Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu phú lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 85 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH





NGUYỄN THỊ MỸ QUYÊN




PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ LỢI



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số ngành: 52340101









Tháng 11 - năm 2013





ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH





NGUYỄN THỊ MỸ QUYÊN

MSSV: LT11549


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ LỢI


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH


Mã số ngành: 52340101


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

NGUYỄN PHẠM THANH NAM




Tháng 11 - năm 2013




iii

LỜI CẢM TẠ

Qua hai năm học liên thông và sinh hoạt tại trường Đại học Cần Thơ, em
đã có cơ hội nghiên cứu, học hỏi và giao lưu dưới một mái nhà tri thức. Từ nơi
này, em ý thức được rằng chỉ cần có quyết tâm học hỏi để vươn lên và quan
niệm sống tích cực thì chắc chắn sẽ thành công trong cuộc sống. Nay em xin
gửi những lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp em có những định
hướng đầu đời đúng đắng và tích cực.
Đầu tiên, em xin kính gửi đến ba mẹ lòng biết ơn sâu sắc – hai người đã
luôn động viên, chăm lo, nuôi dưỡng và dạy dỗ em suốt cuộc đời.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc
biệt là Quý thầy cô khoa Kinh Tế - QTKD đã tận tình giảng dạy, truyền đạt

những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập.
Em kính gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Phạm Thanh Nam, mặc dù chỉ
mới làm việc với thầy trong thời gian ngắn nhưng em đã học được phong cách
làm việc khoa học, cẩn thận của thầy. Ngoài ra, trong suốt quá trình thực hiện
đề tài này thầy đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và toàn thể các anh, chị trong
công ty Phú Lợi, đặc biệt là chị Duy Anh, anh Trung đã giúp đỡ, hướng dẫn và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài
luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
đóng góp của thầy cô và Ban lãnh đạo công ty giúp em khắc phục những thiếu
sót và khuyết điểm.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô Khoa KT- QTKD, Ban giám
đốc và toàn thể các anh, chị trong công ty lời chúc sức khoẻ, thành công và vui
vẻ trong cuộc sống.
Xin trân trọng kính chào.
Cần Thơ, ngày tháng năm

Người thực hiện











iv

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày tháng năm

Người thực hiện




























v

NHẬN XÉT CƠ QUAN THỰC TẬP

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Ngày …. tháng …. năm
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)










vi

BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
• Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Phạm Thanh Nam
• Học vị: Thạc Sĩ
• Chuyên ngành: Kinh tế - Quản trị kinh doanh
• Cơ quan công tác: Trường Đại Học Cần Thơ
• Tên sinh viên : Nguyến Thị Mỹ Quyên
• Mã số sinh viên : LT11549
• Chuyên ngành : Quản thị kinh doanh tổng hợp
• Tên đề tài : Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ
Phần Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Phú Lợi
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo



2. Về hình thức


3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài


4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn


5. Nội dung và các kết quả đạt được


6. Các nhận xét khác


7. Kết luận




Cần Thơ, ngày…… tháng …… Năm
Giáo viên hướngdẫn




vii



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm

Giáo viên phản biện


viii

MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Lược khảo tài liệu 2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3
2.1 Phương pháp luận 3
2.1.1 Khái niệm cơ bản về phân tích hoạt động kinh doanh 3
2.1.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh 3
2.1.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 3
2.1.1.3 Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh 3
2.1.1.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 4
2.1.1.5 Khái niệm doanh thu 4
2.1.1.6 Khái niệm chi phí 5
2.1.1.7 Khái niệm lợi nhuận 5
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 6
2.1.2.1 Chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận 6
2.1.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản 7
2.1.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn 7
2.1.2.4 Hiệu quả sử dụng chi phí 8
2.2 Phương pháp nghiên cứu 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 9
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 9
2.2.2.1 Phương pháp so sánh 9
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 10
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ LỢI 12
3.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần thương mại – dịch vụ - xuất nhập
khẩu Phú Lợi 12
3.1.1 Khát quát về công ty 12
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 12


ix

3.1.3 Ngành nghề kinh doanh và phương thức bán hàng 12
3.1.3.1 Ngành nghề kinh doanh 12
3.1.3.2 Phương thức bán hàng 12
3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 14
3.2.1 Sơ đồ tổ chức công ty 14
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ 14
3.3 Định hướng của công ty trong thời gian tới 15
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ
LỢI 16
4.1 Đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm
2010 – 6/2013 16
4.1.1 Đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty từ
năm 2010 – 6/2013 16
4.2 Phân tích tình hình doanh thu 20
4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu từ năm 2010 – 6/2013 20
4.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu thành phần 20
4.2.1.2 Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu sản phẩm 23
4.2.1.3 Đánh giá chung về tình hình doanh thu từ năm 2010 – 6/201328
4.2.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu của
công ty 28

4.3 Phân tích tình hình chi phí 31
4.3.1 Phân tích tình hình chi phí từ năm 2010 – 6/2013 31
4.3.1.1 Phân tích tình hình chi phí theo cơ cấu thành phần 31
4.3.1.2 Đánh giá chung về tình hình chi phí từ năm 2010 – 6/2013 35
4.4 Phân tích tình hình lợi nhuận 35
4.4.1 Phân tích tình hình lợi nhuận từ năm 2010 – 6/2013 35
4.4.1.1 Phân tích tình hình lợi nhuận theo cơ cấu thành phần 35
4.4.1.2 Đánh giá chung về tình hình lợi nhuận từ năm 2010 – 6/2013 40
4.5 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 40
4.5.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 40
4.5.1.1 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 40
4.5.1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 42
4.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 44
4.5.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 44
4.5.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 47
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH
VỤ XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ LỢI 49
5.1 Tồn tại và nguyên nhân 49
5.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của


x

công ty cổ phần thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Phú Lợi 49
5.2.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 49
5.2.1.1 Giải pháp tăng doanh thu bán hàng 50
5.2.1.2 Giải pháp giảm chi phí 50
5.2.2 Một số giải pháp khác 51
5.2.2.1 Nghiên cứu mở rộng thị trường 51

5.2.2.2 Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả nguồn vốn kinh
doanh 52
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
6.1 Kết luận 53
6.2 Kiến nghị 53
6.2.1 Đối với nhà nước 53
6.2.2 Đối với công ty 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 56








xi

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang

Bảng 4.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Phú Lợi từ năm
2010 – 6/2013 17
Bảng 4.2: Tình hình doanh thu của công ty Phú Lợi từ năm 2010 – 6/2013 22
Bảng 4.3: Tình hình doanh thu theo cơ cấu sản phẩm của công ty Phú Lợi từ
năm 2010 – 6/2013 25
Bảng 4.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty Phú Lợi từ năm
2010 – 6/2013 29
Bảng 4.5: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu của công ty Phú

Lợi từ năm 2010 – 6/2013 30
Bảng 4.6: Tình hình chi phí của công ty Phú Lợi từ năm 2010 – 6/2013 33
Bảng 4.7: Tình hình lợi nhuận của công ty Phú Lợi từ năm 2010 – 6/2013 38
Bảng 4.8: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty Phú Lợi từ năm 2010
- 2012 41
Bảng 4.9: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty từ năm 2010 – 2012
43
Bảng 4.10: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty Phú Lợi từ năm
2010 – 2012 45
Bảng 4.11: Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty Phú Lợi từ năm 2010 –2012
48














xii

DANH MỤC HÌNH
Trang


Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty
Phú Lợi từ năm 2010 – 6/2013 19
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu thuần của công ty Phú Lợi từ năm 21
2010 – 6/2013 22
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện doanh thu hoạt động tài chính của công ty Phú Lợi
từ năm 2010 – 6/2013 23
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu sản phẩm của công ty Phú Lợi từ
năm 2010 – 6/2013 27
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện giá vốn hàng bán của công ty Phú Lợi từ năm 32
2010 – 6/2013 32
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện chi phí tài chính của công ty Phú Lợi từ năm 34
2010 – 6/2013 34
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện chi phí quản lý kinh doanh của công ty Phú Lợi từ
năm 2010 – 6/2013 35
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của
công ty Phú Lợi từ năm 2010 – 6/2013 37
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công
ty Phú Lợi từ năm 2010 – 6/2013 39
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận trước thuế của công ty Phú Lợi từ năm
2010 – 6/2013 40














xiii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP QLKD : Chi phí quản lý kinh doanh
CP khác : Chi phí khác
CPTC : Chi phí tài chính
DTT : Doanh thu thuần
DT HĐTC : Doanh thu hoạt động tài chính
DTT về BH & CCDV : Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
GVHB : Giá vốn hàng bán
KH : Kế hoạch
LN gộp về BH & CCDV : Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
LNT HĐKD : Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
LNTT : Lợi nhuận trước thuế
LNST : Lợi nhuận sau thuế
SSL CP : Sức sinh lời chi phí
SSL TSDH : Sức sinh lời tài sản dài hạn
SSL TSNH : Sức sinh lời tài sản ngắn hạn
SSL VCSH : Sức sinh lời vốn chủ sở hữu
TCP : Tổng chi phí
TDT : Tổng doanh thu
TGVQ CP : Thời gian vòng quay chi phí
TGVQ TSDH : Thời gian vòng quay tài sản dài hạn
TGVQ TSNH : Thời gian vòng quay tài sản ngắn hạn
TGVQ VCSH : Thời gian vòng quay vốn chủ sở hữu
TH : Thực hiện
TN khác : Thu nhập khác

Thuế TNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp
TSDH BQ : Tài sản dài hạn bình quân
TSNH BQ : Tài sản ngắn hạn bình quân
VCSH BQ : Vốn chủ sở hữu bình quân
VQCP : Vòng quay chi phí
VQ TSDH : Vòng quay tài sản dài hạn
VQ TSNH : Vòng quay tài sản ngắn hạn
VQ VCSH : Vòng quay vốn chủ sở hữu


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới và tự do
hóa thương mại đã trở thành mục tiêu phát triển của tất cả các nước. Việc cạnh
tranh của các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt không chỉ các doanh
nghiệp trong nước mà còn có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài.
Để đứng vững trước sự cạnh tranh đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kế
hoạch và chiến lược kinh doanh cụ thể.
Trong nền kinh tế thị trường kết quả kinh doanh luôn là mối quan tâm
hàng đầu của các doanh nghiệp, muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có chiến lược và hoạt động phù hợp với quy luật của thị
trường. Điều đó được thể hiện thực tế qua kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, đây là yếu tố quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những tiêu chí xác định vị thế
của doanh nghiệp và là một trong những căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp
xây dựng chiến lược kinh doanh của mình. Việc phân tích hoạt động kinh
doanh là việc hết sức cần thiết của các doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp

có cái nhìn đúng đắn cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó giúp
doanh nghiệp xác định rõ vị trí của mình trên thương trường cũng như điểm
mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp. Đồng thời giúp
doanh nghiệp xác định được những hạn chế còn tồn tại để giúp doanh nghiệp
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Phân tích hoạt động kinh
doanh còn là cơ sở giúp nhà quản trị ra quyết định trong tương lai bằng việc
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đưa ra chiến lược
kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Kinh doanh hiệu
quả sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hút các nguồn đầu tư của các doanh
nghiệp khác đồng thời hạn chế những rủi ro trong quá trình kinh doanh và phát
triển của doanh nghiệp.
Hòa mình vào sự phát triển chung của đất nước, công ty cổ phần thương
mại dịch vụ xuất nhập khẩu Phú Lợi luôn phấn đấu và nỗ lực không ngừng để
ngày càng phát triển và đứng vững trên thị trường. Phân tích hoạt động kinh
doanh giúp cho doanh nghiệp thấy rõ được tình hình doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp thấy được
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ môi trường kinh doanh.
Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về chiến lược phát triển kinh
doanh hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và giúp doanh
nghiệp đứng vững trong nền kinh tế hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Từ đó đề tài "Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty cổ phần thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Phú Lợi" được
chọn làm đề tài nghiên cứu.



2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại
dịch vụ xuất nhập khẩu Phú Lợi trong năm 2010 - 2012 và 6 tháng năm 2013.
Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích chung về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
2010 - 2012 và 6 tháng năm 2013.
- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 3 năm
2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013.
- Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công
ty trong thời gian tới.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Thu thập số liệu và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
cổ phần thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Phú Lợi.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu các số liệu liên quan đến vấn đề cần phân tích từ năm 2010 –
2012 và 6 tháng năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty cổ phần thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Phú Lợi từ
năm 2010 - 2012 và 6 tháng năm 2013.
1.4 Lược khảo tài liệu
- Lê Thị Bích Liễu (2009). Luận văn tốt nghiệp "Phân tích kết quả hoạt
động kinh doanh tại chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish", trường
Đại học Cần Thơ. Đề tài phân tích về sự biến động của doanh thu, chi phí, lợi
nhuận và các chỉ số tài chính của công ty. Luận văn đã sử dụng phương pháp
so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích số liệu thu thập được.

Qua đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty.
- Nguyễn Thị Phương Thảo (2009). Luận văn tôt nghiệp "Phân tích kết
quả hoạt động kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long", trường Đại học
Cần Thơ. Đề tài đi sâu phân tích các vấn đề về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và
một số chỉ tiêu tài chính của công ty. Luận văn sử dụng phương pháp so sánh,
phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch để phân tích số
liệu. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty.


3

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Khái niệm cơ bản về phân tích hoạt động kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn
bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ
chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác,
trên cơ sở đó đề ra phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt
động kinh doanh, một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể
và với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả
kinh doanh cao hơn (Phạm Văn Dược và Đặng Thị Kim Cương, 2005, trang 7
- 8).
Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những
hoạt động hiện hành dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản

trị kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược - dài hạn
(Nguyễn Tấn Bình, 2004, trang 13).
2.1.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện ra những khả
năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là công cụ cải tiến cơ chế
quản lý trong kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận
đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp
của mình. Chính trên cơ sở này các nhà doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn
mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả và phòng ngừa rủi ro.
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà
quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên
ngoài khác, khi học có mối quan hệ với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích
họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho
vay (Phạm Văn Dược và Đặng Thị Kim Cương, 2005, trang 8-9).
2.1.1.3 Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều
hành hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp đồng thời cung
cấp thông tin cho đối tượng sử dụng bên ngoài khác.
Phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình hướng tới kết quả
hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu
hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế (Phạm Văn Dược và Đặng Thị Kim Cương,
2005, trang 9 - 10).


4

Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết
quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân
tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Nhân tố

ảnh hưởng có thể phân thành 2 loại: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
Nhân tố khách quan là loại nhân tố thường phát sinh và tác động như một
yêu cầu tất yếu, không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh.
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp có thể chịu tác động bởi các nhân tố
khách quan như: sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, chính sách kinh
tế xã hội của nhà nước, tiến độ khoa học kỹ thuật ứng dụng các nhân tố này
làm cho giá cả hàng hóa, giá cả chi phí, giá cả dịch vụ thay đổi, thuế suất, lãi
suất cũng thay đổi theo.
Nhân tố chủ quan là nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu như thế
nào tùy thuộc vào nỗ lực chủ quan của chủ thể kinh doanh. Những nhân tố như:
trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác các nhân tố
khách quan của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến giá thành, mức chi phí, thời
gian lao động, lượng hàng hóa, cơ cấu hàng hóa (Nguyễn Thị Mỵ và Phan
Đức Dũng, 2006, trang 16 - 17).
2.1.1.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
- Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ
tiêu kinh tế đã xây dựng.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm ra nguyên nhân
gây nên các mức độ ảnh hưởng đó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn
tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định (Phạm
Văn Dược và Đặng Thị Kim Cương, 2005, trang 11-12).
2.1.1.5 Khái niệm doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được
từ việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, các hoạt động tài chính và các
hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng
hóa, cung ứng, dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp

nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền).
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp là chỉ tiêu
tổng hợp bằng tiền về tiêu thụ hàng hóa dịch vụ. Nói cách khác, doanh thu bán
hàng là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ lao vụ đã được khách
hàng chấp nhận thanh toán.
Doanh thu từ các hoạt động tài chính bao gồm: tiền cho vay, tiền lãi thu từ
tiền gửi ngân hàng, các hoạt động đầu tư và mua bán chứng khoán và các hoạt
động tài chính khác.


5

Doanh thu từ các hoạt động khác là doanh thu từ các hoạt động ngoài hoạt
động tài chính, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ như: thanh lý tài sản cố định, tiền
bảo hiểm bồi thường, thu tiền phạt…(Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng,
2006, trang 65 - 69).
2.1.1.6 Khái niệm chi phí
Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với
mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh
doanh nhất định. Chi phí bao gồm các bộ phận sau:
Giá vốn hàng bán: là bộ phận chi phí lớn nhất trong chi phí kinh doanh
của doanh nghiệp. Bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra, chi phí phân bổ cho
hàng bán ra, giá thành sản xuất của sản phẩm đã tiêu thụ (nguyên vật liệu trực
tiếp dùng cho sản xuất, tiền lương trực tiếp, chi phí sản xuất chung).
Chi phí bán hàng: là những khoản chi liên quan đến việc tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các hoạt động quảng cáo, nghiên cứu thị trường, xúc
tiến bán hàng, đóng gói
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những khoản chi phí chi ra có liên quan
đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí
quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu,

dụng cụ, khấu hao
Chi phí tài chính: là khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp,
nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
Chi phí khác: là khoản chi phí xảy ra không thường xuyên như chi phí
thanh lý tài sản cố định, chi phí thu hồi các khoản nợ đã xóa (Nguyễn Thị Mỵ
và Phan Đức Dũng, 2006, trang 157-161).
2.1.1.7 Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra trong kỳ.
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao
động và các doanh nghiệp ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận thu được từ hoạt động
kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán
dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá, dịch
vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là lợi nhuận được xác định bằng chênh
lệch giữa các khoản thu và chi về hoạt động tài chính. Lợi nhuận từ hoạt động
tài chính bao gồm: góp vốn tham gia liên doanh, hoạt động đầu tư mua bán
chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, cho thuê tài sản
Lợi nhuận khác: Các khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động
khác của doanh nghiệp. Các khoản thu từ hoạt động khác bao gồm: thanh lý


6

tài sản, khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại, thu từ khoản nợ khó
đòi (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 247 - 248).

 Công thức tính tổng lợi nhuận:
Tổng lợi nhuận trước thuế = lợi nhuận thuần + lợi nhuận tài chính + lợi
nhuận khác (2.1)
Lợi nhuận thuần: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đem lại.
Lợi nhuận tài chính: là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động
tài chính của doanh nghiệp.
Lợi nhuận khác: là lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác.
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.1.2.1 Chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
- Chỉ tiêu về doanh thu:
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản
giảm trừ doanh thu (2.2)
Doanh thu thuần là chỉ tiêu cơ bản làm cơ sở để tính kết quả kinh doanh.
Doanh thu thuần bằng doanh thu bán hàng trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu
như các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế GTGT và doanh số hàng bán bị trả lại.
Tổng doanh thu = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu
từ hoạt động tài chính + Doanh thu khác (2.3)
Tổng doanh thu được tính bằng tổng giá trị của doanh thu hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ
các hoạt động khác (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 66 - 67).
- Chỉ tiêu chi phí:
Tổng chi phí = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lí
doanh nghiệp + Chi phí khác (2.4)
Chi phí của doanh nghiệp được tính bằng tổng giá trị của các loại chi phí
như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi
phí phát sinh từ các hoạt động khác.
- Chỉ tiêu lợi nhuận:
LN gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán (2.5)

Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trừ cho giá vốn hàng bán.
Tổng LN kế toán trước thuế = LN thuần từ hoạt động kinh doanh + LN
khác
(2.6)
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế hay còn gọi là lợi nhuận ròng được tính
bằng cách lấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (lợi nhuận thuần bằng


7

lợi nhuận gộp cộng với doanh thu từ hoạt động tài chính trừ chi phí tài chính
trừ chi phí quản lý kinh doanh) trừ cho lợi nhuận khác.
LN sau thuế thu nhập doanh nghiệp = LN trước thuế - Thuế thu nhập
doanh nghiệp (2.7)
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là lợi nhuận được tính bằng
cách lấy lợi nhuận trước thuế trừ thuế thu nhập doanh nghiệp (Nguyễn Thị Mỵ
và Phan Đức Dũng, 2006, trang 248 - 249).
2.1.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản
Số vòng quay của tài sản: cho biết trong kỳ kinh doanh tài sản doanh
nghiệp quay được mấy vòng. Số vòng quay càng lớn hiệu năng hoạt động tài
sản càng cao và ngược lại.
Tổng doanh thu thuần trong kỳ
Số vòng quay tài sản = (2.8)
Tổng tài sản bình quân trong kỳ
Thời gian 1 vòng quay của tài sản càng lớn, hiệu năng hoạt động của tài
sản càng thấp và ngược lại, thời gian 1 vòng quay của tài sản càng nhỏ, hiệu
năng hoạt động của tài sản càng lớn.
Thời gian kỳ nghiên cứu
Thời gian 1 vòng quay của TS = (2.9)

Số vòng quay của TS
Sức sinh lời của tài sản (ROA): đo lường khả năng sinh lời của tài sản.
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận ròng. Tỷ số này càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có
hiệu quả (Nguyễn Văn Công, 2009, trang 314 – 315).
Lợi nhuận ròng
ROA = x 100% (2.10)
Tổng tài sản bình quân
2.1.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn
Số vòng quay của vốn chủ sở hữu: là số vòng quay vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp quay được mấy vòng. Số vòng quay càng lớn, hiệu năng hoạt
động của vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại.

Doanh thu thuần
Số vòng quay vốn chủ sở hữu = (2.11)
Vốn chủ sở hữu bình quân
Thời gian 1vòng quay của VCSH càng lớn hiệu năng hoạt động của
VCSH càng thấp và ngược lại, thời gian 1 vòng quay của VCSH càng nhỏ,
hiệu năng hoạt động càng lớn.


8


Thời gian kỳ nghiên cứu
Thời gian vòng quay VCSH = (2.12)
Số vòng quay VCSH
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): chỉ tiêu này cho biết khả năng
sinh lời của vốn chủ sỡ hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu trong
kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ vốn

sử dụng có hiệu quả cao và ngược lại (Nguyễn Văn Công, 2009, trang 332 -
333).
Lợi nhuận ròng
Sức sinh lời của VCSH = x 100% (2.13)
Vốn chủ sở hữu bình quân
2.1.2.4 Hiệu quả sử dụng chi phí
Số vòng quay của chi phí hoạt động (hay hàng tồn kho): cho biết trong kỳ
kinh doanh chi phí hoạt động (hay giá vốn hàng bán) của doanh nghiệp quay
được mấy vòng.
Tổng doanh thu thuần trong kỳ
Số vòng quay của chi phí = (2.14)
Tổng chi phí trong kỳ
Thời gian 1 vòng quay của chi phí càng lớn, hiệu năng hoạt động của chi
phí càng thấp và ngược lại, thời gian 1 vòng quay của chi phí càng nhỏ, hiệu
năng hoạt động chi phí càng lớn.
Thời kỳ nghiên cứu
Thời gian vòng quay của CP = (2.15)
Số vòng quay của chi phí
Sức sinh lời của chi phí hoạt động: là chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này phản ánh1 đồng chi phí bỏ ra trong
kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thì hiệu quả
hoạt động kinh doanh càng lớn.

Lợi nhuận ròng
Sức sinh lời của chi phí = x 100% (2.16)
Tổng chi phí
Chi phí hoạt động là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp tiêu hao có liên quan
đến kết quả hoạt động trong kỳ, bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng
và quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác (Nguyễn
Văn Công (2009, trang 326 - 327).



9

2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu đề tài được thu thập từ số liệu thứ cấp của công ty cổ phần thương
mại dịch vụ xuất nhập khẩu Phú Lợi thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2010-2012 và 6
tháng năm 2013.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc
so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và
được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như phân
tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
Tiêu chuẩn so sánh:
- Chỉ tiêu kế hoạch của kỳ này so với kỳ trước nhằm đánh giá tình hình
thực hiện so với kế hoạch đề ra.
- Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh qua các năm giúp đánh giá sự
biến động, tốc độ tăng trưởng của công ty.
Điều kiện so sánh:
Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian;
cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và
điều kiện kinh doanh.
Phương pháp so sánh tuyệt đối:
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ
so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực
hiện kỳ trước.
ΔF = F

1
– F
0
(2.17)


Trong đó:
ΔF: trị số chênh lệch giữa hai kỳ phân tích
F
1
: trị số chỉ tiêu kỳ phân tích
F
0
: trị số chỉ tiêu kỳ gốc
Phương pháp so sánh tương đối:
Là tỉ lệ phần trăm (%) của các chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để
thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ
tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
ΔF = (F
1
– F
0
)/ F
0
x 100% (2.18)
Trong đó:
% ΔF: phần trăm gia tăng các chỉ tiêu phân tích (%)


10


F
1
: trị số chỉ tiêu kỳ phân tích
F
0
: trị số chỉ tiêu kỳ gốc
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt thay thế theo một trình tự
nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần
phân tích ( đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi
lần thay thế.
Doanh thu = số lượng sản phẩm tiêu thụ x giá bán sản phẩm
Nếu ký hiệu q là số lượng sản phẩm tiêu thụ và g là giá bán sản phẩm. Từ
đó ta có công thức:
Q = q
i
x g
i
(2.19)
Trong đó:
Q: doanh thu (nghìn đồng)
q
i
: số lượng sản phẩm tiêu thụ loại i (nghìn đồng)
g
i
: giá bán sản phẩm tiêu thụ loại i (nghìn đồng)
Lần lượt thay thế các nhân tố ảnh hưởng của kỳ phân tích vào kỳ gốc theo
trình tự sắp xếp để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến doanh thu.

Tổng số mức ảnh hưởng của các nhân tố được xác định như sau:
Đối tượng phân tích là : ∆Q = Q
1
– Q
0
(2.20)
Trong đó:
∆Q: mức chênh lệch tuyệt đối về tổng doanh thu của kỳ phân tích và kỳ
gốc (nghìn đồng)
Q
1
: tổng doanh thu của kỳ phân tích (nghìn đồng)
Q
0
: tổng doanh thu của kỳ gốc (nghìn đồng)
Bằng phương pháp thay thế liên hoàn có thể xác định mức độ ảnh hưởng
từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức doanh thu như sau:
- Bước 1: Thay thế nhân tố q:
q0g0 được thay thế bằng q
1
g
0

Mức độ ảnh hưởng nhân tố q là: ∆q = q
1
g
0
– q
0
g

0
(2.21)
- Bước 2: Thay thế nhân tố g:
q
1
g
0
được thay thế bằng q
1
g
1

Mức độ ảnh hưởng nhân tố g là: ∆g = q
1
g
1
– q
1
g
0
(2.22)
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
∆Q = ∆q + ∆g = (q
1
g
0
– q
0
g
0

) + (q
1
g
1
– q
1
g
0
) (2.23)
Trong đó:


11

∆Q: là mức chênh lệch tuyệt đối về tổng doanh thu kỳ phân tích và kỳ gốc
(nghìn đồng)
∆q: mức ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ sản phẩm (nghìn
đồng)
∆g: mức ảnh hưởng của nhân tố giá bán (nghìn đồng)
Trên cơ sở phân tích sự ảnh hưởng và xác định mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến chỉ tiêu tổng doanh thu, từ đó làm cơ sở kiến nghị những giải pháp
xác thực nhằm làm tăng doanh thu và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh
cho công ty (Nguyễn Tấn Bình, 2004, trang 15 - 18).



















12

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ LỢI
3.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần thương mại – dịch vụ - xuất nhập
khẩu Phú Lợi
3.1.1 Khát quát về công ty
- Tên chính thức: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ -
XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ LỢI.
- Tên viết tắt: PHÚ LỢI . JSC
- Năm thành lập: 2008
- Địa chỉ: 91/44E, Đường 30/4, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều,
Thành Phố Cần Thơ.
- Mã số thuế: 1800 717 623
- Điện thoại: 07103 915 421
- Fax: 07103 915 422
- Email:
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Giấy chứng nhận cấp mới nhất vào ngày 22 tháng 10 năm 2009, của sở
Nông nghiệp và PTNT thành phố Cần Thơ, Chi Cục Thủy Sản. Số 143/TYTS
- GCN.
- Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu Phú Lợi là một
đơn vị hạch toán kinh tế độc lập.
- Từ ngày thành lập tính đến nay đã trãi qua hơn 3 năm phát triển và cũng
thu được nhiều thành quả khả quan. Góp phần ổn định kinh tế gia đình, đồng
thời góp phần vào ngân sách địa phương thông qua các chính sách thuế của
nhà nước, giải quyết được nhiều lao động, quan trọng hơn nữa là đóng góp sự
phát triển cho Thành Phố ngày càng giàu đẹp hơn.
3.1.3 Ngành nghề kinh doanh và phương thức bán hàng
3.1.3.1 Ngành nghề kinh doanh
- Công ty cổ phần Phú Lợi chuyên phân phối các sản phẩm thú y thủy sản
chuyên dùng cho tôm nhập khẩu 100% từ Ấn Độ như chế phẩm sinh học, dinh
dưỡng bổ sung, cải thiện môi trường, xử lý nước và phòng trị bệnh.
3.1.3.2 Phương thức bán hàng
- Công ty chuyên phân phối các sản phẩm nhập khẩu từ công ty Indo
American Technologies, Ấn Độ cho các đại lý, công ty nuôi trồng thủy sản,
nông trại có quy mô tương đối lớn tại các tỉnh thuộc ĐBSCL.

×