BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC
THỂ CHẤT CHO NỮ SINH KHỐI NGÀNH TIỂU HỌC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TUYÊN QUANG
Chuyên ngành : Giáo dục thể chất
HÀ NỘI, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được bất kỳ ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Thân Văn Thương
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu phòng quản lý khoa học, Ban
chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo khoa giáo dục thể chất trường Đại Học sư
phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, chỉ đẫn cho tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu tại trường.
Xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Chung Thủy, với lòng
nhiệt huyết cho sự giáo dục, hết lòng yêu thương và luôn tận tình với học trò
người trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và trong
quá trình nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô các anh chị đồng
nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trong tổ thể dục trường Đại Học Tân
Trào đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Xin cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của những người thân trong gia đình,
bạn bè đã động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những khiếm khuyết. Bản thân dất mong được sự chỉ bảo, góp ý
của quý thầy cô và độc giả.
Xin trân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Thân Văn Thương
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý
CĐTH : Cao đẳng tiểu học
ĐC : Đối chứng
ĐH& CĐ : Đại học và cao đẳng
ĐHSPHN : Đại học sư phạm Hà Nội
GD& ĐT : Giáo dục và đào tạo
GDTC : Giáo dục thể chất
GV : Giảng viên
GVBM : Giảng viên bộ môn
HSSV : Học sinh Sinh viên
NCKH : Nghiên cứu khoa học
TD : Thể dục
TDTT : Thể dục thể thao
TN : Thực nghiệm
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.3. Thực trạng đội ngũ GV giảng dạy TDTT của trường CĐ Tuyên Quang.
Error: Reference source not found
Bảng 2.4. Thực trạng về cơ sở vật chất dụng cụ TDTT của trường Cao đẳng
Tuyên Quang Error: Reference source not found
Bảng 2.5. Thực trạng Các hoạt động TDTT ngoại khóa năm học 2012 - 2013
Error: Reference source not found
Bảng 2.6.1 Kết quả khảo sát điểm lý thuyết và thực hành ở 3 học phần của khóa 9
năm học 2012 - 2013 Error: Reference source not found
Bảng 2.6.2. Kết quả kiểm tra Đánh giá thực trạng thể lực của nữ HSSV hệ cao đẳng
tiểu học chính quy trường Cao đẳng Tuyên Quang Error: Reference source
not found
Bảng 2.6.3 Kết quả kiểm tra Đánh giá thực trạng thể lực của HSSV khoa tự nhiên
hệ cao đẳng chính quy trường Cao đẳng Tuyên Quang n= 500 Error:
Reference source not found
Bảng 2.7.Nhận thức của nữ HSSV hệ CĐTH trường Cao Đẳng Tuyên Quang vai
trò ý nghĩa của môn học GDTC (n = 200) . Error: Reference source not found
Bảng 2.8. Kết quả phỏng vấn GV TDTT nhu cầu đổi mới dạy và học môn GDTC
của trường CĐ Tuyên Quang (n = 15) Error: Reference source not found
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn HSSV về lựa chọn biện pháp nhằm nâng cao kết quả
học tập môn GDTC cho nữ HSSV hệ CĐTH trường Cao đẳng Tuyên
Quang(n =200) Error: Reference source not found
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn các nhà chuyên gia,các Đồng chí Lãnh đạo và Giáo
viên về lựa chọn biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập môn GDTC cho
nữ HSSV hệ CĐTH trường Cao đẳng Tuyên Quang (n = 25) Error:
Reference source not found
Bảng 3.3. So sánh trình độ thể lực của nữ HSSV hệ CĐTH chính quy Trường
CĐ Tuyên Quang trước TN Error: Reference source not found
Bảng 3.4.So sánh kết quả kiểm tra thể lực của nữ HSSV hệ CĐTH chính quy
trường Cao đẳng Tuyên Quang sau TN Error: Reference source not found
Bảng 3.5. So sánh mức độ tăng trưởng thể lực của nữ HSSV
ở 2 nhóm
TN
và nhóm ĐC
Error: Reference source not found
Bảng 3.6 Kết quả thi, kiểm tra các nội dung môn học GDTC Error: Reference
source not found
Bảng 3.7 Kết quả phỏng vấn về cảm nhận của học sinh sau thực nghiệm (n= 45)
Error: Reference source not found
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục thể chất (GDTC) và hoạt động TDTT trong trường học ở các
cấp là một mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ
trẻ, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào
tạo nhân tài” để đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã mở đường cho sự nghiệp
đổi mới ở Việt Nam. Trong Đại hội này “ nhân tố con người ” được Đảng ta
xác định là quan trọng hàng đầu trong toàn bộ sự nghiệp đổi mới và có tính
quyết định đến toàn bộ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta.
Trong chiến lược phát triển con người thì học sinh, sinh viên luôn là đối
tượng trung tâm.
Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, Chỉ thị 36 CT/TW ngày
24/3/1994 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nêu rõ “Thực hiện GDTC
trong tất cả các trường học làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành
một nếp sống hàng ngày của học sinh, sinh viên, thanh niên, chiến sĩ, các lực
lượng vũ trang, cán bộ viên chức và một bộ phận nhân dân ” Rèn luyện thể
chất là một yếu tố không thể thiếu ở bất kỳ một trường học nào từ bậc tiểu
học đến bậc Đại học.
Hệ thống GDTC trong các nhà trường là một bộ phận hữu cơ của hệ
thống Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, GDTC được hiểu là: “Quá trình sư
phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân
cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. GDTC
cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc
điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà
sư phạm phù hợp với học sinh, sinh viên tuân theo nguyên tắc sư phạm.
GDTC chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng
thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc
trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục toàn diện Đức, Trí,
Thể, Mỹ, Lao động nhằm phát triển toàn diện con người.
Như chúng ta đã biết một trong những yếu tố đảm bảo cho công tác
GDTC đạt hiệu quả cao là việc sử dụng nội dung , phương pháp , phương tiện
giáo dục phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, giới tính , đặc điểm ngành
nghề đào tạo, trình độ chuẩn bị sơ bộ của người tập và nhất là phải có tính
mục đích cho từng đối tượng tập luyện.
Trường Cao đẳng Tuyên Quang trước đây là trường Cao đẳng Sư phạm
Tuyên Quang nhà trường chủ yếu đào tạo các giáo viên giảng dậy các cấp
mầm non, tiểu học. trung học cơ sở, hàng năm có khoảng gần một nghìn sinh
viên tốt nghiệp ra trường . Để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao về
chất lượng người lao động không những về chuyên môn mà còn đòi hỏi ở họ
phải có thể lực tốt để đáp ứng yêu cầu công việc .
Trong những năm qua , công tác GDTC của nhà trường đã được quan tâm
và chất lượng giảng dạy môn GDTC của trường cũng không ngừng được nâng
cao. Tuy vậy, qua thực tế giảng dạy cho thấy kết quả học tập môn GDTC của
sinh viên giữa các chuyên ngành đào tạo có sự khác biệt. Kết quả đạt được của
nữ sinh chuyên ngành tiểu học thường thấp hơn so với nữ sinh của các khối
ngành khác. Nguyên nhân ở đây là do: Nội dung chương trình chưa phát huy
được tính tích cực và hứng thú học tập của sinh viên, nhận thức của sinh viên về
vai trò môn học chưa cao, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế…
Thưc trạng đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu, điều chỉnh và đề xuất
những biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập môn GDTC cho nữ sinh khối
ngành tiểu học trường Cao đẳng Tuyên Quang .
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển thể chất đối với người
học, đã có nhiều tác giả triển khai nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả
GDTC cho học sinh, sinh viên thuộc các khối ngành khác nhau. Như đề tài
nghiên cứu của : Phạm Chu Thái (1999) “Nghiên cứu biện pháp có hiệu quả
phát triển thể chất cho nữ sinh viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Công
nghiệp’’, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Nguyễn Thị Bích Thủy (2001)“Nghiên cứu hiệu quả một số bài tập phát
triển chung nhằm nâng cao thể lực cho nữ sinh viên trường Cao đẳng sư phạm
Phú Thọ ’’, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trường Đại học TDTT Bắc Ninh….
Qua tham khảo các đề tài đã nghiên cứu tôi nhận thấy khi áp dụng
một sồ phương pháp, biện pháp mới vào giảng dạy đã thu được những kết
quả rất tốt.
Thực tế đã ghi nhận các công trình nghiên cứu kể trên là những đề tài
nghiên cứu rất công phu, sâu và có giá trị thực tiễn, góp phần nâng cao được
chất lượng và hiệu quả của môn học cho HSSV tại địa bàn nghiên cứu. Tuy
nhiên lý thuyết cũng chỉ ra rằng, các giải pháp phương pháp muốn phát huy
được hiệu quả phải xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với thực tiễn đặc điểm
người học và điều kiện của địa phương. Tuy là các tài liệu quý nhưng không
thể cho phép áp dụng một cách máy móc vào thực tiễn. Tuy nhiên, ở trường
Cao đẳng Tuyên quang chưa có công trình nào nghiên cứu về các biện pháp nâng
cao kết quả học tập môn GDTC cho nữ sinh khối ngành tiểu học.
Từ những phát hiện về thực trạng , xác định rõ nguyên nhân và những yêu
cầu đề tài sẽ xây dựng những biện pháp mang tính đồng bộ phù hợp với đối
tượng, nghành nghề… Đó là đòn bẩy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy
tôi nghiên cứu đề tài:
“ Biện pháp nâng cao kết quả học tập môn giáo dục thể chất cho nữ
sinh khối ngành tiểu học trường cao đẳng Tuyên Quang .’’
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác GDTC về thực tế GDTC của
học sinh, sinh viên đề tài sẽ lựa chọn và ứng dụng các nhóm biện pháp thích
hợp, có tính khả thi theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên,
góp phần nâng cao kết quả học tập môn GDTC cho nữ sinh khối ngành tiểu
học trường Cao đẳng Tuyên quang .
3. ĐỒI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
3.1.Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động dạy và học môn GDTC của Trường Cao đẳng Tuyên Quang
3.2. Khách thể nghiên cứu.
Biện pháp nâng cao kết quả học tập môn giáo dục thể chất cho nữ sinh
khối ngành tiểu học trường Cao đẳng Tuyên quang .
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.
Kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh khối ngành tiểu học trường Cao
đẳng Tuyên Quang còn nhều hạn chế, việc phát hiện nguyên nhân và xác định
được những biện pháp khắc phục là điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo nói
chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh khối ngành tiểu học nói riêng.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến
kết quả học tập môn giáo dục thể chất của nữ sinh khối ngành tiểu học.
- Kết quả học tập của nữ sinh khối ngành tiểu học.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn GDTC đối với nữ sinh
khối ngành tiểu hoc.
- Nhu cầu đổi mới hình thức dạy và học môn GDTC đối với nữ sinh
viên khối ngành tiểu học Trường Cao đẳng Tuyên Quang
5.2. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và ứng dụng một số biện pháp nhằm nâng
cao kết quả học tập môn GDTC cho nữ sinh khối ngành tiểu học trường Cao
đẳng Tuyên Quang .
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất phương pháp nâng
cao kết quả học tập
- Lựa chọn phương pháp
- Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các biện pháp
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Hoạt động dạy và học môn GDTC của nhà trường
- Kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh khối ngành tiểu học, những
hạn chế nguyên nhân.
- Tổ chức đánh giá hiệu quả các biện pháp được lựa chọn trong quá
trình đào tạo sinh viên năm thứ nhất
- Thực trạng và biện pháp nâng cao kết quả học tập môn GDTC cho
nữ sinh năm thứ nhất khối ngành tiểu học trường Cao đẳng Tuyên quang .
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để giải quyết mục tiêu nêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
7.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu .
Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu là phục vụ
chủ yếu cho việc giải quyết nhiệm vụ 1 và 2 của đề tài. Các tài liệu chuyên
môn được lấy từ các nguồn tài liệu có liên quan. Đây là sự tiếp nối bổ sung
những luận cứ khoa học và tìm hiểu một cách triệt để những vấn đề có liên
quan đến các biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn GDTC.
7.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm.
Được sử dụng trong quá trình tham khảo các giáo viên, các nhà chuyên
môn và học sinh nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc điều tra thực trạng
việc dạy và học, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của môn
học , giảng dạy môn GDTC cho nữ sinh khối ngành tiểu học. Thông qua phiếu
hỏi và toạ đàm để tìm ra các biện pháp có hiệu quả nhằm nâng cao kết quả học
tập môn GDTC cho nữ sinh khối ngành tiểu học Trường Cao đẳng Tuyên Quang
. Áp dụng trong thực tiễn để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Bằng
phương pháp phỏng vấn đề tài sẽ thu thập kết quả đánh giá của người học và
người dạy về tác động của việc giải quyết trong quá trình thực nghiệm
7.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp này sẽ được sử dụng trong suốt thời gian nghiên cứu nhằm
quan sát các hoạt động tập luyện của nữ sinh viên trong giờ học GDTC. Từ đó
rút ra được nhận định về trình độ thể lực, kỹ thuật động tác của nữ sinh khối
ngành tiểu học để làm căn cứ cho việc lựa chọn các biện pháp nhằm nâng cao
kết quả học tập môn GDTC cho nữ sinh viên khối ngành tiểu học trường Cao
đẳng Tuyên quang . Đồng thời với phương pháp này đề tài con sử dụng trong
việc quan sát các hoạt động trong việc áp dụng các phương pháp vào thực tiễn
7.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Trong đề tài sẽ sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm dưới dạng các
bài test nhằm đánh giá mức độ phát triển thể lực của nữ sinh viên khối ngành
tiểu học trường Cao đẳng Tuyên quang .
Đề tài dự kiến sẽ sử dụng các loại test được lựa chọn do Bộ Giáo Dục và
Đào tạo ban hành kèm theo QĐ số 53/ 2008 ngày 18/9/2008 tiêu chuẩn đánh
giá thể lực áp dụng mới nhất cho sinh viên Đại học, Cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp như sau:
1. Test đánh giá sức nhanh: chạy 30m xuất phát cao (s)
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, cọc tiêu, cờ lệnh.
Cách tiến hành kiểm tra: 2 người kiểm tra 1 người đứng ở vạch xuất
phát, 1 người đứng ở ngang vạch đích theo dõi bấm giờ người được kiểm tra.
Khi có lệnh "vào chỗ" người được kiểm tra đi vào vạch xuất phát, chân trước
và chân sau cách nhau khoảng rộng bằng vai, trọng tâm hơi đổ về trước, 2tay
thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái.
Khi nghe khẩu lệnh "sẵn sàng ", hạ thấp người, trọng tâm cơ thể dồn vào chân
trước, tay hơi co khuỷu đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước, đầu
hơi cúi, toàn thân giữ yên, tập trung chú ý đợi lệnh xuất phát. Khi có lệnh
"chạy" lập tức lao nhanh về phía đích, khi ngực hoặc vai của người chạy cách
mặt phẳng đích 20cm thì bấm đồng hồ và kết thúc.
2. Test đánh giá sức mạnh tốc độ của chân : bật xa tại chỗ (cm)
Dụng cụ kiểm tra: Thước dài 3m rộng 0,5cm, kẻ vạch xuất phát, thước
băng đặt bên cạnh vuông góc vạch xuất phát và làm điểm xuất phát. Thước
được ghim chặt xuống đất để không bị xê dịch trong khi kiểm tra.
Cách tiến hành: Người được kiểm tra đứng 2 chân tự nhiên, 2 mũi bàn
chân đặt sát mép vạch xuất phát, 2 tay giơ lên cao, rồi hạ thấp trọng tâm, gấp
khớp khuỷu, gập thân, người hơi lao về phía trước, đầu hơi cúi, 2 tay hạ
xuống dưới ra sau, dùng hết sức phối hợp toàn thân bấm mạnh đầu ngón chân
xuống đất bật nhảy ra xa đồng thời 2 tay vung về phía trước khi bật nhảy và
khi tiếp đất 2 chân tiến hành đồng thời cùng một lúc. Kết quả đo được tính
bằng độ dài từ vạch xuất phát đến điểm chạm cuối cùng của gót bàn chân,
chiều dài lần nhảy được tính bằng đơn vị cm lấy lẻ từng 1 cm. Thực hiện hai
lần lấy lần xa nhất.
3. Test đánh giá sức bền: chạy 5 (phút) tùy sức (m)
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ, số đo và tích kê ứng với số đeo.
Cách tiến hành: Khi bắt đầu tiến hành test chạy 5phút các thao tác của
người được kiểm tra và người kiểm tra giống như "chạy con thoi" khi có lệnh
"chạy" người được kiểm tra chạy trong ô chạy, hết đoạn đường 50m vòng trái
qua vật chuẩn chạy lặp lại trong khoảng thời gian 5phút. Trong khi chạy nếu
≥
mệt có thể đi bộ cho đến khi hết giờ. Mỗi người được kiểm tra có một số đeo
ở ngực và tay cầm 1 tích kê có số tương ứng. Khi có lệnh báo hết 5 phút lập
tức thả ngay tích kê của mình xuống dưới chân để đánh dấu số lẻ quãng
đường chạy được, sau đó chạy chậm dần và thả lỏng kết thúc kiểm tra.
4.Test đánh giá sức mạnh tốc độ của cơ bụng: nằm ngửa gập bụng
(L/30s)
Dụng cụ kiểm tra: Thảm vuông kích thước 1,5m x1,5m
Cách tiến hành kiểm tra: Người được kiểm tra nằm trên nền sân trải
thảm. Chân co 90 độ ở đầu gối, bàn chân áp sát sàn, các ngón tay đan chéo
nhau, lòng bàn tay áp chặt sau đầu, khuỷu tay chạm đùi. Người giúp đỡ ngồi
lên mu bàn chân, 02 tay giữ cổ chân để không cho bàn chân người được kiểm
tra xê dịch hoặc tách ra khỏi sàn. Người được kiểm tra nằm ngửa, 2 mu bàn
tay và bả vai trạm sàn. Khi nghe khẩu lệnh" bắt đầu" thì người được kiểm tra
làm động tác gập bụng thành ngồi để 2 khuỷu tay chạm đùi, sau đó động tác
trở về tư thế ban đầu, mỗi chu kỳ như vậy được tính 1lần.
5. Test đánh giá sức mạnh bền của tay: Lực bóp tay thuận (kg)
Dụng cụ kiểm tra: Lực kế, bút, giấy ghi thành tích.
Cách tiến hành kiểm tra: Đối tượng được kiểm tra đứng hai chân rộng
bằng vai, tay thuận cầm lực kế đưa sang bên, tạo thành góc 45
o
so với trục
dọc của cơ thể. Tay còn lại duỗi thẳng tự nhiên, song song dọc theo thân
người. Bàn tay cầm lực kế sao cho đồng hồ lực kế hướng vào lòng bàn tay.
Các ngón tay nắm chặt than lực kế, bóp mạnh và gắng sức trong 02 giây.
Không bóp giật cục và có những động tác hỗ trợ khác, bóp 02 lần nghỉ giữa
15s lấy kết quả lần cao nhất.
7.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Sử dụng phương pháp này để kiểm tra, đánh giá tác động của các biện pháp
đã lựa chọn cho nữ sinh khối ngành tiểu học trường Cao đẳng Tuyên quang.
Thực nghiệm sư phạm được tổ chức dưới hình thức so sánh song song
giữa hai nhóm sinh viên. Đây là một trong những phương pháp chính của đề
tài để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.
Đối tượng thực nghiệm ở hai lớp khác nhau cùng hệ đào tạo
7.6. Phương pháp toán học thống kê.
Dùng để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của
đề tài. Đề tài dự kiến sử dụng các công thức tính: trị số trung bình, phương
sai, độ lệch chuẩn, so sánh hai số trung bình quan sát, nhịp tăng trưởng.
Trong đề tài này sử dụng những công thức trong ''Toán học thống kê''.
Trong đó có các thông số:
+ Số trung bình (
X
)
X
=
n
n
1i
i
x
∑
=
+ Phương sai (
δ
2
)
δ
2
=
( )
n
XX
n
i
2
1
1
∑
=
−
với n > 30
+ Độ lệch chuẩn (
δ
)
δ
=
δ
2
+ Kiểm tra tính đại diện của số trung bình theo công thức:
ε
=
X
t
x
δ
×
5,0
Trong đó
δ
x
=
n
δ
ε
< 0,05: Đại diện cho số trung bình tổng thể.
ε
≥ 0,05: Không đại diện cho số trung bình tổng thể.
+ Để so sánh 2 trị số trung bình theo công thức:
t =
nn
xx
2
2
1
1
21
22
δδ
+
−
(với n > 30)
t =
nn
xx
2
2
1
1
21
22
δδ
+
−
(với n < 30)
( ) ( )
2
21
2
2
2
1
2
−+
−+−
=
∑ ∑
nn
XXXX
δ
Sau đó so sánh T tính và T tra bảng Student để đánh giá sự khác nhau có ý
nghĩa đáng tin cậy (t > t
05
bảng) hay không có ý nghĩa, không đáng tin cậy
(t < t
05
bảng).
+ Nhịp độ tăng trưởng: (Chỉ số S. Brody)
W =
)(5,0
VV
VV
21
12
+
−
.100%
Trong đó: W nhịp độ tăng trưởng bằng %
V
1
:
Chỉ số trung bình lần kiểm tra thứ nhất.
V
2
: Chỉ số trung bình kểm tra lần thứ hai
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
- Phát hiện thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập
môn GDTC của nữ sinh khối ngành tiểu học.
- Lựa chọn được những biện pháp có tác dụng sát thực nhằm nâng cao
kết quả học tập môn GDTC cho nữ sinh khối ngành tiểu học trường Cao đẳng
Tuyên Quang .
9. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
9.1. Tổ chức nghiên cứu:
-Thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2013 – 6/2014. Được tiến hành tại bộ
môn GDTC trường cao đẳng Tuyên Quang .và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
9.2. Kế hoạch nghiên cứu:
Giai
đoạn
nghiên
cứu
Nội dung
nghiên cứu
Thời gian
bắt đầu
Thời gian
kết thúc
Đơn vị
phối hợp
Sản phẩm thu
được
1
Chuẩn
bị
Xây dựng đề cương
nghiên cứu của đề tài
05/2013 07/2013 Trường
Đại học
SPHN
Báo cáo tại hội
đồng khoa học
2
Cơ bản
Tổng hợp, tham khảo
các tài liệu có liên
quan đến vấn đề
nghiên cứu và phỏng
vấn các chuyên gia
08/2013 10/2013 Trường
cao đẳng
Tuyên
Quang
Các biện pháp
nhằm nâng cao
hiệu quả học tập
môn GDTC cho
đối tượng nghiên
cứu
Giải quyết nhiệm vụ 1
của đề tài.
Nghiên cứu thực
trạng và nguyên nhân
ảnh hưởng đến kết quả
học tập môn giáo dục
thể chất của nữ sinh
khối ngành tiểu học.
Thực trạng giảng dạy
môn GDTC của
Trường Cao đẳng
Tuyên Quang
Thực trạng mục đích
học tập môn GDTC
của nữ sinh khối
ngành tiểu học.
Kết quả học tập của
nữ sinh khối ngành
tiểu học.
Nhu cầu đổi mới
hình thức dạy và học
môn GDTC đối với nữ
sinh viên khối ngành
tiểu học Trường Cao
11/2013
1/11/2013
16/11/2013
1/12/2013
01/2014
15/11/2013
30/11/2013
30/1/2014
Trường
cao đẳng
Tuyên
Quang
Trường
cao đẳng
Tuyên
Quang
Trường
cao đẳng
Tuyên
Quang
Đánh giá những
yếu tố khách
quan và chủ
quan ảnh hưởng
đến kết quả học
tập của sinh viên
tiểu học
Đánh giá thực
trạng về đội ngũ
giáo viên, về
chương trình
giảng dạy.
Đánh giá kết quả
học tập của nữ
sinh tiểu học
môn GDTC
đẳng Tuyên Quang
Giải quyết nhiệm vụ 2
của đề tài.
Nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễ để
xuất phương pháp
nâng cao kết quả học
tập
Lựa chọn phương
pháp
Ứng dụng và đánh giá
hiệu quả các biện pháp
02/2014
1/2/2014
1/3/2014
1/4/2014
04/2014
30/2/2014
30/3/2014
30/4/2014
Trường
cao đẳng
Tuyên
Quang
Trường
cao đẳng
Tuyên
Quang
Thực nghiệm sư
phạm trên đối
tượng nghiên
cứu
Thực nghiệm sư
phạm trên đối
tượng nghiên
cứu
Tổng hợp và hoàn
thành nghiên cứu
05/2014 06/2014 Đại học
SPHN
Viết và chỉnh sửa
xong đề tài
Kết thúc
3
Nghiệm thu đề tài
trước hội đồng khoa
học
06/2014 Đại học
SPHN
Báo cáo đề tài
xong
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với công tác GDTC trường học.
GDTC trong trường học các cấp là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu
giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đồng thời là một bộ
phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDTC trong trường
học đang góp phần cùng với thể thao thành tích cao, đảm bảo cho nền
TDTT nước ta phát triển cân đối và đồng bộ, nhằm thực hiện mục tiêu
chiến lược củng cố, xây dựng và phát triển TDTT Việt Nam từ năm 2000
đến 2025, đưa nền TDTT nước ta hoà nhập và đua tranh với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Từ khi nước ta giành độc lập, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, chú trọng
đến sức khoẻ của toàn dân thông qua các chỉ thị, nghị quyết về tăng cường
sức khoẻ cho mọi người. Qua hơn nửa thế kỷ, kể từ khi khai sinh nền TDTT
Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:” Lời kêu gọi toàn dân
tập thể dục “ Lời kêu gọi của Bác đã được thấm nhuần trong các tầng lớp
nhân dân từ thiếu nhi cho đến người già, phong trào rèn luyện thân thể, tăng
cường sức khoẻ được phát triển kế tiếp năm này qua năm khác, tạo nên một
dân tộc Việt Nam khoẻ mạnh. Những năm tháng cách mạng, các tầng lớp
nhân dân ta đã chịu nhiều hy sinh, gian khổ về vật chất, tinh thần…làm cho
sức khoẻ về thể chất bị giảm sút. Thấu hiểu điều đó mà Bác ra sức kêu gọi
toàn dân tập thể dục: “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống
mới, việc gì cũng cần đến sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân yếu
ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân khoẻ mạnh
tức là góp phần làm cho cả nước khỏe mạnh. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi
bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước”
Đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên, Bác cũng rất
quan tâm chỉ bảo vì đây là thế hệ tương lai của đất nước. Bác khuyến khích
học sinh, sinh viên phải: “ Học tốt, rèn luyện tốt, lao động tốt “. Những năm
qua, trong học sinh sinh viên cả nước cũng dấy lên phong trào “ Rèn luyện
thân thể thao gương Bác Hồ vĩ đại “ và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích
lệ, số học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể tăng lên.
GDTC trong trường học các cấp có ý nghĩa vô cùng to lớn nâng cao sức
khoẻ cho học sinh, sinh viên, phù hợp với nguyên tắc phát triển con người
toàn diện mà Đảng và Nhà nước đề ra. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
năm 1992, điều 41 quy định: “ Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát
triển TDTT, quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học,
khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức thể dục thể thao tự
nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các
hoạt động thể dục thể thao quần chúng, chú trọng hoạt động TDTT chuyên
nghiệp, bồi dưỡng tài năng thể thao”
Quán triệt về quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường
học của Hiến pháp, các cấp, các ngành liên quan luôn quan tâm, chú trọng
bồi dưỡng phát huy các yếu tố phát triển thể chất học sinh, tăng cường sự đầu
tư, quản lý công tác GDTC trong trường học.
Chỉ thị 17 CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nêu yêu cầu:
“ 80 – 90 % học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo yêu cầu
“, “ Đẩy mạnh hoạt động TDTT ở trường học. Tiến tới đảm bảo mỗi trường
học đều có giáo viên thể dục chuyên trách và lớp học thể dục đúng tiêu
chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục thể chất; xem đây là một
tiêu chí xét công nhận trường chuẩn quốc gia”
Bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo công tác GDTC trong trường học Đảng
và Nhà nước ta cũng chỉ ra những yếu kém về quản lý, chuyên môn trong
lĩnh vực này thể hiện qua Chỉ thị 36 CT/TW của Ban chấp hành Trung ương
Đảng: “ Cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật của thể dục thể thao vừa thiếu,
vừa lạc hậu, ngay cả ở các thành phố lớn, các địa bàn tập trung dân cư, các
trường học và các cơ sở của lực lượng vũ trang. Nhiều sân bãi, cơ sở tập
luyện đã bị lấn chiếm, sử dụng vào việc khác”. Nhiều cấp uỷ đảng, chính
quyền chưa nhận thức đầy đủ và còn xem nhẹ vai trò của thể dục thể thao
trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người “, “ Nhà
nước chưa kịp thời bổ sung, sửa đổi các chính sách, chế độ phù hợp với yêu
cầu phát triển thể dục thể thao. Đầu tư cho lĩnh vực thể dục thể thao còn rất
hạn chế
Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém này là do nhiều cấp ủy đảng,
chính quyền chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của công tác GDTC
và còn xem nhẹ vai trò của GDTC. Chưa nhìn thấy ý nghĩa của TDTT là một
bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, văn
hoá, tư tưởng…nên chưa quan tâm về chế độ, chính sách đối với việc phát
triển TDTT. Quản lý ngành còn kém hiệu quả, chưa phát huy hết được nguồn
lực xã hội để phát triển TDTT giai đoạn mới.
Luật giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người phát triển toàn diện, về đạo đức, trí tuệ, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề
nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luật thể dục, thể thao năm 2007, điều 20 quy định: Giáo dục thể chất là
môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức,
kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận
động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
Có thể thấy được rằng, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp
GDTC cho thế hệ trẻ, coi GDTC là nhiệm vụ bắt buộc đối với trường học các
cấp vì mục tiêu phát triển con người toàn diện.
Luật thể dục, thể thao đã cho thấy cần có sự thay đổi nhận thức về thể
dục thể thao; đổi mới thể dục thể thao trường học, trước hết phải đổi mới
nhận thức từ xã hội, các cấp lãnh đạo đến các cán bộ giáo viên, coi trọng thể
dục thể thao giải trí, các hoạt động giải trí gắn liền với điều kiện sinh thái tự
nhiên là một vấn đề mới trong trường học.
Luật giáo dục năm 2005 điều 65 khoản 1 ghi rõ: Trường dân lập, tư thục
có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lập trong việc thực hiện mục tiêu,
nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đến
tuyển sinh, giảng dạy, học tập, thi cử, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp
bằng, chứng chỉ.
Việc tiến hành giảng dạy và nâng cao chất lượng GDTC trong trường
học là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, quyết định đến hiệu quả của công tác
phát triển thể chất cho HSSV. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Uỷ ban
TDTT, ngày 17/4/1993 đã có Thông tư liên bộ số 493 GD – ĐT/UBTDTT về
việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng GDTC cho HSSV đã nêu rõ: Trong
quá trình phát triển và đào tạo, giáo dục thể chất là nội dung, giải pháp quan
trọng góp phần đào tạo thanh thiếu niên Việt Nam phát triển hài hoà về trí
tuệ, thể chất, tinh thần và đạo đức. Đồng thời xây dựng nhà trường thành
những cơ sở phong trào TDTT quần chúng của HSSV …
Như vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề giáo dục cho
thế hệ trẻ, đặc biệt là GDTC thể hiện qua hầu hết các văn bản quan trọng, bên
cạnh đó việc đề cao chất lượng giáo dục cũng là một trong những yếu tố rất
quan trọng quyết định đến trình độ giáơ dục và đào tạo ở nước ta.
Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chương trình và
sách giáo khoa; thi cử và tuyển sinh; đội ngũ thầy giáo, cô giáo và cán bộ
quản lý; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; sự quan tâm của các cấp ủy đảng
và chính quyền, đoàn thể; xã hội hóa giáo dục
Trong các yếu tố đó thì đội ngũ thầy giáo, cô giáo và cán bộ quản lý
chính là yếu tố quyết định. Ban Bí thư Trung ương Ðảng đã có Chỉ thị số 40 -
CT/TƯ ngày 15-6-2004, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 09/2005/QÐ-
TTg ngày 11-01-2005 về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục. Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã ban hành chuẩn nghề
nghiệp giáo viên các cấp và đang triển khai thực hiện.
Hiện nay Bộ đang tiếp tục triển khai xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo
viên các bậc học mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Chuẩn hiệu
trưởng các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông cũng đang được Bộ
xây dựng và thực hiện thí điểm trước khi triển khai đại trà.
Năm học 2006-2007, cuộc vận động " hai không " được ngành Giáo dục
và Đào tạo nghiêm túc thực hiện, bước đầu đã đem lại một số kết quả đáng
khích lệ. Năm học 2007-2008, gắn kết việc thực hiện nghiêm túc và có hiệu
quả Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị về cuộc vận động, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh cùng với việc thực hiện Chỉ thị 33 của Thủ
tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo
dục, toàn ngành tiếp tục triển khai quyết liệt với bốn nội dung: " Nói không
với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi
phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh ngồi nhầm lớp " trong đó nhấn mạnh
yêu cầu " mỗi thầy giáo là một tấm gương về đạo đức và tự học " .
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ GDTC trong các trường Đại học và Cao đẳng
1.2.1. Mục tiêu
GDTC là một hình thức giáo dục nhằm trang bị kỹ năng kỹ xảo vận
động và những tri thức chuyên môn (giáo dưỡng), phát triển tố chất thể lực,
tăng cường sức khoẻ. GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác, nó là một