Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.82 KB, 35 trang )

Phần I : khái quát về tổng công ty thép Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng công ty thép Việt Nam được thành lập theo quyết định số
334/TTg ngày 04 tháng 07 năm 1994 của thủ tướng chính phủ trên cơ sở
hợp nhất Tổng công ty Thép và Tổng công ty kim khí thuộc Bộ Công
Nghiệp nặng nay là Bộ Công Nghiệp.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ngày 29 tháng 04 năm
1995, Thủ tướng chính phủ kí quyết định số 255/ TTg thành lập lại Tổng
công ty thép Việt Nam theo mô hình Tổng công ty 9 (quyết định số 91/TTg
ngày 07 tháng 03 năm 1994) về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh.
Tổng công ty thép Việt Nam là một pháp nhân kinh doanh, hoạt
động theo luật doanh nghiệp nhà nước, điều lệ tổ chức và điều hành được
chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 03/CP, ngày 25 tháng 01 năm 1996
và giấy phếp đăng kí kinh doanh sè 109621 ngày 05 tháng 02 năm 1996
do Bộ kế hoặch và Đầu tư cấp. Tổng công ty có vốn do nhà nước cấp, có
bộ máy quản lý, điều hành và các đơn vị thành viên, có con dấu theo mẫu
quy định của nhà nước, tự chịu và sử dụng, được mở tài khoản bằng đồng
Việt Nam và đồng ngoại tệ tại các ngân hàng trong và ngoài nước theo
quyết định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế : Việt Nam steel copration
Tên viết tắt : VSC
Địa chỉ: số 91 phố Láng hạ quận Đống Đa thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 8561767
Fax: 84-4-8561815
Tổng công ty Thép Việt Nam chịu sù quản lý Nhà nước của chính
phủ trực tiếp là các Bộ Công nghiệp, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư,
Bộ Lao động thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, cơ quan thuộc chính
phủ và được phân cấp quản lý theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Các cơ
quan tại các địa phương ( tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) với tư
cách là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn được Chính phủ quy định và
phân cấp quản lý một số mặt hoạt động theo quy định của pháp luật hiện


hành.
2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty
Tổng công ty Thép Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty Nhà
nước được thủ tướng chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng
công ty 91- mô hình tập đoàn công ty lớn của Nhà nước. Mục tiêu của
Tổng công ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển thành tập đoàn
Thép Việt Nam trong đó lấy sản xuất kinh doanh thép làm nền tảng.
Tổng công ty Thép Việt Nam hoạt động chủ yếu trên các thị
trường trọng điểm trên lãnh thổ Việt Nam và bao trùm hầu hết các công
đoạn từ khai thác nguyên liệu, vật liệu, sản xuất thép và các sản phẩm thép
cho đến khâu cuối cùng là phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Các lĩnh vực
hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty:
- Khai thác quạng sắt, than mỡ nguyên liệu trợ dung liên quan đến
công nghệ sản xuất thép .
- Sản xuất gang thép và các kim loại sản phẩm thép.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu thép vật tư thiết bị và các dịch vụ liên
quan đến công nghệ luyện kim, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kĩ
thuật
- Thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp các công trình thiết bị luyện kim
và các ngành liên quan khác.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, xăng, dầu mỡ, gas, dịch vụ
và vật tư tổng hợp khác.
- Đào tạo nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ ngành công nghiệ
luyện kim và lĩnh vực sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng.
- Đầu tư liên doanh liên kết kinh tế với các đối tác trong và ngoài
nước.
- Xuất khẩu lao động.
Ngoài phạm vi chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh được nhà
nước giao, Tổng công ty Thép Việt Nam còn được giao nhiệm vụ rất quan
trọng là giúp chính phủ cân đối sản xuất thép trong nước với tổng nhu cầu

tiêu dùng của nền kinh tế, xã hội kết hợp nhập khẩu các mặt hàng thép
trong nước chưa sản xuất được để bình ổn giá cả thị trường thép trong
nước, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao, tăng nguồn thu cho ngân
sách nhà nước, tạo việc làm và đảm bảo đời sống cho người lao động trong
Tổng công ty.
Phần II : tình hình tổ chức bộ máy của tổng công ty
1.Tổ chức bộ máy của tổng công ty
Hiện nay, Tổng công ty thép Việt Nam có 10 đơn vị thành viên và 8
doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Các đơn vị thành viên Tổng công
ty và doanh nghiệp liên doanh cómạng lưới được phân bố trên khắp các
tỉnh, thành phố trong cả nước: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nghệ An,
Huế, Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Tây Nguyên, Tp. Hồ
CHí Minh, Bà Rỵa- Vũng tàu, Cần thơ, Bình Dương , Biên Hoà và các khu
công nghiệp lớn. Ngoài ra, còn có 8 doanh nghiệp liên doanh với nước
ngoài có vốn cổ phần của các đơn vị thành viên Tổng công ty.
Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp của Tổng công ty theo mô hình
trực tuyến chức năng. Theo cơ cấu này, người lãnh đạo doanh nghiệp được
sự giúp đỡ của tập thể lãnh đạo để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và
kiểm tra việc thực hiện quyết định đối với cấp dưới. Người lãnh đạo doanh
nghiệp chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động và toàn quyền quyết
dịnh đối với cấp dưới. Việc truyền lệnh, ra quyết định, chỉ thị vẫn theo
tuyến đã quy định, người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng (phòng, ban
chuyên môn) Tổng công ty không ra mệnh lệnh trực tiếp chỉ thị cho đơn vị
thành viên cấp dưới. Các bộ phận chức năng có nhiệm vụ nghiên cứu
chuẩn bị quyết định cho lãnh đạo Tổng công ty quản lý điều hành các đơn
vị thành viên Tổng công ty, đồng thời các bộ phận chức năng có nhiệm vụ
theo dõi, giám sát, đôn đốc, hoặc hướng dẫn các đơn vị thành viên tổng
công ty trong việc thi hành các mệnh lệnh, quyết định của lãnh đạo công ty.
Ngoài ra, để linh hoạt, chủ động trong điều hành công việc và phát
huy trí tuệ năng lực của đội ngò chuyên gia, Tổng công ty còn vận dụng cơ

cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp theo dạng ma trận, tập hợp đội ngò
chuyên gia của nhiều bộ phận chức năng nhằm nghiên cưú, xây dựng dự
án, phương án, chiến lược hay chương trình cho cho từng lĩnh vực cụ thể.
Ví dô nh hội đồng tư vấn thẩm định tài chính dự án đầu tư, ban chỉ đạo một
số lĩnh vực, tổ chức nghiên cứu chiến lược kinh doanh, mạng lưới tiêu thụ
sản phẩm…
a. Hội đồng quản trị Tổng công ty
Hội đồng quản trị Tổng công ty thực hiện chức năng quản lý hoạt
động của Tổng công ty theo quy định của điều lệ Tổng công ty, luật doanh
nghiệp Nhà nước và chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ, trước
pháp luật về hoạt động và phát triển của Tổng công ty theo chức năng,
nhiệm vụ được nhà nước giao.
Hội đồng quản trị Tổng công ty có 4 thành viên do thủ tướng chính
phủ bổ nhiệm gồm: Chủ tịch hội đồng quản trị và 3 thành viên, trong đó
một thành viên kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty, 1 thành viên kiêm
Trưởng ban Kiểm soát Tổng công ty, 1 thành viên phụ trách các lĩnh vực
đầu tư, nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực.
Giúp việc cho Hội đồng quản trị Tổng công ty có tổ Chuyên môn
dogiúp việc và trực tiếp là các thành viên Ban kiểm soát của Hội đồng quản
trị. Ngoài ra, Hội đồng quản trị được sử dụng bộ máy giúp việc do Tổng
giám đốc Tổng công ty tham mưu về các lĩnh vực khi cần thiết.
b. Ban kiểm soát Tổng công ty.
Ban kiểm soát Tổng công ty do Hội đồng quản trị thành lập để giúp
hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát các hoạt động điều hành của tổng giám
đốc Tổng công ty, giám đốc các đơn vị thành viên của Tổng công ty và bộ
máy giúp việc Tổng công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản
trị.
Ban kiểm soát Tổng công ty có 5 thành viên: Trưởng ban là Uỷ viên
Hội đồng quản trị và 4 thành viên chuyên trách giúp việc. Thành viên trong
ban kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm.

c. Ban Tổng giám đốc Tổng công ty .
+ Tổng giám đốc Tổng công ty
Tổng giám đốc Tổng công ty là uỷ viên Hội đồng quản trị do Thủ
tướng chính phủ bổ nhiệm. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng
công ty người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty và chịu
trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước Thủ tướng Chính phủ và trước
pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty.
+Phó Tổng giám đốc Tổng công ty
Tổng công ty có 3 phó Tổng giám đốc do Tổng giám đốc bổ nhiệm
sau khi được Hội đồng quản trị Tổng công ty thông qua. Các phó Tổng
giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của
Tổng công ty được Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền và phải chịu
trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước Hội đồng quản trị Tổng công ty về
nhiệm vụ được phân công thực hiện.
d. Bộ máy giúp việc Tổng công ty
Tổng công ty có 8 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và 1 trung tâm do
tổng giám đốc Tổng công ty thành lập. Các phòng trung tâm tổng công ty
có 120 người, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc
Tổng công ty trong điều hành hoạt động của Tổng công ty .
+ Phòng tổ chức lao động
Tham mưu gúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực
về tổ chức quản lý, đổi mới doanh nghiệp cán bộ và đào tạo nhân lực, lao
động, tiền lương và cử người đi học tập công tác tại nước ngoài làm thủ tục
cho khách nước ngoài vào Tổng công ty công tác ở cơ quan đơn vị Tổng
công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty .
+ Phòng Kế toán tài chính
Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực
kế toán tài chính, đầu tư, kiểm toán nội bộ và thống kê ở cơ quan Tổng
công ty và các đơn vị thành viên.
+ Phòng Kế hoạch kinh doanh

Tham mưu giúp việc tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực
nghiên cứu thị trường, giá cả hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, cân đối sản
lượng và xuất nhập khẩu và tổng hợp kế hoạch sản xuất, kinh doanh của
Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
+ Phòng Đầu tư-Phát triển
Tham mưu giúp việc tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực
xây dựng, đầu tư, liên doanh liên kết kinh tế, xây dựng cơ bản và theo dõi
quản lí liên doanh của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
+Phòng Kĩ thuật
Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực
nghiên cứu khoa học công nghệ luyện kim, tiêu chuẩn đo lường, chất lượng
sản phảm và an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp môi trường cơ quan
tổng công ty và các đơn vị thành viên.
+ Văn phòng
Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực
tổng hợp báo cáo, tiếp nhận và phân phối công văn, tài liệu đi và đến Tổng
công ty, tiếp và đón khách vào làm việc tại Tổng công ty, bố trí và sắp xếp
chương trình, lịch làm việc, hội họp của Tổng công ty, thi đua khen thưởng,
y tế và quản trị văn phòng ở cơ quan Tổng công ty .
+Thanh tra
Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong công tác
thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo.
+ Phòng hợp tác quốc tế và công nghệ thông tin
Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong công tác đối
ngoại và tổ chức áp dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lí,
điều hành và giới thiệu quảng bá doanh nghiêp.
+ Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài.
Nghiên cứu thị trường lao động trong nước và nước ngoài để tổ chức
đào tạo, tuyển chọn đưa lao động ở Việt nam đi học tập và làm việc ở nước
ngoài.

e. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty
Tổng công ty có 10 đơn vị thành viên, có tư cách pháp nhân trong
đó có 8 đơn vị hạch toán độc lập và 2 đơn vị sự nghiệp. Trong đó bao gồm.
+ Khối sản xuất công nghiệp 5 công ty- 100% vốn Nhà nước.
- Công ty gang thép Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
- Công ty thép Miền Nam thành phố Hồ Chí Minh
- Công ty thép Đà Nẵng thành phố Đà Nẵng
- Công ty khai thác đất sét và vật liệu chịu lửa Trúc Thôn tỉnh Hải
Dương
- Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ – tiỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Các công ty này có chức năng chủ yếu là sản xuất gang thép và các
sản phẩm thép và khai thác quạng, than, gia công thép cơ khí xây dựng
công nghiệp và dân dụng.
+ Khối kinh doanh thương mại| 4 công ty đã cổ phần hoá với tỷ lệ vốn
Nhà nước giữ cổ phần chi phối.
- Công ty kim khí Hà Nội Tp. Hà Nội
- Công ty kim khí Bắc Thái tỉnh Thái Nguyên
- Công ty kim khí Miền Trung tp Đà Nẵng
- Công ty kim khí thành phố Hồ Chí Minh tp Hồ Chí Minh
Chức năng chủ yếu của các công ty này là kinh doanh thép, nguyên liệu,
vật tư thứ liệu, thiết bị phụ tùng, xăng dầu, gas, vật liệu xây dựng và vật
liệu tổng hợp, đại lí mua bán kí gửi hàng hoá.
+ Khối nghiên cứu đào tạo 2 đơn vị.
- Viện luyện kim đen tỉnh Hà Tây. Chủ yếu nghiên cứu khoa học công
nghệ luyện kim, vật liệu mới.
- Trường đào tạo nghề cơ điện - luyện kim Thái Nguyên tỉnh Thái
Nguyên đào tạo công nhân kĩ thuật.
S c cu t chc Tng cụng ty Thộp Vit Nam
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Tổng giám đốc

Phó giám đốcPhó giám đốc Phó giám đốc
Phòng tài
chính kế
toán
Phòng tổ
chức lao
động
Phòng kế
hoạch
kinh
doanh
Phòng

thuật
Văn
phòng
Thanh
tra
Trung tâm
hợp tác lao
động với nớc
ngoài
Công ty
gang thép
Thái Nguyên
Công ty
gang thép
Miền Nam
Công ty
gang thép

Đà Nẵng
Thép tấm lá
Phúc Mỹ
Viện luyện
kim đen
Trờng đào tạo
nghề cơ điện
luyện kim
Công ty Kim khí Hà
Nội
Công ty Kim khí
TP. Hồ Chí MInh
Công ty Kim khí Bắc Thái Công ty Kim
khí Miền
Trung
Phần III. Tình hình quản lý các yếu tố sản xuất
kinh doanh.
1.Đặc điểm về lao động của Tổng công ty
Nhân sự đóng vai trò quyết định cho sự thành bại đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào. Hiện tổng số lao
động của Tổng công ty là 16588 người trong đó khối sản xuất chiếm 85,7
%, khối thương mại chiếm 14,3 %. Thu nhập bình quân của Tổng công ty
trong năm qua là 2768000 đồng/ người / tháng.
Theo số liệu đã thống kê số cán bộ công nhân viên có trình độ đại
học chiếm tỷ lệ 11% trong tổng số lao động của toàn tổng công ty với
nguồn cung cán bộ ccông nhân lành nghề 3/7 chủ yếu từ các trường đào tạo
nghề cơ điện và luyện kim nên chất lượng nguồn cùng này là khá cao.
Nguồn nhân lực của văn phòng Tổng công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1 : Nguồn nhân lực của văn phòng Tổng công ty các năm
2002-2004

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005
Tổng sè lao động 125 117 120 135
Đại học và trên đại học 95 90 91 105
Cao đẳng 0 3 3 5
Trung cấp 16 12 12 17
LĐ phổ thông 14 12 14 8
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng lao động của văn phòng Tổng
công ty là ổn định và Ýt so với toàn Tổng công ty nhưng chất lượng lao
động lại tương đối cao với trên 80% là trình độ học vấn trên đại học. Do
tính chất công việc của văn phòng Tổng công ty là lao động quản lý, đòi
hỏi hàm lượng chất xám cao, khả năng tư duy và đầu óc tổ chức tốt nên lao
động ở đây phải có trình độ học vấn cao.
Tình hình thu nhập và tiền lương của cán bộ, công nhân viên trong
Tổng công ty trong nhưng năm gần đây là khá cao và tăng nhanh chóng. Tỉ
lệ tăng thu nhập của năm 2004 so với 2003 là 18%, của tiền lương là 14%.
Điều này đạt được là do năng suất lao động gia tăng và đời sống cán bộ
công nhân viên luôn được các cấp quản li chăm lo. Công việc ở văn phòng
có vai trò quan trọng như bộ não của toàn bộ các đơn vị thành viên trong
Tổng công ty nên lương và thu nhập của cán bộ viên chức thuộc văn phòng
có cao hơn các đơn vị thành viên là chính đáng. So với các doanh nghiệp,
công ty, Tổng công ty khác trong nước lương và thu nhập của cán bộ nhân
viên Tổng công ty Thép cao và ổn định hơn do hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh cao. Những nhận xét này được thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng 2: Lương và TNBQ Tổng công ty Thép qua các năm
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
TNBQ
Văn phòng 1565 1997 2658 3468 4665
Tổng công ty 1241 1483 1825 2472 2786
Tiền lương bình quân

Văn phòng 1263 1527 2050 2869 4007
Tổng công ty 1184 1007 1699 2306 2606
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Hàng năm công tác cử người đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ được
thực hiện thường xuyên và được các cấp đặc biệt quan tâm. (Năm 2005:
8600 lượt người đi với kinh phí 4,9 tỷ đồng).
Mọi mặt của người lao động luôn được quan tâm và đáp ứng thoả
đáng nhờ đó năng suất lao động không ngừng gia tăng.(Năm 2005 sản
lượng thép là 85,83 tấn/ người/ năm tăng 7,54 % so với năm 2004. Sản
lượng phôi thép đạt 50,7 tấn/ người/ năm tăng so với năm 2004.
2.Tình hình thu mua nguyên nhiên vật liệu của Tổng công ty
Nguồn nguyên nhiên vật liệu của Tổng công ty bao gồm 2 nguồn: trong
nước và nhập khẩu từ nước ngoài
a. Nguồn nguyên nhiên vật liệu trong nước.
Do nhu cầu về thép trong mấy năm gần đây tăng nhânh và tình hình
cung cấp nguyên nhiên vật liệu trên thị trường có sự biến động, điều đó dẫn
đến nguồn nguyên liệu cung cấp cho các đơn vị thành viên luôn thiếu. Chỉ
có công ty gang thép Thái Nguyên là đơn vị sản xuất thép duy nhất sản
xuất thép khép kin và được nhà nước giao cho quản lí và khai thác các mỏ
nguyên vật liệu đầu vào nên tình hình nguyên vật liệu còn tương đối ổn
định.
Mặt khác, do chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào, chất trợ dung
không đảm bảo được các yêu cầu kĩ thuật dẫn đến tiêu hao nhiều nhiên liệu
và chất lượng sản phẩm không được cao. Trong khi đó thép sắt vụn là
nguồn nguyên liệu chiến lược của các đơn vị sản xuất, nhưng việc thu mua
sắt thép phế lại rất khó khăn và không đều hơn nữa lượng gỉ trong sắt vụn
lớn, chất lượng thép phế kém làm cho các đơn vị không phát huy được hết
năng suất hiện có, phải hoạt động cầm chõng. Song song với những khó
khăn trên các đơn vị còn phải đối mặt với nguồn nguyên phụ liệu như than
mỡ, quặng, khí thiên nhiên ngày càng bị khai thác cạn kiệt. Do nguồn cung

trong nước không đảm bảo dẫn đến các đơn vị thành viên còn phải tích cực
tìm kiếm nguồn cung từ nước ngoài.
b. Nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu chủ yếu là từ Ucraina, Nga,
Đài Loan, Nhật Bản Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm : Thép phế, phôi
thép, thép phế liệu như đường ray xe lửa, các loại trục Tổng sản lượng
nguyên vật liệu nhập khẩu Tổng công ty thép được thể hiện trong bảng 3
Bảng 3: Tổng sản lượng nguyên vật liệu nhập khẩu của VSC
Stt Danh mục Năm 2003(tấn) Năm 2004(tấn)
1 Phôi thép 585795 541400
2 Thép phế liệu 31105 33500
3 Gang đúc 9676 11000
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh).
Như vậy hàng năm lượng nguyên vật liệu nhập khẩu vẫn còn chiếm
khối lượng lớn điều nay làm cho các đơn vị thành viên của Tổng công ty
phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, luôn ở thế bị động khó kiểm soát được
tình hình sản xuất kinh doanh của mình. Năm 2005 lượng phôi thép nhập
khẩu giảm do thị trường thép trong nước và thế giới có nhiều biến động mà
Tổng công ty không kiểm soát được hết, lượng thép phế liệu lại tăng lên do
thu được từ nhiều nguồn. Trước đây Công ty gang thép Thái Nguyên có
xuất khẩu được sang Thái Lan một lượng phôi thép và gang thì hiện nay
các công ty sản xuất thành viên và các đơn vị liên doanh với Tổng công ty
phải nhập khẩu 1,5 triệu tấn phôi thép. Các công ty thành viên vẫn phải sử
dụng đến 30% - 40% phôi thép ngoại nhập còn các công ty liên doanh thì
phải sử dụng đến 100% phôi thép ngoại nhập. Đối mặt với vấn đề này đòi
hỏi Tổng công ty phải luôn tìm cách thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu
này bằng những nguồn trong nước chưa được khai thác và đầu tư thích
đáng.
3.Nguồn vốn và khả năng huy động vốn của Tổng công ty thép.
Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới nên nhu cầu về thép xây dựng là

tương đối cao làm cho nhu cầu thép cần thiết cho xây dựng và tiêu dùng
tăng cao. Điều này thể hiện qua nhu cầu về vốn cần huy động qua các năm:
Bảng4: Nguồn vốn được huy động cho đầu tư phát triển của VSC
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2001 2002 2003 2004
Tổng nguồn vốn 66,38 379,95 596,63 1757,11
Vốn NSNN 5,654 29,3 8,96 9,45
Vốn tín dụng đầu tư phát triển 24,17 129,38 230 239,09
Vốn KHCB 9,79 3,3 18,48 25,71
Vốn vay TM 26,77 30,98 214,04 1482,84
Vốn vay nước ngoài 213,36 125,45
( Nguồn: Phòng đầu tư phát triển).
Như vậy, Tổng công ty đã tận dụng mọi nguồn vốn có thể huy động
để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của thị trường. Tỉ lệ các nguồn vốn đó là:
a. Nguồn vốn ngân sách nhà nước:
Từ khi xát nhập 2 Tổng công ty (Tổng công ty kim khí và Tổng công
ty thép) để thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty đã được
nhà nước cấp vốn là 1400 tỷ đồng. Hàng năm, nhà nước lại hỗ trợ từ nguồn
vốn ngân sách, vốn ODA để đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu quạng
sắt, chất trợ dung, mua sắm vật tư máy móc thiết bị…Trong những năm
qua tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước chiếm là: năm 2002 là 8,51%, năm 2003
là 0,77%, năm 2004 là 1,5% và đến năm 2004 là 0,54%. Qua đó ta thấy tỉ
lệ vốn NSNN chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ tuy nhiên nó vẫn giữ vai trò quan trọng
để tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất thép.
b. Nguồn vốn vay
Nguồn vốn vay của Tổng công ty thép bao gồm vốn vay thương
mại ,vay nước ngoài và vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Để tạo thêm vốn đầu
tư, Tổng công ty thép Viêt Nam còn phải tranh thủ sự hỗ trợ của nhà

nước dưới hình thức vay ưu đãi với lãi suất thấp và thời gian dài.
Theo bảng số liệu trên ta thấy phần vốn này hàng năm chiếm tỷ lệ
khá cao. Năm 2001 là 36,41%, năm 2002 là 34,05%, năm 2003 là
38,53%, năm 2004 là 13,61%.
- Vốn vay nước ngoài: Đây là một nguồn vốn quan trọng và cần thiết,
một hướng đi đúng đắn góp phần giải quyết những khó khăn mà
Tổng công ty đang gặp phải. Tuy nhiên lượng vốn nhận được còn
thấp là một vấn đề mà Tổng công ty cần quan tâm xem xét. Năm
2000 là 0% nhưng năm 2002 là 56,16% tổng vốn thương mại trong
nước. Sở dĩ 2 năm này có sự tăng đột biến là do thời kì này Tổng
công ty này tiến hành nhiều dự án quan trọng đòi hỏi lượng vốn đầu
tư lớn. Đến năm 2003 và 2004 lượng vốn này lại giảm xuống là do
công ty hoạt động kinh doanh có lãi, các ngân hàng thương mại yên
tâm với uy tín của Tổng công ty nên cho vay nhiều hơn.
- Vốn vay thương mai: Trong cơ chế thị trường quan hệ tín dụng càng
trở nên phổ biến thì nguồn vốn này trở thành nguồn vốn quan trọng
để đầu tư mua săm thiết bị và xây dựng nhà máy mới. Tỷ lệ này ở
các năm là khá cao và đặc biệt đến năm 2004 tăng đột biến lên đến
84,39%.
- Vn u t ca doanh nghip: Bờn cnh vic huy ng cỏc ngun
vn trờn thỡ cỏc n v thnh viờn ca Tng cụng ty thộp cũn s dng
trit vn t cú ca doanh nghip c ly t ngun vn khu hao,
t li nhun li. Vỡ vy, nhỡn chung Tng cụng ty cn huy ng
ti a mi ngun vn cú th u t phỏt trin.
4.c im v cụng ngh mỏy múc thit b
a. Dõy chuyn ca khi sn xut.
Hin nay a s cỏc cụng ty thnh viờn ca Tng cụng ty vn dựng
dõy chuyn cụng ngh sn xut ngn, n gin ngoi tr Cụng ty gang thộp
Thỏi Nguyờn l mi u t cụng ngh sn xut khộp kớn t nm 2003. S
dõy chuyn cụng ngh c th hin trong s sau:

S dõy chuyn cụng ngh ca cụng ty Gang Thộp Thỏi Nguyờn
b. Trỡnh cụng ngh trong cỏc giai on ca luyn thộp.
- Cụng ngh khai thỏc v chun b nguyờn vt liu cho luyn kim: Cụng
ngh khai thỏc hin nay ch yu l cụng ngh khai thỏc lộ thiờn, bao
gm: khoan n mỡn, xỳc bc bng mỏy xỳc v mỏy i, vn chuyn bng
ụ tụ, tu in qung v t ỏ c vn chuyn v nh mỏy tuyn
khoỏng. Ti õy qung c lm sch v theo cụng ngh tuyn t v
Nguyên vật liệu Gang Thép Phôi thép
Cán thép
Thành phẩm thép cán
Sản phẩm sau cán Sản phẩm cuối cùng
Gia công
Lò cao Lò hồ quang Đúc liên tục
Gia công
cuối cùng quặng sạch đượcvận chuyển về công ty để cung cấp cho lò
cao. So với thế giới công nghệ này đã lạc hậu và hiệu quả kém.
- Công nghệ luyện gang: Trong toàn ngành chỉ có Công ty Gang thép
Thái Nguyên có nhà máy luyện gang với 3 lò cao, dung tích hữu Ých
100 mét khối/ lò, đa số các lò có kết cấu giống nhau, mỗi lò nấu gang
có công suất 15 tấn/ mẻ. Tuy nhiên các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật còn
thấp, phụ gia và lượng xỉ thải còn nhiều do công nghệ tuyển sơ sài,
công nghệ sử dụng đã cũ khó có khả năng cơ giới hoá và tự động
hoá.
- Công nghệ luyện thép: Tổng công ty có toàn bộ 22 lò điện hồ quang
cỡ nhỏ và được chế tạo tại Trung Quốc và Việt Nam, công suất 30
tấn/ mẻ.
- Công nghệ cán thép : Nhin chung công nghệ cán thép còn thấp, các
máy cán thép đã hoạt động nhiều năm, thiết bị công nghệ lạc hậu cần
được thay thế. Hiện chỉ có 2 máy cán thép tại 2 công ty liên doanh
VPC và VINA KYEOI là tương đoói hiện đại, mức dé tự động hoá

ca, ổn định về chất lượng.
c.Máy móc thiết bị của các đơn vị thuộc Tổng công ty:
Tổng công ty Thép Việt Nam luôn quan tâm đến việc đầu tư mua sắm
máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Hàng năm, Tổng công
ty trích gần 50% tổng nguồn vốn cho việc mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng
bảo hành máy móc thiết bị. Hiện Tổng công ty có 17 máy cán thép vừa
được nhập khẩu vừa do tự chế tạo để sản xuất các sản phẩm thép dài, thép
thanh, thép tròn cuận và thép hình. Máy móc thiết bị trong Tổng công ty có
thể được chia thành 4 loại sau:
Loại tương đối hiện đại: gồm các dây chuyền cán liên tục và một số
dây chuyền cán thép mới xây dựng từ năm 2000
Loại trung bình: gồm các dây chuyền cán bán liên tục
Loại lạc hậu: gồm các dây chuyền thủ công mini
Loại rất lạc hậu: gồm các dây chuyền mini công suất nhỏ dưới 2000
tấn/năm.
Trong đó các loại trung bình,lạc hậu và rất lạc hậu phần lớn vẫn được
sử dụng rộng rãi, còn các loại máy móc hiện đại ngang tầm với các nước
trên thế giới thì có rất Ýt.
Phần IV: Kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh các năm đã qua và
kế hoạch đặt ra trong những
năm tới.
1. Kế hoạch thực hiện chỉ tiêu năm 2005 và giai đoạn trước đó.
a, Đánh giá chung thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005
Tổng công ty đã phát huy nội lực và thế mạnh là một doanh nghiệp
nhà nước lớn nhất trong ngành công nghiệp thép, duy trì nhịp độ tăng
trưởng cao, đảm bảo năm sau cao hơn năm trước. Trong 5 năm vừa qua giá
trị sản xuất công nghiệp đều tăng trên 10% , trong năm 2005 là 18%. Tổng
doanh thu là lợi nhuận của các năm cũng đều tăng khá cao đặc biệt lợi
nhuận năm 2002 tăng hơn năm 2001 là 35,92% là một kết quả mà không
phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng đạt được. ở các đơn vị liên doanh tình

hình sản xuất kinh doanh có kém hơn nhưng dần sẽ được cải thiện trong
những năm tới nhất là khi chung ta gia nhập WTO.
Công tác đầu tư phát triển của Tổng công ty đã được đẩy mạnh, triển
khai đầu tư xây dựng hàng loạt dự án trọng điểm có quy mô lớn nhất từ
trước đến nay, nhất là các dự án nhóm A, chuẩn bị nguồn lực cho phát triển
bền vững trong tương lai, các dự án nhóm B và C cũng đã được hoàn thành
và đang tiếp tục thực hiện đúng tiến độ với giá trị lên tới hàng chục tỷ
đồng.
Thành tựu đạt được trong 5 năm 2001-2005 của Tổng công ty thép
Việt Nam là to lớn, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, đời sống
của cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty thì ngày càng ổn định
và nâng cao, tạo điều kiện cho Tổng công ty hoàn thành kế hoạch 5 năm
theo mục tiêu nghị quýêt đại hội Đảng IX đề ra, chuẩn bị điều kiện hội
nhập kinh tế và bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo. Điều này thể
hiện qua bảng số liệu sau:
BẢNG 4: SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5 NĂM 2001-2005 CỦA TÔNG CÔNG TY
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ lệ tăng, giảm (%) BQ 4
năm
1/00 02/01 03/02 04/03 05/04
1 2 3 4 5 6 7 8 9
9=5/4 10=6/4 11=7/6 12=8/7
I TCT
1
GTSXCN Tỷ
đồng
2.667 3.06
3
3.496 4.180 4970,2 24 14,8 14,1 14,7 18,2 18,1
2
SL thép

cán
Nghìn
tấn
650 751 863 1.033 1203,1 23,89 15,5 14,9 20 18,4 18,5
3
SL phôi Nghìn
tấn
318,4 408,
2
543 657,5 660 4,1 28,2 33 21 21,6 21,5
4
SL gang Nghìn
tấn
48 97,8 197 185,7 202 2,1 103,7 101 94,3 50,4 -24,7
5
Giá trị XK Triệu
USD
4,8 7,1 10,4 15,9 25,5 40 47 46,4 52,8 17,1 46,5
6
TDT Tỷ
đồng
7.734 8.41
2
10.17
0
14.10
3
13.622,6 21 8,7 20,8 38,6 46,8 22,3
7
Lợi nhuận Tỷ

đồng
46,1 211,7 215 218,1 28,1 46,4 35,92 1,5 1,4 20,8 102
8 Nép NS
Tỷ
đồng
324,7 414 452 536,3 607,7 66,5 27,65 9,1 18,6 10,3 30,4
II Các ĐVLD
1
Sl thép cán Nghìn
tấn
895,6 932,7 798 693,8 685 10 4,1 -14,5 -13 -3,3 3,5
2
Lợi nhuận Tỷ 310 363 363 319 3,6 37,4 17,1 - 40,5 10,6 23,7
Đồng
BẢNG 5: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY.
STT Đơn vị DTT DT hoạt
động tài
chính
Thu nhập
khác
LN từ hoạt
động sản
xuất kinh
doanh
Lợi
nhuận
khác
Lợi
nhuận
năm 2005

1 Văn phòng TCT 1083966 92036 10698 43812 10698 54510
2 Công ty kim khí Hà Nội 770940 3650 468 -7855 -51 -7906
3 Công ty kim khí MT 1481188 5162 1698 -1211 137 106
4 Công ty kim khí TP.HCM 2025000 10632 954 4319 681 5000
5 Công ty thép Miền Nam 4389499 37682 25250 -18817 23835 5018
6 Công ty thép Thái Nguyên 3049291 4289 10745 5714 92860 15000
7 Công ty thép Đà Nẵng 216512 385 633 -10023 624 -9399
8 Công ty thép tấm lá Phú Mỹ 476581 528 0 -24617 0 -24617
9 Công ty VLCLTT 91966 509 388 -9715 108 -9607
10 Viện luyện kim 3200 120 0 10 0 10
Tổng 13588203 154993 508334 -18383 49498 28115
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
b.Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2005
Năm 2005 trong điều kiện thị trường thép thế giới và trong nước còn
nhiều biến động không thuận lợi đối với nghành thép, Tổng công ty thép
Việt Nam thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phải thực hiện bình
ổn giá thép xây dựng theo sự chỉ đạo của chính phủ nhưng toàn bộ đội ngò
cán bộ công nhân viên chức công nhân lao động Tổng công ty đã quan tâm
phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch đặt ra, cụ thể:
- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4970,2 tỷ đồng bằng kế hoặch đề ra
và tăng 18,7% so với năm 2004, là năm thứ 5 liên tiếp duy trì tốc độ tăng
trưởng cao, giá trị tăng thêm là 1632,8 tỷ đồng so với năm 2004 và cao hơn
mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp(17,2%).
- Tổng doanh thu đạt 13662,2 tỷ đồng bằng 87% kế hoạch nhà nước
giao và tăng 16,8 % so với cùng kì năm 2004 trong đó doanh thu sản xuất
công nghịêp 8343,9 tăng 9,3% , doanh thu thương mại 5318,6 tỷ giảm
10%.
- Sản lượng thép cán đạt 1203 triệu tấn bằng 100,2% kế hoạch nhà
nước giao và tăng 16,8% so với cùng kì năm ngoái trong đó thép cán dài
đạt 1122 triệu tấn giảm 8,9%, thép cán dẹt đạt 81 nghìn tấn.

- Sản lượng phôi thép đạt 660 nghìn tấn bằng 97,8% kế hoạch và tăng
0,24% so với năm trước.
- Tiêu thụ thép cán đạt 1064 triệu tấn bằng 88,5% kế hoạch năm và
tăng 7,5% so với 2004. Đặc biệt, lần đầu tiên Tổng công ty có sản phẩm
thép lá cán nguội sản xuất trong nước tham gia thị trường gần 50 nghìn tấn.
- Lợi nhuận là 28115 triệu đồng bằng 81,2 kế hoạch năm và tăng 20,8
% so với năm 2004 , nép ngân sách nhà nước đạt 607,7 tỷ đồng bằng 95%
kế hoạch và tăng 10,3% so với năm 2004.
- Năm 2005 sản lượng thép cán của Hiệp hội thép đạt 2,65 triệu tấn
trong đó sản phẩm của Tổng công ty là hơn 1 triệu tấn chiếm 41,6%.
- Tình hình nhập khẩu tính chung cho các mặt hàng kim khí và nguyên
liệu thì lượng nhập khẩu năm 2005 đạt 744000 tấn tăng 7,9% so với năm
2004 chiếm 14,9% so với nhập khẩu cả nước, kim ngạch nhập khẩu đạt
349,5 triệu đôla tăng 12% so với năm trước.
- Nhập khẩu phôi thép đạt 541400 tấn bằng 90,2%kế hoạch và giảm
8,2% so với năm trước tỷ trọng chiếm 25,2% so với nhập khẩu cả nước,
nhập khẩu thép thành phẩm đạt 202600 tấn giảm 18% so với kế hoạch và
tăng 74,7% so với năm ngoái, nhập khẩu thép phế liệu đạt 33500 tấn giảm
7,7% so với năm ngoái.
- Tình hình xuất khẩu dù còn nhiều khó khăn song các đơn vị thành
viên tiếp tục duy trì và phát triển tốt thị trường xuất khẩu thép thành phẩm
góp chủ yếu vào tăng sản lượng tiêu thụ năm 2005, kim ngạch xuất khẩu
Tổng công ty đạt 25,5 triệu đôla vượt 27,6% so với kế hoạch và tăng 58,8%
so với năm 2004.
c. Nhận xét về việc tiêu thụ gắn với thị trường.
Xem xét tình hình tiêu thụ thép của Tổng công ty ta thấy rõ do sản
xuất kinh doanh thép trong nước chịu tác động trực tiếp từ thị trường thép
thế giới về nguồn cung, giá cả, các yêu cầu đặt ra đối với chất lượng thép,
do Việt Nam còn phải nhập khẩu phần lớn than cốc, 70-80% phôi thép,
toàn bộ thép tấm lá, thép đặc chủng, thép chất lượng cao nên nhìn chung

việc xuất khẩu thép ra thị trường thế giới gặp rất nhiều khó khăn, bị chèn
Ðp tuy nhiên càng ngày sản phẩm của Tổng công ty càng được nâng cao
để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Năm 2005 dù còn nhiều khó khăn
nhưng Tổng công ty vẫn xuất khẩu đạt 25,5 triệu USD tăng 58,8% so với
năm 2004 chứng tỏ Tổng công ty đã hết sức cố gắng.

×