1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
MSSV: 6106428
GIÁ TRỊ TIỂU THUYẾT
GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ng
ữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: ThS. GV. LÊ THỊ NHIÊN
C
ần Thơ, năm 2013
2
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. L
ịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Ph
ạm vi nghiên cứu
5. Ph
ương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam thời kì bao cấp
1.2 Vài nét khái quát v
ề tiểu thuyết Việt Nam
1.2.1 Khái ni
ệm và đặc điểm tiểu thuyết
1.2.2
Đặc điểm tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới
1.3 Khái quát v
ề tác giả - tác phẩm
1.3.1 Tác gi
ả
1.3.2 Tác phẩm Gia đình bé mọn
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TÁC PHẨM
GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN
2.1 Một số biểu hiện tiêu cực trong xã hội thời bao cấp
2.2 V
ấn đề nữ quyền
2.3 Bi k
ịch của người phụ nữ
2.3.1 Bi kịch của hạnh phúc gia đình – sự đổ vỡ và mất mát trong tâm hồn người phụ
n
ữ
2.3.2 Bi kịch của người phụ nữ khi bị xa lánh, bỏ rơi
2.3.3 Tâm tr
ạng giằng xé giữa tình yêu và tình mẫu tử
2.3.4 Khát vọng tình yêu và nghĩa vụ gia đình
2.4 S
ức mạnh vươn lên của người phụ nữ
3
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM
GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN
3.1 Ngôn từ nghệ thuật sinh động, đa dạng
3.2 Ngh
ệ thuật xây dựng nhân vật
3.3 Gi
ọng điệu linh hoạt, đa thanh
3.4 Không gian và th
ời gian nghệ thuật
3.4.1 Không gian ngh
ệ thuật
3.4.2 Th
ời gian nghệ thuật
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LI
ỆU THAM KHẢO
M
ỤC LỤC
4
PHẦN MỞ ĐẦU
6. Lí do chọn đề tài
Nền văn học Việt Nam sau năm 1975 là một nền văn học có nhiều đổi mới. Công
cu
ộc đổi mới toàn diện được Đảng khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đã đặt ra vấn
đề “đổi mới nền văn học cũng là một yêu cầu bức thiết” [5; tr.3]. Xuất phát từ điều đó,
v
ăn xuôi Việt Nam những năm 80 xuất hiện nhiều tác phẩm viết về sự mưu cầu hạnh
phúc cá nhân và n
ỗi khát khao tình yêu đôi lứa. Đây là chủ đề được khai thác rất hạn
ch
ế trong văn học Việt Nam từ trước đến nay do nhiều nguyên nhân. Trong hàng loạt
tác ph
ẩm của Lê Lựu, Nhật Tuấn, Dạ Ngân, Ngô Thị Kim Cúc, Tạ Duy Anh, Ma Văn
Kháng, D
ương Hướng,…các nhà văn đã hòa mình vào dòng văn học chung của dân
t
ộc, đó là quan tâm đến hạnh phúc cá nhân, phản ánh những mặt riêng tư nhất, đời
th
ường nhất của con người, không đặt vấn đề phải hi sinh hạnh phúc cá nhân cho sự
nghi
ệp lớn lao nữa, mà đặt vấn đề: trong khi xây dựng sự nghiệp lớn lao kia, không
nên b
ỏ qua hạnh phúc cá nhân.
Trong ti
ến trình chung của nền văn học nước nhà, văn học đồng bằng sông Cửu
Long c
ũng có những đổi mới đáng kể về cả nội dung lẫn hình thức. Đồng bằng sông
C
ửu Long là vùng đất mới, đất lành nên vừa có thể sinh ra những cây bút thực sự tài
n
ăng như Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng, Lê Chí, Trang Thế Hy, vừa có thể quy tụ
được những cây bút đến từ các vùng miền khác như Hồ Tĩnh Tâm, Mường Mán,… .
Đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ có tài năng như Lý Lan, Dạ Ngân, Song
H
ảo, Nguyễn Ngọc Tư, Đinh Thị Thu Vân,… đã đem đến một luồng sáng mới cho nền
v
ăn học khu vực.
Ở đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu một cây bút nữ ở đồng bằng sông
C
ửu Long đang gây được tiếng vang mạnh mẽ trên văn đàn văn học, đó là nhà văn Dạ
Ngân. D
ạ Ngân sáng tác từ những năm 80 của thế kỷ XX, có được nhiều tác phẩm có
giá tr
ị và dựng thành phim. Đặc biệt là truyện ngắn Con chó và vụ ly hôn (1990) được
d
ư luận chú ý khi những chuyện thầm kín, nhạy cảm của đời sống vợ chồng, mẫu hình
ng
ười phụ nữ đi tìm hạnh phúc cá nhân được một nhà văn nữ nêu lên một cách thẳng
th
ắn, bộc trực. Dạ Ngân là một cây bút cùng thời với các nữ sĩ trẻ như: Nguyễn Thị
Thu Hu
ệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan,… thế nhưng trong thời điểm đó, cái
tên D
ạ Ngân chưa thực sự được chú ý nhiều trên văn đàn. Song “văn chương phải là
cu
ộc chạy marathon, đường dài mới biết được sức ngựa” [19; tr.1], Dạ Ngân vẫn giữ
5
vững ngòi bút của mình. Nhà văn miệt vườn ấy đã chứng minh được sức bền của mình
trong sáng t
ạo nghệ thuật khi lần lượt cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị tiêu biểu
nh
ư: Trên mái nhà người phụ nữ, Con chó và vụ ly hôn, Thợ vẽ truyền thần, Miệt
v
ườn xa lắm, Gia đình bé mọn,…. Huỳnh Như Phương trong bài viết “Văn chương
n
ữ giới – một cách thể hiện ở đời” đã khẳng định: “Qua văn chương, người phụ nữ
không mu
ốn để cho nam giới độc quyền kết luận về ý nghĩa cuộc đời này, độc quyền
đau khổ trước những bi kịch và độc quyền tìm cách ứng phó với bi kịch đó.” [16;
tr136]. Tiêu bi
ểu cho lời phát biểu trên, tác phẩm Gia đình bé mọn – “cuốn tiểu thuyết
quan tr
ọng” của Dạ Ngân thật sự đã gây dấu ấn trên văn đàn lúc bấy giờ khi mà những
v
ấn đề về số phận của người phụ nữ, những chuyện thầm kín khó nói, những bi kịch
đầy sóng gió được nhà văn phơi bày ra một cách thẳng thắn, bộc trực có phần táo bạo.
Tác ph
ẩm chứa đựng nhiều vấn đề có sức “nóng”, tái hiện được hiện thực sống
động về bức tranh xã hội thời hậu chiến, vấn đề hạnh phúc gia đình, những khát khao,
ti
ếng nói của nữ giới và những ràng buộc trong mối quan hệ với gia tộc, xã
h
ội,…Nghiên cứu đề tài: Giá trị tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, chúng tôi
đi sâu vào những vấn đề mà nhà văn đã tái hiện, cũng như những thành công đáng kể
v
ề cả nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Qua đó có cái nhìn mới mẻ về văn phong
c
ủa một nhà văn nữ và hơn hết là quan niệm của nhà văn về cuộc sống.
7. Lịch sử vấn đề
Đề tài Giá trị tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân nghiên cứu những nét
đặc sắc về giá trị của tác phẩm thông qua nội dung và nghệ thuật. Đó là bối cảnh xã
h
ội thời bao cấp, vấn đề nữ quyền, những bi kịch của người phụ nữ đang nhức nhối
trong c
ảnh thời bình của đất nước vừa mới kết thúc chiến tranh. Mặc dù tác phẩm đi
vào khai thác nh
ững vấn đề có phần xưa cũ nhưng vẫn có một chỗ đứng vững chắc
trong lòng b
ạn đọc với vị thế không dễ trộn lẫn với muôn vàn tác phẩm khác. Gia đình
bé m
ọn mặc dù có những thành công nhất định, song trên thực tế việc phê bình, nghiên
c
ứu, tìm hiểu tác phẩm chỉ mới dừng lại ở các bài điểm sách, những tin vắn về việc in
n
ối bản tiểu thuyết cùng một số cuộc phỏng vấn và viết chân dung nhà văn. Người đọc
tìm
đến Dạ Ngân thông qua sức ảnh hưởng về những thành công mà tác phẩm đã đạt
được cũng như một vài lời ưu ái của một số tác giả nổi tiếng khác dành cho tác phẩm.
Trong nh
ững trang cuối cuốn tiểu thuyết của Nhà xuất bản Phụ nữ (2006), có trích dẫn
6
bốn lời bình cũng như là bốn bài viết bàn về nhiều vấn đề xung quanh tác phẩm Gia
đình bé mọn.
Bài vi
ết Cảm ơn Dạ Ngân của Hoàng Thị Quỳnh Nga được viết tại Hà Nội vào
tháng 8 n
ăm 2005. Hoàng Thị Quỳnh Nga đã bày tỏ tình cảm chân thành, biết ơn của
mình
đến Dạ Ngân khi mà những khát vọng yêu đương bản năng của người phụ nữ
được nhà văn như nói thay cho riêng mình và nói chung cho tất cả bao nhiêu người
ph
ụ nữ khác khi mà đêm đêm chờ đợi người thương với bao điều nhạy cảm khó nói.
Trong bài vi
ết này, tác giả đã đưa ra nhiều nhận định: “Nhưng có lẽ điều thành công
c
ủa Dạ Ngân ở cuốn sách này là khả năng miêu tả sâu sắc và tinh tế những cảm giác,
c
ảm xúc rất phụ nữ của Tiệp khi được nghĩ về Đính và được sống bên Đính – người
tình c
ủa nàng, cũng như tâm trạng dằn vặt đến quặn thắt của một người mẹ luôn mặc
c
ảm không sống hết mình cho con. Chính sự bấp bênh, mâu thuẫn ấy là mảnh đất tốt
để Dạ Ngân thể hiện sở trường của mình: nắm bắt và miêu tả cảm giác của nhân vật.”
[13; tr.298]. Hay “
Một trong những điểm thành công nhất của Dạ Ngân có lẽ là những
đoạn miêu tả tâm trạng giằng xé ấy.” [13; tr.303]. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra
nh
ững vấn đề chưa hay trong tác phẩm ở mười chương đầu và tâm lý của hai nhân vật
Thu Thi và V
ĩnh Chuyên chưa thật khớp với lứa tuổi: “Thêm vào đó, việc sử dụng quá
nhi
ều ngôn ngữ địa phương đôi khi gây khó hiểu và cảm giác xa lạ cho người đọc. Tôi
l
ật lật từng trang sách và thấy mình bị lạc giữa một vùng đất không trù phú và không
kì bí nh
ư người đời vẫn ca ngợi, tai bị ù đi vì những “nầy, chớ, vầy, rỉ rả, chụp
gi
ựt…”, mắt hoa lên không hiểu cô nhà văn này định làm gì. Chỉ đến phần thứ mười,
câu chuy
ện mới thực sự đi vào mạch chảy của nó và Dạ Ngân mới thực sự là giọt bạc
long lanh tr
ở lại trong tôi với những trang viết sâu lắng, đằm thắm, xúc động về cảm
giác và thân ph
ận của nhân vật.” [13; tr.307]. Nhìn chung, bài viết đã phản ánh được
khá sâu m
ột vài nội dung cơ bản, đặc biệt là phát hiện ra được nghệ thuật miêu tả tâm
lý
đặc sắc của tác phẩm. Những vấn đề nhức nhối, những tâm trạng của nhân vật được
tác gi
ả khơi gợi ra bằng sự cảm nhận của mình. Thế nhưng bài viết đôi khi hơi thiên
l
ệch về cảm xúc, cảm tính. Đặc biệt là những đoạn nói về những cảm xúc của nhân vật
M
ỹ Tiệp. Mặt khác, bài viết nhìn chung chưa đi hết phần nội dung trọng tâm của tác
ph
ẩm mà chỉ khơi lại những vấn đề mà tác giả quan tâm và thích thú.
Trong bài
Chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt trong Gia đình bé mọn của Nhật
Tu
ấn ngày 28 tháng 8 năm 2005, tác giả rút ra từ tác phẩm những vấn đề về xã hội,
7
đặc biệt là nhân vật chính – Mỹ Tiệp “Vậy nhưng chớ nên cho rằng nàng đã dâng hiến
h
ết cho tình yêu mà bỏ bê con cái. Ngược hẳn thế, trong dông bão của cuộc đời, nàng
xù cánh nh
ư con gà mẹ bảo bọc đám gà con…”. Bên cạnh đó, tác giả đã nhận định:
“
Gia đình bé mọn của Dạ Ngân thực sự là một cuốn tiểu thuyết được diễn đạt bằng
th
ứ ngôn ngữ chắt lọc, nhịp điệu nhanh với lượng thông tin nén chặt…” [13; tr.319].
Nhìn chung, trong bài vi
ết này, tác giả phần lớn đi sâu vào việc tóm lược những ý
chính và hay c
ủa tác phẩm cũng như phân tích sơ lược toàn bộ tác phẩm. Tác giả chưa
chú ý
đi sâu vào những vấn đề trọng tâm và mổ xẻ nó theo những khía cạnh đặc sắc về
c
ả nội dung và nghệ thuật và dường như tác giả có cái nhìn hơi phiến diện về bối cảnh
xã h
ội trong tác phẩm. Tác giả đã nhận ra được một vài nét riêng về nội dung cũng như
ngh
ệ thuật của tác phẩm và lí giải nó bằng ngôn ngữ của mình.
Bài vi
ết Rộng lớn hơn đề tài gia đình của Hoàng Ngọc Hiến nhận định về những
v
ấn đề gây nhức nhối trong xã hội xô bồ hiện tại. Đó là sự xuống cấp của xã hội, sự
tha hóa v
ề đạo đức của con người trong tác phẩm. Nó không thu hẹp trong phạm vi
m
ột gia đình nhỏ bé. Và những hiện tượng đó “giống như những kẻ nứt nhỏ trên mặt
đất, hầu như không đáng kể, nhưng nhòm xuống thì thấy vực thẳm đương chờ đợi sự
s
ụp đổ hạ tầng “nhân văn” của cả xã hội.” [13; tr.323]. Tác giả nhận định: “Trong tác
ph
ẩm này, có lẽ những đoạn văn hay nhất là những đoạn văn viết về ảnh hưởng bao la
và lâu b
ền của sông Hậu tới khí hậu địa lí và khí hậu nhân văn của cả vùng, về ảnh
h
ưởng sâu sắc và bí ẩn của sông nước, trời mây và gió trăng miền Hậu Giang tới tâm
h
ồn và thế giới tinh thần của Tiệp, nhân vật trung tâm của tác phẩm.” [13; tr.320]. Bài
vi
ết đã đi đến khai khác những nét hay nhất trong tác phẩm cũng như những vấn đề
nóng b
ỏng mà tác phẩm đã gợi lên. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì Gia đình bé
m
ọn của Dạ Ngân chưa thực sự được xem là một tác phẩm hay và giá trị. Những nội
dung quan tr
ọng và chi phối sâu sắc đến cốt truyện chưa được tác giả đề cập đến cũng
nh
ư về phần nghệ thuật cũng chưa được quan tâm khai thác.
Bên c
ạnh đó, tác phẩm Gia đình bé mọn còn nhận được nhiều sự quan tâm của
độc giả bằng những lời bình về những vấn đề mà tác giả đặt ra.
Qua nh
ững bài viết trên, ta thấy việc tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm cũng như
là tìm hi
ểu nhà văn, nhìn chung còn mang tính chất đại trà, chưa rõ nét, chưa thật sự
được quan tâm, chú trọng nhiều. Điều này một mặt có thể do tác phẩm ra đời cách đây
ch
ưa lâu (2005), mặt khác có thể do tầm ảnh hưởng, lan rộng của tác phẩm chưa đồng
8
loạt, còn trong phạm vi hẹp. Điểm qua các bài viết chưa thấy có bài nào đi sâu vào tìm
hi
ểu, nghiên cứu tác phẩm qua nhiều vấn đề có tác động lớn đến xã hội mà nhà văn đặt
ra.
Ở đây, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: Giá trị tiểu thuyết Gia đình bé mọn
c
ủa Dạ Ngân. Thông qua đó giúp người đọc có thêm cái nhìn nhân văn, đồng cảm và
đa diện hơn đối với những khát vọng thầm kín nỗi đau đời thường bên trong của người
ph
ụ nữ cũng như cái nhìn đa diện về bối cảnh xã hội thời kì hậu chiến, vừa thấy được
nh
ững nét rất riêng của văn phong Nam Bộ. Mặt khác nhằm làm rõ thêm sức tác động
c
ủa tác phẩm cũng như góp phần tăng thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về văn học đồng
b
ằng sông Cửu Long sau 1975 mà cụ thể là tìm hiểu về văn phong của một nhà văn nữ
hi
ện đại – nhà văn Dạ Ngân.
8. Mục đích, yêu cầu
Đề tài Giá trị tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân sẽ làm nổi bật những
v
ấn đề mà nhà văn đã đặt ra trong tác phẩm, những vấn đề độc đáo này xoáy sâu vào
hi
ện thực của bối cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Đặc biệt hơn hết là làm nổi bật
nh
ững nét độc đáo, riêng biệt, nét hay, lạ của văn Dạ Ngân với những cái nhìn, nét
ngh
ĩ mới về người phụ nữ cũng như là vấn đề tính dục, tôn giáo,…. Qua đó phần nào
giúp chúng ta có th
ể hiểu rõ hơn, toàn diện hơn về phong cách của một nhà văn nữ
thu
ộc giai đoạn văn học đương đại. Ngoài ra, người viết còn muốn tìm hiểu thêm về
nh
ững đặc điểm về nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc sử dụng ngôn từ, nghệ
thu
ật xây dựng nhân vật cũng như là giọng điệu và không gian, thời gian nghệ thuật
độc đáo.
Khi l
ựa chọn, tiếp cận để tìm hiểu tác phẩm Gia đình bé mọn, chúng tôi muốn
tìm hi
ểu thêm về văn phong của một nhà văn nữ, đặc biệt là nhà văn nữ Nam Bộ. Việc
tìm hi
ểu tiểu thuyết Gia đình bé mọn cũng phần nào đi vào tìm hiểu những đổi mới
c
ủa tiểu thuyết hiện đại nói chung và tìm hiểu tiểu thuyết của Dạ Ngân nói riêng trong
ti
ến trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam. Qua đó có cơ sở đối chiếu, so sánh với
các tác ph
ẩm thuộc các giai đoạn khác nhau, cung cấp một nguồn tài liệu mới về nội
dung, ngh
ệ thuật của tiểu thuyết đương đại.
9. Phạm vi nghiên cứu
Với một số lượng tác phẩm tương đối, ngòi bút Dạ Ngân đã có những đóng góp
đáng kể vào kho tàng văn học Việt Nam. Trên phạm vi hạn hẹp của đề tài Giá trị tiểu
thuy
ết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân chúng tôi chỉ khảo sát giá trị nội dung và giá trị
9
nghệ thuật của tác phẩm dựa trên bản in của Nhà xuất bản Phụ nữ năm 2006 cùng với
m
ột số tài liệu nghiên cứu về các sáng tác của nhà văn, một số bài viết xung quanh tác
ph
ẩm Gia đình bé mọn và một vài bài phỏng vấn nhà văn Dạ Ngân để có thể làm sáng
t
ỏ những vấn đề mà đề tài đã đặt ra.
Bên c
ạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có liên hệ, so sánh với
các các ph
ẩm của nhà văn, của các tác giả khác để vấn đề nghiên cứu được sáng tỏ và
có s
ức thuyết phục.
10. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi lựa chọn và xác định các phương pháp:
Kh
ảo sát và phân tích tác phẩm, tìm hiểu ý kiến đánh giá của giới phê bình, của
độc giả và của chính nhà văn xung quanh vấn đề được nghiên cứu.
T
ổng hợp, khai thác hiệu quả những công trình khoa học đã công bố liên quan
t
ới vấn đề và đưa ra một số quan điểm cá nhân.
V
ận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khác nhau để làm sáng tỏ vấn
đề:
Ph
ương pháp tiểu sử: liên hệ với cuộc đời, tiểu sử của nhà văn
Ph
ương pháp so sánh đối chiếu khi đánh giá, đối chiếu với một số tác phẩm
cùng
đề tài
Thi pháp h
ọc: xem xét hiệu quả sử dụng ngôn ngữ, yếu tố tự sự, độc thoại nội
tâm, không gian, th
ời gian, tâm lý nhân vật,…
10
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 4. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam thời kì bao cấp
Đại thắng mùa xuân năm 1975 kết thúc thắng lợi đã mở ra được một kỉ nguyên
m
ới của cách mạng Việt Nam. Đó là độc lập, thống nhất và đi lên Chủ nghĩa Xã hội.
Tuy nhiên, vi
ệc xây dựng công cuộc Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta lúc bấy giờ lại là một
nhi
ệm vụ hết sức khó khăn khi cuộc chiến tranh kéo dài vừa kết thúc. Miền Bắc tuy đã
b
ước vào xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ngay từ sau năm 1954 nhưng chỉ có một nửa
th
ời gian được tương đối hòa bình còn lại là thời gian phải đối diện với cuộc chiến
tranh ch
ống Mỹ. Vì thế, nhân dân miền Bắc một mặt vừa phải tiến hành xây dựng Chủ
ngh
ĩa Xã hội, vừa phải làm hậu phương vững chắc cho miền Nam, mặt khác vừa phải
đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên gặp không ít khó khăn, bất
c
ập. Vẫn là một nền kinh tế sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, cơ chế quản lí kinh tế
n
ặng nề về tập chung quan liêu, bao cấp. Mặt khác, về mặt xã hội, do chiến tranh làm
xáo tr
ộn mọi thứ cũng như gây tổn thất lớn về lực lượng lao động đã để lại một hậu
qu
ả nặng nề, lâu dài. Ở miền Nam, do ảnh hưởng của chính sách thực dân kiểu mới
c
ủa đế quốc Mỹ nên yếu tố tư bản chủ nghĩa thâm nhập mạnh vào hầu hết các thành
ph
ần kinh tế. Vì thế nền kinh tế ở miền Nam cũng là nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc
h
ậu và mất cân đối.
Trong các k
ế hoạch năm năm được nhà nước thực hiện bên cạnh những thành
t
ựu đáng kể, song cũng gặp không ít những hạn chế do hậu quả của cuộc chiến tranh.
M
ở đầu là kế hoạch 5 năm 1976 – 1980. Kế hoạch diễn ra trong một tình hình vô cùng
khó kh
ăn, phức tạp. Nhân dân phải đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện và
các cu
ộc chiến tranh xâm phạm chủ quyền biên giới lãnh thổ của các thế lực thù địch ở
phía tây nam và phía b
ắc. Thiên tai xảy ra dồn dập, kinh tế sút kém.
Ở miền Bắc, nhiều cơ sở quốc doanh được khôi phục và mở rộng, xây dựng mới.
Ở miền Nam, nhà nước cải tạo các ngành kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể, xóa bỏ tư
s
ản mại bản. Đối với tư sản loại vừa và nhỏ thì cải tạo bằng con đường thành lập các xí
nghi
ệp công tư hợp doanh
Hàng nghìn c
ơ sở kinh doanh của tư sản thương nghiệp được chuyển giao cho
th
ương nghiệp quốc doanh quản lý và sử dụng. Cùng quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa
đối với thương nghiệp, hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán cũng
11
được hình thành và chiếm lĩnh thị trường. Văn hóa, y tế, giáo dục cũng được tăng
c
ường và đầu tư phát triển.
Trên l
ĩnh vực nông nghiệp: trong phạm vi cả nước, phong trào hợp tác hóa nông
nghi
ệp được thúc đẩy mạnh mẽ cùng với chủ trương hợp tác hóa và tập thể hóa được
đẩy mạnh đến mức cao nhất. Tuy nhiên, tình trạng thất thoát, mất mát, hư hao tiền
v
ốn, tài sản cố định trong các hợp tác xã trở nên phổ biến. Bộ máy quản lí hợp tác xã
phình ra quá l
ớn, trở nên cồng kềnh, ngày càng xa rời thực tiễn sản xuất. Không khí đó
làm cho nông dân tr
ễ nải với công việc tập thể, chỉ đầu tư cho mảnh đất phần trăm,
hi
ện tượng “khoán chui” xuất hiện ngày càng nhiều, các xã viên đều không thiết tha
v
ới ruộng đất.
Vi
ệc thực hiện kế hoạch 5 năm 1981 – 1985 đã có sự điều chỉnh đáng kể so với
k
ế hoạch năm năm 1975 – 1980. Đại hội Đảng lần thứ V chủ trương củng cố và hoàn
thi
ện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Sản xuất nông nghiệp bước đầu được chặn
đứng được đà giảm sút so với các năm trước và đạt được một số thành tựu. Cơ sở vật
ch
ất kĩ thuật ngày càng được hiện đại hóa. Trong những năm sau đó, đất nước rơi vào
tình tr
ạng khủng hoảng kéo dài và có nhiều bất cập. Song song sau đó là những chủ
tr
ương, chính sách đổi mới theo hướng tích cực và đạt được những thành tựu đáng kể.
T
ừ thực tiễn đã chứng tỏ, những năm xây dựng Chủ nghĩa Xã hội sau chiến tranh
đã gặp rất nhiều khó khăn và bất cập. Bên cạnh những thành tựu đạt được cũng không
tránh kh
ỏi những mặt yếu kém và hạn chế. Đời sống nhân dân hết sức vào khó khăn,
kh
ốn đốn. Có thể nói, với sự nỗ lực, đoàn kết hết mình của toàn dân, nền kinh tế dần
d
ần được phục hồi, phát triển. Xã hội ngày càng được ổn định và văn minh hơn.
1.2. Vài nét khái quát về tiểu thuyết Việt Nam
1.2.3 Khái ni
ệm và đặc điểm tiểu thuyết
1.2.1.1. Khái ni
ệm
Tiểu thuyết là một thể loại văn học nằm trong phương thức tự sự. Có khá nhiều
cách
định nghĩa về tiểu thuyết bởi nó là một thể loại hết sức đa dạng, luôn vận động và
phát tri
ển.
Theo
định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự sự
c
ỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời
gian. Ti
ểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong
12
tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách
đa dạng.” [8; tr.328].
Trong công trình
150 thuật ngữ văn học, thuật ngữ tiểu thuyết chỉ thể loại tác
ph
ẩm tự sự trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá trình
hình thành và phát tri
ển của nó. Sự trần thuật ở đây được triển khai trong không gian
và th
ời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách. V.G.
Bielinxky g
ọi tiểu thuyết là “sử thi của đời tư” [2; tr.313], do chỗ nó “miêu tả những
tình c
ảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của
con ng
ười” [2; tr.313]. Tiểu thuyết trình bày đời sống cá nhân và đời sống xã hội như
nh
ững tố chất có tính độc lập tương đối, không làm cạn kiệt được nhau, không ngốn
nu
ốt được nhau, đây là đặc điểm quyết định nội dung thể loại của tiểu thuyết.
Ở Việt Nam, thể loại tiểu thuyết chí quái, tiểu thuyết trường kì và tiểu thuyết
ch
ương hồi đều được du nhập từ sớm. Nhưng thuật ngữ tiểu thuyết lại không du nhập
cùng lúc v
ới thể loại. Trong một thời gian dài, người Việt chỉ dùng một khái niệm
truy
ện để định vị cho nhiều hình thức tự sự khác nhau của mình. Trong truyện có cả
v
ăn xuôi, chủ yếu là văn xuôi chữ Hán, và văn vần, chủ yếu là văn vần chữ Nôm, về
sau
được học giả hiện đại định danh là truyện thơ hay truyện nôm. Phải đến cuối thế kỉ
XIX
đến đầu thế kỉ XX, thuật ngữ tiểu thuyết mới ra đời. Lúc bấy giờ tiểu thuyết Pháp
ngày càng
được người Việt mô phỏng, nên thuật ngữ tiểu thuyết ở Việt Nam, sớm gắn
bó v
ới hình thức tiểu thuyết phương Tây, mặc dù cũng được dùng để gọi tiểu thuyết cổ
điển Trung Quốc vốn được dịch khá ồ ạt ở miền Nam và miền Bắc trong vài thập kỉ
đầ
u thế kỉ XX. Tuy thế, khái niệm truyện vẫn không mất đi, trái lại tồn tại song song
cho
đến nay.
Có nhi
ều tác giả đã định hình về khái niệm thể loại tiểu thuyết, điều đó đủ để cho
ta th
ấy rõ sức tác động mạnh của thể loại này đến cuộc sống, đến sự quan tâm của độc
gi
ả và giới nghiên cứu.
Trong bài
Bàn về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh (1921), có nhắc đến khái niệm về
ti
ểu thuyết: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình – tự người
ta, phong – t
ục xã – hội, hay là những sự lạ về tích kỳ, đủ làm cho người đọc có hứng
– thú
.” [24; tr.31]. Và ông cho rằng phạm vi của tiểu thuyết là rất rộng, sách gì không
ph
ải là sách dạy học, sách lý luận, sách khảo cứu, sách thi ca đều là tiểu thuyết. Nhưng
c
ũng không loại trừ tiểu thuyết bao gồm cả những thể loại trên vì nó cũng có yếu tố
13
nghị luận, khảo cứu, ngâm vịnh, khuyên răn, …. Bên cạnh đó, ông chia tiểu thuyết làm
ba lo
ại, tiểu thuyết ngôn tình, tiểu thuyết tả thực và tiểu thuyết truyền kì với những đặc
tr
ưng riêng của từng thể loại.
Hay trong bài
Tựa “Kim Anh lệ sử”, Trọng Khiêm (1924) có nhắc đến những
đặc điểm của tiểu thuyết. Đó là tiểu thuyết Tàu và mấy quyển các cụ ta ngày xưa viết
thì tình nhi
ều mà cảnh ít; mà tiểu thuyết Tây thì tả cảnh lại nhiều hơn tả tình. Hay ông
cho r
ằng tiểu thuyết của ta có những chuyện huyền hoặc, vô lí khiến người đọc khó tin
nh
ưng tiểu thuyết Tây thì phần nhiều đều là những chuyện đáng tin, có lý cả và vì thế
ng
ười đọc tin tưởng. Tuy vậy ông không phê phán lối viết tiểu thuyết của ta mà ra sức
kêu g
ọi giữ gìn những gì tốt đẹp của truyền thống và tiếp thu những cái hay của thời
đại.
Trong bài
Văn chương là phương tiện đấu tranh của người cầm bút của Vũ
Tr
ọng Phụng, ông cho rằng “Tiểu thuyết và phóng sự là hai thể văn gần nhau.” [24;
tr.167], ông quan ni
ệm, mỗi cuốn tiểu thuyết là một bản miêu tả hay một thiên phóng
s
ự thuật lại những sự việc mà những nhân vật này nọ gây ra hay phải chịu đựng và bao
hàm m
ột ý.
Còn trong bài
Quan niệm trong tiểu thuyết, Thạch Lam cho rằng tiểu thuyết là
sáng tác c
ủa trí tưởng tượng một câu chuyện đã được xếp đặt và nó phải có sức tác
động đến tình cảm của người đọc cũng như là phải hợp với lẽ phải. Tương tự, trong bài
Sự sống trong tiểu thuyết, ông đã đưa ra nhiều ý kiến xung quanh Thế nào là tiểu
thuy
ết? Theo đó, một ý kiến cho rằng tiểu thuyết giống với cuộc đời, giống sự thực,
hay ti
ểu thuyết phải tạo ra những cái gì không có thực. Ý kiến khác lại cho rằng, tiểu
thuy
ết trước hết phải là một câu chuyện tưởng tượng có đầu, có đuôi hẳn hoi. Hay tiểu
thuy
ết là một câu chuyện tưởng tượng nhưng không cần phải linh hoạt và phức tạp như
cu
ộc đời, như sự sống.
Larousse
đã định nghĩa: “Tiểu thuyết là một công trình tưởng tượng, một câu
chuy
ện văn xuôi thuật lại những việc tưởng tượng xảy ra, sáng tác và sự sắp đặt để
ng
ười đọc ham thích.” [24; tr.127].
Tr
ần Đình Sử đã nêu ra khái niệm về tiểu thuyết trong bài Tiểu thuyết – lịch sử
ra
đời – phát triển và các đặc trưng cơ bản, ông cho rằng tiểu thuyết là hình thức tự sự
c
ỡ lớn, đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi
trong hình th
ức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời,
14
những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai
c
ấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng. Không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết
chi
ếm địa vị trung tâm trong hệ thống thể loại văn học cận đại, hiện đại.
T
ừ những ý kiến xung quanh vấn đề về khái niệm của tiểu thuyết, chúng tôi đã
t
ổng hợp và đưa ra khái niệm của tiểu thuyết như sau: Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ
l
ớn có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống trong mọi giới hạn không gian và thời
gian. Ti
ểu thuyết là hình thức tự sự phổ biến ở thời kì cận đại, hiện đại, nó chứa đựng
l
ịch sử của nhiều cuộc đời khác nhau, miêu tả những yếu tố thuộc về phong tục, gắn
li
ền với cả lịch sử đấu tranh của con người, chứa đựng cả những tính cách khác nhau.
“
Tiểu thuyết là thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi.” [18; tr.305] –
M. Bakhtin.
1.2.1.2. Đặc điểm
Xét theo phương diện lịch sử, tiểu thuyết là một thể loại văn học của thời hiện
đại, vì vậy nó có nhiều đặc trưng riêng biệt với các thể loại khác.
Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống “hiện tại”, đó là cuộc sống không ngừng biến đổi,
sinh thành trên c
ơ sở kinh nghiệm của cá nhân. Đối tượng của tiểu thuyết là con người
hi
ện tại, con người như là bạn bè, hàng xóm hoặc cùng sống trong một thành phố, làng
quê. Trong ti
ểu thuyết, sự xóa bỏ khoảng cách giữa người kể và nhân vật trong cảm
nh
ận và miêu tả con người hiện tại cho phép nhà văn dùng kinh nghiệm cá nhân của
mình
để lí giải nhân vật, nhìn ngắm nhân vật một cách gần gũi, suồng sã. Tiểu thuyết
h
ướng về miêu tả hiện thực như cái hiện thực đương thời của người trần thuật. Là sự
miêu t
ả hiện tại cùng thời, tiểu thuyết cho phép người trần thuật tiếp xúc, nhìn nhận
các nhân v
ật một cách gần gũi như những người bình thường, thường tình, có thể hiểu
h
ọ bằng kinh nghiệm của mình. Chính khoảng cách ấy làm cho tiểu thuyết trở thành
m
ột thể loại dân chủ, nó cho phép người trần thuật có thể có thái độ thân mật, gần gũi
v
ới nhân vật của mình. Người viết tiểu thuyết có thể nhìn hiện tượng từ nhiều chiều,
nhi
ều điểm nhìn, đa chủ thể, sử dụng nhiều giọng nói. Tiểu thuyết hấp thu mọi loại lời
nói khác nhau c
ủa đời sống, san bằng ngăn cách lời trong văn học, tạo nên sự đối thoại
gi
ữa các giọng khác nhau. Ngôn ngữ tiểu thuyết là một hiện tượng đa ngữ. Cuộc sống
trong ti
ểu thuyết là một cái gì chưa xong xuôi. Tiểu thuyết Sống mòn của Nam cao là
m
ột ví dụ điển hình cho đặc điểm này của tiểu thuyết. Miêu tả những vấn đề của cuộc
s
ống xung quanh thông qua suy nghĩ của nhân vật Thứ, về nghề, về đồng nghiệp, về
15
ước mơ, về bản thân,…Tất cả những chi tiết ấy hiện lên như thật, như đang xảy ra
trong cu
ộc sống thực tại của người đọc. Điều đó xuất phát từ chính đặc trưng của thể
lo
ại, đó là tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như
chi
ều dài của thời gian.
Tiểu thuyết có chất văn xuôi, tức là một sự tái hiện cuộc sống với những chi tiết
gi
ống như thật, không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa. Miêu tả cuộc sống giống
nh
ư một thực tại cùng thời đang sinh thành, tiểu thuyết có khả năng miêu tả cuộc sống
m
ột cách chi tiết như thật. Chẳng hạn như trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng
Ph
ụng, có đoạn miêu tả chân dung nhân vật bà phó Đoan: “Cửa xe mở, một bà trạc
ngo
ại tứ tuần mà y phục còn trai lơ hơn của các thiếu nữ, mặt bự ra những son và
ph
ấn, tóc đen lay láy nhưng mà quăn quăn, cả người nặng ít ra cũng bẩy mươi cân,
nh
ưng cái khăn vành giây đúng mốt hết sức thì lại nhỏ xíu và ngắn ngủn có một mẩu,
m
ột tay cầm một cái dù thật tý hon và một cái ví da khổng lồ, tay kia ôm một con chó
bé trông k
ỳ dị như một con kỳ lân, bước xuống đất một cách nặng nề, vất vả. Rồi đến
m
ột chàng thiếu niên cao ngẳng, gầy đét, lộ hầu, hai mắt như ốc nhồi, tóc cũng uốn
qu
ăn. Âu phục lối du lịch, chui ở xe ra đưa tay cho một thiếu nữ mặc quần đùi trắng,
tóc búi, gi
ầy cao su, tay cắp hai cái vợt, chui ra sau cùng” [15; tr.49]. Tất cả những
chi ti
ết về nhân vật được nhà văn miêu tả một cách sống động, như những con người
th
ật với mọi hình dạng. Tiểu thuyết không thiên về chất thơ, cái thi vị mà hấp thụ vào
b
ản thân mình mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời, bao gồm cái cao cả lẫn cái
t
ầm thường, cái nghiêm túc và cái buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ.
Nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải”. Trong khi các nhân vật sử thi,
nhân v
ật kịch, nhân vật truyện trung đại thường là nhân vật hành động, nhân vật nêu
g
ương đạo đức. Nhân vật tiểu thuyết cũng hành động, nhưng với tư cách là đặc trưng
th
ể loại, nhân vật ấy xuất hiện như là con người nếm trải, cảm nhận, tư duy, chịu khổ
đau các dằn vặt của đời. Tiểu thuyết miêu tả con người trong hoàn cảnh, không tách
nhân v
ật khỏi hoàn cảnh một cách giả tạo, không cô lập cũng như cường điệu sức
m
ạnh của nhân vật được nói đến. Tiểu thuyết miêu tả nhân vật như một con người
đang trưởng thành biến đổi và do đời dạy bảo. Trong khi hành động, nhân vật tiểu
thuy
ết “lãnh đủ” mọi tác động của đời. Miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm lí là
m
ột phương diện rất đặc trưng cho tiểu thuyết. Nhân vật tiểu thuyết được miêu tả
nhi
ều mặt, tinh tế và chi tiết như con người thật. Từ tính cách, cá tính đến số phận, từ
16
hành động đến tâm lý, từ các loại quan hệ đến ngôn ngữ đều được các nhà tiểu thuyết
quan tâm khám phá.
Điểm nổi bật của nhân vật tiểu thuyết là nhân vật có tính cách, cá
tính, tính ch
ỉnh thể và có quá trình phát triển. Nhân vật tiểu thuyết là một chỉnh thể
s
ống động. Tiểu thuyết không chỉ viết về một số người mà còn viết về cả gia tộc, cả
th
ế hệ, thậm chí nhiều thế hệ. Nhân vật tiểu thuyết có thể là con người khách thể đầy
đặn, có thể chỉ là một dòng nội tâm, có thể chỉ là một tượng trưng, kí hiệu. Đó là nhân
v
ật chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, nhân vật Macgơrit trong tiểu
thuy
ết Trà hoa nữ của Alexandre Dumas, AQ trong AQ chính truyện của Lỗ Tấn…
Tiểu thuyết có yếu tố “thừa”. Tiểu thuyết chứa bao nhiêu cái “thừa” so với
truy
ện vừa và truyện ngắn trung đại, mà đó lại là cái chính yếu của nhân vật về thế
gi
ới, về đời người, sự phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, sự trình bày tường tận
các ti
ểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, về đồ vật và môi
tr
ường, và nói chung về toàn bộ tồn tại của con người…Chẳng hạn như đoạn văn sau
trong ti
ểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Tường: “Tùng vẫn
b
ước hăm hở. Cánh đồng quen thuộc đã hiện ra trước mắt. Vòm cây nhãn mờ mờ như
m
ột dấu chấm phía xa. Lòng Tùng lại cồn lên vừa rạo rực, vừa thấy hối hận về những
phút mê cu
ồng cùng Minh vừa qua. Tùng vuốt lại quần áo, bỗng sững cả tay khi cả hai
cánh m
ũi còn cảm rất rõ mùi xà phòng thơm, mùi tóc, mùi da thịt của Minh vẫn lan
t
ỏa khắp người mình! Đào có nhận ra không? Vốn là người nồng nhiệt và ích kỷ trong
chuy
ện tình cảm, nếu biết mình đã “ấy” với Minh, thì không biết những chuyện gì xảy
ra!
” [25; tr.430]. Nếu được xem là một truyện vừa thì những chi tiết này sẽ bị xem là
nh
ững chi tiết thừa. Thế nhưng, trong dung lượng không hạn chế của tiểu thuyết,
nh
ững chi tiết này góp một phần không nhỏ trong việc thể hiện và làm rõ tính cách,
n
ội tâm nhân vật.
Tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng
ngh
ệ thuật của các loại văn học khác. Chẳng hạn tiểu thuyết sử thi – tâm lí của L.
Tolstoi (
Chiến tranh và hòa bình), tiểu thuyết – kịch của Marcel Proust (Đi tìm thời
gian
đã mất), tiểu thuyết thế sự - trữ tình của Gorki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những
tr
ường đại học của tôi), tiểu thuyết sử thi – trữ tình của Hemingway (Chuông nguyện
h
ồn ai)… Ngoài ra còn có thể kể đến tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết chính luận,…
Nh
ững hiện tượng tổng hợp đó làm cho bản thân thể loại tiểu thuyết cũng đang vận
động, không đứng yên.
17
Hoàn cảnh trong tiểu thuyết được khắc họa, phân tích rất chi tiết. Đó có thể là
hoàn c
ảnh xã hội, hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh chiến tranh, môi trường, phong tục,
v
ăn hóa, thậm chí là hoàn cảnh tưởng tượng, Chẳng hạn như hoàn cảnh trong Nỗi
bu
ồn chiến tranh của Bảo Ninh chủ yếu là hoàn cảnh trong chiến tranh, là những hồi
ức về chiến tranh.
Cốt truyện của tiểu thuyết phức tạp nhất. Cốt truyện tiểu thuyết có thể đơn tuyến
hay
đa tuyến, đan bện nhiều quãng thời gian. Cách trần thuật của tiểu thuyết cũng đa
d
ạng: có thể kể theo ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Có thể sử dụng nhiều loại điểm
nhìn
để khắc họa nhân vật từ nhiều góc độ. Trong tiểu thuyết Sống mòn, Nam Cao đã
xây d
ựng cốt truyện rất đơn giản, đến khó có thể nhận ra được cốt truyện để phản ánh
đời sống tinh thần, nội tâm bên trong của nhân vật Thứ với những sự việc diễn ra trong
đời sống hàng ngày. Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh có cốt truyện đa tuyến, hay
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh lại có cốt truyện đan bện nhiều quãng thời gian.
Kết cấu trong tiểu thuyết chủ yếu là tổ chức điểm nhìn và trật tự sự kiện, nhằm
m
ục đích đưa người đọc đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, là xác lập quan hệ
gi
ữa người kể chuyện với nhân vật và với người đọc.
Ngôn từ trong tiểu thuyết là một hiện tượng rất phong phú. Lời trần thuật trong
ti
ểu thuyết mang tính chất đối thoại, nó có nhiều hình thức đa giọng, đa thanh như lời
v
ăn nhại, lời mỉa mai, lời văn nửa trực tiếp. Trong tiểu thuyết, ngôn từ trở thành đối
t
ượng miêu tả của nhà văn.
V
ũ Ngọc Phan đã có nhận định rằng: “Đọc tiểu thuyết người ta thấy cái thú vị
n
ồng nàn là được sống sâu rộng hơn, thấm thía hơn, vì ở đời không một ai gặp được
đất thích hợp như tiểu thuyết.” [24; tr.267]. Quả thật đúng như vậy, tiểu thuyết là
“
nguồn đất” dồi dào với những đặc trưng nổi bật đã đem đến cho người đọc những cái
“
thú vị” mà những thể loại khác chưa hẳn đạt được. Cuộc sống con người luôn luôn
v
ận động và biến hóa ra những điều mới lạ, duy có tiểu thuyết mới có thể đáp ứng
được những nhu cầu ấy của cuộc sống một cách kịp thời và sâu sắc. Đang định hình và
ch
ưa xong xuôi, trong tương lai tiểu thuyết sẽ có những bước tiến đáng ghi nhận cho
n
ền văn học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
18
1.2.4 Đặc điểm tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới
Nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới từ 1986 đến nay đã có những chuyển biến
đáng ghi nhận ở hầu hết các thể loại, trong đó có tiểu thuyết. Nhằm đáp ứng yêu cầu
c
ủa cuộc sống, của đời sống văn học và của đông đảo độc giả, trong sự vận động
chung c
ủa nền văn học, tiểu thuyết đã và đang nỗ lực đổi mới cả về phương diện nội
dung c
ũng như nghệ thuật. Những quan niệm mới về văn chương, về nhà văn, về hiện
th
ực và con người, về đổi mới tư duy nghệ thuật, về việc cách tân trong cách nhìn,
trong l
ối viết được quan tâm, chú trọng nhiều. Mặc dù quá trình đó trải qua không ít
nh
ững khó khăn, những thăng trầm, trở ngại.
Ti
ểu thuyết luôn là một thể loại văn học đặt ra được nhiều vấn đề nóng, lôi cuốn
s
ự quan tâm của cả giới văn chương và công chúng. Sự xuất hiện của một loạt tiểu
thuy
ết gây tiếng vang một thời: Năm 1975 họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân),
Trong cơn lốc (Khuất Quang Thụy), Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người (Nguyễn
Kh
ải), Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng),… tiêu biểu cho đổi
m
ới về tư duy sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Trong bài: Một cách tiếp
c
ận tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, Nguyễn Bích Thu đã có cái nhìn khá sắc nét
v
ề những tiểu thuyết thời kì đổi mới của các nhà văn đương thời: “Trong tác phẩm của
h
ọ, ý thức “lột trần mặt nhau, lột trần mặt mình, lột trần mặt đời” và cao hơn là “bóc
tr
ần thế giới”, đồng thời với ý thức hướng tới “chất lượng cuộc sống”, sống sao cho
đúng với cuộc sống của con người đã thẩm thấu các tầng ngữ nghĩa, mang đậm tính
nhân v
ăn.” [21; tr.1]. Và các tác phẩm: Thời xa vắng, Hai nhà (Lê Lựu), Đám cưới
không có gi
ấy giá thú, Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Đi về nơi hoang dã
(Nhật Tuấn), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Bến không chồng (Dương Hướng),
Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Luật đời và cha con (Nguyễn
B
ắc Sơn), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân),… là những tác phẩm đặc sắc “bóc trần” cả thế
gi
ới, hướng về cá nhân, hướng về con người với tất cả niềm say mê tìm tòi, khám phá,
khai thác tri
ệt để nhằm hướng người đọc đến với cái cao cả, cái tốt đẹp.
Trong nh
ững năm đổi mới, tiểu thuyết đã có sự tìm tòi, cách tân thể hiện ở cả nội
dung và ngh
ệ thuật.
V
ề mặt nội dung, tiểu thuyết thời kì đổi mới đã hướng về con người, khai thác
sâu h
ơn vào cái hiện thực cuộc sống, cái đời thường nhất của đời sống cá nhân. Bằng
cái nhìn trung th
ực, táo bạo và khách quan, các nhà tiểu thuyết đã mạnh dạn nhìn thẳng
19
vào những “mảnh vỡ”, những bi kịch nhân sinh,… mà mổ xẻ, phơi bày nó. Những bi
k
ịch hàng ngày, thân phận con người, những vấn đề thời sự gay gắt, mang tính bức
xúc,
được khai thác triệt để bằng cái nhìn nhân đạo, nhân văn cao cả. Yếu tố thế sự đời
t
ư trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn. Tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới
không ch
ỉ đi sâu vào thân phận con người mà còn đề cập tới khát vọng sống, về hạnh
phúc cá nhân, v
ề tình yêu đôi lứa. Các tác giả đã khai thác con người tự nhiên trước
nhu c
ầu của hạnh phúc đời thường, của cuộc sống riêng tư. Trong hàng loạt tác phẩm
c
ủa Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc
S
ơn, Dương Hướng,… nhân vật đã rất “mới”, đã có sự gắn bó giữa con người cá nhân
và con ng
ười xã hội, giữa cái lớn lao với cái tầm thường, giữa sự nghiệp chung với
h
ạnh phúc riêng,…
M
ột đặc điểm đáng ghi nhận là tiểu thuyết đã không ngần ngại miêu tả, khai thác
và ph
ản ánh yếu tố “tính dục”, tình yêu nhục thể - một lĩnh vực rất riêng tư của mỗi cá
nhân m
ột cách rất tự nhiên có phần táo bạo. “Miêu tả những con người tự nhiên, khai
thác y
ếu tố tích cực của con người tự nhiên cũng là một khía cạnh nhân bản của văn
h
ọc.” [21; tr.6], tiêu biểu là các tác phẩm: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ngược
dòng n
ước lũ (Ma Văn Kháng), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Gia đình bé mọn (Dạ
Ngân),
Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư),…
T
ừ sau đổi mới, các cây bút tiểu thuyết đã có ý thức đi sâu vào thế giới nội tâm
c
ủa nhân vật, khám phá được chiều sâu tâm linh bên trong bản chất của con người đích
th
ực. Thế giới tâm linh, vô thức, tiềm thức, giấc mơ được tiểu thuyết bắt đầu tiếp cận
và khai thác có hi
ệu quả.
V
ề nghệ thuật, cốt truyện tiểu thuyết phong phú và đa dạng hơn, ngoài những cốt
truy
ện giàu kịch tính còn có những cốt truyện giàu tâm trạng hay những cốt truyện dựa
trên nh
ững thi pháp hiện đại. “Tiểu thuyết từ sau đổi mới đa dạng hơn trong nội dung
ph
ản ánh, phong phú hơn trong hình thức diễn đạt, tự do hơn ở cách thức dựng
truy
ện.” [21; tr.3], có những kết cấu cốt truyện rõ ràng, mạch lạc, có mở đầu, có kết
thúc, c
ũng có những tiểu thuyết cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép, kết thúc mở. Phần kết của
ti
ểu thuyết cũng không có nhiều thay đổi. Có tác phẩm có kiểu kết thúc có hậu, các
v
ấn đề được nêu ra được giải quyết trọn vẹn và hoàn tất: Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến
không ch
ồng (Dương Hướng),…cũng có những tác phẩm có kiểu kết thúc bỏ ngỏ,
không hoàn t
ất như: Đi về nơi hoang dã (Nhật Tuấn), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân),
20
Vừa kế thừa và phát triển đặc trưng của cốt truyện truyền thống, vừa tiếp cận với tiểu
thuy
ết hiện đại thế giới ở những nét tinh túy, cốt truyện tiểu thuyết từ những năm đổi
m
ới đến nay có những đổi mới nhất định: “Nghệ thuật đồng hiện, kỹ thuật độc thoại
n
ội tâm, dòng ý thức, lắp ghép, sử dụng huyền thoại, nghệ thuật gián cách, đa giọng
điệu là những vấn đề còn mới mẻ trong văn xuôi Việt Nam đã được tiểu thuyết vận
d
ụng, biến hóa một cách linh hoạt và uyển chuyển trên tinh thần dân tộc hiện đại.”
[21; tr.4]
đã góp cho nền văn học thêm sắc nét và có được nhiều thành tựu vang dội.
C
ốt truyện tiểu thuyết được viết một cách tự nhiên, không bị ràng buộc bởi thi
pháp truy
ền thống. Các sự kiện, tâm trạng nhân vật được xây dựng, lắp ghép lại không
theo trình t
ự thời gian mà đảo ngược, lộn xộn theo dòng cảm xúc của nhân vật hay
theo ý
đồ của tác giả, vì thế tạo ra nhiều trường hợp “truyện lồng truyện”. Sự di
chuy
ển các điểm nhìn, đa dạng các điểm nhìn cũng góp phần quan trọng thể hiện quan
ni
ệm, phong cách riêng của tác phẩm cũng như của tác giả.
Nhân v
ật đã có những đột phá mới và đáng kể trong nội dung thể hiện, trong
ngh
ệ thuật xây dựng cũng như có những sáng tạo đáng ghi nhận về mặt thể loại. Nhân
v
ật trong tiểu thuyết sau 1975 có sự phai giảm của yếu tố sử thi và gia tăng yếu tố thế
s
ự đời tư, các nhân vật được đặt trên nhiều bình diện. Hệ thống nhân vật đa dạng,
phong phú h
ơn, xuất hiện nhiều kiểu nhân vật mới, nhân vật điển hình có đời sống sâu
s
ắc và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến người đọc.
Ngôn ng
ữ được sử dụng linh hoạt hơn, phạm vi rộng và dân chủ hơn. Sự phát
tri
ển của xã hội đã ảnh hưởng nhiều đến tư duy và cách nói năng, diễn đạt của ngôn
ng
ữ, nhiều lớp từ mới được hình thành, quan niệm về lời nói cũng được bổ sung những
s
ắc thái biểu cảm mới. Ngôn ngữ tiểu thuyết gần với ngôn ngữ đời thường, giàu tính
kh
ẩu ngữ. Trong tiểu thuyết thời kì đổi mới độc thoại nội tâm cũng đóng vai trò chủ
y
ếu trong phương thức trần thuật, góp phần thể hiện sâu sắc, sinh động tính cách nhân
v
ật, giúp nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật. Vì thế nhân vật
tr
ở nên gần gũi hơn, có cá tính như con người thực.
Qua tìm hi
ểu tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới không thể không ghi nhận
nh
ững thành tựu trong việc cách tân nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của các
ti
ểu thuyết gia đương đại. Ở đây vấn đề không đơn thuần chỉ là sự tìm tòi, lạ hóa mà
còn là s
ự thay đổi quan niệm về thể loại nhằm vươn tới tầm vóc của tiểu thuyết và tầm
đón đợi của người đọc trong tương lai. Và khi tính dân chủ ngày càng được thể hiện rõ
21
nét thì sức ảnh hưởng của nền văn học càng mạnh mẽ và đa sắc hơn, bởi cùng với đó
là s
ự xuất hiện rầm rộ và ấn tượng của các cây bút nữ, đánh dấu một thời kì văn học
bình
đẳng, cân đối và hài hòa.
1.3. Khái quát về tác giả - tác phẩm
1.3.1. Tác gi
ả
1.3.1.1. Cuộc đời
Dạ Ngân tên thật là Lê Hồng Nga, sinh ngày 6 tháng 2 năm 1952. Quê quán xã
V
ĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ. Nhưng theo tiểu sử tự thuật, quê gốc của
nhà v
ăn ở miệt vườn cổ Cao Lãnh sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp. Quê ở hiện nay quận
Đống Đa, Hà Nội. Dạ Ngân là Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, tốt nghiệp cử
nhân v
ăn hóa, là Hội viên hội Nhà văn Việt Nam (1987).
D
ạ Ngân sinh ra trong một gia đình cha đi kháng chiến bị Mỹ - Ngụy bắt đày ra
Côn
Đảo và chết trong xà lim của chúng. Gia đình Dạ Ngân ở vùng giáp ranh giữa căn
c
ứ kháng chiến của tỉnh Cần Thơ và căn cứ kháng chiến của khu IX. Vì vậy, mấy chị
em c
ủa nhà văn có điều kiện tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước trả thù cho
cha. T
ừ năm 1966, Dạ Ngân tham gia kháng chiến ở ban Thông tấn báo chí tỉnh Cần
Th
ơ. Năm 1976, bà công tác ở Sở Văn hóa thông tin tỉnh Hậu Giang. Từ năm 1981 –
1992,
Ủy viên Thường vụ Hội Văn học Nghệ thuật Hậu Giang. Từ 1993, Dạ Ngân
được đi học trường viết văn Nguyễn Du 4 năm.
C
ũng như bao thanh niên khác, Dạ Ngân sinh ra và lớn lên trong những ngày đất
n
ước trải qua chiến tranh ác liệt, bị bao thiệt thòi, không được học hành đến nơi đến
ch
ốn. Cái bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc của Dạ Ngân là kết quả của một quá trình
ph
ấn đấu vừa công tác, vừa học bổ túc văn hóa đầy gian khổ trong bom đạn của kẻ thù.
Trong quá trình công tác
ở ngành văn hóa, nhà văn mài mò tìm hiểu và học hỏi các thế
h
ệ nhà văn đi trước, tự bổ sung kiến thức bằng cách đọc các tác phẩm văn chương
n
ước ngoài. Mặt khác, Dạ Ngân còn có ý thức quan sát, tích lũy vốn sống bằng những
m
ẫn cảm của mình. Vào năm 1978, truyện ngắn đầu tay của Dạ Ngân được in trong
t
ạp chí Văn nghệ tỉnh số Tết. Cũng từ truyện ngắn ấy, bà từ một người làm tin ở Sở
V
ăn hóa – Thông tin được chuyển sang Hội Văn nghệ tỉnh.
Đầu năm 1982, lần đầu tiên một truyện ngắn của Dạ Ngân được đăng trên tuần
báo V
ăn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam. Đặc biệt sau khi được kết nạp vào Hội Nhà
22
văn Việt Nam năm 1987, đây chính là bước ngoặc quyết định đưa Dạ Ngân “đi thật xa
mi
ệt vườn của mình”, bà trở thành nhà văn thực thụ.
Trên báo V
ăn nghệ số 42 (19 – 10 – 1991), Ngô Ngọc Bội cho rằng: “Dạ Ngân
v
ốn là một cây bút từng trải, dày dạn vốn sống, biết khai thác sự uyên thâm của văn
ch
ương bác học, chắt lọc từ cuộc sống thực của Đồng bằng sông Cửu Long Văn của
D
ạ Ngân lắng đọng, vừa ấm áp, đôn hậu, vừa dữ dằn, cay đắng rất Nam Bộ để rồi
h
ướng tới cái thiện.” [22; tr.205]. Những nhận định của tác giả đã góp phần khẳng
định tài năng của ngòi bút Dạ Ngân trên tiến trình hiện đại hóa văn học.
1.3.1.2. Sự nghiệp văn chương
Sáng tác từ những năm 80 của thế kỉ XX, Dạ Ngân đã có một sự nghiệp văn
ch
ương khá “đầy đặn” cho đến nay. Các thể loại truyện ngắn, tạp văn, tiểu thuyết, kịch
b
ản phim xuất hiện khá đậm nét trong các sáng tác của nhà văn. Bên cạnh đó còn có
m
ột số tác phẩm đạt được nhiều thành công và giải thưởng lớn như:
Truyện ngắn – tạp văn:
-
Quãng đời ấm áp - tập truyện - NXB Phụ Nữ ,1986 .
-
Con chó và vụ ly hôn - tập truyện - NXB Hội Nhà văn, 1990.
-
Cõi nhà - tập truyện - NXB Thanh Niên, 1993.
-
Dạ Ngân truyện ngắn chọn lọc - NXB Văn học, 1995.
-
Dạ Ngân & Nguyễn Quang Thân - tập truyện - NXB Phụ Nữ, 1997.
-
Nhìn từ phía khác - tập truyện - NXB Hà Nội, 2002.
-
Tản mạn hồn quê - Tạp văn - NXB Phụ nữ, 2007.
-
Nước nguồn xuôi mãi - Tập truyện - NXB Phụ nữ, 2000.
Tiểu thuyết:
-
Ngày của một đời - tiểu thuyết - NXB Văn Nghệ Tp Hồ Chí Minh, 1989.
-
Mẹ Mèo - tiểu thuyết (cho thiếu nhi) - NXB Kim Đồng, 1992.
-
Miệt vườn xa lắm - truyện dài - NXB Kim Đồng, 1992. (In lần thứ ba tính đến
tháng 6/2006). Gi
ải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam, 2004.
-
Gia đình bé mọn - tiểu thuyết – NXB Phụ Nữ tháng, 7/2005. (In lần thứ 4
n
ăm tính đến tháng 3/2008). Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, 2005. Giải
th
ưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 2006.
23
Kịch bản phim:
-
Chuyến đi của mẹ - kịch bản phim nhựa sản xuất, 1988.
-
Chân trời nơi ấy - kịch bản phim nhựa 2 tập sản xuất, 1995.
1.3.2. Tác phẩm Gia đình bé mọn
Tiểu thuyết Gia đình bé mọn với hai trăm chín mươi lăm trang xoay quanh cuộc
đời và số phận của nữ nhà văn Mỹ Tiệp, vốn là người miền tây có nhan sắc, đầy cá
tính, có khát v
ọng mãnh liệt trong tình yêu và mưu cầu hạnh phúc. Cuộc chiến tranh
ch
ống Mỹ ác liệt đã dàn xếp cuộc hôn nhân giữa cô với anh chồng Hai Tuyên, một
ng
ười đàn ông chỉ biết với cương vị phó phòng tuyên truyền, có thể thao thao đứng lớp
nh
ững bài giảng về: “thế nào là nếp sống mới, con người mới” [13; tr.51]. Tuyên còn
là m
ột con người lạnh lùng, vô tâm, tàn nhẫn khi bỏ mặc vợ nằm trong phòng phụ sản
m
ột mình: “trơ ra như một con mẹ hoang thai dơ dáy” [13; tr.50]. Càng sống với
Tuyên n
ỗi đau trong Tiệp ngày càng tăng lên, sự không tương hợp giữa cô với Tuyên
càng ngày càng l
ộ diện. Một con người có cá tính, có hoài bão, khát khao hạnh phúc
nh
ư Tiệp làm sao chấp nhận người chồng vô tâm, vô nhân tính vội vàng thả vợ xuống
b
ệnh viện phụ sản không một lời động viên an ủi rồi nhanh chóng phóng xe đến cơ
quan hoàn thành ph
ận sự người thư ký mẫn cán. Và Tiệp cũng không thể chấp nhận
ng
ười chồng không đùa giỡn với con nhưng lại “thích săm sắn với lũ heo”, không hoà
h
ợp được với người chồng coi công danh là mục đích phấn đấu và bắt vợ phải đồng
hành v
ới mình trên con đường chính trị “lên nữa, lên mãi”. Vì thế Tiệp đã quyết tâm
t
ừ bỏ vỏ bọc hào nhoáng về mái ấm hạnh phúc bề ngoài để tìm đến hạnh phúc thực sự
mà trái tim mình mong mu
ốn. Sự xuất hiện của anh nhà báo từ thành phố lớn, giống
nh
ư một “chú công” giữa thị trấn tỉnh lẻ khiến Tiệp nhanh chóng rơi vào một tình yêu
đơn phương mà dịu ngọt. Sau những cuộc tình chớp nhoáng, đầy tinh thần dâng hiến
c
ủa Tiệp, “chú công” bỏ về thành phố, để lại cho Tiệp bao điều tai tiếng và cuộc hôn
nhân s
ắp tan vỡ. Phải đến khi Đính - nhà văn người xứ Nghệ, sống và viết tại Hà Nội
xu
ất hiện và chi phối cuộc sống của Tiệp thì hành trình kiếm tìm hạnh phúc thực sự
được “lên dây”. Nhưng tình yêu của họ lại gặp phải quá nhiều ngăn trở. Hành trình gần
hai m
ươi năm trời khổ cực, có niềm vui sướng, có hạnh phúc khi được sống bên người
yêu nh
ưng cũng có nỗi buồn, cũng có đầy nước mắt chua xót khi phải đối mặt với sự
ru
ồng bỏ của dòng tộc, sự khinh khi của bạn bè, những phong ba, bão táp của giới
ch
ức quyền trong tỉnh,…và nhất là sự giằng xé đau đớn giữa một bên là tình mẫu tử,
24
một bên là tình yêu cá nhân. Tất cả đã khiến cho Tiệp phải trải qua bao nhiêu khổ đau
m
ới tìm được bến bờ hạnh phúc trọn vẹn với người yêu. Mối tình dai dẳng gần hai
m
ươi năm trời, những cay đắng tủi nhục, niềm hạnh phúc mong manh, dễ vỡ, những
gi
ằng xé ghê gớm trong nội tâm nhân vật khi phải tự đấu tranh, tự vượt qua nghịch lý
l
ựa chọn giữa một bên là gia đình với một bên là tình yêu hạnh phúc đích thực đã tạo
thành d
ấu ấn đậm nét và sức hấp dẫn mãnh liệt cho tiểu thuyết.
25
CHƯƠNG 5. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TÁC PHẨM
GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN
2.5 Một số biểu hiện tiêu cực trong xã hội thời bao cấp
Theo dòng lịch sử, ở thời kì 1975-1985, do đất nước vừa mới kết thúc chiến
tranh và g
ặp rất nhiều khó khăn nên rơi vào thời kì khủng hoảng cả về mặt kinh tế lẫn
xã h
ội. Đó là điều không thể tránh khỏi của một đất nước trải qua quá nhiều cuộc chiến
tranh kh
ốc liệt. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã qua khiến đất nước rơi vào đau
th
ương, khó khăn khôn lường. Nhà nước và nhân dân thời kì này đã phải dốc sức rất
nhi
ều vào công cuộc khôi phục nền kinh tế nên không tránh khỏi khó khăn, thiếu thốn
và b
ất cập.
V
ăn học giai đoạn này cũng không quên đi vai trò của mình là phản ánh và dự
báo xã h
ội. Hàng loạt tác phẩm được ra đời nhằm thể hiện cách nhìn nhận của tác giả
tr
ước thực trạng của xã hội lúc bấy giờ, khi mà mọi thứ diễn ra khiến nhiều người rơi
vào kh
ốn đốn. Các tác phẩm như Bến không chồng – Dương Hướng, Thời xa vắng –
Lê L
ựu, Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh, Vết thương thứ 13 – Trang Thế Hy, Mưa
mùa h
ạ, Đám cưới không có giấy giá thú – Ma Văn Kháng… là những tác phẩm tiêu
bi
ểu về con người và cuộc sống trong hoặc sau chiến tranh. Ra đời trong một bối cảnh
khác, vào nh
ững năm đầu của thế kỉ XXI, tác phẩm Gia đình bé mọn vẫn có thể cho ta
th
ấy hiển hiện lên trong đó từng trang viết phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam những
n
ăm 80, 90 của thế kỉ trước, thời kì xã hội của chế độ bao cấp. Ngay từ những dòng
đầu tiên của chương một trong tác phẩm, người đọc đã có thể bắt gặp vẻ ngơ ngác, bần
th
ần của nhiều nhân vật trước thực tế xã hội sau chiến tranh. Họ không tìm thấy ánh
sáng c
ủa xã hội hằng mơ ước, khát khao trong thời chiến tranh ác liệt, gian khổ. Họ
cảm thấy lạc lõng trước xã hội còn thiếu thốn về mọi thứ “cái thời một ống chỉ cỏn con
c
ũng chờ tới lượt phân phối” [13; tr.6]. Bước ra từ chiến tranh, họ không thể hiểu mọi
th
ứ xảy ra vì cớ gì mà khác đi những gì họ từng tưởng tượng: “Hai chị em ngồi bần
th
ần hồi lâu, tuổi thơ và mảnh vườn hương hỏa không còn, tuổi trẻ không còn, niềm hi
v
ọng ngây ngất sau năm Bảy lăm cũng không còn, thay vào là sự chật vật, ngơ ngác
không hi
ểu sao sự tình lại ra nông nỗi.” [13; tr.6]. Nhịp văn nhẹ nhàng mà tự nhiên
nh
ưng giàu sức khái quát, tái hiện hiện thực xã hội đương thời với những thứ nhu yếu
ph
ẩm hàng ngày phải chờ tới lượt phân phối nhưng lại kém chất lượng “gạo thì thường