Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón trung lượng và vi lượng đến sinh trưởng phát triển, năng suất giống lúa p6 vụ xuân 2014 tại gia lộc – hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 107 trang )



BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



PHẠM ĐỨC HẢI


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN TRUNG
LƯỢNG VÀ VI LƯỢNG ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN,
NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA P6 VỤ XUÂN 2014 TẠI
GIA LỘC – HẢI DƯƠNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI - 2014


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





PHẠM ĐỨC HẢI


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN TRUNG
LƯỢNG VÀ VI LƯỢNG ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN,
NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA P6 VỤ XUÂN 2014 TẠI
GIA LỘC – HẢI DƯƠNG




Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số : 60. 62. 01.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ QUANG SÁNG




HÀ NỘI - 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng dây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Ph
ạm Đức Hải


















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii


LỜI CẢM ƠN

Trong qúa trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Vũ Quang Sáng và sự
giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy, cô giáo và cán bộ công nhân viên Bộ môn
Sinh lý thực vật
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Bộ môn Canh tác - Cơ cấu
cây trồng Viện Cây lương thực và CTP.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ
quý báu đó.

Tác giả luận văn


Phạm Đức Hải


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix

I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 1
1.2 Mục đích 2
1.3 Yêu cầu 2
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
1.4.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
1.5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
2.1 Vai trò của cây lúa 4
2.2 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 4
2.3 Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam 5
2.4 Tình hình nghiên cứu về phân bón cho lúa trên thế giới và Việt Nam 6
2.4.1 Những nghiên cứu về phân bón cho lúa trên thế giới. 6
2.4.2 Tình hình nghiên cứu về phân bón cho lúa ở Việt Nam 10
III VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
22
3.1 Vật liệu, đối tượng và địa điểm nghiên cứu 22
3.1.1 Đối tượng, vật liệu nghiên cứu 22
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 22
3.2 Nội dung nghiên cứu: 23
3.3 Phương pháp nghiên cứu 23

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

3.3.1 Bố trí thí nghiệm 23
3.3.2 Phân tích đất thí nghiệm 24
3.3.3 Kỹ thuật thực hiện thí nghiệm. 25
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 29

IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
30
4.1 Một số đặc điểm đất thí nghiệm 30
4.2 Ảnh hưởng của phân trung lượng đến sinh trương, phát triển và năng
suất giống lúa P6, vụ xuân 2014 tạ Gia Lộc - Hải Dương. 30
4.2.1 Ảnh hưởng của phân trung lượng đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây lúa P6. 30
4.2.2 Ảnh hưởng của phân trung lượng đến động thái đẻ nhánh 32
4.2.3 Ảnh hưởng của phân trung lượng đến thời gian sinh trưởng
33
4.2.4 Ảnh hưởng của phân trung lượng đến chỉ số diện tích lá (LAI) 37
4.2.5 Ảnh hưởng của phân trung lượng đến khả năng tích lũy chất khô 39
4.2.6 Ảnh hưởng của phân trung lượng đến khả năng chống chịu sâu bệnh
giống lúa P6, xuân 2014 41
4.2.7 Ảnh hưởng của phân trung lượng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất giống lúa P6, xuân 2014. 42
4.2.8 Ảnh hưởng của phân trung lượ
ng đến chất lượng gạo giống P6. 46
4.2.9 Hiệu quả kinh tế 48
4.3 Ảnh hưởng của phân vi lượng đến sinh trương, phát triển và năng suất
giống lúa P6, vụ xuân 2014 tạ Gia Lộc - Hải Dương. 49
4.3.1 Ảnh hưởng của phân vi lượng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây 49
4.3.2 Ảnh hưởng của phân vi lượng đến động thái đẻ nhánh 50
4.3.3 Ảnh hưởng của phân vi lượng đến thời gian sinh tr
ưởng 51
4.3.4 Ảnh hưởng của phân vi lượng đến chỉ số diện tích lá (LAI) 54
4.3.5 Ảnh hưởng của phân trung lượng đến khả năng tích lũy chất khô 57
4.3.6 Ảnh hưởng của phân vi lượng đến khả năng chống chịu sâu bệnh giống
lúa P6, xuân 2014 59


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

4.3.7 Ảnh hưởng của phân vi lượng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất giống lúa P6, xuân 2014. 60
4.3.8 Ảnh hưởng của phân vi lượng đến chất lượng gạo giống P6. 63
4.3.9 Hiệu quả kinh tế 66
V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
67
5.1 Kết luận 67
5.2 Khuyến nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
68


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT TÊN TRANG
2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam (2001-2014) 5
2.2. Lượng dinh dưỡng cây lúa lấy đi để tạo ra 1 tấn thóc 20
4.1. Một số đặc điểm đất thí nghiệm 30
4.2. Ảnh hưởng của phân trung lượng đến động thái tăng trưởng Chiều cao
cây giống lúa P6, vụ xuân 2014
31
4.3. Ảnh hưởng của phân trung lượng đến động thái đẻ nhánh giống lúa P6,
vụ xuân 2014
32
4.4. Ảnh hưởng của phân trung lượng đến thời gian sinh trưởng giống lúa
P6, vụ xuân 2014

34
4.5. Ảnh hưởng của phân trung lượng đến chỉ số diện tích lá giống lúa P6,
vụ xuân 2014
37
4.6. Ảnh hưởng của phân trung lượng đến tích lỹ chất khô giống lúa P6, vụ
xuân 2014
39
4.7. Ảnh hưởng của phân trung lượng đến khả năng chống chịu
sâu bệnh, chịu rét của giống P6, xuân 2014
42
4.8. Ảnh hưởng của phân trung lượng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất giống lúa P6, xuân 2014.
43
4.9. Ảnh hưởng của phân trung lượng đến chất lượng thương phẩm gạo P6,
vụ xuân 2014
46
4.10. Ảnh hưởng của phân trung lượng đến chất lượng xay xát của giống P6 47
4.11. Ảnh hưởng của phân trung lượng đến chất lượng nấu nướng giống P6 48
4.12. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân trung lượng 48
4.13. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến động thái tăng trưởng Chiều cao cây
giống lúa P6, vụ xuân 2014
50
4.14. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến động thái đẻ nhánh giống lúa P6, vụ
xuân 2014
51

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

4.15. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến thời gian sinh trưởng giống lúa P6,
vụ xuân 2014

53
4.16. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến chỉ số diện tích lá giống lúa P6, vụ
xuân 2014
55
4.17. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến tích lỹ chất khô giống lúa P6, vụ
xuân 2014
57
4.18. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu
rét của giống P6, xuân 2014
59
4.19. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất giống lúa P6, xuân 2014.
61
4.20. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến chất lượng thương phẩm gạo P6, vụ
xuân 2014
64
4.21. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến chất lượng xay xát của giống P6 64
4.22. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến chất lượng nấu nướng giống P6 65
4.23. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân vi lượng 66


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT TÊN HÌNH TRANG
4.1. Ảnh hưởng của phân trung lượng đến chỉ số diện tích lá giống lúa P6,
vụ xuân 2014
38
4.2. Ảnh hưởng của phân trung lượng đến tích lỹ chất khô

giống lúa P6, vụ xuân 2014
40
4.3. Ảnh hưởng của phân trung lượng đến năng suất giống lúa P6, xuân
2014.
45
4.4. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến chỉ số diện tích lá giống lúa P6, vụ
xuân 2014
56
4.5. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến tích lỹ chất khô giống lúa P6, vụ
xuân 2014
58
4.6. Ảnh hưởng của phân vi lượng đến năng suất giống lúa P6, xuân 2014 62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CLĐ : Công lao động
CPTG : Chi phí trung gian
CT : Công thức
CV% : Sai số thí nghiệm
GTNC : Giá trị ngày công
HQĐV : Hiệu quả đồng vốn
IRRI : Viện lúa Quốc tế
LAI : Chỉ số diện tích lá
LSD.05 : Sai khác ở mức ý nghĩa
NSLT : Năng suất lỹ thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
NXB : Nhà xuất bản

SES : Hệ thống đánh giá nguồn gien lúa
TNHH : Thu nhập hỗ
n hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

I. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Cây lúa (Oryza Sativa L.) là một trong 5 cây lương thực chính trên thế giới.
Theo diện tích và sản lượng, lúa gạo được xếp theo thứ tự như sau: Lúa mì, lúa gạo,
ngô, cao lương, kê. Lúa gạo được một nửa dân số thế giới sử dụng làm lương thực,
tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia, Thái lan,
Philippin, Nhật Bản, Băngladesh, Pakistan…
Ở Việt Nam, lúa g
ạo là một trong các cây lương thực quan trọng, là nhân tố
quyết định đảm bảo an ninh lương thực (ANLT), quyết định các chính sách phát
triển nông nghiệp bền vững. Nền nông nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu
đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Sản xuất nông nghiệp đã tạo ra nguồn cung cấp lương thực thực phẩm dồi
dào, đảm bảo ANLT quố
c gia và tham gia xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới (FAO,
2006).
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là
những vùng sản xuất nông nghiệp chính của cả nước, đặc biệt là sản xuất lúa. Tính
chung cả hai vùng, diện tích trồng lúa chiếm khoảng 68% và sản lượng chiếm trên
70% so với cả nước, riêng ĐBSCL còn là nơi sản xuất trên 95% lượng gạo xuất
khẩu của Việt Nam.
Để đạ
t được những thành tựu trên, ngành sản xuất lúa gạo đã áp dụng nhiều

biện pháp kỹ thuật tiên tiến, cơ cấu giống cải tiến với các giống lúa cao sản, lúa lai
được gieo trồng phổ biến thay thể các giống địa phương năng suất thấp, sử dụng phân
bón tăng nhanh, hệ thống tưới tiêu ngày càng hoàn thiện đã góp phần nâng cao năng
suất đáng kể. Trong đó, phân bón là yếu tố quan trọ
ng trong việc tăng năng suất và
sản lượng lúa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do chế độ canh tác thay đổi, việc
sử dụng các giống mới năng suất cao, khả năng hút dinh dưỡng trong đất lớn và
việc bón phân không đầy đủ, thiếu cân đối là một trong những nguyên nhân dẫn tới
quá trình thoái hoá đất, hạn chế gia tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông
sản.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

Xuất phát từ thực tiễn trên, để mở rộng sản xuất giống lúa chất lượng P6 ở
vùng đồng bằng sông Hồng, chúng tôi tiến nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón trung lượng và vi lượng đến sinh
trưởng phát triển, năng suất giống lúa P6 vụ Xuân 2014 tại Gia Lộc - Hải
Dương”.
1.2. Mục đích
Nghiên cứu vai trò của một số nguyên tố trung lượng, vi lượng đến sinh
tr
ưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống lúa P6 tại Gia Lộc - Hải Dương
để có cơ sở khuyến cáo sử dụng phân bón phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
cho người trồng lúa.
1.3. Yêu cầu
- Xác định được ảnh hưởng của dinh dưỡng trung lượng, vi lượng đến một số
chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển, năng suất của giống lúa P6 trồng vụ xuân 2014 tại
Gia Lộc - Hải Dương.
- Đánh giá được vai trò của một số nguyên tố trung lượng, vi lượng đến khả
năng chống chịu sau bệnh hại của giống lúa P6

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng nguyên tố trung lượng và vi
lượng cho giống lúa P6 trồng vụ xuân tại Gia Lộc-Hải Dương
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- K
ết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về hiệu
lực của nguyên tố trung lượng và vi lượng đối với cây lúa trồng trên đất Gia Lộc-
Hải Dương.
- Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và nghiên
cứu về sử dụng nguyên tố khoáng cho cây lúa để cho năng suất, chất lượng cao.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của
đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc xây dựng quy trình thâm
canh tăng năng suất lúa năng suất, chất lượng cao và cải tạo đất trồng lúa trên địa
bàn tỉnh Hải dương nói chung và huyện Gia Lộc nói riêng.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

1.5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đề tài tiến hành thí nghiệm trên giống lúa P6
- Thời gian thực hiện: vụ xuân 2014
- Địa điểm thực hiện: Đồng số 1, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
Gia Lộc - Hải Dương.





















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Vai trò của cây lúa
Lúa là loại cây trồng gắn bó với truyền thống sản xuất nông nghiệp của
nhiều quốc gia. Sản phẩm chính của lúa là gạo, trong gạo chứa nhiều chất dinh
dưỡng vitamin nhóm B và các axit amin không thay thế. Theo Lu.B.R.Lorestto G.C
(1980), tại Châu Á gạo là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu đóng góp 56% năng
lượng, 42,9% protein hàng ngày. Nó đặc biệt quan trọng đối với người nghèo khi
mà lương thực cung cấp tới 70% năng lượng và protein thông qua bữa
ăn hàng
ngày. Thành phần của các chất chứa trong 100g gạo lứt: Carbohydrate: 71,1g;
Protein % (N x 6,25): 7,3 ; Dầu thô: 2,2 g; Chất xơ: 4,0 g; Vitamin B: 0,29 mg;
Vitamin B2 (mg): 0,04; Niacin (mg): 4,0; Vitamin E (mg): 0,8; Sắt (mg %): 3,0;
Kẽm (mg %): 2,0; Lysine (g/16gN): 3,8; Threonine (g/16gN): 3,6; Methionin +

Cystine (g/16gN): 3,9; Tryptophan (g/16gN): 1.1 và axit amin khác.
Ngoài cung cấp lương thực cho nhân dân trong nước, lúa gạo còn là một mặt
hàng xuất khẩu của nhiều quốc gia góp phần trong tăng trưởng kinh tế.
2.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 quốc gia trồng và sản xuất lúa gạo,
trong đó t
ập trung nhiều ở các nước Châu Á, 85% sản lượng lúa trên thế giới phụ
thuộc vào 8 nước ở Châu Á: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia,
Banglades, Myamar và Nhật Bản. Ở khu vực Đông Á còn có các nước trồng lúa
khác như: Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan (Hoang, C.H., 1999). Tùy thuộc vị
trí địa lí, điều kiện tự nhiên, xã hội và trình độ thâm canh của mỗi nước mà năng
suất và sản lượng có sự chênh lệch nhau nhưng theo xu hướ
ng tăng dần trong những
năm gần đây. Ví dụ: năm 2005 sản xuất lúa gạo trên thế giới về diện tích là 154,987
triệu ha, năng suất 40,935 tạ/ha với sản lượng là 634,444 tr.tấn đến năm 2011 tương
ứng là: diện tích 164,125 tr.ha, năng suất 44,037 tạ/ha và sản lượng là 422,760 triệu
tấn năm 2012 là 489,8 triệu tấn và năm 2013 là 494 triệu tấn (Nguồn:FAOSTAT,
2013). Những nước sản xuất lúa gạo nhi
ều nhất tính đến năm 2011 là: Trung Quốc
(202,667 tr.tấn); Ấn Độ (155,700 tr.tấn); Indonexia (65,740 tr.tấn); Bangladet

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5

(50,627 tr.tấn); Thái Lan (34,588 tr.tấn); Việt Nam (42,331 tr.tấn); Myamar (32,800
tr.tấn); Philippin (16,684 tr.tấn); Braxin (13,477 tr.tấn) và Braxin (13,477 tr.tấn);
Nhật Bản (8,402 tr.tấn) ( Nguồn: FAOSTAT, 2012)
2.3. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam (2001-2014)
Năm
Diện tích

(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2001 7.492,7 42,9 32.108,4
2002 7.504,3 45,9 34.447,2
2003 7.452,2 46,4 34.568,8
2004 7.445,3 48,6 36.148,9
2005 7.329,2 48,9 35.832,9
2006 7.324,8 48,9 35.849,5
2007 7.207,4 49,9 35.942,7
2008 7.400,2 52,3 38.729,8
2009 7.437,2 52,4 38.950,2
2010 7.489,4 53,4 40.005,6
2011 7.651,4 55,3 42.324,9
2012 7.750,0 56,0 43.400,0
2013 7.730,0 55,8 44.100,0
2014 (dự kiến) 7.600,0 57,1 43.400,0
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Xu hướng trong nghiên cứu của các nhà khoa học nông nghiệp hiện nay là
tập trung nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên các vùng đất bằng cách đưa
thêm một số loại cây trồng mới vào hệ canh tác nhằm tăng sản lượng nông sản/1
đơn vị diện tích canh tác/1 năm với mục đích xây dựng nền nông nghiệp sinh thái
phát triển bền vững (Phạm Văn Tiêm, 2005).
Việ
t Nam là nước có nền nông nghiệp với lịch sử phát triển hàng nghìn năm
trong đó cây lúa có vị trí rất quan trọng và những năm gần đây Việt Nam và Thái

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6


lan đã trở thành 2 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên sản xuất
lúa gạo ở Việt Nam còn nhiều thách thức trong chiến lược an toàn lương thực, trong
sự đa dạng sinh học của một nền nông nghiệp bền vững đặc biệt là khả năng nâng
cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1996).
Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước trồng lúa tiên ti
ến như Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… thì năng suất lúa của Việt Nam vẫn còn kém xa (Itoh
và cộng sự, 2000). Số liệu bảng 2.3 cho thấy tình hình sản xuất lúa gạo của Việt
Nam từ 2001 - 2014
Từ năm 2001 đến nay xuất khẩu gạo của Việt nam liên tục tăng từ 3,721 tr.tấn
(2001) - 7,5 tr.tấn (2013) (Nguồn:Tổng cục thống kê)
2.4. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho lúa trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Nh
ững nghiên cứu về phân bón cho lúa trên thế giới.
Phân bón có từ lâu đời cùng với sự ra đời của nền nông nghiệp và bắt đầu
bằng việc sử dụng các loại phân hữu cơ. Từ trước Công Nguyên con người đã quan
tâm đến việc bón phân hữu cơ cho ruộng lúa. Trung Quốc đã biết bón phân xanh
cho cây trồng và phân bón đã được bắt đầu sử dụng từ các phân của động vật và mở
rộng ra các loại phân h
ữu cơ khác (Bùi Huy Đáp, 1970). Kết quả thử nghiệm sau 30
năm của FAO cho thấy: “ Nếu tận dụng hết lượng phân chuồng và tàn dư thực vật
trong một trang trại để bón ruộng mà không bón phân hóa học, năng suất cây trồng
giảm ít nhất là 30%, đất bị suy kiệt dinh dưỡng nghiêm trọng, một số giống cây
trồng mới (giống lai) cần có một lượng phân bón thích hợp mới đạt được năng suấ
t
tối đa (Nguyễn Thị Lẫm, 1999).
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến kiểu cây của các giống lúa Indica
và Japonica, Jenmin cho biết các giống lúa thuộc loài phụ Indica thường cao cây, lá
màu xanh nhạt, khả năng chịu phân kém, dễ bị lốp đổ dẫn đến năng suất thấp, thích

nghi với điều kiện thâm canh thấp. Theo Shi và cộng sự năm 1986 cho rằng phân
bón có tác dụng thúc đẩy hoạt động quang hợp. Kết quả nghiên c
ứu các giống lúa
Indica có phản ứng với phân bón là tăng diện tích lá lớn hơn so với giống lúa
Japonica nhưng lại phản ứng yếu hơn khi lượng phân bón tăng. Khi bàn về năng
suất tác giả cho biết năng suất là kết quả của những giống có phản ứng tốt với phân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

bón. Ở vùng ôn đới, giống Japonica thường cho năng suất cao vì nó phản ứng tốt
với phân bón (De Datt, 1984).
Đạm đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cây lúa, đạm giữ vai trò
trong việc tăng năng suất, là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển tế bào, là môt
trong những nguyên tố hóa học quan trọng của các cơ quan như rễ, thân, lá, hoa và
hạt. Trong các vật chất khô của cây trồng có từ 1-5% đạm tổng số, trong các bộ phận
non của cây lượng đạm nhiều hơn trong các bộ phận già, đạm có trong các protit, các
acid nucleic của các cơ quan trong cây (Đỗ Thị Thọ, 2004; Nguyễn Vy, 1998).
Kết quả nghiên cứu của Sinclair năm 1989 cho thấy hiệu suất bón đạm cho
lúa rất khác nhau, 1 kg N cho từ 3,1-23 kg thóc (Horst,W.J, 1993). Theo Phu
Nguyen Van (2001) cho thấy, sự tích lũy đạm, lân, kali ở các cơ quan trên mặt đất
của cây lúa không kết thúc ở thời kỳ trỗ mà còn được tích lũy tiếp ở các giai đoạn
tiếp theo củ
a cây. Ở nhiều nước trên thế giới thường hay bón phân chuồng và phân
ủ cho lúa để làm tăng độ phì nhiêu của đất như Trung Quốc, Ấn độ, Malaysia, Việt
Nam và các nước vùng Đông Nam Á. Trong thời gian gần đây, phân khoáng đã
được dùng phổ biến và phân chuống được dùng bón lót làm tăng năng suất lúa và
tăng hiệu quả của phân khoáng (Matula và CS, 1996). Theo cuốn “ Bàn về lúa sinh
thái nhiệt đới” Alosin cho rằng: “Đạm ở dạng amon có tác dụng tốt đến cây lúa thời
kỳ non. Còn đạm dạng nitrat có ảnh hưởng đến cây lúa ở giai đoạn sau của quá trình
sinh trưởng, phát triển. Lúa cần một lượng đạm thiết yếu ở thời kỳ để nhánh và

chín sữa, cho đến giai đoạn chín sữa cây lúa đã hút tới 80% lượng đạm cần thiết. Vì
vậy, thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến cuois chín sữa là giai đoạn khủng hoảng dinh
dưỡng đạm đối v
ới cây lúa. Theo Koyama (1981) và Sarker (2002) thì đạm là yếu tố
xúc tiến quá trình đẻ nhánh của cây, lượng đạm càng cao thì cây lúa đẻ nhánh càng
nhiều, tốc độ đẻ nhánh lớn nhưng lụi đi cũng nhiều (Balik,J và Cs, 1998).
Các công trình nghiên cứu của Koyama, De Datta và Singclair trong các năn
1981-1989 cho rằng: Giống mới yêu cầu về phân bón nhất là lân cao hơn giống cũ.
Bón lân tăng khả năng hút đạm và kali là cơ sở để tăng năng suất cây trồng. Phân
lân bón cho lúa có hiệu quả đứng thứ 2 sau đạ
m, nhưng trong một vài trường hợp ở
những chân đất nghèo dinh dưỡng thì phân lân lại làm tăng năng suất nhiều hơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

đạm. Tuy nhiên, bón lân cùng với đạm là điều kiện tốt để phát huy hiệu quả cao
của lân. Khi cây bị thiếu lân cây non có bộ lá hẹp, thường bị cuộn lại sức đẻ nhánh
giảm, đẻ nhánh muộn, giai đoạn đẻ nhánh kéo dài. Ở thời kỳ lúa đẻ nhánh, làm
đòng phân lân có ảnh hưởng tốt đối với cây lúa, nó làm cho trọng lượng phần trên
mặt đất của cây lúa tăng khá lớn, sau đó đến thời kỳ chín m
ức tăng của trọng lượng
thân cây giảm. Ở những chân đất phì nhiêu, hiệu quả của phân lân đối với năng suất
lúa không lớn. Bón lân làm vho lúa cứng cây và tăng khả năng chống đổ (Nguyễn
Vy, 1993 ; Liu và Cs, 1991).
Theo nghiên cứu của Sarker năm 2002, khi nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài
của lân đối với lúa được đánh giá: “Hiệu suất của lân đối với hạt ở gia đoạn đầu cao
hơn giai đoạ
n cuối và lượng lân hút ở giai đoạn đầu chủ yếu phân phối ở các cơ
quan sinh trưởng. Do đó, lân phải bón lót để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây
lúa” (Balik,J và Cs, 1998).

Theo Kobayshi, khi thiếu lân lá cây có màu xanh đậm, phiến lá nhỏ, hẹp,
mềm Yếu, mép lá có màu vàng, thân mền, dễ đổ. Thiếu lân ở thời kỳ đẻ nhánh làm
cho lúa đẻ nhánh ít, tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp, thời kỳ trỗ và chín kéo dài, hạt lép
nhiều hơn, chất l
ượng dinh dưỡng trong hạt thấp, bông nhỏ, năng suất không cao.
Lân đối với lúa là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng trong quá trình sinh
trưởng, phát triển ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa một cách rõ rệt
(Nguyễn Xuân Trường và Cs, 2000; Bùi Đình Dinh, 1995).
Nghiên cứu của koyaman năm 1981, cho thấy kali xúc tiến tổng hợp đạm
trong cây, thiếu kali cây lúa dễ bị bệnh tiêm lửa, đạo ôn, bạc lá, thân cây yếu dễ bị
đổ. Lúa được bón
đầy đủ kali lá có màu xanh vàng, lá dài hơn, trỗ sớm hơn 2-3
ngày. Kali có tác dụng làm tawngnhanh số dảnh hữu hiệu, tăng chiều cao cây, dài
bông hơn và phẩm chất hạt tốt hơn (Nguyễn Vy, 1993). Gia-Côp khi nghiên cứu về
vai trò của kali cho thấy cường độ quang hợp càng mạnh khi lượng kali trong tế bào
càng lớn, song muốn có cường độ quang hợp cao cần phải có đủ ánh sáng. Khi thiếu
kali nồng độ sắt trong tế bào hạ thấp, quá trình tổng hợp tinh b
ột, protein chậm do
quá trình sinh trưởng chậm lại, nếu thiếu kali sẽ làm giảm sự tổng hợp tinh bột và
các hợp chất tạo nên màng tế bào như xelulo, làm độ cứng của thân (Yoshida,1985).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

Theo Yang (1999), kali đẩy mạnh sự đồng hóa cacbon của cây lúa, xúc tiến việc
chuyển hóa và vận chuyển sản phẩm quang hợp. Thiếu kali hoạt động của sắt bị ảnh
hưởng, do đó ảnh tới quang hợp dẫn đến lá bị vàng. Bón đủ kali diệp lục và sắc tố
đều tăng (tuy nhiên kali không phải là thành phần của sắc tố), việc hình thành gluxit
được đẩy mạnh, trọng lượng lá tăng, kali tham gia vào quá trình chuyển hóa đường
thành gluco. Khi cây lúa được bón đủ kali thì tỷ lệ saccaroza và tinh bột đều cao
(Matula và Cs, 1996). TheoYing năm 1998, khi nghiên cứu về đặc điểm dinh

dưỡng, kỹ thuật bón phân cho lúa lai năng suất cao ở Bắc Kinh cho thấy: Đối với
lúa ngắn ngày, giai đoạn trỗ cây lúa hút 43,1% lượng kali và tổng lượng kali cần để
đạt năng suất cao là 217,7 kg/ha Còn đối với lúa dài ngày, cây lúa hút lượng kali
tương đương đều ở các giai đoạn sinh trưởng, giai đoạn trỗ bông hút 31,9% và tổ
ng
lượng kali cần là 263,7 kg/ha. Tác giả cho biết bón kali ở giai đoạn ở giai đoạn khác
nhau cũng cho hiệu quả khác nhau (Nguyễn Thị Khoa và Cs, 1997).
Nghiên cứu về lúa lai, các nhà khoa học Trung Quốc kết luận rằng “Với cùng
một mức năng suất, lúa lai hấp thụ lượng đạm và lân thấp hơn lúa thuần, ở mức 75
tạ/ha lúa lai hấp thụ thấp hơn lúa thuần 4,8% về đạm, 18,2% về lân nhưng lại hấ
p
thu kali cao hơn 4,5% (Đinh Văn Lữ, 1978). Theo kết quả nghiên cứu của Sarker
năm 2002, từ khi cây lúa bến rễ đến bắt đàu đẻ nhánh đối với vụ sớm và vụ muộn
lượng hút kali tương đương nhau. Từ phân hóa đòng đến đến lúc bắt đầu trỗ cây lúa
hts kali nhiều nhất sau đó lại giảm nhưng từ khi trỗ đến vào chắc và chín thì tỷ lệ
hút kali ở vụ muộn lạ
i cao hơn vụ sớm. Thí nghiệm của Kabayshi năm 1995 cho
thấy khi bón đủ kali giai đoạn từ đẻ nhánh đến phân hóa đòng có tốc độ hút kali cao
nhất sau đó giảm, bón kali khi lúa phân hóa đòng có thể làm tăng số hạt/bông (Balik
và Cs, 1998).
Theo nguồn tư liệu của Đại học Keralt (1998), ở vùng Kulanat và Onattukaza
(Ấn Độ) khi nghiên cứu về bón phân cho lúa chịu hạn, trung bình nên bón 50% kali
trước khi cấy và 50% kali còn lại trước trỗ 5-7 ngày sẽ cho tỷ lệ hạt chắc cao. Theo
Shi M.S và Deng.J.Y năm 1986, khi nghiên cứu về kali cho thấy: Kali là nguyên tố
dinh dưỡng không đáp ứng được nhu cầu của cây trồng so với canxi và magie. Kali
ở trong đất lại ở dạng khó tiêu nên cây trồng khó hấp thu, do đó nhu cầu của cây lúa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

về bón kali cần nhiều hơn so với canxi và magie. Kết quả nghiên cứu của Sinclar

năm 1989, cây lúa hút kali vào thời kỳ đẻ nhánh có tác dụng làm tăng số bông, số
hạt và ở thời kỳ là đòng kali làm tăng số hạt, tăng khối lượng hạt. Vì vậy, nếu thiếu
kali ở giai đoạn này làm năng suất giảm mạnh. Đây cũng là cơ sở để xây dựng biện
pháp kỹ thuật bón phân kali cho lúa (Balik,J và Cs, 1998).
2.4.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho lúa ở Việt Nam
2.4.2.1. Cơ sở lý luận của việc bón phân cho lúa.
Theo Đào Thế Tuấn năm 1970 cho biết “Nếu chỉ dựa vào tàn dư thực vật để
bón cho cây trồng thì phải dùng tàn dư thực vật của 6-20 năm mới có đủ dinh dưỡng
cung cấp cho 01 ha thâm canh”. Vì vậy nền nông nghiệp này cũng không thể đáp
ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng với yêu cầu c
ủa con người
(Phạm Tiến Hoàng, 1995).
Trong lịch sử phát triển nền nông nghiệp tại mỗi quốc gia trên thế giới đều
đã và đang trải qua các hình thức phát triển và sử dụng phân bón khác nhau, theo
Bùi Huy Đáp (1980) cho biết:
- Nền nông nghiệp cổ điển: là hái lượm (không trồng trọt) nên không đáp
ứng được nhu cầu sống của con người khi dân số ngày một tăng.
- Nền nông nghiệp hữu cơ: là dự vào chăn nuôi
để lấy phân và trồng cây
phân xanh, tận dụng tàn dư thực vật, không dùng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực
vật (BVTV), chỉ dựa vào sinh vật sống trong đất và điều kiện phát triển vi sinh vật
đất cung cấp dinh dưỡng cho cây Việc bón phân cho cây trồng chỉ bón các loại
phân thiên nhiên. Nền nông nghiệp này cho năng suất cây trồng thấp, việc cung cấp
dinh dưỡng dễ tiêu chocaay trồng lại bấp bênh do phụ thuộc vào sự phân giải c
ủa vi
sinh vật. Kinh nghiệm canh tác của nhân dân ta cùng nhiều nghiên cứu về cây lúa
của các tác giả cho thấy: Để đạt năng suất 5 tấn/ha cần phải cung cấp từ 100-120 kg
N/ha. Vì vậy, nếu chỉ bón bằng phân chuồng hoặc phân hữu cơ thì phải bón 30 tấn
mới đủ lượng đạm. Như vậy, rất khó khăn trong việc chuẩn bị đủ lượng phân hữu
cơ. Theo Bùi Huy Đáp (1980) nếu dựa vào chăn nuôi thì l

ượng thóc sản xuất được 5
tấn/ha vừa đủ nuôi đàn lợn để có 30 tấn phân chuồng (Lương Đình Của, 1980).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

Theo Vũ Hữu Yêm (1995) thì nông nghiệp hữu cơ tuy có làm cho độ phì của đất
suy giảm chậm nhưng về tổng thể thì độ phì của đất vẫn bị suy giảm đáng kể.
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào việc
nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng và chất lượng sản phẩm. Đúng như nhận
định của Yang “Không có phân hóa học, nông nghiệp thế giới không thể
nào trong
50 năm qua sản lượng tăng gấp 4 lần và trở thành một trong các yếu tố cơ bản của
sự gia tăng mức sống ở các nước văn minh” (Matula,J, 1996).
Đất là tài nguyên quý giá, là tư liệu không thể thiếu của nhà nông, nhưng đất
có thể bị suy kiệt đến mức độ không thể sản xuất được nữa nếu chúng ta không
quan tâm đến bón phân cho cây trồng. Đất có thể bị suy kiệt dần nếu không quan
tâm việc trả lại các chất dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch.
Vì trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng, mùn (chất hữu cơ) bị phân
hủy cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, đồng thời các chất dinh dưỡng khác có thể
bị rửa trôi hay bay hơi dẫn đến mất dinh dưỡng từ đất. Việc duy trì hàm lượng mùn
hợp lý trong đất có tác dụng rất rõ trong việc nâng cao hệ số sử dụng phân bón c
ủa
cây trồng. Ngoài ra còn làm cơ sở cho việc tính lượng phân bón nhằm duy trì độ phì
nhiêu của đất, đồng thời cũng mở đường cho việc phát triển sản xuất và việc sử
dụng phân hóa học nhằm đạt hiệu quả trồng trọt ngày càng cao hơn.
2.4.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa.
Cây lúa cũng như các loại cây trồng khác đều có nhu câu dinh dưỡng để sinh
trưởng, phát triển. Các yếu tố dinh dưỡng đa lượng (đạ
m, lân, kali), các nguyên tố
dinh dưỡng trung lượng (Can xi, ma gie, lưu huỳnh, si líc) cần thiết cho cây lúa

trong toàn bộ đời sống của nó, số lượng chênh lệch tùy thuộc vào giống , đất đai,
khí hậu, mùa vụ và chế độ canh tác và cách bón phân. Khả năng cung cấp dinh
dưỡng của đất là nhân tố quyết định việc cần bón loại nguyên tố dinh dưỡng nào, số
lượng bao nhiêu cho cây là phù hợp. Trong những năm gần đây, diện tích đất sản
xuất nông nghi
ệp bị thu hẹp dần, các biện pháp canh tác chưa hợp lý nên dẫn đến
hiện tượng rửa trôi, xói mòn làm giảm độ mầu mỡ của đất nhanh chóng, đặc biệt là
ở vùng đồi, núi. Do vậy, để đảm bảo năng suất lúa việc bón phân cho cây trồng cần
phải hiểu rõ tính chất của đất. Bên cạnh đó, hiện nay nhờ những thành tựu khoa học

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

công nghệ trong công tác chọn tạo giống, nhiều giống lúa mới có năng suất cao,
chất lượng tốt được đưa vào phát triển trong sản suất thay thế các giống cũ, vì vậy
dựa vào đặc điểm của giống để cung cấp phân bón cho lúa là cần thiết để bảo đảm
năng suất và hiệu quả của sản xuất (Nguyễn Tất Cảnh, 2006).
+ Nhu cầu về dinh dưỡng đa l
ượng
- Nhu cầu về đạm của cây lúa:
Đạm là một trong các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, đóng vai trò quan
trọng trong đời sống cây lúa, nó giữ vị trí đặc biệt trong việc tăng năng suất lúa và
chất lượng nông sản. Tại các bộ phận non của cây lúa có hàm lượng đạm cao hơn các
các bộ phận già. Đạm là một trong những nguyên tố hóa học cơ bản của cây lúa, đồng
thời cũng là yếu tố c
ơ bản trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan rễ,
thân, lá Nếu thiếu đạm, cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, hàm lượng diệp
lục giảm, lá lúa ngả màu vàng và lúa sẽ trỗ sớm hơn, số bông và số lượng hạt ít hơn,
năng suất lúa bị giảm. Gia đoạn đẻ nhánh mà thiếu đạm sẽ làm năng suất giảm do lúa
đẻ nhánh ít dẫn đến số bông, số hạt/bông ít (Tang Thi Hanh và Cs, 2008), Ta. Nếu
bón không đủ

đạm cây lúa sinh trưởng chậm, thấp cây, đẻ nhánh kém, phiên lá nhỏ,
lá sớm chuyển mầu vàng, đòng nhỏ từ đó năng suất lúa giảm. Nếu bón thừa đạm lại
làm cho cây lúa có lá to, dài, phiến lá mỏng cây yếu dễ bị sâu bệnh, dễ lốp, đổ , đẻ
nhánh vô hiệu nhiều. Ngoài ra chiều cao cây phát triển mạnh, trỗ muộn, năng suất
giảm. Theo Bùi Huy Đáp 1980, đạm là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng
đến năng suất lúa,
cây lúa được bón đủ đạm thì các yếu tố dinh dưỡng khác mới phát huy được hết tác
dụng Lê Văn Tiền (1986), cho biết khi cây lúa được bón đủ đạm thì khả năng hút các
chất khác như ka li, lân đều tăng (Hội nghị sản xuất lúa, 2012-2013).
Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây trồng nới chung và cây lúa
nói riêng, là thành phân cơ bản của protein. Đạm nằm nhiều trong hợp chất cơ bả
n
cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các enzym, các bazơ có đạm, là
thành phần cơ bản của axit Nucleic trong các ADN, ARN của nhân tế bào, nơi chứa
các thông tin di truyền đóng vai trò quan trọng trong trong việc tổng hợp protein.
Do vậy, đạm là yếu tố cơ bản của quá trình đồng hóa cacbon, kích thích sự phát
triển của bộ rễ, ảnh hưởng tích cực đến việc hút các nguyên tố dinh dưỡng khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

Cây trồng được bón đủ đạm lá có màu xanh sẫm, sinh trưởng khỏe cho năng suất
cao, tuy nhiên, trong sản xuất không nên bón thừa đạm (Nguyễn Như Hà, 2006;
Nguyễn Văn luật, 2001).
Nguyễn Như Hà 2006, cũng cho rằng đạm có vai trò quan trọng trong việc
phát triển của bộ rễ, thân, lá, chiều cao, để nhánh của cây lúa. Việc cung cấp đủ đạm
và đúng thời điểm làm cho lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung, tạo được nhiều nhánh
h
ữu hiệu, là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố cấu thành năng suất lúa. Đạm
còn có vai trò trong việc hình thành đòng lúa và các yếu tố cấu thành năng suất khác
như số hạt/bông, khối lượng ngàn hạt và tỷ lệ hạt chắc. Đạm còn làm tăng hàm

lượng protein trong gạo, góp phần nâng cao chất lượng dinh dưỡng gạo. Kết quả
nghiên cứu cho thấy lượng đạm cần thiết để tạo ra 1 tấ
n thóc từ 17-25 kg N, trung
bình 22,5 kg N. Ở các mức năng suất cao hơn, lượng đạm cần để tạo ra một tấn thóc
càng cao (Bùi Đình Dinh, 1995).
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng, phát triển của cây
lúa, Bùi Huy Đáp cho biết “Phân hóa học cung cấp từ 1/3 đến 1/2 lượng đạm cho
lúa”. Những năm gần đây việc bón phân chuồng cho lúa đã không đáp ứng đủ nhu
câu dinh dưỡng cho cây, nên con người đã sử dụng phân đạm hóa h
ọc để bón. Mỗi
giống lúa khác nhau cần một lượng phân bón nhất định vào các thời kỳ đẻ nhanh, đẻ
nhánh rộ và giảm dần khi cây lúa đứng cái (Hội nghị sản xuất lúa, 2012-2013).
Ở đất phù sa sông Hồng nếu bón đơn thuần phân đạm mà không kết hợp
phân lân, kali vẫn phát huy được hiệu quả của phân đạm, lượng phân lân, kali bón
thêm không làm tăng năng suất đáng kể, nhưng nếu cứ bón liên tục sau3-4 năm thì
việc ph
ối hợp bón lân, kali sẽ làm tăng năng suất rõ rệt trên tất cả các loại đất. Phân
đạm là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết nhất nên việc sử dụng phân đạm đã làm tăng
năng suất rất lớn. Tuy nhiên, phân đạm có thể tạo lập độ phì nhiêu đất nên khi sử
dụng không cân đối giữa đạm với các nghuyên tố khác sẽ là suy thoái đất. Kết quả
nghiên cứu về phân bón cho thấy: Ở Việt Nam trên
đất phèn nếu không bón lân, cây
trồng chỉ hút được 40-50 kg N/ha, nếu bón có lân cây trồng sẽ hút được 123-130 kg
N/ha. Do vậy, để đảm bảo đất không bị suy thoái thì về nguyên tác tì bón trả lại cho
đất một lượng dinh dưỡng tương đương mà cây trồng đã lấy đi. Tuy nhiên, việc bón

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

phân cho cây trồng không chỉ hoàn toàn dựa vào dinh dưỡng cây trồng hút từ đất và
phân bón mà phải dựa vào dinh dưỡng dự trữ trong đất và khả năng hấp thu dinh

dưỡng của cây (Bộ Khoa học &CN, 2006).
Theo Đinh Văn Lữ (1979) thì tỷ lệ đạm trong cây so với trọng lượng chất
khô ở các thời kỳ như sau: Thời kỳ mạ 1,54%, đẻ nhánh 3,65%, làm đòng 3,06%,
cuối làm đòng 1,95%, trỗ bông 1,17% và chín 0,4%. Sự tích lũy đạm, lân, kali ở các
cơ uan trên m
ặt đất không kết thúc ở thời kỳ trỗ mà còn được tiến hành ngay ở các
giai đoạn tiếp theo của cây. Tuy nhiên ngay từ khi bắt đầu đẻ nhánh đến làm đòng
cây lúa phản ứng mạnh với dinh dưỡng đạm, kali ở mức cao. Như vậy, việc bón
phân thúc đẻ và thúc đòng là rất cần thiết và sẽ có hiệu lực cao và lượng đạm có liên
quan chặt chẽ đến năng suất.
Sau nhiều nghiên cứu,
Đào Thế Tuấn (1980) đã kết luận: Vụ lúa chiêm cũng
như vụ lúa mùa, chia đạm ra bón nhiều lần để bón thúc đẻ nhánh nếu bón tập trung
vào thời kỳ đầu đẻ nhánh thì số nhánh tăng lên rất nhiều về sau lụi đi cũng nhiều và
thiếu dinh dưỡng. Nếu bón tập trung vào cuối thời kỳ đẻ nhánh thì số nhánh lụi đi ít
nhưng tổng số nhánh cũng ít, vì vậy cần chú ý cả 2 mặ
t. Trong trường hợp bón đạm
tương đối ít thì nên bón tập trung vào thời kỹ giữa (đẻ nhánh rộ) (Bộ Khoa học
&CN, 2006).
Cây lúa cần đạm ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng, nhưng chủ yếu bón vào
thời kỳ bón lót, bón thúc đẻ nhánh và bón khi lúa bước vào thời kỳ làm đòng (Phạm
Văn Cường và Cs, 2012). Tùy theo thời kỳ sinh trưởng mà bón, khi bón phải dựa vào
thời tiết, khí hậu, mùa vụ. Cần tập trung lượng đạm vào
đẻ nhánh vì đây là thời kỳ
khủng hoảng đạm lớn nhất của cây lúa. Nếu bón đạm tập trung vào thời kỳ đẻ nhánh
sẽ kích thích cây lúa đẻ nhiều nhánh, đẻ tập trung, do đó số nhánh hữu hiệu tăng lên,
đây chính là yếu tố quyets định năng suất lúa (Nguyễn Văn Bộ và Cs, 2002). Các
công trình nghiên cứu của Phạm Văn Cường và Phạm Quang Duy (2004) cho thấy:
Nếu chỉ bón đơn độc đạm cho cây lúa thì thì cây sinh trưởng quá mạ
nh nên chỉ đạt

năng suất khá ở vài vụ đầu, dần dần năng suất sẽ giảm, nếu bón kết hợp với lân và
kali thì cây lúa phát triển cân đối cho năng suất cao và ổn định. Trong bón phân thì

×