Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

nội dung và nghệ thuật trong bắc hành tạp lục của nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.14 KB, 76 trang )

A
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
TRẦN THỊ KIM NGỌC
MSSV: 6106412
NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TRONG BẮC HÀNH TẠP LỤC CỦA NGUYỄN DU
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: ThS. GV. TẠ ĐỨC TÚ
Cần Thơ, năm 2013


1
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG
TẬP THƠ BẮC HÀNH TẠP LỤC CỦA NGUYỄN DU
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Cuộc đời của Nguyễn Du
1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
1.3 Giới thiệu về tập thơ Bắc hành tạp lục
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CỦA TẬP THƠ BẮC HÀNH TẠP LỤC
2.1 Hoài ni


ệm
2.2 Tức cảnh
2.3 Ngộ sự
2.4 Cảm sử
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT TRONG TẬP THƠ BẮC HÀNH TẠP LỤC
3.1 Điển cố
3.2 Thời gian và không gian nghệ thuật
3.2.1 Thời gian nghệ thuật
3.2.2 Không gian nghệ thuật
3.3 Ngôn từ
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Du, đại thi hào của Việt Nam đã được thế giới biết đến và ngưỡng mộ
với kiệt tác Truyện Kiều. Từ rất lâu người ta đã xem Truyện Kiều là phần quan trọng
và nổi bật nhất trong hệ thống tác phẩm của Nguyễn Du. Nhưng con người Nguyễn Du
không chỉ bộc lộ qua Truyện Kiều mà còn được thể hiện đậm nét qua các tập thơ
chữ
Hán. Tuy nhiên, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu dành cho các tập thơ chữ Hán
của Nguyễn Du còn chưa xứng tầm.
Nếu như trong các tập thơ trước luôn chứa đựng những u hoài, những than thở
về cuộc sống nghèo khó thì ở tập thơ này đã có sự khác biệt lớn. Thơ chữ Hán thời kì
này đã có nhiều nét mới, mặc dù vẫn còn nét buồn nhưng nó đã có màu sắc tươi mới
hơn và nh
ững suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống. Bắc hành tạp lục được sáng tác chỉ trong
khoảng một năm nhưng lại có số lượng bài thơ nhiều hơn các sáng tác của hai mươi
năm trước đó cộng lại. Sức sáng tác khỏe khoắn đã gây được sự chú ý cho tập thơ.

Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã được thế giới công nhận là danh
nhân văn hóa thế giới. Ông được cả thế giới biết đến qua kiệt tác Truyện Kiều. Truyện
Kiều được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm, trong khi thơ chữ Hán chưa nhận
được sự quan tâm đúng mực. Chủ yếu là những bài viết ngắn đăng trên các tạp chí và
những công trình nghiên cứu khác có đề cập đế
n như: Tâm tình Nguyễn Du qua một số
bài thơ chữ Hán của Hoài Thanh (In trên Tạp chí Văn nghệ, tháng 3-1960), Con người
Nguyễn Du trong thơ chữ Hán của Xuân Diệu (In trong Ba thi hào dân tộc, NXB
Thanh niên, 2000), Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Huệ Chi (Tạp chí Văn học, tháng 11-1966), Tâm sự của Nguyễn Du qua thơ
chữ Hán của Trương Chính (Tuyển t
ập Trương Chính, NXB Văn học, 1997), Nguyễn
Du trong những bài thơ chữ Hán của Đào Xuân Quý (Báo Văn nghệ, tháng 11-1965),
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du của Mai Quốc Liên (Lời nói đầu cuốn Nguyễn Du toàn
tập, tập I, NXB Văn học, 1996).
Trong Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán, Hoài Thanh trình
bày quan điểm của ông về thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đạ
i. Theo ông,
Nguyễn Du luôn nhớ tiếc nhà Lê, nhưng Nguyễn Du hiểu vận mệnh nhà Lê đã hết cho

3
nên ông thật thà đi theo nhà Nguyễn. Còn thái độ của Nguyễn Du đối với Tây Sơn thì
ông vẫn chưa lí giải được.
Trong bài viết này, Hoài Thanh cho rằng Nguyễn Du “không bằng lòng với
toàn bộ thời cuộc lúc bấy giờ”[3; tr. 39] khi Nguyễn Du nhìn thấy hai mặt trái ngược
của cuộc sống, kẻ làm quan thì ăn không hết, dân nghèo không có cái ăn, không biết
chết đói khi nào. Ngoài ra, Nguyễn Du còn thấy được, đâu đâu cũng là “Thượng
quan”, đâu đâu c

ũng là “sông Mịch La”, nên khuyên Khuất Nguyên không nên trở về
nữa.
Trong Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán, Nguyễn Du là một con
người có trái tim yêu thương con người đến cháy ruột cháy gan, ông lấy nỗi đau của
thiên hạ làm nỗi đau của chính mình, lại không thể thoát ra được nên ngày càng lún
sâu vào nỗi buồn đau bất tận ấy. Xuân Diệu đã cho ta thấy một Nguyễn Du rất thân
mật, rất gần, không phải là một vị quan, c
ũng không phải là một tài tử phong lưu nào
đó mà ta chẳng thể đến gần, mà đó là Tố Như. Tố Như tìm kiếm tri kỉ để khóc cho
mình vì có mấy ai có thể hiểu Tố Như trong cái khoảng trời cô đơn, buồn thảm của
mình.
Trong Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán, Nguyễn
Huệ Chi nhận định rằng: “Con người Nguyễn Du là con người biết khao khát chân lí
và cũng do đ
ó biết sống theo những tình cảm đúng; con người biết “tỉnh táo để nhìn
đời” và cũng do đó đã tránh được những phản ứng lầm lạc trong mọi hoàn cảnh tối
tăm. Nhưng càng nhìn đời, càng thấy xung quanh mình tràn đầy thống khổ, thì lại
càng bế tắc. Càng đưa suy nghĩ lên mức khái quát thì lại càng chìm sâu vào một nỗi
đau “vô hình”.” [3; tr. 70]
Với Tâm sự của Nguyễn Du qua thơ chữ Hán, Trương Chính đã d
ẫn ra những
tâm sự, suy nghĩ mà Nguyễn Du đã mang theo cả cuộc đời. Đó là sự thương xót và
đồng cảm với những người ca kĩ; cuộc sống của Nguyễn Du luôn túng thiếu, chật vật
chứ không hề nhàn hạ như các nhà nghiên cứu khác nhận định; thái độ của Nguyễn Du
với các triều đại và cái “bất đắc chí” của nhà thơ. Qua đó Trương Chính còn lí giải
những nguyên nhân sâu xa hình thành nên những tâm sự đ
ó.
Nguyễn Du trong những bài thơ chữ Hán, Đào Xuân Quý nhận định rằng qua
các tác phẩm của Nguyễn Du nổi lên một điểm rõ rệt: “Sự quan tâm tha thiết của nhà
thơ đối với những nạn nhân của chế độ bất công trong xã hội cũ dù đó là bậc tài trí lỗi


4
lạc như Khuất Nguyên, Hàn Tín hay chỉ là một người dân thường nghèo đói như người
già hát rong, người mẹ bên đường cái; tất nhiên đại bộ phận trong những nạn nhân
này là những người dân lao động cùng cực” [3; tr. 128]. Nguyễn Du không bằng lòng
với thực tại thối nát, bất công ấy, nên ông lúc nào cũng u uất, buồn thảm.
Trong Thơ chữ Hán của Nguyễn Du, Mai Quốc Liên cho rằng thơ chữ Hán
Nguyễn Du không phải chỉ
để bổ sung tư liệu nghiên cứu về cuộc đời nhà thơ, mà đó
là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, chúng ta cần nghiên cứu nó như là một
tác phẩm nghệ thuật như những tác phẩm chữ Hán khác của ông cha ta. Về phương
diện nghệ thuật, Nguyễn Du đã nhanh chóng đạt đến sự thành thục sâu sắc trong việc
viết những câu thơ chữ Hán của chính mình.
Các nhà nghiên cứu đã
đưa ra những ý kiến khác nhau để lí giải những vấn đề
mà ta chưa khẳng định được một cách sâu sắc và thuyết phục. Tuy nhiên, những ý kiến
này chỉ mới dừng lại ở những bài viết ngắn đăng trên các tạp chí… Thiết nghĩ các nhà
nghiên cứu cần quan tâm hơn nữa, thực hiện những công trình nghiên cứu đầy đủ và
toàn phần về Nguyễn Du để “ba trăm năm sau, Nguyễn Du vẫn còn có người tri kỉ”.
3. Mục đích nghiên cứu
Nhắc đến Nguyễn Du, người ta nghĩ ngay đến Truyện Kiều. Có thể nói,
Truyện Kiều đã bao trùm tất cả các sáng tác của Nguyễn Du. Người ta nói đến Truyện
Kiều, nghiên cứu Truyện Kiều, thậm chí xuất hiện nhiều hình thức sinh hoạt dân gian
như lẩy Kiều, bói Kiều, vịnh Kiều. Sức ảnh hưởng của Truyện Kiều lấn át tất cả các
tác phẩm khác. Cũng có thể, Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm, người bình dân
nghe đều có thể hiểu được cho nên Truyện Kiều được phổ biến rộng rãi hơn. Sức ảnh
hưởng của Truyện Kiều quá lớn làm không ít người quên đi Nguyễn Du còn có những
tập thơ chữ Hán. Tâm hồn của Nguyễn Du được bộc lộ qua những tập thơ này. Nhưng
nó v
ẫn chưa được quan tâm một cách xứng đáng với giá trị của nó. Chúng tôi chọn đề

tài này với mục đích chính là làm sáng tỏ một số vấn đề về nội dung và nghệ thuật của
Bắc hành tạp lục, một trong ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, và mong muốn góp
một phần nhỏ vào việc tìm hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Du, để nó nhận được sự
quan tâm xứng đáng của các nhà nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du có ba tập thơ chính: Thanh Hiên thi tập, Nam
trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tìm hiểu

5
về nội dung và nghệ thuật của Bắc hành tạp lục. Theo các tài liệu ghi chép khác nhau
thì hiện tại Bắc hành tạp lục có 132 bài, nhưng hiện tại chỉ được dịch 131 bài. Chúng
tôi khảo sát nội dung và nghệ thuật của Bắc hành tạp lục theo bản dịch của nhóm Lê
Thước và Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp in lại theo bản năm
1965 vào năm 2012, theo đó Bắc hành tạ
p lục có 131 bài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề này, trước tiên chúng tôi khảo sát văn bản. Chúng tôi tìm
đọc Bắc hành tạp lục, suy ngẫm và đưa ra những kết luận cơ bản. Chúng tôi cũng tìm
đọc các tài liệu liên quan, các công trình nghiên cứu về đề tài này để tham khảo, tránh
trường hợp đưa ra kết luận xa rời thực tế, chủ quan, võ đoán, ảnh hưởng đến việc
nghiên cứu.
Đồng thời, chúng tôi cũng tìm hiểu về cuộ
c đời của tác giả để có thể dễ dàng
lí giải những vấn đề trong tác phẩm. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng
các phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá để làm sáng tỏ những luận điểm đã đưa
ra.
Phương pháp phân tích: chúng tôi sử dụng phương pháp này để tiến hành
phân tích, mổ xẻ vấn đề theo các khía cạnh để làm rõ vấn đề.
Phương pháp tổng hợp: sau khi làm rõ vấn đề, chúng tôi tổng hợp l
ại, đúc kết

lại để khái quát thành những nội dung cơ bản.
Phương pháp chứng minh: dẫn ra các câu, đoạn, các ý kiến hay nhận định của
các nhà phê bình để làm tăng tính thuyết phục cho các lí lẽ.

6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Cuộc đời của Nguyễn Du
Nguyễn Du sinh ra trong thời kì biến động dữ dội của xã hội phong kiến.
Triều Lê suy tàn, chúa Trịnh nắm quyền, rồi đến sự hưng thịnh ngắn ngủi của triều
Tây Sơn. Cuối cùng, Nguyễn Ánh lập nên nhà Nguyễn. Tất cả chỉ thay đổi trong vòng
mấy mươi năm, một thời gian quá ngắn để con người ta có thể thích nghi được. Sự
biến động dữ dội ấy làm con người bấy giờ cũng rơi vào vòng xoáy vô định, không
biết nên theo ai, bỏ ai. Các nhà nho luôn trung thành với triều Lê đã suy tàn, những
người dân cực khổ thì đặt tất cả niềm tin vào triều Tây Sơn, nhưng cuối cùng nhà
Nguyễn lại thắng thế. Chính trong thời kì có nhiều biến động này đã tạo ra những tác
phẩm kinh điển của nền văn học Việt Nam.
Các nhà nho lúc bấy giờ nuối tiếc triều Lê, có các tập thơ khóc Lê Chiêu
Thống, đả phá nhà Tây Sơn thì Nguyễn Du lại chẳng thấy biểu hiện gì, hoặc rất mờ
nhạt. Nguyễn Du luôn giấu kín trong lòng những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, hoặc
ngay cả chính ông cũng chưa hiểu hết về chính bản thân mình. Vì thế, trong thơ ông, ta
ít hoặc không tìm được quan điểm của ông về các triều đại phong kiến mà chủ yếu là
những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống.
Nguyễ
n Du tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Năm sinh của Nguyễn Du
trước nay vẫn tính là năm 1765, nhưng có tài liệu ghi ông sinh ngày 23 tháng 11 năm
Ất Dậu, tính ra Dương lịch là ngày 3 tháng 1 năm 1766. Quê Nguyễn Du ở làng Tiên
Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Ông được sinh ra ở
Thăng Long trong một gia đình đại quý tộc có thế lực vào bậc nhất lúc bấy giờ.
Ông thân sinh Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm, nổi tiếng là người thông minh,

là quan vă
n, một nhà sử học, đồng thời là một nhà thơ, từng làm tể tướng ở triều đình.
Nguyễn Nghiễm sinh ngày 14-5-1708, tự là Hi Tư, hiệu Nghi Hiên, người làng Tiên
Điền, Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay là Hà Tĩnh. Mười sáu tuổi đi thi Hương đậu Cử
nhân, hai mươi ba tuổi đi thi Hội đậu Hoàng giáp. Ông văn võ song toàn, nhiều lần
triều đình cử ông đi trấn áp những cuộc chống đối ở địa phương. Năm 1760, Nguyễn
Nghiễm thăng Hữu tham tri Bộ Lễ, năm sau thăng Đô ngự sử, rồi Thượng thư Bộ
Công và làm Tham tụng trong phủ chúa. Năm 1770, thăng Đại tư đồ. Năm 1774,

7
Nguyễn Nghiễm lãnh chức Tả tướng quân đi đánh ở Đàng Trong. Trên đường đi ốm
nặng, được đưa về quê chạy chữa nhưng không khỏi. Ông mất ngày 7-1-1776.
Bà thân sinh Nguyễn Du là Trần Thị Tần, xuất thân bình dân, người xã Hoa
Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc Bắc Ninh, là con gái thứ ba của một
người làm chức Câu Kế, trẻ hơn chồng 32 tuổi và là vợ thứ ba của Nguyễn Nghi
ễm.
Những năm tháng tuổi thơ, Nguyễn Du được sống trong vòng tay ấm áp và những lời
ru ngọt ngào của mẹ, chính điều đó đã bồi đắp cho tâm hồn nhà thơ những cảm xúc để
sau này góp phần làm nên thành công của ông. Mẹ của ông sinh được bốn con trai,
một con gái. Người con đầu của bà mất năm mới mười tám tuổi, hai năm sau chồng
mất, hai cái tang liên tiếp làm bà gục ngã, lâm bệnh nặng và qua đời n
ăm 39 tuổi.
Gia đình Nguyễn Du không chỉ có nhiều người làm quan mà còn có nhiều
người viết sách, viết văn, là một gia đình có truyền thống về văn học. Nguyễn Quỳnh,
ông nội Nguyễn Du, tinh thông Kinh dịch. Nguyễn Nghiễm vừa là nhà sử học, vừa là
nhà thơ. Nguyễn Khản rất giỏi thơ Nôm. Rồi Nguyễn Hành, Nguyễn Thiện, cháu gọi
Nguyễn Du bằng chú, đều là nhà thơ cả…
Thuở
nhỏ, Nguyễn Du là một cậu bé thông minh, lên sáu tuổi bắt đầu đi học.
Những năm tháng tuổi thơ, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Nhưng cuộc sống sung

sướng ấy kéo dài không quá mười năm. Những biến cố dữ dội của thời đại sớm đẩy
Nguyễn Du vào vòng xoáy của cuộc đời. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, bốn anh em Nguyễn
Du vào ở nhờ nhà người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Kh
ản, lúc này đang làm Tả
thị lang Bộ Hình kiêm Hiệp trấn sứ Sơn Tây. Nhà Nguyễn Khản có gia biến, phải chạy
vào Nghệ An, nhưng Nguyễn Du vẫn được đi học, đi thi. Năm 1783, Nguyễn Du thi
Hương đậu tam trường nhưng không biết vì lẽ gì không thấy thi lên nữa. Năm 1789,
Tây Sơn kéo quân ra Bắc đánh tan quân Thanh, Lê Chiêu Thống chạy theo tàn quân
nhà Thanh sang Trung Quốc. Ba anh em cùng mẹ với Nguyễn Du chạy theo nhưng
không kịp. Nguyễn Du trở về
quê vợ ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là Đoàn
Nguyễn Tuấn (đã cộng tác với triều Tây Sơn). Thời gian ở Thái Bình có tài liệu ghi
Nguyễn Du âm mưu chống lại Tây Sơn nhưng không thành, ông bỏ về xứ Nghệ. Căn
cứ vào những sáng tác bằng chữ Hán viết vào khoảng thời gian này trong Thanh Hiên
thi tập thì hình như giai đoạn ở Thái Bình, Nguyễn Du chủ yếu là trốn tránh để giữ
mình chứ không có âm mưu chống đối gì.

8
Năm 1796, nghe tin Nguyễn Ánh hoạt động mạnh ở Gia Định, Nguyễn Du
định vào Gia Định theo Nguyễn Ánh. Nhưng chưa đi khỏi Nghệ An đã bị quân Tây
Sơn bắt giữ. Sau 3 tháng bị giam, ông được thả ra và về Tiên Điền sống một thời gian.
Năm 1802, ông bị gọi ra làm quan dưới triều Nguyễn Ánh, được bổ làm Tri
huyện Phù Dung, tháng Mười một đổi làm Tri phủ Thường Tín, năm sau lại được cử
lên c
ửa Nam Quan tiếp sứ thần Trung Quốc. Năm 1805, ông được thăng hàm Đông
các điện học sĩ. Năm 1807, ông được cử làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải
Dương. Năm 1809, Nguyễn Du được bổ cai bạ Quảng Bình. Năm 1813, ông được
thăng Cần Chánh điện học sĩ, vào kinh làm quan cho đến khi đi sứ Trung Quốc vào
năm 1813. Sau khi về nước năm 1814, Nguyễn Du được thăng Hữu tham tri bộ
Lễ.

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ
sang Trung Quốc lần nữa. Nhưng chưa kịp đi thì ông mắc dịch bệnh trong một trận
dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người. Ông mất ngày 10 tháng Tám năm Canh
Thìn, tức ngày 16-9-1920. Nguyễn Du mất ở kinh, lúc đầu an táng ở xã An Ninh,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, bốn năm sau cải táng mới dời về Tiên Đ
iền.
1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
Tác phẩm của Nguyễn Du được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán. Đoạn trường
tân thanh (khúc ca mới về nỗi đau đứt ruột), còn được gọi là Truyện Kiều, viết bằng
chữ Nôm được xem là kiệt tác của Nguyễn Du. Là một truyện thơ bằng thể lục bát,
dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), gồm
3 254 câu. Hiện chưa xác định được Truy
ện Kiều được viết vào thời gian nào. Các nhà
nghiên cứu đưa ra hai giả thiết, hoặc viết trước khi đi sứ, hoặc viết sau khi đi sứ. Giả
thiết Truyện Kiều được viết sau khi đi sứ được nhiều người chấp nhận hơn.
Truyện Kiều xoay quanh cuộc đời mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều.
Thuý Kiều là một cô gái tài sắc vẹ
n toàn. Trong lễ Thanh minh, Kiều gặp Kim Trọng
và sau đó hai người cùng hẹn ước. Gia đình Kiều lâm nạn, cha và em trai bị bắt, Kiều
phải bán mình chuộc cha nên bị rơi vào nhà chứa của Tú Bà. Không chịu nhục, Kiều
rút dao tự tử. Tú Bà sợ Kiều chết sẽ mất cả vốn lẫn lời nên nhỏ nhẹ khuyên răn nàng,
bảo sẽ tìm nơi xứng đáng để gả chồng cho nàng. Kiều ra ở lầu Ngưng Bích. Bị Sở
Khanh lừa, Thúy Kiều bị đánh đập tàn nhẫn và buộc phải ra tiếp khách. Kiều gặp Thúc
Sinh, một khách làng chơi muốn lấy nàng làm vợ lẽ. Thúy Kiều được Thúc Sinh đưa
về nhà nhưng bị cha Thúc Sinh phản đối, vợ đánh ghen. Thúy Kiều bỏ trốn, và lại rơi

9
vào lầu xanh lần thứ hai. Kiều gặp Từ Hải, được Từ Hải cưới làm vợ. Sau đó Từ Hải
lên đường mưu sự nghiệp, và trở về đón nàng với mười vạn tinh binh trong tay. Bị Hồ
Tôn Hiến dụ dỗ, Kiều khuyên Từ Hải ra hàng và bị mắc mưu. Từ Hải chết, Kiều bị gả

cho một viên quan người thiểu số. Cảm thấy nhụ
c nhã, Kiều nhảy sông Tiền Đường tự
tử và được Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng đau khổ khi biết tin Kiều bán mình
chuộc cha, rồi nghe theo lời dặn dò của Thúy Kiều cưới Thúy Vân. Sau khi gặp lại,
Kim Trọng muốn nối lại duyên xưa nhưng Thúy Kiều không đồng ý. Cuối cùng mối
tình đẹp Kim Trọng-Thúy Kiều “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Truyện Kiều là một tiếng kêu đau đớn, xót xa c
ủa thân phận con người, đặc
biệt là thân phận của người phụ nữ. Vấn đề cơ bản của Truyện Kiều là mâu thuẫn giữa
quyền sống của con người và sự áp bức của xã hội phong kiến trong lúc suy tàn. Thúy
Kiều không đại diện cho bất cứ dạng người nào trong xã hội mà là tinh hoa của những
phẩm chất tốt đẹp nhất của con người.
Thơ chữ Hán có
Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục
(xin giới thiệu ở phần sau). Thanh Hiên thi tập là tập thơ viết trong lúc sống ở quê vợ
Thái Bình, khoảng từ năm 1786 đến năm 1804. Thanh Hiên thi tập có 78 bài, được Lê
Thước và Trương Chính chia làm ba phần dựa theo đời sống và tâm sự của Nguyễn
Du:
-Mười năm gió bụi (1786- 1795),
-Dưới chân núi Hồng (1796- 1802),
-Làm quan ở Bắc Hà (1802- 1804).
Những bài thơ trong Thanh Hiên thi t
ập hay than thở về cuộc sống nghèo khó,
thiếu thốn, phải ăn nhờ ở đậu, nay đây mai đó, lúc nào cũng phải đề phòng, cẩn trọng
để giữ mình. Có lúc ông muốn đi ở ẩn, muốn trốn vào tôn giáo, muốn hành lạc, nhưng
nhà thơ không bao giờ có điều kiện để thực hiện, nhà thơ lại trở về với nỗi buồn của
mình. Những năm ra làm quan cũng chẳng vui vẻ gì hơn. Nỗi buồn trong thơ ông có
một cái gì đó không rõ ràng, cũng có thể ngay chính nhà thơ cũng không thể hiểu hết
nỗi buồn của chính mình.
Nam Trung tạp ngâm là tập thơ được viết từ khi thăng hàm Đông các điện học

sĩ (1805) cho đến khi đi sứ Trung Quốc (1813). Nam Trung tạp ngâm cũng không có
gì mới hơn so với Thanh Hiên thi tập, cũng là những tiếng thở dài c
ủa nhà thơ trước
cuộc sống chán chường và mệt mỏi. Làm quan nhưng luôn bị chèn ép, ganh ghét, được

10
nhà Nguyễn xem trọng nhưng lúc nào cũng phải đề phòng. Và trong tập thơ này, nhà
thơ cũng không thể hiện rõ những suy nghĩ của mình về thời thế, luôn có một dòng
chảy ẩn sâu trong tâm hồn mà chúng ta, và có thể là chính nhà thơ, vẫn chưa nhìn thấy
được.
1.3 Giới thiệu về tập thơ Bắc hành tạp lục
Bắc hành tạp lục (ghi chép tản mạn trên đường đi sứ phương Bắc), là tập thơ
chữ Hán được Nguyễn Du sáng tác trên đường đi sứ Trung Quốc từ đầu năm 1813 đến
đầu năm 1814. Trong các tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, Bắc hành tạp lục có lẽ là
phần đầy đủ nhất so với Thanh Hiên thi tập và Nam Trung tạp ngâm, hiện còn giữ
được một bản sao có 130 bài. Theo gia phả họ Nguyễn Tiên Điền, thơ chữ Hán của
Nguyễn Du có bốn tập gồm Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc
hành tạp lục. Do lưu hành dưới dạng các bản sao chép nên dần bị thất lạc. Khoảng
những năm 20 của thế kỉ XX, Lê Thước và Phan Sĩ Bàng thu thập được một số lượng
lớn nhưng chỉ mới trích dẫn lẻ tẻ trong Truyện cụ Nguyễn Du (1924). Đào Duy Anh
sưu tầm được một số bài nữa (có lẫn một số bài của tập thơ khác), nhưng cũng công bố
một phần rất nhỏ trong Nguyễn Du văn học phổ (1942) và Khảo luận truyện Kim Vân
Kiều (1943). Trong chiến tranh 1946-1954, các kết quả trên lại bị thất lạc.
Sau năm 1954, Bùi Kỷ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh đã sưu tầm lại và cho in
bản dịch Thơ chữ Hán Nguyễn Du vào năm 1959 gồm 102 bài. Đến năm 1965, Lê
Thước và Trương Chính tập hợp khá đủ thơ chữ Hán hiện còn, kể cả bản vi ảnh Nam
Trung tạp ngâm từng có ở Trường Viễn Đông bác cổ Pháp mà văn bản từ lâu đã không
còn tìm thấy, cho in thành tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du năm 1965, có tất cả 249 bài.
Trong 249 bài tìm được, có 131 bài thuộ
c Bắc hành tạp lục. So sánh với bản

sao còn giữ được thì còn thiếu một bài chưa được dịch, vậy số lượng đầy đủ nhất hiện
còn có thể là 132 bài.
Phần lớn thơ trong Bắc hành tạp lục là thơ luật, gồm 76 bài thất ngôn bát cú,
11 bài ngũ ngôn bát cú, 18 bài thất ngôn tứ tuyệt, 8 bài ngũ ngôn và thất ngôn cổ
phong và 18 bài trường thiên (thất ngôn, ngũ ngôn và trường đoản cú) theo thể ca và
hành. Mở
đầu tập thơ có 9 bài viết ở Thăng Long, còn lại viết trên đất Trung Hoa.
Trong đó có bốn bài viết về Thăng Long đều là những kiệt tác.
Đặc biệt, tập thơ được sáng tác trong thời gian đi sứ nhưng không có bài thơ
nào viết về chuyện đi sứ, mà chỉ có những suy nghĩ, những trăn trở về những vấn đề

11
trong cuộc sống. Tâm hồn của Nguyễn Du mở rộng cho những suy nghĩ về cuộc đời,
về những điều tai nghe mắt thấy, đó mới là những điều nhà thơ quan tâm? Chuyện đi
sứ như thế nào, các quan tiếp đãi ra sao, thái độ của hoàng đế nhà Thanh ra sao, tuyệt
nhiên không hề được nhắc đến. Nguyễn Du đã mượn lịch sử để nói về thời đại mà ông
đ
ang sống, đồng thời Nguyễn Du như đang tâm sự lòng mình với những con người
thời xưa.

12
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CỦA BẮC HÀNH TẠP LỤC
2.1 Hoài niệm
Sau bao nhiêu năm lận đận, đi hết nơi này đến nơi khác, năm 1813, Nguyễn
Du được thăng Cần Chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc,
Nguyễn Du mới có dịp quay trở lại Thăng Long. Bao nhiêu năm xa cách, cảnh vật đổi
khác, không còn những ngôi nhà đồ sộ mà nay đã trở thành đường cái, những dải
thành mới xóa đi những cung điện cũ chẳng còn chút dấu vết nào. Nhà thơ chạnh lòng
xót xa cho vẻ đẹp ngày xưa đã không còn nữa. Hơn hai mươi năm rời xa, Nguyễn Du
cũng không ngờ mình còn có cơ hội quay lại nơi này. Núi non ngàn năm vẫn thế, nhà

thơ xúc động vì đầu đã bạc vẫn còn được quay lại Thăng Long.
傘嶺瀘江歲歲同
白頭猶得見昇龍
Tản lĩnh Lô giang tuế tuế đồng
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long
Núi Tản sông Lô ngàn năm vẫn thế
Đầu bạ
c còn được nhìn thấy cảnh Thăng Long
(Thăng Long I)
Thời gian gần như đồng nghĩa với sự đổi thay, huống chi nay đất kinh kì cũng
đã ba lần đổi chủ. Mấy mươi năm trước, nhà Lê còn giữ được ngai vàng, rồi đến nhà
Tây Sơn, đến nay, cả giang sơn đã thuộc về dòng họ Nguyễn. Chỉ mấy mươi năm mà
kinh đô lộng lẫy này đã trải qua ba triều đại, trách sao c
ảnh vật đổi dời, người xưa
cũng không còn như trước nữa.
千年巨室成官道
一片新城没故宮
相識美人看抱子
同遊俠少儘成翁
Thiên niên cự thất thành quan đạo
Nhất phiến tân thành một cố cung
Tương thức mĩ nhân khan bão tử
Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông

13
Những ngôi nhà đồ sộ nghìn xưa, nay thành đường cái
Một dải thành mới làm mất dấu vết cung điện cũ
Những cô gái xinh đẹp quen biết nay đều ẵm con
Những bạn hào hiệp lúc trẻ nay thành ông già
(Thăng long I)

衢巷四開迷舊迹
管弦一變雜新聲
Cù hạng tứ khai mê cựu tích
Quản huyền nhất biến tạp tân thanh
Đường xá ngang dọc, lạc mất dấu vết cũ,
Tiếng đàn sáo cũng đổi khác, xen lẫn âm thanh mới
(Th
ăng Long II)
Nhưng rồi nhà thơ chợt nhận ra rằng cuộc sống tất phải thay đổi, trên đầu tóc
cũng đã bạc lốm đốm, thì sao trách được dòng đời, đó là lẽ tất yếu của cuộc sống.
世事浮沉休嘆息
自家頭白亦星星
Thế sự phù trầm hưu thán thức
Tự gia đầu bạch diệc tinh tinh
Thôi đừng than thở chuyện đời chìm nổi
Mái tóc mình cũng đã bạc lốm đốm
(Th
ăng Long II)
Không chỉ cảnh vật thay đổi, con người cũng phải thay đổi, đó là quy luật,
không ai có thể chống lại. Hơn hai mươi năm, quay lại nơi xưa, chẳng còn ai có thể
nhận ra mình nữa.
繁華人物亂来非
玄鶴歸来幾个知
Phồn hoa nhân vật loạn lai phi
Huyền hạc quy lai kỷ cá tri
Sau buổi loạn lạc, nhân vật nơi phồn hoa đã khác trước.
Chim hạc đen trở về, có mấy ai biết
(Ngộ gia đệ
cựu ca cơ)


14
Thấy cô gái ngày xưa giờ đây đã có ba con mà vẫn phải làm nghề cũ mà
chạnh lòng.
見說嫁人已三子
可憐猶著去時衣
Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tử
Khả liên do trước khứ thời y
Nghe nói lấy người khác đã được ba con,
Đáng ái ngại vẫn còn mặc chiếc áo ngày trước
(Ngộ gia đệ cựu ca cơ)
Trong bài thơ này, Nguyễn Du thương xót và cảm thông cho thân phận những
cô gái bán tiếng hát mua vui cho thiên hạ. Và tình cảm này đặc biệt được bộc l
ộ sâu
sắc qua Long Thành cầm giả ca. Bài thơ là sự xót xa cho những cô gái tài sắc và cuộc
đời lận đận truân chuyên của họ.
Người tài nữ ấy không đẹp nghiêng nước nghiêng thành nhưng có một nét
riêng rất phong nhã. Trong Tiểu dẫn có ghi “Nàng người thấp, má bầu, trán dô, mặt
gãy, không đẹp lắm nhưng nước da trắng trẻo, thân hình đẫy đà, khéo trang điểm,
lông mày thanh, má đánh phấn, áo màu hồng, quần lụa cánh chả, có vẻ phong nhã”
.
Tài đánh đàn của nàng được Nguyễn Du miêu tả ấn tượng:
歷亂五聲隨手變
緩如疏風度松林
清如雙鶴鳴在陰
烈如薦福碑頭碎霹靋
哀如莊舄病中為越吟
Lịch loạn ngũ thanh tùy thủ biến
Hoãn như sơ phong độ tùng lâm
Thanh như song hạc minh tại âm
Liệt như Tiến Phúc bi đầu toái tích lịch

Ai như Trang Tích bệnh trung vi Việt ngâm
Năm cung réo rắt thay đổi theo ngón tay
Tiếng khoan như gió thoảng qua ngàn thông

15
Tiếng trong như đôi chim hạc kêu nơi xa thẳm
Tiếng mạnh như sét đánh tan bia Tiến Phúc
Tiếng buồn như Trang Tích lúc ốm ngâm rên tiếng Việt
(Long Thành cầm giả ca)
Nàng đã làm rung động những trái tim hào hoa phong nhã. Tiếng đàn của
nàng làm say sưa lòng người. Tiếng đàn là một âm thanh khó cảm nhận. Tiếng đàn
không như lời hát. Người nghe lời hát có thể hiểu và cảm nhận dễ dàng hơn. Nhưng
tiếng
đàn, để cảm thụ nó không phải là điều dễ dàng. Để có thể hiểu nhau, cả người
đánh đàn và người nghe đều phải có cùng tâm tư, tình cảm mới có thể đồng cảm và
thấu hiểu.
西山諸臣滿座盡傾倒
徹夜追歡不知飽
左拋友擲争纏頭
Tây Sơn chư thần mãn tọa tận khuynh đảo
Triệt dạ truy hoan bất tri bão
Tả phao hữu trịch tranh triền đầu
Các quan Tây Sơn trong tiệc rượu đều nghiêng ngả
Mả
ng vui suốt đêm không biết chán
Phía tả phía hữu tranh nhau gieo thưởng
(Long Thành cầm giả ca)
Ta có thể thấy rõ sự ngưỡng mộ của Nguyễn Du đối với các vị tướng triều
Tây Sơn. Đó là một tấm lòng trân trọng với những con người hào hoa, biết quý trọng
cái đẹp, thưởng thức cái hay.

Nhưng sau hai mươi năm, nàng ca nữ ấy giờ đây đã tơi tả giữa sóng gió cuộc
đời. Nàng bị hắt hủi, bỏ rơi, chẳng ai đoái hoài. Thời của nàng là thời đã qua, nó không
còn tồn tại, không còn ai coi trọng nàng. Nguyễn Du nghe tiếng đàn xót xa mà rơi
nước mắt.
誰知就是當時城中第一妙
舊曲聲聲暗淚垂
耳中静聽心中悲
Thùy tri tựu thị đương thời thành trung đệ nhất điệu

16
Cựu khúc thanh thanh ám lệ thùy
Nhĩ trung tĩnh thính tâm trung bi
Ai biết đó là người tài hoa nhất thành hồi bấy giờ?
Khúc xưa đàn lên từng tiếng mà nước mắt tôi thầm rơi
Tai lắng nghe mà trong lòng đau xót.
(Long Thành cầm giả ca)
Và không chỉ nuối tiếc cho cô gái năm xưa, Nguyễn Du còn thương tiếc với
triều Tây Sơn đã sụp đổ. Nói như thế nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng thật ra lại rất hợp
lí. Nhà Lê gi
ờ đã không còn nữa. Nguyễn Du hiểu rằng sự sụp đổ là tất yếu và không
thể phục hồi lại như xưa. Hiện tại ông cũng đã ra làm quan cho nhà Nguyễn mặc dù
trước kia ông cũng đã từng chạy theo vua Lê Chiêu Thống. Các triều đại hưng vong
đều có vận mệnh của nó. Ông cũng không còn chống đối hay thù ghét gì Tây Sơn nữa,
ngược lại đó là một tấm lòng trân trọng với những vị tướng tài giỏi và coi trọng những
giá trị tốt đẹp.
Trong suy nghĩ của Nguyễn Du bây giờ, Tây Sơn không phải là bọn phản loạn
tranh đoạt ngôi báu của triều Lê nữa, mà là những người anh hùng có “vẻ hào hoa át cả
các bậc vương hầu”.
泥土金錢殊草草
豪花意氣凌王候

五陵少年不足道
Nê thổ kim tiền thù thảo thảo
Hào hoa ý khí lăng vương hầu
Ngũ Lăng thiếu niên bất túc đạo
Tiền bạc coi rẻ như
đất bùn
Vẻ hào hoa át cả các bậc vương hầu
Còn bọn thiếu niên đất Ngũ Lăng thì không đáng kể.
(Long Thành cầm giả ca)
Cô gái gảy đàn tài hoa của ngày xưa giờ đã không còn nữa, chỉ còn lại những
cánh hoa tàn úa, chẳng ai đoái hoài, cũng như triều đại Tây Sơn đã tiêu vong, chẳng để
lại dấu vết gì. Không còn lẫy lừng như xưa nữa, tất cả chỉ để lạ
i sự nuối tiếc xót xa cho
những giá trị tốt đẹp đã không còn nữa trong lòng nhà thơ.

17
西山基業盡消亡
歌舞空遺一人在
Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vong
Ca vũ không di nhất nhân tại
Cơ nghiệp Tây Sơn tiêu vong đâu hết
Mà còn sót lại một người trong làng ca múa
(Long Thành cầm giả ca)
Trong lòng vẫn chưa nguôi nỗi xót xa cho cảnh cũ người xưa ở đất Long
Thành thì Nguyễn Du đã phải đối mặt với những nỗi sợ hãi khác khi rời Thăng Long
lên biên giới, qua những địa hình hiểm trở của vùng núi phía Bắc, Nguyễn Du đ
ã kinh
sợ trước địa thế hiểm trở nơi đây. Cửa ải quỷ môn đúng như tên gọi của nó.
塞途叢莽藏蛇虎
布野烟嵐聚鬼神

終古寒風吹白骨
Tắc đồ tùng mãng tàng xà hổ
Bố dã yên lam tụ quỷ thần
Chung cổ hàn phong xuy bạch cốt
Bụi gai lấp đường rắn hổ ẩn nấp
Khí độc đầy đồng, quỷ thần nhóm họp.
Từ xưa gió lạnh thổi xương trắng
(Quỷ
môn quan)
Trong bài này, tác giả cũng đã bộc lộ nhũng suy nghĩ của bản thân về tướng
quân nhà Hán Mã Viện và chiến công của ông ta. Mã Viện tuy chiếm được Giao Chỉ
nhưng đã làm hao binh tổn tướng không ít, nếu không muốn nói là quá nhiều. Vì vậy,
không thể cho đây là công lớn được, và không đáng khen ngợi.
奇功何取漢將軍
Kì công hà thủ Hán tướng quân
Kì công của tướng quân nhà Hán có gì đáng khen
(Quỷ môn quan)

18
Kinh đô Thăng Long bây giờ không còn là Long Thành của mấy mươi năm
trước nữa. Thời gian là con dao vô tình, nó cắt đứt mọi dấu vết ngày xưa. Những vẻ
đẹp xưa nay không còn nữa, chỉ còn lại nỗi xót xa tận tâm hồn của một kẻ nặng lòng
thương nhớ. Nhưng tất cả đã lùi vào quá khứ, nhường chỗ cho tương lai đang đến, có
nuối tiếc xót xa cũng chẳng được gì. Biết vậ
y nhưng nỗi buồn ấy vẫn đọng lại trong
lòng nhà thơ một niềm nhớ tiếc không nguôi.
2.2 Tức cảnh
Xuyên suốt các tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du là một nỗi buồn cô đơn, tâm
trạng bi quan và chán nản. Trong Bắc hành tạp lục, mặc dù làm trong lúc đi sứ nhưng
nỗi buồn ấy vẫn len lỏi trong những bài thơ tức cảnh. Đó là cái buồn của sự cô đơn, cái

buồn của mái tóc pha sương mà vẫn còn lận đận. Cảnh vật vô tình nhưng người hữu
tình, một mình một bóng sao khỏi buồn tủi.
無限傷心一夜中
Vô hạn thương tâm nhất dạ trung
Trong một đêm xiết bao nỗi lòng
(Sơ thu cảm hứng I)
衷情無限憑誰訴
Trung tình vô hạn bằng thùy tố
Mối tình chan chứa biết ngỏ cùng ai
(Hoàng hạc lâu)
Chẳng có ai để tâm sự, trò chuyện, Nguyễn Du chỉ có thể làm bạn với bóng
đên cô đơn.
孤燈相对到天明
Cô đăng tương đối đáo thiên minh
Ngồi bên ngọn đèn cô đơn cho đến sáng
(Mạc phủ tức s
ự)
Ẩn phía sau những nỗi cơ đơn ấy là nỗi nhớ quê hương cách xa nghìn dặm.
Nguyễn Du xa quê hơn hơn một năm trường. Đường dài xa xăm, trắc trở, nguy hiểm
rình rập càng làm gợi lên trong lòng nhà thơ nỗi nhớ quê hương da diết. Quê hương
luôn hiện hữu trong lòng nhà thơ, có đôi lúc nỗi nhớ ấy tạm lắng đi, có đôi lúc lại bùng

19
lên dữ dội. Ấy là khi gặp những ánh mắt mừng vui của những người đi chung thuyền
sắp về đến nhà.
舟人爭指家鄉近
惱殺殊方老使臣
Chu nhân tranh chỉ gia hương cận
Não sát thù lai lão sứ thần
Người trong thuyền tranh nhau chỉ trỏ gần đến quê nhà

Làm cho người sứ thần già phương xa buồn đến chết được
(Quá Thiên Bình)
Người trong thuyền ai cũng vui mừng vì sắp đến quê nhà trong khi người sứ
thần già còn xa xôi vạn dặ
m, biết bao giờ mới được đoàn tụ với gia đình. Người ta sắp
được đoàn tụ với gia đình, thân già cô đơn này còn một thân một mình lênh đênh, chưa
biết bao giờ được thoả lòng mong nhớ. Nỗi nhớ gia đình người thân hiện lên rõ nét và
tha thiết.
別後關山思弟妹
望中岩岫見兒孫
Biệt hậu quan sơn tư đệ muội
Vọng trung nham tụ kiến nhi tôn
Cách biệt quan sơn nhớ em trai em gái
Nhìn đá lởm chởm t
ưởng thấy đàn con cháu
(Minh Giang chu phát)
Đi thuyền giữa muôn ngọn núi xanh, lại văng vẳng nghe tiếng vượn hú, càng
thêm buồn. Nhà Nguyễn Du vốn ở dưới chân núi Hồng Lĩnh, nên nhà thơ quen thuộc
với âm điệu của núi rừng. Nay xa quê, những kí ức ấy lại tìm đến làm nhà thơ thêm
day dứt, sợ nghe âm thanh ấy càng thêm đau lòng.
日斜莫向華山過
怕有聲聲腸斷猿
Nhật tà mạc hướng Hoa Sơn quá
Phạ hữu thanh thanh trường đoạn viên
Mặt tr
ời đã xế, đừng vượt rặng Họa Sơn nữa.
Sợ nghe tiếng vượn hót mà buồn đứt ruột.

20
(Minh Giang chu phát)

Tiếng vượn hú ấy không chỉ làm nhà thơ chua xót, day dứt trong phút chốc
mà nó còn dai dẳng triền miên. Nghe âm thanh ấy, suốt đêm chẳng thể ngủ được.
莫近蒼崖宿
啼猿撤夜悲
Mạc cận thương nhai túc
Đề viên triệt dạ bi
Chớ đỗ thuyền gần mái núi xanh
Tiếng vượn hú sẽ gợi nỗi buồn suốt đêm
(Sơn đường dạ bạc)
Tiếng vượn hú như một ám ảnh trong lòng nhà thơ. Mỗi lầ
n nghe tiếng vượn
hú là mỗi lần lòng ông quặn thắt. Đi xa chẳng có gì vui, chỉ có nỗi nhớ nhà cồn cào
đến xót xa. Cách biệt quan sơn, một mình một thân chẳng ai chuyện trò tâm sự, làm
nỗi cô đơn càng tăng thêm. Bất cứ rung động nào cũng làm quan chánh sứ phải xúc
động bồi hồi. Cả tiếng thổi sáo cũng làm người xa xứ chạnh lòng. Không chỉ có
Nguyễn Du, mà cả đoàn đi sứ đều cùng chung tâm trạng.
二十一人共回首
故鄉已隔萬重山
Nh
ị thập nhất nhân cộng hồi thủ
Cố hương dĩ cách vạn trùng sơn
Hai mươi bảy người cùng ngoảnh đầu lại
Nhưng cố hương đã cách muôn trùng núi non
(Thái Bình thành hạ văn xuy địch)
Nỗi nhớ ấy là nỗi nhớ chung, chẳng phải của riêng ai.
秋風落日皆鄉望
Thu phong lạc nhật giai hương vọng
Buổi chiều gió thu nổi lên, ai cũng nhớ nhà
(Sở vọng)
Càng đi về phía Bắ

c, quê hương càng xa xôi. Màn đêm tĩnh mịch làm viễn
khách thêm chạnh lòng. Cảnh đẹp nơi xứ người không lấp được khoảng trống cô đơn
mênh mông trong lòng.

21
別浦分新色
遥空失故鄉
Biệt phố phân tân sắc
Dao không thất cố hương
Bến xa chia vẻ đẹp
Nhìn về phương trời không thấy cố hương
(Tương giang dạ bạc)
Nhớ quê hương không chỉ là nỗi nhớ. Nhớ quê hương còn là một sự cô đơn
trong tâm hồn, có mấy người đi xa quê mà không ngoảnh đầu nhìn lại. Nhìn lại để
được thấy quê hương thêm một chút nữa. Lòng lưu luyến bịn rịn ch
ưa thể dứt áo ra đi
được.
萬裏鄉心回首處
Vạn lí hương tâm hồi thủ xứ
Muôn dặm nhớ quê hương, quay đầu nhìn lại
(Ngẫu hứng)
Chẳng thể nào về nhà, Nguyễn Du mong mỏi có thể mang tin tức về nhà như
một cách để thoả nỗi nhớ trong lòng.
鄉信何由達雁邊
Hương tín hà do đạt nhạn biên
Làm thế nào đưa tin cho chim nhạn mang về quê nhà?
(Hàm Đan tức sự)
Trong lòng Nguyễn Du luôn vẫn có một nỗi bu
ồn, đó là cái buồn của kẻ
không thực hiện được cái chí của mình. Tuổi già đã đến nhưng vẫn còn lận đận chốn

quê người.
笑我白頭忙不了
Tiếu ngã bạch đầu mang bất liễu
Cười cho mình đã bạc đầu còn lận đận chưa thôi
(Đông A sơn lộ hành)
Cũng như các nhà nho khác, Nguyễn Du cũng muốn tìm kiếm cái công danh
giúp ích cho đời. Nhưng mãi đến khi tuổi già, ông vẫn chưa làm được đ
iều mình
muốn. Đó cũng giống như là một sự thất bại của đời người.

22
碌碌功名一片塵
Lục lục công danh nhất phiến trần
Công danh lận đận mãi trong đám bụi
(An Huy đạo trung)
Len lỏi trong Bắc hành tạp lục là những vần thơ đầy tâm trạng của Nguyễn
Du. Công việc đi sứ quan trọng và nặng nề, nhưng cũng có lúc chúng bị quên đi,
nhường chỗ cho những suy tư, nỗi niềm của một tâm hồn cô đơn, khắc khoải. Những
tâm tư tình cả
m ấy luôn dâng trào mỗi khi Nguyễn Du tạm quên đi việc nước. Đường
xa xôi, cách trở, chẳng biết bày tỏ cùng ai, nhà thơ chỉ có thể lấy thơ làm bạn, mượn
thơ bày tỏ nỗi lòng.
2.3 Ngộ sự
Nguyễn Du luôn có một trái tim yêu thương những con người đau khổ bất
hạnh dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ông luôn quan tâm đến họ, dành cho họ những
tình cảm đặc biệt. Vì thế, khi gặp những cảnh đời ấy trong chuyến đi sứ, nhà thơ
không khỏi xót xa. Xót xa vì ông không thể ngờ, trên đất nước Trung Hoa giàu có, ấm
no này lại xuất hiện những cảnh đời đáng thương đến như thế. Xót xa vì sự đối lập cay
đắng giữa một bên là rượu thịt ê hề, ăn không hết phải đem đổ xuống sông, với một
bên là những con người áo rách, đầu trần, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, làm việc

cật lực mà vẫn đói rách. Cuộc đời là như thế, có kẻ giàu ắt có người nghèo, không bao
giờ có sự công bằng. Nguyễn Du cũng biết như thế, nhưng trong lòng vẫn luôn đau
đáu không yên.
Tình c
ảm của Nguyễn Du được bộc lộ một cách thẳng thắn, không giấu giếm.
Ông thực sự xúc động và đau đớn thay cho những cảnh đời ấy. Nguyễn Du đã gặp một
ông cụ mù được một em bé dắt đi. Được biết đó là một ông cụ hát rong để kiếm tiền.
May mắn lúc đó có người thích nghe hát, cho gọi xuống thuyền. Ông lão hát bài hát về
Thế Dân và Kiến Thành. Ông lão hát đến sùi bọt mép, tay mỏ
i rã rời mà chỉ được năm
sáu đồng tiền làm Nguyễn Du trông thấy mà chạnh lòng.
Ông cụ hát rất hay, tác giả cũng nói rất rõ.
聲音殊異不得辨
但覺嘹喨殊可廳
Thanh âm thù dị bất đắc biện

23
Đãn giác liêu lượng thù khả thinh
Hát tiếng khác tiếng ta không hiểu được
Nhưng cũng réo rắt rất dễ nghe.
(Thái Bình mại ca giả)
Cả một người chẳng hề biết tiếng còn cảm thấy réo rắt rất dễ nghe, trong khi
người bản xứ, hàng chục người đều yên lặng chứng tỏ mọi người đều thích giọng hát
của ông lão. Nhưng khi ông lão hát xong thì chỉ được năm sáu đồng tiền. Năm sáu
đồng tiền ấy thật chẳng xứng đáng với công sức ông lão bỏ ra. Tuy vậy, khi đi ra, họ
vẫn ngoảnh đầu lại ngỏ lời cảm ơn và chúc tụng.
殫盡心力幾一更
所得銅錢僅五六
小兒引得下船来
猶且回顧禱多福

Đàn tận tâm lực cơ nhất canh
Sở đắc đồng tiền cận ngũ lục
Tiểu nhi dẫn đắc há thuyền lai
Do thả hồi cố đảo đa phúc
Gắng hết tâm sức gầ
n một trống canh
Mà chỉ được năm sáu đồng tiền
Em bé dắt ra khỏi thuyền
Còn ngoảnh lại ngỏ lời chúc tụng
(Thái Bình mại ca giả)
Ai thấy cảnh ấy mà chẳng xót xa. Xót xa cho những con người thấp cổ bé
họng, cho những con người long đong mãi trong cảnh thiếu thốn đói khát mà chẳng
thoát ra được. Hay hình ảnh người phụ nữ dắt con đi xin ăn ngồi bên vệ đường, trông
thật là
đáng thương.
筐中何所盛
藜藿雜枇糠
日晏不得食
衣裙何框禳

24
Khuông trung hà sở thịnh?
Lê hoắc tạp tì khang
Nhật án bất đắc thực
Y quần hà khuông nhương!
Trong giỏ đựng những gì?
Rau cỏ lẫn tấm cám
Trưa rồi vẫn chưa có gì ăn
Áo quần thật lam lũ
(Sở kiến hành)

Lòng mẹ đau xót vô cùng, Năm đói kém, lưu lạc tha hương, một mình mẹ sao
nuôi đủ bốn miệng ăn. Đi xin chẳng phải kế lâu dài, cảnh chết
đói hiện ra trước mắt.
Mẹ chết thì có sá chi, chỉ thương con còn thơ dại mà phải chịu cảnh này, hi vọng sống
quá mỏng manh.
母死不足恤
撫兒增斷腸
奇痛在心頭
天日皆爲黃
Mẫu tử bất túc tuất
Phủ nhi tăng đoạn trường
Kì thống tại tâm đầu
Thiên nhật giai vị hoàng
Mẹ chết không đáng tiếc
Vỗ về con mà càng đứt ruột
Lòng đau xót vô cùng
(Trông lên) trời, mặt trời vàng úa.
(Sở kiế
n hành)
Người nghèo khó làm việc cật lực để kiếm cái ăn, kẻ giàu có cơm thừa canh
dư đổ đầy thuyền, đổ cả xuống sông. Ông cụ dắt theo đứa bé hay người phụ nữ có ba
đứa con đều là những người không thể lao động nặng nhọc. Ông cụ tuổi đã cao, không
ai nuôi nấng, chăm sóc, còn phải vất vả mưu sinh, còn dắt theo một đứa trẻ. Người phụ
nữ dắt theo ba
đứa trẻ thì có thể làm gì để kiếm sống? Nhưng xung quanh có chăng chỉ

×