Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ảnh hưởng của giống heo và phái tính lên năng suất và chất lượng quày thịt của heo nuôi ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 68 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




ĐOÀN VĂN Y





ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG HEO VÀ
PHÁI TÍNH LÊN NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG QUÀY THỊT CỦA HEO
NUÔI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y









2013




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





ĐOÀN VĂN Y





ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG HEO VÀ
PHÁI TÍNH LÊN NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG QUÀY THỊT CỦA HEO
NUÔI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y





CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. LÊ THỊ MẾN



2013




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




ĐOÀN VĂN Y




ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG HEO VÀ
PHÁI TÍNH LÊN NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG QUÀY THỊT CỦA HEO
NUÔI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG




Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN DUYỆT CỦA BỘ MÔN


PGs. Ts. Lê Thị Mến


Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

i

LỜI CẢM TẠ
Để có được thành công như ngày hôm nay tôi vô cùng biết ơn cha mẹ,
những người đã sinh ra tôi, nuôi nấng, hai dì và hai chị hết lòng dạy dỗ và chịu
nhiều vất vả, nhọc nhằn lo cho tôi ăn học thành người có ích cho xã hội.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy Trương Chí Sơn là giáo viên cố vấn học tập lớp Chăn Nuôi – Thú
Y khóa 36 đã hết lòng quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành kế hoạch
học tập.
Cô Lê Thị Mến người đã hết lòng quan tâm, nhắc nhở và hướng dẫn tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cô Huỳnh Thị Thu Loan đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài ở
Phòng thí nghiệm Bộ môn Chăn nuôi, khoa Nông nghiệp & SHƯD, trường
ĐHCT.
Quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi và Thú y đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu.
Bên cạnh, tôi xin chân thành cảm ơn:

Anh Trần Hồng Nam và tập thể cán bộ nhân viên của Xí nghiệp chế biến
thực phẩm I Thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề
tài trong thời gian qua.
Các bạn lớp Chăn Nuôi – Thú Y khóa 36 và các em lớp Chăn Nuôi –
Thú Y khóa 37 đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

ii

TÓM LƯỢC
“Ảnh hưởng của giống heo và phái tính lên năng suất và chất lượng
quày thịt của heo nuôi ở Đông Bằng Sông Cửu Long”.
Mục tiêu đề tài: đánh giá ảnh hưởng của 3 giống heo lai Yorkshire x
Landrace, Duroc x (Yorkshire x Landrace), Pietrain x (Yorkshire x Landrace)
và phái tính lên năng suất, chất lượng quày thịt của heo nuôi ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Nhằm so sánh năng suất, chất lượng quày thịt của ba nhóm
giống heo lai, từ đó chọn được giống heo nuôi thịt thích hợp và có được quày
thịt heo phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Thí nghiệm được tiến hành trên 18 heo thịt, gồm 3 nhóm giống: YL (6
heo), DYL (6 heo), PYL (6 heo) và được bố trí theo thể thức thừa số hai nhân
tố (giống heo và phái tính). Nhân tố giống heo bao gồm 3 nhóm giống (YL,
DYL và PYL) và hai phái tính (heo cái và heo đực thiến). Kết quả thí nghiệm
đã được ghi nhận lại:
Kết quả theo nhân tố nhóm giống YL, DYL, PYL:
Các chỉ tiêu trên năng suất và chất lượng quày thịt: về tỉ lệ thịt xẻ (%)
YL (69,00%), DYL (75,40%) và PYL (77,47%); độ dày mỡ lưng ở vị trí sườn
10 (mm) trên 3 nhóm giống heo YL (14,70 mm), DYL (13,75 mm) và PYL
(14,18 mm); diện tích cơ thăn (cm
2
): YL ( 49,90 cm

2
), DYL (53,31 cm
2
) và PYL
(52,82 cm
2
). Chỉ tiêu màu sắc: YL (3,17), DYL (3,50) và PYL (2,83); vân mỡ:
YL (3,00), DYL (3,50) và PYL (2,67); độ rỉ dịch (%): YL (2,74%), DYL
(2,44%) và PYL (3,43%); và giá trị pH: YL (5,68), DYL (5,69) và PYL (5,68).
Từ kết quả của các chỉ tiêu trên ta thấy nhóm giống heo DYL và PYL có
năng suất và chất lượng quày thịt cao hơn so với nhóm giống heo YL.
Kết quả theo nhân tố phái tính là heo cái và heo đực thiến:
Sự khảo sát về chỉ tiêu chất lượng quày thịt được thể hiện qua: tỉ lệ thịt
xẻ (%) trên heo cái (74,64%) và heo đực thiến (73,27%); về độ dày mỡ lưng
(mm): 14,05 (mm) trên heo cái và 14,38 (mm) trên heo đực thiến; trên heo cái
diện tích cơ thăn (cm
2
) là 52,15 cm
2
và trên heo đực thiến là 51,87 cm
2
.
Về các chỉ tiêu chất lượng quày thịt qua được thể hiện qua màu sắc (heo
cái là 3,00 và heo đực thiến là 3,33); trên heo cái vân mỡ (3,33) và trên heo
đực thiến (2,78); độ rỉ dịch (%) ở heo cái (3,05%) và heo đực (2,68%) ; trên
heo cái giá trị pH (5,67) và trên heo đực thiến (5,69).

iii

Từ kết quả của các chỉ tiêu trên cho ta thấy heo cái có năng suất và chất

lượng quày thịt cao hơn heo đực thiến.
Kết quả theo nhóm giống*phái tính:
Về tỉ lệ thịt xẻ (%) trên PYL cái –đực thiến (78,51% - 76,44%), DYL cái -
đực thiến (75,95% - 74,86%) và trên YL cái - đực thiến (69,47% - 68,53%); độ
dày mỡ lưng (mm) ở vị trí sườn 10 trên YL cái - đực thiến (14,43 mm - 14,97
mm), PYL cái - đực thiến (14,15 mm - 14,21 mm) và DYL cái - đực thiến
(13,56 mm - 13,95 mm); về diện tích cơ thăn (cm
2
) trên DYL cái - đực thiến
(53,44 cm
2
- 53,18 cm
2
), PYL cái - đực thiến (52,84 cm
2
- 52,80 cm
2
) và trên
YL cái - đực thiến (50,16 cm
2
- 49,64 cm
2
).
Về màu sắc DYL cái - đực thiến (3,33 - 3,67), YL cái - đực thiến (3,00 -
3,33) và PYL cái - đực thiến (2,67 - 3,00); qua vân mỡ trên DYL cái - đực
thiến (3,67 - 3,33), YL cái - đực thiến (2,33 - 2,67) và trên PYL cái - đực thiến
(3,00 - 2,33); về độ rỉ dịch trên PYL cái - đực thiến (3,47 - 3,38), YL cái - đực
thiến (3,11 - 2,37) và DYL cái - đực thiến (2,58 - 2,29); và về giá trị pH trên
DYL cái - đực thiến (5,68 - 5,70), YL cái - đực thiến (5,67 - 5,69) và trên PYL
cái - đực thiến (5,67 - 5,68).

Tất cả các chỉ tiêu trong thí nghiệm này đều không thấy rõ ảnh hưởng của
tương tác giữa nhóm giống và phái tính (P>0,05).





















iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.


Tác giả luận văn



Đoàn Văn Y

































v

MỤC LỤC
Trang
Tóm lược ii
Chương 1: Giới thiệu 1
Chương 2: Lược khảo tài liệu 2
2.1 Khái niệm về giống và dòng 2
2.2 Giống 2
2.2.1 Khái niệm 2
2.2.2 Phân loại 2
2.3 Dòng 3
2.3.1 Khái niệm 3
2.3.2 Phân loại 3
2.4 Một số giống heo và công tác lai tạo dòng heo sản xuất thịt tại Việt Nam .3
2.4.1 Đặc điểm các giống heo thịt được phát triển rộng tại Đồng Bằng Sông
Cửu Long (ĐBSCL) 3
2.4.2 Công tác lai tạo giống heo sản xuất thịt 7
2.5 Những đặc tính của heo sản xuất thịt 10
2.5.1 Về ngoại hình 10
2.5.2 Khả năng mau lớn 11
2.5.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn 12

2.5.4 Tính dễ nuôi và khả năng chịu đựng 12
2.6 Các sinh lý về tạo thể xác và tạo mỡ 12
2.6.1 Sinh lý về sự tạo thể xác 12
2.6.2 Sự thay đổi tạo thành mỡ 13
2.7 Năng suất quày thịt 13
2.7.1 Tỉ lệ thịt xẻ (%) 14
2.7.2 Độ dày mỡ lưng (mm) 14
2.7.3 Diện tích cơ thăn (cm
2
) 14
2.8 Chất lượng quày thịt 15
2.8.1 Những biến đổi của thịt sau khi được giết mổ 15
2.8.2 Đánh giá chất lượng quày thịt 16
2.9 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt heo 18
2.9.1 Giống heo 18
2.9.2 Thức ăn và những dưỡng chất trong thức ăn 19
2.9.3 Tuổi giết mổ 20
2.9.4 Khối lượng giết mổ 20
2.9.5 Phái tính 20
Chương 3: Phương tiện và phương pháp thí nghiệm 21
3.1 Phương tiện thí nghiệm 21
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 21
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm 26
3.2 Dụng cụ thí nghiệm 27

vi

3.2.1 Dụng cụ tại lò giết mổ 27
3.2.2 Phương tiện và dụng cụ tại phòng thí nghiệm 27
3.3 Phương pháp thí nghiệm 27

3.3.1 Bố trí thí nghiệm 27
3.3.2 Phương pháp tiến hành 28
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 29
3.4.1 Chỉ tiêu đánh giá về năng suất quày thịt 29
3.4.2 Chỉ tiêu đánh giá về phẩm chất quày thịt 30
3.5 Xử lý số liệu 31
Chương 4: Kết quả và thảo luận 32
4.1 Kết quả thu được về năng suất quày thịt của heo thí nghiệm được khảo sát
33
4.1.1 Kết quả về năng suất của quày thịt heo thí nghiệm được khảo sát theo
nhân tố nhóm giống 33
4.1.2 Kết quả về năng suất của quày thịt heo thí nghiệm được khảo sát theo
nhân tố phái tính 35
4.1.3 Kết quả về năng suất của quày thịt heo thí nghiệm được khảo sát theo sự
tương tác giữa nhóm giống và phái tính 37
4.2 Kết quả thu được về chất lượng quày thịt của heo thí nghiệm được khảo
sát 38
4.2.1 Kết quả về chất lượng của quày thịt heo thí nghiệm được khảo sát theo
nhân tố nhóm giống 38
4.2.2 Kết quả về chất lượng của quày thịt heo thí nghiệm được khảo sát theo
nhân tố phái tính 39
4.2.3 Kết quả về chất lượng của quày thịt heo thí nghiệm được khảo sát theo
sự tương tác giữa nhóm giống và phái tính 40
Chương 5: Kết luận và đề nghị 42
5.1 Kết luận 42
5.1.1 Khảo sát về năng suất của quày thịt 42
5.1.2 Khảo sát về chất lượng của quày thịt heo 42
5.2 Đề nghị 42
Tài liệu tham khảo 43
Phụ chương 46












vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Sự biến đổi pH của thịt theo giống tại thời điểm 45 phút sau khi giết
mổ 18
Bảng 4.1 Năng suất của quày thịt heo thí nghiệm được khảo sát theo nhân tố
nhóm giống heo 33
Bảng 4.2 Năng suất của quày thịt heo thí nghiệm được khảo sát theo nhân tố
phái tính 35
Bảng 4.3 Năng suất của quày thịt heo thí nghiệm được khảo sát theo nhân tố
nhóm giống và phái tính 37
Bảng 4.4 Chất lượng của quày thịt heo thí nghiệm được khảo sát theo nhân tố
nhóm giống heo 38
Bảng 4.5 Chất lượng của quày thịt heo thí nghiệm được khảo sát theo nhân tố
phái tính 39
Bảng 4.6 Chất lượng của quày thịt heo thí nghiệm được khảo sát theo nhân tố
nhóm giống và phái tính 40






























viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Heo Landrace 4
Hình 2.2 Heo Yorkshire 5
Hình 2.3 Heo Duroc 6
Hình 2.4 Heo Pietrain 7
Hình 2.5 Heo lai 2 máu ♂Yorkshire x ♀Landrace (YL) 9
Hình 2.6 Heo lai 3 máu ♂Duroc x ♀(Yorkshire x Landrace) (DYL) 10
Hình 3.1 Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ 21
Hình 3.2 Xí nghiệp chế biến thực phẩm I, Tp. Cần Thơ 22
Hình 3.3 Hệ thống xử lý chất thải và vệ sinh các hệ thống chuyên chở gia súc
tại lò mổ 23
Hình 3.4 Đối tượng thí nghiệm (3 nhóm heo, cân bằng heo cái và heo đực
thiến 26
Hình 3.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 27
Hình 3.6 Sơ đồ xác định chất lượng của quày thịt heo 28
Hình 3.7 Đo độ dày mỡ lưng trên heo khảo sát 29
Hình 3.8 Bảng điểm so màu thịt (Bass, 2000) 30
Hình 3.9 Bảng so độ vân mỡ của thịt (Bass, 2000) 30
Hình 3.10 Máy đo giá trị pH 31
Hình 3.11 Xác định độ rỉ dịch của thịt thăn (sau 24 giờ) 31
Hình 4.1 Mẫu thịt lưng thăn (xương sườn 10) dùng để xác định chất lượng
quày thịt của heo thí nghiệm 32
Hình 4.2 Tỉ lệ thịt xẻ của heo khảo sát theo nhân tố nhóm giống heo 34
Hình 4.3 Độ dày mỡ lưng của heo khảo sát theo nhân tố nhóm giống heo 34
Hình 4.4 Diện tích cơ thăn của heo khảo sát theo nhân tố nhóm giống heo 35
Hình 4.5 Tỉ lệ thịt xẻ của heo khảo sát theo nhân tố phái tính heo 36
Hình 4.6 Độ dày mỡ lưng của heo khảo sát theo nhân tố phái tính heo 36
Hình 4.7 Diện tích cơ thăn của heo khảo sát theo nhân tố phái tính heo 37
Hình 4.8 Độ rỉ dịch của heo khảo sát theo nhân tố nhóm giống heo 39
Hình 4.9 Độ rỉ dịch của heo khảo sát theo nhân tố phái tính 40





1
Chương 1: GIỚI THIỆU
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương Mại
Thế giới (WTO) vào tháng 11 năm 2006. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi
thì cũng không ít thách thức và khó khăn đang đặt ra cho nền kinh tế nước ta,
trong đó có ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng. Đặc
biệt các sản phẩm chăn nuôi heo nước ta đang bị cạnh tranh khóc liệt về mặt
sản lượng, chất lượng và giá cả với sản phẩm của nước ngoài.
Trong thống kê hàng năm của tổ chức lương thực thế giới (FAO) luôn
luôn có số liệu về số đầu heo và số thịt heo tiêu thụ trên đầu người của hơn
200 quốc gia và khu vực trên thế giới. Do nhu cầu thịt heo của thị trường trong
nước và thế giới ngày càng cao, cả về số lượng và chất lượng, nên chăn nuôi
nhỏ lẻ theo lối truyền thống đã không còn phù hợp. Ngành chăn nuôi heo nước
ta dần chuyển sang phương thức chăn nuôi tập trung, thâm canh cao. Vì thế,
công tác giống ngày càng được chú trọng nhằm hoàn thiện, nâng cao phẩm
chất của các giống vật nuôi hiện có và tạo ra các giống mới có năng suất,
phẩm chất cao hơn để từ đó có thể thỏa mãn được nhu cầu tiêu thụ thịt heo của
thị trường trong nước cũng như thế giới (Văn Lệ Hằng, 2006).
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2008) xây dựng chiến lược
phát triển chăn nuôi đến năm 2020: đối với ngành chăn nuôi heo cần phát triển
nhanh quy mô đàn heo ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp đảm bảo an
toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, đáp ứng phần
lớn nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đến năm 2020
tỷ trọng 4,8 triệu tấn đạt đến 42% trong đó năm 2010 (3,1 triệu tấn) đạt
khoảng 32% và năm 2015 (3,9 triệu tấn) đạt 38%.
Nhằm làm rõ hơn về vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Ảnh hưởng của giống heo và phái tính lên năng suất và chất lượng quày

thịt của heo nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)”.
Mục tiêu của đề tài: nhằm đánh giá ảnh hưởng của ba giống heo lai là
Yorkshire x Landrace, Duroc x (Yorkshire x Landrace), Pietrain x (Yorkshire
x Landrace) và phái tính lên năng suất và chất lượng quày thịt heo nuôi ở
ĐBSCL. Từ đó giúp cho các nhà chăn nuôi chọn được giống heo nuôi thịt
thích hợp và có năng suất và chất lượng quày thịt heo phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng.


2
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm về giống và dòng
Các khái niệm và phân loại về giống, dòng qua Đặng Vũ Bình (2005),
Văn Lệ Hằng (2006) và Nguyễn Minh Thông (2007) được trình bày như sau:
2.2 Giống
2.2.1 Khái niệm
Văn Lệ Hằng (2006) cho rằng giống vật nuôi là một tập hợp các vật nuôi
cùng loài, cùng nguồn gốc, được hình thành do quá trình chọn lọc và nhân
giống của con người, chúng có các đặc điểm về ngoại hình, tính năng sản xuất,
lợi ích kinh tế giống nhau, có số lượng khá lớn để nhân giống (đối với heo là
5000 con, trâu bò là 3000 con và trên gia cầm là 10000 con), nhiều dòng, phân
bố rộng, ổn định và phải di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ
sau.
2.2.2 Phân loại
Giống nền: là giống chính được quy hoạch tham gia vào cấu trúc tập
đoàn giống của một vùng, một nước. Đó là các loại gia súc cái để sinh sản đại
trà, phục vụ cho kế hoạch sản xuất heo thuần chủng hoặc heo lai.
Giống địa phương: là các giống có nguồn gốc tại địa phương, được hình
thành và tiếp tục tồn tại ở một vùng nhất định. Các giống địa phương có khả
năng thích ứng cao với điều kiện và tập quán chăn nuôi tại địa phương, sức

chống bệnh tốt, song năng suất bị hạn chế, giống địa phương có thể chưa phải
là giống cao sản.
Giống gốc: là giống thuần chủng tham gia vào sự hình thành một số
giống mới.
Giống nhập nội: là giống được đưa từ nước này, vùng này sang nước
khác, vùng khác. Các giống nhập nội thường là những giống có năng suất cao
hoặc có những đặc điểm tốt nổi bật so với giống địa phương. Đây có thể là
giống hoàn toàn mới.
Giống thích nghi: là giống nhập vào địa phương, đã đáp ứng được với
khí hậu, chế độ nuôi dưỡng và giữ nguyên được đặc tính sản xuất cũng như
năng suất cao sản của giống đó trong hoàn cảnh mới.
Giống cải tiến: là giống có năng suất cao hơn hoặc có một tính trạng tốt
hơn so với giống gốc cũ sau khi đã được cải tiến.

3
2.3 Dòng
2.3.1 Khái niệm
Dòng là những gia súc của cùng giống được chọn lọc theo những chỉ tiêu
mong muốn mang đặc điểm của đực hoặc cái đầu dòng. Dòng xuất phát từ con
đực cao sản gọi là dòng đực; xuất phát từ con cái cao sản thì gọi là dòng cái.
Ngoài những đặc điểm chung của giống còn có một hoặc vài đặc điểm riêng
của dòng, đây là các đặc điểm đặc trưng cho dòng. Trong một giống thường có
nhiều dòng và có từ 2 - 5 dòng (Văn Lệ Hằng, 2006).
2.3.2 Phân loại
Dòng thuần: là những cá thể thuần chủng, có cùng kiểu di truyền của
những tính trạng chủ yếu.
Dòng lai: là dòng bao gồm những cá thể lai tạo nên, do phối hai dòng
thuần cùng một giống.
Dòng nhánh: là dòng xuất phát từ một dòng chính được tạo ra trong quá
trình tạo dòng năng suất, qua kiểm tra cá thể phát hiện được những con đực

hoặc nái có thành tích vượt trội; được tạo tiếp dòng heo đực hay cái đó và
được gọi là dòng nhánh hay dòng bên.
2.4 Một số giống heo và công tác lai tạo dòng heo sản xuất thịt tại
Việt Nam
2.4.1 Đặc điểm các giống heo thịt được phát triển rộng tại Đồng
Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
Các giống heo ngoại cho nhiều nạc ngày càng được ưa chuộng và phát
triển rộng khắp ĐBSCL như heo Landrace, heo Yorkshire, heo Duroc và heo
Pietrain.
2.4.1.1 Heo Landrace
Giống heo Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch, đây là giống heo cho
nhiều nạc, nổi tiếng khắp thế giới và được nhà chăn nuôi khắp nơi ưa chuộng
du nhập để làm giống nuôi thuần hoặc để lai tạo với heo bản xứ tạo dòng cho
nạc. Heo Landrace có sắc lông trắng (có thể có vài đốm lông đen hiện diện),
tầm vóc lớn, cổ dài, đầu thon nhỏ và thẳng; tai to dài che phủ hai mắt (các
dòng Landrace cải tiến hiện nay thì tai tương đối nhỏ, hơi cụp, chỉ che phủ
một phần con mắt mà thôi); dài đòn, lưng thẳng, sườn tròn, bụng gọn, phần
sau nở nang (cho nên thân hình trông giống cái nơm; đùi nở nang, bốn chân

4
nhỏ. Vì dài đòn nên dài thân thịt của heo Landrace (Hình 2.1) có đến 16 - 17
đôi xương sườn.
Heo cái, heo đực được sử dụng làm giống lúc 7 - 8 tháng tuổi, nặng trung
bình khoảng 100 - 110 kg (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Hướng sản xuất: heo Landrace là giống heo hướng nạc. Đặng Vũ Bình
(2005) và Võ Văn Ninh (2001) cho rằng heo nuôi thịt 5 - 6 tháng tuổi đạt khối
lượng 100 kg, tăng trọng trung bình 700 - 750 g/ngày, tiêu tốn khoảng 2,3 -
2,5 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng và đạt tỉ lệ nạc trên 55%. Trong tổng đàn
heo ngoại, giống heo Landrace đứng thứ hai sau giống Yorkshire và hiện được
các nhà chăn nuôi quan tâm sử dụng làm chất liệu để “nạc hóa” đàn heo thịt ở

nhiều tỉnh thành Việt Nam. Các công thức lai 2 máu hoặc 3 máu thường có
máu Landrace với tỉ lệ khác nhau, đều được nhân dân nhiều tỉnh ưa chuộng.









2.4.1.2 Heo Yorkshire
Heo Yorkshire có nguồn gốc từ miền Nam nước Anh, giống này có hai
dòng phổ biến là heo Đại Bạch (Large White Yorkshire) có tầm vóc lớn con,
dài đòn và heo Trung Bạch (Middle White Yorkshire) có tầm vóc nhỏ, ngắn
đòn, đây cũng là giống heo kiêm dụng theo hướng nạcmỡ.
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng heo Yorkshire có
sắc lông trắng (có ánh vàng); đầu to trán rộng, mõm khá rộng và quớt lên; mắt
lanh lợi, tai to đứng và có hình tam giác, hơi ngã về trước, vành tai có nhiều
lông mịn và dài; lưng thẳng và rộng, bụng thon gọn; ngực rộng và sâu; đùi to
và dài, bốn chân dài và khỏe. Heo có khả năng thích nghi cao với mọi hình
thức nuôi (nuôi nhốt hoặc chăn thả đều được). Heo cái, heo đực được sử dụng
Hình 2.1 Heo Landrace
www.sabor.com.au

5
làm giống từ 6 - 8 tháng tuổi, khi đó heo đạt khối lượng trên 100 kg. Heo nuôi
thịt đạt khối lượng từ 90 - 100 kg lúc 6 tháng tuổi, tiêu tốn khoảng 3 - 4 kg
thức ăn cho 1 kg tăng trọng và đạt tỉ lệ thịt nạc 51 - 54%.
Hướng sản xuất: với khả năng cho lượng thịt nạc lớn giống heo kiêm

dụng này thường được nuôi với hướng là lấy thịt. Võ Văn Ninh (2001) và
Đặng Vũ Bình (2005) cho rằng khi heo trưởng thành heo đực nặng 350 - 380
kg, heo cái nặng 250 - 280 kg; tăng trọng trung bình 700 - 750 g/ngày, đạt tỉ lệ
nạc 50 - 55%, tiêu tốn khoảng 2,2 - 2,4 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng và đặc
biệt là độ dày mỡ lưng mỏng. Heo Yorkshire (Hình 2.2) cũng dễ nuôi, thích
nghi tốt với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của nhà chăn nuôi ở đồng
bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Hiện nay giống heo Yorkshire
đứng đầu trong tổng đàn heo ngoại nhập và chiếm tỉ lệ máu cao trong nhóm
heo lai ngoại, rất được nông dân ưa chuộng và sử dụng phổ biến. Heo
Yorkshire nuôi ở Việt Nam đã nhiều năm, được các trại giống chọn lọc, bình
tuyển cẩn thận, nhân giống rộng trong nhân dân, năng suất thịt cao, tiêu tốn ít
thức ăn và lớp mỡ lưng mỏng so với thập niên trước đây. Hằng năm các nhà
chăn nuôi thường chọn nọc tốt để làm công tác lai cải thiện con giống ở đồng
bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Các trại giống lớn thường nhập heo giống hoặc tinh
dịch Yorkshire từ nhiều nước tiên tiến để làm tươi máu Yorkshire Việt Nam.









2.4.1.3 Heo Duroc
Heo Duroc có xuất xứ từ nước Mỹ (vùng Đông Bắc), được nuôi phổ biến
từ dòng heo đỏ ở vùng New York và vùng New Jersey.
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), Đặng Vũ Bình (2005) cho
rằng đây là giống heo hướng nạc, có màu lông đỏ sẫm, thân hình chắc chắn,
www.bib.ge

Hình 2.2
Heo Yorkshire


6
tai xụ từ nữa vành phía trước; dài đòn, lưng vòng; chân chắc và khỏe. Heo
Duroc (Hình 2.3) cho nhiều thịt nạc và phẩm chất thịt tốt: thịt có màu đỏ tươi,
đàn hồi, không rỉ dịch và không có mùi chua, có độ dày mỡ lưng 17 - 30 mm.
Hướng sản xuất: heo được sử dụng chủ yếu là nuôi thịt. Heo nuôi thịt khoảng
6 tháng tuổi đạt 100 kg. Khi trưởng thành heo đực nặng 300 - 320 kg, heo cái
nặng 220 - 250 kg; tăng trọng trung bình 650 - 700 g/ngày; tiêu tốn 2,4 - 2,6
kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng và có tỉ lệ nạc 50 - 55%.









2.4.1.4 Heo Pietrain
Đặng Vũ Bình (2005), Việt Chương và Nguyễn Việt Thái (2005) cho rằng
đây là giống siêu nạc của nước Bỉ và đang được ưa chuộng trên thế giới. Heo
Pietrain có tầm vóc lớn, có sắc lông nền màu trắng xám và có những đốm đen.
Đầu ngắn, trán rộng, tai nhỏ dựng thẳng, cổ ngắn, ngực hở, vai rộng, lưng
thẳng, đùi ngắn nở nang, bụng thon và chân thì nhỏ, thấp nhưng cứng cáp
(Hình 2.4). Heo tăng trưởng nhanh, nuôi thịt 6 tháng đạt khối lượng 80 - 100
kg, trong đó tỉ lệ nạc chiếm 57,2% và tỉ lệ mở chiếm 12,8%.
Hướng sản xuất: heo Pietrain chủ yếu được dùng để nuôi thịt. Tuổi

trưởng thành heo đực đạt: 300 – 320 kg, heo cái đạt 220 – 250 kg; heo thịt
tăng trọng trung bình 650 – 700 g/ngày; đạt tỉ lệ nạc trên 60% và tiêu tốn 2,4 –
2,6 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng).




www.nsrfieldmen.blogspot.com
Hình 2.3 Heo Duroc


7










2.4.2 Công tác lai tạo giống heo sản xuất thịt
Ngày nay, người tiêu dùng không ưa chuộng heo có nhiều mỡ, nhưng có
một số giống heo như Pietrain, Duroc lại cho các loại thịt thô, dai, kém hương
vị,…Từ đó các công thức lai tạo giữa các giống heo ngoại, heo nội được ra đời
sao cho phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng.
2.4.2.1 Nhân giống thuần
Nhân giống thuần còn gọi là phương pháp cận giao (hay còn gọi là đồng
huyết) khi heo đực và heo cái cùng giống hoặc cùng dòng giao phối với nhau.

Mục tiêu là duy trì được đặc tính tốt của một giống và giữ được sự thuần
chủng của một giống hoặc một dòng để có thể sử dụng vào nhân giống lai (Lê
Thị Mến và Trương Chí Sơn, 2000).
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), Trương lăng (2003) cho
rằng nhân giống thuần là dùng những con heo cùng giống cho giao phối với
nhau (nghĩa là gia tăng mức đồng hợp tử), đây là phương pháp được áp dụng
vào việc ổn định đàn giống thuần. Tuy nhiên nên chọn giống và ghép đôi giao
phối cẩn thận, tránh giao phối cận huyết quá đáng vì đồng huyết sẽ ảnh hưởng
xấu đến sinh lực của thế hệ sau. Bên cạnh đó, nhằm tránh cận huyết quá đáng
giữa anh chị em, con cháu và tổ tiên chúng, người ta đưa ra hình thức nhân
giống theo dòng và nhân giống giữa các dòng. Trong một giống, có thể tạo
riêng dòng đực và dòng cái, từ đó chọn cách giao phối sao cho có được sức
sản xuất cao nhất ở đời sau. Nhân giống theo dòng là một hình thái cao nhất
trong nhân giống thuần chủng, từng nhóm gia súc cao sản có tính di truyền
bền vững, sử dụng những con đực trội nhất “đực đầu dòng” và những đực con
www.landwirt.com
Hình 2.4 Heo Pietrain

8
cháu tốt nhất của phẩm giống đó và chọn lọc con giống qua nhiều đời. Nhiệm
vụ của nhân giống theo dòng là phân chia phẩm giống thành nhiều đơn vị cơ
cấu nhỏ hơn, với mục đích gây tạo trong cùng một phẩm giống nhiều loại trao
đổi chất phong phú hơn. Muốn giữ giống thì phải giữ dòng, trong giống có các
dòng thuần. Để tránh đồng huyết phải đổi con đực cho nhau sau vài năm sử
dụng để làm tươi máu chứ không tạo dòng mới nữa, mà chỉ tạo dòng lai thôi.
Mỗi dòng phải có tối thiểu 50 con nái và 20 - 30 con đực và cứ thế nhân giống
trong dòng, thỉnh thoảng cho chéo dòng.
Tóm lại: đây là phương pháp giữ được các đặc tính của giống cần thiết
để đưa ra công thức lai, tuy nhiên có thể xuất hiện các gen đồng hợp tử lặn tạo
ra những hậu quả gây xấu hoặc gây chết.

2.4.2.2 Nhân giống lai
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), Lê Thị Mến và Trương Chí
Sơn (2000) cho rằng phần lớn các giống vật nuôi đều không thể cung cấp hoặc
thể hiện một cách đầy đủ các đặc điểm theo yêu cầu và thị hiếu của người
chăn nuôi. Do vậy phải kết hợp các đặc tính đó ở các giống khác nhau bằng
phương pháp nhân giống lai để tạo ra con lai có đặc tính như mong muốn. Qua
nghiên cứu nhiều năm cho thấy việc lai giống đã đạt hiệu quả cao thông qua
ưu thế lai. Ưu thế lai là sự vượt trội của con lai so với bố mẹ được thể hiện qua
khả năng sống, sinh trưởng, số con đẻ ra và khả năng nuôi con.
Việc lai tạo giống được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi heo thương
phẩm. Các giống heo ngoại lớn nhanh, ít mỡ và sử dụng thức ăn rất hiệu quả
để chuyển đổi thành nạc. Con lai giữa các giống heo nội với các giống heo
ngoại sẽ được cải thiện tầm vóc, tăng trọng cao và giữ được năng suất sinh sản
và khả năng thích nghi tốt. Việc lựa chọn công thức lai tùy thuộc vào cấu trúc
và thành phần các giống thuần sẵn có trong trang trại, hộ gia đình và khả năng
mua con giống từ bên ngoài (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn,
2003).
2.4.2.3 Một số công thức lai tạo giống heo thịi ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long
a) Heo lai hai máu
Hội chăn nuôi Việt Nam (2004), Trương Lăng và Ngyễn Hiền (2000) cho
rằng tại các tỉnh miền Nam công thức lai thông dụng nhất là đực Landrace x
cái Yorkshire, đực Duroc x cái Yorkshire. Nuôi thịt mau lớn, nuôi 6 - 7 tháng
tuổi nặng khoảng 100 kg, tỉ lệ nạc đạt 52 - 57% và tiêu tốn 3,8 - 4,2 kg thức ăn

9
cho 1 kg tăng trọng. Đây là công thức lai được thực hiện phổ biến ở miền
Nam.
Trương Lăng (2000) cho rằng heo lai ♂Yorkshire x ♀Landrace (YL) có
lông màu trắng, tròn mình, lưng thẳng, bụng thon, mông xuôi, chân và đầu

thanh (Hình 2.5), con lai nuôi thịt lớn nhanh 6 - 7 tháng tuổi đạt khoảng 100
kg, tiêu tốn khoảng 3,8 - 4,2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng và đạt tỉ lệ nạc 52
- 57%.










Lê Hồng Mận (2007) và Võ Văn Ninh (2007) cho rằng heo lai ♂ Duroc x
♀ Yorkshire (DY) nuôi đến 204 ngày tuổi đạt khối lượng 96 kg, tiêu tốn 3,4 -
3,6 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng và đạt tỉ lệ nạc 56,42%. Và trên nhóm heo
lai 2 máu: ♂ Duroc x ♀ Landrace nuôi thịt cho nhiều nạc và được các nhà giết
mổ bán thịt rất ưa thích.
b) Heo lai 3 máu
Đây là sự lai tạo giữa con cái sinh sản 2 máu (YL hay LY) với con đực
cuối Pietrain hay Duroc sẽ tạo ra con lai.
Khi dùng đực cuối là Duroc thuần giao phối với con cái YL hay LY sẽ
tạo ra con lai 3 máu DYL (Hình 2.6) hay DLY. Đặc điểm của con lai này là
nuôi thịt lớn nhanh, khi ở 180 ngày tuổi đạt khối lượng 100 kg, tỉ lệ nạc trên
65%, độ dày mỡ lưng nhỏ hơn 10 mm, vân mỡ ít, thức ăn thì đòi hỏi dinh
dưỡng cao và cân bằng acid amin. Heo có sức đề kháng tốt tuy nhiên dễ bị
tress do nhiệt hoặc do thay đổi thức ăn, chuồng trại và dễ bị tình trạng thịt bị
tái màu, mềm nhão và rỉ dịch sau khi giết mổ.
Hình 2.5 Heo lai 2 máu ♂Yorshire x ♀Landrace (YL)


10










c) Heo lai 4 máu
Hội chăn nuôi Việt Nam (2004) cho rằng những cặp heo lai ngoại đạt
chất lượng thịt và năng suất thịt cao phổ biến hiện nay như: ♂ (Duroc x
Hampshire) x
♀ (Landrace x Yorkshire), ♂ (Pietrain x Duroc) x ♀ (Landrace
x Yorkshire) (PDLY). Heo con cai sữa 27 ngày đạt 6,3 - 6,5 kg nuôi đến 60
ngày đạt 20 kg. Heo nuôi thịt lớn nhanh, 165 - 170 ngày tuổi đạt khối lượng
95 kg, tăng trọng trung bình 645 - 650 g/ngày, tiêu tốn 2,8 - 3,0 thức ăn cho 1
kg tăng trọng và đạt tỉ lệ nạc trên 58%. Đây là phương pháp sử dụng 4 giống
thuần để tạo ra heo thịt thương phẩm, là sản phẩm của hai cặp lai F1 giữa hai
dòng đực thiến và cái có tỉ lệ máu đều giữa các giống (25%). Mục tiêu là sử
dụng ưu thế lai của cả 4 giống cùng tham gia.
2.5 Những đặc tính của heo sản xuất thịt
Đối với heo thịt có 3 đặc tính chính là ngoại hình, sức mau lớn, hệ số
chuyển hóa thức ăn và 2 đặc tính phụ là tính dễ nuôi và sức chịu đựng (Võ Văn
Ninh, 1999).
2.5.1 Về ngoại hình
Trương Lăng (2000) và Lê Thị Mến (2010) cho rằng ngoại hình heo
được thể hiện qua 3 mẫu hình sau: mẫu hình mập mỡ, heo sẽ cho nhiều mỡ, ít

nạc, đòn ngắn và thấp dàn. Mẫu hình thịt ốm, heo sẽ cho nhiều nạc, ít mỡ, đòn
dài và cao dàn. Mẫu hình mập thịt, heo sẽ cho vừa nhiều nạc vừa nhiều mỡ,
đòn dài, đùi to và có lớp mỡ lưng mỏng. Và đây cũng là mẫu hình trung gian
Hình 2.6 Heo lai 3 máu
♂Duroc x ♀(Yorshire x Landrace) (DYL)


11
của hai mẫu hình trên. Heo có thân hình dài với hình dáng và kích thước thay
đổi theo giống. Heo giống có ngoại hình ống, lưng dài và rộng, mông đùi nở
nang. Vì thế các giống heo ngoại có phần thịt có giá trị (lưng+đùi sau) cao
(khoảng 50 - 55%) hơn so với heo nội (khoảng 45 - 50%). Tóm lại các giống
càng được chọn lọc cải thiện thì thân hình sẽ dài và nở nang, heo sẽ cho nhiều
nạc nhờ cơ lưng dài và rộng, mông đùi nở. Đây cũng là hai yếu tố ảnh hưởng
tới năng suất thịt heo. Chỉ số tròn mình (CSTM) thể hiện giống heo hướng nạc
hay hướng mỡ. Khi chỉ số tròn mình cao hơn 100 là giống heo hướng nạc,
ngược lại thấp hơn 100 thể hiện đó là giống heo hướng mỡ.



2.5.2 Khả năng mau lớn (tg, nam)
Nguyễn Thiện và ctv. (2005) cho rằng sức mau lớn là tăng trọng tích lũy
của heo trong một khoảng thời gian nao đó và được tính bằng tăng trọng của
heo trong một đơn vị thời gian hay là tăng trọng trung bình/ngày của heo ở các
giai đoạn nuôi. Sự sinh trưởng của heo có thể được biểu thị bởi biểu đồ tăng
trưởng có dạng hình chữ S và được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn tăng tốc: từ sơ sinh đến 70 kg thể trọng
- Giai đoạn giảm vận tốc: từ 80 kg đến trưởng thành
- Giai đoạn tương ứng với điểm uốn: từ 70 - 80 kg, đây là lúc heo tăng
trưởng nhanh nhất, có thể được xem là tuổi tăng trọng kinh tế nhất tính trên cơ

sở phí tổn thức ăn.
Heo trên 80 kg thể trọng thì tăng trưởng chậm hơn nhưng tiêu tốn thức
ăn cao hơn các giai đoạn trước. Cơ sở của hiện tượng này được giải thích là
nhu cầu duy trì của heo tỉ lệ với thể trọng trao đổi. Có nghĩa là heo càng lớn
thì lượng thức ăn cần thiết để tạo ra mỗi đơn vị tăng trọng cũng tăng. Về mặt
kinh tế đối với heo nuôi thịt thì HSCHTĂ không được > 4.
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), Võ Văn Ninh (2001) cho
rằng thời gian nuôi thịt của heo từ 5 - 6 tháng tuổi có thể đạt khối lượng xuất
chuồng từ 80 - 100 kg, ở mức khối lượng này heo cho phẩm chất thịt ngon và
hiệu quả sử dụng thức ăn bắt đầu giảm, heo có xu hướng tăng quá trình tích
lũy mỡ, thời gian nuôi dài thêm thường không có lợi, trong thời gian nuôi thịt
ở heo có thể chia làm hai giai đoạn: giai đoạn từ 2 - 4 tháng tuổi; giai đoạn từ
4 - 6 tháng tuổi. Giai đoạn từ 2 - 4 tháng tuổi: đây là thời kỳ cơ thể phát triển

Vòng ngực (cm)
Dài thân (cm)
CSTM =

12
khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh do đó heo cần nhiều protein, khoáng chất
vitamin. Vì vậy trong giai đoạn nuôi này (20 - 70 kg) cần cho heo ăn tự do với
khẩu phần có mức protein và năng lượng cao để heo tăng trưởng tối đa. Trong
trường hợp thiếu dưỡng chất, khung xương kém phát triển theo, heo ngắn đòn,
ít thịt và bắp cơ nhỏ. Ngược lại dư dưỡng chất dẫn đến tăng chi phí, tích lũy
mỡ sớm và dư khoáng sẽ gây ngộ độc.
2.5.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn
Các thành phần vật chất trong thức ăn qua quá trình dinh dưỡng sẽ
chuyển hóa thành các yếu tố của cơ thể (thịt, mỡ, xương,…), để ước lượng sự
chuyển hóa ấy thường dùng một hệ số. Hệ số chuyển hóa thức ăn là tính trạng
rất quan trọng, nó dùng để xác định số lượng thức ăn đã tiêu thụ và tăng trọng.

Hệ số chuyển hóa thức ăn chính là tỉ lệ giữa khối lượng thức ăn đã sử dụng để
tăng một đơn vị khối lượng cơ thể tại thời điểm kiểm tra. HSCTĂ sẽ thay đổi
tùy theo tuổi, giống của heo cũng như chất lượng của thức ăn.



2.5.4 Tính dễ nuôi và khả năng chịu đựng
Dễ nuôi là một đặc tính chủ quan không đo lường được, heo không kén
ăn, ăn nhiều và ăn mau hết thức ăn. Heo thịt phải có sức đề kháng của cơ thể
cao, ít bệnh khi có sự thay đổi về thời tiết, điều kiện chăn nuôi so với các lứa
tuổi heo khác.
2.6 Các sinh lý về tạo thể xác và tạo mỡ
2.6.1 Sinh lý về sự tạo thể xác
Võ Văn Ninh (2007) và Lê Thị Mến (2010) cho rằng khi đem phân tích
thân thịt heo thì được các thành phần hóa học sau: nước, mỡ, đạm, khoáng,
đường, vitamin. Nước là thành phần quan trọng của tế bào, máu và sữa. Mỡ là
thành phần quan trọng của mỡ lưng, bụng. Đạm là thành phần quan trọng của
thịt, sữa. Khoáng có nhiều ở xương. Đường hiện diện trong cơ thể dưới dạng
glucose ở gan, bắp thịt. Nước, mỡ, đạm, khoáng chiếm một tỉ lệ lớn trong cơ
thể heo, đường và vitamin hiện diện một số rất ít. Ở các lứa tuổi khác nhau, sự
hiện diện của nước, mỡ, đạm, khoáng trong cơ thể heo cũng khác nhau. Nước
có nhiều trong heo con hơn heo lớn, mỡ thì ngược lại. Đạm và khoáng giảm
theo tuổi. Đạm làm tăng sức lớn của thịt, khoáng tạo khung xương. Ở heo lớn
TTTĂ trong một khoảng thời gian (kg)

Tăng trọng trong cùng một khoảng thời gian đó (kg)
HSCTĂ =

13
thì tăng trọng của heo chủ yếu là do sự tích lũy mỡ do năng lượng hay protein

trong thức ăn tạo ra.
2.6.2 Sự thay đổi tạo thành mỡ
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), Lê Thị Mến (2010) cho rằng
mỡ gồm mỡ dự trữ ở lưng, bụng và mỡ của tế bào. Mỡ dự trữ sẽ thay đổi theo
tính chất của thức ăn: thức ăn có chứa chất béo ở dạng lỏng như bắp, cám,
bánh dầu thực vật làm mỡ heo mềm (chỉ số Iod mỡ cao, trung bình heo từ 40 -
60), thức ăn chứa nhiều chất béo ở dạng cứng như thức ăn động vật, dầu dừa
làm mỡ heo chắc. Mỡ của tế bào không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, tính chất
mỡ khác nhau theo từng bộ phận. Lượng lipid tích lũy trong cơ thể heo sẽ tăng
dần theo sự lớn lên của tuổi, do đó gia súc nuôi càng lâu thì mỡ tích lũy càng
nhiều và thường không có lợi về kinh tế. Ở giai đoạn gần trưởng thành, càng
cho ăn nhiều thức ăn thì lượng mỡ tích lũy càng cao. Cân đối giữa năng lượng
và protein không hợp lý, khẩu phần dư năng lượng, thiếu protein hoặc mất cân
đối axit amin sẽ làm cho heo tích lũy nhiều mỡ hơn, hàm lượng lipid trong cơ
thể sẽ tăng cao.
NRC (1998) và Trương Lăng (2003) cho rằng khi bổ sung chất béo vào
thức ăn cho heo thì tăng trọng được cải thiện và thức ăn ăn vào giảm, tỉ lệ tăng
trọng/thức ăn tăng nhưng độ dày mỡ lưng cũng tăng. Do vậy sẽ ảnh hưởng xấu
tới năng suất quày thịt. Nếu đem heo so sánh với các loài gia súc khác thì
không có loài nào có khả năng cho thịt nhanh như heo. Một năm heo đẻ hai
lứa và mỗi lứa đẻ 10 - 12 con. Khi đem nuôi thịt toàn bộ số heo trên ta sẽ thu
được trên dưới 1,5 tấn thịt. Năng suất thịt của một con heo 100 kg nuôi 4 - 6
tháng là 70 - 80% (bò 50 - 60%; dê, cừu là 45 - 52%). Phẩm chất thịt của heo
cũng cao: trong 1 kg thịt heo có khoảng 21,5% mỡ (thịt bò là 74%). Do thịt
heo có tỉ lệ nước ít nên việc gia công chế biến được thuận lợi hơn.
2.7 Năng suất quày thịt
Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), Lê Thị Mến (2010) cho rằng khi
so với các loài gia súc khác thì heo có khả năng cho thịt nhanh nhất (heo nái
đẻ 2,3 lứa/năm và 10 heo con/lứa, heo con sau cai sữa nuôi thịt thêm 4 tháng
xuất chuồng). Tỉ lệ thịt xẻ của heo cao khoảng 70% so với bò (55%) và dê cừu

(50%). Tỉ lệ phần thịt có giá trị cao (lưng - thăn, đùi sau) chiếm gần 50% so
với thịt xẻ và hàm lượng protein có trong thịt heo khoảng 20%. Khảo sát năng
suất quày thịt nhằm xác định đặc điểm của giống heo và các giai đoạn nuôi
thịt, đồng thời còn đánh giá việc sử dụng các tiêu chuẩn khẩu phần ăn, các

×