Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Tâm lý học sư phạm. và giao tiếp sư phạm ứng dụng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 47 trang )

Hà Nội, năm 2015
Hoàng Ngọc Hạnh – Trung tâm NVSP
Tâm lý học sư phạm và
giao tiếp ứng xử sư phạm
Chủ đề 1. Tâm lý
học giao tiếp trong
sư phạm
Chủ đề 2. Tâm lý
học sư phạm
A. Tâm lý học sư phạm
1. Đối tượng của tâm lý học sư phạm
Nghiên cứu những quy luật tâm lý của việc dạy
học và giáo dục. TLHSP nghiên cứu những vấn
đề cụ thể sau
+ Yếu tố tâm lý của việc điều khiển quá trình dạy
học
+ Nghiên cứu sự hình thành của quá trình nhận
thức
+ Xem xét những vấn đề về mối quan hệ giữa
nhà giáo dục và học sinh cũng như mối quan hệ
giữa học sinh với nhau.
+ Nghiên cứu phương pháp sư phạm (xây dựng
nội dung, phương pháp, chương trình) phù hợp
với lứa tuổi của người học.
2. Nhiệm vụ của tâm lý học sư phạm
- Rút ra những quy luật chung của sự phát triển
nhân cách theo lứa tuổi.
- Rút ra những quy luật lĩnh hội tri thức, kỹ năng
kỹ xảo trong quá trình giáo dục và dạy học,
những biến đổi tâm lý của học sinh do ảnh
hưởng của giáo dục và dạy học.


- Cung cấp những kết quả nghiên cứu để tổ
chức hợp lý quá trình sư phạm, góp phần nâng
cao hiệu quả của hoạt động giáo dục và dạy
học
3.1. Hoạt động dạy
• Dạy (theo nghĩa rộng) là quá trình truyền đạt
kinh nghiệm từ người này đến người khác, từ
thế hệ này đến thế hệ khác.
• Dạy (theo nghĩa hẹp) là quá trình giáo viên tổ
chức cho học sinh thực hiện hoạt động học.
• Dạy học là quá trình thực hiện các hành động
học bằng hệ thống thao tác xác định thông qua
những việc cụ thể sau: Đưa ra mục đích, yêu
cầu, cung cấp các phương tiện, điều kiện để
học sinh thực hiện hoạt động, vạch ra trình tự
thực hiện các hoạt động
3. Các thành tố của hoạt động giáo dục
3.2. Hoạt động học
• Học ( theo nghĩa rộng): là quá trình thu thập
kiến thức, rèn luyện kỹ năng bằng những cách
thức và phương pháp khác nhau.
• Học (Theo nghĩa hẹp) là quá trình học sinh tự
tổ chức, tự điều khiển mình lĩnh hội nội dung
học tập.
• Mục đích của hoạt động học: Hình thành ở
người học tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phẩm chất
đạo đức làm thay đổi chính bản thân chủ thể.
• Đối tượng của hoạt động học là tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo
• Động cơ của hoạt động học là nhu cầu được

mỗi học sinh nhận thức.
• Nhiệm vụ của hoạt động học: Là các đơn vị
kiến thức và kỹ năng cụ thể mà người học phải
đạt được.
Việc học tập của “người lớn” cũng có một số nét
đặc thù. Một số đặc điểm nhận biết “sự muốn
học” của người lớn :
- “Người lớn” muốn học khi họ nhận thức được
mục đích của việc học và nội dung học tập hữu
dụng đối với họ.
- “Người lớn” muốn học khi họ biết học cái đó
như thế nào hoặc được hướng dẫn, tạo điều
kiện cho họ trao đổi , tranh luận
4. Động cơ học tập của người học là người lớn
- Khi họ thấy “lợi ích” của môn/bài học
- Khi họ được học cách mà họ thấy thích thú và
phù hợp với “cách” nhận thức của lứa tuổi của
họ
- Khi có cơ hội để trao đổi về vấn đề liên quan
với kiến thức đã có với trải nghiệm cuộc sống th-
ường nhật (liên quan đến chủ đề học tập càng
tốt !)
- Khi họ nhận thức được mục đích của việc học
và nội dung học tập hữu dụng đối với họ; dấu
hiệu : Họ rất tập trung học và có thể nhận diện
điều đó qua tư thế ngồi học và ánh mắt “hướng
thiện” của họ
- Khi họ biết học cái đó như thế nào hoặc được
hướng dẫn, tạo điều kiện cho họ trao đổi , tranh
luận; dấu hiệu: Họ rất hứng khởi học và có thể

nhận diện điều đó qua tư thế ngồi học “hồ hởi”
và ánh mắt “chứa trọn niềm vui/sáng láng” của
họ.
• Khi họ được học cách mà họ thấy thích thú và phù
hợp với “cách” nhận thức của lứa tuổi của họ:Họ
rất chú ý vào những hoạt động mà thầy tạo ra trong
học tập và có thể nhận diện điều đó qua sự tham
gia tích cực của họ vào các hoạt động học tập và
họ hay đưa các tình huống trải nghiệm của mình để
trao đổi với thầy, với bạn.
• Khi họ thấy có cơ hội để trao đổi về vấn đề liên
quan với kiến thức đã có với trải nghiệm cuộc sống
thường nhật ; dấu hiệu họ hay đua ra các tình
huống thực tế để yêu cầu để tranh luận và giải đáp
- Người lớn không thích giải thích dài dòng
- Người lớn không thích áp đặt
- Người lớn thích liên hệ nội dung học tập với
những trải nghiệm liên quan
- Người lớn không thích học quá lâu, quá dài
5. Tâm lý của người học là người lớn
6.1. Lí thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov
14
6. Cơ sở tâm lý học của dạy học
• Với lí thuyết phản xạ có điều kiện, lần đầu tiên có thể
giải thích cơ chế của việc học tập một cách khách
quan: cơ chế Kích thích- Phản ứng.
15
THUYẾT HÀNH VI (BEHAVORISM)
Các lí thuyết hành vi giới hạn việc nghiên cứu cơ chế học
tập vào các hành vi bên ngoài có thể quan sát khách quan

bằng thực nghiệm.
• Không quan tâm đến các quá trình tâm lí bên trong như
tri giác, cảm giác, tư duy, ý thức, vì không thể quan sát
khách quan được. Bộ não được coi là một hộp đen.
• Thuyết hành vi Skiner: Nhấn mạnh mối quan hệ giữa
hành vi và hệ quả của chúng (S-R-C).
Hộp đen
Kích thích Phản ứng
16
THUYẾT HÀNH VI (BEHAVORISM)
Hộp Skinner
HỘP SKINNER
a. Đèn
b. Máng thức ăn
c. Đòn bẩy
d. Lưới điện
Thực nghiệm Skinner:
Khi chuột ấn vào đòn bẩy
thì nhận được thức ăn.
Sau một quá trình luyện
tập chuột hình thành phản
ứng ấn đòn bẩy để nhận
được thức ăn. Yếu tố gây
hưng phấn là thức ăn.
Khi thao tác đúng thì
được thưởng: Thức ăn.
Thao tác sai thì bị phạt:
Điện giật
17
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA THUYẾT HÀNH VI

Prinzipien des Behaviorismus
1) Dạy học được định hướng theo các hành vi đặc trưng có thể
quan sát được.
2) Các quá trình học tập phức tạp được chia thành một chuỗi các
bước học tập đơn giản, trong đó bao gồm các hành vi cụ thể.
Những hành vi phức tạp được xây dựng thông qua sự kết hợp
các bước học tập đơn giản.
3) Giáo viên hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của
người học, tức là sẽ sắp xếp giảng dạy sao cho người học đạt
được hành vi mong muốn mà sẽ được đáp lại trực tiếp (khen
thưởng và công nhận).
4) Giáo viên thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình
học tập để kiểm soát tiến bộ học tập và điều chỉnh ngay lập tức
những sai lầm.
18
ỨNG DỤNG CỦA THUYẾT HÀNH VI
Anwendung von Behaviorismus
HS
GV đưa thông
tin đầu vào
GV quan sát đầu ra
Khen hay khiển trách
Hạn chế/ Phê phán:
• Quá trình học tập không chỉ do kích thích từ bên ngoài
mà còn là quá trình chủ động bên trong của chủ thể nhận
thức.
• Việc chia quá trình học tập thành chuỗi các hành vi đơn
giản không phản ánh hết được các mối quan hệ tổng
thể…
19

THUYẾT NHẬN THỨC
(Cognitivism)
• Các lí thuyết nhận thức nghiên cứu quá trình nhận thức
bên trong với tư cách là một quá trình xử lí thông tin. Bộ
não xử lí các thông tin tương tự như một hệ thống kĩ thuật.
• Quá trình nhận thức là quá trình có cấu trúc, và có ảnh
hưởng quyết định đến hành vi. Con người tiếp thu các
thông tin bên ngoài, xử lí và đánh giá chúng, từ đó quyết
định các hành vi ứng xử.
• Trung tâm của các lí thuyết nhận thức là các hoạt động trớ
tuệ : xác định, phân tích và hệ thống hóa các sự kiện và
các hiện tượng, nhớ lại những kiến thức đã học, giải quyết
các vấn đề và phát triển, hỡnh thành các ý tưởng mới.
20
• Cấu trúc nhận thức của con người không phải bẩm
sinh mà hình thành qua kinh nghiệm
• Mỗi người có cấu trúc nhận thức riêng. Vì vậy muốn
có sự thay đổi đối với một người thì cần có tác động
phù hợp nhằm thay đổi nhận thức của người đó.
• Con người có thể tự điều chỉnh quá trình nhận thức:
tự đặt mục đích, xây dựng kế hoạch và thực hiện.
Trong đó có thể tự quan sát, tự đánh giá và tự hưng
phấn, không cần kích thích từ bên ngoài.
THUYẾT NHẬN THỨC (tiếp)
HỌC SINH
(Quá trình nhận thức:
Phân tích - Tổng hợp
Khái quát hoá, Tái tạo…)
Thông
tin đầu vào

Kết quả đầu ra
21
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA THUYẾT NHẬN THỨC
1) Không chỉ kết quả học tập (sản phẩm) mà quá trình
học tập và quá trình tư duy cũng là điều quan trọng.
2) Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập
thuận lợi, thường xuyên khuyến khích các quá trình tư
duy.
3) Các quá trình tư duy không thực hiện thông qua các
vấn đề nhỏ, đưa ra một cách tuyến tính, mà thông qua
việc đưa ra các nội dung học tập phức hợp.
22
4) Các PP học tập có vai trò quan quan trọng.
5) Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan
trọng , giúp tăng cường những khả năng về mặt xã hội.
6) Cần có sự cân bằng giữa những nội dung do giáo
viên truyền đạt và những nhiệm vụ tự lực.
ỨNG DỤNG CỦA THUYẾT NHẬN THỨC
Ứng dụng: Thuyết nhận thức được thừa nhận
và ứng dụng rộng rãi trong dạy học. Đặc biệt là:
• Dạy học Giải quyết vấn đề
• Dạy học định hướng hành động
• Dạy học khám phá
• Làm việc nhóm
• Hạn chế : Việc dạy học nhằm phát triển tư duy,
giải quyết vấn đề, dạy học khám phá đòi hỏi
nhiều thời gian và đòi hỏi cao ở sự chuẩn bị
cũng như năng lực của giáo viên. Cấu trúc quá
trình tư duy không quan sát trực tiếp được nên
chỉ mang tính giả thuyết.

24
B. Giao tiếp/ứng xử trong sư phạm
Giao tiếp trong sư phạm là quá trình trao
đổi những thông tin về khoa học, nghề
nghiệp, tâm lý giữa các nhân cách trong
hoạt động cùng nhau của người dạy và
người học. Giao tiếp/ ứng xử sư phạm là
sự tác động có tính giáo dục.

×