Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ thành thị nông thôn. Dấu phẩy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.95 KB, 6 trang )

Giáo án Giáo sinh: Trần Thò Nhung
GIÁO ÁN
Tiết: Luyện từ và câu
Bài: Mở rộng vốn từ: Thành thò-Nông thôn
Dấu phẩy
I. Mục tiêu:
– Giúp cho học sinh biết một số thành phố và vùng quê ở nước
ta, biết một số sự vật và công việc thường thấy ở thành thò và nông
thôn.
– Giúp học sinh so sánh được cảnh thành phố và nông thôn.
– Ôn cách dùng dấu phẩy trong câu.
II. Đồ dùng dạy học:
– Tranh minh họa.
– Bản đồ Việt Nam.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các câu so sánh và câu có dùng dấu
phẩy trong câu.
Cách tiến hành:
– Trò chơi: “HÁI QUẢ NGON”
– Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng hái quả để kiểm tra bài cũ.
– Giáo viên nói: “Trên đây cô hiện tại có 3 loại quả rất
ngon. Bây giờ cô sẽ mời hai bạn lên hái quả mang về nha. Cô mời hai
bạn đầu bàn của hai dãy. Hai em lên và chọn hai loại quả mà mình
thích nhất và đọc to bí ẩn đằng sau loại quả đó.”
 Câu hỏi 1: “Em hãy điền từ còn thiếu vào câu sau: Công cha
nghóa mẹ được so sánh như………như…… ” (núi Thái Sơn, nước trong
nguồn)
 Câu hỏi 2: “Em hãy điền dấu phẩy vào câu sau: Nhà ông
ngoại em có nhiều loài cây như: cây ổi cây xoài cây mận cây táo…”.(
1


Giáo án Giáo sinh: Trần Thò Nhung
Nhà ông ngoại em có nhiều loài cây như: cây ổi, cây xoài, cây
mận, cây táo…).
– Giáo viên nói: “Cô còn có một loại quả nữa, vậy cô sẽ
dành nó cho cả lớp. Các em hãy làm vào bảng con bài tập sau: Đặt
câu có hình ảnh so sánh phù hợp với hình vẽ.” (Em bé cười tươi như
hoa hồng đang nở.)
– Cho 2-3 học sinh đọc câu mình đặt. Giáo viên và các bạn
khác nhận xét.
– Nhận xét bài làm trên bảng.
– Nhận xét chung.
2. Dạy bài mới:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được kiến thức sẽ học trong ngày hôm
nay: Mở rộng vốn từ thành thò-nông thôn và ôn tập dấu phẩy.
Cách tiến hành:
– Giáo viên nêu: “Trong tiết học hôm nay, gắn với chủ điểm
Thành thò –Nông thôn các em sẽ được biết tên thêm nhiều thành phố
và vùng quê ở nước ta, biết tên các sự vật và công việc thường thấy ở
thành phố và nông thôn. Sau cùng cô và các em sẽ cùng nhau ôn tập
về cách dùng dấu phẩy trong một câu.”
– Giáo viên viết tựa đề và mời học sinh đọc lại tựa đề.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1:
Mục tiêu: Giúp học sinh biết tên một số thành phố và vùng quê ở nước
ta.
Cách tiến hành:
– Giáo viên nêu: “Lớp hãy mở sách Tiếng Việt trang 135 và
đọc thật to yêu cầu bài tập 1.”
– Học sinh đọc yêu cầu: “Em hãy kể tên một số thành phố ở

nước ta, một vùng quê mà em biết.”
2
Giáo án Giáo sinh: Trần Thò Nhung
– Giáo viên nêu: “ Với bài tập này các em sẽ thảo luận
nhóm đôi trong vòng 1 phút. Mỗi nhóm sẽ tìm cho cô tên của 4 thành
phố và tên 1 vùng quê mà em biết. Thời gian thảo luận 1 phút bắt
đầu.”.
– Sửa bài. Giáo viên nêu: “Trước khi sửa bài cô sẽ mời các
nhóm đứng lên trình bày phần thảo luận của mình. Cô mời nhóm của
bạn Có ai có câu trả lời khác không? Cô mời nhóm của bạn… Các
em đều trả lời đúng. Bây giờ các em quan sát lên bản đồ cô sẽ chỉ cho
các em biết một số thành phố và vùng quê ở nước ta.”
 Thành phố: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,
Cần Thơ…
 Vùng quê: Mười tám thôn Vườn Trầu, Vỹ Dạ, Bến Tre, Long
An…
– Giáo viên nêu: “ Tại sao người ta lại phân ra nơi thành phố
nơi nông thôn? Ở những nơi đó có những sự vật và công việc khác
nhau như thế nào? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài tập 2.”
Bài tập 2:
Mục tiêu: Giúp học sinh biết được một số sự vật và công việc ỡ thành
thò và nông thôn. So sánh được sự khác biệt giữa thành thò và nông thôn.
Cách tiến hành:
– Học sinh đọc yêu cầu: “Hãy kể tên các sự vật và
công việc thường thấy ở thành phố, thường thấy ở nông thôn”.
– Giáo viên nêu: “Sự vật chính là những gì các
em thấy và công việc là những gì con người làm. Vậy ai có thể nêu
cho các bạn nghe các sự vật mà em thường thấy ở thành phố không?
Còn ai biết các công việc mà người ở thành phố thường làm nào?
Nhận xét các bạn. Các bạn đã nêu ra được một số ví dụ cho câu a bài

tập 3. Vậy bây giờ lớp mình sẽ chia thành 2 dãy. Dãy A tìm các từ chỉ
sự vật và công việc thường thấy ở thành phố. Còn dãy B tìm các từ
chỉ sự vật và công việc thường thấy ở nông thôn. Các em sẽ làm vào
vở bài làm và cô sẽ chấm điểm hai bàn bất kì. Cô mời bạn và bạn
đại diện cho hai dãy lên làm vào bảng phụ.”
3
Giáo án Giáo sinh: Trần Thò Nhung
– Giáo viên nêu: “Cô mời bàn của hai bạn… và
bàn bạn nộp vở lên. Cô có nhận xét các em làm bài đúng, trình bày
đẹp.”
– Giáo viên nêu: “Chúng ta cùng sửa bài nào. Cô
mời bạn treo bài làm của mình lên bảng. Đây là các công việc và
sự vật thường thấy ở thành phố. Để biết được tại sao người ta lại
phân biệt thành phố và nông thôn, chúng ta cùng quan sát bài làm
của bạn Các em có nhận xét gì về bài làm của bạn? Hai bạn đã làm
chính xác yêu cầu của bài tập. Bây giờ các em hãy quan sát tranh
trên bảng và trả lời câu hỏi: “Quan sát hình các em thấy cảnh ở thành
phố và nông thôn như thế nào?(thành phố thì nhộn nhòp, sôi động và
ồn ào, còn nông thôn thì thanh bình và yên ả)”. Và nếu ai có cơ hội
về thăm các vùng quê các em sẽ cảm nhận rõ hơn về điều đã học
trong bài hôm nay.”
Sự vật Công việc
Thành phố Xưởng máy
Cửa hàng
Rạp xiếc…
Chế tạo máy
Kinh doanh
Biểu diễn xiếc…
Nông thôn Cánh đồng
Sân phơi

Máy cày
Ruộng vườn…
Cấy lúa
Phơi thóc
Cày bừa
Phun thuốc trừ sâu….
– Giáo viên nêu: “Ở thành phố khi đi trên đường có một loại
tín hiệu đèn giao thông mà khi gặp nó các loại xe đều phải đi chậm
lại. Cô đố các em biết đó là loại tín hiệu đèn giao thông nào?(đèn
vàng). Và câu đố thứ hai của cô là trong tiếng Việt cũng có một loại
dấu câu mà khi gặp nó các em phải đọc chậm lại, đó là loại dấu câu
nào?(dấu phẩy). Vậy trong tiết học hôm nay cô và các em cùng ôn lại
cách đặt dấu phẩy trong một câu qua bài tập 3.”
Bài tập 3:
Mục tiêu: Ôn lại cho học sinh cách đặt dấu phẩy trong câu và cách đọc
khi gặp dấu phẩy.
Cách tiến hành:
4
Giáo án Giáo sinh: Trần Thò Nhung
– Học sinh đọc yêu cầu: “Hãy chép lại đoạn văn sau và đặt
dấu phẩy vào những chỗ thích hợp”.
– Giáo viên nêu: “Trong đoạn văn của bài tập 3 người ta đã
liệt kê ra tên các dân tộc thiểu số ở nước ta, một số tính chất và đặc
điểm của nhân dân Việt Nam nhưng có bạn nhỏ ghi lại đoạn văn đã
quên ghi dấu phẩy, các em hãy giúp bạn nhé. Các em lấy vở bài tập
tiếng Việt ra và làm bài này trong vòng 1 phút. Thời gian làm việc bắt
đầu.”
– Học sinh làm bài.
– Sửa bài. Giáo viên nêu: “Cả lớp ngừng làm bài và chú ý lên
bảng để sửa bài. Chúng ta cùng nhau tham gia trò chơi ĐÈN VÀNG

KÌA. Mỗi dãy cử ra 3 bạn tham gia, lần lượt các bạn sẽ lên điền dấu
phẩy vào chỗ thích hợp và sau đó cử đại diện một bạn đọc đoạn văn
sau khi đã điền dấu câu đầy đủ. Đội thắng là đội giành được nhiều
điểm nhất.”
3. Củng cố:
– Giáo viên hỏi: “Có bạn nào trong lớp mình đã được đến
các thành phố khác chưa? Đó là những thành phố nào? Còn bạn nào
đã được về thăm vùng quê nào chưa? Và đã đi vào dòp nào? Qua bài
hôm nay cô và các em đã cùng bổ sung cho nhau một số kiến thức về
thành thò và nông thôn. Nếu bạn nào có dòp đi du lòch hãy đến các
thành phố và vùng quê tham quan, sau đó về kể lại cho cô và các bạn
cùng nghe về các sự vật và công việc ở những nơi đó. Tiết học của
chúng ta đến đây là hết”
– Nhận xét: “Hôm nay cô thấy lớp mình học rất tốt và cô hy
vọng tinh thần này sẽ được phát huy mãi. Các em về học bài và chuẩn
bò bài mới nha”.
HẾT
Nhận xét rút kinh nghiệm:

5
Giáo án Giáo sinh: Trần Thò Nhung










Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập.
Trần Thò Ngọc Ánh Trần Thò Nhung.
6

×