Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên tăng trưởng của cá rô (anabas testudineus) cỡ giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 56 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN









NGUYỄN THỊ THANH NGA

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học môi trường



















Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN CÔNG








2013

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ
SÂU HOẠT CHẤT QUINALPHOS LÊN TĂNG
TRƯỞNG CỦA CÁ RÔ (Anabas testudineus)
CỠ GIỐNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN










NGUYỄN THỊ THANH NGA

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học môi trường


















Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN CÔNG









2013

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ
SÂU HOẠT CHẤT QUINALPHOS LÊN TĂNG
TRƯỞNG CỦA CÁ RÔ (Anabas testudineus)
CỠ GIỐNG
i

PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn kèm theo sau đây với tên đề tài “Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu
hoạt chất Quinalphos lên tăng trưởng của cá rô (Anabas testudineus) cỡ giống”
do sinh viên Nguyễn Thị Thanh Nga thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm
luận văn thông qua

Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2013
Cán bộ hướng dẫn


PGs. Ts. NGUYỄN VĂN CÔNG


Cán bộ phản biện Cán bộ phản biện


PGs. Ts. BÙI THỊ NGA ThS. DƯƠNG TRÍ DŨNG














ii

LỜI CẢM TẠ

Tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGs. Ts. Nguyễn
Văn Công đã tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quí thầy cô trong hội đồng phản biện đã có những
những nhận xét và góp ý quí báo cho bài luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn bộ môn Khoa học môi trường Khoa Môi trường và
Tài nguyên thiên nhiên hỗ trợ cho tôi có điều kiện và dụng cụ để thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình và bạn bè tôi trong
suốt thời gian làm luận văn đã luôn động viên và giúp đỡ tôi rất nhiệt tình.

Xin trân trọng!
Cần Thơ ngày … tháng … năm 2013
Người viết


NGUYỄN THỊ THANH NGA













iii

TÓM LƯỢC
Quinalphos là một trong nhưng hoạt chất có trong nhiều tên thương mại của thuốc
bảo vệ thực vật (BVTV) cho phép sử dụng ở Việt Nam và được sử dụng khá phổ
biến trong canh tác lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long. Thuốc thuộc nhóm lân hữu
cơ, không tồn tại lâu trong môi trường nhưng có tính độc rất cao đối với những loài
động vật có xương sống và không xương sống (Fulton and Key, 2001). Cá rô
(Anabas testudineus) sống ở nhiều thủy vực; ruộng lúa là nơi cá thường xuyên sinh
sống vào mùa mưa. Do đó, cá khó tránh khỏi việc tiếp xúc với Quinalphos. Nghiên
cứu “Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất Quinalphos lên tăng trưởng của cá rô
(Anabas testudineus) cỡ giống” đã được thực hiện tại Khoa Môi Trường và Tài
Nguyên Thiên Nhiên từ tháng 08 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013. Nghiên cứu
gồm hai nội dung chính là (1) Xác định giá trị LC50-96 giờ của Quinalphos lên cá
rô, (2) Xác định ảnh hưởng của Quinalphos ở các nồng độ dưới ngưỡng gây chết
(0,02, 0,19, 0,38 mg/L) đến tăng trưởng của cá rô. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá
trị LC50 - 96 giờ của hoạt chất Quinalphos lên cá rô (Anabas testudineus) cỡ 7 – 8 g
là 1,88 mg/L. Ở hai nồng độ Quinalphos 0,19 và 0,38 mg/L tỷ lệ sống của cá rô bị

giảm và giảm lần lượt còn 86,00% (p>0,05), 34,67% (p<0,05) so với đối chứng, tốc
độ tăng trưởng tương đối của cá rô bị giảm đáng kể (47,97 và 37,84% so với đối
chứng đối chứng, p<0,05) ở cả 2 nồng độ thuốc. Trong khi cá không giảm tiêu thụ
thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) tăng ở các nghiệm thức nồng độ
Quinalphos. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, cá rô có sức chịu đựng đối với
Quinalphos khá cao so với một số loài cá khác.
Từ khóa: Anabas testudineus, Quinalphos, LC50, tỷ lệ sống, tăng trưởng, tiêu thụ
thức ăn, chuyển hóa thức ăn.










iv

MỤC LỤC
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG i
LỜI CẢM TẠ ii
TÓM LƯỢC iii
DANH SÁCH BẢNG vi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Sử dụng thuốc BVTV trong canh tác nông nghiệp 3
2.1.1 Chủng loại sử dụng 3
2.1.2 Liều lượng sử dụng 3

2.1.3 Tần suất sử dụng 3
2.2 Giới thiệu về hoạt chất Quinalphos 4
2.2.1 Đặc điểm hóa và lý học 4
2.2.2 Các sản phẩm thương mại và công dụng 5
2.3 Phương pháp xác định độc cấp tính 5
2.4 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật lên tăng trưởng sinh vật 6
2.4.1 Ảnh hưởng đến tăng trưởng 6
2.4.2 Các ảnh hưởng khác 8
2.5 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến độc tính của thuốc BVTV 9
2.5.1 Nhiệt độ 9
2.5.2 Oxy hòa tan trong nước (DO) 9
2.5.3 pH 10
2.6 Giới thiệu về cá Rô ( Anabas testudineus) 11
2.6.1 Đặc điểm hình thái phân loại 11
2.6.2 Đặc điểm sinh sống và phân bố 11
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Thời gian và địa điểm 14
3.2 Vật tư và hóa chất 14
3.2.1 Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu 14
3.2.2 Hóa chất 14
3.3 Sinh vật thí nghiệm 15
3.4 Bố trí thí nghiệm 15
3.4.1 Xác định độ độc cấp tính (LC50 96h) của thuốc đối với cá rô đồng 15
3.4.2 Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của Quinalphos ở nồng độ dưới ngưỡng
gây chết lên tăng trưởng của cá rô 16
3.5 Tính toán kết quả và xử lý số liệu 16
v

3.5.1 Tính toán kết quả 16
3.5.2 Xử lý số liệu 18

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
4.1 Nồng độ hoạt chất Quinalphos gây chết 50% cá rô (LC50) 19
4.1.1 Khoảng gây độc của Quinalphos đối với cá rô 19
4.1.2 Nồng độ gây chết 50% cá 19
4.2 Ảnh hưởng của hoạt chất Quinalphos lên tăng trưởng của cá rô 22
4.2.1 Các yếu tố môi trường (nhiệt độ, DO và pH) 22
4.2.2 Một số chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô trong thời gian thí nghiệm 23
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29
5.1 Kết luận 29
5.2 Kiến nghị 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



















vi

DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Chi phí thuốc BVTV và số lần phun ở Việt Nam và các nước khác
4
4.1
Tỷ lệ chết của cá rô ở các nồng độ xác định khoảng gây độc
20
4.2
Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm xác định LC50
21
4.3
Tỷ lệ chết (%) của cá rô ở các thời điểm (giờ bố trí) khác nhau
22
4.4
Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm
24
4.5
Tăng trưởng ở cá rô sau 30 ngày
26














vii

DANH SÁCH HÌNH

Hình
Tên hình
Trang
4.1
Giá trị LC50-96 giờ theo thời gian phơi nhiễm thuốc
23
4.2
Tỷ lệ sống của cá theo thời gian
25
4.3
Tỷ lệ sống của cá rô sau 30 ngày
26
4.4
Thay đổi trọng lượng tươi và chiều dài cá theo thời gian thí nghiệm
28























1

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trồng lúa chính của Việt Nam.
Theo Tổng cục thống kê (2012), diện tích trồng lúa vùng ĐBSCL trong năm 2011
ước tính đạt 4 triệu ha và chiếm khoảng 50% sản lượng lúa cả nước. Song song với
việc tạo ra nhiều sản lượng lúa, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cũng được sử dụng
rất nhiều. Thuốc bảo vệ thực vật hoạt chất Quinalphos là một trong những loại
thuốc được sử dụng khá phổ biến trong canh tác nông nghiệp nói chung và lúa nói
riêng (Phạm Hoàng Giang, 2010, Quách Hữu Lợi, 2013). Trong danh mục thuốc

bảo vệ thực vật cho phép được sử dụng năm 2013 có đến 18 tên thuốc thương mại
có chứa hoạt chất Quinalphos, với 8 sản phẩm đơn và 10 sản phẩm kết hợp; trong
đó, Kinalux 25EC là một trong những loại thuốc trừ sâu sử dụng phổ biến hiện nay
trong ruộng lúa để trừ các loại sâu hại như nhện gié, sâu đục bẹ, sâu cuốn lá (Bộ
Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, 2011). Hoạt chất Quinalphos thuộc nhóm
lân hữu cơ, không tồn tại lâu trong môi trường nhưng có tính độc rất cao đối với
những loài động vật có xương sống và không xương sống (Fulton and key, 2001).
Theo nghiên cứu của Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2005) cho thấy khi phun
thuốc BVTV cho cây trồng thì có ít hơn 50% thuốc bám trên cây trồng, phần còn lại
bay vào không khí, rơi xuống đất, nước và có thể bị rửa trôi hoàn toàn vào các thủy
vực nếu sau khi phun lại gặp mưa. Thêm vào đó theo Phạm Văn Kim (1997) khi
pha thuốc nông dân có khuynh hướng pha với nồng độ cao hơn mức hướng dẫn để
đảm bảo có hiệu quả lập tức. Kết quả khảo sát của Quách Hải Lợi (2013) cho thấy
Quinalphos phát hiện cả trong nước trên ruộng, kênh dẫn và sông tỉnh Hậu Giang
với nồng độ phát hiện lần lượt khoảng 0,078; 0,027 và 0,007 µg/L. Vì vậy, nhiều
loài sinh vật sống trên đồng ruộng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn.
Cá rô (A. testudineus) là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt
đới và khả năng thích nghi của chúng đối với môi trường sống rất tốt, đặt biệt là cá
có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, nên có thể tồn tại và phát triển
trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên (Trương Thủ Khoa và Trần Thị
Thu Hương, 1993). Cá rô là đối tượng dễ nuôi, có chất lượng thịt thơm ngon, không
có xương dăm và có giá trị thương phẩm cao. Hiện nay, cá rô là một trong những
đối tượng thủy sản quan trọng đã và đang nuôi phổ biến ở các tỉnh vùng ĐBSCL,
gần đây còn phát triển nhiều ở Miền Đông Nam Bộ (Dương Nhựt Long, 2007). Ở
ĐBSCL, nơi cư trú chủ yếu và lâu dài của cá rô là ruộng lúa (Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương, 1993). Do tập tính sống nên cá rô khó tránh khỏi tiếp xúc với
phun thuốc BVTV trên đồng ruộng.
2

Do đó nghiên cứu “Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất Quinalphos lên tăng

trưởng của cá rô (A. testudineus) cỡ giống” được đặt ra.
Mục tiêu
Nghiên cứu nhằm xác định độc tính của Quinalphos đối với cá rô cỡ giống,
cung cấp thông tin cho các nghiên cứu tiếp theo trong điều kiện ruộng lúa ở
ĐBSCL.
Nội dung nghiên cứu:
 Xác định giá trị LC50-96 giờ của Quinalphos lên cá rô.
 Xác định ảnh hưởng của Quinalphos ở các nồng độ dưới ngưỡng gây chết
đến tăng trưởng của cá rô.
Pham vi nghiên cứu của đề tài:
 Loại thuốc sử dụng trong nghiên cứu: Kinalux 25 EC chứa 25% hoạt chất
Quinalphos.
 Sinh vật dùng cho nghiên cứu: Cá rô (A. testudineus) cỡ giống.
















3


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sử dụng thuốc BVTV trong canh tác nông nghiệp
2.1.1 Chủng loại sử dụng
Theo Bùi Sĩ Doanh (2013), chủng loại thuốc BVTV nhập khẩu cũng có biến
đổi cơ bản theo xu hướng thuốc trừ sâu giảm, thuốc trừ bệnh, trừ cỏ và các loại
thuốc BVTV khác tăng lên. Trước năm 1990, thuốc trừ sâu chiếm khoảng 83,3%
tổng lượng thuốc BVTV nhập khẩu, thuốc trừ bệnh 9,5%, thuốc trừ cỏ dưới 4%,
thuốc khác 3,1%; đến năm 2012, thuốc trừ sâu chỉ chiếm 20,4%, thuốc trừ bệnh
23,2%, thuốc trừ cỏ tăng lên 44,4%; Các thuốc khác chiếm 12% so với tổng khối
lượng thuốc nhập khẩu.
2.1.2 Liều lượng sử dụng
Tính trên toàn quốc cho thấy trong khoảng từ năm 1976 – 1980 thì bình quân
cả nước sử dụng mỗi năm khoảng 5.100 tấn thuốc BVTV. Năm 1986 lượng thuốc
BVTV sử dụng đã tăng lên gấp 4 lần đến năm 1998 thì tăng lên gần gấp đôi so với
năm 1985 (Hoàng Danh Dự, 2003). Theo thống kê của bộ tài nguyên môi trường
năm (2006), lượng thuốc trừ sâu ở Việt Nam ngày càng tăng, năm 1990 là 33 tấn
tăng lên 45.000 tấn vào năm 2005 và tăng lên 50.000 tấn vào năm 2006.
Theo đánh giá của UNDP (2010) các nước ở khu vực Châu Á, nông dân sử
dụng rất nhiều phân bón và thuốc trừ sâu trong canh tác lúa. Thuốc trừ sâu được sử
dụng bừa bãi và có khi phun gấp 11 lần lượng khuyến cáo. Do quá trình thâm canh,
tăng vụ cộng với việc khuyến cáo, tiếp thị rộng rãi các loại thuốc trừ sâu đã dẫn đến
việc có đến 80% thuốc trừ sâu được phun xịt của nông dân là không cần thiết. Mặt
khác, với thiết bị phun xịt của nông dân nghèo, có đến hơn 75% các hoạt chất không
đạt được mục tiêu mà đi vào môi trường (Escalada, 2009).
Trong thòi gian qua, số lượng và giá trị nhập khẩu thuốc BVTV của nước ta tăng
lên. Trước năm 1990, lượng thuốc BVTV nhập khẩu quy đổi thành phẩm là 13.000
- 14.000 tấn, giá trị khoảng 10 triệu USD, đến năm 2012 số lượng và giá trị nhập
khẩu đã tăng lên 103.500 tấn vói khoảng 700 triệu USD. Trong thòi gian qua, số

lượng và giá trị nhập khẩu thuốc BVTV của nước ta tăng lên. Trước năm 1990,
lượng thuốc BVTV nhập khẩu quy đổi thành phẩm là 13.000 - 14.000 tấn, giá trị
khoảng 10 triệu USD, đến năm 2012 số lượng và giá trị nhập khẩu đã tăng lên
103.500 tấn vói khoảng 700 triệu USD (Bùi Sĩ Doanh, 2013).
2.1.3 Tần suất sử dụng
4

Tần suất sử dụng thuốc BVTV cũng là vấn đề cần đáng quan tâm. Xét về chi phí
thuốc BVTV, miền Nam đầu tư cao hơn so với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines,
Indonesia và cả miền Bắc. Tần suất phun thuốc trừ sâu ở ĐBSCL là lớn nhất cả nước và
trong khu vực Đông Nam Á (Craig Meisner, 2005) (Bảng 2.1.3).
Bảng 2.1: Chi phí thuốc BVTV và số lần phun ở Việt Nam và các nước khác
Quốc gia/ khu vực
Chi phí (USD/ha)
Số lần phun
Trung Quốc
25,6
3,5
Ấn Độ
24,9
2,4
Philippines
26,1
2,0
Indonesia
7,7
2,2
Miền Bắc Việt Nam
22,3
1,0

Miền Nam Việt Nam
39,3
5,3
(Craig Meisner, 2005)
2.2 Giới thiệu về hoạt chất Quinalphos
2.2.1 Đặc điểm hóa và lý học
- Tên thương mại: Kinalux 25EC
- Tên hóa học: 0,0-diethyl 0-2 quinoxalin phosphorthioate
- Tên hoạt chất: Quinaphos
Đặc điểm tồn tại của Quinalphos trong môi trường: Hoạt chất Quinalphos có tỷ
trọng 1, 235 g/ml ở 20
0
C lớn hơn tỉ trọng của nước, hoàn tan được trong các dung
môi như hexane tuloene, ethyl acetate acetone, methanol, ethanol, ổn định trong
acid, alkali… (Biotech, 1991).
- Nhóm hóa học: Lân hữu cơ (organophosphorus)
- Công thức phân tử: C
12
H
15
N
2
O
3
PS
(Nguồn:
- Khối lượng phân tử: 298,3 g/mol

- Công thức hóa học:




(Nguồn:
5

- Tính chất: Ở thể rắn, dễ chảy ở nhiệt độ 31-32
0
C, điểm sôi 142
0
C. Ít tan
trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như toluene, xylene, acetone,
methanol,… Nhóm độc I, LD
50
qua miệng 71 mg/kg.
- Tính độc và hoạt tính trừ sâu: ít độc đố với con người và động vật máu nóng
(LD
50
= 142-1000mg/kg). Một số giống táo, đào mẫn cảm với loại thuốc này
- Thời gian cách ly: 14 ngày (Phạm Văn Biên, 2003), 21 ngày (Công ty Bảo vệ
Thực vật An Giang).
- Thời gian bán rã (DT
50
): Quinaphos ở 25
0
C và pH=3 là 23 ngày, 39 ngày ở
25
0
C và pH=6,26 ngày ở 26
0
C và pH=9

(Nguồn: ).
2.2.2 Các sản phẩm thương mại và công dụng
Theo danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam (2013) thì hoạt
chất Quinalphos có nhiều tên thương mại khác nhau do các công ty trong và ngoài
nước sản xuất như Aquiphos 40EC, Faifos 5GR, 25EC, Kinalux 25EC, Methink 25
EC, Obamax 25EC, Peryphos 25 EC,… Theo WTO (2004) thì thuốc BVTV được
chia làm 5 nhóm độc là nhóm Ia (rất độc), Ib (độc cao), nhóm II (độc trung bình),
nhóm III (ít độc), nhóm IV (rất ít độc) và hoạt chất Quinalphos có độc tính thuộc
nhóm II.
Thuốc BVTV Kinalux 25EC chứa 25% hoạt chất Quinalphos là thuốc trừ sâu
được sử dung trong nghiên cứu này, nằm trong danh sách các loại thuốc BVTV
được phép sử dụng do Công ty Cổ phần BVTV An Giang sản xuất. Là thuốc sử
dụng khá phổ biến ở Việt Nam và ĐBSCL, thuốc trừ được nhiều loại sâu hại như
nhện gié, sâu phao đục bẹ, sâu cuốn lá trên lúa, sâu khoang trên đậu phộng, sâu ăn
tạp trên đậu nành, rệp sáp trên cà phê, sâu đục ngọn trên điều.
Qui cách: Kinalux 25EC 100 mL, 480 mL.
2.3 Phương pháp xác định độc cấp tính
- Theo APHA (1998) để xác định độc cấp tính của hóa chất cần phải tiến hành
qua 2 giai đoạn.
 Xác định khoảng gây độc
Khoảng gây độc của một hóa chất là khoảng nồng độ hay liều lượng mà chất
đó gây chết từ 10 - 90% sinh vật. Nói một cách khác, ngưỡng trên của khoảng gây
độc là nồng độ thấp nhất gây chết khoảng 90% sinh vật sau thời gian tiếp xúc xác
định; ngưỡng dưới của khoảng gây độc là nồng độ cao nhất bắt đầu gây chết nhưng
không quá 10% sinh vật sau thời gian tiếp xúc xác định.
6

 Xác định nồng độ gây chết 50% sinh vật
Nồng độ hay liều lượng gây độc cấp tính (độc tức thời) được xác định bằng
cách ước tính giá trị LC50 hay LD50 của sinh vật dựa trên kết quả tỉ lệ chết sau khi

sinh vật tiếp xúc với chất ô nhiễm trong khoảng nồng độ hay liều lượng gây độc ở
một thời gian xác định. Để có được giá trị LC50 hay LD50 đáng tin cậy, phương
pháp triển khai thí nghiệm để xác định tỷ lệ chết sinh vật trong khoảng nồng độ gây
độc cần được chú ý. Phương pháp thí nghiệm thí nghiệm được xác định bằng cách
cho sinh vật tiếp xúc với ít nhất là 5 mức nồng độc chất ô nhiễm nằm trong khoảng
gây độc đã xác định. Tùy thuộc vào khoảng chênh lệch giữa ngưỡng trên và ngưỡng
dưới mà chọn hệ số thích hợp cho các mức nồng độ trung gian. Thông thường hệ số
áp dụng thay đổi trong khoảng 0,5 – 0,9. Các mức nồng độ cần phải có sự bố trí lặp
lại trong thí nghiệm. Phương pháp probit (Finney, 1971) thường được áp dụng để
ước tính LC50 hay LD50. Ngoài ra, các giá trị này có thể được ước đoán dựa vào
mối tương quan giữa nồng độ tiếp xúc và tỷ lệ chết.
Độ độc cấp tính thường được xác định ở các thời điểm khác nhau tùy thuộc
theo tốc độ giảm tính độc của chất ô nhiễm theo thời gian. Kết quả nghiện cứu độ
độc cấp tính sẽ chỉ ra mối liên quan giữa tỷ lệ chết của sinh vật và nồng độ chất ô
nhiễm ở các thời điểm khác nhau.
- Các nghiên cứu về độ độc cấp tính của một số loài thủy sản
Hiện nay có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định nồng độ gây chết
LC50-96h của một số thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ trên nhiều đối tượng thủy sản.
Kết quả cho thấy giá trị này khác nhau tùy thuộc loại thuốc, loài và kích cỡ thủy
sản. Theo Trịnh Thị Lan (2004), giá trị LC50 – 96 giờ của Fenobucarb có trong
thuốc Basa50EC đối với cá rô là 11,37 mg/L, của hoạt chất Diazinon là 6,55 mg/L
(Rahman et al., 2002). Nồng độ gây chết 50% sau 96 tiếp xúc với Diazinon ở tôm
càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là 390 µg/L (Nguyễn Thanh Toàn, 2008),
tuy nhiên ở cá chép (Cyprinus carpio), cá mè vinh (Barbodes gonionotus), cá rô
phi (Oreochromis sp) lần lượt là 3,36 mg/L; 3,69 mg/L; 3,5mg/L (Đỗ Thị Thanh
Hương, 1998) và ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là 3,89 mg/L (Nguyễn
Thị Hồng Nhi, 2010) thì cao hơn rất nhiều. Nồng độ gây chết 50% sau 96h tiếp xúc
với Quinalphos ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)là 0,133 mg/L (Nguyễn
Thị Quế Trân, 2010), ở cá rô phi (Oreochromis niloticus) là 0,84 mg/L (Đỗ Văn
Bước, 2009), ở cá mè vinh (Barbodes gonionotus) là 0,856 mg/L (Trần Thiện Anh,

2011), ở cá chép (Cyprinnus carpio) là 0,76 mg/L (Nguyễn Quang Trung, 2012).
2.4 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật lên tăng trưởng sinh vật
2.4.1 Ảnh hưởng đến tăng trưởng
7

Trần Thiện Anh (2011) cho rằng hoạt chất Quinalphos ảnh hưởng rõ rệt lên
tăng trưởng của cá mè vinh (Barbanymus gonionotus), tốc độ tăng trưởng của cá
giảm ở nồng độ càng cao và FCR càng cao ở nồng độ Quinạphos càng cao; cao nhất
ở nồng độ 0,856 mg/L là 7,7 và nồng độ 0,58 mg/L là 5,6. Sự tăng trưởng và hiệu
quả chuyển hóa thức ăn ở cá giảm có thể là do tiêu hao nhiều năng lượng cho mục
đích duy trì hoạt động sống (Arunachalam et al., 1980). Đỗ Thị Thanh Hương
(1999) cho rằng Basudin 40EC ở nồng độ dưới ngưỡng gây chết làm giảm tăng
trưởng của ba loài cá chép, rô phi, mè vinh và tốc độ tăng trưởng càng giảm theo sự
gia tăng nồng độ. Khi cá lóc (Channa Striata) tiếp xúc với Diazinon 4 ngày ở nồng
độ 0,35 mg/L và cho ra nước sạch 40 ngày thì tốc độ tăng trưởng của cá bị ức chế
khoảng 50% và 60 ngày là 33% so với đối chứng (Nguyễn Văn Công et al., 2006a).
Tương tự, Hồ Thị Thanh Tuyến (1999) cho rằng Basudin 40 EC cũng làm giảm
tăng trọng của cá trê vàng dù ở nồng độ thấp nhất (nồng độ an toàn và chỉ dẫn).
Arunachalam và Palanichamy (1982) đã phát hiện cá Macropodus cupanus tương tự
như cá mè vịnh giảm tăng trưởng khi sống trong nồng độ carbaryl (carbamate) dưới
ngưỡng gây chết trong 26 ngày. Nguyễn Văn Toàn (2009), nhận thấy SGR của cá rô
đồng (Anabas testudineus) giảm khi tiếp xúc với Diazinon ở nồng độ 655 µg/L và
1.638 µg/L, mức độ ức chế lần lượt là 25% và 29% sau 2 tháng thí nghiệm. Ở nồng
độ 0,35 mg/L, Diazinon làm giảm 50% và 33% SGR của cá Lóc (Channa striata)
so với đối chứng sau 40 ngày và 60 ngày thí nghiệm (Nguyễn Văn Công et al.,
2006). Cá rô phi (Orchrromis niliticus) sau 8 tuần tiếp xúc với các nồng độ
Dimethoate 0,83, 1,04 và 1,38 mg/L, SGR giảm lần lượt là 48,9%, 58,7% và 75,9%
so với đối chứng (Auta và Ogueji, 2006).
Nguyễn Văn Công et al., (2008) cũng cho thấy khi nuôi phôi cá lóc đồng
(Channa sriata) nở trong Diazinon ở nồng độ từ 2.4 mg/L trở lên sẽ có kích cỡ nhỏ

hơn cá nở trong nước máy. Theo Jobling (1993) tăng trưởng ở cá là sự gia tăng về
năng lượng dự trữ trong cơ thể, kết quả của sự khác biệt giữa năng lượng tiêu thụ và
năng lượng cho quá trình trao đổi chất. Nguyễn Trọng Hồng Phúc (2009) cho rằng
tỷ lệ sống của cá chép (Cyprinus carpio) khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu hoạt chất
Fenobucarb dao động 73-97%, nồng độ thuốc càng cao thì tỷ lệ sống của cá càng
thấp. Sau 60 ngày nuôi thỳ tốc độ tăng trưởng của cá chép giảm theo sự gia tăng
nồng độ thuốc và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Hệ số thức ăn
(FCR) của cá chép tăng theo nồng độ thuốc, dao động từ 2,3-3,9 và khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với đối chứng. Đỗ Văn Bước (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của
thuốc trừ sâu Quinalphos lên tăng trưởng của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
nhận thấy sau 54 ngày tỷ lệ sống của cá giảm khi nồng độ thuốc thí nghiệm càng
tăng. Tăng trưởng tuyệt đối (DWG) của cá ở nồng độ 0,05 mg/L là thấp nhất (0,37
8

g/ngày) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Hệ
số FGR của cá tăng dần theo sự gia tăng của nồng độ thuốc.
2.4.2 Các ảnh hưởng khác
Ảnh hưởng dưới ngưỡng gây chết của thuốc BVTV đối với cá
+ Ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp
Theo Murty (1998) khi tiếp xúc với thuốc ở nồng độ dưới ngưỡng gây chết cá
sẽ gia tăng cá hoạt động hô hấp dẫn đến tăng cường độ trao đổi oxy và hậu quả làm
cá hấp thu nhiều chất độc trong máu. Thuốc trừ sâu thuộc gốc clo hữu cơ làm tăng
nồng độ hô hấp của cá ở nồng độ dưới ngưỡng gây chết, nhưng quá trình lấy oxy
của cá sẽ bị ức chế ở nồng độ gây chết. Đối với nhóm lân hữu cơ thì cường độ hô
hấp của cá bị suy giảm liên tục, nhưng cũng có trường hợp ngược lại nên cũng khó
xác định được qui luật chung.
Với một số loài cá có cơ quan hô hấp khí trời, cá có khả năng gia tăng lấy oxy
từ khí trời khi sống trong môi trường tồn tại độc chất. Cá lóc (Channa striata) là
loài có cơ quan hô hấp phụ nên khi sống trong môi trường có hoạt chất Diazinon,
DO giảm thấp nó sẽ chuyển sang sử dụng cơ quan hô hấp khí trời. Cá lóc đồng gia

tăng đớp khí trời khi tiếp xúc với Dazinon ở nồng độ 0,008 mg/L (Công, 2006) Cá
trơn (Mystus vittatus) cũng gia tăng đớp khí trời khi sống trong môi trường nhiễm
bẩn Carbaryl (Carbamate) (Arunachalam et al., 1980). Như vậy, cá có cơ quan hô
hấp khí trời có thể chuyển sang lấy oxy từ không khí khi môi trường thiết oxy hay
khi môi trường nước bị nhiễm bẩn.
+ Ảnh hưởng đến hoạt động bơi lội của cá
Khi sống trong môi trường ô nhiễm thuốc BVTV, cá thừng có những biểu hiện
sinh lý có thể nhận thấy: cường độ hô hấp, chu kì đớp khí (những loài cá có cơ quan
hô hấp phụ), hoạt động bơi lội… Hoạt động bơi lội của cá biểu hiện rất rõ khi bị hóa
chất xâm nhập như: Bơi lội chậm, bất thường, không xác định hướng bơi, chao
đảo,…
Hoạt động bơi lội của cá biểu hiện ở 4 đặc điểm: khoảng cách thời gian bơi lội,
tốc độ, mức độ xoay trở, hướng bơi). Khi tiếp xúc với thuốc Malathion, hoạt động
bơi lội của cá bị giảm sút khoảng cách thời gian bơi lội, tốc độ bơi lội chậm hơn sau
24h. Sau 96h vẫn còn bơi nhưng chậm hơn và di chuyển rất chậm, cá phục hồi hoàn
toàn sau 48h được đưa ra nước sạch. Khi tiếp xúc với Diazinon, hoạt động bơi lội
của cá giảm về: Thời gian, tốc độ, khả năng xoay trở so với khi chưa tiếp xúc với
thuốc. Sau 48h sống ở nước sạch, cá vẫn không phục hồi lại được như lúc đầu
(Brewer et al., 2000)
+ Ảnh hưởng đến hành vi
9

Khi bị nhiễm độc thuốc trừ sâu cá mất thăng bằng và đưa đến hậu quả: hoặc là
cá sẽ chết ngay lập tức hoặc là cá sẽ nằm dưới đáy một vài ngày sau đó sẽ chết
(Adelman et al., 1976; Murty, 1988). Theo Bull và McInerney (1974), cá hồi Coho
Salmon sau 2 giở tiếp xúc với các nồng độ Fenitrothion (7,3, 18, 36,5, và 57,8% của
LC50-96 giờ) đã giảm hẳn hành vi rượt đuổi, bắt mồi nhưng lại tăng hành vi bơi lội
không đúng phương hướng; sau 5 giờ tiếp xúc, cá bơi gần mặt nước với đầu quay
sang một phía hoặc quay ngược xuống. Còn đối với cá hồi Đại Tây Dương cỡ nhỏ,
khi tiếp xúc với Fenitrothion ở nồng độ 0,1 – 1 mg/L thì di chuyển ít hơn trong sáu

ngày; nếu tiếp xúc trong 15-16 ngày thì có khoảng 50% cá chết ở nồng độ 1mg/L.
2.5 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến độc tính của thuốc BVTV
2.5.1 Nhiệt độ
Trong tất cả các nhân tố môi trường ảnh hưởng của nhiệt độ lên tính độc của
thuốc được nghiên cứu nhiều nhất (Murty, 1988). Nhiệt độ tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp lên hoạt tính ezyme, tốc độ trao đổi chất… Nhiệt độ trong môi trường
nước có thể làm tăng, giảm hoặc không ảnh hưởng đến độc chất, tùy thuộc vào từng
loại độc tố, loài sinh vật và điều kiện sống. Đa số sinh vật khi nhiệt độ tăng sẽ làm
tăng cường độ trao đổi chất (Lerman et al.,, 2004; Liu và cộng sự, 2000; Quin et al.,
1997). Sự gia tăng này nếu trong môi trường có độc chất sẽ làm gia tăng độc tính
của chất đó (Murty, 1988). Theo Mayer và Ellersieck (1986) độc tính của các thuốc
trừ sâu gốc lân hữu cơ tăng đối với những loài sinh vật nước ngọt khi nhiệt độ tăng.
Khi nhiệt độ tăng 10
0
C – 30
0
C độc chất của Parathion tăng thêm 100 lần (Lydy et
al., 1990). Murty (1988) tổng hợp kết quả nghiên cứu từ nhiều tác giả khác nhau
cho thấy đa phần khi nhiệt độ tăng sẽ làm tăng độc tính. Thí dụ độ độc của endrin
lên cá vàng (goldfish) tăng khi độ độc tăng, giá trị LC
50
-48h ở 4
0
C là 0,14 mg/L, ở
17-18
0
C là 0,004-0,008 mg/L và 0.0002mg/L ở 27-28
0
C . Ở cá da trơn (catfish)
(Heteropneustefossilis) thì độc tính của endosulfan thấp vào những tháng lạnh hơn

những tháng nắng trong năm. Trong môi trường nước ấm cá hồi tích tụ thuốc trừ
sâu nhiều hơn nước lạnh và khi đưa loài cá vào vùng nước có nhiệt độ thấp hơn và
nguồn thức ăn bị thiếu thì sự tích tụ này sẽ làm cá tử vong (Reinert et al., 1974
trích bởi Lê Huy Bá, 2006). Bên cạnh đó cũng có những trường hợp độc tính của
thuốc giảm khi nhiệt độ tăng như độc tính của Peremethin lên cá hồi bảy màu thì tỷ
lệ nghịch với nhiệt độ, giá trị LC50 – 96h ở 5
0
C là 0,62 µg/L, ở 20
0
C là 6,4 µg/L.
Giá trị LC50-96h của DDT đối với cá Mang Xanh ở 16
0
C dao động trong khoảng
30 – 42 µg/L và ở 12,7
0
C dao động từ 62 – 75 µg/L (Murty, 1988). Như vậy, tùy
loài sinh vật và hóa chất mà nhiệt độ có thể làm tăng hay giảm độc tính đến sinh
vật.
2.5.2 Oxy hòa tan trong nước (DO)
10

Oxy hòa tan là một trong những yếu tố quan trọng cho sự sống còn và phát
triển của thủy sinh vật. Ở ĐBSCL, DO trên đồng ruộng dao động rất lớn trong ngày
và theo thời gian sinh trưởng của lúa (Vromant et al., 2001a, b). Sự khác nhau lớn
về DO cũng làm gia tăng độc tính của thuốc trừ sâu đến cá (Baer et al., 2002).
Trong điều kiện bình thường, DO không làm ảnh hưởng đến hoạt tính ChE (Nguyễn
Văn Công et al., 2006b) nhưng khi giảm DO từ 6 – 9 mg/L xuống còn 1,7 – 2,6
mg/L kết hợp với tăng nhiệt độ từ 20
0
C lên 30

0
C thì giá trị LC50-96 giờ của thuốc
profenofos lên cá Pimephaes promelas giảm từ 333 µg/L xuống 21,5 µg/L (Baer et
al., 2002). Điều này cho thấy giảm DO kết hợp với tăng nhiệt độ sẽ làm tăng ảnh
hưởng của hợp chất này. Nếu trong môi trường có độc chất, hậu quả làm cho độc
chất xâm nhập vào cơ thể nhiều hơn và gây độc nhanh hơn (Hoey et al., 1991). Một
số trường hợp những loài cá có cơ quan hô hấp khí trời có thể chuyển hướng lấy
oxy trong không khí khi trong nước tồn tại độc chất. Arunachalam và Palanichamy
(1982) cũng thấy loài cá có cơ quan hô hấp khí trời Macropodus cupanus tăng
cường đớp khí khi sống trong môi trường có carbaryl.
Kết quả tổng hợp của Lê Huy Bá (2000) cho thấy các chất độc phụ thuộc vào
pH sẽ tăng khi giảm lượng oxy. Thí dụ ammonia sẽ tăng độc tính gấp 2,5 lần khi
DO thấp là do lượng nước qua mang tăng lên, gây gia tăng pH cục bộ và do đó làm
tăng lượng chất độc chưa được ion hóa dẫn đến độc tính tăng. Độc tính của
ammonia đối với loài cá bảy màu tăng 1,9 lần khi DO giảm từ 80-30% so với mức
bão hòa. Độ độc cấp tính của kẽm (Zn) cũng tăng khi oxy bão hòa giảm
(Arunachalam and Palanichamy, 1982).
2.5.3 pH
Ảnh hưởng của sự thay đổi pH là làm gia tăng sự ion hóa (Lê Huy Bá, 2002).
Khi pH tăng sẽ làm độc chất ở dạng không liên kết, các phần tử không liên kết sẽ
trở nên độc hơn khi chúng xâm nhập qua màng tế bào của sinh vật và ngược lại
(Murty, 1998). Mexacanbate tăng độc tính đối với cá mang xanh là 38 lần khi pH
tăng từ 7,5 lên 9,5, giá trị LC50-96h là 22,9 mg/L ở pH 7,5 và giảm còn 0,6 mg/L ở
pH=9,5 (Murty, 1988).
Bên cạnh đó, Murty (1988) tổng hợp kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy đa
phần độc tính của hóa chất giảm khi pH tăng. Chẳng hạn, độc tính của
pentachlorophenol (PCP) lên cá bị giảm bởi sự tăng của pH từ 6,5-7,5, phần trăm
sống sót của cá đối với thuốc trừ cỏ 2,4D tăng lên khi pH môi trường tăng, ở mức
nồng độ 7,43 mg/L có 60% cá sống sót ở pH=7, ở pH=8,25 thì khả năng này đạt
100%. Cũng ở cùng mức nồng độ thuốc, có 28% cá thể sống sót sau 92 giờ thí

nghiệm ở pH=7,6, trong khi đó tỉ lệ sống là 100% khi pH ở giá trị 9,8. Một số độc
chất sinh học thay đổi độc tính theo pH, một số khác thì không thay đổi. Mayer and
11

Ellersicck (1986) pH ảnh hưởng không đáng kể đối với độc cấp tính của Parathion
cũng như thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ.
2.6 Giới thiệu về cá Rô ( Anabas testudineus)
2.6.1 Đặc điểm hình thái phân loại
Cá rô (Anabastestudineus, Bloch 1792)_Theo Mai Đình Yên (1983), Trương
Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá rô đồng được phân loại như sau:
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Actinopterygii
Bộ (ordo): Perciformes
Phân bộ (subordo): Anabantoidei
Họ (familia): Anabantidae
Chi (genus): Anabas
Loài (species): Anabas testudineus
Tên địa phương: Cá rô
Về hình thái cá rô có thân hình bầu dục, dẹp bên, cứng chắc. Đầu lớn, mắt to,
miệng ngắn, răng nhỏ nhọn. Toàn thân phủ vảy lược. Vây có gai cứng, xương nắp
mang có răng cưa, vây đuôi tròn không chia thùy, giữa gốc vi đuôi có một đốm đen
đậm. Mặt lưng của đầu và thân có màu xám đen hoặc màu xanh và lợt dần xuống
bụng, ở một số cá thể ửng lên màu vàng nhạt, kích thước cá lớn nhất khoảng 25 cm
(Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương, 1993; Nguyễn Văn Kiềm, 2004; Đoàn
Khắc Độ, 2008).
Cơ thể cá dày vừa phải, nhỏ hơn chiều dài chuẩn khoảng 3-3,5 lần (Talwar and
Jhingran, 1991), cơ quan hô hấp phụ của cá ở cơ quan thứ nhất còn gọi là mê lộ
(Jayaram, 1981). Cơ quan hô hấp này giúp cá trao đổi oxy với khí trời, và cũng nhờ
có cơ quan này mà cá có thể chịu đựng được trong thời gian dài ở điều kiện thiếu

nước. Cá hoạt động với nắp mang, các vây và cuốn đuôi cá có thể di chuyển một
khoảng cách xa để tìm nơi thích hợp.
2.6.2 Đặc điểm sinh sống và phân bố
- Phân bố
Cá rô phân bố ở khắp các địa hình như ao, hồ, sông, rạch, mương vườn, ruộng
lúa, cá rô đồng là loài cá nước ngọt phân bố rộng từ phía Nam Trung Quốc, Việt
Nam, Lào, Campuchia, đến Thái Lan, (Dương Nhựt Long, 2007).
12

Đây là loài cá phân bố khá phổ biến trong hầu hết các thủy vực ở Đồng bằng
Bắc bộ và Đồng bằng Nam bộ nước ta nhưng miền núi gặp rất ít (Mai Đình Yên,
1983).
- Đặc điểm sinh học sinh sản
Tuổi thành thục: trong tự nhiên, cá thành thục trong một năm tuổi, chiều dài
khoảng 12 cm (Mai Đình Yên, 1983). Khi đến tuổi trưởng thành cá cái lớn hơn cá
đực. Tuy nhiên theo Nguyễn Thành Trung (1998) thì cá thành thục lần đầu sau 8-10
tháng tuổi. Cá đực có kích thước 12,20±0,96 cm và tương ứng cá cái là 10,32±0,89
cm, trọng lượng trung bình 50-60 g.
Mùa vụ sinh sản: trong tự nhiên cá thành thục tập trung vào các tháng 4 trở đi
và cao điểm vào giữa mùa mưa (tháng 8) (Phạm Văn Khánh và ctv, 2002). Bộ Thủy
Sản (1996), mùa vụ sinh sản của cá từ tháng 5 đến tháng 10. Trong khi đó Mai Đình
Yên (1983) cho rằng mùa vụ sinh sản của cá rô từ tháng 4 đến tháng 6. Trong điều
kiện nuôi vỗ nhân tạo, do chủ động nuôi vỗ sớm nên cá thành thục hơn ngoài tự
nhiên 1-3 tháng đồng thời kết thúc mùa sinh sản cũng muộn hơn tới tháng 10-11
(Phạm Văn Khánh, 2002).
Đặc điểm và tập tính sinh sản: Cá thường đẻ vào những lúc mưa to, cá bố mẹ di
cư ngược dòng lên ruộng để tìm bãi sinh sản bắt cặp và đẻ trứng (Mai Đình Yên,
1983). Sức sinh sản: Các phase của tế bào trứng trong noãn sào cá rô đồng không
hoàn toàn đồng nhất, đây là đặc điểm của loài cá đẻ nhiều lần trong năm. Sức sinh
sản của cá dao động từ 2200-28000 trứng/cá cái.

- Đặc điểm dinh dưỡng
Cá rô (A. testudineus) có ống tiêu hóa ngắn hơn chiều dài thân. Theo Phạm
Văn Khánh và ctv (2002), cá rô đồng có ruột ngắn, đoạn ruột trước phình to thành
dạ dày, tỷ lệ chiều dài ruột trên chiều dài thân trung bình 0,95-0,34 cm, chứng tỏ cá
có tính ăn thiên về động vật.
Tập tính ăn của cá rô thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Theo Phạm Văn
Khánh và ctv (2002) trong giai đoạn cá bột lên cá hương, cá ăn chủ yếu là phù du,
động vật và những thức ăn nhân tạo như bột trứng và bột đậu nành. Từ tuần lễ thứ
hai trở đi, cá sử dụng chủ yếu phù du động vật, giun ít tơ, ấu trùng Chironomus. Từ
cỡ cá giống (cám, ruốc, bột cá, ). Cá cũng ăn nhiều bột hữu cơ.
- Sinh trưởng và phát triển
Trứng cá rô có màu vàng hoặc trắng, đường kính trứng là 0,8 mm, trứng trôi
nổi trên mặt nước khoảng 18-24 giờ thì nở, nhiệt độ tối ưu cho trứng nở là 28-29
0
C
(Doolgindachabaporn, 1988). Cá bột mới nở dài 1,9mm. Cá bắt đầu ăn động vật và
thực vật phù du ở ngày thứ ba sau khi nở. Thức ăn sống ban đầu cá ưa thích nhất là
13

Moina. Suốt giai đoạn ấu trùng, từ ngày thứ 3-17 sau khi nở, cá chỉ thích ăn thức ăn
sống. Tuy nhiên, sau một tuần từ lúc biết ăn thức ăn ngoài, cá ăn được bột cá và bột
cám mịn với tỷ lệ 1:2. Sau 6 tháng nuôi cá có chiều dài 11,6 cm và trọng lượng 34,5
g (Doolgindachabaporn, 1994).
Cá rô, là loài cá có kích thước nhỏ, thể trọng thường gặp 50-100 g/con, kích
thước lớn nhất của cá có thể đạt tới 25 cm (Axelrod et al., 1971; Sterba, 1983;
Talwar and Jhingran, 1991).
Tuy cá có tính ăn rộng nhưng là loài cá có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với
nhiều loài cá khác (Phạm Văn Khánh và ctv, 2002). Trong tự nhiên tuổi thọ của cá
có thể đạt được 5-6 năm. Năm đầu tiên, chiều dài của cá 9-10 cm, trọng lượng 50-
60 g đối với cá đực và 50-80 cm đối với cá cái, năm thứ hai: 12-13 cm, năm thứ ba:

14-15 cm, năm thứ tư: 16-17 cm. Trong quần thể cá ở đồng ruộng, cá 2 tuổi, 3 tuổi
chiếm ưu thế (60-70%), loại cao tuổi rất ít (Bộ Thủy Sản, 1996).


















14

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm Khoa Môi trường và Tài
nguyên thiên nhiên từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013.
3.2 Vật tư và hóa chất
3.2.1 Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu
+ Bể Composite thể tích 600L dùng để nuôi dưỡng cá cho thí nghiệm và dùng

trong thí nghiệm xác định ảnh hưởng thuốc đến sinh trưởng cá. Bể composite 60L
được sử dụng để xác định độ độc cấp tính LC50 của thuốc đến cá.
+ Máy đo oxy (Thermo Orion – Germany) được sử dụng để đo DO, Máy đo
pH (556 YSI) để đo pH, máy đo nhiệt độ được dùng trong suốt quá trình triển khai
tất cả các thí nghiệm.
+ Cân điện tử (Virtual Measurements & Control) độ chính xác 0,01g sử dụng
để cân trọng lượng cá. Máy chụp ảnh dùng để ghi nhận lại các hình ảnh của cá tại
các thời điểm cần thiết.
+ Ngoài ra còn có các dụng cụ như: vợt lưới dùng để thu mẫu cá; vợt vớt thức
ăn dư, thước đo chiều dài cá; bình định mức, ống đong, cốc thủy tinh, ống hút thủy
tinh đầu nhựa 3 chia… dùng để pha hóa chất sử dụng trong thí nghiệm; xô ca
nhựa…
3.2.2 Hóa chất
Thuốc trừ sâu Kinalux 25 EC được Công ty thuốc
bảo vệ thực vật An Giang sản xuất, có hoạt chất là
Quinalphos thuộc gốc lân hữu cơ được mua từ đại lý
kinh doanh thuốc BVTV thành phố Cần Thơ. Kinalux
25EC chứa 25% hoạt chất Quinalpho s có tên hóa học
là 0,0-diethyl 0–2 quinoxalin phosphorothioate.
Trước khi bố trí thuốc, pha loãng dung dịch gốc
(hàm lượng hoạt chất là 250.000 mg/L) thành dung
dịch mẹ có hàm lượng hoạt chất là 20.000 mg/L. Cách
pha dung dịch mẹ và dung dịch thí nghiệm được tính
theo công thức:
C
1
*V
1
=C
2

*V
2

Trong đó:
15

C
1
: là nồng độ thuốc cần cho thí nghiệm;
V
1
: là thể tích dung dịch thuốc thí nghiệm;
C
2
: là nồng độ thuốc dung dịch mẹ;
V
2
: là thể tích dung dịch mẹ cần cho thí nghiệm.
3.3 Sinh vật thí nghiệm
Cá rô (A. testudineus) cỡ giống có trọng lượng 7-8 g/con được dùng trong thí
nghiệm xác định LC50 - 96 giờ, và 3-6 g/con dùng trong thí nghiệm tăng trưởng sẽ
được mua từ trại giống giống khu vực thành phố Cần Thơ, sau đó đem về thuần
dưỡng khoảng 2 tuần trong bể Composite để đảm bảo cá khỏe mạnh và thích nghi
với điều kiện môi trường trước khi bố trí thí nghiệm. Trong thời gian thuần dưỡng
hệ thống bể được thay nước mỗi ngày; Cá được cho ăn bằng thức ăn viên nổi
Cargill có hàm lượng đạm 30%, cho cá ăn 2 lần/ngày theo nhu cầu (đến khi cá dừng
ăn). Cá khỏe mạnh và đồng cỡ sẽ được chọn để bố trí thí nghiệm. Trước khi bố trí
thí nghiệm, ngưng cho cá ăn một ngày để hạn chế chất thải bài tiết của cá làm ô
nhiễm nước thí nghiệm.
3.4 Bố trí thí nghiệm

3.4.1 Xác định độ độc cấp tính (LC50 96h) của thuốc đối với cá rô đồng
Thí nghiệm xác định giá trị LC50 96 giờ được tiến hành theo phương pháp
nước tĩnh (APHA, 2005). Gồm 2 giai đoạn: Thí nghiệm tìm khoảng nồng độ gây
độc của thuốc (thí nghiệm thăm dò) và thí nghiệm xác định giá trị LC50.
a. Thí nghiệm xác định khoảng gây độc
Thí nghiệm này nhằm mục đích tìm khoảng gây độc của thuốc chứa hoạt chất
Quinalphos đến cá thí nghiệm. Cụ thể cần tìm khoảng nồng độ gây chết khoảng 10-
90% cá thí nghiệm.
Thí nghiệm này được triển khai theo hệ thống nước tĩnh trong bể Composite
50L và được bố trí với 11 mức nồng độ Quinalphos là 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5; 3; 3,5; 4;
4,5; 5 và 5,5 mg/L pha từ Kinalux 25EC. Mỗi bể bố trí 10 cá. Ghi nhận số cá thể
chết trong 96 giờ và tính toán khoảng gây độc để tiến hành thí nghiệm xác định giá
trị LC50.
b. Thí nghiệm xác định LC50
Năm mức nồng độ quinalphos nằm trong khoảng gây độc (1,2; 1,6; 2,4; 3,4;
4,8 mg/L) và một đối chứng được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong bể Composite
theo phương pháp nước tĩnh, không sục khí, không thay nước trong 96 giờ. Mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cá rô khỏe mạnh và có kích cỡ tương đồng sẽ được
16

chọn cho vào các bể thí nghiệm với số lượng mỗi bể là 10 con, sau đó đậy bể lại
tránh cá nhảy ra ngoài ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Theo dõi ghi nhận số cá chết tại các thời điểm 1; 3; 6; 9; 12; 24; 36; 48; 72 và
96 giờ sau khi bố trí và bắt cá chết ra khỏi bể thí nghiệm để hạn chế sự phân hủy
của xác cá ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước. Chất lượng môi trường nước bể thí
nghiệm được theo dõi bao gồm nhiệt độ pH, oxy theo dõi 2 lần/ ngày vào buổi sáng
lúc 7-8 giờ và buổi chiều lúc 14-15 giờ.
3.4.2 Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của Quinalphos ở nồng độ dưới
ngưỡng gây chết lên tăng trưởng của cá rô
a. Phương pháp bố trí

Ba mức nồng độ quinalphos tương ứng 1, 10, 20% LC50-96 giờ (0,02; 0,19
và 0,38 mg/L) và 1 nghiệm thức đối chứng được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong
bể composite 600L. Mỗi mức nồng độ được lặp lại 3 lần với 50 con/bể. Sau khi bể
đã được rửa sạch, cho 200L nước máy vào từng bể. Bắt ngẫu nhiên 50 cá khỏe
mạnh, nhẹ nhàng cân trọng lượng từng con (W
0
) rồi thả vào từng bể thí nghiệm đã
chuẩn bị sẵn nồng độ như dự kiến. Vào ngày thứ 15 thu mẫu đợt 1 và thay thuốc
cho từng bể với nồng độ lặp lại như lúc bắt đầu thí nghiệm.
b. Chăm sóc và theo dõi thí nghiệm
Hàng ngày cho cá ăn 2 lần (9:00-9:30 giờ và 16:00-16:30giờ) bằng thức ăn
thương mại dạng viên với lượng đảm bảo thỏa mãn cho cá ở tất cả các nghiệm thức.
Thức ăn được sấy đến trọng lượng không đổi. Trong thời gian thí nghiệm
không thay nước bể nuôi mà chỉ hút cặn nhằm loại bỏ chất thải của cá và các vật
chất khác. Sau khoảng 45 phút cho cá ăn, thu tất cả thức ăn dư thừa rồi sấy đến
trọng lượng không đổi ở 105
0
C. Mục đích của việc sấy khô thức ăn trước khi cho ăn
để tính lượng thức ăn cá đã tiêu thụ (tính theo trọng lượng khô).
c. Thông số và thần suất đo đạt
Thu mẫu cá vào các thời điểm 0, 15, 30. Thay thuốc vào thời gian sau khi thu
mẫu. Từng cá được cân riêng trọng lượng, trước khi cân ngưng cho cá ăn một ngày.
Các cá chết cũng được ghi nhận thời điểm chết (ngày) và cân trọng lượng để tính
hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) ở từng nghiệm thức. Các yếu tố môi trường như
oxy hòa tan, nhiệt độ nước, pH đo 2 lần/tuần và mỗi lần đo vào buổi sáng và chiều.
3.5 Tính toán kết quả và xử lý số liệu
3.5.1 Tính toán kết quả
Phương pháp xác định một số chỉ tiêu tăng trưởng:

×