Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt biển 15 – đại xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 83 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM










MAI HƯƠNG THU





MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG
SẢN XUẤT CỦA VỊT BIỂN 15 – ĐẠI XUYÊN







LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







MAI HƯƠNG THU




MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG
SẢN XUẤT CỦA VỊT BIỂN 15 – ĐẠI XUYÊN





CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI
MÃ SỐ : 60.62.01.05



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN VĂN TRỌNG
2. PGS.TS. PHAN XUÂN HẢO



HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, do tôi nghiên cứu ra, có sự đóng góp của
tập thể các đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan, công trình nghiên cứu này
không trùng với bất cứ nghiên cứu khoa học nào khác và chưa từng được công
bố trong các tài liệu nghiên cứu khoa học nào.


Hà nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Tác giả luận văn



Mai Hương Thu












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này, tôi xin trân trọng
cảm ơn tập thể thầy hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Trọng, PGS.TS Phan Xuân
Hảo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân
viên Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và
giúp đỡ để chúng tôi tiến hành thí nghiệm.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Chăn nuôi – Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong toàn khóa học.
Xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình và bạn bè đã động viên,
khích lệ, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn.


Hà nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Tác giả luận văn




Mai Hương Thu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

MỤC LỤC

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục iv

Danh mục các chữ viết tắt vii

Danh mục các bảng viii

Danh mục các hình, đồ thị ix

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích đề tài 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Đặc điểm ngoại hình của thủy cầm 3

1.2. Tính trạng số lượng của thủy cầm 3


1.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh của thủy cầm 6

1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng của thủy cầm 8

1.4.1. Khái niệm về sinh trưởng 8

1.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng 8

1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng 12

1.5. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của thủy cầm 13

1.5.1. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên 13

1.5.2. Năng suất trứng của gia cầm 14

1.5.3. Chất lượng trứng 17

1.5.4. Khả năng thụ tinh và ấp nở 20

1.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 21

1.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 21

1.6.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v


1.7. Giới thiệu sơ lược về vịt Biển 28

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 30

2.1 Đối tượng nghiên cứu 30

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30

2.3 Nội dung nghiên cứu 30

2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và kích thước một số chiều đo cơ
thể của vịt. 30

2.3.2. Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt 31

2.3.3. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cho thịt của vịt nuôi
thương phẩm. 31

2.3.4. Theo dõi đàn vịt nuôi thương phẩm ở ngoài sản xuất. 31

2.4. Các chỉ tiêu theo dõi. 31

2.5. Phương pháp nghiên cứu 32

2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 32

2.5.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 33

2.5.3. Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng 37


2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu: 39

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40

3.1. Đặc điểm ngoại hình và kích thước một số chiều đo cơ thể của vịt Biển
15 - Đại Xuyên 40

3.1.1. Đặc điểm ngoại hình 40

3.1.2. Kích thước một số chiều đo 42

3.2. Khả năng sản xuất của vịt Biển 15 - Đại Xuyên 44

3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống 44

3.2.2. Khối lượng cơ thể vịt Biển 15 - Đại Xuyên 47

3.2.3. Một số chỉ tiêu sinh sản 50

3.2.4. Chất lượng trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên 53

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

3.2.5. Kết quả ấp nở của trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên 56

3.3. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của vịt Biển 15 - Đại Xuyên nuôi
thương phẩm 57

3.3.1. Khối lượng cơ thể 57


3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối 59

3.3.3. Kết quả mổ khảo sát 61

3.3.4. Kết quả nuôi vịt Biển 15 - Đại Xuyên ngoài sản xuất 64

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 66

1. Kết luận 66

2. Đề nghị 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Đvt Đơn vị tính
CS Chỉ số
CSHT Chỉ số hình thái
NST Năng suất trứng
NXB Nhà xuất bản
TB Trung bình
TLĐ Tỷ lệ đẻ
TLNS Tỷ lệ nuôi sống
TTTA Tiêu tốn thức ăn
TĐ Tuần đẻ


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1. Chế độ dinh dưỡng cho vịt Biển 15-Đại Xuyên 37

2.2. Lượng thức ăn cho vịt Biển 15-Đại Xuyên nuôi để sinh sản 38

3.1. Đặc điểm ngoại hình của vịt Biển 15 - Đại Xuyên 40

3.2. Kích thước một số chiều đo của vịt Biển 15 - Đại Xuyên 42

3.3. Kích thước một số chiều đo của vịt Biển 15 – Đại Xuyên 42

3.4. Tỷ lệ nuôi sống (%) 45

3.5. Khối lượng cơ thể của vịt Biển 15 - Đại Xuyên 48

3.6. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ của vịt Biển 15 – Đại Xuyên 50

3.7. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng 51

3.8. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên 54

3.9. Kết quả ấp nở của trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên 56


3.10. Khối lượng cơ thể của vịt Biển 15 - Đại Xuyên nuôi thương phẩm 57

3.11. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của vịt Biển 15 - Đại Xuyên 59

3.12. Kết quả mổ khảo sát vịt Biển 15 - Đại Xuyên (n = 6) 62

3.13. Kết quả theo dõi đàn vịt Biển 15 - Đại Xuyên nuôi thương phẩm tại gia
đình ông Tú ở Quảng Ninh 64



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ

STT Tên hình Trang

3.1. Vịt Biển 15 - Đại Xuyên 1 ngày tuổi 41

3.2. Vịt Biển 15 - Đại Xuyên trưởng thành 42

3.3: Khảo sát vịt vỗ béo 8 tuần tuổi. 64


STT Tên đồ thị Trang

3.1. Tỷ lệ nuôi sống vịt Biển 15 - Đại Xuyên 45

3.2: Khối lượng cơ thể của vịt Biển – 15 Đại Xuyên 48


3.3. Khối lượng cơ thể vịt thương phẩm 58

3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của vịt Biển 15 - Đại Xuyên qua các tuần tuổi 60

3.5. Sinh trưởng tương đối của vịt Biển 15 - Đại Xuyên qua các tuần tuổi 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có truyền thống chăn nuôi vịt lâu đời và đứng thứ 2 trên thế
giới về số lượng thủy cầm. Năm 2014 đã có 81,67 triệu con thủy cầm, sản lượng
thịt đạt 199,21 ngàn tấn, sản lượng trứng 3,66 tỷ quả. Trong những năm qua, nước
ta đã nhập nhiều giống vịt, ngan có năng suất và chất lượng cao của thế giới như
các giống vịt hướng thịt: SM, SM2, SM2(i), SM3, SM3(SH), STAR76, STAR53,
M14, M15; Vịt hướng trứng: Khaki Campbell, Triết Giang, TsN; Ngan pháp:
R71, R51, R31, CR50 để làm tươi máu và phong phú thêm cho bộ giống vịt ngan.
Công tác bảo tồn nguồn gen và phát triển nguồn gen đặc sản cũng đã được tiến
hành trên các giống vịt nội như vịt Đốm, Bầu Bến, Kỳ Lừa, Mốc đều mang lại
những kết quả tốt. Cùng với các giống vịt bản địa thì hầu hết các giống vịt siêu
thịt, siêu trứng nổi tiếng trên thế giới đều đã có mặt ở Việt Nam. Tuy nhiên những
giống vịt này chỉ thích nghi tốt ở những vùng nước ngọt, khó có thể nuôi thành
công ở những vùng nước lợ và nước mặn.
Việt Nam vốn là nước có bờ biển dài, với nguồn thủy sinh phong phú nhưng
chưa có giống vịt nào có khả năng chịu mặn, thích hợp với môi trường chăn nuôi ven
biển. Để tận dụng nguồn thức ăn dồi dào và nâng cao thu nhập của người dân vùng

ven biển và hải đảo, dự án DA15 đã nhập giống vịt chịu nước mặn giao cho Trung
tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên nuôi giữ và khảo nghiệm. Giống vịt chịu nước mặn
cũng đã chính thức được bổ sung vào danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất
và kinh doanh ở Việt Nam và lấy tên vịt Biển 15 - Đại Xuyên. Vịt Biển 15 – Đại
Xuyên là giống vịt có tiềm năng lớn, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam mở ra nhiều
hướng nghiên cứu trong tương lai về khả năng chịu mặn và cơ chế đào thải muối
trong cơ thể. Vịt Biển 15 – Đại Xuyên sống được ở môi trường nước ngọt, nước lợ
và nước mặn, thích hợp cho các vùng ven biển, hải đảo, nâng cao thu nhập cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

người dân, góp phần giúp đồng bào và bộ đội tăng gia sản xuất ổn định cuộc sống,
yên tâm bám biển, giữ đảo, qua đó góp phần củng cố quốc phòng an ninh bảo vệ chủ
quyền biển đảo của nước ta. Xuất phát từ mục tiêu đó, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Biển 15 – Đại Xuyên”.
2. Mục đích đề tài
Theo dõi một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của vịt Biển 15 –
Đại Xuyên từ đó định hướng cho việc sử dụng giống vịt này.
Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật khi nuôi vịt Biển 15 – Đại Xuyên
ngoài sản xuất.



















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Đặc điểm ngoại hình của thủy cầm
Màu sắc lông: màu sắc lông của thủy cầm gắn chặt với sự có mặt của
những sắc tố melanin và lipocrom. Ở trong lông, sắc tố có hình hạt hay hình gậy.
Melanin được tạo nên trong ti lạp thể của tế bào sinh trưởng biểu mô
melaniphor. Tiền sắc tố melanin là melanogen. Sự oxy hóa melanogen ở các
mức độ khác nhau sẽ cho ra các màu lông khác nhau: vàng đất, vàng gỉ sắt,
hung, nâu hung, nâu, đen. Màu lông rực rỡ của một số giống gia cầm được tạo
bởi sắc tố lipocrom, thuộc nhóm sắc tố carotenoit. Lipocrom hòa tan trong mỡ
và có nguồn gốc ngoại sinh. Chúng làm cho lông có màu vàng, đỏ, xanh da trời.
Mỗi cá thể có thể có một hoặc nhiều màu. Màu sắc lông của thủy cầm là một
đặc điểm ngoại hình quan trọng để phân biệt giống, dòng, thể hiện tình trạng sức
khỏe và khả năng sản xuất của chúng. Gia cầm khỏe mạnh có lông bóng mượt,
sạch sẽ và đồng đều; ngược lại, gia cầm ốm lông xỉn màu, xơ xác, bẩn. Đối với
các giống vịt, khi thay lông chúng sẽ ngừng đẻ, vì thế chỉ cần quan sát lông cánh
để phân biệt khả năng sản xuất trứng của từng cá thể và loại thải ngay tránh

những lãng phí trong chăn nuôi.
Mỏ và chân : là sản phẩm của da, được tạo thành từ lớp sừng có màng
dày bao bọc. Ở vịt, mỏ có nhiều nhánh thần kinh và các hàng răng cưa, chứa
nhiều thể xúc giác nên chúng có thể mò được thức ăn trong nước. Mỏ có nhiều
màu khác nhau: vàng, đen, xám, xanh lục… và là đặc trung cho giống. Chân vịt
có màu phù hợp với màu của mỏ, có màng bơi là phần cấu tạo không có lông
của da giữa các ngón chân giống mái chèo giúp vịt bơi lội linh hoạt trong nước.
1.2. Tính trạng số lượng của thủy cầm
Khi nghiên cứu các tính trạng về năng suất của một giống gia súc, gia
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

cầm trong một điều kiện chăn nuôi cụ thể thực chất là nghiên cứu đặc điểm di
truyền và ảnh hưởng của những tác động xung quanh lên các tính trạng đó. Phần
lớn các tính trạng về năng suất của vật nuôi như sinh trưởng, sinh sản, sản xuất
thịt, lông, trứng đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền học của tính
trạng số lượng do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định.
Tính trạng số lượng còn được gọi là tính trạng đo lường (metric
character) vì sự nghiên cứu chúng có thể xác định bằng cân, đo, đong, đếm. Cơ
sở di truyền của các tính trạng số lượng này là do các gen nằm trên nhiễm sắc
thể quy định. Tính trạng số lượng này do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ quy định và
nó có ảnh hưởng đến tính trạng được gọi là giá trị kiểu gen hay giá trị di truyền.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính trạng số lượng do giá trị kiểu
gen và sai lệch môi trường quy định. Giá trị kiểu gen (Genotypic value) do các
gen có hiệu ứng riêng biệt nhỏ, nhưng khi tập hợp nhiều gen thì có ảnh hưởng rõ
rệt tới tính trạng, chúng gây ra các hiệu ứng cộng gộp, trội và át gen. Tính trạng
số lượng chịu tác động lớn của ngoại cảnh.
Theo Đặng Vũ Bình (1999), để hiển thị đặc tính của những tính trạng số
lượng người ta sử dụng khái niệm giá trị, đó là các số đo dùng để đánh giá các
tính trạng số lượng. Giá trị thu được khi đánh giá một tính trạng số lượng trên

một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình (phenotypic value) của cá thể đó. Các giá
trị có liên hệ với kiểu gen là giá trị kiểu gen (genotypic value) và giá trị có liên
hệ với môi trường là sai lệch môi trường (eviromental deviation). Như vậy có
nghĩa là kiểu gen quy định một giá trị nào đó của cá thể và môi trường gây ra
một sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác. Quan hệ
trên có thể được biểu thị như sau:
P = G + E
Trong đó P: là giá trị kiểu hình (phenotypic value)
G: là giá trị kiểu gen (genotypic value)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

E: là sai lệch môi trường (environmental deviation)
Các gen cùng alen có tác động trội D (Dominence); các gen không cùng
alen có tác động át chế - I (Epistatique Interaction) và sự đóng góp của tất cả các
gen gọi là hiệu ứng cộng tính – A (Additive Effect). Tác động của D và I gọi là
hiệu ứng không cộng tính (non – additive effect), hiệu ứng cộng tính A được gọi
là giá trị giống thông thường (general breeding value) có thể xác định được qua
giá trị bản thân hoặc họ hàng, nó có tác dụng đối với chọn lọc nâng cao tính
trạng số lượng ở gia súc thuần chủng, D và I là giá trị giống đặc biệt (special
breeding value) không thể xác định được, chỉ có thể xác định qua thực tế, nó có
ý nghĩa trong lai giữa các dòng, giống. Như vậy kiểu di truyền G được xác định:
G = A + D + I
Người ta cũng phân tích ảnh hưởng của môi trường E thành 2 phần:
E = Ec + Es
Ec: Môi trường chung (common environment) tác động tới tất cả các cá
thể trong quần thể.
Es: Môi trường đặc biệt (special environment) tác động tới một số cá thể
trong quần thể.
Nếu bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì kiểu hình P sẽ

được thể hiện như sau:
P = A + D + I + Ec + Es
Các tham số thống kê và di truyền thường được sử dụng là:
- Số trung bình cộng.
- Hệ số biến dị.
- Độ lệch tiêu chuẩn
Như vậy, muốn nâng cao năng suất của vật nuôi chúng ta cần phải tác
động về mặt di truyền (G) bằng cách tránh cận huyết, tác động vào hiệu ứng
cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc, tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

(I) bằng cách phối giống tạp giao, tác động vào môi trường (E) bằng cách cải
thiện điều kiện môi trường nuôi như thức ăn, nước uống, chăm sóc nuôi dưỡng,
thú y,
1.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh của thủy cầm
Sức sống là tính trạng di truyền số lượng đặc trưng cho từng cá thể, là
yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm.
Tổn thất do bệnh tật ở gia cầm gây thiệt hại rất lớn vì khi mắc bệnh, đàn gia cầm
thường bị suy giảm sức đề kháng, dễ nhiễm các bệnh khác, chết nhiều, nhanh và
đồng loạt. Đặc điệt khi đàn gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm sẽ phải tăng thêm
chi phí vacxin và các biện pháp thú y khác.
Sức sống và khả năng kháng bệnh thường được thể hiện gián tiếp thông
qua chỉ tiêu tỷ lệ nuôi sống. Tỷ lệ nuôi sống của gia cầm con là chỉ tiêu chủ yếu
đánh giá sức sống của gia cầm sau khi nở ra, sự giảm sức sống được thể hiện ở
tỷ lệ chết cao qua các giai đoạn sinh trưởng. Tỷ lệ nuôi sống đánh giá khả năng
thích ứng của vật nuôi với điều kiện ngoại cảnh và nó có ý nghĩa lớn đối với
những giống được chuyển từ vùng này sang vùng khác. Đối với vịt Biển 15 -
Đại Xuyên, tỷ lệ nuôi sống phản ánh sự thích nghi của chúng khi chuyển từ môi
trường nước mặn sang nuôi ở nước ngọt.

Theo Brandsch and Biilchel (1978), sự giảm sức sống sau khi gia cầm con
nở chủ yếu do tác động của môi trường. Do đó có thể nâng cao tỷ lệ nuôi sống
bằng các biện pháp vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng kịp thời, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho gia cầm phát triển.
Theo Khajarern (1990), thì xét theo khả năng thích nghi, điều kiện sống bị
thay đổi như thay đổi thức ăn nước uống, nhiệt độ môi trường, thời tiết khí hậu,
điều kiện chăn nuôi, môi trường vi sinh vật xung quanh của gia súc và gia cầm
nói chung thì vịt là loài vật nuôi có khả năng thích ứng rộng rãi hơn đối với môi
trường sống nhờ có khả năng sinh học đặc biệt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Powell (1984), làm thí nghiệm trên vịt nuôi nhốt đã kết luận rằng:
tương tác kiểu gen và môi trường là không lớn vì các giống, dòng vịt ở nơi
tạo ra chúng và các nơi nhập chúng đều có sức sản xuất tương đương nhau.
Theo Khajarern (1990), vịt có khả năng sử dụng chất thải và đồng thời
cũng là loài có khả năng tự kiếm mồi, vì vậy chúng có thể thích nghi tốt với các
điều kiện, quy trình nuôi dưỡng và vệ sinh thú y mới.
Farell (1985) cho biết: ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường ở các nước
nóng ẩm lên vịt nuôi nhốt có thể coi là không lớn vì vịt có khả năng tự điều
chỉnh thân nhiệt. Vịt nuôi nhốt chỉ bị ảnh hưởng của stress khi sự lưu thông
không khí kém.
Điều kiện sống cũng ảnh hưởng một phần và trực tiếp đến sức sống và
khả năng kháng bệnh của vật nuôi.
Theo Phạm Văn Trượng và cs. (1993), đối với vịt CV-Super M nuôi theo
các phương thức nuôi khác nhau, phương thức chăn thả truyền thống có tỷ lệ
nuôi sống đến 56 ngày tuổi đạt 91,97% còn đối với phương thức nuôi chăn thả
bổ sung thức ăn hỗn hợp thì tỷ lệ nuôi sống đến 56 ngày tuổi đạt trung bình
97,2%, cao hơn hẳn phương thức chăn thả truyền thống, điều này cho thấy, đối
với vịt CV-Super M khi bổ sung thức ăn cho đàn thủy cầm đầy đủ thì sức sống

của chúng cũng tăng lên. Theo Nageswara (1999), tỷ lệ nuôi sống của vịt Khaki
Campell từ 19 -58 tuần tuổi ở phương thức nuôi quảng canh, bán thâm canh và
thâm canh lần lượt là 89,4%, 93% và 93,1%.
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng đối với tỉ lệ nuôi sống. Có thể nói nhiệt
độ là yếu tố quyết định để nuôi vịt thành công, vì ở giai đoạn vịt con, hệ thống
điều hoà thân nhiệt của vịt chưa hoàn chỉnh. Kết quả nghiên cứu của Dương
Xuân Tuyển (1998) cho thấy ở vịt ông bà CV - Super M có tỷ lệ chết 0 - 3 tuần
tuổi chiếm tới 80% số vịt chết ở giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi. Giai đoạn 3 - 4 tuần
tuổi đầu thường có tỷ lệ hao hụt cao nhất, theo Lương Tất Nhợ (1994). Do vậy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

trong chăn nuôi cần phải chú ý chăm sóc nuôi dưỡng tốt vịt con giai đoạn 3 - 4
tuần tuổi đầu tiên.
Theo Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998), dù chăn nuôi theo
phương thức nào thì đàn gia cầm nuôi tập trung đều có số lượng lớn các tác
nhân truyền nhiễm bệnh là vi khuẩn, cho nên việc phòng dịch bệnh phải trở
thành một quy trình, đảm bảo an toàn sinh học. Do đó, trong chăn nuôi thủy
cầm nói riêng và chăn nuôi nói chung không những phải chọn lọc các cá thể
có sức sống cao, có khả năng thích nghi tốt với môi trường và các vùng sinh
thái khác nhau mà phải tạo cho chúng những điều kiện nuôi dưỡng một cách
tốt nhất để chúng có thể sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất.
1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng của thủy cầm
1.4.1. Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích lũy hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng
chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể của
con vật trên cơ sở di truyền từ đời trước. Sinh trưởng chính là quá trình tích lũy
dần dần các chất mà chủ yếu là protein, nên tốc độ và khối lượng tích lũy các
chất, tốc độ và sự tổng hợp protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen
điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể.

Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), quá trình sinh
trưởng là quá trình phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào và thể tích giữa các tế
bào để tạo nên sự sống. Tính giai đoạn của sinh trưởng biểu hiện ở nhiều hình
thức khác nhau. Căn cứ vào sự sinh trưởng ta có thể phân chia thành các thời kỳ
phát triển của gia cầm như sau: Thời kỳ phát triển của phôi trong trứng trước khi
đẻ, thời kỳ phát triển của phôi trong quá trình ấp, thời kỳ gia cầm con và thời kỳ
gia cầm trưởng thành.
1.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Có rất nhiều yếu tố về di truyền và ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

của gia cầm như: giống, tính biệt, tốc độ mọc lông, ngoại hình và sự phát triển
của cơ lưỡi hái, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng, điều kiện chăn nuôi
Ảnh hưởng của giống, dòng đến sinh trưởng: Giống, dòng có ảnh hưởng
lớn tới quá trình sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Nhiều công trình nghiên cứu
đã khẳng định sự sinh trưởng của từng cá thể giữa các giống, các dòng, có sự
khác nhau. Các giống vịt chuyên thịt có khối lượng cơ thể lớn hơn vịt kiêm dụng
và vịt chuyên trứng, vịt dòng trống có khối lượng cơ thể lớn hơn dòng mái.
Theo kết quả nghiên cứu trên vịt CV. Super M2 nuôi tại Trung tâm
Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, lúc 8 tuần tuổi vịt dòng trống con trống có khối
lượng 2830g, con mái có khối lượng 2269g, vịt dòng mái con trống có khối
lượng 2662g, con mái có khối lượng 1964g, theo Nguyễn Đức Trọng (2007).
Đối với các giống vịt chuyên trứng, khối lượng cơ thể vịt Cỏ nuôi 75 ngày
tuổi chỉ đạt 1064,3g. Khối lượng trưởng thành của vịt trống là 1200 - 1500g và
vịt mái là 1200 - 1400g, Lê Xuân Đồng (1994). Theo kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thị Minh (2001), vịt Cỏ mái màu cánh sẻ có khối lượng lúc vào đẻ là
1516,8g.
Ảnh hưởng của tính biệt: Giới tính khác nhau thì đặc điểm và chức năng
sinh lý cũng khác nhau nên khả năng đồng hóa, dị hóa và quá trình trao đổi chất

dinh dưỡng của chúng là khác nhau, điều này do gen liên kết giới tính quy định.
Nhiều thí nghiệm cho biết, ở gia cầm cùng một giống, dòng, lứa tuổi nhưng nhu
cầu năng lượng, protein, axit amin cho trao đổi cơ bản của gia cầm trống luôn
cao hơn gia cầm mái trưởng thành; nên khối lượng của gia cầm trống luôn cao
hơn gia cầm mái.
Theo Leeson et al. (1982), khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi của vịt trống Bắc
Kinh là 3297g và vịt mái Bắc Kinh là 3113g. Mức chênh lệch giữa hai giới tính
là 166g, tương đương 5,07%. Các tác giả cũng cho biết vịt trống chỉ vượt trội vịt
mái về khối lượng cơ thể từ tuần tuổi thứ 6, ở các tuần tuổi 1, 2 và 4 khối lượng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

cơ thể vịt mái còn cao hơn vịt trống. Vịt Cỏ màu cánh sẻ có khối lượng lúc 8
tuần tuổi ở con trống là 1052g, con mái là 967g ( Nguyễn Thị Minh, 2001).
Kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Tuyển (1998) cho biết: Vịt CV -
Super M nuôi thịt cho ăn tự do, khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi dòng trống
vịt trống là 3323g và vịt mái là 3062g; dòng mái, vịt trống là 3126g, vịt mái
là 2879g.

Ảnh hưởng của lứa tuổi: Lứa tuổi ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
của gia cầm cũng tuân theo quy luật đường cong sinh trưởng, do mối tương quan
giữa hai quá trình đồng hóa, dị hóa ở mỗi giai đoạn quy định. Đây là cơ sở quan
trọng để tính toán thời gian nuôi dưỡng, nhu cầu thức ăn và điều kiện chăm sóc
thích hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Theo Lê Viết Ly và cs. (1998), tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của vịt Cỏ
trống ở 3 tuần tuổi là 8,31g/con/ngày và ở 8 tuần tuổi là 18,05g/con/ngày; của
con mái ở 3 tuần tuổi là 6,90 g/con/ngày và 8 tuần tuổi là 16,55 g/con/ngày.
Theo Dương Xuân Tuyển (1993) vịt CV. Super M thương phẩm nuôi tại Trại
vịt giống Vigova có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở 1 tuần tuổi đạt 130,2g/con/tuần,
tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất ở 6 tuần tuổi đạt 509,75g/con/tuần, đến 8 tuần

tuổi chỉ còn 274,25g/con/tuần. Tốc độ sinh trưởng tương đối đạt cao nhất ở 1 tuần
tuổi 241,11%, tốc độ này giảm dần ở các tuần tuổi tiếp theo và đến 10 tuần tuổi chỉ
còn 10,03%. Lương Tất Nhợ (1994) cho biết: vịt CV. Super M có sinh trưởng tương
đối cao nhất ở tuần tuổi đầu tiên đạt 102,96%, giảm dần ở các tuần tiếp theo đến 8
tuần tuổi tốc độ sinh trưởng tương đối là 14,34%.
Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông: Tốc độ mọc lông của vịt có ảnh hưởng tới
tốc độ sinh trưởng. Những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã xác định
trong cùng một giống, cùng tính biệt ở gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh cũng có
tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thì sự thành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

thục về thể trọng sớm hơn, chất lượng thịt tốt hơn gia cầm mọc lông chậm. Song dù
có tốc độ mọc lông chậm thì từ 8 - 12 tuần tuổi gia cầm cũng mọc lông đủ.
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sự
sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Dinh dưỡng là một quá trình sinh học
nhằm duy trì cơ thể và không ngừng đổi mới những vật chất tạo nên cơ thể. Cơ
thể đòi hỏi được cung cấp các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và phát triển.
Do đó trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng việc xác định nhu cầu các chất dinh
dưỡng hay chế độ dinh dưỡng hợp lý cho vật nuôi là rất cần thiết và có ảnh
hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng. Tỷ lệ sinh trưởng các phần cơ thể khác
nhau ở độ tuổi và phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng.
Theo Chamber et al. (1990), chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới tốc độ sinh
trưởng, đến sự phát triển của từng mô khác nhau và gây nên sự biến đổi trong
quá trình phát triển của mô này đối với mô khác. Dinh dưỡng không chỉ ảnh
hưởng tới sự sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến sự di truyền về sinh trưởng.
Xie et al. (2009) cho biết: khi sử dụng khẩu phần có các mức Lysine khác
nhau (0,65; 0,8; 0,95; 1,1 và 1,25%), tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của vịt Bắc
Kinh trong giai đoạn từ 7 - 21 ngày tuổi đạt cao nhất ở lô sử dụng khẩu phần ăn
0,95% Lysine đạt 73,4g/con/ngày, tiếp đến là lô có mức Lysine 1,1% đạt

72,6g/con/ngày, 72,3g/con/ngày là lô bổ có mức Lysine 1,1%, lô 0,8% Lysine
có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối là 70,1g/con/ngày và thấp nhất ở lô có mức
Lysine 0,65% là 59,6g/con/ngày (P<0,05).
Để phát huy được tốc độ sinh trưởng tối đa cần cung cấp thức ăn tối ưu
với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằng nghiêm ngặt giữa protein và các axit
amin với năng lượng. Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp còn được bổ sung hàng
loạt các chế phẩm hóa sinh không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích
sinh trưởng, làm tăng năng suất và chất lượng thịt.
Các yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ẩm độ, ánh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

sáng, độ thông thoáng và phương thức nuôi có ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh
trưởng của gia cầm nói chung và vịt nói riêng.
Theo nghiên cứu của Hudsky and Machalek (1981), mật độ chuồng nuôi
ảnh hưởng lớn đến khối lượng giết thịt của vịt Bắc Kinh nuôi ở Tiệp Khắc. Mật
độ nuôi 6 con/m
2
nền chuồng có khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi là cao nhất. Khối
lượng cơ thể 7 tuần tuổi của vịt Bắc Kinh nuôi ở nhiệt độ 20
0
C cao hơn 10% so
với nuôi ở nhiệt độ 30
0
C (Knust et al.1995).
Khi các yếu tố môi trường không thuận lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề
kháng, khả năng thu nhận thức ăn và từ đó ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển
của vật nuôi. Do đó cần đảm bảo chuồng nuôi có độ thông thoáng tốt, mật độ nuôi
dưỡng và chế độ chiếu sáng thích hợp để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Ngoài ra ẩm độ môi trường cũng có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của

gia cầm. Ẩm độ quá thấp sẽ làm tăng lượng bụi trong chuồng nuôi nên gia cầm
dễ mắc một số bệnh hô hấp, bệnh về mắt Mặt khác độ ẩm thấp còn làm da
khô, gầy yếu và khó chịu. Song nếu ẩm độ cao dễ làm gia cầm mắc bệnh đường
ruột, làm giảm khả năng tăng trưởng nhất là trong điều kiện nóng ẩm nước ta.
Kschischan (1995) cho biết khối lượng cỏ thể vịt trống và mái Bắc Kinh
nuôi thâm canh đạt 2437g và 2114g, cao hơn phương thức nuôi quảng canh đạt
tương ứng là 2209g và 2091g.
Như vậy, trong chăn nuôi vịt thịt, đặc biệt là những giống cao sản thì
ngoài yếu tố giống tốt, dinh dưỡng hợp lý là nhằm mục đích khai thác tối đa
tiềm năng sinh học về khả năng tăng khối lượng cơ thể của vịt, đồng thời tốc độ
tăng khối lượng cơ thể khác nhau qua các giai đoạn tuổi cho phép các nhà chăn
nuôi xác định thời điểm giết thịt cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hóa phức tạp từ khi phôi thai
được hình thành đến khi con vật thành thục về thể vóc. Để đánh giá sức sinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

trưởng của gia cầm người ta thường dùng các chỉ tiêu chính như: Sinh trưởng
tích lũy (khối lượng cơ thể), sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối và
đường cong sinh trưởng, Chambes (1990)
Vịt ông bà CV Super M có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân 0 - 8 tuần
tuổi của dòng trống là 56,05g/ngày, dòng mái là 52,74g/ngày (Dương Xuân Tuyển,
1998). Vịt Cỏ nuôi 75 ngày tuổi chỉ đạt 13,74g/ngày (Lê Xuân Đồng, 1994).
Lê Viết Ly và cs. (1998) công bố kết quả nghiên cứu sinh trưởng của nhóm
vịt Cỏ màu cánh sẻ cho biết: tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của con trống ở 3 tuần tuổi
là 8,31 g/con/ngày và ở 8 tuần tuổi là 18,05 g/con/ngày; của con

1.5. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của thủy cầm
Khả năng sinh sản của thủy cầm được thể hiện thông qua các tính trạng số

lượng như tuổi đẻ, năng suất trứng, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi và tiêu tốn thức
ăn/10 quả trứng.
1.5.1. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên
Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là một chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục,
chỉ tiêu này cũng là một yếu tố cấu thành năng suất, được tính toán dựa trên số
liệu của từng cá thể, phản ánh được mức độ biến dị của tính trạng. Tuổi đẻ quả
trứng đầu được xác định bằng số ngày tuổi kể từ khi nở đến khi đẻ quả trứng đầu
tiên. Đối với những đàn không theo dõi cá thể thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên
được tính từ khi toàn bộ đàn có tỷ lệ đẻ 5%.
Gudeil, Lerner và một số tác giả khác cho rằng: có các gen trên nhiễm sắc
thể giới tính cùng tham gia hình thành tính trạng này (dẫn theo Trần Đình Miêu
và Nguyễn Kim Đường, 1992) có ít nhất 2 cặp gen cùng quy định. Tuổi đẻ quả
trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng, các yếu tố môi trường, đặc biệt là
thời gian chiếu sáng, thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ trứng sớm.
Khối lượng cơ thể và cấu trúc thành phần cơ thể là những nhân tố ảnh hưởng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

đến tính thành thục của gia cầm mái, gia cầm càng nặng cân lại càng đẻ ít trứng,
nguyên nhân là do tồn tại nhiều bao noãn lấn át buồng trứng. Theo Brandsch and
Biilchel (1978), hệ số di truyền tính trạng tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của gà từ
0,15 - 0,14, giữa tuổi thành thục sinh dục và kích thước cơ thể có mối tương
quan nghịch, chọn lọc theo hướng tăng khối lượng trứng sẽ dẫn đến sự tăng khối
lượng cơ thể và tăng tuổi đẻ quả trứng đầu tiên.
Thời gian thay thế và ấp nở khác nhau trong năm cũng ảnh hưởng đến tuổi
đẻ của vịt, theo Hwang (1996) vịt Brown Tsaiya nở vào tháng 10 thường có tuổi
đẻ muộn hơn so với vịt nở vào các tháng khác trong năm, khi sử dụng cường độ
chiếu sáng mạnh thì kết quả lại ngược lại. Nguyễn Đức Trọng (2005) nghiên cứu
trên vịt CV. Super M khi thay thế đàn ở các mùa khác nhau trong năm thì tuổi đẻ
của vịt là khác nhau, tuổi đẻ của vịt dòng trống và dòng mái khi thay thế đàn vào

vụ đông xuân tương ứng là 175 và 160 ngày, khi thay thế đàn vào vụ xuân hè thì
tuổi đẻ tương ứng là 187 ngày và 165 ngày.
Phương thức nuôi có ảnh hưởng rõ rệt đến tuổi đẻ của vịt, kết quả nghiên
cứu trên vịt CV. Super M khi nuôi theo 2 phương thức là nuôi khô không có
nước bơi lội và nuôi có nước bơi lội cho thấy: Tuổi đẻ của vịt dòng ông và
dòng bà ở phương thức nuôi khô là 178 và 164 ngày, trong khi đó ở phương
thức nuôi nước tuổi đẻ tương ứng là 190 và 169 ngày (Nguyễn Đức Trọng,
2005). Dương Xuân Tuyển và cs. (2008) khi nghiên cứu ảnh hưởng của
phương thức nuôi khô và phương thức nuôi có nước đối với khả năng sinh sản
của vịt CV. Super M cho thấy có sự khác nhau về tuổi đẻ của vịt được nuôi
theo 2 phương thức khác nhau, vịt nuôi theo phương thức nuôi khô tuổi đẻ là
161 ngày sớm hơn so với vịt nuôi nước (182 ngày) là 21 ngày
1.5.2. Năng suất trứng của gia cầm
Năng suất trứng của gia cầm là chỉ tiêu chủ yếu của gia cầm hướng trứng,
nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục; là chỉ tiêu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

quan trọng của gia cầm hướng thịt hoặc kiêm dụng, đồng thời nó cũng là đặc
điểm sinh vật học quan trọng và là chỉ tiêu kinh tế, sử dụng trong việc sản xuất
trứng thương phẩm và trứng ấp để bổ sung đàn và sản xuất gia cầm con.
Năng suất trứng là một tính trạng di truyền số lượng, có hệ số di truyền
không cao, có biên độ dao động lớn. Theo Hutt (1978), hệ số di truyền năng suất
trứng của gà Lergohrn dao động trong khoảng 0,09 - 0,22; của gà Plymouth là
0,25 - 0,41. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), hệ số di truyền năng suất trứng gia
cầm là 12 - 30%.
Theo Hoàng Thị Lan và cs. (2005), hệ số di truyền năng suất trứng của
dòng trống T5 là 0,46; T1 là 0,43 và của dòng mái T6 là 0,55; T4 là 0,52.
Như vậy thì năng suất trứng không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền -
giống mà còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh khác.

Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng
Năng suất trứng chịu sự chi phối của các tập hợp gen khác nhau, các gen
quy định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường và bị hạn chế bởi giới
tính. Năng suất trứng được truyền lại cho đời sau từ bố mẹ và chịu ảnh hưởng
của 5 yếu tố di truyền cá thể là: tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ, thời gian
kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học, tính nghỉ đẻ mùa đông và tính ấp bóng.
Ngoài 5 yếu tố di truyền cá thể, sức đẻ trứng còn bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố khác nhau như giống, dòng, lứa tuổi, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, tiểu
khí hậu chuồng nuôi…
Tuổi gia cầm cũng ảnh hưởng đến năng suất trứng của nó. Ở vịt, sản
lượng trứng giảm dần theo tuổi, thường sản lượng trứng trung bình năm thứ hai
giảm 15 – 20% so với năm thứ nhất.
Mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trứng của vịt, mùa hè sức đẻ trứng
giảm xuống nhiều so với mùa xuân và đến mùa thu sức đẻ trứng lại tăng lên.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (1996), khi nuôi vịt thay thế CV-Super M trong

×