Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

nghiên cứu đặc điểm thực vật học của một số loài cây thuốc cát sâm, khúc khắc, thổ phục linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.13 MB, 74 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN THỊ MINH




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA MỘT SỐ
LOÀI CÂY THUỐC: CÁT SÂM, KHÚC KHẮC,
THỔ PHỤC LINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ



HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN THỊ MINH



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA MỘT SỐ
LOÀI CÂY THUỐC: CÁT SÂM, KHÚC KHẮC,
THỔ PHỤC LINH





CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HẠNH HOA


HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Minh



















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn “Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của một số loài
cây thuốc: Cát sâm, Khúc khắc, Thổ phục linh” ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và
ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hạnh Hoa, giảng viên bộ môn
Thực vật học, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời
gian và tâm huyết tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp, định hướng quý báu và tận
tình giúp đỡ của các thầy, các cô- Bộ môn Thực vật đã truyền đạt và đóng góp nhiều ý
kiến chuyên môn hết sức quý báu về hướng nghiên cứu của đề tài, tôi cũng xin cảm ơn
các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Nông học- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ.
Tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn đến Th.s. Phạm Thị Thu Thủy- Bộ môn giống và
Công nghệ sinh học- Trung tâm cây thuốc Hà Nội- Viện dược liệu; các anh chị, cô chú
ở Trung tâm phát triển cây thuốc tỉnh Bắc giang, gia đình bác Thiện (nông hộ ở Hải
phòng) đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ này.
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Minh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1.Đặt vấn đề 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
2.1. Mục đích 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1. Nguồn gốc, phân bố, vị trí phân loại của cây Cát sâm, Thổ phục linh, Khúc khắc. 4
1.1.1.Nguồn gốc, phân bố, vị trí phân loại của cây Cát sâm 4
1.1.2. Nguồn gốc, phân bố, vị trí phân loại của cây Khúc khắc 4
1.1.3. Nguồn gốc phân bố, vị trí phân loại của cây Thổ phục linh 5
1.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm thực vật học của Cát sâm, Khúc khắc, Thổ
phục linh. 6
1.2.1. Những nghiên cứu về đặc điểm thực vật học của cây Cát sâm 6
1.2.2. Những nghiên cứu về nguồn gen Thổ phục linh và Khúc khắc 7
1.3. Yêu cầu sinh thái của Cát sâm, Khúc khắc, Thổ phục linh 11
1.3.1. Yêu cầu sinh thái của cây Cát sâm 11
1.3.2. Yêu cầu sinh thái của cây Khúc khắc 11
1.3.3. Yêu cầu sinh thái của cây Thổ phục linh 11
1.4. Thành phần hóa học, tác dụng dược lý và công dụng của cây Cát sâm, Khúc
khắc, Thổ phục linh 12
1.4.1. Thành phần hóa học, tác dụng dược lý và công dụng của cây Cát sâm 12
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv

1.4.2. Thành phần hóa học, tác dụng dược lý và công dụng của cây Khúc khắc 13
1.4.3. Thành phần hóa học, tác dụng dược lý và công dụng của cây Thổ phục linh 14
1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nguồn dược liệu Cát sâm, Khúc khắc, Thổ phục linh 16
1.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nguồn dược liệu Cát sâm 16
1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nguồn dược liệu Khúc khắc, Thổ phục linh 16
1.6. Các vấn đề bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen Cát sâm, Khúc khắc,
Thổ phục linh 17
1.6.1. Các vấn đề bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen Cát sâm 17
1.6.2. Các vấn đề bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen Khúc khắc 17
1.6.3. Các vấn đề bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen Thổ phục linh 17
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 19
2.1.1. Đối tương nghiên cứu : 19
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
2.3. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu 20
Các số liệu được phân tích thống kê bằng phần mềm Excel 21
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
3.1. Đặc điểm hình thái, giải phẫu và kích thước của cơ quan sinh dưỡng (rễ,
thân, lá) và cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) của cây Cát sâm 23
3.1.1. Đặc điểm hình thái và giải phẫu của rễ Cát Sâm 23
3.1.2. Đặc điểm hình thái và giải phẫu của thân Cát sâm 28
3.1.3. Đặc điểm hình thái, giải phẫu của lá Cát Sâm 33
3.1.4. Đặc điểm hình thái, kích thước hoa Cát sâm 37
3.1.5. Đặc điểm hình thái, kích thước quả và hạt Cát sâm 40
3.2. Đặc điểm hình thái, giải phẫu và kích thước của cơ quan sinh dưỡng ( rễ,
thân, lá) và cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) của cây Khúc khắc, Thổ phục linh41

3.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu rễ cây Khúc khắc, Thổ phục linh 42
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.2.2. Đặc điểm hình thái, giải phẫu của thân cây Khúc khắc, Thổ phục linh 46
3.2.3. Đặc điểm hình thái, giải phẫu của lá 50
3.2.4. Đặc điểm hình thái hoa Thổ phục linh 55
3.2.5. Đặc điểm hình thái của quả và hạt 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
Kết luận: 61
Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Bảng kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu rễ sơ cấp 26
cây Cát Sâm 26
Bảng 3.2 Bảng kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp cây
Cát sâm 28
Bảng 3.3 Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp Cát Sâm 31
Bảng 3.4 Bảng cấu tạo giải phẫu thân thứ cấp Cát Sâm 33
Bảng 3.5 Bảng kích thước của lá chét Cát Sâm 35
Bảng 3.6 Bảng cấu tạo giải phẫu của lá Cát Sâm 36
Bảng 3.7 Bảng cấu tạo giải phẫu gân chính của lá Cát Sâm 36
Bảng 3.8 Bảng số liệu về kích thước các bộ phận hoa Cát sâm 39
Bảng 3.9 Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu rễ của 2 loài Khúc
Khắc và Thổ Phục Linh 46
Bảng 3.10 Kích thước thân, cành của 2 loài Khúc khắc và Thổ phục linh 47

Bảng 3.11 Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu thân của cây Thổ
phục linh và Khúc khắc 50
Bảng 3.12 Đặc điểm kích thước lá và diện tích lá của cây Thổ phục linh và cây
Khúc khắc 51
Bảng 3.13 Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu của lá cây Khúc
khắc và lá cây Thổ phục linh 55
Bảng 3.14 Một số chỉ tiêu định lượng về đặc điểm quả, hạt của cây Khúc khắc
và cây Thổ phục linh 58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Rễ củ Cát sâm 2 năm tuổi (chiều dài 31,5 cm, nặng 210 g) 24
Hình 3.2 Hình thái bộ rễ Cát sâm 24
Hình 3.3 Cấu tạo giải phẫu rễ sơ cấp cây Cát Sâm 25
Hình 3.4 Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp cây Cát Sâm 27
Hình 3.5 Cây Cát sâm 11 tháng tuổi 29
Hình 3.6 Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp cây Cát Sâm 30
Hình 3.7 Cấu tạo giải phẫu thân thứ cấp Cát Sâm 32
Hình 3.8 Hình thái chóp lá và gốc lá chét cây Cát sâm 34
Hình 3.9 Hình thái các dạng lá kép của Cát Sâm 34
Hình 3.10 Cấu tạo giải phẫu lá Cát sâm 35
Hình 3.11 Hình thái cụm hoa Cát sâm 37
Hình 3.12 Hình ảnh hoa Cát sâm 38
Hình 3.13 Hình thái đài hoa, nhị và nhụy hoa Cát sâm 38
Hình 3.14 Hình thái bao phấn hoa Cát sâm dưới kính hiển vi 39
Hình 3.15 Hình thái hạt phấn hoa Cát sâm 39
Hình 3.16 Hình ảnh quả non Cát sâm và lát cắt dọc quả. 40
Hình 3.17 Hình ảnh quả già Cát sâm 40

Hình 3.18 Hình thái hạt cây Cát sâm 40
Hình 3.19 Cây Thổ phục linh ở (trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc
tỉnh Bắc giang) 41
Hình 3.20 Cây Khúc khắc (vườn nông hộ ở Hà Nội) 41
Hình 3.21 Hình thái rễ củ cây Thổ phục linh 43
Hình 3.22 Hình thái rễ củ cây Khúc khắc 43
Hình 3.23 Cấu tạo giải phẫu rễ của cây Khúc khắc 44
Hình 3.24 Cấu tạo giải phẫu rễ của cây Thổ phục linh 45
Hình 3.25 Hình thái thân cây Khúc khắc và Thổ phục linh 47
Hình 3.26 Cấu tạo giải phẫu của thân cây Khúc khắc 48
Hình 3.27 Cấu tạo giải phẫu thân cây Thổ phục linh 49
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

Hình 3.28a Lá Khúc khắc 52
Hình 3.28b Lá Thổ phục linh 52
Hình 3.28 Hình thái lá Khúc khắc, Thổ phục linh 52
Hình 3.29 Cấu tạo giải phẫu lá cây Khúc khắc 53
Hình 3.30 Cấu tạo giải phẫu lá Thổ phục linh 54
Hình 3.31 Hình thái hoa và cụm hoa Thổ phục linh 56
Hình 3.32 Hình thái hoa Thổ phục linh 57
Hình 3.33 Hình thái các thành phần của hoa cái Thổ phục linh 57
Hình 3.34 Hình thái quả Khúc khắc và quả Thổ phục linh 59
Hình 3.35 Hình thái hạt Khúc khắc và hình thái hạt Thổ phục linh 60




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Nền y dược học cổ truyền ở Việt Nam cho đến nay vẫn được coi là một kho báu
có vai trò và tiềm năng to lớn trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, phòng chống các loại
dịch bệnh phục vụ cho nhân dân. Với lợi thế về vị trí địa lý, đa dạng về địa hình đã tạo
cho Việt Nam điều kiện đa dạng về vùng khí hậu và đất đai nên được thừa hưởng
nguồn thiên nhiên vô cùng phong phú với nhiều loại dược liệu quý từ cấp hệ sinh thái
đến cấp loài và phân tử, mỗi loài có hệ gen đa dạng riêng của mình. Cây thuốc ở Việt
Nam cũng được khai thác từ rất lâu đời, không dừng lại ở mức độ tự cung tự cấp mà
nó còn là một trong những mặt hàng được đem trao đổi buôn bán sớm nhất.
Trong số gần 4000 loài đang được sử dụng làm thuốc, có tới 87,1% cây thuốc
được biết có nguồn gốc hoang dã, chủ yếu ở vùng đồi núi (trung du đến núi cao). Chỉ có
12,9% cây (kể cả bản địa và nhập nội) được đưa vào trồng trọt còn phần lớn khai thác tự
nhiên. Có khoảng 40 loài cây thuốc bản địa đã được trồng trọt ở Việt Nam. Nhiều loài
được trồng trọt trên qui mô lớn ở khắp các tỉnh trong cả nước cung cấp cho thị trường
trong nước và xuất khẩu như: Địa liền, Nghệ, Gừng, Hòe, Thảo quả, Kim tiền thảo….( Bộ
Y tế & Bộ Khoa học và công nghệ, 2009). Thổ phục linh, Khúc khắc, Cát sâm cũng nằm
trong số những cây thuốc quý đang được chú ý phát triển ở Việt Nam.
Cát sâm (Millettia speciosa Champ.) thuộc họ Đậu Fabaceae, bộ Đậu Fabales.
Cát sâm dùng để chữa đau vùng lưng chân, thấp khớp; viêm phế quản mạn tính (lao
phổi ho khan), phổi kết hạch; viêm gan mạn tính; di tinh, bạch đới. Người ta cũng
thường dùng củ làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái. Cát sâm đã là một
trong các loại thảo mộc thường được sử dụng trong y học Trung Quốc hiện đại. Ở Vân
Nam (Trung Quốc), rễ được dùng làm thuốc bổ hư nhuận phế, cường cân hoạt lạc
dùng trị ho do phế hư, viêm gan, đau lưng chân, sản hậu hư nhược, tứ chi yếu mỏi, các
chứng loét và mụn nhọt.
Khúc khắc, Thổ phục linh thuộc họ Khúc khắc (Smilacaceae), bộ Liliales.
Khúc khắc (Heterosmilas gaudichaudiana (Kunth) Maxim) thường được dùng

chữa mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, dị ứng, giang mai, ngộ độc thủy ngân. Ngoài ra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

còn chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp. Ở Trung Quốc, Khúc khắc là
thuốc chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, bạch đới, tiểu tiện đục…
Thổ phục linh (Smilax glabra Wall. ex Roxb. ) được biết đến với một số công
dụng chống viêm, chống dị ứng, ung thũng, tràng nhạc, mụn nhọt, dị ứng. Dùng làm
thuốc lọc máu, chữa giang mai, chữa thấp khớp, đau xương, đau lưng. Ngoài ra còn
dùng làm nguyên liệu chế nước ngọt giải khát (xá xị).
Trong thực tế, các lương y Việt Nam vẫn cho rằng tác dụng của Khúc khắc
tương tự như tác dụng của Thổ phục linh, nên thường dùng để thay thế (Đỗ Tất Lợi,
2004). Trong dân gian, người ta vẫn còn nhầm lẫn giữa hai loại cây thuốc này vì vậy
nghiên cứu đặc điểm thực vật học của chúng giúp người dân nhận biết được đúng loài
cây thuốc.
Có thể nói Cát sâm, Khúc khắc, Thổ phục linh là những cây thuốc quý đang
được quan tâm phát triển, là nguồn nguyên liệu quý làm thuốc phục vụ cho con người.
Tuy là những cây thuốc rất có giá trị nhưng hầu như chưa có những nghiên cứu một
cách có hệ thống về đặc điểm thực vật học của chúng. Xuất phát từ những lí do đã nêu
ở trên chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của một số loài
cây thuốc: Cát sâm, Khúc khắc, Thổ phục linh”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Cung cấp những dẫn liệu khoa học cơ bản về đặc điểm thực vật học của từng
loài, giúp nhận biết chính xác nguồn gen cây thuốc, tìm hiểu mối liên quan giữa đặc
điểm thực vật học với một số đặc điểm nông học.
2.2. Yêu cầu
Mô tả chi tiết đặc điểm hình thái và đặc điểm giải phẫu của các cơ quan sinh
dưỡng : rễ, thân, lá và các cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt của cây Cát sâm, Khúc khắc,
Thổ phục linh.

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học cơ bản về đặc
điểm thực vật học của cây Cát sâm, Khúc khắc, Thổ phục linh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

- Có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy hoặc trong nghiên cứu
về cây thuốc nói riêng và thực vật học nói chung.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài là cơ sở giúp cho việc xác định chính xác nguồn gen cây thuốc
Cát sâm, Khúc khắc, Thổ phục linh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Nguồn gốc, phân bố, vị trí phân loại của cây Cát sâm, Thổ phục linh, Khúc khắc.
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố, vị trí phân loại của cây Cát sâm
Cây Cát sâm (Millettia speciosa Champ. ex Benth.) thuộc họ Đậu (Fabaceae),
bộ Đậu (Fabales), phân lớp Hoa hồng (Rosoidae), lớp hai lá mầm (Magnoliopsida),
ngành hạt kín (Magnoliophyta) có tên gọi khác là Sâm nam, Sâm chèo nèo, Sâm chào
mào (Cây thuốc Nghệ An, 12- 2009). Sâm chuột, Ngưu đại lực, Sơn liên ngẫu, Đại lực
thự. Cát là sắn vị thuốc giống củ sắn lại có tác dụng bổ do đó có tên gọi là Cát sâm (
Đỗ Tất Lợi, 2004).
Chi Millettia Wight & Arn có tới hơn 50 loài trên thế giới, phân bố ở khắp các
vùng nhiệt đới và ôn đới ẩm, ở Việt Nam, chỉ có 25 loài. Một số loài có chất độc nên
thường sử dụng làm thuốc diệt côn trùng. Cát sâm là một trong số ít loài có rễ củ,

không độc (Đỗ Huy Bích và cs, 2003).
Theo Đỗ Tất Lợi (2004), Cát sâm mọc hoang dại tại những vùng đồi núi của
nhiều tỉnh miền Bắc nước ta như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây,
Hòa Bình.
Trên thế giới, Cát sâm phân bố ở Việt Nam, Lào và Trung Quốc. Ở nước ta cây
mọc rải rác khắp các tỉnh vùng núi thấp và trung du, chủ yếu từ Hà Tĩnh trở ra : Nghệ
An; Thanh Hóa (Cẩm Thủy, Bá Thước), Ninh Bình (Đồng Giao, Nho Quan), Hà Nam,
Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng,
Bắc Giang, Thái Nguyên…
Ở Nghệ An, cây Cát sâm phân bố rải rác ở vùng núi thuộc các huyện Anh Sơn,
Kỳ Sơn và có thể có ở Quỳ Hợp. Tuy nhiên, so với các tỉnh phía Bắc thì ít hơn (Cây
thuốc Nghệ An, 12- 2009).
1.1.2. Nguồn gốc, phân bố, vị trí phân loại của cây Khúc khắc
Cây Khúc khắc có tên khoa học là Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth)
Maxim., thuộc họ Khúc Khắc Smilacaceae. Cây còn có tên gọi khác là Khum khốt,
Dây kim cang (Cây thuốc Nghệ An, 12- 2009), bộ Hành (Liliales), phân lớp Hành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

(Lilidae), lớp một lá mầm (Monocotyledoneae), ngành hạt kín (Magnoliophyta)
(Nguyễn Tiến Bân, 1997).
Theo Đỗ Huy Bích và cs (2005), Khúc khắc có vùng phân bố tương đối rộng,
gồm hầu hết các tỉnh trung du, vùng núi thấp và đôi khi cả đồng bằng. Các tỉnh có
nhiều Khúc khắc như Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Tuyên Quang, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và một số tỉnh ven
biển miền Trung.
Ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Khúc khắc có thể mọc lẫn với những cây
khác trong các lùm bụi quanh làng.
1.1.3. Nguồn gốc phân bố, vị trí phân loại của cây Thổ phục linh
Thổ phục linh hay còn gọi là Kim cang không lông (Phạm Hoàng Hộ, 2000),

Dây chát, Dây khum, Cậm Cù (Võ Văn Chi, 2004) Củ Khúc Khắc, Củ Kim cang (Cây
thuốc Nghệ An, 2009) Khau đâu, Cẩu ngồ lực (Tày), Mọt hoi dòi (Dao), D’rạng lò
(Châu Mạ), Tơ pớt (K’Ho), Lái (K’Dong) (Đỗ Xuân Bích và cs, 2005).
Tên khoa học là Smilax glabra Wall. ex Roxb, thuộc họ Khúc khắc Smilacaceae, bộ
Liliales, phân lớp Hành (Lilidae), lớp một lá mầm (Monocotyledoneae), ngành hạt kín
(Magnoliophyta) (Nguyễn Tiến Bân, 1997).
Theo Võ Văn Chi (2004), Thổ phục linh phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung
Quốc, đảo Đài Loan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Mọc rải rác ven trảng cây
bụi, rừng rậm nhiệt đới và cận nhiệt đới, trên đất có đá hoa cương, ở độ cao từ 300 đến
1500m.
Theo Võ Văn Chi (2004), Đỗ Huy Bích và cs (2005), ở Việt Nam, Thổ phục linh
phân bố rải rác khắp các tỉnh ở miền núi cũng như trung du và một vài đảo lớn. Một số
tỉnh được coi là có nhiều Thổ phục linh phân bố tập trung như Quảng Ninh, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ
An, vùng tây Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi và các tỉnh Tây Nguyên. Thổ phục
linh cũng hay gặp dưới tán rừng thông thưa hay chưa khép tán.
Ở Nghệ An, cây mọc tự nhiên ở tất cả các huyện có đồi núi, nhưng tập trung
nhiều nhất tại huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Con Cuông, Tương Dương,
Tân Kỳ, Anh Sơn và Kỳ Sơn. Cây thường leo lên các bụi và cỏ cao ở đồi, nương rẫy
hoặc ven rừng. Trên các nương rẫy Thổ phục linh ở đây đa số là cây tái sinh. Do có hệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

thống thân rễ (củ) nằm dưới mặt đất bị cắt thường xuyên, cây vẫn có thể tồn tại được
(Cây thuốc Nghệ An, 12- 2009).
1.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm thực vật học của Cát sâm, Khúc khắc, Thổ
phục linh.
1.2.1. Những nghiên cứu về đặc điểm thực vật học của cây Cát sâm
Cát sâm là cây dây leo gỗ, có rễ củ nạc. Cành non phủ lông trắng mềm như
nhung, cành già nhẵn, màu nâu. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có cuống dài phủ đầy

lông, lá chét 7- 13, thường là 11, hình mũi mác thuôn hoặc bầu dục, dài 4- 7cm, rộng
2- 3 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, có lông ở gân, mặt dưới phủ lông
dày màu trắng, gân lá thành mạng rất rõ. Cụm hoa tận cùng thành chùy, có lông, dài
10-20 cm; hoa rất nhiều, màu trắng ngà; lá bắc dạng lá; đài có răng tam giác, mặt
ngoài phủ đầy lông; tràng hoa nhẵn ở mặt ngoài, cánh cờ rộng 1,8 cm, những cánh
bên gần thẳng; bộ nhị 2 bó, bầu có lông. Quả phủ đầy lông mềm, thắt lại ở các hạt;
hạt 4-6 có vỏ khá dày, màu nâu đen. Mùa hoa: tháng 7-9; mùa quả: tháng 10- 12
(Đỗ Huy Bích và cs, 2005).
Theo như mô tả của Đỗ Tất Lợi (2004), Cát sâm là một loại cây nhỡ, có những
cành mọc tựa, có rễ củ mẫm, vị hơi ngọt, mát. Lá kép lông chim lẻ, có lá kèm. Lá chét
mọc đối. Lá non và cành non có phủ lông mềm mầu xanh xám. Hoa dài 10- 25mm, đài
hình ống, miệng loa rộng, cánh hoa mầu đỏ hay hơi tím. Nhị 10, vòi nhụy hình sợi.
Quả dẹt trong chứa 1- 10 hạt hình thấu kính, rốn rộng và ngắn.
Rễ củ Cát sâm hình trụ đều hay hai đầu thuôn nhỏ. Mặt ngoài mầu vàng nhạt
đến vàng nâu, có nhiều vết nhăn dọc và rãnh ngang. Mặt cắt ngang mầu trắng ngà,
nhiều bột, có những tia ruột như hình nan hoa bánh xe. Vi phẫu lớp bần gồm 4 – 8
hàng tế bào hình chữ nhật nằm ngang đều đặn. Tầng phát sinh ngoài có một hàng tế
bào. Mô cứng gồm 3 – 4 hàng tế bào thành dày, có chứa tinh thể calci oxalat hình thoi.
Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng hình đa giác. Trong mô mềm vỏ có sợi
hợp thành từng bó. Libe gồm những tế bào nhỏ đều đặn. Trong libe cũng có bó sợi rải
rác. Tầng phát sinh libe gỗ có một hàng tế bào. Mạch gỗ to, tròn. Xung quanh mạch gỗ
có những hàng tế bào mô mềm gỗ vuông vắn xếp đều đặn. Tia ruột có 3 – 4 hàng tế
bào hình chữ nhật xếp theo hướng xuyên tâm. Mô mềm ruột gồm những tế bào hình đa
giác. Bột màu vàng nhạt, có nhiều sợi dài có thành dày. Tinh thể calci oxalat hình thoi,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

mảnh mô mềm chứa tinh bột. Đám tế bào mô cứng mầu vàng. Hạt tinh bột hình tròn,
hình chuông, hình trứng, có hạt kép đôi, kép ba, rốn hình điểm hay hình chữ V (Hội
đồng dược điển Việt Nam, 2009).

1.2.2. Những nghiên cứu về nguồn gen Thổ phục linh và Khúc khắc
1.2.2.1. Đặc điểm chung của họ Smilacaceae
Theo Võ Văn Chi (2004), họ Smilacaceae gồm 2 chi phân bố rộng chủ yếu ở
các vùng nhiệt đới, ít ở ôn đới. Ở nước ta có 2 chi Heterosmilax và Similax.
Dây leo, có thân rễ to, có vòi quấn. Lá mọc so le; cuống lá có rãnh, mang 2
tua cuốn do lá kèm biến đổi, không phân nhánh đôi khi rất ngắn, thành gai. Phiến lá
có 3- 7 gân gốc cong. Hoa nhỏ, đơn tính, khác gốc tập hợp thành cụm hoa đầu hay
tán thưa, 3 lá đài, 3 cánh hoa, 6 nhị, 3 lá noãn hợp thành bầu trên, 3 ô, mỗi ô 1- 2
noãn; vòi nhụy ngắn mang 3 đầu nhụy. Qủa mọng hình cầu, hạt nhỏ.
Theo Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007), dây leo có thân gỗ hay thân thảo, có
khi mọc thành cây bụi leo nhờ tua cuốn với thân mọc đứng nhiều hay ít, có thân rễ
nhiều mắt, thân và nhánh nhẵn hay sần sùi, có gai hay không gai. Lá đơn có hình dạng
thay đổi, mọc so le, cuống lá có rãnh, bẹ ở gốc, có hai cánh, thường có đốt ở đỉnh hoặc
ở ngay dưới phần bẹ; có 2 tua cuốn do lá kèm biến đổi thành, không phân nhánh, đôi
khi biến thành gai, các tua cuốn thường xuất phát từ đỉnh của các cánh của cuống;
phiến lá hình trứng, hoặc hình ngọn giáo thường là hình trứng tròn. Gân chính có 3 –
7, nối với gân con hình mạng và hình cung xuất phát từ gốc lá. Cụm hoa tán đơn ở
nách một lá hoặc là chùm có một đến nhiều tán (ít khi là bông hay chùy), mỗi tán đều
có cuống riêng. Hoa nhỏ, phần lớn đơn tính khác gốc, xếp thành cụm dạng tán thưa.
Bao hoa hình chùy hay hình trứng – dạng cầu trong nụ trước khi nở. Mảnh bao hoa 5,
rời, cong hay trải ra; các mảnh ngoài thuôn, hình ngọn giáo hay ít khi gần tròn; các
mảnh trong hẹp hơn, thường hình dải – ngọn giáo. Hoa đực có 6 nhị, ít khi 9 – 18, rời
hoặc dính thành bó nhiều hay ít, bao phấn 1 ô, đính gốc, trên chỉ nhị dài hay ngắn. Hoa
cái có 1 bầu và 3 – 6 nhị lép dạng kim; bầu có 3 ô chứa mỗi ô 1 hay 2 noãn, thẳng, đầu
nhụy 3. Quả mọng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

1.2.2.2. Đặc điểm thực vật học của chi Smilax
Theo Võ Văn Chi (2004), chi Smilax có đặc điểm dây leo thân gỗ hay thân thảo,

có khi mọc thành bụi với thân mọc đứng nhiều hay ít. Thân và nhánh nhẵn hay sần sùi,
có gai hay không gai. Thân rễ có nhiều mắt. Lá đơn có hình dạng thay đổi, có phiến
hình trứng – ngọn giáo, thường là hình trứng – tròn. Gân chính 3 – 7, nối với gân con
hình mạng. Cuống lá có bẹ ở gốc, có hai cánh, thường có đốt ở đỉnh hoặc ở ngay dưới
phần bẹ; các tua cuốn thường xuất phát từ đỉnh của các cánh của cuống. Cụm hoa tán
đơn ở nách một lá hoặc là chùm có 1 đến nhiều tán (ít khi là bông hay chùy ), mỗi tán
đều có cuống riêng. Hoa đơn tính khác gốc, bao hoa hình chùy hay hình trứng - dạng
cầu trong nụ trước khi nở. Mảnh bao hoa 5, rời, cong ra hay trải ra; các mảnh ngoài
thuôn, hình ngọn giáo hay ít khi gần tròn; các mảnh trong hẹp hơn, thường hình dải –
ngọn giáo. Hoa đực có 6 nhị, ít khi 9 – 18, rời hoặc dính thành bó nhiều hay ít, bao
phấn 1 ô, đính gốc, trên chỉ nhị dài hay ngắn. Hoa cái có 1 bầu và 3 – 6 nhị lép dạng
kim; bầu có 3 ô chứa mỗi ô 1 hay 2 noãn, thẳng; đầu nhụy 3.
Gồm 200 loài ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của cả hai bán cầu, khu
phân bố của nhiều loài cây thảo trải rộng tới các vùng ôn đới của lục địa Âu- Á và Bắc
Mỹ; một số lớn loài tập trung ở Đông Nam Á.
- 7 loài có hình thái lá mang đặc điểm là có 3 gân gốc : Smilax bauhinioides
Kunth, Smilax corbularia Kunth subsp. synandra (Gagnep.) T. Koyama (S. synandra
Gagnep), Smilax gagnepainii T. Koyama (S. tetratera Gagnep.) , Smilax glabra Wall. ex
Roxb., Smilax lanceifolia Roxb. , Smilax perfoliata Lour. , Smilax riparia A. DC.
- Có 6 loài dạng lá thuôn dài, đầu nhọn hình ngọn giáo là: Smilax corbularia
Kunth subsp. synandra (Gagnep.) T.Koyama (S. synandra Gagnep), Smilax corbularia
Kunth, Smilax gapnepainii T. Koyama (S. tetraptera Gagnep) , Smilax glabra Wall.
ex Roxb, Smilax lanceifolia Roxb, Smilax megacarpa A. DC.
- Có 12 loài dùng thân rễ để chữa đau nhức khớp xương, nhức mỏi, phong thấp:
Smilax bracteata Presl (S. stenopetala A. Gray), Smilax cambodiana Gagnep., Smilax
china L., Smilax corbularia Kunth, Smilax corbularia Kunth subsp. synandra
(Gagnep.) T. Koyama (S. synandra Gagnep.), Smilax ferox Wall. ex Kunth, Smilax
gapnepainii T. Koyama (S. tetraptera Gagnep.), Smilax glabra Wall. ex Roxb., Smilax
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9


lanceifolia Roxb., Smilax megacarpa A. DC, Smilax menipermoidea A. DC, Smilax
riparia A. DC, Smilax perforliata Lour.
Theo Đỗ Huy Bích và cs (2005), chi Smilax có khoảng 200 loài, phân bố rộng
rãi khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở khu vực Đông Dương có 27 loài; Thái
Lan 24 loài, ở bán đảo Malaysia có ít hơn. Chỉ có một số ít loài được tìm thấy ở vùng
ôn đới ấm thuộc Châu Âu và Bắc Mỹ. Ở Việt Nam có 25 loài.
1.2.2.3. Đặc điểm thực vật học của chi Heterosmilax.
Theo Phạm Hoàng Hộ (2000), Võ Văn Chi (2004), chi Heterosmilax có 5 loài ở
Việt Nam.
Theo Võ Văn Chi (2004), chi Heterosmilax là dây leo có thân nhẵn, không có
gai. Lá có đốt ở gốc phiến; cuống lá có cánh hẹp. Cụm hoa thành tán đơn từ các đốt
dưới của các nhánh mang hoa, ở nách của một lá hay một lá bắc. Bao hoa của các hoa
đực và cái có phiến dính nhau thành hình hũ mở ở đỉnh bằng một lỗ mở có 3 răng. Nhị
thường thụt trong bao hoa, thường là 3, có khi 2 – 12, đơn thể; chỉ nhị thường dính
thành cột, có khi rời trong phần trên. Nhụy hình trứng; đầu nhụy 3; nhị lép 3 – 5, có
khi không có. Quả mọng.
Gồm 15 loài ở Đông Nam Á và Tây Malaixia. Ở nước ta, có 5 loài; thông dụng
là Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth) Maxim, Heterostemma oblongifolium Cost.
1.2.2.4. Đặc điểm thực vật học của cây Khúc khắc, Thổ phục linh.
a. .Khúc Khắc (Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth) Maxim)
Theo Võ Văn Chi (2004) miêu tả cây dây leo, có tua cuốn. Thân mảnh, nhẵn,
không gai to đến 7 mm; lóng dài hơn 25 cm. Lá mọc so le, hình trứng, đôi khi gần
tròn, dài 7 – 10 cm, rộng 5 – 8 cm, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu thuôn thành mũi
nhọn ngắn, có phiến xoan rộng, đáy lõm, có 5 gân chính, gân từ đáy 7, mỏng, mặt dưới
nhạt mốc, mặt trên màu lục bóng, mép nguyên, hai mặt nhẵn, cuống 1 – 4 cm có hai
tua cuốn tỏa ra hai bên; lá kèm dính với cuống lá thành cánh nhỏ, sớm rụng, đáy có
cánh, vòi dài 5 – 15cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành tán đơn, cuống tán dài hơn cuống
hoa, hoa màu hồng hoặc có điểm chấm đỏ, đơn tính cùng gốc, trên cọng 1 – 5 cm; hoa
5 – 25, trên cọng như sợi chỉ, dài 5 – 20 mm; phiến hoa dính thành ống hình lục lạc,

cao 4 – 4,5 mm; hoa đực có bao hoa hàn liền, hình trứng, có 3 răng nhỏ, nhị 3, chỉ nhị
ngắn dính nhau thành cột, bao phấn rời nhau; hoa cái có bao hoa giống hoa đực, bầu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

hình trứng với vòi ngắn mang 3 đầu nhụy rẽ ra, thót lại ở đầu, có 5 – 6 nhị lép. Quả
mọng, hình cầu hoặc có bốn góc, tròn, to 8 – 10 mm, khi chín màu đen tím, hạt 2 – 4
hình trứng, màu đỏ nâu.
b. Thổ phục linh (Smilax glabra Wall.ex Roxb.)
Theo Võ Văn Chi (2004), Đỗ Huy Bích và cs (2005) mô tả là một loại cây leo,
sống lâu năm, cao 4 – 5 m, phân nhiều cành, nhỏ, gầy, mềm, không gai, thường có tua
cuốn dài. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc trái xoan thuôn, phía dưới tròn, dài 5 – 13
cm, rộng 3 – 7 cm, chắc cứng, hơi mỏng, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên sáng bóng, mặt
dưới bệch như có phấn trắng, khi khô lá có màu hạt dẻ rất đặc sắc, có 3 gân chính từ
gốc và nhiều gân con, cuống lá dài 1cm mang tua cuốn mảnh và dài do lá kèm biến
đổi, vòi có khi chỉ còn là một mũi. Cụm hoa mọc ở kẽ lá chừng 20 – 30 hoa trên cọng
mảnh, dài; nụ có 3 cạnh; cuống rất ngắn hoặc gần như không cuống, mảnh như sợi chỉ,
cuống chung chỉ ngắn chừng 2mm, cuống riêng dài chừng 10mm hay hơn, mang một
tán đơn trên cọng ngắn gồm nhiều hoa màu vàng nhạt; hoa đực có lá đài hình tim dày
to 3 – 4 mm, có 6 nhị không chỉ, cánh hoa bầu hơi khum, nhị không cuống, bao phấn
thuôn; hoa cái giống hoa đực, bầu hình cầu. Quả mọng, hình cầu, đường kính 6 – 7
mm gần như 3 cạnh, chứa 3 hạt, khi chín màu đen.
Cây leo bằng tua cuốn, dài 2- 5m, phân cành; cành mảnh, nhẵn, không gai,
tua cuốn mọc ở gốc cuống lá. Lá mọc so le, có cuống, hình trứng hay thuôn, nhọn
đầu, dài 5- 15cm, rộng 3- 7 cm, mặt trên bóng, mặt dưới hơi nhạt và có mầu như
lớp phấn trắng; 3 gân chính, gân phụ không rõ. Cụm hoa hình tán, cuống chung
ngắn, mọc ở kẽ lá; hoa màu vàng nhạt hay vàng xanh, cuống mảnh dài trên 1 cm;
hoa đực có lá đài hình tim, cánh hoa hình mác rộng, nhị không cuống, bao phấn
thuôn; hoa cái giống hoa đực, bẩu tròn. Quả mọng, hình cầu, đường kính 0.4- 0.5
cm; khi chín màu tím đen; có 2- 4 hạt thường 3 hạt. Mùa hoa quả tháng 6- 10 (Cây

thuốc Nghệ An, 12- 2009).
Theo DS. Tào Duy Cần (2001) thân rễ (quen gọi là củ) có dạng từng khúc
dài ngắn, tròn dẹp không đều, da màu đỏ nâu, rễ con khô, thịt nhiều, mịn, mầu
trắng hồng ít xơ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

1.3. Yêu cầu sinh thái của Cát sâm, Khúc khắc, Thổ phục linh
1.3.1. Yêu cầu sinh thái của cây Cát sâm
Cây ưa sáng và hơi chịu bóng khi còn nhỏ. Thường leo trùm lên những cây bụi
và cây gỗ nhỏ ven rừng, rừng thứ sinh, nhất là rừng núi đá vôi; độ cao dưới 1000m.
Sinh trưởng mạnh trong mùa xuân- hè; ra hoa tháng 4- 5, quả già tháng 8- 9; tái sinh tự
nhiên chủ yếu bằng hạt và tái sinh chồi sau khi bị chặt. Một khóm có thể thu hoạch
được 2 – 3 kg rễ củ (Cây thuốc Nghệ An, 12- 2009).
1.3.2. Yêu cầu sinh thái của cây Khúc khắc
Theo Đỗ Huy Bích và cs (2005), Khúc khắc là cây ưa sáng có thể chịu hạn
và mọc được trên nhiều loại đất. Thường tập trung ở các vùng đồi cây bụi thấp ven
biển, bờ nương rẫy, rừng thưa do bị khai thác nhiều lần. Đôi khi gặp trong cả các
loại rừng nửa rụng lá xen tre và trong các lùm bụi ở gò đống, quanh làng bản ở
vùng đồng bằng.
Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt. Cây chịu
được sự chặt phá nhiều lần thậm chí có thể tồn tại sau các đợt cháy rừng, vì có thân rễ
nằm sâu dưới mặt đất. Khúc khắc không kén đất, nhưng là cây lấy củ nên cần trồng
trên đất tốt, có tầng canh tác dày, không bị úng ngập. Người ta thường lợi dụng các
cây lưu niên, bờ rào để làm chỗ cho cây mọc và leo.
1.3.3. Yêu cầu sinh thái của cây Thổ phục linh
Theo Đỗ Huy Bích và cs (2005), Thổ phục linh là cây ưa sáng, chịu hạn tốt và
có thể sống trên nhiều loại đất, thường mọc lẫn với nhiều loại cây khác trong quần hệ
thứ sinh trên đất sau nương rẫy, đồi cây bụi, rừng đang phục hồi do khai thác kiệt. Thổ
phục linh cũng hay gặp dưới tán rừng thông thưa hay chưa khép tán. Độ cao phân bố

dưới 1000m, hoặc 1500m (ở Thái Lan). Cây ưa khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt
đới; đồng thời cũng có thể chịu lạnh tốt ở nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 4
0
C hoặc 3
0
C (ở
vùng Trùng khánh – Cao Bằng và Quản Bạ - Hà Giang). Thổ phục linh sinh trưởng
mạnh trong mùa mưa ẩm; ra hoa quả nhiều hàng năm, song lượng cây con tái sinh từ
hạt không nhiều. Mùa thu hái tốt nhất vào mùa thu đông.
Thổ phục linh là cây ưa sáng, có thể hơi chịu bóng khi còn nhỏ. Cây thường leo
lên các cây bụi và cỏ cao ở đồi, nương rẫy hoặc ven rừng. Do có hệ thống thân rễ (củ)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

nằm dưới mặt đất, phần thân, càng trên mặt đất bị cắt thường xuyên, cây vẫn có thể tồn
tại được (Cây thuốc Nghệ An, 12- 2009).
1.4. Thành phần hóa học, tác dụng dược lý và công dụng của cây Cát sâm, Khúc
khắc, Thổ phục linh
1.4.1. Thành phần hóa học, tác dụng dược lý và công dụng của cây Cát sâm
1.4.1.1. Thành phần hóa học, tác dụng dược lý của cây Cát sâm
Theo Đỗ Tất Lợi (2004), rễ củ chứa tinh bột và alkaloid.
Vị ngọt, tính bình; có tác dụng thư cân hoạt lạc, bổ hư nhuận phế (Cây thuốc
Nghệ An, 12- 2009).
Theo Zheng Yuan– Sheng et al. (1- 2008) chiều tác động của polysaccharide của Cát
sâm vào sự phát triển tế bào lympho T ở chuột bị bệnh u bạch huyết.
Trong nghiên cứu polysaccharide được chiết xuất và tinh chế từ Cát sâm có tác
dụng dược lý chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư. Những nghiên cứu này có
thể cung cấp dữ liệu cơ bản cho việc khai thác và ứng dụng Cát sâm. Thành phần
chính của Cát sâm ở phần thịt củ, trong đó có nhiều polysaccharides hòa tan trong
nước. Polysaccharide của Cát sâm có hoạt động chống viêm và có thể cải thiện suy

giảm chức năng. Nó có hiệu quả có thể cân bằng gốc tự do và khử. Các polysaccharide
của Cát sâm xứng đáng được tiếp tục khai thác và sử dụng, là một loại sản phẩm tự
nhiên với nhiều loại tác động dược lý và chăm sóc sức khỏe tốt.
Theo Zhou Changjian and Xu Lin (1988), Cát sâm đã được nâng lên một trong
các loại thảo mộc thường được sử dụng trong y học Trung Quốc hiện đại.
Theo Pharmacopoeia Commission of People's Republic of China (1988)
Bài thuốc: 15g Nhân sâm, 15g Cát sâm, 15g địa hoàng, 15g Đan sâm, 9g Mẫu
đơn. Bài thuốc này tuân theo nguyên tắc của sinh lực cho máu để tạo ra máu và máu
mới nuôi dưỡng để hỗ trợ lưu thông của máu, nó được chỉ định cho thương tích khí và
thiếu máu, hoặc cho các khối u với tế bào bạch cầu hoặc tiểu cầu giảm trong thời gian
điều trị hóa trị hoặc xạ trị
Dong Zhilin and Yu Shufang (1990), Chang Minyi (1992) , nước sắc 30 g Cát
sâm dùng hàng ngày trên cơ sở lâu dài đã được báo cáo hữu ích cho giảm bạch cầu gây
ra bởi xạ trị.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Theo Zong Xin – Kai et al. (4/2009) không có báo cáo về độc tính hoặc phản
ứng bất lợi của Cát sâm trong Y học của Trung Quốc.
Thân và lá Cát sâm có độc tính cao. Chưa thấy dùng thân và lá Cát sâm làm
thuốc (Đỗ Huy Bích và cs, 1993).
1.4.1.2. Công dụng của cây Cát sâm
Theo Tào Duy Cần (2001), Cát sâm dùng cho người cơ thể bị suy yếu, khí
huyết suy nhược, nhức đầu, khát nước, tiểu tiện không thông.
Theo Đỗ Tất Lợi (2004), tại nhiều vùng, Cát sâm được coi như là một vị thuốc
bổ mát, do đó mới có tên sâm. Thường dùng trong những trường hợp suy nhược, ho,
sốt khát nước, nhức đầu, tiểu tiện khó khăn, dùng riêng hay phối hợp nhiều vị thuốc
khác dưới dạng thuốc sắc. Mỗi ngày dùng 10- 20g, có thể dùng tới 40g.
Nhân dân các tỉnh miền Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây) cũng
dùng làm thuốc chữa đau nhức thấp khớp, đau lưng, viêm gan mãn tính, ho. Ngày

uống 40- 80g dưới dạng thuốc sắc.
Cát sâm thường được dùng làm thuốc chữa đau lưng chân, thấp khớp; viêm phế
quản mạn tính (lao phổi, ho khan), phổi kết hạch; viêm gan mạn tính; di tinh, bạch đới.
Cũng có thể được dùng làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí tiểu tiện (Cây
thuốc Nghệ An, 12- 2009).
1.4.2. Thành phần hóa học, tác dụng dược lý và công dụng của cây Khúc khắc
1.4.2.1. Thành phần hóa học, tác dụng dược lý
Thân rễ Khúc khắc chứa saponin, tannin, chất nhựa, b- sitosterol, stigmasterol
Theo Đỗ Huy Bích và cs (2005):
Khúc khắc có tác dụng chống viêm cấp yếu.
Khúc khắc có tác dụng chống viêm mạn tính vào loại trung bình yếu
1.4.2.2. Công dụng của Khúc khắc
Theo Đỗ Huy Bích và cs (2005), Khúc khắc có vị hơi ngọt, chát, tính bình, có
tác dụng tiêu độc, chống dị ứng, chống viêm, lơị thấp, mạnh gân cốt, thanh nhiệt.
Khúc khắc được dùng để chữa mụn nhọt, tràng nhạt, lở ngứa, dị ứng, giang mai,
ngộ độc thủy ngân. Ngoài ra còn chữa thấp khớp, đau lưng, nhức xương, đau khớp. Ở
Trung Quốc, Khúc khắc là thuốc chữa kinh nguyệt không đều, hư khí, bách đới, tiểu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

tiện đục, lỵ cấp tính. Ngày dùng 15 – 30g dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hoặc
ngâm rượu uống.
Trong thực tế các lương y ở Việt Nam vẫn cho rằng tác dụng của Khúc khắc
vẫn tương tự như tác dụng của Thổ phục linh, nên thường dùng để thay thế.
1.4.3. Thành phần hóa học, tác dụng dược lý và công dụng của cây Thổ phục linh
1.4.3.1. Thành phần hóa học, tác dụng dược lý
Trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc” thì:
Theo Cheng Guanyao và cộng sự (1996), thân rễ Thổ phục linh chứa
isoengelitin, astilbin và isoastilbin ( CA 125 : 323031 e ).
Theo Cao Zheng Zhong và cộng sự (1995), rễ có 5, 7 – dihydroychromon – 3 –

O – L – rhamnopyranosid (smiglamin), acid methylsuccinic, acid syringic và taxifolin
(CA. 124 : 9142 j, CA 124 : 140.969 b).
Theo Sun Hongxiang và cộng sự (1993), Thổ phục linh chứa diosgenin, β –
sitosterol (CA 122 : 38.671 w) và dioscin (CA 120 : 33119 b). Rễ chứa tinh dầu trong đó
có 47 thành phần, chủ yếu là các ester mạch hở chuỗi dài (CA 122 : 76.508e).
Theo Nguyễn Quang Chiến và cộng sự (1979) thân rễ Thổ phục linh thu thập
được ở Việt Nam có astilbin, engeletin, acid O (3) – cafeoylshikimic, acid ferulic, β –
sitosterol, D – glucose. Lá chứa quercetin, kaempferol, không thấy có saponin.
Thân rễ có chứa isoengelitin, astilbrin, isoastilbrin diodgenin, b sitosterol,
dioscin, smiglanin, acid methylsuccinic, acid syringic và taxifolin, trong rễ còn chứa
tinh dầu có 47 thành phần chủ yếu là các ester mạch hở chuỗi dài. Người ta còn thấy
trong thân rễ còn có: acid O (3)- cafeoyl shikimic, acid ferulic, β sitosterol. Lá chứa
quercetin, kaempferol (Cây thuốc Nghệ An, 12- 2009).
Ngày nay người ta phân tích thấy trong lá và ngọn non của thổ phục linh có
chứa nước 83,3%, protein 2,4%, glucid 8,9%, chất xơ 2,2%, tro 1,2%, caroten
1,6mg%, vitamin C 18mg%, stigmasterol, smilax saponin, tigogenin (Lương y Đinh
Công Bảy, 2012).
Theo Đỗ Huy Bích và cs (2005):
Thân rễ Thổ phục linh có hoạt tính trị giun, sán lá gan nhỏ, kháng siêu vi khuẩn,
lợi tiểu, chống viêm cấp tính và mạn tính. Thổ phục linh có tính chất của một thuốc
chống viêm steroid.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Thổ phục linh cũng có tác dụng kháng histamine và tác dụng gây hạ áp trên
động vật tiêm histamine.
Flavonoid của Thổ phục linh có tác dụng ức chế men oxy hóa khử peroxydase
và catalase máu chuột và huyết thanh người. Thử nghiệm độc tính cấp và bán trường
diễn cho thấy Thổ phục linh hầu như không độc.
Cao chiết với methanol từ thân rễ Thổ phục linh với liều 100mg/kg thể trọng,

tiêm phúc mạc, đã làm hạ glucose máu của chuột nhắt trắng bình thường 4 giờ sau khi
tiêm, và cũng làm giảm glucose máu chuột nhắt gây đái tháo đường không phụ thuộc
vào insulin. Tuy nhiên, Thổ phục linh không có hiệu quả trên glucose- máu chuột nhắt
gây đái tháo đường với streptozotocin. Thổ phục linh cũng chặn sự tăng glucose máu
do epinephrine trên chuột nhắt. Như vậy tác dụng hạ glucose máu của Thổ phục linh
có thể do làm tăng độ nhạy cảm của các thụ thể đối với insulin.
Cao lỏng chế từ Thổ phục linh phối hợp với Ngưu tất và Cà gai leo hoặc hy
thiêm được dùng để điều trị thấp khớp, đã tỏ ra có tác dụng tốt đối với chứng đau
nhức, nhất là với những bệnh thấp khớp không có tiêu chuẩn chuẩn đoán. Kết quả tốt
nhất và tương đối nhanh với đau lưng cấp do lạnh và sang chấn. Trên lâm sàng, bài
thuốc gồm Thổ phục linh và 7 dược liệu khác được dùng điều trị bệnh chân voi là hậu
quả của bệnh giun chỉ. Thuốc làm số lần sốt tái phát giảm, cơn sốt nhẹ hơn.
1.4.3.2. Công dụng của cây Thổ phục linh
Theo Võ Văn Chi (2004), ở Lào, thân rễ của cây được thu hái và xuất khẩu với
một lượng lớn. Ngâm trong rượu và phối hợp với một số vị thuốc động vật và thực vật
lấy nước làm tăng sức khỏe. Quả dùng làm gia vị. Nước hãm thân dùng làm nước uống
khai vị và tiêu hóa.
Ở Việt Nam, thân rễ của cây được dùng làm thuốc để tẩy chất độc ra khỏi cơ
thể, bổ dạ dày, khỏe gân cốt, làm cho ra mồ hôi và chữa đau khớp xương.
Theo Đỗ Huy Bích và cs (2005), ở các nước Đông Nam Á, nước sắc rễ và thân
rễ các loài Smilax trong đó có thổ phục linh được dùng một cách khá phổ biến để điều
trị giang mai, lậu, thấp khớp, ho và làm thuốc bổ sau khi đẻ, thuốc kích dục, và dùng
ngoài để điều trị bệnh vảy nến, vết thương, viêm, sung tấy, loét và nhọt.
Ở Trung Quốc, Thổ phục linh được dùng chữa đái khó, đái đục, khí hư, mụn
nhọt, viêm hạch bạch tuyết, eczema mạn tính, co cứng chân và đau cơ trong bệnh

×