Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa khang dân 18 tại tân yên bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.67 MB, 156 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



DƯƠNG VĂN YÊN



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MẬT ĐỘ MẠ NÉM VÀ LIỀU
LƯỢNG ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18
TẠI TÂN YÊN - BẮC GIANG


CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TĂNG THỊ HẠNH


HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là


trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào
khác. Các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả


Dương Văn Yên
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.
Tăng Thị Hạnh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài này.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô khoa Nông học,
Bộ môn Cây lượng thực- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, cô đã tham gia giảng dạy
chương trình cao học cùng toàn thế bạn bè, đồng nghiệp, người thân và gia
đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất nong nhận được
những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và bạn đọc.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn


Dương Văn Yên










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC



Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình x
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam 4
1.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới 4
1.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 5
1.1.3 Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Bắc Giang 7
1.1.4 Tình hình sản xuất và cơ cấu giống lúa ở huyện Tân Yên- Bắc
Giang 8
1.2 Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng
và năng suất lúa 13
1.2.1 Vai trò của đạm 13
1.2.2 Các dạng phân đạm dùng bón cho lúa 15
1.2.3 Một số kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng đạm cho cây lúa 16
1.3 Các kết quả nghiên cứu về mật độ cấy đối với lúa 20
1.4 Nghiên cứu về mối tương quan giữa phân bón và mật độ cấy 25
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Vật liệu nghiên cứu 27
2.2 Địa điểm nghiên cứu 27
2.3 Thời gian nghiên cứu 27
2.4 Nội dung nghiên cứu 27
2.5 Phương pháp nghiên cứu 27
2.5.1 Công thức thí nghiệm 27
2.5.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 28
2.5.3 Phương pháp bón phân 28
2.5.4 Các biện pháp kỹ thuật 28
2.5.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định 30
2.5.6 Phương pháp xử lý số liệu 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1 Ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến sinh trưởng,
phát triển của giống lúa Khang dân 18 35
3.1.1 Ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến thời gian sinh
trưởng của giống lúa Khang dân 18 35
3.1.2 Ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến động thái tăng
trưởng chiều cao của giống lúa Khang dân 18 37
3.1.3 Ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến động thái đẻ
nhánh của giống lúa Khang dân 18 40
3.2 Ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến một số chỉ
tiêu sinh lý của giống lúa Khang dân 18 44
3.2.1 Ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến chỉ số diện
tích lá (LAI) của giống lúa khang dân 18 44
3.2.2 Ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến khối lượng
chất khô lũy chất khô của giống lúa Khang dân 18 48
3.2.3 Ảnh hưởng của mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến tốc độ tích
lũy chất khô của giống lúa Khang dân 18 (TĐTLCK) 50
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v


3.2.4 Ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến hiệu suất
quang hợp thuần của giống lúa Khang dân 18 (HSQHT) 53
Kết quả tổng hợp ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ và liều lượng đạm
bón được thể hiện qua bảng 3.7b. 54
3.2.5 Ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến mức độ gây
hại của một số loại sâu, bệnh hại trên giống lúa Khang dân 18 55
3.3 Ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Khang dân 18 57
3.4 Ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến năng suất sinh
vật học và hệ số kinh tế của giống lúa Khang dân 18 63
3.5 Ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến một số chỉ
tiêu phẩm chất gạo của giống lúa Khang dân 18 64
3.6 Tương quan giữa năng suất hạt và các yếu tố liên quan ở các giai
đoạn sinh trưởng của giống lúa khang dân 18 66
3.6.1 Tương quan giữa năng suất thực thu và chỉ số diện tích lá (LAI) 66
3.6.2 Tương quan giữa năng suất thực thu và tốc độ tích lũy chất khô 68
3.7 Hiệu quả kinh tế 69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 71
1 Kết luận 71
2 Đề nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 77

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ

CV : Hệ số biến động
CCCC : Chiều cao cuối cùng
ĐB : Đồng bằng
ĐHNN : Đại học Nông nghiệp
ĐNHH : Đẻ nhánh hữu hiệu
FAO : Tổ chức lương thực thế giới
KL : Khối lượng
LAI : Chỉ số diện tích lá
LSD : Sai khác giữa các công thức
M : Mật độ
N : Đạm
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
NSSVH : Năng suất sinh vật học
NXB : Nhà xuất bản
NXB KHKT : Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
PB : Phân bón
r : Hệ số tương quan
ST : Sinh trưởng
TĐTLCK : Tốc độ tích lũy chất khô
TGST : Thời gian sinh trưởng
TSN : Tuần sau ném
VM : Vụ mùa
VM : Vụ Xuân



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii


DANH MỤC CÁC BẢNG


STT Tên bảng Trang

1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2006 - 2013 4
1.2 Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013 7
1.3 Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2012 8
1.4 Tình hình sản xuất lúa tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang 10
1.5 Cơ cấu giống lúa vụ xuân, vụ mùa năm 2012 của huyện Tân Yên 11
1.6 Tình hình sử dụng phân bón cho lúa tại tỉnh Tân Yên- Bắc Giang
trong những năm gần đây. 13
3.1 Ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm qua các giai đoạn
sinh trưởng của giống lúa Khang dân 18 tại Tân Yên- Bắc Giang 36
3.2a Ảnh hưởng tương tác mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến
động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Khang dân 18
trong vụ Xuân 2014 tại Tân Yên- Bắc Giang 37
3.2b Ảnh hưởng tương tác mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến
động thái tăng trưởng chiều cao của giống lúa Khang dân 18
trong vụ Mùa 2014 tại Tân Yên- Bắc Giang 38
3.2c Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ mạ ném, liều lượng đạm đến
chiều cao cây của giống lúa Khang dân 18 tại Tân Yên- Bắc
Gang 40
3.3a Ảnh hưởng tương tác mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến
động thái đẻ nhánh và tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu của giống lúa
Khang dân 18 tại Tân Yên- Bắc Giang 42
3.3b Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ mạ ném, liều lượng đạm đến
số nhánh tối đa/m2 và tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu của giống lúa
Khang dân 18 tại Tân Yên- Bắc Giang 44
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii

3.4a Ảnh hưởng tương tác mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến chỉ số
diện tích lá (LAI) của giống lúa Khang dân 18 tại Tân Yên- Bắc
Giang 45
3.4b Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến
chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa Khang dân 18 tại Tân Yên-
Bắc Giang 47
3.5a Ảnh hưởng tương tác mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến khối
lượng chất khô tích lũy của giống lúa Khang dân 18 tại Tân Yên-
Bắc Giang 49
3.5b Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ mạ ném và liều lượng đạm
đến khối lượng chất khô tích lũy của giống lúa Khang dân 18 tại
Tân Yên- Bắc Giang 50
3.6a Ảnh hưởng tương tác mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến tốc
độ tích lũy chất khô của giống lúa Khang dân 18 tại Tân Yên-
Bắc Giang 51
3.6b Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ mạ ném và liều lượng đạm
đến tốc độ tích lũy chất khô của giống lúa Khang dân 18 tại Tân
Yên- Bắc Giang 52
3.7a Ảnh hưởng tương tác mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến hiệu
suất quang hợp thuần của giống lúa Khang dân 18 tại Tân Yên-
Bắc Giang 53
3.7b Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ mạ ném và liều lượng đạm
đến hiệu suất quang hợp thuần của giống lúa Khang dân 18 tại
Tân Yên- Bắc Giang 54
3.8 Ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến mức độ gây
hại của một số loại sâu, bệnh hại trên giống lúa Khang dân 18 tại
Tân Yên- Bắc Giang 56
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix

3.9a Ảnh hưởng tương tác mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Khang
dân 18 trong vụ Xuân năm 2014 tại Tân Yên- Bắc Giang 58
3.9b Ảnh hưởng tương tác mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Khang
dân 18 trong vụ Mùa 2014 tại Tân Yên- Bắc Giang 59
3.9c Ảnh hưởng từng yếu tố mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Khang
dân 18 trong vụ Xuân năm 2014 tại Tân Yên- Bắc Giang 61
3.9d Ảnh hưởng từng yếu tố mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Khang
dân 18 trong vụ Mùa năm 2014 tại Tân Yên- Bắc Giang 63
3.10 Ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến năng suất sinh
vật học và hệ số kinh tế của giống lúa Khang dân 18 tại Tân Yên-
Bắc Giang 64
3.11 Ảnh hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm một số chỉ tiêu
chất lượng gạo 65
3.12 Hiệu quả kinh tế mật độ mạ ném và liều lượng đạm khác nhau
trên giống lúa Khang dân 18 tại Tân Yên- Bắc Giang 69




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x

DANH MỤC CÁC HÌNH


STT Tên hình Trang

3.1 Tương quan giữa năng suất thực thu và chỉ số diện tích lá 67
3.2 Tương quan giữa năng suất thực thu và tốc độ tích lũy chất khô 68




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây trồng cung cấp nguồn lương
thực quan trọng nhất của loài người, với 40% dân số thế giới sử dụng lúa gạo làm thức
ăn chính và có ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới.
Trước tình hình dân số ngày càng tăng, trong khi đó diện tích đất sản xuất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, nhiều nông dân bỏ
ruộng hoang vì hiệu quả thu được từ lúa thấp. Bên cạnh đó cây lúa hiện nay không
cạnh tranh được với các một số cây trồng khác như: Đỗ tương, ngô do chi phí sản
xuất lúa quá cao. Vấn đề đặt ra hiện nay đối với sản xuất lúa là tìm giải pháp giảm
chi phí sản xuất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Để làm được điều này người
dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã áp dụng nhiều công nghệ sản xuất lúa, trong
đó có công nghệ mạ ném học hỏi ở hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến (Trung
Quốc) từ nhiều năm nay.
Theo kinh nghiệm người dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang mạ ném với
mật độ 777 khay/ha, mật độ 777 khay/ha là cao so với giống lúa thuần trên thực tế
lúa là loại cây có khả năng tự điều chỉnh trong quần thể, nếu ném mạ với mật độ
quá cao cây lúa sẽ ít hoặc không đẻ nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp. Trên một đơn

vị diện tích nếu mật độ càng cao thì số bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất
định, nếu tăng số bông/khóm sẽ không làm giảm số hạt/bông và khối lượng 1000 hạt,
nhưng nếu tăng số bông/khóm vượt qua giới hạn nhất định thì số hạt/bông, khối lượng
1000 hạt sẽ giảm dần do sự cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng, vì vậy khi ném mạ
quá cao năng suất sẽ giảm nghiêm trọng. Nếu mật độ ném quá thưa đối với giống có
thời gian sinh trưởng ngắn ngày khó đạt được số bông tối ưu.
Đạm là yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa
(Wada và cs, 1969; Vũ Hữu Yêm, 1995). Các giống có thời gian sinh trưởng khác
nhau thì khả năng sử dụng N cũng khác nhau (Yoshida, 1981). Thiếu N làm cho cây
sinh trưởng rất kém, diệp lục không hình thành, đẻ nhánh và phân cành kém, giảm
sút hoạt động quang hợp và tích lũy, giảm năng suất nghiệm trọng (Hoàng Minh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Tuấn và cs, 2006).
Tuy nhiên, thừa N ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển và
hình thành năng suất của cây trồng. Cây sinh trưởng quá mạnh, thân lá tăng trưởng
nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu và gây nên hiện tượng lốp đổ,
giảm năng suất nghiêm trọng và có nhiều trường hợp không cho thu hoạch (Hoàng
Minh Tuấn và cs, 2006).
Tân Yên có diện tích gieo cấy lúa trên 13000 ha/năm, là huyện thuần nông, đất
bạc màu, năng suất lúa bình quân 5,47 tấn/ha (năm 2012). Với mức đạm bón cho lúa
khoảng 120 kg N/ha, mức đạm bón 120 Kg N/ha là cao so với giống lúa thuần. Việc sử
dụng nhiều phân đạm và mật độ cao không những không làm tăng năng suất lúa mà còn
làm tăng áp lực sâu bệnh hại trên đồng ruộng, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
gia tăng dẫn đến gây ô nhiễm môi trường.
Như vậy, việc nghiên cứu tìm ra mật mạ ném và liều lượng phân đạm cho
cây lúa là hết sức cần thiết, xây dựng đươc công thức bón đạm cho cây ở mật độ mạ
ném phù hợp, tạo điều kiện cho sinh trưởng và phát triển của cây lúa, đồng thời
cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là một vấn đề cần thiết.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu ảnh
hưởng mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất của giống lúa Khang dân 18 tại Tân Yên- Bắc Giang ".
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định ảnh hưởng của mật độ mạ ném và liều lượng đạm đến các chỉ tiêu
sinh sinh trưởng như đẻ nhánh, chỉ số diện tích lá, khối lượng chất khô tích lũy, tốc
độ tích lũy chất khô, hiệu suất quang hợp thuần, các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất hạt của giống lúa Khang dân 18 tại Tân Yên - Bắc Giang.
- Xác định loại mật độ mạ ném và liều lượng đạm ảnh hưởng đến năng suất
và chất lượng giống lúa Khang dân 18 trong vụ Xuân và vụ Mùa 2014 tại Tân Yên-
Bắc Giang.
- Xác định ảnh hưởng của mật độ mạ ném và liều lượng phân đạm khác nhau
đến mức độ nhiễm sâu bệnh của giống lúa Khang dân 18 tại Tân Yên- Bắc Giang.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

- Xác định ảnh hưởng của mật độ mạ ném và liều lượng phân đạm khác nhau
đến hiệu quả kinh tế của giống lúa Khang dân 18 trong vụ Xuân và vụ Mùa năm
2014.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp xác định được ảnh hưởng các loại mật độ
mạ ném và liều lượng đạm khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống
lúa Khang dân 18 trong vụ Xuân và vụ Mùa tại Tân Yên- Bắc Giang.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Tìm ra mật độ mạ ném và liều lượng đạm thích hợp cho năng suất, chất
lượng của giống lúa Khang dân 18 trong vụ Xuân và vụ Mùa năm 2014 tại Tân Yên
- Bắc Giang.
- Tìm ra mật độ mạ ném và liều lượng đạm bón thích hợp liên quan đến
mức độ chống chịu sâu bệnh của giống Khang dân 18 trong mùa Xuân và vụ Mùa.

- Tìm ra mật độ mạ ném và liều lượng đạm bón có hiệu quả kinh tế nhất đối
với giống lúa Khang dân 18 trong mùa Xuân và vụ Mùa năm 2014.














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Cây lúa thuộc loại cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời, trải qua quá trình chọn lọc và
bến đổi từ cây lúa hoang dại thành cây lúa như ngày nay. Lúa gạo có nguồn gốc nhiệt
đới, do khả năng thích ứng rộng nên có thể trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau và
được phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả ở nhiều
nước như: Liên Xô (cũ), Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc… đã cho thấy
nguồn gốc cây lúa thuộc vùng đầm lầy Đông Nam Á và hiện nay được phân bố rộng
rãi trên khắp thế giới trải dài từ 53

0
Bắc tới 40
0
Nam, nhưng tập chung chủ yếu ở Châu
Á chiếm tỷ lệ 61,2% diện tích trồng lúa thế giới, Châu Mỹ chiếm 6,3%, Châu Phi
3,1%, Châu Úc 1%. Trong đó, Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới
với diện tích 37 triệu ha, tiếp theo là Trung Quốc 30,1 triệu ha Bên cạnh đó, cũng có
những nước có diện tích trồng lúa nhỏ như Jamaica 1 ha, Swaziland 35 ha.
Châu Á có diện tích trồng và sản lượng lớn nhất nhưng năng suất cao nhất lại
là ở Châu Âu và Châu Đại Dương. Trong lịch sử phát triển thì cây lúa là loại cây
trồng có tốc độ phát triển tương đối nhanh về cả diện tích, năng suất và sản lượng.
Dưới đây là bảng số liệu về diện tích, năng suất và sản lượng lúa toàn thế
giới giai đoạn 2006 – 2013
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2006 - 2013
Năm
Diện tích Năng suất Sản Lượng
(Triệu ha) (Tấn/ha) (Triệu tấn)
2006 155,3 4,13 641,39
2007 155,0 4,24 657,20
2008 157,7 4,37 689,15
2009 158,4 4,32 684,29
2010 161,7 4,33 700,16
2011 164,1 4,40 722,04
2012 162,3 4,55 738,47
2013 162,7 4,53 737,03
(Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2014 )
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Qua bảng số liệu 1.1 cho thấy được tình hình sản xuất lúa trên thế giới có

nhiều biến động.
Diện tích trồng lúa có nhiều thay đổi từ 155,3 triệu ha năm 2006 xuống còn
155,0 triệu ha năm 2007, nhưng sau năm 2008 thì diện tích có xu hướng tăng đều
qua các năm.
Năng suất lúa có xu hướng tăng và khá ổn định qua các năm. Năng suất lúa
thấp nhất là 4,13 tấn/ha vào năm 2006. Sau đó tăng khá đều qua các năm và đạt cao
nhất là 4,55 tấn/ha vào năm 2012, năm 2013 năng suất đạt 4,53 tấn/ha giảm 0,2
tấn/ha so với năm 2012.
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt nam là một nước nông nghiệp với đa số người dân sinh sống bằng nông
nghiệp. Trải qua 4000 năm lịch sử cây lúa luôn gắn liền với sự phát triển của dân
tộc. Nước ta nằm ở tọa độ 8
0
30’- 23
0
23’ vĩ tuyến bắc và 102
0
10’- 109
0
29’ kinh
tuyến đông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Với đặc điểm khí hậu này đã phần nào
khẳng định tiềm năng về sự phát triển cây lúa.
Cây lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của
Việt Nam để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Lúa ở Việt Nam
trải dài từ Bắc vào Nam và có 3 vùng trồng lúa chủ yếu là ĐB Sông Hồng, ĐB Sông
Cửu Long và ĐB Duyên hải miền Trung. Trong đó, ĐB Sông Cửu Long (2,1 triệu
ha) và ĐB Sông Hồng (1,7 triệu ha) được coi là 2 vựa lúa chính của cả nước.
Về giá cả, Bộ công thương cho biết: Mặc dù bối cảnh chung thị trường
xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam những
tháng đầu năm 2013 vẫn tăng mạnh về số lượng, lúa hàng hóa được tiêu thụ với

mức giá tốt nhất, không ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Thị
trường xuất khẩu gạo được mở rộng do Việt Nam là thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) và uy tín lúa gạo Việt Nam trên thị trường Thế giới
được cải thiện. Quá trình hội nhập sâu vào kinh tế Thế giới và Khu vực, bên
cạnh thách thức, lúa gạo Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường
xuất khẩu. Trong khi đó nhu cầu gạo trên thị trường Thế giới và khu vực 5 năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

tới dự báo tiếp tục sôi động do cầu vẫn tăng. Việt Nam và các nước như
Indonesia, Philippin, Nhật Bản đã có sự phối hợp trong các hoạt động xuất khẩu
gạo với các nước trên thị trường Thế giới.
Bên cạnh những thuận lợi thì xuất khẩu gạo Việt Nam cũng gặp những thách
thức không nhỏ vì Việt Nam là thành viên của WTO nên thị trường nông sản nói
chung, thị trường lúa gạo nói riêng sẽ mở rộng cửa cho hàng nhập khẩu từ các nước.
Hàng rào thuế quan và sự bảo hộ của Nhà nước đối với sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ
dần hạn chế và tiến tới bãi bỏ. Gạo Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Pakistan… và các
nước khác có chất lượng cao, giá rẻ hơn sẽ tràn vào thị trường Việt Nam với thuế
nhập khẩu không đáng kể (94% hàng hoá Mỹ nhập vào Việt Nam hưởng thuế suất
15%, trong đó hàng lương thực gạo, ngô không đáng kể). Do đó lúa gạo Việt Nam
phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà, trong khi đó cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến gạo của ta còn lạc hậu.
Dân số Việt Nam vẫn tăng nhanh, đạt xấp xỉ 90,5 triệu người năm 2014 trong
khi quỹ đất dành cho trồng lúa có hạn, năng suất lúa nhiều vùng, nhất là ĐB sông
Hồng gần như việc tăng năng suất thêm nữa là rất khó khăn. Tập quán sản xuất nhỏ,
quy mô gia đình, tự cung tự cấp, chạy theo năng suất xem nhẹ chất lượng gạo vẫn
phổ biến trong hầu hết các hộ gia đình. Trình độ Khoa học, Công nghệ và Kiến thức
thị trường của nông dân còn nhiều hạn chế.
Đứng trước tình hình đó, chiến lược sản xuất lúa của Việt Nam trong thời
gian tới là: Phấn đấu đạt và duy trì sản lượng lúa hàng năm là 40 triệu tấn/năm, đẩy

mạnh sản xuất các giống lúa có chất lượng cao, dành 1 triệu ha để sản xuất lúa phục
vụ mục tiêu xuất khẩu, duy trì, chọn lọc, lai tạo và nhập khẩu các giống lúa có chất
lượng cao phục vụ cho yêu cầu của sản xuất là một nhiệm vụ sống còn và phải đạt
thành chương trình cấp quốc gia và phải huy động cả “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa
học, nhà nông và nhà doanh nghiệp) cùng tham gia thì mới hy vọng đạt được kết
quả như mong đợi.
Qua Bảng 1.2 cho thấy: Diện tích trồng lúa của nước ta giữ ở mức ổn định từ
7,2 – 7,6 triệu ha, từ năm 2006 – 2008 diện tích có xu hướng giảm: 7,3 triệu ha
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

giảm xuống 7,2 triệu ha, từ năm 2009 – 2013 diện tích có xu hướng tăng từ 7,4 triệu
ha tăng lên 7,9 triệu ha. Năng suất qua các năm trở lại đây có chiều hướng tăng:
5,23 tấn/ha (2009) tăng lên 5,57 tấn/ha (2013), năng suất chỉ tăng 0,1 tấn/ha. Sản
lượng cũng theo đó tăng lên đạt mức 42 triệu tấn/năm.
Sản lương thực của nước ta không ngừng tăng trong những năm qua. Nhưng
để đối phó với diễn biến bất thường của thời tiết, sự gia tăng dân số, sự giảm dần
diện tích gieo cấy do chuyển đổi mục đích sử dụng mà vẫn đảm bảo an ninh lương
thực và giữ vững vị thế là một trong những nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế
giới thì điều kiện cần thiết là phải tiếp tục đầu tư thâm canh tăng vụ, áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thật nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người
trồng lúa…
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013
Năm
Diện tích Năng suất
Sản lượng
(Triệu tấn)
(Triệu ha) (Tấn/ha)
2006 7,30 4,89 35,85
2007 7,20 4,99 35,94

2008 7,20 5,23 38,73
2009 7,40 5,23 38,89
2010 7,40 5,32 39,99
2011 7,60 5,33 42,30
2012 7,75 5,63 43,66
2013 7,90 5,57 44,04
(nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2014)
1.1.3. Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh có truyền thống sản xuất lúa từ rất lâu đời và hiện nay lúa
vẫn là cây lương thực chủ lực của tỉnh. Bắc Giang khi tái lập là tỉnh còn thiếu lương
thực, hiện nay đã bảo đảm an ninh lương thực, có dự trữ và hướng tới sản xuất
lương thực hàng hóa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2012
Năm
Diện tích Năng suất Sản Lượng
(ha) (Tấn/Ha) (Tấn)
2005 114044 4,88 556534,7
2009 111401 5,13 571487,1
2010 112288 5,32 597372,2
2011 112412 5,59 628383,1
2012 112155 5,61 629189,6
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2013)
Qua bảng số liệu 1.3 cho thấy, từ năm 2005 đến 2009 diện tích canh tác lúa
tại tỉnh Bắc Giang giảm 2643 ha. Nguyên nhân là do tỉnh dành một số quỹ đất nông
nghiệp cho phát triển một số khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Đình Trám,
khu công nghiệp Quang Châu huyện Việt Yên, các khu công nghiệp ở huyện Hiệp

Hòa, Yên Thế, Tân Yên và Yên Dũng. Mặt khác cũng do quá trình chuyển đổi cơ
cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn như: Trồng ớt, trồng rau, lạc, hoa màu
Tuy nhiên sang năm 2010 diện tích lúa lại tăng 887 ha so với năm 2009. Nguyên
nhân là do một số cây trồng không có hiệu quả cho nên nông dân đã chuyển sang
canh tác lúa.
Mặc dù diện tích lúa giảm nhưng năng suất và sản lượng lúa ở Bắc Giang đều
tăng lên qua các năm. Từ năm 2005-2012 năn suất tăng 4,88 tấn/ha đến 5,61 tấn/ha.
Sản lượng tăng từ
556534,7
tấn lên
629189,6
tấn. Nguyên nhân do việc tăng cường du
nhập một số giống lúa mới, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
1.1.4. Tình hình sản xuất và cơ cấu giống lúa ở huyện Tân Yên- Bắc Giang
1.1.4.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Tân Yên là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang,
có diện tích tự nhiên 20660,86 ha. Tân Yên nằm sát thành phố Bắc Giang, cách thủ
đô Hà Nội 60 km về phía Tây, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc.
Phía Bắc giáp huyện Yên Thế;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Phía Đông giáp huyện Lạng Giang;
Phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang;
Phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà và tỉnh Thái Nguyên.
Điều kiện khí hậu: huyện Tân Yên chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt
đới gió mùa nóng ẩm. Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau:
- Nhiệt độ bình quân cả năm 23,7
0
C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao

nhất là 29,4
0
C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,9
0
C; tổng tích ôn đạt trên
8500
0
C.
- Lượng mưa bình quân hằng năm 1476 mm nhưng phân bố không đồng đều.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng
85% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7; 8; 9 nên thường
gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng. Các tháng 11 đến tháng 4 lượng mưa ít,
chiếm 15% lượng mưa cả năm.
Đất đai: Tân Yên, đất hình thành do phong hoá đá mẹ và do phù sa sông bồi
tụ. Tổng diện tích tự nhiên của Tân Yên hiện nay là 20660,86 ha, trong đó được
phân thành các nhóm đất.
- Nhóm đất phù sa: Chủ yếu ở vùng trũng, thấp, được bồi đắp bởi phù sa của
sông Thương có diện tích 2431 ha chiếm 11,77% diện tích tự nhiên, gồm các loại đất
chính sau: Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua; Đất phù sa không được bồi
chua; Đất phù sa gley; Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
- Nhóm đất xám, bạc màu: Có 8882 ha chiếm 42,99% diện tích tự nhiên.
Điển hình có: Đất bạc màu phát triển trên đất phù sa; Đất dốc tụ bạc màu có
Feralitic;
- Nhóm đất Feralitic: với 4705 ha chiếm 22,77% diện tích tự nhiên. Phân bố
chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên nền phù sa cổ, dăm cuội kết và cát
kết, phiến thạch sét. Gồm: Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa; Đất nâu vàng trên phù
sa cổ; Đất nâu tím phát triển trên phiến thạch sét, Đất Feralitic vàng đỏ phát triển
trên sa thạch cuội kết, dăm kết…



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

1.1.4.2. Tình hình sản xuất lúa tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Năm
Diện tích Năng suất Sản Lượng
(ha) (tấn/ha) (Tấn)
2005 14202 4,90 69589,8
2009 13458 5,03 67693,74
2010 13798 5,16 71197,68
2011 13649 5,39 73568,11
2012 13573 5,47 74244,31
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2013)
Qua bảng 1.4 cho thấy từ năm 2005 đến 2009 theo chủ trương của tỉnh về sử
dụng quỹ đất nông nghiệp cho phát triển công nghiệp, do đó diện tích đất nông
nghiệp tại huyện giảm 774 ha. Mặt khác diện tích giảm là do nông dân của huyện
tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong đó chủ lực là ớt suất khẩu.
Từ năm 2009 đến 2010 diện tích đất nông nghiệp tăng lên 340 ha, nguyên
nhân là do cây ớt trồng không có hiệu quả kinh tế, nông dân chuyển sang trồng lúa.
Năm 2012 diện tích đất nông nghiệp toàn huyện giảm còn 13573 ha. Mặc du diện
tích trồng lúa giảm nhưng năng suất lúa lại tăng do huyện áp dụng các giống lúa
mới trong đó có giống Thiên ưu 8 chiếm đến 11,35 % trong vụ Xuân và 14,89%
trong vụ mùa trển tổng sản lượng lúa của toàn huyện. Mặc dù diện tích giảm nhưng
từ năm 2005-2011 năng suất và sản lượng lúa lại tăng lên qua các năm. Riêng năm
2012 năng suất lúa giảm 676,2 tấn so với năm 2011, nguyên nhân là năng suất lúa
năm 2012 tăng nhưng diện tích lúa giảm 34 ha so với năm 2011 do vậy sản lượng
lúa giảm.
1.1.4.3. Cơ cấu giống lúa của huyện Tân Yên
Qua bảng số liệu 1.5 cho thấy cơ cấu giống lúa của huyện khá đa dạng,

phong phú. Nhìn chung cơ cầu lúa vụ Xuân và vụ Mùa không chênh lệch nhau
nhiều. Thực hiện chủ trương của huyện về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, trong đó
đưa lúa Thiên ưu 8 vào sản xuất. Năm 2012 giống lúa Thiên ưu 8 chiếm 11,35% cơ
cấu giống lúa ở vụ Xuân và 14,89% cơ cấu giống lúa ở vụ Mùa, cơ cấu giống của
huyện chủ yếu là giống lúa thuần chiếm 60,5% ở vụ Xuân và 61,3% ở vụ Mùa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Bảng 1.5: Cơ cấu giống lúa vụ xuân, vụ mùa năm 2012 của huyện Tân Yên
Cây trồng
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
Tỷ lệ
(%)
A- LÚA VỤ XUÂN 2012
6315,0 5,54 34985,10 100,00
- Khang dân 18
3656,2 5,44 19889,73 57,90
- Thiên Ưu 8
716,60 5,45 3905,47 11,35
- Lúa lai GS 9
580,8 5,55 3223,44 9,20
- BC 15
441,4 5,53 2440,94 6,99
- Giống khác
378,4 5,55 2100,12 5,99

- Syn 6
227,3 5,65 1284,25 3,60
- BIO 404
157,0 5,57 874,49 2,49
- Nếp
94,3

5,57

525,25

1,48

- Bắc thơm
63,0

5,55

349,65

1,00

B- LÚA VỤ MÙA 2012
7258,0 5,41 39265,78 100,00
- Khang dân
4142,8

5,34

22122,55


57,08

- Thiên Ưu 8
1080,9

5,37

5804,43

14,89

- BC 15
726,8

5,42

3939,26

10,01

- Các giống lúa khác
436,0 5,43 2367,48 6,01
- Lúa lai GS 9
290,0 5,28 1531,20 4,00
- Nếp
196,2 5,50 1079,10 2,70
- BIO 404
167,2 5,43 907,90 2,30
- Syn 6

123,6 5,51 681,04 1,70
- Bắc thơm
94,5 5,41 511,25 1,31
(Nguån: Phßng NN&PTNT huyÖn)
Trong các giống lúa thuần thì giống Khang dân 18 là giống được trồng phổ biến
nhất, chiếm 57,9% cơ cấu giống lúa trong toàn huyện ở vụ Xuân và 57,08% ở vụ Mùa.
Mặc dù huyện có chủ trương đưa lúa lai vào sản xuất và thí điểm tại một số xã như:
Phúc Sơn, Việt Ngọc, tuy nhiên lúa lai đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, do vậy nông đa
số nông dân trong toàn huyện vẫn chọn giống lúa Khang dân 18 đưa vào sản xuất.
1.1.4.4. Tình hình sử dụng phân bón và mật độ mạ ném cho lúa tại huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang
Bên cạnh đó kỹ thuật gieo thẳng (sạ lúa) mang lại nhiều lợi ích: Giảm công
cấy tới 80% (cả công gieo mạ, công cấy), năng suất có thể còn cao hơn lúa cấy tới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

5-8%. Nhưng điều kiện đầu tiên để áp dụng kỹ thuật gieo thẳng phải là chân ruộng
chủ động tưới, tiêu. Như vậy, còn khá nhiều diện tích không thể gieo thẳng được.
So sánh thấy, nếu cấy lúa thủ công, một lao động nữ cấy 1 sào lúa hết khoảng 12
giờ đồng hồ thì ném 1 sào mạ chỉ hết khoảng 15-20 phút, mà cả nam nữ đều làm
được; năng suất lúa cũng tương đương. Rõ ràng, kỹ thuật mạ ném đã giải quyết rất
cơ bản vấn đề lao động thời vụ căng thẳng (Nguyễn Tiến Chinh, 2007).
So với các biện pháp kỹ thuật khác như cấy bằng mạ sân thì kỹ thuật mạ ném
có ưu thế hơn hẳn. Tốn ít bùn và thóc giống hơn, đỡ tốn công lao động hơn, và điều
quan trọng hơn là dễ làm và đảm bảo thời vụ gieo cấy (Nguyễn Tiến Chinh, 2007).
Mặt khác Sử dụng phương pháp mạ ném để canh tác cây lúa nước là một
trong những tiến bộ kỹ thuật quan trọng, đang được các cơ quan chuyên môn
khuyến cáo và được nhiều bà con nông dân tiếp nhận. Bởi vì công nghệ này đảm
bảo cho bà con "4 giảm, 2 tăng, 1 tranh thủ". Ðó là:
- Giảm lượng giống, giảm diện tích ruộng mạ, giảm công lao động và giảm

chi phí sản xuất.
- Tăng năng suất từ 8 - 10% và tăng hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích.
- Do mạ được gửi trên khay nên đã tranh thủ được thời vụ từ 12 - 20 ngày
nhằm đảm bảo thời vụ gieo cấy (
Nguyễn Thị Phương Thúy, 2011)
.
Theo kinh nghiệm về gieo mạ khay ở Tân Yên- Bắc Giang khi áp dụng công
nghệ mạ khay giảm 50% công cấy, tiết kiệm được 30-40% cây lúa sau cấy (ném),
sinh trưởng, phát triển khỏe hơn do không bị dập, nát, đứt rễ, rút ngắn thời gian sinh
trưởng được từ 5-7 ngày, khi ném 1 sào đất lúa 360m
2
cần chuẩn bị 777 khay/ha
(Hồng Huyên, 2012).
Với mật độ mạ ném 777 khay/ha là cao, khi ném mạ với mật độ cao không
những không làm tăng năng suất lúa mà còn làm tăng áp lực sâu bệnh hại trên đồng
ruộng, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gia tăng dẫn đến gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo kết quả điều tra của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Tân Yên năm 2012 cho thấy các loại phân hoá học được sử dụng bón cho lúa như:
đạm, NPK, Phân lân Lâm Thao, Kali. Phân đạm dùng để bón lót, bón thúc và bón
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

đón đòng cho lúa, mức bón đã tăng dần từ 110 kg N/ha năm 2008 lên đến 120 kg
N/ha năm 2012.
Bảng 1.6. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa tại tỉnh Tân Yên- Bắc Giang
trong những năm gần đây.
Loại phân
Lượng bón
2008 2009 2010 2011 2012

Đạm (KgN/ha)
110 110 120 120 120
Lân (Kg P
2
O
5
/ha)
67 67 68 70 70
Kaliclorua (Kg K
2
O/ha)
81 84 90 90 90
Phân hữu cơ (Kg/ha) 600-700 600-700 600-700 600-700 600-700
(Nguån: Phßng NN&PTNT huyÖn)
Theo khuyến cáo của Phòng NN & PTNT huyện, liều lượng phân bón cho lúa
áp dụng như sau:
Đối với lúa lai: 12 tấn phân chuồng + 130 kg N/ha + 70kg P
2
O
5
+ 80-90kg K
2
O,
đối với lúa thuần: 10 tấn phân chuồng +120 kgN/ha + 70kg P
2
O
5
+ 80-90kg K
2
O.

Qua bảng 1.6 chúng tôi thấy rằng lúa Khang dân 18 là giống lúa thuần do đó
liều lượng đạm bón là 120 kgN/ha. Với liều lượng đạm bón 120 Kg N/ha là cao
chính vì vậy, cần giảm lượng đạn bón để tăng hiệu quả kinh tế.
1.2. Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng và năng
suất lúa
1.2.1. Vai trò của đạm
Theo Bùi Huy Đáp (1980), đạm là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa, cây
có đủ đạm thì các yếu tố khác mới phát huy hết được tác dụng. Đạm (N) là yếu tố vô
cùng quan trọng đối với cơ thể sinh vật vì nó là thành phần cơ bản của của protein,
nucleotit, AND, ARN và enzym; Đạm còn là yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình
đồng hoá cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc hấp thu các chất dinh
dưỡng khác. Cây lúa cần đạm trong suốt quá trình sống đặc biệt là gia đoạn sinh
trưởng sinh dưỡng. Do vậy, việc sử dụng phân bón đặc biệt là phân đạm trong sản
xuất lúa là rất cần thiết nhưng phải bón đủ, bón hợp lý, cân đối và đúng cách. Nếu
bón phân không cân đối và hợp lý sẽ làm giảm 20 - 50% năng suất (Nguyễn Thị Lan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

và cs, 2007). Cây trồng được bón đủ đạm lá có màu xanh sẫm, sinh trưởng khỏe và
cho năng suất cao, tuy nhiên trong sản xuất không nên bón thừa đạm.
Đạm có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của cây lúa. Đạm giữ vai
trò quan trọng trong việc tăng năng suất, là một yếu tố cơ bản trong quá trình phát
triển của tế bào, là một trong những nguyên tố hóa học quan trọng của các cơ quan
như rễ, thân, lá, hoa và hạt. Khi tăng liều lượng đạm bón, năng suất của các gống
lúa đều tăng. Năng suất hạt ở các mức bón phân đạm khác nhau có tương quan thận
với LAI, CGR trong giai đoạn đầu sinh trưởng (Phạm Văn Cường, 2004).
Đạm là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của cây lúa, cây có đủ đạm thì các
yếu tố khác mới được phát huy tác dụng. Nhu cầu về đạm cho cây lúa có tính chất
liên tục từ đầu thời kỳ sinh trưởng tới lúc chín. Tuy nhiên, trong các thời kỳ sinh
trưởng của cây lúa có thời kỳ cần nhiều đạm, có thời kỳ cần ít đạm, đỉnh cao của

nhu cầu dinh dưỡng đó là 2 thời kỳ đẻ nhánh rộ và làm đòng (Bùi Huy Đáp, 1980).
Lúa yêu cầu đạm ngay từ lúc nảy mầm và gần như đến cuối cùng của thời kỳ
sinh trưởng sinh thực. Tỷ lệ đạm trong cây so với trọng lượng chất khô ở các thời
kỳ như sau: thời kỳ mạ 1,54%, đẻ nhánh 3,65%, làm đòng 3,06%, cuối làm đòng
1,95%, trỗ bông 1,17% và chín 0,4% (Lê Văn Căn, 1968).
Cường độ quang hợp có tương quan thuận chặt với hàm lượng N trong lá.
Nếu hấp thu N tốt, cường độ quang hợp sẽ tăng (Trần Anh Tuấn và cs, 2008).
Khi cây được bón đủ đạm nhu cầu của tất cả các yếu tố dinh dưỡng khác như
lân và kali đều tăng (Lê Văn Tiền, 1986).
Thời kỳ đẻ nhánh cây lúa hút nhiều đạm nhất. Thông thường lúa hút 70%
lượng đạm cần thiết trong thời gian đẻ nhánh (Bùi Huy Đáp, 1980), theo S. Yoshida
(1985) đạm quyết định tới 74% năng suất. Đạm làm tăng diện tích lá rõ rệt, diện
tích lá tăng thì quang hợp tăng làm cho chất khô cũng tăng lên tuy nhiên hiệu suất
quang hợp chỉ tăng theo lượng phân đạm bón cho lúa lúc lá còn thấp, khi hệ số lá đã
cao đạt trị số cực đại thừa đạm vào lúc này sẽ làm giảm hiệu suất quang hợp và có
ảnh hưởng đến năng suất và tính chống chịu.
Thời kỳ phân hóa đòng và hình thành bông, tạo bộ phận sinh sản cây lúa
cũng cần đạm. Tuy nhiên lượng đạm cần ít hơn so với giai đoạn đẻ nhánh. Thời kỳ

×