Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI VỀ VẤN ĐỀ CHỌN NGHỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.25 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI

NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 12
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
VỀ VẤN ĐỀ CHỌN NGHỀ

Người thực hiện: Trịnh Thị Mai Linh

Đồng Nai, 2012
MỤC LỤC
I. Tóm tắt
II. Giới thiệu
III. Phương pháp
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
V. Kết luận và khuyến nghị
VI. Tài liệu tham khảo
VII. Phụ lục


I. TÓM TẮT
1. Bối cảnh
Nghề nghiệp là một thành phần quan trọng trong sự phát triển của xã hội
cũng như trong đời sống cá nhân. Sự phong phú, phức tạp, đa dạng của nghề
nghiệp nói lên trình độ văn minh, đời sống vật chất của con người cũng như xã
hội đó. Trong bối cảnh Việt Nam đang gấp rút hồn thành sự nghiệp CNH và
tiến hành HĐH, việc lựa chọn nghề nghiệp càng trở thành nhu cầu cấp bách, đòi


hỏi phải đáp ứng được nhu cầu của cá nhân và cộng đồng.
Lĩnh vực nghề nghiệp được các tác giả nước ngoài nghiên cứu khá sớm,
chủ yếu ở các vấn đề: Hứng thú nghề nghiệp của học sinh, động cơ chọn
nghề…Đặc biệt, ở Mỹ, vấn đề hướng nghiệp được gọi là chỉ dẫn nghề nghiệp,
là một thành tố quan trọng của nền giáo dục Trung học. Các tác giả nước ngoài
đều nhận thấy cần thiết phải nâng cao hiểu biết về nghề nghiệp cho học sinh. Ở
Việt Nam, vấn đề nghề nghiệp cũng được nhiều tác giả nghiên cứu như:
Nguyễn Ngọc Bích (nghiên cứu động cơ lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên),
Phạm Tất Dong (xem xét sâu sắc và có hệ thống về hứng thú nghề nghiệp cũng
như những vấn đề cơ bản về nội dung, phương pháp hướng nghiệp cho học
sinh), Phạm Nguyệt Lãng và Trần Anh (xu hướng nghề nghiệp của thanh niên
học sinh trung học)…
Trong bối cảnh đó, trường THPT Nguyễn Trãi tọa lạc tại phường Tân
Biên, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, với đặc điểm lịch sử, điều kiện kinh
tế - xã hội với những nét đặc thù rất khác so với các phường khác trong thành
phố. Cộng đồng dân cư ở đây mới được hình (khoảng 50 năm), tính cấu kết
cộng đồng cao, kinh tế hộ gia đình, sản xuất nhỏ chiếm chủ yếu.
Thực trạng về dự định chọn nghề của học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn
Trãi:
- Đều có nhu cầu tìm cho mình một nghề nhất định sau khi tốt nghiệp THPT.
- Việc chọn nghề của các em theo hai hướng:
• Hướng thứ nhất: chọn những nghề mà các em cho rằng rất cần cho sự phát triển
kinh tế của đất nước, điều kiện kinh tế của nghề tốt.

Người thực hiện: Trịnh Thị Mai Linh

2


• Hướng thứ hai: chọn những nghề cần thiết cho sự phát triển của xã hội như

nghề y, nghề sư phạm, cơng an…
- Đa số học sinh chọn trình độ nghề ở bậc cao, chưa phù hợp với khả năng học
tập. Việc chọn cho mình một nghề phù hợp với khả năng học tập của mình là
vấn đề khó khăn đối với các em.
Nguyên nhân của thực trạng trên là vì:
- Học sinh chưa được tiếp cận với những nghề cụ thể
- Học sinh thiếu thông tin về các nghề mà các em lựa chọn
Nhà trường tiến hành NCKHSPUD “Nâng cao nhận thức của học sinh lớp 12
trường THPT Nguyễn Trãi về vấn đề chọn nghề” nhằm đưa ra những giải pháp
thay thế để cải thiện thực trạng trên.
2. Mục đích
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh lớp 12 trường
THPT Nguyễn Trãi về vấn đề chọn nghề.
3. Quá trình
Để học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi hình dung được thế giới
nghề nghiệp bao gồm những nghề gì, chúng tơi mời chun gia về nghề nghiệp
đến nói chuyện, giới thiệu với các em bức tranh về nghề nghiệp. Chúng tơi giới
thiệu các nhóm nghề chung rồi đền từng nhóm nghề cụ thể. Vì học sinh chủ yếu
thi vào các trường Đại học nên chúng tôi cung cấp cho học sinh những ngành
nghề cụ thể trong từng trường, số lượng tuyển sinh và hướng xin việc làm sau
khi ra trường.
Bên cạnh việc mời các chun gia nói chuyện, chúng tơi cung cấp tài liệu
về các nghề đó để các em đọc, tìm hiểu, cân nhắc và lựa chọn.
4. Kết quả nghiên cứu
II. GIỚI THIỆU
1. Lí do thực hiện nghiên cứu
Lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành mối quan tâm thường xuyên, chi phối
suy nghĩ và hoạt động của học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi. Việc
chọn nghề của các em không chỉ xác định hướng đi của mỗi cá nhân mà cịn có
tác dụng đến tồn xã hội vì sau đó nó thúc đẩy hoặc kìm hãm sự đóng góp của


Người thực hiện: Trịnh Thị Mai Linh

3


các em đối với xã hội. Chọn nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng, hứng thú
sẽ tạo ra một động lực lớn thúc đẩy các em say sưa, miệt mài, tích cực khám
phá, sáng tạo để hoạt động tốt trong nghề, ngược lại, các em sẽ băn khoăn, day
dứt suốt cuộc đời.
Với tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm còn thiếu, việc việc lựa chọn nghề quả
là vấn đề khó đối với các em học sinh lớp 12. Bởi lẽ việc lựa chọn nghề không
đơn giản chỉ phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, sinh lý, những tác động sư phạm của
nhà trường mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố xã hội. Việc lựa chọn nghề của
các em học sinh lớp 12 không những bị chi phối bởi nhu cầu, nguyện vọng của
các em, theo giá trị xã hội của nghề nghiệp mà còn bị chi phối bởi giá trị kinh tế
của nghề, tính thiết thực của nghề đối với xã hội.
Chọn nghề là chọn hướng đi cho cả cuộc đời. Vì vậy, trước khi quyết
định lựa chọn một nghề trong xã hội, thì học sinh cần phải có tri thức về nghề
đó (hay phải nhận thức về nghề rồi mới quyết định chọn nghề). Nhận thức nghề
là một thành phần không thể thiếu được trong lựa chọn nghề. Nếu học sinh
nhận thức đầy đủ, đúng đắn về những yêu cầu của nghề, về những phẩm chất
mà nghề đó yêu cầu đối với cá nhân thì các em sẽ có sự lựa chọn nghề phù hợp
với nguyện vọng của mình và xã hội, từ đó sẽ tích cực hoạt động để vươn tới
chiếm lĩnh nghề.
Với những lí do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng: “Nâng cao nhận thức của học sinh lớp 12 trường THPT
Nguyễn Trãi về dự định và lựa chọn nghề nghiệp”.
2. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi nhận thức chưa đầy

đủ về nghề định chọn và dự định chọn nghề chưa có căn cứ xác đáng. Nếu được
cung cấp các kiến thức về nghề sẽ giúp học sinh nâng cao nhận thức và là một
trong những yếu tố cơ bản để có dự định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
3. Nhiệm vụ của nghiên cứu:
a. Tìm hiểu thực trạng nhận thức về vấn đề chọn nghề của học sinh lớp 12 trường
THPT Nguyễn Trãi.

Người thực hiện: Trịnh Thị Mai Linh

4


b. Thử nghiệm một vài biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề
chọn nghề cho học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi.
III.PHƯƠNG PHÁP
1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Nhóm

Sỉ số

Học lực

Nam Nữ

Giỏi Khá TB

Hạnh kiểm
Yếu Kém

Tốt


Khá TB

Yếu

Nhóm 1
(12B1)
Nhóm 2
(12B2)

Người thực hiện: Trịnh Thị Mai Linh

5


2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
- Chọn dạng thiết kế thứ tư: Thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu
nhiên. Cả hai nhóm đều được chọn ngẫu nhiên (khách thể nghiên cứu)
- Nghiên cứu sử dụng phép kiểm chứng T-test
- Cả hai nhóm thực hiện bài kiểm tra sau tác động. Kết quả được đo thông qua
việc so sánh chênh lệch kết quả kiểm tra sau tác động
Nhóm

Tác động

Bài kiểm tra sau tác động

Nhóm
thực
nghiệm

Nhóm
đối
chứng
3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
a. Tác động như thế nào?
Tiến hành thử nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Tiến hành khảo sát để phát hiện thực trạng nhận thức của học sinh lớp
-

12 về “nhận thức về vấn đề chọn nghề”
Cho học sinh viết ước mơ ra giấy.
Cho học sinh viết bài luận và thi hùng biện về “Nghề tương lai của tôi”.
Cho học sinh thử chọn nghề bằng cách ghi vào hồ sơ tuyển sinh.
Quan sát học sinh khi học sinh tham gia thực hành nghề ở các lớp học nghề
dành cho học sinh THPT được tổ chức tại trường.

Người thực hiện: Trịnh Thị Mai Linh

6


Bước 2: Tổ chức thử nghiệm tác động như sau
- Mời chuyên gia về nghề nghiệp đến giới thiệu về các nghề mà các em quan tâm.
- Cung cấp những tài liệu, sách báo nói về nghề mà các em quan tâm
- Tiến hành tư vấn nghề vào thứ hai đầu tuần, dưới buổi chào cờ và tư vấn vào thời
b.
-

điểm học sinh chuẩn bị làm hồ sơ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng…tháng 1,2,3.
Tác động kéo dài bao lâu?

Tác động diễn ra trong một năm học
Tác động diễn ra từng tháng, từng tuần
Tác động diễn ra vào đợt cao điểm trước khi học sinh đăng kí hồ sơ thi Đại học,

Cao đẳng…
c. Tác động được thực hiện ở đâu và khi nào?
- Tác động được thực hiện chủ yếu là ở trường THPT Nguyễn Trãi
- Tác động thường được diễn ra ở các buổi chào cờ đầu tuần, hoạt động ngoại
khóa.
4. ĐO LƯỜNG:
a. Mục tiêu
- Qua thực trạng, chúng tơi thấy trình độ hiểu biết nghề của học sinh cịn chưa
tốt, học sinh chưa quan tâm tìm hiểu nghề rồi mới chọn nghề. Sự lựa chọn của
học sinh thường theo hứng thú, năng lực của cá nhân nhiều hơn nhu cầu trong
xã hội. Vai trò của nhà trường và trung tâm hướng nghiệp được học sinh đánh
giá ở hoạt động mở các lớp học nghề. Mặt khác, đa số học sinh đều có nhu cầu
tiếp thu nền học vấn cao, vì vậy những kiến thức do nhà trường và trung tâm
hướng nghiệp mang lại không đủ để học sinh hiểu biết nghề mình chọn tốt hơn.
- Trong quá trình thử nghiệm, mục đích thử nghiệm của chúng tôi nhằm nâng cao
hiểu biết nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em có thể tự đánh giá những phẩm
chất, năng lực cá nhân, so sánh chúng với yêu cầu nghề nghiệp để cuối cùng có
sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
b. Nội dung
- Qua thực trạng chọn nghề của học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi cho
thấy rằng suy nghĩ về nghề của học sinh chưa ổn định.
- Học sinh bước đầu có nhận thức về nghề, nhưng quá trình nhận thức không
liên tục, còn đơn giản và mang tính tự phát.
c. Dạng câu hỏi

Người thực hiện: Trịnh Thị Mai Linh


7


- Đề tài nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề chọn nghề, nên chúng
tôi đo thái độ của các em về vấn đề chọn nghề là chủ yếu.
- Có 5 mức độ đo, ở đề tài này, chúng tôi sử dụng 3 mức độ đo. Đó là đo tính
tức thì, đo tần suất và đo tính cập nhật.
c. Số lượng câu hỏi: 10 câu (Xem phụ lục: Phiếu khảo sát)
d. Kết quả đo
Đo tần suất
Câu 1: Để hiểu biết về nghề em thường hay làm những việc nào sau đây (xếp
việc làm quan trọng theo thứ tự 1,2,3,4…
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Những việc làm

Tởng sớ

Tỉ lệ (%) Tính thường xun
Thường
Đơi

Khơng
xun
khi
44
46
1.5

Đọc sách, báo thu thập tài liệu nói
về nghề
Hỏi bạn bè thân thiết

132
132

46

Hỏi bố, mẹ, anh, chị em trong gia
đình
Đến trung tâm hướng nghiệp tìm
hiểu
Quan sát nơi người làm việc trong
nghề đó
Hỏi những chuyên gia giỏi của nghề
em chọn
Qua lao động sản xuất
Ngoại khóa

132

42


132

2.2

132

15

132

5.3

132
132

6.8
34.8

9

Qua các mơn học văn hóa

132

26.5

10

Qua internet


132

56.8

11
12

Xem ti vi
Những việc làm khác

132
132

84.7
11.36

Người thực hiện: Trịnh Thị Mai Linh

46
.7
33
.3
17
.4
39
.4
43

3.7


24
50
.7
46
.9
39
.4
56
37
.9

59
20.5

16.6
71.9
34
48.4

17.4
4.5
4.5
27.3

8


Câu 2: Trong quá trình học ở trường THPT Nguyễn Trãi, trường đã giúp gì cho em
trong việc chọn nghề?

S
T
T

Các hoạt động của nhà
trường

Tổng số

1

Giảng dạy môn học kết hợp
với định hướng nghề nghiệp
Tổ chức các cuộc tham quan
nhà máy, cơ sở sản xuất
Mở các lớp học nghề
Gửi vào sinh hoạt tại các
trung tâm hướng nghiệp
Tổ chức hội thảo về nghề
nghiệp
Mời các chun gia về nghề
đến nói chuyện
Hoạt động khác

2
3
4
5
6
7

IV.

Tỉ
lệ
(%)
Đơi khi

Tỉ lệ
(%)
Khơn
g

132

Tỉ lệ
(%)
Thườ
ng
xu
n
21.2

55.3

12.1

132

0


3.0

84.8

132
132

13.6
1.5

23.4
9.8

52.3
77.3

132

44.7

46

3.8

132

31

46


11.4

132

14.4

59

12.1

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Về nhận thức nghề nghiệp: Khi học sinh được cung cấp tài liệu để tìm hiểu
nghề, được cung cấp thơng tin nghề nghiệp thì mặt nhận thức về thế giới nghề
nghiệp và những yêu cầu đặc trưng của nghề được thay đổi.
2. Về dự định chọn nghề: Sau khi được tác động bằng nhiều hoạt động do nhà
trường tổ chức, chúng tôi thấy thể hiện rất rõ sự hiểu biết của các em về giá trị
nghề nghiệp trong xã hội.
Học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi lựa chọn nghề chủ yếu dựa
trên hứng thú, năng lực của bản thân kết hợp với những yêu cầu của xã hội mà
chưa được thực tập trong nghề. Vì vậy, ý kiến của người tư vấn, của những
chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp các em dự định chọn sẽ
có tác dụng rất quan trọng đến sự ổn định hay khơng ổn định về nghề nghiệp
tương lai của mình.

Người thực hiện: Trịnh Thị Mai Linh

9


V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
a. Nhận thức về nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi mới
đang dừng ở những biểu hiện bên ngoài của nghề mà chưa đi sâu tìm hiểu
những đặc trưng riêng của nghề và đối chiếu yêu cầu đó với những đặc điểm
thể chất và tâm lý của mình
b. Trong ba trình độ nghề thì đa số học sinh dự định chọn nghề trình độ cao (Đại
học). Dự định chọn nghề của học sinh tập trung vào những nghề mà các em cho
rằng dư luận xã hội đánh giá cao, mang lại nhiều thu nhập, có khả năng tìm việc
làm ổn định và là nghề cần thiết cho xã hội. Những nghề mà các em dự định
chọn ít là do ácc em đánh giá nghề vất vả và khơng có thu nhập đảm bảo mới
sống tối thiểu. Lý do chọn nghề quan trọng nhất của học sinh là nghề phú hợp
với hứng thú, khả năng học tập và sau đó là sự phù hợp với yêu cầu xã hội.
2. Khuyến nghị
a. Nhà trường THPT Nguyễn Trãi cần có một chuyên gia tư vấn nghề để kịp thời
giúp đỡ học sinh trong lựa chọn nghề.
b. Thư viện tăng cường những sách, báo giới thiệu về nghề, các trắc nghiệm tư
vấn nghề, họa đồ nghề để học sinh có điều kiện tìm hiểu có hệ thống các nghề
trong xã hội, hiểu rõ mình và hiểu rõ nghề.
c. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc giúp đỡ học
sinh lựa chọn nghề nghiệp. Theo chúng tôi, cần tuyên truyền nghề nghiệp rộng
rãi cho Phụ huynh lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi. Khi các bậc cha mẹ hiểu
rõ hơn về các nghề trong xã hội thì họ sẽ có ý kiến thích hợp giúp con em họ
chọn nghề
d. Học sinh cần được giáo dục đầy đủ ý thức trách nhiệm đối với tương lai của
mình, suy nghĩ nghiêm túc về nghề mình lựa chọn để chủ động hơn trong hoạt
động hướng nghiệp của mình.

Người thực hiện: Trịnh Thị Mai Linh

10



VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bích, Động cơ chọn nghề của thanh thiếu niên, Luận án PTS – 1979.
2. Phạm Tất Dong, Vấn đề hứng thú trong công tác hướng nghiệp, Nghiên cứu
Khoa học giáo dục số 18 năm 1974.
3. Phạm Tất Dong, Hướng nghiệp trong nhà trường phổ thơng, Tạp chí Đại học và
Trung học chun nghiệp, số 6 năm 1982.
4. Phạm Nguyệt Lãng, Tìm hiểu động cơ chọn nghề của học sinh THPT, Nghiên
cứu giáo dục số 5 năm 1991.

Người thực hiện: Trịnh Thị Mai Linh

11


VII. PHỤ LỤC
1. Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về “Nâng cao nhận thức của
học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi về vấn đề chọn nghề”
2. Phiếu khảo sát “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 12
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI VỀ VẤN ĐỀ CHỌN NGHỀ”.
3. Số liệu thống kê

Người thực hiện: Trịnh Thị Mai Linh

12


PHIẾU KHẢO SÁT
“NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN

TRÃI VỀ VẤN ĐỀ CHỌN NGHỀ”
Họ tên: ………………………
……

Học sinh lớp:…..

Nam/Nữ:…… Kết quả XLHL HKI:

Nghề nghiệp của cha:…………………….Trình độ học vấn:…………
Nghề nghiệp của mẹ:……………………..Trình độ học vấn:…………
Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………..
Câu 1: Em có suy nghĩ về việc chọn nghề từ bao giờ?
A. Từ khi học cấp I

B.Từ khi học cấp II

C. Từ khi học cấp III

Câu 2: Suy nghĩ về việc chọn nghề có thay đổi khơng?
A. Khơng thay đổi

B. Đã thay đổi

C. Sẽ còn thay đổi

Câu 3: Theo em, nghề em chọn có khả năng phát triển trong tương lai khơng?
A. Rất có khả năng phát triển
D. Hạn chế

B. Có khả năng phát triển được


C. Bình thường

E. Không thể phát triển được

F. Không biết

Câu 4: Em chọn nghề vì những lí do nào sau đây? (Ghi thứ tự của mức độ quan trọng
1,2,3…)
A. Vì phù hợp với hứng thú B. Vì phù hợp với khả năng học tập C. Vì phù hợp với sức khỏe
D. Vì phù hợp với tính cách
E. Vì phù hợp với u cầu của xã hội
F. Vì phù hợp với lời khuyên của cha mẹ
G.Vì phù hợp với “mốt” hiện nay
H. Vì dễ có khả năng trúng tuyển hơn
I. Vì lý do khác

Người thực hiện: Trịnh Thị Mai Linh

13


Câu 5: Để hiểu biết về nghề em thường hay làm những việc nào sau đây (xếp việc làm quan
trọng theo thứ tự 1,2,3,4…
S Những việc làm
T
1
2
3
4

5
6

Mức
độ

Tính thường xun
Thường
Đơi khi
xun

Khơng

Đọc sách, báo thu thập tài liệu nói về nghề
Hỏi bạn bè thân thiết
Hỏi bố, mẹ, anh, chị em trong gia đình
Đến trung tâm hướng nghiệp tìm hiểu
Quan sát nơi người làm việc trong nghề đó
Hỏi những chuyên gia giỏi của nghề em
chọn
Qua lao động sản xuất
Ngoại khóa
Qua các mơn học văn hóa
Qua internet

7
8
9
1
0

1 Xem ti vi
1
1 Những việc làm khác
2
Câu 6: Trong quá trình học ở trường THPT Nguyễn Trãi, trường đã giúp gì cho em trong việc chọn
nghề?
STT

Các hoạt động của nhà trường

Thường
xuyên

Đôi
khi

không

1

Giảng dạy môn học kết hợp với định hướng nghề
nghiệp
2
Tổ chức các cuộc tham quan nhà máy, cơ sở sản
xuất
3
Mở các lớp học nghề
4
Gửi vào sinh hoạt tại các trung tâm hướng nghiệp
5

Tổ chức hội thảo về nghề nghiệp
6
Mời các chuyên gia về nghề đến nói chuyện
7
Hoạt động khác
Câu 7: Cha mẹ có ý kiến gì trong việc giúp em hiểu biết về nghề và việc chọn nghề của em?
A. Trao đổi, hướng dẫn em hiểu về nghề em chọn
B. Tìm sách, báo, tài liệu nói về nghề đó cho em

C. Để em tự tìm hiểu

C. Khơng quan tâm đến việc chọn nghề của em
D. Không giúp em hiểu nghề em chọn mà muốn em chọn nghề truyền thống của gia đình

Người thực hiện: Trịnh Thị Mai Linh

14


E. Bắt em chọn nghề có thu nhập cao

F. Ý kiến khác

Câu 8: Theo em, để cho học sinh chọn nghề được dễ dàng và hợp nguyện vọng, khả năng
của mình thì cần có sự giúp đỡ gì?
A. Mỗi phường nên có trung tâm hướng nghiệp
B. Mỗi trường nên có chuyên gia tư vấn về tâm lý hướng nghiệp
C. Mỗi trường nên có một phịng trắc nghiệm và tư vấn về nghề
D. Mỗi trường nên có một phịng sách, báo giới thiệu về nghề nghiệp
E. Đề

nghị
của
em:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

Câu 9: Khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp ở trường THPT Nguyễn Trãi em thấy:
A. Giải đáp các thắc mắc của em về nghề em chọn
B. Không giải giải đáp được các thắc mắc của em về nghề em chọn
Câu 10: Em có tham gia các buổi học hướng nghiệp do trường tổ chức hàng tháng cho học
sinh các khối lớp
A. Rất thường xuyên

B. Thường xuyên

Người thực hiện: Trịnh Thị Mai Linh

C. Không tham gia

15



×