Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.47 KB, 38 trang )

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY
GIẤY VIỆT NAM
Tổng công ty Giấy Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công
nghiệp và chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Công nghiệp, các Bộ, cơ quan thực thuộc
Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương. Tổng công ty Giấy là
doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản
tại Ngân hàng và có con dấu riêng để giao dịch theo quy định của Nhà nước.
Tiền thân của Tổng công ty Giấy Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổng công ty) là
Liên hiệp các xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm. Năm 1976 công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc
và công ty Giấy Gỗ Diêm phía Nam được thành lập. Hai công ty thực hiện chức
năng quản lý sản xuất với các Xí nghiệp quốc doanh Giấy Gỗ Diêm.
Liên hiệp Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc được thành lập trên cơ sở hợp
nhất hai công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và phía Nam theo nghị định 302/CP ngày
01/12/1978 của Hội đồng Chính phủ Liên hiệp vừa là cơ quan cân đối, phân giao kế
hoạch sản xuất kinh doanh, vừa là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của các đơn vị
thành viên.
Trong hoàn cảnh địa lý nước ta, điều kiện thông tin trao đổi giữa các khu vực
trong cả nước còn gặp khó khăn, để thuận lợi trong quản lý và điều hành sản xuất,
năm 1984 Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc được tách ra thành hai Liên hiệp khu
vực. Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 1 (phía Bắc) và Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 2 (phía
Nam).
Mặc dù đến năm 1987 có Quyết định 217/HĐBT nhằm xóa bỏ cơ chế quản lý
bao cấp, nhưng thực tế hai Liên hiệp khu vực vẫn hoạt động như Liên hiệp xí
nghiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc vì thời gian này vẫn còn cơ chế bao cấp. Các đơn
vị thành viên vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào hai Liên hiệp.
Nhờ sự ra đời của Quyết định 217/HĐBT từ năm 1987 nhằm xóa bỏ cơ chế
quản lý bao cấp, tháo gỡ khó khăn cho các Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Sự
đổi mới cơ chế quản lý tạo cho Xí nghiệp có quyền tự chủ về tài chính và sản xuất
kinh doanh. Vai trò, tác dụng của Liên hiệp từ đó bị lu mờ dần.
Để phù hợp với cơ chế quản lý mới, ngày 13/08/1990 Liên hiệp sản xuất-xuất


nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm toàn quốc được thành lập theo Quyết định số 368/CNg-
TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ trên cơ sở hợp nhất hai Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số
1 và số 2. Liên hiệp sản xuất-xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm toàn quốc hoạt động
theo điều lệ Liên hiệp Xí nghiệp quốc doanh ban hành tại Nghị định 27/HĐBT ngày
22/03/1989.
Để mở rộng chức năng kinh doanh, dịch vụ thương mại của tổ chức Liên hiệp
sản xuất-xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm trong nền kinh tế thời mở cửa, Liên hiệp sản
xuất-xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm được chuyển đổi tổ chức và hoạt động thành
Tổng công ty Giấy Gỗ Diêm Việt Nam theo Quyết định số 204/CNg-TCLĐ ngày
22/03/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ. Tổng công ty Giấy Gỗ Diêm Việt Nam là tổ
chức sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, thương mại và hoạt động dịch vụ chuyên
ngành giấy gỗ diêm.
Đến năm 1995, ngành giấy đề nghị Nhà nước cho tách riêng vì ngành gỗ diêm
là ngành kinh tế - kĩ thuật không gắn liền với ngành giấy.
Tổng công ty Giấy Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 256/TTg ngày
29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 52/CP ngày 2/8/1995 của
Chính phủ ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt
Nam.
Đến ngày 04/03/2005, Tổng công ty Giấy Việt Nam có quyết định chuyển
sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo Quyết định của Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp số 09/2005/QĐ-BCN.
Tổng công ty có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật
định, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong tổng số vốn do Tổng công
ty quản lý, có con dấu, có tài sản riêng, đuợc mở tài khoản tại ngân hàng trong nước
và nước ngoài theo quy định của Nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ
của Tổng công ty.
Tên giao dịch quốc tế là:
VIETNAM PAPER CORPORATION, viết tắt là VINAPACO.
Trụ sở chính đặt tại 25A Lý Thường Kiệt – quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.
II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1. Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất, kinh doanh các loại giấy, xenluylo, các sản phẩm từ giấy, nguyên
liệu giấy, dăm mảnh, văn phòng phẩm, hóa chất,vật tư, thiết bị, phụ tùng phục vụ
ngành giấy.
Khai thác, chế biến, kinh doanh các loại nông, lâm sản, gỗ và các sản
phẩm chế biến từ gỗ (gỗ dán, ván ép, bút chì, đũa, đồ mộc).
Sản xuất, kinh doanh ngành in, các sản phẩm văn hóa phẩm, xuất bản phẩm,
các sản phẩm may mặc, da giầy, các mặt hàng từ chất dẻo.
Thiết kế, thi công, xây lắp phục vụ lâm nghiệp, khai hoang, trồng rừng, khai
thác rừng, khoanh nuôi làm giàu rừng, thủy lợi nhỏ, xây dựng dân dụng và công
nghiệp; quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng.
Xuất nhập khẩu sản phẩm giấy, xenluylo, lâm sản, thiết bị,vật tư, hóa chất và
các loại hàng hóa khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của công ty.
Nghiên cứu khoa học và công nghệ, thực hiện các dịch vụ thông tin, đào tạo,
tư vấn đầu tư, thiết kế công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong các
lĩnh vực: nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị phụ tùng, các sản phẩm giấy, xenluylo, nông,
lâm nghiệp; sản xuất thử nghiệm và sản xuất lô nhỏ các mặt hàng từ kết quả nghiên
cứu; nghiên cứu cây nguyên liệu và các vấn đề lâm sinh xã hội và môi trường có liên
quan đến nghề rừng.
Đào tạo công nhân kỹ thuật công nghệ và cơ điện phục vụ sản xuất kinh doanh
của ngành công nghiệp giấy; bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật và
quản lý điều hành của các doanh nghiệp sản xuất giấy và tổ chức bồi dưỡng, kiểm
tra nâng bậc cho công nhân; hợp tác liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản
xuất kinh doanh trong và ngoài nước để đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tổ chức
lao động sản xuất, dịch vụ gắn với đào tạo.
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Thị trường kinh doanh
Thị trường trong nước: Sản phẩm của ngành công nghiệp giấy cũng như sản
phẩm của nhiều ngành khác phải đối mặt với nhiều khó khăn tiềm tàng của thị
trường nội địa của một nước chưa phát triển, quỹ tiêu dùng rất hạn hẹp. Mức tiêu

thụ giấy của Việt Nam tính theo bình quân đầu người chỉ khoảng 5 kg và được xếp
vào hàng ngũ các nước chưa phát triển của thế giới. Bình quân tiêu dùng giấy của
thế giới là 54,9 kg, châu Phi 5,4 kg, châu Âu 91,4 kg, châu Úc 145,1 kg, châu Á
26,7kg, Bắc Mỹ 320,1 kg, Mỹ Latinh 31,4 kg.
Thị trường giấy của nước ta còn nhỏ và nhạy cảm với sự biến động của thị
trường khu vực và thế giới.
Trong suốt thời gian dài từ đầu năm 1994 trở về trước, sản xuất trong nước của
ngành Công nghiệp giấy còn bị lâm vào tình trạng khó khăn gay gắt về thị trường.
Giấy nước ngoài thâm nhập nội địa bằng nhiều hình thức và qua nhiều con đường
khác nhau, đặc biệt là thông qua biên giới Việt – Trung. Trong khi đó sản xuất trong
nước năng suất năng suất thấp, giá đầu vào tăng mạnh, giá thành cao, không có khẳ
năng cạnh tranh với giấy ngoại nhập. Do đó, ở thời kì khó khăn này, một số đơn vị
đã tạm thời đóng cửa ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng. Sản phẩm giấy sản
xuất ra bế tắc về thị trường tiêu thụ.
Từ năm 1994 trở lại đây, thị trường giấy chuyển đổi theo hướng tích cực. Sản
phẩm giấy trong nước chiếm lĩnh được thị trường thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thị trường nước ngoài: Từ năm 1992 đến năm 1994, Công nghiệp giấy thế
giới lâm vào thời kì khủng hoảng dài và lớn nhất từ trước tới nay. Hàng loạt nhà
máy bột giấy phải ngừng sản xuất hoặc đóng cửa vĩnh viễn. Cuộc khủng hoảng công
nghiệp giấy thế giới đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành
giấy Việt Nam.
Từ năm 1990, thị trường nước ngoài của ngành giấy bước vào tình thế hết sức
khó khăn, thị trường khu vực bị thu hẹp, thị trường ngành giấy chưa có khẳ năng
tiếp cận và mở rộng ra thị trường khu vực. Năm 1995, thị trường sản phẩm giấy qua
thời kì khủng hoảng, cung cầu dần cân bằng trở lại, lượng giấy tồn kho liên tục
giảm. Giá giấy theo xu hướng tăng lên và trở về mức bình thường.
Năm 1996 thị trường giấy lại vấp phải khó khăn mới do cung lớn hơn cầu. Tuy
nhiên cho đến thời điểm hiện nay thị trường giấy thế giới và khu vực đang có những
dấu hiệu tích cực của quá trình phục hồi. Giá giấy đang từng bước gia tăng.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động của Tổng công ty trong 3 năm 2002, 2003 và năm 2004 như
sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động trong năm 2002, 2003 và 2004
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
So sánh 2003/2002 So sánh 2004/2003
CL % CL %
Doanh thu 2.167,0 2.529,0 2.864,6 362,0 0,17 335,6 0,13
Chi phí 2.145,9 2.573,4 2.929,6 427,5 0,20 356,2 0,14
Lợi nhuận 21,1 -44,4 -65,0 -65,5 -3,10 -20,6 -0,46
Vốn cố định 1.814,0 2.473,1 2.568,4 659,1 0,36 95,3 0,04
Vốn lưu động 2.913,3 2.856,3 2.825,0 -57,0 -0,02 -31,3 -0,01
Nộp Ngân sách 97,6 101,9 118,3 43 0,04 20,7 0,20
Ta thấy lợi nhuận của hai năm 2003 và 2004 đã giảm đi rất nhiều so với năm
2002 (năm 2003 giảm 65,5 tỷ đồng tương đương với tốc độ giảm là 3,1% so với năm
2002 và năm 2004 đã giảm 20,6 tỷ đồng tương đương với tốc độ giảm là 0,46% so
với năm 2003) do một số công ty con của Tổng công ty có sự đầu tư mới, và nguồn
vốn cho sự đầu tư này chủ yếu là đi vay nên trong những năm đầu phải trả lãi suất,
do đó làm tăng chi phí. Chính điều đó đã làm giảm lợi nhuận của Tổng công ty
xuống.
III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
Cấu trúc tổ chức của Tổng công ty là một cấu trúc ma trận bởi vì nó đã đáp
ứng được đòi hỏi về kỹ thuật và công nghệ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, trao

đổi thông tin giữa các bộ phận được đáp ứng, nó khai thác tối đa nguồn nhân lực.
Nhìn chung mô hình hoạt động và bộ máy Tổng công ty phần nào được kiện toàn và
phù hợp với điều lệ. Tuy nhiên, vẫn gây ra sự lẫn lộn về quyền lực giữa các bộ
phận, đánh giá mức độ quản trị của các bộ phận gặp khó khăn, vẫn còn tình trạng
hình thức quản lý đi sau chức năng cho nên việc thực hiện quản trị bị giảm hiệu quả
rất nhiều và khẳ năng tổ chức bị suy giảm đi.
Các đơn vị sự nghiệp, các công ty con, công ty liên kết của Tổng công ty hoạt
động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, có tư cách pháp nhân, tài khoản tại ngân
hàng và con dấu riêng, có điều lệ hoạt động theo quy định của Nhà nước.
Các công ty con, công ty liên kết và đơn vị sự nghiệp gồm:
1. Công ty Cp In Phúc Yên 2. Công ty Cp May – Diêm Sài Gòn
3. Công ty Cp Giấy Việt Trì 4. Công ty Cp Giấy Hoàng Văn Thụ
5. Công ty Cp Giấy Vạn Điểm 6. Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô
7. Trường Đào tạo nghề Giấy 8. Trung tâm nghiên cứu cây Nguyên liệu
Giấy
9. Công ty Cp Văn phòng phẩm Hồng

10. Công ty Cp Giấy Đồng Nai
11. Công ty Cp Giấy Tân Mai 12. Công ty Cp Giấy Bình An
13.Công ty TNHHNN một thành viên
Nguyên liệu Giấy Miền Nam
14. Công ty TNHHNN một thành viên
Nguyên liệu và Bột giấy Thanh Hóa
15. Công ty Cp Nhất Nam 16. Công ty Cp Diêm Thống Nhất
Tổng công ty Giấy Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước dưới sự quản lý
của Trung ương với nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh Giấy, ngoài ra Tổng
công ty còn thực hiện công tác quản lý các đơn vị trực thuộc. Do đó cơ cấu của
Tổng công ty gồm:
• Hội đồng quản trị, ban kiểm soát.
• Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.

• Các đơn vị sự nghiệp, các công ty con, các công ty liên kết của Tổng
công ty.
Bộ máy quản lý của Tổng công ty do Tổng giám đốc qui định theo điều lệ của
Tổng công ty và phê duyệt đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả bao gồm:
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Tổng công ty Giấy Việt Nam
Văn phòng: Thay mặt Tổng giám đốc giao dịch với các cơ quan hữu quan,
tham mưu truyền đạt những qui định của Tổng giám đốc về lĩnh vực hành chính, tổ
chức in ấn lưu trữ tài liệu của Tổng công ty. Bố trí lịch làm việc của Tổng giám đốc,
Phó Tổng giám đốc và các phòng. Xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của các
đơn vị phụ thuộc Tổng công ty, quy chế lao động, quy chế tiền lương, khen thưởng,
kỷ luật, đơn giá tiền lương, đơn giá và định mức lao động, lĩnh vực hành chính pháp
chế và trong lĩnh vực đối ngoại.
Phòng quản lý kỹ thuật: Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, kiểm soát và
nghiên cứu các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, từ đó đưa ra các chính sách, các
tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của mình và còn phải quản lý nhân viên của
mình.
Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ khảo sát tìm hiểu thị trường giúp
Tổng giám đốc ra các quyết định chính xác, phù hợp trong sản xuất kinh doanh.
Đôn đốc các đơn vị sự nghiệp, các công ty con, công ty liên kết của Tổng công ty
thực hiện các nhiệm vụ đã vạch ra, kết nối giữa các bạn hàng, các nhà cung cấp lớn
cho các đơn vị sự nghiệp, các công ty con, công ty liên kết. Phòng kế hoạch kinh
doanh có vai trò lớn trong việc giúp Tổng giám đốc xây dựng chiến lược phát triển
kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, dài hạn, kế hoạch giá thành, điều phối tác
nghiệp sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lược thị trường để cân đối nhu cầu giấy
các loại cho xã hội. Thực hiện việc bình ổn giá các sản phẩm giấy in, giấy viết, giấy
in báo theo qui định của Nhà nước.
Phòng nghiên cứu phát triển: Có trách nhiệm tìm hiểu ngành Giấy trên qui mô
toàn cầu, nắm bắt các thông tin mới về khoa học kỹ thuật trong ngành Giấy để định
hướng phát triển ngành, phối hợp với các đơn vị thành viên trong Tổng công ty triển
khai các đề tài khoa học, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật trong ngành, giúp Tổng giám

đốc đưa ra các giải pháp kinh tế kỹ thuật, thực hiện chức năng quản lý cấp trên về
kỹ thuật theo qui định của Nhà nước ban hành.
Phòng xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ khảo sát thị trường trong nước và nước
ngoài về các mặt hàng xuất nhập khẩu; đàm phàn ký kết các hợp đồng kinh tế về
xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị với các đơn vị trong và ngoài
nước; giúp Tổng giám đốc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhằm ổn định sản xuất và
phát triển của ngành Giấy; cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước, tham gia từng
bước thị trường ngoài nước để tiến đến hòa nhập với ngành Giấy khu vực.
Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tập trung quản lý toàn bộ nguồn thu chi
ngoại tệ có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, nguồn thu chi tiền mặt, tiền séc
liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nước. Đồng thời phòng tài chính kế toán
có nhiệm vụ tổ chức quản lý tài chính và hạch toán như một doanh nghiệp độc lập
trực tiếp giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh do
Tổng công ty Giấy tiến hành. Phòng tài chính của Tổng công ty với tư cách là cơ
quan quản lý có nhiệm vụ kiểm tra và tổng hợp công tác tài chính của tất cả các đơn
vị sự nghiệp, các công ty con, công ty liên kết.
PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI TỔNG
CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
I. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
1. Phương thức và mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Tổng công ty Giấy là một đơn vị có mạng lưới hoạt động rộng rãi bao gồm
nhiều đơn vị sự nghiệp, các công ty con, các công ty liên kết. Tổng công ty Giấy
Việt Nam áp dụng hình thức công tác hạch toán kế toán tổng hợp. Toàn bộ công tác
kế toán được thực hiện ở phòng Tài chính kế toán của Tổng công ty trên cơ sở các
báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh từ các công ty con, công ty liên kết và các
đơn vị sự nghiệp. Từ khâu ghi chép ban đầu đến tổng hợp báo cáo kế toán, kiểm tra
kế toán, từ hạch toán chi tiết đến hạch toán tổng hợp theo sự chỉ đạo của kế toán
trưởng.
Phân công công tác kế toán tại phòng Tài chính kế toán Tổng công ty:
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty

KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ
TOÁN
THANH
TOÁN
KẾ TOÁN
CÔNG NỢ,
THANH
TOÁN
KẾ
TOÁN
TỔNG
HỢP

2. Chức năng, nhiệm vụ
Theo mô hình trên, ở Tổng công ty có phòng kế toán trung tâm làm nhiệm vụ
hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở Tổng công ty, kiểm tra hướng dẫn công
tác kế toán toàn Tổng công ty, tổng hợp số liệu để lập báo cáo kế toán toàn Tổng
công ty.
Ở các đơn vị sự nghiệp, các công ty liên kết, công ty con đều có phòng kế toán
riêng thực hiện công tác hạch toán hoàn chỉnh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh thuộc đơn vị mình theo sự phân cấp của phòng kế toán Tổng công ty, lập báo
cáo cần thiết gửi lên phòng kế toán trung tâm của Tổng công ty.
Ở đơn vị phụ thuộc (chi nhánh Tổng công ty đặt tại TPHCM), do có vị trí địa
lí cách xa Tổng công ty, do đó phòng tài chính kế toán tại chi nhánh thực hiện hạch
toán tương đối hoàn chỉnh giúp kế toán trưởng thực hiện công việc hạch toán được
thuận tiện và chính xác.
Phòng tài chính kế toán tại Tổng công ty Giấy bao gồm 11 người được bố trí
tại hai địa điểm, văn phòng chính tại Hà Nội gồm 06 người, chịu trách nhiệm chính
trước Tổng giám đốc toàn bộ tình hình hoạt động về tài chính – kế toán của Tổng

công ty toàn bộ tình hình hoạt động về tài chính kế toán của Tổng công ty, tổ chức
lập báo cáo, tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công
ty, chỉ đạo toàn bộ các hoạt động tài chính của các doanh nghiệp thành viên tại phía
Bắc, hướng dẫn chỉ đạo bộ phận tài chính kế toán của Tổng công ty tại phía Nam.
Bộ phận tài chính – kế toán tại văn phòng của Tổng công ty đặt tại TPHCM gồm 05
người có trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp các báo cáo
tài chính kế toán tại khu vực phía Nam bao gồm các doanh nghiệp thành viên tại
phía Nam và chi nhánh Tổng công ty.
Phòng tài chính kế toán của Tổng công ty có chức năng, nhiệm vụ cụ thể sau:
Kế toán trưởng: là người tổ chức chỉ đạo bộ máy kế toán trong Tổng công ty,
thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế toàn đơn vị, tổ chức kiểm tra tài chính kế toán,
duyệt báo cáo kế toán các đơn vị sự nghiệp, công ty con, công ty liên kết và xét
duyệt quyết toán các hoạt động kinh doanh trong Tổng công ty trước khi gửi lên cấp
trên; trực tiếp tham mưu với Giám đốc về các hoạt động tài chính, đồng thời nghiên
cứu và vận dụng các chế độ chính sách Nhà nước vào điều kiện cụ thể của Tổng
công ty.
Phòng tài chính kế toán tại phía Bắc bao gồm:
• Phó phòng tài chính kế toán, kiêm kế toán công nợ: Phụ trách tài chính và
kiểm tra kế toán, tổng hợp báo cáo tài chính tại văn phòng Tổng công ty, thanh
quyết toán hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu, thanh toán công nợ bằng tiền VNĐ và
ngoại, theo dõi TSCĐ và khấu hao TSCĐ.
• Kế toán tổng hợp toàn ngành: Hướng dẫn và chỉ đạo công tác kế toán cho các
đơn vị thành viên, xây dựng mẫu biểu báo cáo kế toán cho các đơn vị phù hợp với
yêu cầu quản lý của toàn Tổng công ty, thực hiện kiểm tra, tổng hợp tài liệu kế toán
toàn bộ Tổng công ty để lập báo cáo kế toán.
• Kế toán vốn bằng tiền: có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ liên quan
đến quỹ tiền mặt, lập phiếu thu, phiếu chi, ghi sổ kế toán liên quan, theo dõi và
duyệt quyết toán kinh phí sự nghiệp.
• Kế toán ngoại tệ: Theo dõi, phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ có liên quan đến
ngoại tệ trong hoạt động ủy thác xuất nhập khẩu.

• Thủ quỹ: làm nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tiến hành nhận, xuất tiền mặt, theo
dõi quỹ tiền mặt VNĐ tại ngân hàng và ghi sổ liên quan.
• Trong điều kiện thực hiện thuế GTGT, kế toán ngoại tệ chịu trách nhiệm
chính trong việc theo dõi, tính và thanh toán.
• Phó phòng tài chính kế toán kiêm kế toán tổng hợp tại phía nam, được ủy
quyền thay mặt kế toán trưởng giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày
tại khu vực phía nam, thay mặt kế toán trưởng xử lý, kiểm tra tổng hợp các báo cáo
tài chính tại phía nam và trực tiếp chỉ đạo phòng tài chính kế toán chi nhánh tổng
công ty tại phía nam. Là người được ủy quyền phân công các nhiệm vụ trong phòng
tại phía Nam.
Tại phòng tài chính kế toán Chi nhánh Tổng công ty bao gồm:
• Trưởng phòng tài chính kế toán: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó phòng tài
chính kế toán Tổng công ty tại khu vực phía nam, phụ trách tài chính và kiểm tra kế
toán đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại chi nhánh, tổng hợp các báo cáo
quyết toán hàng tháng, quý, năm tại chi nhánh gửi phòng tài chính kế toán Tổng
công ty, theo dõi tình sử dụng TSCĐ và phụ trách thanh toán công nợ phát sinh tại
chi nhánh.
• Kế toán tổng hợp: Hướng dẫn và chỉ đạo công tác kế toán cho các nhân viên
kế toán tại chi nhánh, thực hiện kiểm tra, tổng hợp số liệu, lập các báo cáo cần thiết
theo yêu cầu quản lý của phòng tài chính kế toán Tổng công ty.
• Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ liên
quan đến quỹ tiền mặt, lập phiếu thu, phiếu chi, ghi sổ kế toán có liên quan.
• Kế toán ngoại tệ: Theo dõi, phản ánh tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến
ngoại tệ trong hoạt động ủy thác xuất nhập khẩu.
• Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tiến hành nhận, xuất tiền mặt và
theo dõi tiền mặt VNĐ tại ngân hàng.
Các bộ phận kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thực hiện nhiệm
vụ của mình vừa giúp đỡ bộ phận khác cùng hoàn chỉnh thành công tác kế toán,
đảm bảo thông tin cung cấp chính xác và kịp thời.
II. TỔ CHỨC VẬN DỤNG HỆ THỐNG CHỨNG TỪ

Hệ thống chứng từ áp dụng trong các doanh nghiệp được chia thành hai loại:
Chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn tuỳ theo loại hình doanh nghiệp. Chứng
từ bắt buộc được Bộ Tài chính ban hành buộc các doanh nghiệp khi sử dụng phải
tuân theo đúng mẫu có sẵn. Còn khi dùng chứng từ hướng dẫn, doanh nghiệp có thể
tuỳ theo loại hình, đặc điểm hoạt động của mình để lập chứng từ sao cho phù hợp
trên cơ sở sự hướng dẫn.
Hệ thống chứng từ kế toán được Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số
1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 bao gồm 5 chỉ tiêu:
• Chỉ tiêu về lao động tiền lương (gồm 9 mẫu chứng từ)
• Chỉ tiêu hàng tồn kho (gồm 10 mẫu chứng từ)
• Chỉ tiêu bán hàng (gồm16 mẫu chứng từ)
• Chỉ tiêu tiền mặt (gồm18 mẫu chứng từ)
• Chỉ tiêu tài sản cố định (gồm5 mẫu chứng từ)
Do trình độ phân cấp quản lý, các đơn vị sự nghiệp, các công ty con, các công
ty liên kết tiến hành hạch toán đầy đủ cho nên tất cả các chứng từ phát sinh tại các
đơn vị thì được sử dụng và lưu trữ tại các đơn vị đó. Phòng Tài chính kế toán Tổng
công ty chỉ qui định và lưu trữ đối với các chứng từ phát sinh tại văn phòng phía
Bắc Tổng công ty . Hệ thống chứng từ bao gồm:
Bảng 2: Hệ thống chứng từ của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Nghiệp vụ Tên chứng từ Bộ phận lập Bộ phận kế toán
liên quan
Tiền mặt Phiếu thu, phiếu chi Kế toán tiền mặt Kế toán tiền mặt,
kế toán liên quan
Tiền gửi và
tiền vay ngân
Giấy báo nợ, có, sao kê
ngân hàng, sổ hạch toán
Ngân hàng Kế toán TGNH, kế
toán công nợ
hàng chi tiết

Tài sản cố
định và khấu
hao TSCĐ
Hoá đơn mua, hoá đơn
GTGT, biên bản bàn giao
thanh lý, nhượng bán,
Bảng tính khấu hao.
Bên bán, kế toán
tài sản cố định,
hội đồng thanh
lý.
Kế toán công nợ,
kế toán tài sản cố
định.
Chi phí Chứng từ chi phí. Nơi phát sinh chi
phí.
Kế toán công nợ.
Mua hàng
Hợp đồng ngoại.
hoá đơn GTGT, thư tín
dụng, biên bản kiểm
nghiệm, các hoá đơn vận
chuyển bốc xếp, phiếu
nhập kho
Bên bán Kế toán công nợ
Thanh toán
công nợ
Chứng từ thu chi,
thanh toán nội bộ, giao
vốn cho các đơn vị thành

viên
Kế toán công nợ Kế toán công nợ
Trên cơ sở chế độ chứng từ Nhà nước ban hành và dựa vào đặc điểm của đơn
vị mình, Tổng công ty giấy đã sử dụng hệ thống chứng từ vào công tác kế toán sao
cho phù hợp. Do sử dụng máy tính vào công tác kế toán, hệ thống chứng từ được sử
dụng thường là các chứng từ tự lập theo biểu mẫu có sẵn trên máy như: Phiếu thu,
phiếu chi, chứng từ thanh toán nội bộ, giao vốn Hệ thống chứng từ do Nhà nước
ban hành ít được áp dụng tại Tổng công ty. Cụ thể, trong 5 chỉ tiêu được Bộ tài
chính ban hành thì chỉ được sử dụng như sau:
• Chỉ tiêu về lao động tiền lương (gồm 6 mẫu chứng từ)
• Chỉ tiêu hàng tồn kho (gồm 8 mẫu chứng từ)
• Chỉ tiêu bán hàng (gồm 10 mẫu chứng từ)
• Chỉ tiêu tiền mặt (gồm 10 mẫu chứng từ)
• Chỉ tiêu tài sản cố định (gồm 3 mẫu chứng từ)
Đối với các chứng từ do Nhà nước ban hành, tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh có liên quan đều được phản ánh rõ ràng theo biểu mẫu in sẵn một
cách trung thực, khách quan theo thời gian, địa điểm phát sinh. Các chứng từ tự lập
vừa đảm bảo được mọi yêu cầu cho công tác kế toán, vừa thuận tiện cho công tác
lưu giữ và in ấn trên máy, đẩy mạnh hiệu quả công tác hạch toán trên máy. Việc sử
dụng hệ thống chứng từ tại Tổng công ty giúp cho công tác luân chuyển chứng từ
được đều đặn, thông tin được cung cấp kịp thời và công việc hạch toán không bị
dồn dập vào cuối kỳ.
Việc xử lý luân chuyển chứng từ được thực hiện một cách nghiêm túc. Bước
đầu tiên của việc xử lý, luân chuyển chứng từ là kiểm tra chứng từ, bởi vì chất
lượng hạch toán ban đầu có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của toàn bộ công
tác kế toán. Quán triệt tư tưởng này, công việc kiểm tra chứng từ được Tổng công ty
đánh giá quan trọng và thực hiện tương đối nghiêm túc. Chứng từ sau khi được
kiểm tra, xử lý thì được luân chuyển tới các bộ phận kế toán có liên quan. Các bộ
phận kế toán liên quan có trách nhiệm nhập dữ liệu vào máy vi tính và ghi sổ chi tiết
có liên quan. Là một đơn vị sớm được trang bị máy vi tính vào công tác kế toán, để

tăng cường công tác quản lý, phòng Tài chính kế toán đã tiến hành công tác kế toán
trên máy. Do đó, tất cả các bộ phận kế toán khi có các chứng từ liên quan đều tiến
hành nhập dữ liệu, hạch toán nghiệp vụ chứng từ thuộc chức năng của mình. Theo
cách này bộ phận kế toán nào cũng chịu trách nhiệm về số liệu, tài liệu, thông tin từ
khâu xử lý chứng từ ban đầu đến báo cáo kế toán cung cấp.
Sơ đồ 3 : Sơ đồ luân chuyển hệ thống chứng từ

Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Kiểm tra xử lý
Chương trình kế
toán máy
Sổ kế toán liên
quan

Theo sơ đồ này, hàng ngày các chứng từ thu chi tiền mặt, ngoại tệ các chứng
từ liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng, căn cứ vào chứng từ phát sinh trong quá trình
thanh toán các bộ phận kế toán liên quan thực hiện in ấn trong máy tính các loại
chứng từ phù hợp, lưu lại trên máy và tiến hành ghi sổ theo dõi. Cuối kỳ kế toán
tổng hợp xem xét toàn bộ số liệu trong chương trình kế toán, thực hiện đối chiếu in
ấn tổng hợp các tài khoản, đối chiếu số liệu với các sổ kế toán chi tiết để lập báo cáo
tài chính theo qui định.
III. TỔ CHỨC VẬN DỤNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN
Hệ thống Tài khoản kế toán (HTTKKT) thống nhất được ban hành theo quyết
định số 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/95 của Bộ tài chính bao gồm 73 Tài khoản cấp 1
và 93 Tài khoản cấp 2. Và khi luật thuế mới có hiệu lực, Hệ thống tài khoản kế toán
bổ sung một tài khoản cấp 1 và hai tài khoản cấp 2 theo thông tư 100/1998/TT-
BTC. Tuân thủ theo chế độ Nhà nước ban hành và dựa vào đặc điểm, qui mô hoạt
động của mình, Tổng công ty giấy đã lựa chọn áp dụng HTTKKT hiện hành vào

công tác hạch toán đồng thời đưa vào máy thực hiện hạch toán trên máy vi tính.
Tổng công ty đã chi tiết các Tài khoản cấp 2 thành nhiều Tài khoản cấp 3 để theo
dõi chi tiết các mục ở Tổng công ty. Đây là điều khác biệt với các doanh nghiệp
khác, đó là những Tài khoản mà các doanh nghiệp khác không có. Còn các Tài
khoản còn lại thì không có gì khác với các doanh nghiệp khác.
Các Tài khoản chi tiết khác với các doanh nghiệp khác mà Tổng công ty đã sử
dụng:
Bảng 3: Hệ thống Tài khoản của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Kiểm tra đối chiếu
Số hiệu tài khoản Tên tài khoản Ghi chú
Cấp1 Cấp2 Cấp 3
112 Tiền gửi ngân hàng
1121 Tiền Việt Nam
11211 Tiền Việt Nam tại IBC
11212 Tiền Việt Nam tại VCB
11213 Tiền Việt Nam tại ANZ
1122 Ngoại tệ
11221 Ngoại tệ tại VCB
11222 Ngoại tệ tại ANZ
11223 Ngoại tệ tại VPS
11224 Ngoại tệ tại ICB
311 Vay ngắn hạn
3112 Vay tại AZN
3114 Vay tại ICB
411 Nguồn vốn kinh doanh
4111 Nguồn vốn NS cấp
414 Quĩ đầu tư phát triển
4141 Quĩ đầu tư phát triển
41411 Quĩ đầu tư của văn Tổng công ty
41412 Quĩ đầu tư tập trung

4142 Quĩ nghiên cứu Khoa học và đào tạo
41421 Quĩ nghiên cứucủa Tổng công ty
41422 Quĩ nghiên cứu tập trung
431 Quĩ khen thưởng phúc lợi
4311 Quĩ khen thưởng
43111 Quĩ khen thưởng ở Tổng công ty
43122 Quĩ khen thưởng toàn Tổng công ty
4312 Quĩ phúc lợi
43121 Quĩ phúc lợi tổng công ty
43122 Quĩ phúc lợi toàn Tổng công ty
441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
4411 Nguồn vốn đầu tư ở Tổng công ty
4412 Nguồn vốn đầu tư toàn Tổng công ty
Tổng công ty giấy đã dùng 32 tài khoản cấp 1, 19 tài khoản cấp 2 và 15 tài
khoản cấp 3. Do có hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu nên việc hạch toán liên quan
đến nhiều đối tượng, Tổng công ty giấy chủ yếu mở các tài khoản cấp 2, cấp 3 ở tài
khoản Tiền gửi ngân hàng để tiện cho việc theo dõi.
IV. TỔ CHỨC VẬN DỤNG HỆ THỐNG SỔ SÁCH
Hiện nay Tổng công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ nhằm
hiện đại hóa khâu hạch toán và giúp cho lãnh đạo có số liệu kịp thời để xử lý các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Tổng công ty đã sử dụng chương trình kế toán thông
qua máy vi tính để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán cho các công ty con,
công ty liên kết, đơn vị sự nghiệp và tại Tổng công ty. Quy trình hạch toán kế toán
tại Tổng công ty và các công ty con, công ty liên kết và các đơn vị sự nghiệp đều
được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ theo phương pháp chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Đối chiếu kiểm tra
Bảng cân
đối số

phát sinh
Sổ quĩ
Tài khoản tổng hợp
Chức từ gốc
Sổ kế toán
chi tiết
Chương trình kế toán trên
máy tính
Tài khoản chi tiết
Công
nợ tổng
hợp
Công
nợ chi
tiết
Các báo
cáo tài
chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi cuối quý
Trình tự kế toán tại Tổng công ty:
Các chứng từ thu chi tiền mặt hàng ngày kế toán thực hiện và in ấn trên máy vi
tính đồng thời các phiếu thu chi này được lưu lại trong máy thành các chứng từ gốc
(chứng từ ghi sổ).
- Căn cứ vào các chứng từ đã thu chi thủ quỹ theo dõi vào sổ quỹ.
- Căn cứ vào sổ phụ và các chứng từ liên quan từ ngân hàng kế toán thanh toán
nhập các chứng từ này vào chương trình kế toán đồng thời ghi các sổ chi tiết để theo
dõi.
- Căn cứ vào các quy định về quỹ lương, kế toán trích quỹ lương và tính toán

mức BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn. Căn cứ vào số liệu này kế toán nhập
chứng từ vào chương trình kế toán.
- Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh các tài khoản trên đồng thời căn cứ vào
quá trình thanh toán công nợ giữa các khách hàng (các đối tượng thanh toán công
nợ), kế toán công nợ nhập các bút toán bù trừ công nợ vào chương trình kế toán và
rút số dư công nợ từ chương trình kế toán để theo dõi.
- Cuối kỳ căn cứ vào mức trích khấu hao cả năm được Bộ Tài chính phê duyệt,
kế toán tổng hợp chia cho từng kỳ kế toán và tính toán phân bổ mức trích KHCB
của từng bộ phận liên quan và định khoản các bút toán trích KHCB vào chương
trình kế toán.
- Cuối kỳ kế toán tổng hợp xem xét toàn bộ các số liệu trong chương trình kế
toán thực hiện việc in ấn, đối chiếu tổng hợp các tài khoản so sánh số liệu với các sổ
kế toán chi tiết.
- Đến kỳ báo cáo tài chính, kế toán tổng hợp lập các báo cáo tài chính theo quy
định
Với hình thức kế toán này, hệ thống sổ chi tiết tại Tổng công ty bao gồm:
- Sổ chi tiết tài khoản 112:
+ Sổ chi tiết tài khoản 11211
+ Sổ chi tiết tài khoản 11212
+ Sổ chi tiết tài khoản 11213
+ Sổ chi tiết tài khoản 11221
+ Sổ chi tiết tài khoản 11222
+ Sổ chi tiết tài khoản 11223
+ Sổ chi tiết tài khoản 11224
- Sổ chi tiết tài khoản 133
- Sổ chi tiết công nợ: + Sổ chi tiết tài khoản 331 (USD)
+ Sổ chi tiết tài khoản 331 (JPY)
+ Sổ chi tiết tài khoản 331 (SEK)
+ Sổ chi tiết tài khoản 33 (khác) (FRF,GBP,
SGD DEM, ITL, DKK)

+ Sổ chi tiết tài khoản 331 (8) (SEK)
+ Sổ chi tiết FPO toàn Tổng công ty (theo dõi tình
hình thanh toán FPO)
+ Sổ chi tiết FPO tồn đọng
- Sổ chi tiết tài khoản 338 (3383, 3382, 3384)
- Sổ chi tiết tài khoản 211.
- Sổ công nợ.
- Sổ chi tiết tài khoản 214
Do dặc điểm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ủy thác xuất nhập khẩu nên
công việc hạch toán liên quan nhiều đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại
tệ do đó các sổ chi tiết chủ yếu được mở ra để theo dõi thanh toán từng loại ngoại tệ,
từng ngân hàng. Việc mở các sổ chi tiết để theo dõi này theo trình tự thời gian thuận
tiện cho việc kiểm tra và công tác hạch toán được dễ dàng hơn.
V. TỔ CHỨC VẬN DỤNG HỆ THỐNG BÁO CÁO
Là một Tổng công ty lớn bao gồm nhiều đơn vị sự nghiệp, các công ty con,
công ty liên kết, do đó hệ thống báo cáo kế toán ở Tổng công ty Giấy cũng tương
đối phức tạp. Tổng công ty thực hiện hạch toán tổng hợp trên cơ sở các báo cáo
quyết toán từ các đơn vị sự nghiệp, các công ty con, công ty liên kết gửi lên. Theo
định kỳ, các báo cáo tài chính bắt buộc (cả quy định của Nhà nước, cả quy định của
Tổng công ty) được các đơn vị sự nghiệp, các công ty con, công ty liên kết lập và
gửi trình phòng kế toán Tổng công ty. Tại Phòng Tài chính - Kế toán của Tổng công
ty cũng lập các báo cáo tài chính liên quan đến hoạt động tại Tổng công ty để làm
cơ sở tổng hợp báo cáo toàn Tổng công ty.
Hệ thống báo cáo tài chính được tổng hợp từ các đơn vị sự nghiệp, các công ty
con, công ty liên kết là hệ thống báo cáo được ban hành theo Thông tư
100/1998/TT-BTC bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 - DN).
- Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu B02 - DN).
- Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03 - DN).
- Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B04 - DN).

Trên cơ sở các báo cáo từ các đơn vị sự nghiệp, các công ty con, các công ty
liên kết, phòng Tài chính - Kế toán Tổng công ty lập bảng cân đối kế toán, báo cáo
kết quả kinh doanh toàn ngành để trình các cơ quan quản lý.
Các báo cáo được lập theo đúng mẫu qui định, được lập trình đầy đủ, kịp thời
do kế toán tổng hợp lập, trình kế toán trưởng và Tổng giám đốc duyệt, sau đó gửi
đến các cơ quan quản lý, theo dõi. Các báo cáo đều đảm bảo số liệu chính xác, trung
thực.
Ngoài các báo cáo bắt buộc trên, để phục vụ cho công tác quản lý, dựa vào
đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và yêu cầu của Bộ Công nghiệp,
các đơn vị sự nghiệp, các công ty con và các công ty liên kết còn phải lập các báo
cáo theo sự hướng dẫn của Tổng công ty. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị theo
mẫu báo cáo của Tổng công ty ở các đơn vị sự nghiệp, các công ty con và các công
ty liên kết gồm:
+ Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp (Mẫu 1/BCKT).
+ Giá thành theo khoản mục toàn bộ sản phẩm (Mẫu 2/BCKT).
+ Giá thành theo khoản mục từng sản phẩm (Mẫu 3/BCKT).
+ Phân tích tiêu thụ (Mẫu 4/BCKT).
+ Quyết toán tiền lương (Mẫu 5/BCKT).
+ Khấu hao tài sản cố định (Mẫu 6/BCKT).
+ Tình hình công nợ (Mẫu 7/BCKT).
+ Tăng, giảm vốn kinh doanh (Mẫu 8/BCKT).
+ Xây dựng cơ bản dở dang (Mẫu 9/BCKT).
+ Tình hình sử dụng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
+ Bảng tổng hợp công việc sửa chữa lớn.
+ Bảng kê tiền thuế đất và tiền thuế nhà đất.
+ Bảng kê nhập xuất tồn thành phẩm năm.
+ Bảng kê TSCĐ có giá trị dưới 5 triệu đồng.
+ Biểu tổng hợp chi phí lâm sinh
Các báo cáo này thuộc loại báo cáo kế toán quản trị, để phục vụ cho công tác
quản lý, các báo cáo này được lập một cách cụ thể và chi tiết. Giá thành theo khoản

mục toàn bộ sản phẩm cũng như giá thành từng sản phẩm được kê đến từng loại chi
phí cụ thể. Tình hình công nợ (phải thu, phải trả, tạm ứng, phải trả khác) được kê
đến từng đối tượng trong đó còn quan tâm đến đối tượng khó đòi. Bảng kê tình hình
sử dụng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng được kê đến từng loại tiền để theo dõi cũng
như Bảng kê nhập xuất tồn thành phẩm năm được chi tiết cho từng loại sản phẩm và
Bảng kê TSCĐ kê đến từng loại TSCĐ cùng với khấu hao
Việc tổng hợp báo cáo để lập báo cáo toàn ngành và kiểm tra số liệu trên báo
cáo quyết toán là tương đối phức tạp. Để đảm bảo việc lập báo cáo kế toán thống
nhất, kịp thời và trung thực, các đơn vị sự nghiệp và các công ty con, công ty liên
kết phải lập báo cáo quyết toán từng quý theo mẫu biểu qui định thống nhất toàn
ngành và gửi lên văn phòng Tổng công ty.
VI.QUI TRÌNH HẠCH TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ
YẾU
1. Qui trình hạch toán vốn bằng tiền
Tài sản bằng tiền là một yếu tố vô cùng quan trọng của các doanh nghiệp, và
nó cũng có vị trí rất quan trọng đối với các hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt
Nam.
Tài sản bằng tiền gồm:
- Tiền mặt tại quĩ tiền mặt.
- Tiền gửi tại ngân hàng.
- Tiền phải thu của khách hàng còn nợ Tổng công ty.
Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 111 “Tiền mặt”.
- Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”.
Qui trình hạch toán tài sản bằng tiền được thể hiện qua sơ đồ sau:
S 5: Qui trỡnh hch toỏn ti sn bng tin
T h u t i ề n
D o a n h t h u
T h u ế V A T
T h u n h ậ p k h á c

X u ấ t t i ề n m u a h à n g
m u a T S C Đ , đ ầ u t X D C B
X u ấ t t i ề n t r ả n g ờ i b á n ,
n ộ p t h u ế , t r ả C N V , t r ả k h á c
C h i q u ĩ p h á t t r i ể n S X K D ,
q u ĩ p h ú c l ợ i
C h i p h í q u ả n l í
c h i p h í b á n h à n g
C h i p h í k h á c
T K 1 5 6 , 2 1 1 , 2 1 3 , 2 4 1
T K 3 3 1 , 3 3 4 , 3 3 3 , 3 3 8
T K 4 1 4 , 4 3 2
T K 1 3 3 , 6 4 1 , 6 4 2
T K 1 3 3 , 8 1 1
T K 1 3 1 , 1 3 6 , 1 3 3 , 1 3 8
T K 5 1 1
T K 3 3 3 1
T K 7 1 1
T K 1 1 1 , 1 1 2

×