Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức vào bài giảng thực tiễn rượu cần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.09 KB, 19 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CƯ KUIN
TRƯỜNG THCS EA HU
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN
TÊN ĐỀ TÀI: RƯỢU CẦN TÂY NGUYÊN – SAY ĐẮM
LÒNG NGƯỜI

Nhóm thực hiện: Lê Thị Thảo Ly (Nhóm trưởng)
Trần Thị Thu Phương
Email:
Ea Hu, năm học 2014 – 2015
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CƯ KUIN
TRƯỜNG THCS EA HU
Địa chỉ: Thôn 3 – Xã Ea Hu – Huyện Cư Kuin – Tỉnh ĐăkLăk
Điện thoại: 05003631742
Web: />Nhóm thực hiện:
1. Họ và tên: Lê Thị Thảo Ly (nhóm trưởng)
Lớp: 9A
Email:
2. Họ và tên: Trần Thị Thu Phương
Lớp: 9A
Email:
2
1. TÊN TÌNH HUỐNG
Bài tiểu luận tìm hiểu về nét văn hóa, bản sắc riêng của Tây Nguyên:
“RƯỢU CẦN”
2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Vận dụng những kiến thức liên môn của các môn Tin học, Giáo dục công
dân, Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử, Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật và
những hiểu biết về thực tế để thuyết trình cho con người Việt Nam cũng


như bạn bè năm châu để hiểu thêm về sản phẩm này.
3. TỔNG QUAN VỀ CÁC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
*Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử hình thành về sản phẩm “Rượu Cần”.
- Đặc điểm về sản phẩm “Rượu Cần”.
4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
*Áp dụng các kiến thức liên môn trên các lĩnh vực:
- Tin học: Sử dung mạng Internet để láy những số liệu, hình ảnh thực
tế.
- Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn.
Để bài văn hoàn thiện hơn ta cần nắm rõ cấu trúc bài văn thuyết minh.
- Lịch sử: Nguồn gốc của sản phẩm “Rượu Cần”.
- Hóa học: Quá trình lên men của rượu.
- Công nghệ: Quá trình làm ra một chum “Rượu Cần”.
- Âm nhạc: Đưa ra một số ca khúc về “Rượu Cần”.
- Mĩ thuật: Lấy một số hình ảnh về “Rượu Cần”.
3
- Giáo dục công dân: Ý thức của một số bạn trẻ hiện nay khiến nét văn
hóa bị mai một dần. Từ đó ta cần quan tâm, tìm hiểu, yêu mến và bảo
vệ để bảo tồn sự đa dạng của bản sắc văn hóa nước ta.
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn.
4
Lời giới thiệu
Trong thời đại ngày nay, khi có sự giao thoa giữa các nền văn hóa thì
việc bảo tồn và phát huy nét văn hóa riêng mang ý nghĩa sống còn đối với
một dân tộc. Đất nước chúng ta cùng với sự đa dạng các dân tộc là sự đa
dạng các bản sắc văn hóa. Nếu người kinh có trống đồng Đông Sơn, có bánh
chưng bánh dày trong ngày Tết, có nước mắm truyền thống,…thì cùng với

cồng chiêng và các điệu múa truyền thống, rượu cần đã trở thành một đặc
sản văn hóa của Tây Nguyên nói riêng và các dân tộc thiểu số cao nguyên
Việt Nam nói chung. Rượu cần luôn là một phần không thể thiếu trong các
buổi tiệc, trong các lễ hội của người dân tộc. Cái hấp dẫn, độc đáo của rượu
cần không chỉ ở mùi vị say nồng của men rượu mà còn bởi bè dày truyền
thống văn hóa của nó. Mỗi ché rượu cần đều chứa đựng cái hồn của mỗi dân
tộc, là cầu nối các dân tộc với nhau, giữa những người hôm nay với cha ông
ngày xưa và con cháu mai sau. Bởi vì thế mà rượu cần luôn mang nét đặc
trưng riêng mỗi vùng từ cách làm rượu cho đến cách thưởng thức, luôn tồi
tại cùng với sự tồn tại của dân tộc đó. Ngày nay, cùng với sự phát triển của
xã hội, để có thể gìn giữ và phát huy nét văn hóa độc đáo ấy, chúng ta phải
có sự hiểu biết sâu sắc ở cả khía cạnh khoa học cũng như văn hóa. Đó cũng
là lí do lôi cuốn chúng em tìm hiểu đề tài: “Rượu Cần”.
Do sự hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như những trãi nghiệm
thực tế, trong bài tiểu luận này chúng em chỉ xin giới thiệu phương pháp
chung cơ bản để làm rượu cần, những biến đổi sinh hóa và vài nét sơ lược
về văn hóa rượu cần, những cảm nhận riêng của mình về một sản phẩm
độc đáo này.
Rất mong nhận được những đóng góp của thầy cô và các bạn.
5
Bình uống Rượu Cần
I. Giới thiệu về rượu cần
Rượu cần là loại rượu truyền thống của các dân tộc ít người Tây
Nguyên. Đây là loại rượu không qua chưng cất nên nồng độ rượu thấp, vị
hơi ngọt, mùi thơm đặc trưng, còn mang nhiều dinh dưỡng. Rượu cần có
điểm khác biệt so với các rượu lên men không qua chưng cất khác ở nguyên
liệu và bánh men lá. Mỗi dân tộc, mỗi vùng lại có những cách lên men riêng
biệt nên có mùi vị khác nhau. Ngày nay, có nhũng cơ sở sản xuất bánh men
làm sẵn nhưng chưa phát triển bởi tính truyền thống của sản phẩm.
Trong bất

cứ lễ, tết nào,
đồng bào Tây
Nguyên cũng dếu
6
có nghi thức uống rượu cần. Rượu, theo họ tin tưởng, là do Trời (Yang) sai
thần linh xuống trần cho con người cách làm rượu đủ loại: từ gạo, mì, bắp
cho đến bo bo, kê… để tế lễ ch các đấng tối cao trong năm để làm rượu dù
cho họ không dư dả mấy.
Rượu Ba Na được các dân tộc Tây Nguyên khen là ngon nhất, sau đó
mới là rượu của người Ê-đê và Xơ-đăng.
Rượu cần Tây Nguyên uống bằng cần. Rượu cần có nhiều thứ, ngon
hay dở la do ở người làm cũng như các hợp chất có được đầy đủ hay không.
Hiện nay, rượu cần không chỉ dành riêng cho các đồng bào Tây
Nguyên, mà họ thường chế tạo, cất thành từng ghè (ghè hay ché là loại hũ
cao để đựng rượu) chở đi bán tại các làng miền xuôi. Cho nên, người Kinh
chúng ta nay cũng “khoái” uống rượu cần trong các tiệc tùng linh đình hay
lễ, tết.
Rượu Cần Tây Nguyên
Ở Tây Nguyên, mỗi lần có lễ lớn như lễ bỏ mả, lễ ăn cơm mới, điều
cử hành rất lớn ở nhà làng (nhà rông). Họ đánh cồng chiêng, nhảy múa, ca
hát rồi ăn thịt trâu nướng, uống rượu cần say túy lúy. Các trai làng, gái làng
ăn mặc nhiều loại trang phục có nhiều hoa văn sặc sở và hát cho nhau nghe
những bài hát chan chứa ân tình:
7
Anh ở bên này ghè rượu,
Vít cần trúc cong cong thành một nữa bầu trời
Thành một nữa trái tim mơ hồ gọi
Một nữa còn bên ấy
Bạn tình ơi!
Bên này trái tim, bên ấy trái tim

Vòng ngực nổi cồn trên miệng ché
Rượu chảy về hai bên, men say còn ở giữa.
Lửa phừng phừng bứt tượt áo nuk-kiar…
Ơi chân trời lửa bên em sao mà xa ngái thế
Đường gấp khúc trái tim sâu thăm thẳm đáy men nồng.
Uống rượu cần thể hiên sự đoàn kết, thương yêu không có chuyện
chén chú, chén anh, chén ông, chén bác… Mọi người cùng uống với nhau
chung cần, trẻ, già, trai, gái nhâm nhi thịt trâu nướng mà không sợ mất vệ
sinh.
8
Lễ hội Rượu Cần Tây Nguyên
II. Nguyên liệu và cách làm
A. Nguyên liệu:
Nguyên liệu truyền thống để làm rượu cần là loại gạo nương (gạo từ
lúa trồng trên cạn ở sườn đồi núi). Tùy theo cách làm và điều kiện lương
thực địa phương, người ta có thể bổ sung thêm các loại hoa màu khác như
khoai mì, sắn, bắp, hạt cào (một thứ cỏ mọc ở Tây Nuyên), hạt bo bo, kê…
Chính sự khác nhau về nguồn nguyên liệu đã góp phần tạo nên hương vị đặc
trưng ở mỗi vùng. Ở những vùng đồng bằng, người ta có thể dùng gạo lức
(gạo chưa qua chà xát) để làm nguyên liệu.
9
Nếp cái hoa vàng - nguyên liệu làm Rượu Cần
B. Cách làm:
Làm rượi cần rất đơn giản. Chỉ cần bỏ men vào cơm ủ trong ché (ghè)
độ bốn năm hôm là thành rượu. Lúc nào uống thì thêm nước lã vào chứ
không cất như rươu đế. Rượu để lâu ngày càng ngon. Có người đem chôn
rượu ở dưới đất hàng năm cho rượu hả hơi mới đem lên uống.
Rượu cần có nhiều loại. Rượi thóc là lúa mới xay, rửa cho sạch, ngâm
nước rồi trộn men vào ché. Lấy lá chuối bịt chặt miệng ché độ năm, sáu hôm
sau là dùng được. Rượu cơm là rượu làm bằng gạo nấu thành cơm ủ với

men; hoặc là trộn đều bỏ vào ché; hay bỏ một lớp cơm, một lớp men cũng
được. Cơm rượu chỉ độ vài ba hôm là nở tràn ché. Còn rượu kê, bo bo, bắp,
mì…thì cũng làm theo cách trên.
10
Cách làm rượu cần
Để làm một hủ rượu cần phải có gạo hoặc ngô, khoai, sắn, y dĩ, chuối,
dứa, củ mài và một số loại cây, củ, quả khác cùng men rượu. Vỏ trấu và
chum đựng, cách làm phổ thông và đơn giản nhất là dùng gạo tẻ hoặc nếp
đãi sạch, ngâm nước lã hoặc nước ấm ba đến năm mươi tư giờ đồng hồ. Đổ
ra rá, dội nước lạnh cho sạch, trộn đều vỏ trấu, đồ chính kỹ rồi đổ ra mẹt
sạch, để nguội, trộn đều men, theo tỉ lệ một gạo hai trấu (một kg gạo, hai kg
trấu) ½ lạng men (không kể một số loại men mạnh bằng lá tươi). Ủ kỹ băng
lá (hoặc ni lông thật kín) từ năm đến bảy ngày đến khi dậy mùi thơm đem đổ
vào chum hoặc hủ bịt thật kín (dùng tro bếp sạch, hòa nước đặc sền sệt đắp
kín, chặt miệng chum) để ở nơi khô ráo, sạch sẽ mười ngày sau đem uống.
Nguyên liệu làm rượu cũng chỉ là những loại ngũ cốc thông thường…
Song bí quyết chính là ở chất gây men. Chất gây men được lám từ lá rừng và
thường được giữ kín, không tiết lộ cho người ngoài sắc tộc. Về cách chế
biến thật đơn giản: Men và tinh bột được trộn đều, cho vào ché, bên trong
phủ lớp trấu dùng để ủ. Sau đó, thay vì mang đi chưng cất bằng nhiệt như
các loại rượi thường, người ta đem chóe chôn sâu xuống đất đúng một trăm
ngày. Dĩ nhiên, thời gian chôn càng lâu rượi càng thơm ngon, quyến rũ.
11
Điểm nữa, trước khi uống phải đổ đầy nước suối vào ché với mục đích hòa
tan chất cồn trong nước đầu tiên này gọi là nước cốt. Nước cốt màu vàng
sánh, có mùi hương loan tỏa tuyệt vời hết sức đặc trưng.

Nước cốt của rượu cần
Rượu càng nhiều ngày, càng già, uống càng bốc và ngon. Loại men
ngọt uống thấy vị ngọt (như đường, như mật). Loại men đậm, đắng uống rất

bốc, mạnh hơn các loại bia gọi là "lẩu phủ trai" (rượu đàn ông). Rượu cần
uống bằng nước lạnh đun sôi để nguội (hoặc để trong tủ lạnh càng tốt). Nếu
dùng nước nóng (kể cả hơi ấm) uống sẽ không ra gì, rượu coi như bị hỏng.
Khi uống ta bật bỏ nắp bịt ra, đổ nước ngâm một phút cho ngấm, cắm cần
vào và đổ nước uống liên tục đến lúc nhạt thì thôi (hoặc hút ra chai uống qua
cốc, chén như bia và rượu)
12
Bình uống Rượu Cần
III. Thức Uống Tâm Linh
Không phải ngẫu nhiên mà rượu cần trở thành một thức uống tâm linh
của đồng bào dân tộc ít người ở vùng Nam Tây Nguyên. Bởi rượu cần được
làm từ men của rừng, uống ở rừng, “tắm” trong không gian văn hoá của lễ
hội của rừng… Rượu chỉ dùng trong một không gian văn hoá tâm linh, văn
hoá lễ hội xung quanh bếp lửa, nhà dài…với những nghi thức mời rượu
huyền ảo trong tiếng cồng, chiêng mênh mang, vang vọng ở chốn đại ngàn.
13
Lễ hội Rượu Cần Tây Nguyên
Mặc dù chưa có một tài liệu nào chính thức nói về nguồn gốc ra
đời của rượu cần, nhưng theo các già làng cho biết, thuở xưa xuất phát từ
việc cúng bái thần linh, một số người dùng “men” được chế biến từ cây
rừng trộn với cơm hèm, ủ vào trong những quả bầu khô để dâng cho thần
linh. Sau lễ, mọi người đập bầu và chia nhau phần cơm để “mút” (từ của
dân tộc bản địa Đà Lạt), và cụ Nhím (cách gọi trân trọng của đồng bào ở
đây dành cho con vật thiêng: Nhím rừng) thấy được mới bày cho cách ủ
rượu cần, và cách dùng cần để uống, cũng vì vậy mà người dân tộc có
thói quen trước khi uống rượu cần đều mời thần linh và cụ Nhím uống
trước. Hiện nay, một số bôn làng ở Di Linh, Đơn Dương vẫn còn giữ thói
quen mỗi khi uống rượu cần thường buộc một sợi lông Nhím vào cần để
14
ghi nhớ công lao của Cụ Nhím.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng Nam Tây Nguyên này xem
rượu cần là “thức uống tâm linh”, bởi nó vừa có thần thánh, lại vừa có
con người hiện hữu bên ché rượu. Cái đẹp của rượu cần chính là ở nghi
thức mời rượu, mỗi tộc người có một cách mời rượu khác nhau, từ đó
góp phần tạo nên văn hoá cho rượu cần.
IV. Cách Thưởng Thức Rượu
Không ít người đã từng nếm thử rượu cần, nhưng để lĩnh hội
hết cái hồn, cái men nồng ngất ngây của rượu cần thì quả là không dễ.
Tôi có may mắn, đã từng được uống và cũng không bao giờ quên cái lần
uống đầu tiên - khi về công tác tại vùng đồng bào dân tộc ít người tại Tà
Nung (TP. Đà Lạt) ấy. Với tôi, lần uống rượu cần đầu tiên đó, nó say
đắm đuối như mối tình đầu, vừa êm dịu, vừa ngất ngây, diệu vợi… Và
tôi, tôi đã bay tận cùng trong cái nắng hanh hao nhuộm vàng sắc hoa dã
quỳ của buổi chiều mùa khô Tây Nguyên trên những ngôi nhà trầm mặc.
Trong không gian của ngôi nhà dài huyền ảo lung linh mặt người, rồi ánh
lửa hồng bùng lên thay cho ánh hoàng hôn tắt lịm, tôi như ngất ngây với
thứ thức uống là lạ, ngọt lừ, dìu dịu say lúc nào không biết, bên tai chỉ
còn nghe văng vẳng tiếng cồng ầm ừ, tiếng chiêng vang vọng, tiếng khèn
bức bối dội âm ba vào vách núi hoà lẫn với tiếng thác đổ, tiếng tác tác
15
của con nai hoà lẫn với tiếng của đại ngàn xanh ngát màu xanh.
Cách thưởng thức Rượu
Đồng bào dân tộc ít người ở vùng Nam Tây Nguyên thường
hay có cách đãi khách quý bằng rượu cần. Ché rượu cần được mang ra để
ở giữa nhà sàn, chủ nhà cầm cần bằng hai tay hơi nâng lên như tế lễ để
đưa cần cho người được tiếp đãi cắm cần vào ché. Nếu khách đông, mỗi
người sẽ chuyền cần cho nhau bằng hai tay từ phải qua trái, nếu cầm một
tay phải cầm tay phải vì đối với người đồng bào dân tộc thiểu số cầm tay
trái là khinh họ. Người chủ nhà phải uống trước một ly để chứng tỏ rượu
không có độc tiếp đến mới mời khách. Thường thì khi được mời, khách

phải uống cạn ống nước đầu tiên, theo truyền thống, uống tình cảm là
xoay vòng; uống thân thiện, tri kỷ thì cùng uống, còn uống hoà giải - phải
có kèm theo con gà, hoặc vòng cườm để làm chứng, người chịu lỗi uống
trước, gà sẽ được làm thịt và lấy giò để cho già làng xem người có lỗi
16
thành thật hay không. Riêng trong lễ đâm trâu, thì mọi người thi nhau
uống, mỗi làng sẽ đại diện một người, ai uống nhiều hơn thì làng đó
thắng.
V. Văn Hóa Uống Rượu Cần
Ở Tây Nguyên đâu đâu cũng uống rượu cần. Rượu cần thơm,
ngon, mát, bổ, kích thích tiêu hoá, lợi tiểu. Chum nhỏ là một chum một
cần, chồng rót vợ uống và ngược lại. Chum nhỡ là đôi bạn,đôi cần, theo
số chẵn là bốn, sáu, tám. Chum to sẽ là mười, mười hai,mười bốn bạn bè
anh em đến là "lảu khay cáy khả" (rượu mở, thịt gà).
Thứ tự uống cũng khác, khi thầy cúng cúng xong, mọi người vít
cần uống rượu theo thứ tự nữ uống trước, nam uống sau: Chủ nhà, thầy
cúng, anh hoặc em bà chủ nhà, người già,… nếu có khách quý thì chủ nhà
uống xong cầm cần mời khách. Đều hết sức đặc biệt là cần rượu duy nhất đó
không bao giờ rời khỏi bàn tay con người, ai đó mà thả cần rượu ra khỏi tay
là thất lễ với chủ nhà. Tại sao sau khi chúng ta uống phải lấy tay bịt đầu cần
rồi truyền cho người khác.
17
Văn hóa uống Rượu Cần
Rượu cần là một nét sinh hoạt văn hóa đẹp – văn hoá rượu cần. Từ
"đặc sản" ở đây, ngoài ý nghĩa là sản phẩm đặc biệt về nội dung, chất lượng
mà còn bao hàm cả sự độc đáo có một không hai về cách tiêu dùng. Trong
hàng chục, hàng trăm loại rượu, có lẽ đây là loại duy nhất không uống bằng
ly, bằng chén mà uống bằng một dụng cụ đặc biệt được gọi là cần. Bởi thế,
việc sử dụng thứ đặc sản này có thêm "công đoạn" hút, trước khi uống
chúng vào người. Hơn nữa, đối với rượu cần, người ta không uống một

mình với mục đích giải sầu mà chỉ uống tập thể vào những dịp lễ Tết, hội
hè… khi tiếp đãi bạn bè, khách quý phương xa. Vào những ngày trọng đại
đó, chóe rượu được đặt trang trọng giữa nhà, bên bếp lửa bập bùng; còn
khách và chủ cùng quây quần xung quanh, ngất ngây trong tiếng cồng
18
chiêng trầm bổng. Mọi người ngồi xếp chân vòng tròn, vít cong cây cần làm
bằng ống trúc và hút say sưa.
Như đã nói ở trên, rượu cần không phải là thức uống giải sầu, cũng
không phải dùng để nhậu nhẹt, đánh chén. Vì thế, người ta không dùng mỗi
khi uống, mà mỗi ở đây chính là những điệu nhảy, điệu múa, là ánh mắt, lời
ca trong tiếng cồng chiêng và tiếng suối reo. Rượu cần độc đáo là thế nên
không ít người cho rằng uống rượu cần chính là một nét sinh hoạt văn hóa
cộng đồng. Qua ché rượu, người ta xích lại gần nhau hơn, thương yêu đùm
bọc nhau hơn. Ðiều này có thể giải thích lý do vì sao càng ngày càng có
nhiều du khách ngoại quốc tìm đến rượu cần như là một sản phẩm văn hóa
đầy sức hấp dẫn lạ kỳ của rừng núi Việt Nam.
Thái độ của Thanh niên đối với thức uống tâm linh – Rượu Cần:
Một số bạn trẻ hiện nay chạy theo phong trào phương Tây, học uống
những loại rượu đắt tiền ( Whisky, Vodka, Cognac, Chivas,…) đã dần quên
đi nét văn hóa dân tộc. Ít bạn trẻ bỏ thời gian và công sức để đi tìm hiểu về
Rượu Cần, họ chỉ chạy theo trào lưu và học đòi theo những thứ mới mẽ, sa
hoa.
Chỉ vì thái độ và ý thức của thế hệ trẻ mà nét văn hóa riêng biệt của
nước ta đang dân bị suy thoái, mai một dần. Chính vì vậy, vì là một công
dân của nước nhà, ta phải biết tìm hiểu và tuyên truyên mọi người hiểu
thêm về Rượu Cần. Để nét vản hóa này luôn được sống mãi trong lòng
mỗi người dân Việt Nam.

19

×