Tập làm văn – Ngữ văn 6
Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em:
Truyện Con Rồng Cháu Tiên.
Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần
Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ.
Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ
tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống. Âu cơ là một tiên nữ dòng
dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có
phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu
Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng
cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần. Một hôm, nhớ biển cả
và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để
trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông
ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở : -Sao
chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?! Lạc Long Quân ân cần giải thích:
-Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người
dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được.
Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản
các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng
quên lời hẹn. Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con
trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong
Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc
tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết,
con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Từ sự
tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng
cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một
bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước.
Truyện Cây Khế.
Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam,
khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp
lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày
ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế. Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra
quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khể
mà vui mừng, tính đem bán để lấu tiền mua gạo. Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến
ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời: "Ăn
một quả trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng" Người em nghe chim nói
tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn vể kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa
đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình.
Chim bay rất xa, dên một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng
bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có. Người anh
nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh
tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh
vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đởi
cho anh. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi
mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người
anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói: "Ăn một quả trả một cục vàng May túi ba gang, mang
đi mà đựng" Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một
chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn
thấy vàng bạc châu bái trên đảo, người anh vội vàng nhết đầy túi to, lại còn giắt khắp người.
Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vổ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng
nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng
anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng
rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.
Truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh.
Ngày em còn bé, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ em lại thì thầm kể cho em nghe
một câu chuyện cổ tích, mẹ kể bằng trí nhớ của mẹ nên những câu chuyện ấy nó như thêm
lung linh, huyền ảo, nó không diễn ra đều đều, mà đôi khi nó còn được tạo thêm những tình
tiết mới, những nhân vật mới, nhưng vẫn không làm mất đi nội dung của nó. Em rất thích
cách kể chuyện của mẹ, thích trí tưởng tượng của mình như cũng đang bay bổng trong thế
giới cổ tích ấy, và hôm nay trí tưởng tượng ấy đã bay từ quá khứ, từ truyền thuyết về hiện
tại. Thời Vua Hùng Vương thứ 18, cuộc sống của người dân vô cùng sung túc và no ấm,
khắp nơi ai ai cũng tưng bừng mở hội mừng những mùa vàng bội thu. Nhà vua hài lòng lắm,
ngài có một cô con gái yêu tên là Mỵ Nương cũng vừa đến tuổi cập kê, nàng có một sắc đẹp
hiền dịu, đoan trang. Nhà vua muốn tìm cho con một người chồng xứng đáng, ngài quyết
định mở cuộc thi kén rể, những người con trai trong cả nước đều đổ về chốn đô thành để
mong lọt vào mắt xanh của Mỵ nương. Một buổi sáng, có hai chàng trai khôi ngô tuấn tú
cùng đến trước điện rồng. Một người có nước da rám nắng, thân hình cường tráng, ánh mắt
sáng như sao, chàng đến từ núi rừng và xưng tên là Sơn Tinh, còn chàng trai kia có một mái
tóc bồng bềnh như sóng nước, trông dáng dấp mảnh dẻ thanh tú, nhưng thái độ cũng vô
cùng quyết liệt, chàng tự xưng là Thủy Tinh sống nơi biển cả. Phần so tài đã diễn ra nhưng
phần thắng cuộc lại thuộc về người con của núi, Thủy Tinh không chấp nhận thua cuộc,
chàng đuổi theo đôi uyên ương đòi cướp lại Mỵ Nương… Và thời hiện tại bắt đầu… Nước
dâng cuồn cuộn đỏ ngầu, rừng đầu nguồn từ lâu đã bị đốt, bị chặt phá tan hoang, đến cả cái
gốc cây cũng bị người dân đào lên bán về xuôi làm vật trang trí, những dòng nước càng trở
nên hung hãn khi không bị 1 vật gì ngáng trở, chúng lao ầm ầm về xuôi, đi đến đâu chúng
cuốn phăng nhà cửa, của cải đến đấy, khắp nơi nhìn đâu cũng chỉ một biển nước mênh
mông. Cơn thịnh nộ của Thủy Tinh thật là khủng khiếp, chàng muốn khắp mọi nơi phải quy
phục sức mạnh của chàng, đầu hàng sức mạnh của nước. Nhưng chàng không biết rằng Sơn
Tinh đã chuẩn bị mọi thứ để phòng vệ, những người dân của chàng đã được trang bị những
thiết bị tối tân hiện đại nhất, họ dùng điện thoại di động để đưa thông tin liên lạc một cách
nhanh nhất, thông báo những nơi cần phải đến trợ giúp ngay lập tức. Những chiếc máy bay
trực thăng khẩn cấp cất cánh bay đến tiếp cứu những người dân đang bị dòng nước cuốn đi,
những chiếc xuồng máy chở đầy hàng cứu trợ luồn lách vào những khu vực khó đến nhất để
mang lương thực thực phẩm đến cho mọi người, những chiếc máy xúc đang hối hả làm việc,
từng đống đất cao ngất như núi do nước đẩy từ trên núi xuống được máy xúc xúc lên đổ vào
những chiếc xe tải to đùng, hàng đoàn xe chở đất lũ lượt chạy hối hả về tuyến đê xung yếu
đang được cấp tốc bồi đắp thêm, hàng tấn đất đá đổ xuống ào ào, máy ủi xông trận đẩy
những khối đất đá ấy vào đúng vị trí, cửa xả lũ đã được xây dựng to rộng hơn bởi xi măng
cốt thép mở toang ra đón cơn lũ tới, dòng nước đang ầm ầm đổ xuống bỗng trở nên hiền hòa
trước một bức tường đất đá dày kéo dài dọc triền sông, chúng buộc phải chảy nhẹ nhàng
men theo bờ đê đã được bồi đắp rồi trở về với biển. Thủy Tinh mệt mỏi, chàng thôi hô
phong hoán vũ, gió ngừng thổi mạnh, nước mưa ngừng rơi, nước dần dần rút, chàng phải
chấp nhận thua cuộc. Nhưng hàng năm, khi tập trung thêm được lực lượng, Thủy Tinh lại
dâng nước lên mong đánh bại được Sơn Tinh, trong khi đó mỗi năm con người lại cũng góp
tay với Thủy Tinh tàn phá thiên nhiên, tàn phá những cánh rừng phòng hộ, hủy hoại bầu khí
quyển… Nếu con người vẫn chưa có ý thức được sự cần thiết của việc bảo vệ rừng, bảo vệ
môi trường sống của mình, biết đâu có ngày Thủy Tinh sẽ thắng?