Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TÍCH hợp KIẾN THỨC các môn mỹ THUẬT,TOÁN, CÔNG NGHỆ,CÔNG dân và TIN học vào GIẢNG dạy bài “tạo DÁNG và TRANG TRÍ CHẬU CẢNH 8’’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.17 KB, 5 trang )

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
-Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hai Bà Trưng
- Trường THCS Trưng Nhị
- Địa chỉ: 30 Phố Hương Viên, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 8212424- Email:
- Thông tin về nhóm giáo viên :
1. Trưởng nhóm: Trần Thị Sinh
Ngày sinh 16/06/1970. Môn Mỹ thuật
Điện thoại:0914807667; Email:
2. Phạm Thị Thanh Hương
Ngày sinh 28/10/1976 Môn Mỹ thuật
Điện thoại:0904262536
3. Phí Trọng Dục
Ngày sinh 03/12/1957 Môn Mỹ thuật
Điện thoại:01228453138
1
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI
1. Tên hồ sơ dạy học: TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN MỸ THUẬT,TOÁN, CÔNG
NGHỆ,CÔNG DÂN VÀ TIN HỌC VÀO GIẢNG DẠY BÀI “TẠO DÁNG VÀ TRANG
TRÍ CHẬU CẢNH 8’’
2.Mục tiêu dạy học.
Trong thực tế chúng ta thường gặp rất nhiều kiểu dáng chậu cảnh được trưng bày, trồng cây
cảnh,bán… Để tạo dáng và trang trí được một chậu cảnh và công dụng của nó, học sinh cần có kiến
thức thực tế về chậu cảnh, Nhóm giáo viên chúng tôi đã đề ra một số giải pháp vận kiến thức các
môn học mỹ thuật, Toán, Công nghệ, Công dân, và Tin học để hướng dẫn học sinh tạo dáng và trang
trí được một chậu cảnh.
* Kiến thức.
Học sinh nắm bắt được đặc điểm và phương pháp tiến hành tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
* Kỹ năng:
-Học sinh nhanh nhẹn trong việc nhận xét và chọn kiểu dáng, tạo được chậu cảnh có kiểu


dáng mềm mại, sử dụng họa tiết và màu sắc hài hòa.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
* Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật thông dụng
trong cuộc sống.
- Giáo dục ý thức liên hệ giữa kiến thức Mỹ thuật và thực tế.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong
việc giải quyết vấn đề.
3. Đối tượng dạy học của bài học.
+ Đối tượng dạy học là học sinh
- Số lượng học sinh: 75em
- Số lớp thực hiện: 3 lớp
- Khối lớp: 8
4. Ý nghĩa của bài học.
Qua bài này học sinh thấy được sự cần thiết của chậu cảnh đối với cây cảnh, Nó tôn thêm vẻ
đẹp cho cây cảnh, nó cũng rất cần thiết trong trang trí nội, ngoại thất. Học sinh có ý thức biết tận
dụng những đồ phế thải thành những vật dụng có ích.
5. Thiết bị dạy học, học liệu.
- Máy chiếu.
- Kiến thức về Mỹ thuật phương pháp tiến hành tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
- Kiến thức về tin học để soạn bài giảng trình chiếu Powerpoint;
- Kiến thức toán vận dụng các hình hình học lắp ghép thành một chậu cảnh
- Kiến thức giáo dục công dân về tận dụng các nguyên vật liệu phế thải, để cho môi trường
đỡ ô nhiễm.
- Kiến thức Công nghệ ứng dụng trong trang trí nội ngoại thất.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Vận dụng kiến thức của các môn học Mỹ thuật, Toán, Công nghệ, Công dân, và Tin học
để hướng dẫn học sinh tạo dáng và trang trí được một chậu cảnh.

2. Kỹ năng
- Tạo dáng và trang trí được một chậu cảnh.
3. Thái độ
- Có ý thức làm việc tichs cực, hợp tác và chia sẻ với các thành viên khác.
- Có ý thức vận dụng kiến thức mỹ thuật vào trang trí nội ngoại thất.
2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Máy chiếu, ảnh chụp các loại chậu cảnh, bài vẽ của học sinh năm trước.
2. Mỗi học sinh:
-Giấy vẽ, màu, bút chì, tẩy, com pa, thước kẻ.
- Sưu tầm hình ảnh các loại chậu cảnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
GIÁO ÁN MĨ THUẬT 8
BÀI : 4( vẽ trang trí )
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH
I. Quan sát nhận xét
Qua sự quan sát :
Em có nhận xét gì về các loại chậu cảnh trên ?
- Chậu cảnh có rất nhiều loại nhiều hình dáng đa dạng và phong phú
+ loại cao – loại thấp
+ loại có thân hình chữ nhật, hình tròn, hình trụ
+ loại miệng rộng đáy thu lại
Chậu cảnh thường được làm bằng các chất liệu như :
- Gốm ,sứ , xi măng …
- Hoạ tiết trang trí: đa dạng và phong phú như : hoa – lá – chim – thú
- Màu sắc : nhẹ nhàng – trang nhã , tôn thêm vẽ đẹp cho cây cảnh
- Chậu cảnh củng rất cần thiết trong trang trí nội – ngoại thất
- Nó tôn thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn tạo cảm giác yên bình , trong lành và mát mẻ .
Quan sát cách trang trí

Cách sắp xếp hoạ tiết
* Kết hợp với sách giáo khoa cùng với các hình ảnh vừa quan sát , em có nhận xét gì về cách trang
trí cũng như màu sắc của chậu cảnh ?
Rất đa dạng và phong phú nhiều hình , nhiều vẽ
Trang trí bằng những đường diềm
bằng những mảng hoạ tiết hoặc bằng các mảng màu
* Chậu cảnh thường có mấy bộ phận ?
Miệng chậu – thân chậu– chân chậu– đáy chậu
II. Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh
1. Tạo dáng
Cách tạo dáng
Ai có thể nêu vắn tắt cách tạo dáng một chậu cảnh ?
B1: Phác khung hình chung của chậu : lấy chiều cao , chiều ngang cho cân đối với tờ giấy
- B2:Vẽ trục đối xứng, tìm tỉ lệ các bộ phận của chậu cảnh , miệng , thân , đế….
- Phác nét thẳng để tìm hình dáng chung của chậu
B3: Vẽ chi tiết , tạo dáng chậu
Cách trang trí chậu cảnh
B4 : Vẽ hoạ tiết phù hợp với các mảng
B5:Vẽ màu theo ý thích
Đây là một số bài vẽ của học sinh năm ngoái . Các em xem rồi nhận xét :
* Màu sắc trang trí
* Hoạ tiết và cách sắp xếp hoạ tiết
* Bố cục bài vẽ
Nêu nhận xét của em về 3 bài vẻ này ?
Vòng trong may mắn
Play game
Luật chơi
3
Cô chia lớp ra làm 2 đội :
Đội 1 dãy bên trái –đội 2 dãy bên phải .

Mổi đội cữ ra 1 bạn đứng lên quay để lấy số: quay trúng số nào thì trả lời câu hỏi của số đó . Và cứ
như thế 2 đội thay phiên nhau quay vòng và trả lời câu hỏi. Đội nào trả lời đúng được nhiều câu hỏi
đội đó sẽ chiến thắng
Quay
GÓI ĐIỂM
15
25
30
45
50
70
75
10
100
GÓI 10 ĐIỂM
Hãy đoán xem chậu cảnh này làm từ đồ dùng gì ?
GÓI 15 ĐIỂM
* Theo em để tạo dáng và trang trí 1 chậu cảnh có mấy bước? Hảy kể tên các bước đó ?
GÓI 25 ĐIỂM
* Em hãy nêu khái niệm như thế nào là vẽ trang trí ?
GÓI 30 ĐIỂM
Chậu cảnh này được làm từ cái gì ?
GÓI 45 ĐIỂM
Đoán xem đây là cái gì ?
GÓI 50 ĐIỂM
* Hảy nêu ứng dụng của chậu cảnh trong đời sống hằng ngày xung quanh em ?
GÓI 70 ĐIỂM
* Theo em chất liệu để làm nên chậu cảnh hiện nay chủ yếu bằng gì ? Nêu tên 1 số làng nghề làm
chậu cảnh mà em biết ?
GÓI 75 ĐIỂM

* Hảy nêu sự khác nhau giửa chậu cảnh dùng để trồng cây và chậu cảnh dùng để chưng bày ?
GÓI 100 ĐIỂM
* Em đã bao giờ tận dụng nhưng vật dụng bỏ đi để làm thành 1 chậu cảnh chưa ? Em có suy nghĩ gì
về việc đó? Liên hệ thực tế .
B1: Phác khung hình chung cảu chậu, lấy chiều cao chiều ngang cân đối với tờ giấy .
B2 : Vẽ trục đối xứng, tìm tỉ lệ các bộ phận của chậu cảnh : miệng thân đế , phác nét thẳng để tìm
hình dáng chung của chậu
B3 : Vẽ chi tiết tạo dáng chậu
B4 : Vẽhình mảng hoạ tiết phù hợp
B5 : Vẽ màu yêu thích
Vẽ trang trí là : nghệ thuật sắp xếp đường nét, hình mảng, hoạ tiết, màu sắc Trên mặt phẳng hay
trông không gian, để tạo nên một sản phẩm đẹp, hợp nội dung .
III : Thực hành
Tạo dáng và trang trí 1 chậu cảnh trên khổ giấy A4
Hoạ tiết trang trí tự do, màu sắc hài hoà, phù hợp với chậu cảnh
Dặn dò
Về nhà xem trước bài 5 :
Một số công trình mỹ thuật tiêu biểu của thời Lê
Tiết sau chúng ta sẻ thảo luận nhóm
Đầu giờ buổi sau, lớp trưởng thu lại bài chậu cảnh hôm nay và nộp cho cô .
4
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá được thực hiện dưới dạng bài vẽ hầu hết học sinh đã nắm
được nội dung, thể hiện được bài vẽ theo yêu cầu.Tạo dáng được một chậu cảnh, trang trí họa tiết
phù hợp và tô màu.
8. Các sản phẩm của học sinh.
Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100% học sinh đã biết cách tạo dáng và trang trí
chậu cảnh
Từ kết quả học tập của các học sinh, chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một
môn học là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể chúng tôi đã thực

hiện thử nghiệm đối với bộ môn Mỹ thuật 7 với bài “Trang trí lọ hoa” với học sinh lớp 7 trong học
kỳ I (2014- 2015) đã đạt kết quả rất khả quan. Chúng tôi sẽ thực hiện dự án này vào học kỳ II của
năm học 2014 -2015 đối với học sinh các lớp và sẽ mở rộng hơn ở các khối lớp 6,9. Việc tích hợp
kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các
môn học lại với nhau để học sinh có kiến thức toàn diện, tổng hợp, đồng thời giúp giáo viên không
ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Trên đây là hồ sơ dạy học thử nghiệm của nhóm giáo viên Mỹ thuật rất mong được sự ủng hộ
góp ý của các quý thầy cô để chúng tôi hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 29 tháng 11 năm 2014
Trưởng nhóm
Trần Thị Sinh
5

×