Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.84 KB, 79 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
* * * * * * * * *




LÊ THÀNH PHƯỚC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG
VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính - ngân hàng
Mã số ngành: 523402







04-2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ



KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
* * * * * * * * *




LÊ THÀNH PHƯỚC
MSSV: 1091360



NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG
VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính - ngân hàng
Mã số ngành: 523402

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TRẦN THỤY ÁI ĐÔNG





04-2014





i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu được thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện



Lê Thành Phước

LỜI CẢM TẠ


Sau gần 4 năm được học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ, với
những kiến thức quý báu mà thầy cô tận tâm truyền đạt; cùng với khoảng thời gian
thực tập được tiếp xúc, học hỏi nhiều kinh nghiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ, đã tạo điều kiện thuận lợi để em
hòan thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của quý thầy cô, trong suốt
khoảng thời gian qua. Đặc biệt là cô Trần Thụy Ái Đông, mặc dù bận nhiều công việc
nhưng cô vẫn giành thời gian để chỉ dẫn, góp ý tận tình để em hoàn thành bài luận

văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, các cô chú anh chị trong
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ đã hỗ
trợ và đóng góp nhiều ý kiến trong thời gian em thực tập.
Tuy nhiên, do những hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm, nên bài luận
văn này khó tránh được sơ sót. Mong sự góp ý xây dựng của quý Thầy Cô, để bài
luận văn thêm hoàn chỉnh hơn.
Sau cùng em kính chúc quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường
Đại học Cần Thơ cùng các cô chú, anh chị trong ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Cần Thơ nhiều sức khỏe và luôn thuận lợi trong
công việc.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện



Lê Thành Phước





ii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu được thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng với bất kỳ đề tài

nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện



Lê Thành Phước





iii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………
Ngày……tháng……năm 2014
Thủ trưởng đơn vị

(Ký và ghi rõ họ tên)




iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………
Ngày……tháng……năm 2014
Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)




v


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………
Ngày……tháng……năm 2014
Giáo viên phản biện

(Ký và ghi rõ họ tên)




vi

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
CHƯƠNG 2 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 4
2.1.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng 5
2.1.3 Đôi nét về tín dụng trung và dài hạn 6
2.1.4 Chất lượng tín dụng 8
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong phân tích tín dụng trung và
dài hạn 9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10
2.2.2 Phương pháp phân tích 11
CHƯƠNG 3 12
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ 12
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 12
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 12
3.1.2 Thành tựu nổi bật 12




vii

3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ 13
3.2.1 Quá trình hình thành 13
3.2.2 Cơ cấu tổ chức 14

3.2.3 Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng 17
3.2.4 Định hướng hoạt động trọng tâm năm 2014: 17
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ 19
4.1 SƠ LƯỢC VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2011-2013 19
4.1.1 Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, qua 3 năm 2011 – 2013 19
4.1.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, qua 3 năm 2011 – 2013 21
4.2 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ 27
4.2.1 Cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho hoạt động ngân hàng 28
4.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động 28
4.3 DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN
THƠ QUA 3 NĂM 2011-2013 33
4.3.1 Doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Việt Nam qua 3 năm 2011-2013 theo thành phần kinh tế 34
4.3.2 Doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Việt Nam (2011-2013) theo ngành nghề kinh doanh 35
4.4 DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN
THƠ QUA 3 NĂM 2011-2013 37
4.4.1 Doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Việt Nam qua 3 năm 2011-2013 theo thành phần kinh tế 37
4.4.2 Doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Việt Nam (2011-2013) theo ngành nghề kinh doanh 39





viii

4.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2011-2013 41
4.5.1 Dư nợ tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011-2013 theo thành phần
kinh tế 41
4.5.2 Dư nợ tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011-2013 theo theo ngành
nghề kinh doanh 43
4.6 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH CẦN THƠ 44
4.6.1 Dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ 44
4.6.2 Hiệu quả sử dụng vốn huy động trung và dài hạn 45
4.6.3 Hệ số thu nợ trung và dài hạn 46
4.6.4 Nợ xấu trung và dài hạn 47
4.6.5 Vòng quay tín dụng trung và dài hạn 54
4.6.6 So sánh các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn với mức
chuẩn lý tưởng cần đạt được 55
CHƯƠNG 5 57
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 57
5.1 CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI 57
5.2 GIẢI PHÁP 57

5.2.1 Về huy động vốn 57
5.2.2 Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn 58
CHƯƠNG 6 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
6.1 KẾT LUẬN 62
6.2 KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64




ix

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: So sánh kết quả đạt được với định hướng kế hoạch qua 3 năm (2011 –
2013) của NHNNo&PTNT VN chi nhánh Cần Thơ 20
Bảng 4.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT VN chi nhánh Cần
Thơ qua 3 năm (2011 – 2013) 23
Bảng 4.3: Vốn huy động tại NHNNo&PTNT VN chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm
(2011 – 2013) 30
Bảng 4.4: Doanh số cho vay tại NHNNo&PTNT VN - chi nhánh Cần Thơ qua 3
năm (2011-2013) 33
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NHNNo&PTNT VN chi
nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2011 – 2013) 34
Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh của NHNNo&PTNT
VN chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2011 – 2013) 36
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của NHNNO&PTNT VN -
chi nhánh Cần Thơ qua ba năm (2011-2013) 38
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh doanh của NHNNo&PTNN VN
– chi nhánh Cần Thơ qua ba năm (2011-2013) 39

Bảng 4.9: Dư nợ theo thành phần kinh tế của NHNNo&PTNN VN – chi nhánh
Cần Thơ qua 3 năm 2011 – 2013 42
Bảng 4.10: Dư nợ theo ngành nghề kinh doanh của NHNNo&PTNN VN – chi
nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2011 – 2013) 43
Bảng 4.11: Cơ cấu dư nợ của NHNNo&PTNN VN – chi nhánh Cần Thơ 45
Bảng 4.12: Hiệu quả sử dụng vốn huy động trung dài hạn 46
Bảng 4.13: Hệ số thu nợ trung dài hạn của NHNNo&PTNN VN – chi nhánh Cần
Thơ qua 3 năm (2011 – 2013) 47
Bảng 4.14: Nợ xấu trung và dài hạn theo thành phần kinh tế của NHNNo&PTNN
VN – chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2011 – 2013) 48
Bảng 4.15: Nợ xấu trung và dài hạn theo thành phần kinh tế của NHNNo&PTNN
VN – chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2011 – 2013) 49
Bảng 4.16: So sánh nợ xấu trung và dài hạn của NHNNo&PTNN VN – chi
nhánh Cần Thơ với hệ thống NHNNo&PTNT VN và toàn hệ thống ngân hàng
Việt Nam qua 3 năm (2011 – 2013) 52
Bảng 4.17: Tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn theo thành phần kinh tế của
NHNNo&PTNN VN – chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2011 – 2013) 52




x

Bảng 4.18: Tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn theo ngành nghề kinh doanh của
NHNNo&PTNN VN – chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2011 – 2013) 53
Bảng 4.19: Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn tại NHNNo&PTNN VN –
chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2011 – 2013) 54
Bảng 4.20: So sánh các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn với
mức chuẩn lý tưởng tại NHNNo&PTNT VN – chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm
(2011 – 2013) 55

Bảng 5.1: Các vấn đề tồn tại và giải pháp xử lý nhằm năng cao chất lượng tín
dụng trung và dài hạn tại tại NHNNo&PTNT VN – chi nhánh Cần Thơ 57
Bảng 5.2: Nhận định điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất giải pháp xử lý nhằm năng
cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNNo&PTNT VN – chi nhánh
Cần Thơ 60





xi

DANH SÁCH HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn thành phố Cần Thơ 14
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của
NHNNo&PTNTVN, chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011- 2013 25
Hình 4.2: Biểu đồ về cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho hoạt động ngân hàng của
NHNNo&PTNTVN, chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011- 2013 28
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn huy động theo thời hạn, qua 3 năm 2011 –
2013 của NHNNo&PTNTVN- chi nhánh Cần Thơ 30
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn trên tổng dư nợ tại
NHNNo&PTNTVN - chi nhánh Cần Thơ qua ba năm (2011-2013) 51




xii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNNo&PTNN VN : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam (Agribank)
TCTD : Tổ chức tín dụng
DN : Doanh nghiệp
Cty CP : Công ty cổ phần
Cty TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
CN, HKD : Cá nhân, hộ kinh doanh
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
DSCV : Doanh số cho vay
DSTN : Doanh số thu nợ
TDH : Trung và dài hạn
VHĐ : Vốn huy động
VCSH : Vốn chủ sở hữu
TPKT : Thành phần kinh tế
NNKD : Ngành nghề kinh doanh
NLNN : Nông lâm ngư nghiệp
CNCB : Công nghiệp chế biến
CNXD : Công nghiệp xây dựng
VTKB : Vận tải kho bãi
TD : Tiêu dùng
TM&DV : Thương mại dịch vụ





1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền kinh tế nước ta đang phát triển lên một cấp độ mới - nền kinh tế hội
nhập. Cùng với sự nghiệp phát triển của đất nước, các ngân hàng thương mại
(NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi
mặt, cả về qui mô lẫn chất lượng; đóng góp tích cực trong sự nghiệp Công
nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Trong giai đoạn này, phải đầu tư nhiều để
phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, tạo nền tảng cho sự phát triển vững chắc.
Các tổ chức kinh tế - các doanh nghiệp cần đầu tư mua sắm tài sản cố định, mở
rộng cơ sở sản xuất, đầu tư theo chiều sâu nhằm hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ,
hoàn thành và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của xã hội. Vì vậy để thực hiện được điều này, các tổ chức kinh tế cần đến
một lượng vốn khá lớn và khoảng thời gian tương đối dài. Bên cạnh nguồn vốn
tự có của các tổ chức kinh tế, thì vốn vay ngân hàng thông qua hoạt động tín
dụng trung dài hạn của NHTM luôn là nguồn tài trợ, bổ sung nguồn vốn cần
thiết. Vì vậy tín dụng trung và dài hạn đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng
nhu cầu vốn đầu tư, tiếp tục thúc đẩy đất nước phát triển.
Hoạt động của NHTM nổi bật là hoạt động tín dụng với vị trí chủ đạo, luôn
chiếm tỷ trọng cao (khoảng 80%) trong thu nhập của ngân hàng. Hoạt động tín
dụng thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân
chuyển, phân bổ và sử dụng hợp lý, kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền
vững. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng - trong đó có cả tín dụng trung và dài hạn là
lĩnh vực có nhiều rủi ro với thời gian đầu tư dài và giá trị lớn - không chỉ ảnh
hưởng đến bản thân một ngân hàng mà còn phản ứng dây chuyền từ ngân hàng
này đến ngân hàng khác, ảnh hưởng lan rộng đến nền kinh tế của một nước. Vì
vậy mà sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động tín dụng, luôn được
các nhà quản trị quan tâm cân nhắc. Cũng như các NHTM khác, là một mắc xích

quan trọng trong hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế, ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNNo& PTNT VN) luôn đặt ra cho mình một
nhiệm vụ hết sức quan trọng, là hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, hoàn thiện và
phát huy vai trò hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn nhằm
đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết cho một đất nước trên đà phát triển như Việt Nam,
tiến đến duy trì sự phát triển bền vững, nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh
doanh cũng như thực hiện tốt hơn vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường,
hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đề ra. Nhận thức
được tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao
chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu.




2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHNNo& PTNT VN, chi
nhánh Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013, qua đó làm rõ những điểm
mạnh và những mặt hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân; đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

-
Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân
hàng qua 3 năm, từ năm 2011 - 2013.
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của NHNNo&

PTNT VN, chi nhánh Cần Thơ, qua 3 năm 2011, 2012, 2013.
- Qua các chỉ số đo lường chất lượng tín dụng (doanh số cho vay, doanh số
thu nợ, dư nợ, hiệu suất sử dụng vốn, tỷ lệ nợ xấu,…) tiến hành đánh giá hoạt
động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đã phân tích.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
trung và dài hạn tại NHNNo& PTNT VN, chi nhánh Cần Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại
NHNNo& PTNT VN, chi nhánh Cần Thơ.

1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01/2014 cho đến tháng 04/2014.

Số liệu được sử dụng để phân tích trong đề tài chủ yếu thu tập trong ba năm
gần nhất, từ 2011 đến 2013.

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu


Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại
NHNNo& PTNT VN - chi nhánh Cần Thơ, trong 3 năm từ 2011 – 2013.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Huỳnh Thị Diệu Linh (2013), “Báo cáo phân tích ngành Ngân hàng”
năm 2012, Phòng phân tích- Công ty cổ phần Chứng khoán Phương Nam. Kết
quả nghiên cứu:
+ Phân tích thực trạng về hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam
trong năm 2012.





3

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngành ngân hàng.
+ Đưa ra những dự báo về triển vọng phát triển của ngành ngân hàng trong
thời gian tới.
Đề tài sử dụng phương pháp so sánh: số liệu tương đối và tuyệt đối. Phương
pháp thống kê mô tả, hệ thống hoá dữ liệu qua các biểu bảng và đồ thị để phân
tích.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tương đối rộng, bao quát toàn cảnh ngành
ngân hàng. Do bài nghiên cứu được tiến hành bởi bộ phận phân tích của công ty
chứng khoán, xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu thị trrường để đưa ra định hướng
đầu tư, nên bài viết tập trung phân tích thực trạng, nguyên nhân và dự báo xu
hướng chung của ngành ngân hàng, không đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt
động tín dụng của một ngân hàng cụ thể, và cũng chưa có định hướng về các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho ngành ngân hàng.
- Đồng Chung Chính (2013), luận án“Chất lượng hoạt động tín dụng tại
ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu:
luận án đã xác định chiều hướng và mức độ tác động của các thành phần chất
lượng dịch vụ tín dụng đến sự hài lòng của khách hàng trên cơ sở mô hình nghiên
cứu được xây dựng. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối
với chất lượng dịch vụ tín dụng tại các chi nhánh của VietinBank - Khu vực
Đồng Bằng Sông Hồng, bao gồm: Sự đáp ứng, sự tin cậy và hồ sơ tín dụng. Luận
án đã đề xuất hệ thống các giải pháp khá toàn diện nhằm nâng cao chất lượng
dịch vụ tín dụng cho các chi nhánh của VietinBank tại khu vực Đồng Bằng Sông
Hồng, bao gồm: nâng cao khả năng đáp ứng dịch vụ của VietinBank; nâng cao sự
tin cậy trong cung cấp dịch vụ của VietinBank; cải thiện các thủ tục trong hồ sơ
tín dụng của VietinBank và cải thiện sự đảm bảo trong việc cung cấp dịch vụ tín

dụng của VietinBank. Luận án tiến hành nghiên cứu, thu thập và phân tích trên
số liệu sơ cấp, phản ánh chất lượng tín dụng thông qua mức độ hài lòng của
khách hàng. Tuy nhiên, luận án chưa đi sâu vào chất lượng tín dụng trung và dài
hạn, mà nghiên cứu bao quát về hoạt động tín dụng, bao gồm cả tín dụng ngắn
hạn, trung và dài hạn. Các kết quả nghiên cứu của luận án, cũng hướng tới những
giải pháp hoàn thiện chất lượng tín dụng mà đề tài đang quan tâm nghiên cứu.





4

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại
2.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại
''Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng bằng cách huy động vốn tức là nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá, rồi
sử dụng vốn huy động đó vào nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, làm dịch vụ thanh
toán và cung ứng ịch vụ ngân hàng cho tất cả các doanh nghiệp (DN), các tổ
chức kinh tế và cá nhân'' [Theo Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, giáo trình Tiền
Tệ Ngân Hàng (2010, trang 38)].
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới thì NHTM là một
doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng. Cụ thể
theo Peter S.Rose định nghĩa: ''Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp
một danh mục các dịch vụ tài chính da dạng nhất-đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm
và các dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất
kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.''

Theo luật các tổ chức tín dụng (2010) của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam định nghĩa: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất
cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của
Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Theo đó, luật cũng định nghĩa ''Hoạt động
ngân hàng là việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số các
nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua
tài khoản.''
2.1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính: với hoạt động
chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại tổ chức
và cá nhân trong nền kinh tế:
- Nhóm thứ nhất gồm các cá nhân, tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là
chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người
cần bổ sung vốn;
- Nhóm thứ hai bao gồm các cá nhân, tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức
là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và
do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Sự tồn tại hai loại tổ chức và cá nhân trên hoàn
toàn độc lập với ngân hàng.




5

Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ hai sang nhóm thứ nhất nếu cả
hai cùng có lợi. Ngân hàng thương mại đã thực hiện chức năng này, do vậy nó đã
làm tăng tiết kiệm cho việc đầu tư.
Ngân hàng thương mại là một trung gian thanh toán: Ngân hàng trở thành
trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách
hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để việc thanh

toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách
hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ
thu,…
Cung ứng dịch vụ ngân hàng: với hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng rãi
khắp trong và ngoài nước; trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, thu
nhận nắm bắt được nhiều thông tin kinh tế tài chính, tiền tệ diễn biến trên thị
trường; các NHTM tham gia cung ứng các dịch vụ có liên quan đến hoạt động
ngân hàng như dịch vụ tư vấn, chuyển tiền, môi giới chứng khoán, môi giới bất
động sản,…
2.1.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng
2.1.2.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm).
Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu
sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị
lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
Tín dụng là sự ra đời, phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản
xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay
mượn và có hoàn trả. Tín dụng có thể được hiểu theo những định nghĩa sau:
- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được thể hiện dưới hình thái
tiền hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi
sau một thời gian nhất định.
- Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng
vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên trong đó một bên
(trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán… dựa vào lời
hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái - người cho vay), (Thái
Văn Đại, giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh NHTM, [2012, Trang 36]).
Có rất nhiều khái niệm về tín dụng nhưng tổng quan có thể hiểu tín dụng là
mối quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó
người vay phải trả cho người cho vay cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định

theo những điều khoản đã được thõa thuận trước.




6

2.1.2.2 Phân loại tín dụng
a. Theo thời hạn
Tín dụng ngắn hạn: Là khoản tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng, nhằm bổ
sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các DN và nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
Tín dụng trung hạn: Thời hạn khoản tín dụng nằm trong khoảng từ 12 – 60
tháng, được cung cấp để đầu tư tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở
rộng và xây dựng các công trình vừa và nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: Bao gồm các khoản tín dụng có thời hạn tín dụng trên 60
tháng, nhằm cung ứng vốn đầu tư xây dưng cơ bản, xây dựng xí nghiệp mới, cải
tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn.
b. Theo mục đích sử dụng vốn
Tín dụng phục vụ sản xuất lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng được cấp
cho các chủ thể kinh doanh nhằm hỗ trợ vốn để mở rộng hoạt động sản xuất và
lưu thông hàng hóa.
Tín dụng tiêu dùng: Là loại hình tín dụng đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng
của cá nhân. Mục đích là hỗ trợ cải thiện đời sống vật chất, sinh hoạt cho các
thành viên trong xã hội. Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng, tín dụng tiêu dùng có
2 loại: cấp tín dụng bằng tiền và cấp tín dụng bằng hàng hóa.
c. Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
Tín dụng không có đảm bảo (tín dụng tín chấp): Là loại tín dụng được cấp
không có giá trị vật tư, hàng hóa, hoặc tài sản làm đảm bảo trực tiếp mà chỉ dựa
trên uy tín, sự tín nhiệm của cá nhân, tổ chức tín dụng đối với bên nhận tín dụng.
Tín dụng có đảm bảo: Là loại tín dụng được thực hiện khi người đi vay có

khối lượng hàng hóa, tài sản tương đương được dùng trực tiếp để đảm bảo cho
món vay, được thực hiện dưới các hình thức sau: Cho vay thế chấp, cho vay cầm
cố hoặc bảo lãnh, hay dưới dạng thuê mua.
2.1.3 Đôi nét về tín dụng trung và dài hạn
2.1.3.1 Khái niệm
Tín dụng trung, dài hạn là các khoản tín dụng thường đáp ứng nhu cầu về
tài sản cố định, thành lập doanh nghiệp mới, mua lại doanh nghiệp đang hoạt
động, tài trợ cho các dự án,…Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tín dụng
trung hạn được hiểu là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được sử dụng để
thực hiện các dự án đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống.
Tín dụng trung hạn đựơc cấp cho khách hàng để mở rộng cải tạo, khôi phục,
hoàn thiện, hợp lý hoá công trình công nghệ và quy trình sản xuất. Tín dụng dài
hạn là loại tín dụng có thời hạn hoàn vốn trên 5 năm trở lên, được sử dụng để




7

thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
Hình thức tín dụng này thường được NHTM cấp cho khách hàng nhằm hỗ trợ
việc xây dựng mới, mở rộng, hoàn thiện quy trình công nghệ, quy trình xản suất.
2.1.3.2 Đặc điểm tín dụng trung và dài hạn
Tín dụng trung và dài hạn chủ yếu hình thành nên nguồn vốn đầu tư tài sản
cố định, do đó giá trị khoản vay lớn.
Tín dụng trung và dài hạn có thời gian đầu tư dài nên mức độ rủi ro cao.
2.1.3.3 Đối tượng cho vay của tín dụng trung và dài hạn
Đối tượng cho vay trung, dài hạn là toàn bộ các chi phí cấu thành trong tổng
mức vốn đầu tư của các dự án xây dựng mới, mở rộng cải tạo công nghệ,
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, đối tượng cho vay trung dài hạn là các

công trình, hạng mục công trình hoặc các dự án đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản
cố định của các đơn vị kinh tế có kế hoạch tốt, xác thực và tổng dự toán đã được
cấp thẩm quyền phê duyệt.
2.1.3.4 Sự cần thiết của tín dụng trung dài hạn
Trước sức ép cạnh tranh để tồn tại và phát triển, nhu cầu tín dụng trung dài
hạn tất yếu phát sinh, do các tổ chức kinh tế - các doanh nghiệp luôn tìm cách
phát triển mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, liên tục cải tiến phát triển sản
phẩm, Đặc biệt, đối với nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong tiến trình hội
nhập thì nhu cầu về vốn xây dựng cơ bản là rất lớn. Trước áp lực về mặt thời
gian, trong lúc vốn tự có của các đơn vị kinh tế chưa tích luỹ được nhiều; thêm
vào đó, bối cảnh kinh tế nhiều biến động làm tâm lý các nhà đầu tư trực tiếp trở
nên dè dặt hơn. Vì vậy các tổ chức kinh tế khi tiến hành đầu tư các kế hoạch
phát triển trung và dài hạn, chủ yếu phải tự dựa vào nguồn vốn tự có và bộ phận
vốn chủ yếu còn lại phải huy động (phát hành giấy tờ có giá) hoặc dựa vào sự tài
trợ của hệ thống ngân hàng.
Vay vốn trung dài hạn ở ngân hàng, doanh nghiệp có thể giữ vững được
quyền tự chủ và khả năng kiểm soát độc lập được hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình mà không bị pha loãng quyền kiểm soát doanh nghiệp với các cổ đông
mới, so với trường hợp phát hành thêm cổ phiếu mới để huy động thêm vốn.
Trong trường hợp phát hành trái phiếu, không phải doanh nghiệp nào khi cần
huy động vốn trung dài hạn, chỉ cần bán trái phiếu là có người mua ngay mà còn
tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác (uy tín của doanh nghiệp trên thị trường). Các
nhà đầu tư chỉ tiến hành mua trái phiếu của doanh nghiệp khi họ thật sự tin
tưởng vào khả năng hoạt động của doanh nghiệp; song, yếu tố này không phải
bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có được. Do vậy, trong kế hoạch kinh doanh




8


trung và dài hạn, các cá nhân tổ chức trong nền kinh tế vẫn có nhiều lựa chọn bổ
sung nguồn vốn thông qua hình thức tín dụng trung dài hạn tại các ngân hàng.
2.1.3.5 Các hình thức tín dụng trung và dài hạn
a. Tài trợ bằng tiền
Cung ứng và tài trợ vốn cho các các cá nhân, tổ chức với các khoản cấp tín
dụng bằng tiền. Phương thức này hỗ trợ vốn trong trường hợp doanh nghiệp có
nhu cầu vốn để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật công nghệ,…
Phương thức này có kỳ hạn điều chỉnh linh hoạt phù hợp chu kỳ sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
b. Tài trợ bằng tài sản thuê mua
Trên cơ sở thỏa thuận của hợp đồng giữa người cho thuê – chủ sở hữu tài
sản (NH) và người thuê (khách hàng). Theo đó bên cho thuê cho phép bên thuê
được quyền sử dụng tài sản cho những mục đích nhất định, trong khoản thời
gian nhất định. Bên thuê có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng trong
suốt thời hạn thuê. Kết thúc hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu khi
quyết định mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê hoặc giao trả lại tài sản lại cho
bên cho thuê theo điều kiện thõa thuận. Phương thức này chủ yếu đáp ứng nhu
cầu mở rộng đầu tư mua, đổi mới thiết bị máy móc, trang thiết bị cho các doanh
nghiệp có kế hoạch đổi mới công nghệ, tăng qui mô sản xuất kinh doanh. Đặc
biệt phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không đủ điều kiện
vay vốn ngân hàng. Đối với ngân hàng, đây là phương thức cấp tín dụng trung
và dài hạn ít rủi ro. Xét về pháp lý, quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về bên cho
vay – NH. NH có quyền kiểm tra giám sát tài sản thậm chí thu hồi lại tài sản nếu
khách hàng vay có biểu hiện sai trái với các điều khoản hợp đồng.
2.1.4 Chất lượng tín dụng
2.1.4.1 Chất lượng
Trong môi trường cạnh tranh, cũng như các tổ chức kinh tế khác, NH muốn
đứng vững trong hoạt động kinh doanh thì việc cải thiện chất lượng luôn là điều
tất yếu. Trong ba yếu tố tác động nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của

ngân hàng bao gồm chất lượng, giá cả và số lượng dịch vụ ngân hàng cung ứng,
thì chất lượng là yếu tố quan trọng nhất. Bởi theo quan điểm học giả người Nhật
K. Ishikawa (1950) thì “Chất lượng là sự thõa mãn nhu cầu người sử dụng với
chi phí thấp nhất”. Khi dịch vụ của ngân hàng có chất lượng, ngân hàng sẽ có
lợi thế về giá, sức cạnh tranh cao và phát triển số lượng dịch vụ cung ứng.
2.1.4.2 Chất lượng tín dụng
Tín dụng là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho
ngân hàng, tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng thực hiện tốt hoạt động




9

này trước những khó khăn về huy động vốn, thu hồi xử lý nợ, tìm kiếm phương
án, dự án khả thi để cấp tín dụng,… Do đó vấn đề nâng cao chất lượng hoạt
động tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng trung dài hạn là rất cần thiết. Qua
đó giúp ngân hàng đánh giá lại các hoạt động của mình, có giải pháp kịp thời
điều chỉnh, nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển.
Theo Hiệp hội tiêu chuẩn hóa Pháp – tiêu chuẩn NFX50-104: “Chất lượng
là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu
của người sử dụng”; Theo đó, nếu quy rộng nghĩa thì chất lượng tín dụng là sự
đáp ứng u cầu của khách hàng bao gồm cả khách hàng gửi và vay tiền, phù
hợp với điều kiện kinh tế, tương thích với các đặc thù của ngân hàng, đảm bảo
sự sinh tồn và phát triển của ngân hàng.
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong phân tích tín
dụng trung và dài hạn.
2.1.5.1 Doanh số cho vay
Phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH cho khách hàng vay trong khoản
thời gian nhất định, bao gồm cả khoản đã thu hồi và chưa thu hồi.

2.1.5.2 Doanh số thu nợ
Là tất cả các khoản thu nợ NH thu về, khơng phân biệt thời điểm cho vay.
2.1.5.3 Dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ
Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà NH đã cho vay và chưa thu được vào
một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, NH sẽ so sánh giữa hai chỉ
tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

100% x
nợ dư Tổng
hạndài và trung nợ Dư
(%) hạndài và trung nợ Dư 

Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời gian, nhằm giúp cho
ngân hàng xác định cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lí hay chưa để có giải pháp
điều chỉnh kịp thời.
2.1.5.4 Nợ xấu trung và dài hạn
100%x
hạndài và trung nợ Dư
hạndài và trung xấu Nợ
(%) hạndài và trung xấụ nợ lệ Tỷ 

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro cho vay cũng
như hiệu quả tín dụng của NH. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng
càng kém và ngược lại.




10


2.1.5.5 Hệ số thu nợ trung và dài hạn
Hệ số này đánh giá cơng tác thu hồi nợ từ các khoản đã cho vay của ngân
hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định,
ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng lớn càng chứng tỏ
khả năng thu hồi nợ càng tốt. Cơng thức tính:
100% x
hạndài và trung vay cho số Doanh
hạndài và trung nợ thu số Doanh
(%) hạndài và trung nợ thu số Hệ 

Hệ số thu nợ biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
2.1.5.6 Vòng quay tín dụng trung và dài hạn

quân bình hạndài và trung nợ Dư
hạndài và trung nợ thu số Doanh
(vòng) dụng tín vốn quay vòng số Hệ 

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng tổ chức quản lí vốn tín dụng; đo lường tốc
độ ln chuyển vốn tín dụng của NH, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng
nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của
NH quay càng nhanh, ln chuyển liên tục. Đặc trưng của tín dụng trung dài hạn
với các khoản cho vay từ 1 năm trở lên, nên vòng quay này xét theo năm sẽ có
giá trị bé hơn 1.
2.1.5.7 Hiệu suất sử dụng vốn huy động trung và dài hạn



Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả của việc dùng vốn huy động trung
dài hạn để đầu tư cho vay trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng. Chỉ số này thấp
cho thấy ngân hàng chưa sử dụng hết vốn huy động, còn chỉ số này cao cho thấy

ngân hàng tận dụng vốn vay hiệu quả. Theo quy định của NHNN, thì hiệu suất sử
dụng vốn huy động của NHTM khơng vượt q 80%.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu của đề tài được thu thập chủ yếu là số liệu thứ cấp từ các báo cáo
tài chính của ngân hàng và những thơng tin thu thập từ sách, báo, giáo trình,
website có liên quan trong q trình phân tích.

Hiệu suất sử dụng vốn huy
động trung và dài hạn (%)
Dư nợ trung và dài hạn

=

Vốn huy động trung dài hạn
x100




11

2.2.2 Phương pháp phân tích

2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Tổng hợp số liệu, trình bày hệ thống hóa thông tin qua các biểu bảng, đồ thị
trong khi phân tích vấn đề.
2.2.2.2 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu

kinh tế.

01
yyy 

Trong đó:

0
y
: chỉ tiêu năm trước (năm chọn làm năm gốc để so sánh)

1
y
: chỉ tiêu năm sau

y

: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu về các chỉ tiêu trong năm đang
xét với số liệu năm trước được chọn làm gốc so sánh, theo dõi sự biến động và
tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp giải
quyết vấn đề.
2.2.2.3 Phương pháp so sánh bằng số tương đối
So sánh bằng số tương đối là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần
hoặc phần trăm phản ánh tình hình biến động của sự kiện.
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các
chỉ tiêu kinh tế.
%100
1
01




F
FF
F

Trong đó:

0
F
: chỉ tiêu năm trước.

1
F
: chỉ tiêu năm sau.

F
: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế
trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và
so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó xác định được nguyên nhân
và kết hợp các kiến thức, vận dụng tư duy tổng hợp để đề xuất giải pháp giải
quyết.

×