Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

nghiên cứu hiện trạng, giải pháp phát triển du lịch sông nước, miệt vườn tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÝ-DU LỊCH




NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG






NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH









Cần Thơ, tháng 09/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÝ-DU LỊCH




NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG
MSSV: 6106738





NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH



Người hướng dẫn: Th.S. HUỲNH VĂN ĐÀ





Cần Thơ, tháng 09/2013

LỜI CẢM ƠN


Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoát mà đã bốn năm kể từ ngày đầu tiên tôi
bước vào quãng đời sinh viên. Một chặng đường cho tôi nền tảng thực hiện ước mơ ấp
ủ khi còn là một học sinh trường trung học. Giờ đây, tôi đã thực hiện được giấc mơ
vào ngưỡng cửa trường đại học, chuẩn bị hành trang bước vào trường đời. Ngần ấy
thời gian trên ghế nhà trường, tôi nhận được rất nhiều tình cảm đáng trân trọng từ gia
đình, thầy cô và bạn bè. Mãi mãi trong tim tôi sẽ không bao giờ quên được điều đó.
Xin cảm ơn mẹ, người đã luôn luôn cho tôi niềm tin và nghị lực vượt qua khó
khăn, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được học tập và hoàn thành bài luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các giảng viên bộ môn Lịch sử - Địa lý -
Du lịch, khoa Khoa học xã hội & nhân văn, trường Đại học Cần Thơ - những người đã
truyền cho tôi nguồn kiến thức bổ ích trong suốt khoảng thời gian trên giảng đường đại
học. Cảm ơn những lời chỉ dạy, hướng dẫn và chỉnh sửa tận tình, quý báo của thầy
Huỳnh Văn Đà trong suốt khoảng thời gian tôi thực hiện bài luận văn. Kính chúc quý
thầy cô luôn vui, khỏe, mãi là những con thuyền vững chắc dìu dắt các bạn sinh viên
bước trên đường tri thức.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn Sở VH-TT-DL tỉnh Bến Tre cùng các cô, chú,
anh, chị và bạn bè đã giúp cho tôi có được những thông tin, tài liệu hữu ích và quan
trọng cho bài nghiên cứu luận văn của tôi.
Xin chân thành cảm ơn. Chúc tất cả mọi điều tốt đẹp và thành công!

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện



Nguyễn Thị Phương Nhung













DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
ESCAP: Economic and Social Commission for Asia and the Pacific (Ủy ban kinh
tế xã hội Châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc)
GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
GPI: Global Peace Index (Chỉ số hòa bình toàn cầu)
HCM: Hồ Chí Minh
IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural Resources
(Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế)
Tp: thành phố
UBND: Ủy ban nhân dân
USD: United States Dollar (Đô la Mỹ)
VH-TT-DL: văn hóa – thể thao – du lịch

WTO: World Trade Organization (Tổ chức thương mại quốc tế)
WWF: World Wide Fund For Nature (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên)
























DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH (BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ)


Trang

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre 15
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thống kê khách du lịch tỉnh Bến Tre 21
Bảng 2. Thống kê doanh thu du lịch tỉnh Bến Tre 21
Bảng 3. Thống kê nguồn vốn đầu tư du lịch tỉnh Bến Tre 21
Bảng 4. Thống kê nguồn lao động du lịch tỉnh Bến Tre 22
Bảng 5. Thời điểm trong năm khách du lịch thực hiện chuyến đi du lịch 25
Bảng 6. Số lượng khách đến với du lịch sông nước, miệt vườn tỉnh Bến Tre 25
Bảng 7. Phương tiện thông tin du khách biết đến du lịch sông nước, miệt vườn tỉnh
Bến Tre 25
Bảng 8. Lượng khách dự kiến trở lại với du lịch sông nước, miệt vườn tỉnh Bến Tre
30
Biểu đồ 1. Đánh giá của du khách về mức độ hấp dẫn của du lịch sông nước, miệt
vườn tỉnh Bến Tre 24
Biểu đồ 2. Đánh giá của du khách về hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch sông
nước, miệt vườn tỉnh Bến Tre 25
Biểu đồ 3. Đánh giá của du khách về hiện trạng cơ sở hạ tầng 26
Biểu đồ 4. Đánh giá của du khách về hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật 26
Biểu đồ 5. Đánh giá của du khách về nguồn nhân lực du lịch 27
Biểu đồ 6. Đánh giá của du khách về vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội 27
Biểu đồ 7. Đánh giá của du khách về tính an toàn của một số phương tiện vận chuyển
du lịch 28
Biểu đồ 8. Đánh giá của khách du lịch về thiết kế các tuyến tham quan du lịch sông
nước, miệt vườn tỉnh Bến Tre 28
Biểu đồ 9. Đánh giá của du khách về giá cả dịch vụ du lịch 29
Biểu đồ 10. Đánh giá của du khách về công tác thu gom, xử lý rác thải 29
Biểu đồ 11. Đánh giá của du khách về sự cần thiết xây dựng thêm các biện pháp bảo vệ
môi trường du lịch sông nước, miệt vườn tỉnh Bến Tre 30







MỤC LỤC


MỞ ĐẦU Trang

1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
4. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3
5. Quan điểm nghiên cứu 4
5.1. Quan điểm hệ thống tổng hợp 4
5.2. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh 4
5.3. Quan điểm lãnh thổ 4
5.4. Quan điểm sinh thái 4
6. Phương pháp nghiên cứu 5
6.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 5
6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh 5
6.3. Phương pháp thống kê 5
6.4. Phương pháp khảo sát thực địa 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1. Du lịch 6
1.1.1. Khái niệm 6
1.1.2. Chức năng 6

1.1.2.1. Chức năng xã hội 6
1.1.2.2. Chức năng kinh tế 7
1.1.2.3. Chức năng sinh thái 7
1.1.2.4. Chức năng chính trị 7
1.1.3 Phân loại 8
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch 9
1.2.1. Tài nguyên du lịch 9
1.2.2. Kinh tế, chính trị, xã hội 9
1.2.2.1. Dân cư và lao động 9
1.2.2.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế 10
1.2.2.3. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch 10
1.2.2.4. Đô thị hóa 10
1.2.2.5. Điều kiện sống 10
1.2.2.6. Thời gian rỗi 10
1.2.2.7. Nhân tố chính trị 10
1.2.3. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật 11
1.2.3.1. Cơ sở hạ tầng 11
1.2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 11
1.3. Du lịch sinh thái 11
1.3.1. Khái niệm du lịch sinh thái 11
1.3.2. Tài nguyên du lịch sinh thái 13
1.3.2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái 13
1.3.2.2. Các loại tài nguyên du lịch sinh thái cơ bản 13
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE 15
2.1. Khái quát chung về tỉnh Bến Tre 15
2.1.1. Lịch sử hình thành tỉnh Bến Tre 16
2.1.2. Điều kiện tự nhiên 17
2.1.2.1. Vị trí 17
2.1.2.2. Địa hình 17

2.1.2.3. Khí hậu 18
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 18
2.1.3.1. Kinh tế 18
2.1.3.2. Hành chính 20
2.1.3.3. Dân cư 20
2.2. Tình hình phát triển du lịch sông nước, miệt vườn tỉnh Bến Tre 20
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Bến Tre 20
2.2.2. Tình hình phát triển du lịch sông nước, miệt vườn tỉnh Bến Tre 23
2.2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch tại một số điểm du lịch sông nước, miệt vườn tiêu
biểu tỉnh Bến Tre 31
2.2.3.1. Cồn Phụng 31
2.2.3.2. Vườn kiểng, cây cảnh Năm Công 34
2.2.3.3. Vườn sầu riêng Bảy Thảo 36
2.2.3.4. Vườn dừa ông Lâm Bảo Long 37
2.3. Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch sông nước, miệt vườn tỉnh Bến Tre 39
2.3.1. Thuận lợi 39
2.3.2. Khó khăn 41
2.4. Vai trò của du lịch sông nước, miệt vườn tỉnh Bến Tre 42
2.4.1. Đối với đời sống người dân địa phương tỉnh Bến Tre 42
2.4.2. Đối với sự phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre 43
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN TỈNH
BẾN TRE 44
3.1. Cơ sở đề ra giải pháp 44
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch ĐBSCL 44
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre 45
3.2. Các giải pháp 46
3.2.1. Bảo vệ môi trường sinh thái sông nước, miệt vườn 46
3.2.2. Quy hoạch tổng thể, đầu tư thêm trang thiết bị 48
3.2.3. Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá thương hiệu 49
3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm đặc trưng 50

3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 51
3.2.6. Bảo đảm an toàn du lịch sông nước, miệt vườn tỉnh Bến Tre 51
KẾT LUẬN 53
1. Kết quả đạt được 53
2. Ý kiến đề xuất 53
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC 57
Phụ lục 1 57
Phụ lục 2 61
Phụ lục 3 63


NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, con người phải đối mặt
với rất nhiều áp lực, căng thẳng. Nhu cầu tìm đến một nơi có không khí trong lành, mát
mẻ, yên bình gắn liền với môi trường thiên nhiên để mọi người hòa mình vào đó, tận
hưởng không gian tự nhiên, giải tỏa những phiền muộn của cuộc sống, tạm xa rời
không khí ồn ào, bận rộn của thành thị là rất cần thiết. Bến Tre là một trong những nơi
có điều kiện thích hợp, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thiết thực của du khách đến tham
quan, nghỉ ngơi, thư giãn. Bến Tre là một vùng đất giàu tiềm năng phát triển du lịch
sinh thái, đặc biệt là loại hình du lịch sông nước, miệt vườn. Loại hình du lịch này được
khai thác khá hiệu quả dựa trên lợi thế về tiềm năng vốn có của tỉnh. Bến Tre đã và
đang thu hút ngày càng đông lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan du

lịch với nhiều mục đích khác nhau: tham quan giải trí, nghỉ mát và vui chơi thư giãn…
Là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất được mệnh danh là “xứ
dừa – Bến Tre”. Người nghiên cứu muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ vào sự
phát triển, quảng bá hình ảnh du lịch sông nước, miệt vườn ở hiện tại và trong tương lai
của tỉnh Bến Tre.
Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là loại hình
du lịch sông nước, miệt vườn. Bởi vì ở nơi đây vẫn còn giữ được nét nguyên sơ của
miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn
dừa, vườn trái cây rộng lớn và những dòng sông thanh bình. Bến Tre với địa hình cù
lao, được hình thành bởi ba cù lao lớn: cù lao Bảo, cù lao Minh, cù lao An Hóa, bốn bề
sông nước bao bọc, kênh rạch dày đặc. Những điểm du lịch sinh thái miệt vườn hấp dẫn
đã được khai thác phục vụ du lịch ở xã Tân Phú, thị trấn và các xã ven sông Tiền như:
Tân Thạch, Phú Túc, Tiên Thủy, Quới Sơn, An Khánh. Các công ty du lịch tổ chức các
tour đến với những điểm du lịch như: Cồn Phụng, Cồn Qui, khu du lịch sinh thái
Forever Green Resort, vườn Hàm Luông… (huyện Châu Thành) bằng thuyền men theo
dòng sông, ngắm nhìn cảnh vật hai bên bờ, thưởng thức các món ăn đặc sản quê hương
hay du khách sẽ được len lỏi vào kênh rạch rợp bóng dừa ghé thăm những vườn cây ăn
trái bằng phương tiện xuồng máy hoặc xuồng chèo. Các điểm du lịch sinh thái nổi tiếng
tại huyện Chợ Lách như: vườn sầu riêng Bảy Thảo, vườn sinh thái Ba Ngói, vườn sinh
thái Tám Lộc, cồn Phú Đa với vườn cây trái trĩu quả nhiều chủng loại. Du lịch miệt
vườn được phát triển với nhiều điểm, vườn du lịch xanh như: làng nghề hoa kiểng Cái
Mơn (huyện Chợ Lách), được xem là vùng đất sinh thái, miệt vườn nổi tiếng cả nước về
“vườn cây trái và hoa kiểng”; vườn du lịch sinh thái Năm Công (xã Hưng Khánh Trung
B) chuyên sản xuất cây kiểng hình dạng thú, cây cảnh… Du lịch vườn dừa với những
vườn dừa bạt ngàn ở các huyện như: Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành. Sông
ngòi cũng được khai thác khá tốt để phục vụ cho du lịch, chủ yếu là các đoạn sông
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE



NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tiền, sông Cổ Chiên chảy qua các điểm du lịch như: Cồn Phụng, Cồn Qui, Cồn Phú
Đa… Du lịch sông nước, miệt vườn không chỉ là loại hình du lịch chính, mang nét đặc
trưng của xứ sở “dừa xanh – Bến Tre”, mà còn là nét đặc trưng của miền Tây. Bến Tre
là một trong những nơi đến lý tưởng để tham quan, tìm hiểu về nét đẹp đặc trưng của
cảnh vật, cuộc sống sinh hoạt vùng sông nước, miệt vườn Nam Bộ. Những nét đặc
trưng này không chỉ thu hút sự chú ý của khách du lịch trong nước mà còn thu hút
khách du lịch quốc tế.
Mặc dù Bến Tre giàu tiềm năng phát triển du lịch sông nước, miệt vườn nhưng
vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển cần được quan tâm, đó là:
chưa phát huy tối đa tiềm năng về loại hình du lịch vốn có này của tỉnh. Hạ tầng giao
thông đến các vùng, các điểm du lịch cây trái đặc sản chưa được quy hoạch, đầu tư một
cách khoa học. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng hóa tạo điều kiện kích thích nhu cầu đến
tham quan lần tiếp theo của du khách. Hoạt động du lịch tại các vườn du lịch sinh thái
của người dân còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa được quy hoạch phát triển hợp lý. Việc
quản lí đầu tư phát triển, phối hợp hoạt động giữa các chủ điểm du lịch sinh thái và các
nhà kinh doanh chưa chặt chẽ. Vấn đề môi trường sinh thái chưa được quản lý tốt. Vì
vậy cần phải nghiên cứu tìm ra giải pháp đầu tư, khai thác và phát triển có hiệu quả hơn
những tiềm năng sẵn có về loại hình du lịch sông nước, miệt vườn, nâng cao kinh tế
người dân địa phương và góp phần phát triển nền kinh tế tỉnh Bến Tre. Xây dựng hình
ảnh, thương hiệu du lịch sinh thái mang nét đặc trưng đậm chất “xứ dừa”. Phát triển du
lịch đảm bảo gắn liền với bảo vệ môi trường tự nhiên. Chính vì những lý do đó đã làm
một động lực cho người nghiên cứu lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng,
giải pháp phát triển du lịch sông nước, miệt vườn tỉnh Bến Tre”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng, giải pháp phát triển du lịch sông nước,
miệt vườn tỉnh Bến Tre” để biết được tiềm năng, thực trạng phát triển, vấn đề khai thác
phục vụ nhu cầu của du khách, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để phát huy tối
đa tiềm năng, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư quy hoạch, quản lý có hiệu quả,

quảng bá tốt hình ảnh du lịch sông nước, miệt vườn tỉnh Bến Tre, đẩy mạnh sự phát
triển nhằm đem lại nguồn lợi kinh tế cho từng địa phương cũng như của tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch sông nước, miệt vườn tỉnh Bến Tre.
- Đưa ra tiềm năng để phát triển du lịch sông nước, miệt vườn Bến Tre.
- Đưa ra thực trạng phát triển, đánh giá thực trạng phát triển, nguồn lợi kinh tế từ
hoạt động du lịch sông nước, miệt vườn.
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sông nước, miệt vườn phù hợp với xu thế
phát triển du lịch của tỉnh nói riêng, của ĐBSCL nói chung.
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chính của bài luận văn này là du lịch sông nước, miệt vườn
ở tỉnh Bến Tre. Bến Tre là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, có hệ thống sông ngòi chằng chịt,
được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều vườn cây trái, vườn dừa rộng lớn. Những lợi thế đó
chính là điều kiện thích hợp để khai thác phục vụ phát triển du lịch sông nước, miệt
vườn – loại hình du lịch gắn liền với thiên nhiên, môi trường sinh thái. Trong điều kiện
cho phép để đi khảo sát thực tế và phạm vi kiến thức của mình, người nghiên cứu xin
được nghiên cứu tập trung vào thực trạng ở những điểm du lịch sông nước, miệt vườn
tiêu biểu đã và đang được khai thác, phát triển phục vụ du lịch của tỉnh Bến Tre. Trên
cơ sở đó tìm ra những giải pháp thích hợp đẩy mạnh sự phát triển của hoạt động du lịch
sông nước, miệt vườn ở tỉnh Bến Tre.
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Du lịch sông nước, miệt vườn là loại hình du lịch sinh thái mang nét riêng, tiêu
biểu của các tỉnh vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng. Vấn đề phát triển
loại hình du lịch này là đối tượng đang được nhiều cơ quan, báo giới và các ban ngành
đề cập. Thời gian qua có nhiều bài viết về sinh thái sông nước, miệt vườn dưới nhiều

góc độ quan tâm khác nhau.
- Trong bài báo Bến Tre: Châu Thành–điểm du lịch sinh thái–miệt vườn hấp dẫn:
/>miet-vuon-hap-dan.html, truy cập ngày 25/8/2013, giới thiệu đến người đọc về tiềm
năng một số điểm du lịch nổi bật hấp dẫn du khách của huyện Châu Thành: “Phong
cảnh thiên nhiên nên thơ, hữu tình với những hàng dừa xanh mướt, vườn cây trĩu quả
quanh năm chính là tiềm năng và lợi thế để Châu Thành phát triển loại hình du lịch sinh
thái, miệt vườn, sông nước, tiêu biểu là các xã nằm ven bờ sông Tiền (Tân Phú, Phú
Túc, Phú Đức, An Khánh, Tân Thạch, Quới Sơn) ven sông Ba Lai (Phú An Hòa, An
Phước, An Hóa), ven sông Hàm Luông (Tân Phú) và trên các cồn nổi giữa sông Tiền:
Cồn Phụng, Cồn Qui, Cồn Tiên”.
- Hay trong bài của Trúc Ly (2013). Du lịch Chợ Lách - Hấp dẫn đầy thú vị.
truy cập ngày 25/8/2013. Bài
viết mang tính chất giới thiệu điểm đến tham quan cho khách du lịch: “…khu sinh thái
Ba Ngói, rộng khoảng 1 hécta có 2 loại trái cây phổ biến là sầu riêng và chôm chôm.
Tuy đơn giản nhưng du khách sẽ không quên nếu được tận hưởng món ăn dân dã miệt
vườn sông nước với: gỏi cuốn hến, bánh xèo hến, ốc gạo luộc xả, gà luộc chấm muối
ớt…”.
Nhìn chung, chủ đề về loại hình du lịch sông nước, miệt vườn được viết nhiều
nhưng hầu hết chỉ dừng lại với những bài viết giới thiệu về sự hình thành và những nét
đặc trưng của sông nước, miệt vườn trong việc đẩy mạnh khai thác những tiềm năng tự
nhiên nhằm phục vụ du lịch của một địa phương cụ thể. Hiện tại, chưa có công trình
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về tiềm năng, tình hình khai thác, hoạt động quảng bá,
cũng như những khó khăn, thách thức thực tế về loại hình du lịch sông nước, miệt
vườn. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài ”Nghiên cứu hiện trạng, giải pháp phát triển du
lịch sông nước, miệt vườn tỉnh Bến Tre” sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về

du lịch sông nước, miệt vườn – loại hình du lịch sinh thái ở tỉnh Bến Tre trong tình hình
phát triển hiện tại và tương lai.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm hệ thống tổng hợp
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, để phát triển du lịch thì phải có sự phát triển
đồng bộ các ngành kinh tế khác, vì hoạt động của ngành du lịch cần phải có sự liên kết
với các ngành khác. Do đó, khi thực hiện đề tài này người nghiên cứu đã đặt dưới nhiều
góc độ khác nhau để nghiên cứu và cũng đã đặt nó nằm trong hệ thống phát triển du
lịch của tỉnh Bến Tre, của ĐBSCL để có một cái nhìn toàn diện và tổng hợp về du lịch
sông nước, miệt vườn tỉnh Bến Tre.
5.2. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Khi nghiên cứu một đối tượng nào đó thì người nghiên cứu phải liên hệ nguồn gốc
lịch sử của đối tượng đó để thấy được sự thay đổi của nó trong những khoảng thời gian
và không gian khác nhau. Dựa trên quan điểm này người nghiên cứu sẽ có cái nhìn bao
quát và xuyên suốt hơn về quá trình hình thành và phát triển, thay đổi theo thời gian của
đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, người nghiên cứu cũng có một tầm nhìn xa hơn về
những bước phát triển trong tương lai của đối tượng nghiên cứu. Từ đó, người nghiên
cứu có thể đưa ra được những giải pháp cụ thể phù hợp để góp phần phát triển đối
tượng được nghiên cứu.
5.3. Quan điểm lãnh thổ
Các hệ thống lãnh thổ du lịch thường tồn tại, phát triển trong sự phát triển và mối
quan hệ qua lại giữa các thành tố trong phân hệ, cũng như giữa các phân hệ với nhau
trong cùng một hệ thống và môi trường xung quanh, điều kiện kinh tế - xã hội cũng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu tiềm năng du lịch của một khu
vực, một địa phương hay một quốc gia cũng phải đặt chúng trong một hệ thống lãnh thổ
du lịch nhất định. Từ đó, xem xét các đặc điểm, mối quan hệ của chúng với môi trường
xung quanh.
5.4. Quan điểm sinh thái
Phát triển du lịch sông nước, miệt vườn phải luôn gắn liền với việc bảo vệ môi
trường sinh thái, quan cảnh tự nhiên. Quan điểm sinh thái cho thấy sự cần thiết phải bảo

vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái, đánh giá tác động và khả năng chịu đựng của môi
trường trước sự phát triển của kinh tế nói chung và sự phát triển của du lịch nói riêng.
Vấn đề môi trường sinh thái là một vấn đề quan trọng gắn bó mật thiết và có ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch sông nước, miệt vườn.
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong bài nghiên cứu này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Phương pháp này rất cần thiết và quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu. Thể
hiện qua việc thu thập những tài liệu có liên quan ở các nguồn tin cậy (sách báo, những
trang web du lịch…), sắp xếp và xử lý tài liệu một cách có hệ thống, phân tích từng nội
dung đưa ra những kết luận đúng đắn nhất trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu.
6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Thông tin, số liệu sau khi được thu thập sẽ được người nghiên cứu so sánh, phân
tích, tổng hợp cho phù hợp với mục đích từng phần bài luận văn. Các đối tượng được
phân tích một cách cụ thể, chính xác, rõ ràng, mang lại hiệu quả cao nhất. Quá trình
tổng hợp sẽ có được cái nhìn bao quát về du lịch sông nước, miệt vườn tỉnh Bến Tre.
6.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp không thể thiếu nhằm để tích lũy tài liệu thực tế về sự hình
thành, thực trạng phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá trình
thực hiện luận văn, phương pháp này rất quan trọng vì nó đánh giá chính xác và phản
ánh thực tiễn khách quan của đề tài mà luận văn nghiên cứu.
6.4. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp các
số liệu thu được. Tùy vào tính hệ thống và khả năng thu thập thông tin, số liệu có thể
được trình bày dưới nhiều dạng, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém trực quan đến trực

quan bao gồm các con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ nhằm thể hiện các mối quan hệ
và xu thế của sự vật. Phương pháp thống kê thể hiện các số liệu dưới dạng bảng, biểu
đồ về doanh thu du lịch, số lượng nhân viên,…
6.5. Phương pháp bản đồ
Đây là một phương pháp đặc trưng mang tính địa lý. Sử dụng các bản đồ làm tăng
tính trực quan của đề tài, không chỉ cho biết đặc điểm, phân bố, mạng lưới mà còn thể
hiện một số kết quả của đề tài nghiên cứu.










NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm
Ngày nay, du lịch là một ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển nền kinh tế của một quốc gia. Du lịch là chìa khóa mang lại sự thịnh vượng cho cả
nước giàu lẫn nước nghèo. Ngành công nghiệp “không khói” này đang phát triển như
một tất yếu của xã hội. Du lịch được coi như một hiện tượng văn hóa góp phần làm

phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con người. Thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ
tiếng Pháp, “Tour” nghĩa là đi dạo, cuộc dạo chơi.
Du lịch được nhắc đến với nhiều khái niệm khác nhau:
Theo bách khoa toàn thư (Wikipedia) ngày 30/08/2013: “Theo Tổ chức Du lịch
Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao
gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích hành nghề
và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên
ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là
kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác
hẳn nơi định cư”.
Theo định nghĩa của A Dictionary of Travel and Tourism Terminology: Du lịch là
một tổ hợp những hiện tượng và những quan hệ nảy sinh từ việc đi đến và ở lại nơi
không cư trú, trong một chừng mực nào đó mà không có việc định cư và không liên
quan tới việc kiếm tiền. (Beaver và Allan, 2002)
Theo Luật du lịch Việt Nam, số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, điều 4:
“du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định”.
Như vậy ta có thể hiểu, du lịch là hoạt động của con người đi ra khỏi nơi cư trú
thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng,…
Có thể biểu diễn công thức về du lịch như sau:
Du lịch = đi lại + lưu trú, nghỉ ngơi + vui chơi, giải trí + tham quan, tìm hiểu
1.1.2. Chức năng
1.1.2.1. Chức năng xã hội
Chức năng xã hội thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc gìn giữ, phục hồi sức
khỏe và tăng cường sức sống cho nhân dân. Các công trình nghiên cứu về sinh học
khẳng định rằng nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của cư dân trung bình
có thể giảm được 30%.
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN

TỈNH BẾN TRE


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng có được điều kiện tiếp xúc với
những thành tựu văn hóa phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng
yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như
lòng yêu lao động, tình bạn, Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách
của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.
1.1.2.2. Chức năng kinh tế
Chức năng kinh tế của du lịch có liên quan mật thiết đối với vai trò của con người
như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của
mỗi xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lý sẽ đem lại
những kết quả tốt đẹp.
Một khía cạnh khác của chức năng kinh tế đó là dịch vụ du lịch - một ngành kinh
tế độc đáo, ảnh hưởng đến cả cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế.
Hơn nữa, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người được thỏa mãn thông qua thị trường
hàng hóa và dịch vụ du lịch, trong đó nổi lên ưu thế của dịch vụ giao thông, ăn ở. Chính
vì vậy, dịch vụ du lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, là nguồn thu
ngoại tệ lớn của nhiều nước.
1.1.2.3. Chức năng sinh thái
Chức năng sinh thái của du lịch được thể hiện trong việc tạo môi trường sống ổn
định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ,
khôi phục và tối ưu hóa môi trường thiên nhiên xung quanh. Trên cơ sở đó, du lịch giúp
con người mở rộng sự hiểu biết về thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Để đáp ứng nhu cầu du lịch, trong cơ cấu sử dụng đất đai nói chung phải dành riêng
những lãnh thổ nhất định có môi trường tự nhiên ít bị biến đổi, xây dựng các công viên
xung quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ nguồn nước và bầu khí quyển
nhằm tạo nên môi trường sống thích hợp.
Mặc khác, việc chuyển đổi hợp lý nghề nghiệp của người dân ở những khu vực

cần bảo tồn thiên nhiên, tạo điều kiện cho họ tham gia phục vụ du lịch cũng là biện
pháp rất hữu hiệu để góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong lĩnh vực du lịch giữa
xã hội và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.1.2.4. Chức năng chính trị
Chức năng chính trị của du lịch thể hiện vai trò to lớn của nó như một nhân tố
cũng cố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các
dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và
xích lại gần nhau hơn. Mặt khác, du lịch còn góp phần thực hiện đường lối đối ngoại
của nhà nước: tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh đó, du lịch còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước,
ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.1.3. Phân loại
Du lịch được phân loại như sau:
Phân loại theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch
- Du lịch quốc tế (International tourism)
+ Du lịch đón khách (du lịch quốc tế chủ động)
+ Du lịch gởi khách (du lịch quốc tế thụ động)
- Du lịch nội địa (Interal tourism)
Phân loại theo môi trường tài nguyên
- Du lịch sinh thái (Ecotourism)
- Du lịch văn hóa (Cutural tourism)
Phân loại theo mục đích chuyến đi
- Du lịch thuần túy
- Du lịch với mục đích kết hợp

Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch
- Du lịch miền biển
- Du lịch núi
- Du lịch đô thị
- Du lịch thôn quê
Phân loại theo phương tiện giao thông
- Du lịch bằng xe đạp
- Du lịch bằng xe ô tô
- Du lịch bằng tàu hỏa
- Du lịch bằng tàu thủy
- Du lịch bằng máy bay
- Du lịch bằng xe máy
Phân loại theo đối tượng khách
- Du lịch thanh thiếu niên
- Du lịch dành cho người cao tuổi
- Du lịch trung niên
- Du lịch phụ nữ
- Du lịch doanh nhân
- Du lịch học sinh, sinh viên
- Du lịch tuần trăng mật
Phân loại theo độ dài chuyến đi
- Du lịch ngắn ngày (dưới một tuần)
- Du lịch dài ngày (trên một tuần)
Phân loại theo hình thức tổ chức chuyến đi
- Du lịch theo đoàn
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- Du lịch cá nhân
- Du lịch gia đình
Phân loại theo phương tiện lưu trú
- Du lịch ở khách sạn (Hotel)
- Du lịch ở khách sạn ven đường, bên lề những chặng đường dài cho khách bằng
ô tô (Motel)
- Du lịch ở lều trại (Camping)
- Du lịch ở làng du lịch (Tourism Village)
Phân loại theo hình thức hợp đồng
- Du lịch trọn gói (Packing tour)
- Du lịch từng phần
Phân loại theo mùa
- Du lịch mùa xuân, hè, thu, đông
- Du lịch lễ hội
1.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.2.1. Tài nguyên du lịch
Du lịch là một trong những ngành kinh tế có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài
nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc
hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch
vụ. Quy mô hoạt động du lịch của một vùng, một quốc gia được xác định dựa trên cơ sở
khối lượng nguồn tài nguyên du lịch quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng
khách du lịch và sức hấp dẫn của dòng khách du lịch.
Một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch là tài nguyên du lịch. Số
lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên
trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một
vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch các loại với
chất lượng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn và mức độ kết hợp các loại tài nguyên
phong phú thì sức hấp dẫn khách du lịch càng mạnh.
1.2.2. Kinh tế, chính trị, xã hội
1.2.2.1. Dân cư và lao động

Dân cư là lực lượng quan trọng của xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư
còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Vì vậy, để phát triển ngành du lịch cần phải nghiên
cứu, phân tích kết cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ ngơi,
du lịch của người dân, vì đây là nhân tố có tác dụng thúc đẩy du lịch.
Ngoài ra, sự phân bố dân cư ở thành thị hay nông thôn, mật độ dân số, sự gia tăng
dân số, tình hình tuổi thọ, sự phát triển đô thị hóa,… cũng liên quan mật thiết đến sự
phát triển của du lịch.

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 10 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.2.2.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế
Sự phát triển của nền văn hóa sản xuất xã hội đóng vai trò quan trọng hàng đầu
làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu đó của con người trở thành hiện thực.
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế,
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt
động du lịch của con người. Cuộc cách mạng này đã khuấy động mọi ngành sản xuất,
đem lại năng xuất lao động và hiệu quả cao. Từ đó, giúp nâng cao thu nhập của người
lao động, tăng thêm khả năng tham gia các hoạt động nghỉ ngơi du lịch, hoàn thiện cơ
cấu hạ tầng và tạo cho du lịch có bước phát triển ngày càng vững chắc hơn.
1.2.2.3. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch là một hệ thống và được thể hiện ở ba mức độ: xã hội –
nhóm người - cá nhân. Cả ba nhóm không tách rời nhau mà phải có mối quan hệ biện
chứng. Trong mối quan hệ ấy, nhu cầu cá nhân có tác động đến nhu cầu của nhóm
người và xã hội. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch thể hiện đặc trưng cho mọi giai đoạn phát
triển của xã hội.
1.2.2.4. Đô thị hóa
Đô thị hóa là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất và nó cũng như nhân tố

phát sinh góp phần đẩy mạnh nhu cầu du lịch. Đô thị hóa góp phần cải thiện điều kiện
sống của người dân về phương diện vật chất và văn hóa, thay đổi tâm lý và hành vi con
người. Bên cạnh đó, nâng cao trình độ nhận thức của con người. Từ đó, nghỉ ngơi trở
thành một nhu cầu không thể thay thế được. Nhu cầu này làm xuất hiện một loại hình
du lịch đặc biệt, du lịch ngắn ngày rất phổ biến.
1.2.2.5. Điều kiện sống
Điều kiện sống của nhân dân được hình thành nhờ vào việc tăng thu nhập và cải
thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao khẩu phần ăn uống, phát triển mạng lưới y tế, văn
hóa, giáo dục,…
Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt đến trình độ nhất
định. Nhìn chung, ở những nước có nền kinh tế phát triển, có mức thu nhập cao thì nhu
cầu đi du lịch của người dân ở đó rất cao.
1.2.2.6. Thời gian rỗi
Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu con người không có
thời gian rỗi. Nó thật sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt
động du lịch phát triển.
1.2.2.7. Nhân tố chính trị
Nhân tố chính trị là điều kiện rất quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm
sự phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển
trong điều kiện xã hội hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 11 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.2.3. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
1.2.3.1. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đẩy mạnh du lịch. Về
phương diện này, nhân tố quan trọng hàng đầu là mạng lưới và phương tiện giao thông.

Du lịch gắn liền với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định,
nó phụ thuộc mạng lưới, chất lượng đường sá, và phương tiện giao thông. Một đối
tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du khách, nhưng vẫn không thể khai thác được khi
thiếu nhân tố giao thông.
Thông tin liên lạc là một phần quan trọng không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng của
hoạt động du lịch. Nó là điều kiện rất cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch
trong nước và quốc tế.
Trong các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cần phải đề cập đến hệ thống các công
trình cung cấp điện và cấp, thoát nước. Các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc
nghỉ ngơi và giải trí của du khách. Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẫy của mọi
hoạt động kinh tế xã hội trong đó có hoạt động du lịch.
1.2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò rất lớn trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch
cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu
của khách du lịch. Chính vai trò quan trọng này nên bao giờ sự phát triển của ngành du
lịch cũng phải gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn, cần phải xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật tương ứng như: nhà hàng, khách sạn, cửa hiệu, trạm cung cấp xăng
dầu, trạm y tế, khu vui chơi, giải trí, thể thao,…
1.3. DU LỊCH SINH THÁI
1.3.1. Khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới, tuy nhiên đã
nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Loại hình du lịch sinh thái đang từng bước khẳng định được lý do tồn tại của nó. Có rất
nhiều cách hiểu dưới những góc độ tiếp cận khác nhau, những tên gọi khác nhau đối với
khái niệm về du lịch sinh thái. Về thực chất, du lịch sinh thái bắt nguồn từ du lịch thiên
nhiên và du lịch ngoài trời. Có người quan niệm rằng du lịch sinh thái đồng nghĩa với
du lịch thiên nhiên (Nature Tourism), du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – Based
Tourism), du lịch môi trường (Environment Tourism), du lịch xanh (Green Tourism).
Hay có ý kiến thì cho rằng đó là du lịch bản xứ (Indigenous Tourism), du lịch có trách

nhiệm (Responsible Tourism), du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)…
Ở Việt Nam, trong lần Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du
lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7/9/1999 đến ngày 9/9/1999 do Tổng cục Du lịch
Việt Nam tổ chức trên cơ sở phối hợp với nhiều Tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF,
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 12 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
IUCN,… Tại sự kiện này, với sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia quốc tế
và Việt Nam, đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về du lịch sinh thái ở Việt Nam là: “Du lịch
sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục
môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích
cực của cộng đồng địa phương”.
Một số khái niệm và định nghĩa khác về du lịch sinh thái:
Theo Hector Ceballos – Lascurain (1987) thì “Du lịch sinh thái là du lịch đến
những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu,
tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám
phá”.
Hay, theo Wood (1991) đưa ra định nghĩa “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu
vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và
văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những
cơ hội về kinh tế để ủng hộ vào việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính
cho người dân địa phương”.
Du lịch sinh thái là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người làm biếng đổi. nó
phải đóng góp vào bảo vệ tài nguyên và phúc lợi của dân địa phương (L.Hens, 1998).
Tiếp theo đó, Lindberg và Hawkins đưa ra khái niệm về du lịch lịch sinh thái ngắn
gọn nhưng khá đầy đủ: Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên
nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và phúc lợi cho nhân dân địa phương
(Lindberg & Hawkins 1993).

Ông Buckley với khái niệm “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được sự quản lý
bền vững, hỗ trợ bảo tồn, và có giáo dục môi trường mới được xem là du lịch sinh thái”
(Buckley, 1994).
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên là
đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch thiên nhiên, du ngoạn thưởng thức
những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là những hình thức kết
hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp
của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài
nguyên thiên nhiên một cách bền vững (Lê Huy Bá & ctv.2003).
Loại hình du lịch sinh thái phản ánh rõ rệt nhất mối quan hệ giữa du lịch và môi
trường. Du lịch sinh thái được một số nơi trên thế giới xem đó như là một loại thần
được. Loại thuốc này như là một con đường để gây quỹ cho bảo tồn và cho nghiên cứu
khoa học, để bảo vệ hệ sinh thái hoang sơ và nhạy cảm. Bên cạnh đó còn mang lại lợi
ích cho các cộng đồng nông thôn, kích thích sự phát triển của các quốc gia nghèo.
Ngoài ra, còn tăng cường sự nhạy cảm về văn hóa và hệ sinh thái, tạo ra sự nhận thức
về môi trường, lương tâm xã hội trong công nghiệp du lịch. Một phương diện khác là
thuyết phục và giáo dục chống phân biệt chủng tộc, xây dựng nên nền hòa bình thế giới.
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 13 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Du lịch sinh thái chú trọng vào việc khai thác tài nguyên và nhân công sẵn có tại
địa phương. Điều này có ý nghĩa quan trọng góp phần phát triển kinh tế của các nước
đang phát triển. Du lịch sinh thái đáp ứng nhu cầu gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên,
kích thích lòng yêu thiên nhiên nhằm khơi dậy ý thức bảo tồn và phát triển, giúp hạn
chế những tác động tiêu cực đến tự nhiên, văn hóa và thẩm mỹ.
1.3.2. Tài nguyên du lịch sinh thái
1.3.2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái
Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái được đưa ra dựa trên khái niệm về du lịch

sinh thái và khái niệm về tài nguyên.
Theo Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học Vietlex (2007), thì tài nguyên
được khái niệm như sau:
- Nguồn của cải có sẵn trong tự nhiên chưa khai thác hoặc đang được tiến hành
khai thác.
- Mọi đối tượng của xử lí thông tin như bộ nhớ, tệp dữ liệu, chương trình máy
tính, v.v, cần cho việc thực hiện một nhiệm vụ nào đó.
Ta có khái niệm tài nguyên là các dạng vật chất được tạo ra trong suốt quá trình
hình thành và phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người. Các dạng vật
chất này cung cấp nguyên – nhiên vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển
kinh tế, xã hội của con người.
Từ đó, ta có khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái là các thành phần và các thể
tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai
thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái.
1.3.2.2. Các loại tài nguyên du lịch sinh thái cơ bản
Du lịch sinh thái cũng như các loại hình du lịch khác rất đa dạng và phong phú về
tài nguyên. Các loại tài nguyên có khả năng để khai thác phục vụ cho phát triển du lịch
gồm có:
- Các hệ sinh thái điển hình (hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái đất ngập
nước, hệ sinh thái biển đảo, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái vùng cát ven biển), nơi có
tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia,
các khu bảo tồn tự nhiên).
- Các giá trị văn hóa bản địa được hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại
của hệ sinh thái tự nhiên như:
+ Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc
sống của cộng đồng.
+ Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống.
+ Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của
khu vực.
+ Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng đồng.

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 14 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
+ Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng
của cộng đồng.
- Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù:
+ Miệt vườn
+ Sân chim


































NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 15 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC,
MIỆT VƯỜN TỈNH BẾN TRE
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH BẾN TRE

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre
(Nguồn: />v%E1%BB%81-t%E1%BB%89nh-B%E1%BA%BFn-Tre)

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE



NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 16 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
2.1.1. Lịch sử hình thành tỉnh Bến Tre
Đất Bến Tre được hình thành do phù sa của sông Cửu Long bồi đắp nên. Đến đầu
thế kỷ XVIII, phần lớn đất đai nơi đây còn hoang vu, lầy lội, nhiều loài dã thú như cọp,
heo rừng, cá sấu, trăn, rắn sinh sống. Trong sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quí Đôn,
viết về xứ Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII ghi “Từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, cửa
Đại, cửa Tiểu trở vào toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm”. Tuy nhiên, đó chỉ là nhìn nhận
bên ngoài, còn bên trong đã có cư dân vào khai phá đất đai sinh sống. Đó là những lưu
dân người Việt từ miền Bắc và miền Trung vào, chủ yếu là người miền Trung, đa số họ
là những người nông dân nghèo khổ vào Nam tìm đất sống, nhất là vào thời gian quân
Trịnh lợi dụng chúa Nguyễn đang lúng túng trước phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, đánh
chiếm Thuận Hóa, Quảng Nam (1774). Ngoài ra, còn có các thành phần khác như: binh
lính, trốn lính, những tù nhân bị lưu đày, người có tội với triều đình, một số khác là
người có tiền của vào khai phá. Họ di dân đến Bến Tre chủ yếu bằng hai con đường là:
đường biển và đường bộ.
Quá trình hình thành về mặt hành chính:
Từ năm 1757, Bến Tre được gọi là Tổng Tân An thuộc châu Định Viễn, dinh
Long Hồ.
Vào đời vua Minh Mạng, miền Nam Việt Nam chia làm sáu tỉnh Vĩnh Long, Biên
Hòa, Gia Định, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. Đất Bến Tre bây giờ gọi là phủ
Hoàng Trị gồm các huyện Tân Ninh, Bảo An, Bảo Hậu và trực thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Tỉnh Bến Tre vốn là một phần của dinh Hoằng Trấn lập ra năm 1803, sau đổi là dinh
Vĩnh Trấn. Năm 1808 dinh này lại đổi thành trấn Vĩnh Thanh. Tỉnh Bến Tre chính là
vùng đất thuộc huyện Tân An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh.
Đến năm 1823, huyện Tân An chia thành hai huyện là Tân An và Bảo An (tỉnh
Bến Tre ngày nay).
Vào năm 1832, cù lao An Hóa với hai tổng Hòa Quới và Hòa Ninh nằm trong
huyện Kiến Hòa, tỉnh Đinh Tường.
Năm 1844, Bến Tre bao gồm hai phủ Hoằng An và Hoằng Trị thuộc tỉnh Vĩnh
Long.

Năm 1867, thời Pháp thuộc thành lập hạt (Sở tham biện) Bến Tre.
Thực hiện Nghị định ngày 22/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer
đổi các Sở tham biện thành tỉnh, Bến Tre được gọi là tỉnh Bến Tre (gồm cù lao Bảo và
cù lao Minh, đến 1948 cù lao An Hóa thuộc Mỹ Tho mới được sát nhập vào phần đất
Bến Tre). Từ đây, bỏ cấp huyện mà chia thành quận. Tỉnh có 4 quận là Ba Tri, Sốc Sãi,
Mỏ Cày, Thạnh Phú, với 21 tổng và 144 xã. Diện tích của tỉnh là 1501 km
2
. Dân số
năm 1910 là 223.405 người, năm 1930 là 286.000 người, năm 1943 là 346.500 người,
năm 1955 là 339.000 người.
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC, MIỆT VƯỜN
TỈNH BẾN TRE


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG (6106738) 17 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tỉnh Bến Tre đổi thành tỉnh Kiến Hòa vào 22/10/1956 gồm 9 quận: Ba Tri, Bình
Đại, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Hàm Long, Hương Mỹ, Trúc
Giang, với 115 xã, 793 ấp (1965). Năm 1970 có 119 xã, tỉnh lỵ gọi là Trúc Giang, diện
tích là 2085 km
2
, dân số đạt 582.900 người. Từ năm 1975, tỉnh Bến Tre lấy lại tên cũ và
chia thành các huyện.
Nghị quyết số 34/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam được ban hành vào ngày
11/8/2009, thành lập thành phố Bến Tre trực thuộc tỉnh Bến Tre, trên cơ sở toàn bộ diện
tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bến Tre. Tỉnh Bến
Tre có 9 đơn vị hành chính trực thuộc.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Vị trí
Bến Tre là tỉnh nằm cuối nguồn sông Cửu Long, thuộc vùng ĐBSCL, tiếp giáp
với biển Đông, có đường bờ biển dài 65km. Tỉnh Bến Tre giáp với tỉnh Tiền Giang ở

phía Bắc, tỉnh Vĩnh Long ở phía Tây và Tây Nam, tỉnh Trà Vinh ở phía Nam, phía
Đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh
85km về phía Bắc.
Bến Tre bao gồm cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh, được hình thành bởi
sự bồi đắp phù sa của bốn con sông là sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và
sông Cổ Chiên. Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình dạng như một tam giác, chiều
cao tam giác theo hướng Tây Bắc – Đông Nam khoảng 75km.
Khí hậu của tỉnh mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa do nằm trong tọa độ thuộc
vĩ độ 9
0
48’ Bắc ở điểm cực Bắc, vĩ độ 10
0
20’ Bắc ở điểm cực Nam, điểm cực Đông
nằm trên kinh độ 106
0
48’ Đông, điểm cực Tây trên kinh độ 105
0
57’ Đông.
2.1.2.2. Địa hình
Địa hình Bến Tre mang nét đặc trưng của địa hình đồng bằng châu thổ: thấp và
bằng phẳng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1-2m. Địa hình thấp dần từ Tây
Bắc đến Đông Nam. Bề mặt địa hình bằng phẳng, mức chênh lệch độ cao tuyệt đối giữa
điểm cao nhất và điểm thấp nhất chỉ khoảng 3,5m.
Bến Tre với địa hình cù lao, chịu sự chia cắt của các nhánh thuộc sông Tiền. Cù
lao An Hóa nằm giữa sông Ba Lai và sông Mỹ Tho, cù lao Bảo nằm giữa sông Ba Lai
và sông Hàm Luông, cù lao Minh – cù lao lớn nhất – nằm giữa sông Hàm Luông và
sông Cổ Chiên. Dọc trên các con sông lớn hình thành rất nhiều cồn do sự lắng tụ của
trầm tích sông. Các cồn trên sông: cồn Phụng, cồn Tàu (sông Mỹ Tho); cồn Ốc, cồn
Linh (sông Hàm Luông); cồn Phú Đa, cồn Dung (sông Cổ Chiên) ngày nay đều là
những vườn trái cây sung túc.

Địa hình ở đây có những giồng cát nằm rải rác xen kẽ với ruộng vườn và không có
rừng. Do sự tác động của dòng sông và biển trong quá trình lấn biển ở các vùng cửa
sông tạo nên giồng cát có thành phần chủ yếu là cát mịn hoặc cát pha, thường phân bố

×