Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

luat nha nuoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.52 KB, 11 trang )

Câu 1: Các quan điểm khác nhau về nguồn góc của Nhà nước? Quan điểm nào tiến bộ nhất?
Quan điểm nào được thừa nhận trên giới hiện nay?
Các quan điểm về nguồn gốc Nhà nước:
a/ Các học thuyết:
- Thuyết thần học: cho rằng Thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra
nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là 1 sản phẩm của thựơng đế.
- Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền
gia trưởng, thực chất nn chính là mô hình của 1 gia tộc mở rộng và quyền lực nn chính là từ quyền gia
trưởng được nâng cao lên – hìh thức tổ chức tự nhiên của xh loài người.
- Thuyết khế ước xã hội: cho rằng sự ra đời của NN là sản phẩm của 1 khế ước xã hội được ký kết trước
hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có NN. Chủ quyền NN thuộc về nhân
dân, trong trường hợp NN kg giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ
mất hiệu lực và nhân dân có quyền lợi lật đổ nhà nước và ký khế ước mới.
b/ quan đểim chủ nghĩa Mac-Lenin: cho rằng:
- NN xuất hiện 1 cách khách quan, nhưng kg phải là hiện tựơng xã hội vĩnh cửu và bất biến. NN luôn
vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng
kg còn nữa.
- Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài nười đã phát triển đến 1 giai đoạn nhất định. NN xuất hiện trực
tiếp từ sự tan rã cả chế độ cộng sản nguyên thủy. NN chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã
xuất hiện sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối khán,.
c/ Quan điểm tiến bộ nhất là:


d/ Quan điểm đượcthừa nhận trên thế giới hiện nay là



Câu 2: Các kiểu và các hình thức Nhà nước? Kiểu NN nào tiến bộ nhất? Hình thức nào phổ biến
trên thế giới hiện nay? Việt nam thuộc kiểu và hình thức nhà nước nào?
a/ Các kỉêu nhà nước:
- Công xã nguyên thủy


- Chiếm hữu nô lệ -> Nhà nước chủ nô
- Phong kiến -> Nhà nước phong kiến
1
- Tư bản chủ nghĩa -> Nhà nước tư bản chủ nghĩa
- Xã hội chủ nghĩa –> Nhà nước XHCN
b/ Các hình thức Nhà nước
- Hình thức chính thể: là các thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan quyền lực NN cao nhất và quan
hệ giữa các cơ quan đó với nhau, cũng như thái độ của các cơ quan này đối với nhân dân . Bao gồm:
+ Hình thức chính thể quân chủ: là hình thức chính thể mà ở đó quyền lực cao nhất tập trung
toàn bộ hoặc 1 phần vào người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế, có 2 loại : chính thể quan
chủ tuyệt đối và chế độ quan chủ hạn chế ( lập hiến)
+ Hình thức chính thể cộng hòa : là hình thức chính thể mà ở đó quyền lực cao nhất cơ quan
được bầu ra trong một khoảng thời gian nhất định. Có 2 loại chính: chính thể cộng hòa quý tộc và chính
thể cộng hòa dân chủ.
- Hình thức cấu trúc: Là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và tình chất mối quan
hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa cáccơ quan NN ở trung ương và các cơ quan NN
ở địa phương. Bao gồm:
+ Nhà nước đơn nhất: là nhà nước có chủ quyền chung, lảnh thổ toàn vẹn thống nhất, các bộ
phần hợp thành nhà nước là các đơn vị hành chính lãnh thổ lhông có chủ quyển riêng. (vd: CHXNCN
Việt Nam , CHND Trung Hoa, Singapor…)
+ Nhà nước liên bang: hình thành từ hai hay nhiều quốc gia thành viên, các thành viên có chủ
quyền riêng bên cạnh chủ quyền chủ quyền chung của nhà nước liên bang (vd: Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ, Cộng hòa Liên bang Đức…)
- Việt Nam thuộc kiểu Nhà nước XHCN trên đường đổi mới.
- Việt Nam (từ sau CMT8 /1945) là nhà nước theo chính thể Cộng hòa dân chủ. Trong hình thức chính
thể này quyền lực NN tối cao được thành lập theo chế độ bầu cừ và trong một thời hạn nhất định.
Hình thức cấu trúc của Nhà nước ta là đơn nhất. Lãnh thổ được chia thành các đơn vị hành chính và
phân cấp quản lý. Các bộ phận hành chính lãnh thổ đó đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của bộ máy Nhà
nước TW.



Câu 3: Sự khác biệt của NN Pháp quyền TS và NN Pháp quyền XHCN? Việt Nam đã có NN PQ
chưa? Nếu có, nêu những phương hướng để xây dựng nhà nước Pháp quyền?
1. Sự khác biệt giữa NN PQ TS và NN PQ XHCN?
NNPQTS NPQ XHCN
- Nhân dân là chủ thể tối caocủa quyền lực NN - Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân
- Pháp luất là tối thượng - Pháp chế XHCN – pháp luật thực thi nghiêm
chỉnh, triệt để, chính xác
2
- Pháp lụât là 1 đại lương cùa sự tư do bình đẳng - Hệ thống PL đảm bảo tính tòan diện,
vì nhân quyền đồng bộ và phù hợp
Khác biệt lớn:
- Quyền lực NN phải được phân chia thành - Quyền lực NN là thống nhất có sự phân
Tam quyền phân lập: Lập pháp – Hành pháp công, phù hợp của cơ quan NN để thực
-Lập Pháp hiện các quyền LP-HP-TP
- Đảng lãnh đạo được xác đinh sau bầu cử - Sự lãnh đạo của Đảng CS là 1 nguyên tắc Hiến
định (là qquyết định trong Hiến pháp

2. Việt nam đã là nhà nước pháp quyền XHCN, điều này đã được ghi trong Điều 2 của Hiến Pháp 1992
trở thành 1 nguyên tắc Hiến định “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” (trích Điều 2 Hiến Pháp Việt Nam
1992)

3. Những phương hứơng xây dựng Nhà n ước Pháp quyền:
- Xây dựng NN Pháp quyền XHCN VN trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội
nhập kinh tế Quốc tế. Nhà nước ta phải luôn luôn chú trọng kết hợp thực hiện chức năng xây dựng và
bảo vệ tổ quốc, xây dựng pháp luật họach định chính sách, tổ chức thực hiện pháp lụât và chính sách đó,
gắn bó chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh Quốc phòng.
- Xây dựng NN Pháp quyền XHCN phải dựa vào lực lượng nhân dân, phát huy dân chủ XHCN, phải

xuất phát từ nguyện vọng và lợi ích nhân dân và dựa trên nguyên tắc tất cả các quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân.
- NN PQ XHCN được tổ chức và phân công quyền lực NN thực sự khoa học, phát huy mạnh mẽ hiệu
quả, hiệu lực quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Đổi mới tổ chức hoạt động của quốc hội, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xác định rõ vị trí, vai
trò , chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức HĐND và UBND các cấp.
- Lựa chọn cán bộ trong các vị trí của Đảng và NN, cần phải có kiến thức chuyên môn và đạo đức.
- Tăng cường lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân dân đóng góp để xây dựng các dự thảo luật. Các dự
thảo luật này một khi được xây dựng cần ngắn gọn, ít điều khoản, ngôn từ súc tích để mọi tầng lớp
nhân dần đều có thể tiếp cận.


3
Câu 4. Các thuộc tính của Pháp Luật? Thuộc tính nào là quan trọng nhất? Pháp luật có phải là ý
chí của giai cấp thống trị nâng lên thành Luật hay kg? PLuật có sứ mệnh bảo vệ tư do cho con
người không?
Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu, tính chất riêng biệt, đặc thù của pháp luật. Thuộc tính của
Pháp luật là cơ sở để phân biệt pháp luật với các hiện tượng xã hội khác, trước hết với những hiện tượng
xã hội như đạo đức, tôn giáo, tập quán.
I/ Các thuộc tính của Pháp luật:
1/ Tính quy phạm phổ biến
+ Tính quy phạm: - Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩm mực cho hành vi xử sự của con người đựơc
xác định cụ thể.
- Pháp luật đưa ra giới hạn cần thiết mà Nhà nước quy định để các chủ thể có thể
xử sự một cách tự do trong khuôn khổ pháp luật.
+ Tính phổ biến: - Pháp luật điểu chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, phổ biến và điển hình
- Pháp luật tác động đến tất cả các cá nhân, tổ chức trong những điều kiện, hoàn
cảnh pháp luật đã quy định.
2/ Tính xác định chặt chẽ về hình thức:
- Nội dung của PL phải được thể hiện trong những hình thức xác định, như: tập quán pháp, tiền lệ pháp

hay văn bản pháp luật
- Nội dung của PL được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác, một nghĩa và có khả năng
áp dụng trực tiếp.
- Tính xác định chặt chẽ về hình thức của PL còn thể hiện ở phương thức hình thành pháp luật. VB quy
phạm PL được quy định chặt chẽ về thủ tục, thẩm quyền ban hành.
3/ Tính được đảm bảo bằng nhà nước:
- Nhà nước đảm bảo tính hợp lý về nội dung quy phạm pháp luật
- Khả năng tổ chức thực hiện pháp luật cùa NN, bằng những biện pháp:
+ Đảm bảo về kinh tế
+ Đảm bảo về tư tưởng
+ Đảm bảo về phương diện tổ chức
+ Đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước.
II. Trong 3 thuộc tính trên, thuộc tính quy phạm phổ biến là quan trọng nhất.
III. Theo quan điểm cũ thì Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị nâng lên thành Luật.
4
Theo quan điểm mới: tính giai cấp và tính xã hội của PL trong từng thời kì đậm nhạt khác nhau,
theo khuynh hướng tính giai cấp nhạt dần và tính xã hội đậm dần.
IV. Pháp luật có sứ mệng bảo vệ tư do cho con người

Câu 5. Các kiểu và hình thức Pháp luật? Kiểu PL nào tiến bộ nhất? Hình thức PL nào sử dụng
phổ biến trên thế giới hiện nay? VN thuộc kiểu và hình thức NN nào?
-1/ Các kiểu Pháp luật: Kiểu pháp luật là tổng thể các dấu hiệu, đặc điểm cơ bản, đặc thù của PL thể
hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế
xã hội nhất định. Có các kiểu như sau:
- Pháp luật chiếm hữu nô lệ
- Pháp luật phong kiến
- Pháp luật Tư bản Chủ nghĩa
- Pháp luật Xã hội chủ nghĩa
-2/ Các hình thức Pháp Luật: (Hình thức pháp luật là khái niệm dùng để thể hiện và xác định ranh giới
tồn tại của pháp luật trong hệ thống các quy phạm xã hội, là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của pháp

luật, đồng thời đó cũng là phương thức tồn tại, dạng tồn tại thực tế của pháp luật. Các hình thức:
- Tập quán pháp: là hình thức Nhà nước thừa nhận một số tập quán, thói quen đã được lưu truyền sử
dụng rộng rãi trong xã hội.
- Tiền lệ pháp: là hình thức NN thừa nhận các quyết định, bản án của cơ quan xét xử đã có hiệu lực pháp
luật khi giải quyết các vụ việc làm căn cứ pháp lý để áp dụng các vụ việc tương tự xảy ra sau này.
- VB quy phạm pháp luật: là văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành trong đó chứa đựng các
QPPL, được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống và được NN đảm bảo thực hiện.

Đây là hình thức pháp luật tiến bộ trong lịch sử, được nhiều quốc gia sử dụng (đặc trưng của trường
phái luật Châu Âu lục địa)
Kiểu PL tiến bộ nhất là:
Việt Nam thuộc kiểu nhà nước Xã hội chủ nghĩa và Pháp lậut Việt nam có hình thức thể hiện là các văn
bản quy phạm pháp luật.

Câu 6. Hệ thống VB QPPL VN hiện nay? VB nào có giá trị pháp lý cao nhất? Khi giải quyết vấn
đề pháp lý cụ thể VB nào được áp dụng chủ thể?
- Hệ thống VB QPPL trong hệ thống pháp luật VN (theo Luật ban hành văn bản QPPL 2008)

5
STT CHỦ THỂ BAN HÀNH TÊN VĂN BẢN
1 Quốc hội Hiến Pháp, Luật, Nghị định
2 Ủy ban thường vụ Quốc Hội Pháp lệnh, Nghị quyết
3 Chủ tịch nước Lệnh, Quyết định
4 Chính phủ Nghị đinh
5 Thủ tướng chính phủ Nghị quyết
6 Hội đồng thẩm phán TAND tối cao Nghị quyết
7 Chánh cán TANDTC, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân TC, Bộ trưởng, Thủ trưởng CQ ngang bộ

Thông tư

8 Tổng kiểm toán Nhà nước Quyết định
9 UB thường vụ QH hoặc giữa Chính phủ với cơ quan
TW của tổ chức chính trị - xã hội
Nghị quyết liên tịch
10 Chánh án TANDTC với Viện trưởng viện KSNDTC;
giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với
Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; giữa các
Bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan ngang bộ


Thông tư liên tịch
11 Hội đồng nhân dân Nghị quyết
12 Ủy ban nhân dân Quyết định, chỉ thị
- Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến Pháp vì Hiến Pháp là đạo luật mẹ của các đạo luật.
- Khi cần giải quyết vấn đề cụ thể, văn bản được áp dụng củ thể là:
+ Luật
+ Nghị định hướng dẫn
+ Thông tư chi tiết cụ thể vấn đề

Câu 7. Quy phạm pháp luật là gì? Các bộ phận hợp thành? Bộ phận nào quan trọng nhất? chi 1 ví
dụ quy phạm có 3 bộ phận hợp thành?

6
- Quy phạm pháp luật là những mô hình, khuôn mẫu, cách thức xử sự chung mang tính bắt buộc do nhà
nước XHCN ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hện ý chí và lợi ích của nhân dân lao
động, nhằm đìêu chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN.
- Các bộ phần hợp thành: được chia thành 3 bộ phận:
+ Giả định:
* Kn: là một bộ phận của QPPL nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh (thời gian, địa điểm) có thể xảy ra
trong thực tế cuộc sống và cá nhân tổ chức khi ở vào trong những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự

tác động của quy phạm pháp luật.
* Vai trò của giả định: xác định phạm vi tác động của PL
*Yêu cầu: hoàn cảnh, điều kiện nêu ra phải rõ ràng, chính xác, sát thực với thực tế.
* Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể nào? Trong hòan cảnh, điều kiện nào?

+ Quy định:
* Kn: là bộ phận của quy phạm PL, trong đó nêu lên cách thức xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào
trong hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện. Bộ phận
quy định chứa đựng mệnh lệnh của Nhà nước.
* Vai trò: mô hình hóa ý chí của NN, cụ thể hóa cách thực xử sự của các chủ thể khi tham gia quan hệ
PL.
* Yêu cầu: mức độ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ của bộ phận quy định là một trong những điều kiện đảm
bảo nguyên tắc pháp chế.
* Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể sẽ xử sự như thế nào?
* Phân loại: - Quy định dứt khoát: nêu một cách sử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà kg có sự
lựa chọn
- Quy định kg dứt khóat: nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá
nhân có thể lựa chọn cách xử sự.
+ Chế tài:
* Kn: là một bộ phận của QPPL, nêu lên biện pháp tác động mà NN dự kiến áp dụng đối với cá nhân
hay tổ chức nào kg thực hiện đúng mệnh lệnh của NN đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm PL.
* Vai trò: nhằm bảo đảm cho PL được thực hiện nghiêm minh
* Yêu cầu: biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm
* Các xác định: trả lời câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu kg thực hiện đúng quy định của QPPL.

7

Câu 8: Ngành Luật là gì? Các ngành luật VN ngành luật nào quan trọng nhất, trong tương lai
ngành luật Vn thay đổi thế nào?


Ngành Luật là bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luậtđiều chỉnh 1 lĩnh vực quan hệ xã hội.

Các ngành luật VN: VN theo cách chia truyền thống trong hệ thống PL có 14 ngành Luật sau:
+ Ngành luật Hiến pháp
+ Ngành luật Hành chính
+ Luật tố tụng Hành chính
+ Ngành luật Hình sự
+ Ngành luật Tố tụng – Hình sự
+ Ngành luật Dân sự
+ Ngành luật Tố tụng Dân sự
+ Ngành luật Tài chính
+ Ngành luật đất đai
+ Ngành luật Kinh tế
+ Ngành luật lao động
+ Ngành luật Ngân hàng
+ Ngành luật hôn nhân – gia đình
+ Luật môi trường
Trong các ngành Luật trên, ngành luật quan trọng nhất là ngành luật Hiến Pháp.
Trong tương lai Ngành luật VN có chiều hướng giảm xuống …………


Câu 9: Vi phạm PL là gì? Các yếu tố cấu thành? Bộ phận nào quan trọng nhất? Cho ví dụ và
phân tích các yếu tố cấu thành của 1 VPPL cụ thể?
8
- Vi phạm PL là hành vi, hành động hoặc không hành động trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng
lực thực hiện 1 cách cố ý hoặc vô ý xâm hại các quan hệ xã hội được NN bảo vệ (hoặc được QPPL bảo
vệ)
- Các yếu tố cấu thành:
a/ Mặt khách quan:
* Kn: là những biểu hiện ra bên ngoài cua VPPL mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan

sinh động.
* Mặt khách quan là hành vi cảu VPPL cơ bản bao gồm:
+ Hành vi trái PL:
+ Sự thiệt hại của xã hội
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội
* Ngoài những yếu tố nói trên, còn có các yếu tố khác thuộc mặt khách quan của vi phạm PL như: công
cụ thực hiện hành vi vi phạm (dao, súng…), thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm.
b/ Mặt chủ quan: Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm PL. Mặt chủ quan của vi phạm
pháp luật cơ bản bao gồm các yếu tố:
- Lỗi: là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái PL của mình và hậu
quả do hành vi đó gây ra. Có các hình thức sau:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể VPPL nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi pạhm pháp luật nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xh do hành vi của mình gây ra, tuy không “mong muốn” nhưng có ý
thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
+ Vô ý vì quá tự tin: chủ thể của vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi
của mình gây ra, nhưng tin tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
+ Vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm do khinh suất (cẩu thả) nên không nhận thấy trước thiệt hại
cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể cần phải thấy trước hậu quả đó.
- Động cơ: là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
- Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm PL.
c/ Mặt khách thể:
Là những quan hệ xã hội được PL bảo vệ hành vi vi phạm PL xâm hại tới,. Tính chất của khách
thể bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.
d/ Mặt chủ thể:
- Kn: là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý
9
- Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng của chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình
trước Nhà nước.

Bộ phận quan trọng nhất là:

Câu 10. Trách nhiệm pháp lý là gì? Phân loại? Trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm nào nghiêm
khắc nhất? Kg có VPPL thì có chịu trách nhiệm pháp lý hay kg?

- Trách nhiệm pháp lý: là hậu quả pháp lý bất lợi mà người có hành vi vi phạm phải gánh chịu do cơ
quan cán bộ NN áp dụng.
- Phân loại trách nhiệm pháp lý: Căn cứ vào việc phân loại vi phạm PL, có các loại trách nhiệm pháp lý:
+ Trách nhiệm hình sự: hình phạt mà tòa án áp dụng đối với cá nhân
+ Trách nhiệm hành chính: (cá nhân và tổ chức) do cơ quan hành chính áp dụng
+ Trách nhiệm dân sự: Trách nhiệm về tài sản do Tòa án áp dụng
+ Trách nhiệm kỷ luật: do GĐ D.nghiệp, thủ trưởng c.quan áp dụng
+ Trách nhiệm công vụ: là sự bồi thường của bền Hành chính
- Trách nhiệm hình sự là nghiêm khắc nhất - dựa vào các mức án mà Tòa án đưa ra: … chung thân, tử
hình.
- Không có vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý vì VPPL là cơ sở để truy cứu
trách nhiệm pháp lý. Nhưng trong trường hợp con chưa thành niên mà VPPL thì cha mẹ phải bồi thừơng
và chịu trách nhiệm thay, vì cha mẹ chính là người giám hộ trực tiếp.

Câu 11. Trình bày hệ thống Bộ máy NN? Bộ máy NN VN có tổ chức theo nguyên tắc tam quyền
phân lập hay kg?
- Xem sơ đồ.
- Bộ máy NN VN được tổ chức theo nguyên tắc:
* Nguyên tắc tập trung XHCN là nguyên tắc gắn liền với tư tưởng khẳng định quyền lực NN gắn liền
với một chủ thể kg phân chia. Thực tiễn của sự nghiệp xd chính quyền nhân dân ở nước ta từ năm 1945
đến nay
* Nguyên tắc họat động:
+ Nguyên tắc Đảng lãnh đạo hoạt động của NN. Đây là sự đảm bảo cao nhất cho sự ra đời, tồn tại và
phát triển của NN ta, như đã được quy định ở điều 4 Hiến pháp 1992
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc đặc trưng của hoạt động bộ máy Nhà nước.

10
+ Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý NN là nguyên tắc được quán triệt trong mọi tổ chức, hoạt
động cơ chế của Nước ta.
+ Nguyên tắc pháp chế XHCN mà nội dung cơ bản là tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật
trong mọi hoạt động cùa NN ta,
+ Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc
11

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×