Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông viên cơ sở tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.25 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HÌI



PHẠM THỊ ANH



GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ
KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ TỈNH BẮC NINH





CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15



Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA





HÀ NỘI, 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagei



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và
kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận
văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm …
Học viên th
ực hiện



Phạm Thị Anh





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Pageii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân còn có sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như sự động viên
giúp đỡ của các tổ chức tập thể, gia đình, bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng cũng như lòng biết ơn sâu

sắc đến toàn thể gia đình và cô giáo T.S Nguyễn Thị Dương Nga – là giảng
viên khoa Kinh tế và Phát triể
n nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu, động viên giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình làm luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Kinh
tế và Phát triển nông thôn cũng như các thầy cô giáo trong Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tôi rất nhiều kiến thức, kỹ năng để tôi có thể
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm khuyến nông t
ỉnh Bắc Ninh đã
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực tập.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, bạn
bè đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi để tôi có thể hoàn thành
luận văn tốt nghiệp của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày tháng năm
Tác giả luận văn


Phạm Thị Anh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Pageiii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi

Danh mục sơ đồ, biểu đồ viii
Danh mục hộp viii
PHÂN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3
1.2.2 Các mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 3
1.3.2 Ph
ạm vi nghiên cứu của đề tài 4
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CỦA
KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ 5
2.1 Cơ sở lý luận về năng lực của khuyến nông viên cơ sở 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Vai trò của khuyến nông viên cơ sở 6
2.1.3 Các yêu cầu về năng lực của khuyến nông viên cơ sở 8
2.1.4 Các yếu tố
ảnh hưởng đến năng lực của khuyến nông viên cơ sở 13
2.2 Kinh nghiệm trong nước và ngoài nước về năng lực của khuyến
nông viên cơ sở 15
2.2.1 Kinh nghiệm ở ngoài nước về năng lực của khuyến nông viên cơ sở 15
2.2.2 Kinh nghiệm ở trong nước về năng lực của khuyến nông viên cơ sở 19
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageiv

2.2.3 Những nghiên cứu mới đây về khuyến nông trên thế giới và
Việt Nam 28
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 30
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
3.1.2 Đặc điểm điều kiện đất đai tỉnh Bắc Ninh 34
3.1.3 Đặc điểm cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh
35
3.1.4 Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 38
3.1.5 Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực. 40
3.2 Phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 42
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 42
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 43
3.2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu 43
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45
4.1 Thực trạng hệ thống khuyến nông tỉnh Bắc Ninh 45
4.1.1 Hệ thống tổ chứ
c 45
4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh 47
4.1.3 Một số thành tựu đạt được của trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh 47
4.2 Thực trạng năng lực cán bộ khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Ninh 52
4.2.1 Trình độ chuyên môn, đào tạo 52
4.2.2 Kỹ năng khuyến nông của cán bộ KNVCS tỉnh Bắc Ninh 54
4.2.3 Các hoạt động khuyến nông cán bộ KNVCS tỉnh Bắc Ninh tham gia 62
4.3 Các y
ếu tố ảnh hưởng đến năng lực của khuyến nông viên cơ sở
tỉnh Bắc Ninh 77
4.3.1 Yếu tố bên trong 77
4.3.2 Yếu tố bên ngoài 80
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagev

4.4 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông viên
cơ sở tỉnh Bắc Ninh 81

4.4.1 Định hướng 81
4.4.2 Giải pháp 83
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93
5.1 Kết luận 93
5.2 Khuyến nghị 94
5.2.1 Đối với Nhà nước 94
5.2.2 Đối với tỉnh Bắc Ninh 94
5.2.3 Đối với cấp huyện 95
5.2.4 Đối với cấp xã 95
5.2.5 Đối với khuyến nông viên cơ sở
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 99

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagevi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
3.1 Đặc điểm khí hậu tỉnh Bắc Ninh 33
3.2 Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 2013 34
4.1 Số lượng cán bộ KNVCS tỉnh Bắc Ninh năm 2014 46
4.2 Một số kết quả hoạt động chủ yếu của hệ thống khuyến nông Bắc
Ninh 3 năm qua 48
4.3 Trình độ đào tạo của cán bộ Khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắ
c
Ninh và các huyện điều tra 52
4.4 Chuyên ngành đào tạo của cán bộ KNV cơ sở tỉnh Bắc Ninh 53
4.5 Đào tạo về tin học và tự đánh giá trình độ tin học của cán bộ
Khuyên nông viên cơ sở tỉnh Bắc Ninh 53

4.6 Hoạt động tổ chức và lập kế hoạch của cán bộ Khuyến nông viên
cơ sở tỉnh Bắc Ninh 54
4.7 Tự đánh giá kỹ năng tổ chứ
c và lập kế hoạch của cán bộ KNCS 55
4.8 Hoạt động truyền đạt thông tin, nói trước đám đông của cán bộ
khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Ninh 56
4.9 Cảm nhận của cán bộ khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Ninh về
hoạt động truyền đạt thông tin, nói trước đám đông 57
4.10 Tự đánh giá kỹ năng truyền đạt thông tin của cán bộ KNCS 57
4.11 Tần su
ất viết báo cáo của cán bộ KNVCS tỉnh Bắc Ninh 58
4.12 Tự đánh giá kỹ năng viết báo cáo của cán bộ KNCS 59
4.13 Tự đánh giá kỹ năng dân vận của cán bộ khuyến nông viên cơ sở
tỉnh Bắc Ninh 60
4.14 Đánh giá kỹ năng khuyến nông của cán bộ trạm khuyến nông đối
với cán bộ KNVCS 60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagevii

4.15 Đánh giá của nông dân về kỹ năng khuyến nông của cán bộ
KNVCS tỉnh Bắc Ninh 61
4.16 Hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt của cán bộ Khuyến nông viên
cơ sở tỉnh Bắc Ninh 62
4.17 Hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi của cán bộ Khuyến nông viên
cơ sở tỉnh Bắc Ninh 65
4.18 Hoạt động trong lĩnh vực khuyến lâm của cán bộ Khuyến nông viên
cơ sở t
ỉnh Bắc Ninh 68
4.19 Hoạt động trong lĩnh vực khuyến công của cán bộ khuyến nông
viên cơ sở tỉnh Băc Ninh 70
4.20 Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn của cán bộ Khuyến nông

viên cơ sở tỉnh Bắc Ninh 71
4.21 Hoạt động tập huấn, thăm quan của Cán bộ Khuyến nông viên cơ sở
tỉnh Bắc Ninh 73
4.22 Hoạt động thông tin tuyên truyền, tư vấn dịch vụ của cán b

KNVCS tỉnh Bắc Ninh 75
4.23 Một số kết quả hoạt động chủ yếu của khuyến nông tại các huyện
điều tra 76
4.24 Độ tuổi của cán bộ Khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Ninh 77
4.25 Đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch của cán bộ
khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Ninh 79
4.26 Kinh nghiệm làm việ
c của cán bộ KNVCS tỉnh Bắc Ninh 80
4.27 Đánh giá của cán bộ KNVCS về điều kiện làm việc 80
4.28 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ KNVCS tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2013-2015 87


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageviii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


STT Tên sơ đồ, biểu đồ Trang
Sơ đồ 2.1 Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam Error! Bookmark not defined.
Hình 3.1 Bản đồ địa lý tỉnh Bắc Ninh 31
Biểu đồ 3.1 Dân số tỉnh Bắc Ninh năm 2010 và năm 2013 40
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức và số lượng cán bộ khuyến nông ở tỉnh Bắc Ninh 45




DANH MỤC HỘP

STT Tên hộp Trang
4.1 Nhiều khi cũng phải viết báo cáo nhiều lắm 58
4.2 Tôi chỉ tham gia xây dựng mô hình trình diễn thôi 64
4.3 Tôi không có nhiều điều kiện để tham gia nhiều chương trình 67
4.4 Tôi phải cảm ơn cán bộ khuyến nông ở xã của tôi lắm 69
4.5 Cán bộ khuyến nông xã được lòng dân chúng tôi lắm 72
4.6 Thông tin chúng tôi nhận được có thể ứng dụng nhiều lắm 76

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Khuyến nông viên cơ sở là một bộ phận của hệ thống khuyến nông, bao
gồm người làm công tác khuyến nông ở các xã, thôn bản và các cộng tác viên
khuyến nông. Đây là đội ngũ cán bộ khuyến nông có vai trò, nhiệm vụ chính
là chuyển giao TBKT trực tiếp cho bà con nông dân, người sản xuất, thực
hiện các hoạt động từ nghiên cứu địa bàn, đánh giá nhu cầu, cho đến tổ chức
các hoạt
động, cung cấp dịch vụ, hỗ trợ kỹ thuật giúp bà con nông dân sản
xuất hiệu quả.
Những năm qua, nông nghiệp nước ta có những bước phát triển mạnh
mẽ. Từ một nước phải nhập khẩu gạo, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu
nông sản với nhiều sản phẩm có thế mạnh như gạo, cà phê, điều, tiêu, tôm, cá
tra, cá ba sa,…. Hiện nay Việt Nam là nước xu
ất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế
giới sau Thái Lan, nông sản của Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế

trên thị trường thế giới. Đời sống của đại bộ phận nông dân ngày càng được
cải thiện. Có được những thành tựu này là nhờ sự lãnh đạo của Đảng và
Chính phủ, sự nỗ lực của hàng chục triệu hộ nông dân và đóng góp to lớn của
tất c
ả các ban, ngành từ trung ương đến địa phương, trong đó có hệ thống
Khuyến nông Việt Nam.
Sự ra đời của hệ thống Khuyến nông Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới của
sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Qua 20 năm hoạt động,
công tác khuyến nông đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển nông
nghiệp, nâng cao dân trí và trình độ sản xuất cho nông dân. Hầu hết các giống
cây, con mới trong sản xuấ
t hiện nay chủ yếu do kênh khuyến nông chuyển
giao và tham gia phát triển. Khuyến nông đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng
mạnh mẽ về năng suất, chất lượng sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, đóng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page2

vai trò quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và sự nghiệp phát triển
nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đảng và Nhà nước đánh giá cao vai trò hoạt
động của hệ thống Khuyến nông Việt Nam. Chủ tịch nước đã tặng thưởng
Huân chương Lao động hạng Ba năm 1998 và Huân chương Lao động hạng
Nhì sau 10 năm hoạt động (năm 2003).
Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam đã phát triển sâu rộng từ
trung ương tới cơ
sở. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của KNVCS còn yếu,
chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Do đó nâng cao năng lực hệ thống
khuyến nông cơ sở là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động khuyến nông như: Hệ thống tổ
chức, dịch vụ khuyến nông, các hoạt động khuyến nông cho người nghèo,
phương pháp tiếp cận, các phươ
ng pháp đào tạo, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho

nông dân,… do các tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện. Qua đó các cơ
quan, tổ chức đã có những đề xuất, khuyến nghị nhằm giúp cho hoạt động
khuyến nông hiệu quả, thiết thực hơn đối với bà con nông dân. Tuy nhiên đến
nay chưa có một nghiên cứu nào đề cập, xem xét một cách có hệ thống về
nâng cao năng lự
c cho KNVCS.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng. Hệ thống tổ chức khuyến
nông tỉnh Bắc Ninh được hình thành từ năm 1993 và đang trong quá trình
phát triển. Toàn tỉnh có 176 cán bộ khuyến nông, trong đó KNVCS là 111
người (chiếm 63,07%). KNVCS tỉnh Bắc Ninh nhiệt tình, tận tâm với công
việc, tuy nhiên còn yếu về nghiệp vụ, kỹ năng, điều kiện làm việc còn nhiều
khó khăn, do đó chất lượng và hiệu quả ho
ạt động chưa cao, chưa đáp ứng
được yêu cầu của sản xuất.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của KNVCS trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh, yêu cầu đặt ra là phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá đúng
thực trạng năng lực KNVCS, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó xây d
ựng những giải pháp phù hợp để
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page3

nâng cao năng lực hệ thống KNVCS. Nhằm góp phần giải quyết vấn đề này,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cho
Khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Ninh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực KNVCS tỉnh Bắc Ninh trong
những năm qua từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nă
ng
lực KNVCS của tỉnh những năm tới.

1.2.2 Các mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về năng lực của KNVCS trong tổ
chức và quản lý các hoạt động khuyến nông cho nông dân.
- Đánh giá thực trạng năng lực KNVCS tỉnh Bắc Ninh những năm qua.
Qua đó phát hiện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, các yếu tố làm
hạ
n chế năng lực KNVCS trong hoạt động khuyến nông.
- Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực KNVCS của
tỉnh trong các năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- KNVCS: Chỉ nghiên cứu đối tượng là cán bộ khuyến nông cấp xã,
không nghiên cứu cán bộ khuyến nông thôn bản do chỉ có ở một số huyện, số
lượng không nhiều.
- Đi
ều kiện làm việc của KNVCS: trang thiết bị, các nguồn lực phục vụ
cho hoạt động khuyến nông tại địa phương.
- Các hoạt động khuyến nông: xây dựng mô hình, tập huấn, lập kế hoạch,
tổ chức và vận động quần chúng tham gia các hoạt động khuyến nông,…
- Cơ chế chính sách đối với KNVCS: quản lý, chế độ, kinh phí đầu tư,
đào tạo, nội dung hoạt động,…
- Các hộ nông dân
được cung cấp dịch vụ khuyến nông.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về không gian: Tỉnh Bắc Ninh, một số nội dung chuyên sâu
khảo sát tại 3 huyện đại diện cho tỉnh.
- Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng năng lực KNVCS trong
giai đoạn 2011- 2013 và nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng

lực KNVCS .
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung chủ yếu đánh giá năng lực
KNVCS trong triển khai các hoạ
t động khuyến nông và hỗ trợ cán bộ khuyến
nông các cấp về quản lý, giám sát các hoạt động khuyến nông; nghiên cứu
một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực KNVCS tỉnh Bắc Ninh
trong những năm tới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page5

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG
LỰC CỦA KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ

2.1 Cơ sở lý luận về năng lực của khuyến nông viên cơ sở
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khuyến nông
Khuyến nông “Agricultural extention” được hiểu theo nhiều nghĩa
khác nhau tùy thuộc vào quan điểm của mỗi nước. Ở Việt Nam nó được hiểu
là khuyến nông bao hàm cả khuyến nông, khuyến lâm.
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp: khuyến nông chỉ là công việc khi
có những tiến bộ kỹ
thuật mới do các cơ quan nghiên cứu, cơ quan đào tạo,
nhà nghiên cứu,… sáng tạo ra làm thế nào để nhiều nông dân biết đến và áp
dụng có hiệu quả. Như vậy, khuyến nông chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất”. (Phạm Văn Long, 2006)
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng:
Theo Peter Oakley và Cristopher Gaferth: “Khuyến nông là cách đào
tạo thực nghiệm dành cho những người nông dân sống ở nông thôn. Đem lại
cho họ những l
ời khuyên và những thông tin cần thiết giúp giải quyết những
vấn đề khó khăn trở ngại của họ”.

Theo Maunder: “Khuyến nông như một dịch vụ hay một hệ thống giúp
cho nông dân hiểu biết về phương pháp canh tác, kỹ thuật cải tiến tăng hiệu
quả sản xuất và thu nhập. Làm cho mức sống của họ tốt hơn và nâng cao trình
độ giáo dục của nông dân”.
Theo cục Khuyến nông Việt Nam n
ăm 2000 đã cho rằng: “Khuyến
nông là cách đào tạo và rèn tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu
được chủ trương chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật,
kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường, để hộ có đủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page6

khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy
mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và cải
thiện nông thôn mới”.
Theo tổ FAO “Khuyến nông được xem như một tiến trình của việc hoà
nhập các kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại. Các quan điểm, kỹ năng để
quyế
t định cái gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sử
dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để có khả năng
vượt qua các trở ngại gặp phải”.
Khuyến nông là làm việc với nông dân, lắng nghe những khó khăn, các
nhu cầu và giúp họ tự giải quyết vấn đề chính của họ.
Như vậy, khuyến nông được hiểu là những ngườ
i tiếp xúc với các chủ
trương đường lối chính sách về nông nghiệp giúp nông dân tiếp cận với
những kỹ thuật mới nâng cao tay nghề cho nông dân, cải thiện đời sống.
Những giúp đỡ này phải phù hợp với chủ trương đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước.
2.1.1.2 Khuyến nông viên cơ sở
Khuyến nông viên cơ sở là những người trực tiếp làm công tác khuyến

nông ở địa bàn cơ sở (xã, thôn, …).
Đây là những người trực tiếp tiếp cận với
nông dân và tổ chức triển khai các hoạt động khuyến nông cho nông dân.
Ở nước ta, KNVCS bao gồm: khuyến nông viên cấp xã, thôn gọi cộng
tác viên khuyến nông. Hệ thống KNVCS rất đa dạng, tuỳ thuộc vào điều kiện
đặc thù của từng địa phương mà có cách tổ chức khác nhau cho phù hợp.
Trong nghiên cứu này khuyến nông viên cơ sở được hiểu là những
người giúp ngườ
i dân địa phương tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới, những
người này làm việc tại xã.
2.1.2 Vai trò của khuyến nông viên cơ sở
Khuyến nông viên cơ sở do trung tâm khuyến nông tỉnh tuyển dụng,
giao cho Trạm khuyến nông huyện và UBND xã quản lý, chịu trách nhiệm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page7

tham mưu cho UBND xã về công tác khuyến nông, đồng thời chịu sự quản lý
về nghiệp vụ khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện và Trung tâm
khuyến nông tỉnh.
Khuyến nông viên cơ sở có các vai trò sau:
- Hướng dẫn, cung cấp thông tin đến người sản xuất, tuyên truyền chủ
trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ kỹ thuật và công
nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến đi
ển hình trong sản xuất nông lâm
ngư nghiệp.
- Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo truyền nghề cho người sản xuất để nâng
cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế.
- Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập cho người sản xuất.
- Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học công nghệ phù
hợp với địa phương, nhu cầu của người sả
n xuất và chuyển giao kết quả từ mô

hình trình diễn ra diện rộng.
- Tiếp thu và phản ánh lên cấp có thẩm quyền nguyện vọng của nông
dân về khoa học công nghệ, cơ chế chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
- Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật thị trường, khoa học công nghệ,
áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và phát triể
n nông thôn.
- Tư vấn phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông
lâm sản, thuỷ sản.
- Tư vấn, hỗ trợ cải tiến, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
của tổ chức kinh tế tập thể và tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,
thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã.
- Cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực pháp luật, tập hu
ấn, cung cấp
thông tin, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, giá cả, xây
dựng dự án, cung cấp kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page8

nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật và thực hiện
các nhiệm vụ khác do Trạm khuyến nông huyện và UBND xã giao.
KNVCS chịu trách nhiệm cung cấp thông tin giúp nông dân hiểu được
và ra quyết định về một vấn đề cụ thể (ví dụ áp dụng một cách làm ăn mới,
gieo trồng một loại giống mới). Khi nông dân đã quyết định làm theo,
KNVCS chuyển giao kiến thức, kỹ năng cần thiết để họ áp dụ
ng thành công
cách làm mới đó. Như vậy vai trò của cán bộ KNVCS là đem kiến thức đến
cho dân và giúp họ sử dụng kiến thức đó một cách có hiệu quả.
KNVCS phải biết giúp người nông dân phát triển sản xuất trên những
điều kiện, nguồn lực sẵn có của họ. Muốn vậy KNVCS phải thường xuyên hỗ

trợ và động viên nông dân phát huy những tiềm năng và sáng kiến của họ để
chủ động giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
2.1.3. Các yêu cầu về năng lực của khuyến nông viên cơ sở
2.1.3.1 Về kiến thức
Yêu cầu về kiến thức đối với cán bộ KNVCS tương đối nhiều lĩnh vực
như kiến thức về mặt kỹ thuật nuôi trồng, kiến thức về kinh tế xã hội, kiến thức
về cơ chế chính sách và lưu ý về kiến thức đào tạo người lớn tuổi do đối tượng
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của cán bộ KNVCS rất đa dạng về lứa tuổi.
- Kiến thức về mặt kỹ thuật: Do hoạt động ở nông thôn gồm nhiều
ngành như trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp,…. Nên cán bộ KNVCS
cần được đào tạo về nhi
ều chuyên ngành, nếu chỉ đào tạo một chuyên ngành
sẽ không làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Kiến thức về kinh tế - xã hội: Kiến thức này giúp cán bộ KNVCS sẽ tư
vấn đúng cho người dân “nuôi con gì”, “trồng cây gì” là phù hợp nhất. Chính vì
lẽ đó mà cán bộ KNVCS cần có những hiều biết về kinh tế của hộ nông dân ở
địa phương, phong tục tập quán của bà con nông dân về sản xuấ
t nông nghiệp.
Bên cạnh đó cán bộ KNVCS cũng cần có những kiến thức cơ bản về kinh tế để
có thể hỗ trợ người dân được nhiều hơn như lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh,
hạch toán kinh tế, hợp đồng kinh tế, lập dự án đầu tư,…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page9

- Kiến thức về các quy định, chính sách của nhà nước về nông nghiệp
và khuyến nông: Kiến thức về chính sách được thể hiện là người dân được hỗ
trợ những gì, phù hợp với họ hay không, họ được hỗ trợ những gì phần lớn là
do cán bộ KNVCS giúp đỡ. Vì vậy cán bộ KNVCS phải hiểu được những chủ
trương, chính sách của nhà nước về sản xuất nông nghiệp, khuyến nông, đặc
biệt là những chính sách cụ thể do UBND tỉnh đề xuất để áp dụng đối với địa
phương nơi phụ trách.

- Kiến thức về giáo dục người lớn tuổi: Đặc điểm của vùng nông thôn
là đối tượng lao động có nhiều lứa tuổi, thành phần, chủ yếu là người lớn tuổi
và phụ nữ, những người này lại có trình độ không cao nên cần cán bộ
KNVCS áp dụng linh hoạ
t từ cách tiếp cận và phương pháp phù hợp để
chuyển giao kỹ thuật vừa lôi cuốn nhiều người tham gia vừa vận động được
người dân làm theo cái mới.
2.1.3.2 Yêu cầu về kỹ năng cá nhân
Để là một cán bộ KNVCS giỏi không chỉ yêu cầu về mặt kiến thức sâu,
rộng mà còn phụ thuộc vào nhiều kỹ năng của bản thân người làm công tác
khuyến nông. Các kỹ năng cần có của cán b
ộ KNVCS là kỹ năng lãnh đạo, kỹ
năng tổ chức và lập kế hoạch, kỹ năng phân tích và đánh giá, kỹ năng sáng
tạo, kỹ năng làm việc với lãnh đạo địa phương, kỹ năng viết báo cáo và nói
chuyện trước đám đông. Những kỹ năng hình thành không chỉ do quá trình
học tập mà còn được rèn luyện qua thực tiễn công tác của mỗi người. Những
kỹ năng này yêu cầu cán b
ộ KNVCS áp dụng thành thạo, khéo léo trong quá
trình làm việc hay tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Kỹ năng lãnh đạo: Thể hiện khả năng lôi kéo người dân tham gia tập
huấn đào tạo các kiễn thức kỹ năng mới. Bên cạnh đó còn thể hiện cán bộ
KNVCS có khả năng chỉ đạo, hướng dẫn người dân làm mô hình, mở rộng
sản xuất từ mô hình giúp thực hiện thành công các hoạt
động khuyến nông.
Do đó cán bộ KNVCS cần tự tin vào năng lực của mình để thực hiện
được tốt hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page10

- Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch: Khi làm việc có kế hoạch sẽ tránh
được những nhược điểm, hạn chế khả năng thất bại của công việc. Do đó cán

bộ KNVCS cần có khả năng lập kế hoạch cho các hoạt động khuyến nông và
tổ chức, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng theo những kế hoạch đó.
- Kỹ năng phân tích và đ
ánh giá: Khi xây dựng mô hình hay tổ chức
các hoạt động khuyến nông luôn luôn xuất hiện nhiều tình huống mà trong
kịch bản không có. Để xử lý tình huống được tốt nhất thì cán bộ KNVCS phải
có năng lực phân tích, đánh giá các tình huống giải quyết tình huống kịp thời,
đúng lúc. Do đó có thể nhận thức và hiểu rõ được các vấn đề để có thể đề xuất
được các giải pháp kịp thời và hợp lý cho nông dân.
- Kỹ n
ăng nói chuyện trước đám đông: Đây là kỹ năng thể hiện việc giao
tiếp thường xuyên giữa cán bộ KNVCS với người dân. KNVCS cần có khả năng
nói trước đám đông, truyền tải thông tin dễ hiểu, dễ áp dụng. Để có thể thuyết
phục người dân cán bộ KNVCS cần phải rèn luyện kỹ năng viết và nói.
- Kỹ năng dân vận: kỹ năng vận động quầ
n chúng và xử lý những tình
huống dân vận trong công tác khuyến nông. Vận động nông dân tham gia các
chương trình khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. V.v.
- Kỹ năng tiếp cận và làm việc với lãnh đạo địa phương: Cán bộ KNVCS
không chỉ tiếp xúc với người dân mà cần phải tiếp xúc với cán bộ địa phương.
Một mặt tranh thủ sự ủng hộ của địa phương cho các hoạt động khuyế
n nông,
một phần khuyến khích hình thành mạng lưới cộng tác viên khuyến nông từ
các lãnh đạo địa phương. Đây là nhóm người được dân tín nhiệm, tin yêu nên
việc họ làm, lời họ nói sẽ có trọng lượng lớn đối với người dân địa phương. Để
xây dựng được mạng lưới cộng tác viên này cán bộ KNVCS cần có kỹ năng
tiếp cận và làm việc với lãnh đạo địa phương.
- Kỹ năng vi
ết báo cáo: Là kỹ năng cần thiết giúp cán bộ KNVCS báo cáo
nhiệm vụ đã hoàn thành với cấp trên, cũng như việc giúp người dân thể hiện

những khó khăn mà họ đang gặp phải với lãnh đạo.
Việc viết báo cáo còn thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page11

hiện khả năng viết tin, bài về nông nghiệp, hoạt động khuyến nông của cán bộ
KNVCS. Đây cũng là một kỹ năng cần thiết mà cán bộ KNVCS phải rèn luyện,
tu dưỡng cho mình để từ những báo cáo, tin bài sẽ truyền tải kiến thức kỹ thuật
mới cho người nông dân cũng như phản ánh thực tiễn đến nhà quản lý.
2.1.3.3 Yêu cầu về phẩm chất đạo đức
Công tác khuyế
n nông là một hoạt động mà lợi ích của nó gắn với cộng
đồng, xã hội. Hoạt động này muốn hoàn thành tốt đạt kết quả cao thì cán bộ
KNVCS cần phải có được những đức tính sau:
- Để có được sự tín nhiệm của cán bộ cấp trên cũng như sự tin yêu của
người dân, cán bộ KNVCS cần thật thà, thẳng thắn, nhiệt tình. Tạo được niềm
tin của người dân, là chỗ dựa cho ng
ười nông dân trong sản xuất và tiêu dùng.
- Để hiểu, thông cảm với những ước muốn của người dân thì cán bộ
KNVCS cần lắng nghe ý kiến từ người dân, có lòng nhân đạo giúp đỡ người
dân, lời khuyên đưa ra phù hợp với từng hoàn cảnh của mỗi người.
- Tâm huyết với công việc, sẵn sàng làm việc trong những điều kiện
khó khăn, thiếu thốn khi địa phương mình công tác còn nghèo, kinh tế của hộ
còn khó kh
ăn so với mức sống trung của cả nước, hết lòng với nhân dân.
- Để là những tấm gương sáng trong sản xuất cho người dân noi theo thì
cán bộ KNVCS cần là người hoà nhã, cần cù, giản dị, khiêm tốn với người dân.
- Công tác khuyến nông thường là hoạt động độc lập, không có sự giám
sát của cấp trên. Do đó để làm tốt công tác của mình ngoài sự quyết tâm cần
có sự tin tưởng vào bản than là có thể giúp đỡ được người dân trong ph
ạm vi

năng lực của mình.
Hiệu quả của công tác khuyến nông phụ thuộc vào mối quan hệ của cán
bộ KNVCS và người dân. Để hoạt động khuyến nông có hiệu quả, cán bộ
KNVCS cần đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật sản xuất cho nông dân. Qua
đó phải đáp ứng được những tiêu chí sau:
- Việc đạt được những mục tiêu cụ thể của dự án, chương trình khuy
ến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page12

nông không quan trọng bằng việc cán bộ KNVCS đáp ứng được nhu cầu của
người dân. Cán bộ KNVCS dành thời gian rèn luyện, trau dồi kỹ năng để
hoàn thiện bản thân, giúp đỡ nông dân khi cần thiết.
- Do hoạt động khuyến nông là sự trao đổi giữa cán bộ khuyến nông và
người dân, nên cán bộ KNVCS không nên chỉ đợi người dân đến tìm mình mà
còn phải thường xuyên tìm đến nông dân, tìm hiểu nhu cầu của người dân,
chủ động giúp đỡ người dân.
- Để nhân rộng mô hình cán bộ KNVCS cần khuyến khích người dân
học tập và làm theo kỹ thuật mới. Tuy nhiên để khuyến khích được nhiều
người làm theo nên khuyến khích, phát huy sáng kiến của người dân, không
áp đặt một cách cứng nhắc theo bài bản sẵn có.
- Mục tiêu trong phát triển là bền vững, vì vậy trong phát triển kinh tế nói
chung và phát triển nông nghiệp nói riêng đều hướng tới phát triển bền vững.
Ở nước ta hiện nay, KNVCS do chính quyền địa phương tuyể
n chọn,
quản lý và sử dụng. Có 5 yêu cầu mà các tổ chức thường đặt ra khi tuyển
chọn KNVCS là:
1
Có trình độ từ trung cấp trở lên, được đào tạo một trong những
chuyên ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi,…,
nắm vững những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong hoạt động khuyến

nông
2
Có sức khoẻ tốt, có khả năng vận động, tập hợp quần chúng tổ chức
các hoạt động khuyến nông tại địa phương
3
Được đào tạo về phương pháp tiếp cận, điều tra đánh giá nhu cầu của
nông dân
4
Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm
5
Có khả năng và sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ về chỉ đạo sản xuất,
theo dõi nắm bắt tình hình sản xuất ở địa phương, tham gia công tác
quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page13

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của khuyến nông viên cơ sở
2.1.4.1 Yếu tố bên trong
- Vấn đề giới: Trong hoạt động của mọi lĩnh vực nói chung và của lĩnh
vực khuyến nông nói riêng vấn đề giới có những ảnh hưởng nhất định. Thực
tế cho thấy, hiện nay người làm công tác khuyến nông cơ sở đa phần là nam
giới. Tuy nhiên lao động sản xuấ
t nông nghiệp chủ yếu là phụ nữ, điều này
cũng đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của việc chuyển giao công nghệ,
phản ảnh giữa khuyến nông viên cơ sở và người sản xuất. Để khắc phục
những hạn chế này, trong công tác khuyến nông cũng cần tuyển thêm nhiều
cán bộ là nữ giới và khuyến khích đối tượng sản xuất là nam giới tham gia
cùng trao đổi.
- Về tuổi: yếu tố này thể hiện khuyến nông viên có sức khoẻ, kinh
nghiệm như thế nào, tốt hay không tốt. Với những khuyến nông viên cơ sở

tuổi trẻ nhìn chung sức khoẻ tốt hơn khuyến nông viên cơ sở đã nhiều tuổi
nhưng kinh nghiệm làm việc lại chưa nhiều. Do những đối tượng này chưa có
nhiều hiểu biết về văn hoá, xã hộ
i, tập quán của địa phương nên việc xây
dựng các kế hoạch, mô hình còn gặp nhiều khó khăn nhưng vì đam mê với
công việc nên họ sẵn sang đảm nhận những công việc vất vả, khó khăn. Công
tác khuyến nông không chỉ là việc nói cho dân nghe mà còn là việc làm cho
dân thấy, để dân tin, muốn dân tin thì cán bộ khuyến nông cần phải làm mẫu.
Do vậy muốn công tác khuyến nông tốt, bà con nông dân tin yêu thì nên kết
hợp giữa cán bộ khuyến nông trẻ tu
ổi và cán bộ khuyến nông đã có kinh
nghiệm lâu năm.
- Trình độ văn hoá và chuyên môn: Để giúp nông nghiệp của địa
phương phát triển tốt thì cán bộ KNVCS cần phải có kiến thức chuyên môn
sâu, rộng, áp dụng linh hoạt những phương pháp, kỹ năng cần thiết vào thực
tế. Muốn kiến thức chuyển giao cho người dân được đúng, kịp thời thì người
làm công tác khuyến nông viên cơ sở cần được đào tạ
o, rèn luyện thường
xuyên nhằm năng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page14

2.1.4.2 Yếu tố bên ngoài
- Điều kiện tự nhiên: Muốn khuyến cáo được bà con “trồng cây gì”,
“nuôi con gì”, “áp dụng kỹ thuật nào” để có được kết quả như mong muốn thì
người làm công tác khuyến nông cần hiểu rõ được đặc điểm, điều kiện tự
nhiên về đất đai, khí hậu, thuỷ văn của mỗi vùng, nói cụ thể hơn là mỗi cánh
đồng có điều kiện tự nhiên khác nhau, có th
ể dùng các loại giống khác nhau.
Để có thể nắm được những đặc điểm này thì cách duy nhất là KNVCS phải
học hỏi, nắm bắt từ thực tiễn sản xuất, từ kinh nghiệm của những người sản

xuất giỏi trong vùng.
- Điều kiện kinh tế- xã hội: Điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi địa phương
là khác nhau nên ảnh hưởng đến trình độ dân trí, ph
ương thức sản xuất của
nông dân do đó đã vô hình chung ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường, các
dịch vụ hỗ trợ sản xuất và nhu cầu của nông dân. Cùng được bổ trợ kiến thức
từ các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhưng cán bộ KNVCS cần áp dụng các kiến
thức khác nhau vào địa phương mà mình phụ trách do điều kiện kinh tế xã hội
mỗi địa ph
ương là khác nhau. Nhìn chung điều kiện kinh tế - xã hội càng phát
triển thì cán bộ KNVCS cần phải có kiến thức chuyên môn thật tốt, tuy nhiên
những vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thì yêu cầu cán bộ KNVCS
không chỉ có kiến thức tốt mà còn xử lý linh hoạt, có khả năng thuyết phục
người dân làm theo cái mới nhằm giúp kinh tế ngày càng phát triển.
- Cơ chế chính sách: Cơ chế chính sách nói chung được hiểu là phần ưu
đãi dành cho cán bộ KNVCS cũng như nh
ững ưu đãi dành cho người sản xuất
khi đáp ứng được những điều kiện mà chính sách đó đưa ra. Tuy nhiên trong
nghiên cứu này chỉ đề cập đến cơ chế chính sách dành cho người hoạt động
trong lĩnh vực khuyến nông. Cán bộ KNVCS cần hoạt động theo các quy định
của Nhà nước. Nếu cơ chế chính sách khuyến khích các hoạt động này phù
hợp với thực tế thì có thể triển khai được thu
ận lợi, hoạt động sẽ có kết quả
cao qua đó cũng khuyến khích cán bộ KNVCS có trách nhiệm với công tác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page15

hơn. Chính sách dành cho hoạt động của KNVCS rất nhiều gồm có chính sách
dành do hoạt động đào tạo, chính sách về cơ chế tiền lương, thưởng và các hỗ
trợ khác, chính sách dành cho các hoạt động trong lĩnh vực khuyến nông,….
Một trong những chính sách có ảnh hưởng lớn đến cán bộ KNVCS là chonhs

sách đào tạo, tập huấn. Liên tục đào tạo kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho cán
bộ KNVCS để trang bị và giúp cán bộ
KNVCS tiếp cận với kiến thức mới,
những tiến bộ kỹ thuật mới, phương pháp mới nhằm đủ năng lực đáp ứng yêu
cầu phát triển của sản xuất.
- Điều kiện làm việc: Điều kiện làm việc được nhắc đến là cơ sở vật
chất, vật dụng cần thiết cho các hoạt động khuyến nông do công tác khuyến
nông không chỉ đơn thuần là nói cho dân nghe mà còn là làm cho dân thấy.
Điều kiện làm việc ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động khuyến nông.
Muốn làm mô hình tốt thì cần phải có điều kiện làm việc tốt có như vậy mới
có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp nông dân tiếp thu đầy đủ, chính
sách, rõ rang nhất những kiến thức kỹ thuật mà KNVCS chuyển giao.
2.2 Kinh nghiệm trong nước và ngoài nước về
năng lực của khuyến nông
viên cơ sở
2.2.1. Kinh nghiệm ở ngoài nước về năng lực của khuyến nông viên cơ sở
2.2.1.1 Ở Thái Lan
Ở Thái Lan, Cục Khuyến nông là một bộ phận quan trọng thuộc Bộ Nông
nghiệp Thái Lan, được thành lập vào ngày 21/10/1967. Hệ thống khuyến
nông Thái Lan gồm:
• Trung ương: Cục khuyến nông có 12 phòng ban, 6 văn phòng
khuyến nông và phát triển nông nghiệp vùng.
• Cấp tỉnh: có 76 văn phòng khuyến nông t
ỉnh.
• Cấp huyện: có 879 văn phòng khuyến nông huyện.
• Cấp cơ sở (xã, liên xã): có 7.105 Trung tâm chuyển giao kỹ thuật
nông nghiệp (ATTCs).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page16

Trong giai đoạn đầu do thiếu kinh phí và hệ thống chưa hoàn chỉnh nên

các hoạt động khuyến nông của Thái Lan chủ yếu triển khai thông qua các
nhóm nông dân hoặc thanh niên, với các hoạt động chính là chuyển giao kiến
thức dựa vào trình diễn, thi đua sản xuất, triển lãm và hội chợ nông nghiệp ở
các tỉnh. Tỷ lệ giữa cán bộ khuyến nông và nông dân là 1: 4.000.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống khuyến nông Thái Lan
c
ũng từng bước phát triển theo hướng tập trung phát triển nguồn lực cho
khuyến nông viên và nông dân. Hệ thống khuyến nông này bao gồm 2 phần
chính là hoạt động tại thực địa (nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông huyện và
liên xã) và hỗ trợ hoạt động (nhiệm vụ của các cán bộ khuyến nông cấp trung
ương và cấp tỉnh).
Cho đến nay cả nước Thái Lan đã có 7.105 Trung tâm chuyển giao kỹ
thuật nông nghiệp (ATTCs) được thành l
ập ở cấp liên xã, là cơ sở để tổ chức
các hoạt động thực địa khuyến nông, và khâu nối hoạt động của các tổ chức
liên quan ở tất cả các cấp về hoạt động khuyến nông. ATTCs được thành lập
với mục đích chuyển giao kiến thức và cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho
người dân địa phương với sự tham gia của người dân. ATTCs hoạt động trên
c
ơ sở lấy cộng đồng làm trung tâm bằng cách tạo cho người nông dân có cơ
hội tự mình phân tích và giải quyết các vấn đề tồn tại. ATTCs đã thiết lập
hoạt động gần gũi với các tổ chức hành chính liên xã nhằm tạo ý thức sở hữu
của cộng đồng địa phương.
Văn phòng ATTCs được đặt ở các xã, được đầu tư các trang thiết bị hiện
đại. Vă
n phòng có: phòng làm việc, phòng họp, phòng thông tin tư liệu, tài liệu
kỹ thuật và các ấn phẩm để phục vụ người dân. Ban điều hành ATTCs bao gồm:
đại diện của cộng đồng được chỉ định, đại diện chính quyền địa phương và cán
bộ khuyến nông. Cán bộ khuyến nông hoạt động với vai trò như là thư ký, khâu
nối các bên có liên quan để triển khai các hoạt động khuyến nông. Nhiệm vụ

chính của cán bộ khuy
ến nông cơ sở là:

×