phương pháp trò chơi, phương pháp thi đấu ở một số thời điểm nhằm kích thích sinh
viên hứng thú tập luyện. Chỉ khi tập luyện nội khóa thì mới có thể áp dụng phương
pháp tập luyện có định mức chặt chẽ kết hợp trò chơi và thi đấu vì có giáo viên trực
tiếp hướng dẫn và kiểm soát lượng vận động.
3.3. Xây dựng và triển khai kế hoạch tập luyện nâng cao thể lực
cho nữ sinh viên khoa mầm non khóa học 2013 – 2016 trường Cao
đẳng Tuyên Quang
Việc xây dựng kế hoạch tập luyện cho sinh viên được căn cứ vào kế
hoạch giảng dạy và chương trình môn học của nhà trường theo từng
học kỳ của năm học, đồng thời căn cứ vào thời gian học tập cụ thể của
các em. Trên cơ sở của chương trình, kế hoạch giảng dạy được chia
thành 2 học kỳ:
Học kỳ 1 là 60 tiết được chia ra làm 15 giáo án, mỗi giáo án là 4 tiết
tương ứng với thời gian là 180p
Học kỳ 2 là 30 tiết được chia ra làm 15 giáo án, mỗi giáo án là 2 tiết
tương ứng với thời gian là 90p
3.4. Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên
khoa mầm non khóa học 2013 – 2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang
3.4.1 So sánh thực trạng thể lực chung ban đầu của hai nhóm thực nghiệm
(nhóm I) và nhóm đối chứng (nhóm II) trước thực nghiệm
Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi ứng dụng các test được chọn để kiểm
tra trình độ thể lực của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả thể hiện
ở bảng 3.8.
Bảng 3.8: So sánh thực trạng thể lực chung trước thực nghiệm của hai nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Phân tích số liệu bảng 3.8 cho thấy:
Tóm lại: Thông qua các test, có thể nhận thấy rằng trình độ thể lực
của hai nhóm trước thực nghiệm là tương đối đồng đều, tương
đương nhau đủ điều kiện để áp dụng thực nghiệm sư phạm nhằm
chứng minh hiệu quả của các phương pháp tập luyện và tổ hợp bài
tập đã được chọn lựa.
3.4.2. So sánh thực trạng thể lực của hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng sau thực nghiệm
Sau thực nghiệm sư phạm, đề tài đã kiểm tra trình độ thể lực chung
của hai nhóm nữ sinh viên. Kết quả được trình bày trong bảng 3.9.
Bảng 3.9: So sánh thực trạng thể lực của hai nhóm đối chứng và
thực nghiệm sau thực nghiệm.