Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

đặc điểm nội dung tác phẩm chinh phu ngâm hồng liệt bá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.72 KB, 67 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV
BỘ MÔN NGỮ VĂN


LƯƠNG DIỄM NGHI

MSSV: 6106410



ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TÁC PHẨM
CHINH PHU NGÂM HỒNG LIỆT BÁ


Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn




Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. TẠ ĐỨC TÚ






Cần Thơ, năm 2013
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp ngiên cứu
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Tình hình văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX
1.1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội
1.1.2 Tình hình văn học
1.2 Khái niệm về thể loại ngâm khúc
CHƯƠNG II : GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA CHINH PHU NGÂM
2.1. Hình ảnh thiên nhiên và con người trong tác phẩm Chinh phu ngâm
2.2. Tình yêu đôi lứa qua tác phẩm và rộng hơn đó chính là tình yêu quê hương đất
nước
2.3. Nỗi nhớ da diết về người chinh phụ
2.4. Lời hứa của chinh phu dành cho người chinh phụ
2.5. Người chinh phu hóa thân vào chinh phụ
2.6. Chàng thoát li thực tại để quay về trong tâm tưởng nhớ nàng
2.7. Người chinh phu tìm đường trở về quê sau những ngày xa cách
2.8. Tình yêu thủy chung son sắt
2.9. Một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu
2.9.1 Thời gian và không gian nghệ thuật
2.9.2 Ngôn ngữ thơ
PHẦN 3 : KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
1


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chinh phu ngâm của Hồng Liệt Bá là tác phẩm mở đầu cho văn học Việt Nam
giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Chinh phu ngâm ra đời mở ra
một giai đoạn mới cho sự phát triển của văn học dân tộc.
Trong văn học Việt Nam thời trung đại cùng với Truyện Kiều và thơ Hồ Xuân
Hương, Chinh phu ngâm là tác phẩm được phổ biến hết sức rộng rải trong tầng lớp văn
nhân, nho sĩ. Ảnh hưởng của Chinh phu ngâm rất to lớn đối với đương thời, không
những trong thể loại ngâm khúc, mà trong thể loại truyện thơ ảnh hưởng của Chinh
phu ngâm cũng rất rõ.
Chinh phu ngâm đã đặt vấn đề hạnh phúc của con người trong cuộc chiến tranh
phong kiến, từ đó cảm hứng chủ đạo của khúc ngâm là khát vọng hạnh phúc lứa đôi
gắn liền với tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
Nếu bản dịch về tác phẩm Chinh phụ ngâm (của Đoàn Thị Điểm) được giới
thiệu đến nay đã có rất nhiều người nghiên cứu, tìm hiểu về tác phẩm trên những bình
diện khác nhau. Các bài viết cũng như các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều
khía cạnh như: thiên nhiên, tâm trạng người chinh phụ, thời gian, không gian nghệ
thuật
Tuy nhiên bên cạnh Chinh phụ ngâm còn một tác phẩm phải kể đến đó là Chinh
phu ngâm của Hồng Liệt Bá tìm hiểu thì chưa ai nói đến, điều đó thúc đẩy chúng tôi đi
sâu tìm hiểu đề tài này. Nếu Chinh phụ ngâm thể hiện rõ nhất trong là việc tác phẩm
không chỉ viết về người phụ nữ, mà còn đi vào thế giới nội tâm bên trong, không chỉ
quan tâm đến đạo đức phong kiến, mà còn đi vào tình người và cảm hứng nhân văn
trong tác phẩm thể hiện ở việc nói lên nhu cầu khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh
phúc lứa đôi, khát vọng cuộc sống ân ái vợ chồng. Thì giờ đây đến với Chinh phu
ngâm nội dung ngược lại, đó là nỗi nhớ của người chồng về người vợ trẻ nơi quê nhà
và khát khao hạnh phúc lứa đôi. Đó là những nhu cầu hết sức chính đáng của con
người mà lần đầu tiên Chinh phu ngâm đã nói đến trong văn học Việt Nam trung đại.
Và nếu như Đặng Trần Côn thế kỷ XVIII Chinh phụ ngâm viết về nỗi nhớ nơi khuê
phòng của người vợ mỏi mòn trông ngóng hình ảnh người chồng đi chinh chiến thì

cũng trong thế kỷ này một tác gia cũng không kém khi cho ra đời tác phẩm Chinh phu
ngâm lúc bấy giờ.
2

Vì có sự yêu thích khi tìm hiểu về đất nước, dân tộc và vốn là người con Việt
Nam vốn mang nhiều nét huyền bí, cũng như những trăn trở, băn khoăn chưa kịp giải
đáp, do đó khi có dịp tiếp xúc với đề tài về giá trị nội dung của Chinh phu ngâm tác
phẩm của nền văn học Trung đại Việt Nam tôi đã chọn để nghiên cứu nhằm mở rộng
tầm hiểu biết của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Chinh phu ngâm là một tác phẩm văn học nói lên khát vọng hạnh phúc và lòng
căm ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Chinh phu ngâm nguyên là một tác phẩm
được viết bằng Hán văn, tác giả là Hồng Liệt Bá sống trong khoảng nửa đầu thế kỷ
XVIII.
Nếu như Chinh phụ ngâm từng để lại tiếng vang cho nền văn học trung đại và
rất nhiều những tác gia nghiên cứu, những bài bình bài luận về tác phẩm Chinh phu
ngâm nói về hình ảnh người phụ nữ mõi mòn chờ đợi nơi quê nhà khi người chồng
chinh chiến. Thì bên cạch đó hình ảnh người chinh phu dường như bị lãng quên thì giờ
đây tác gia Hồng Liệt Bá phần nào làm sống lại hình ảnh chinh phu không kém gì
chinh phụ.
Tóm lại, vấn đề chúng tôi nghiên cứu và nếu có đó chỉ là những nhận định
mang tính khái quát. Chưa có những công trình nghiên cứu hoặc có chăng là những
đánh giá chung chung khi bàn về sự nghiệp sáng tác hay tác phẩm. Vì vậy với bài
nghiên cứu này chúng tôi sẽ trình bày mạch lạc hệ thống và đi sâu vào nghiên cứu về
nội dung hơn nhằm làm sáng tỏa vấn đề.
3. Mục đích nghiên cứu
Vì yêu cầu của đề tài là nghiên cứu về giá trị nội dung của Chinh phu ngâm cho
nên trong công việc khai thác đi sâu vào thực hiện công việc phân tích đề tài, thì người
viết chú trọng những mảng có liên quan sẽ trợ giúp trong việc hoàn thành đề tài.
Đây là nghiên cứu về giá trị nội dung của Chinh phu ngâm nên để thực hiện

được đề tài này người viết đặt ra những mục đích yêu cầu sau đây, nhằm định hướng
cho việc nghiên cứu sau đây nhằm định hướng cho việc nghiên cứu đề tài được cụ thể
rõ ràng, trách lạc hướng hoặc đi quá xa so với đề tài.
Tìm hiểu những quan niệm cũng như những cách nhìn nhận để tiếp cận tác
phẩm đánh giá về sự nhìn nhận của tác giả, những nhận xét đánh giá của nhà văn sẽ có
liên quan đến vấn đề tinh thần dân tộc .
3

Tìm hiểu bối cảnh mà nhà thơ xây dựng khi sáng tác tác phẩm cũng là mục đích
của tác phẩm nhằm đưa chúng tôi đến cách phân tích khoa học khi dựa trên hiện thực
khách quan của lịch sử mà nhìn nhận vấn đề.
Để tìm hiểu rõ hơn giá trị nội dung của tác phẩm người viết sẽ khái quát lên
được những nét cơ bản nhất của tác phẩm. Từ những mục đích được xác định trên thì
giá trị nội dung của tác phẩm Chinh phu ngâm sẽ được làm sáng tỏa hơn, đưa chúng ta
có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về văn học trung đại cũng như con người và đất nước
Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Sự đóng góp của tác gia Hồng Liệt Bá đối với nền văn học trung đại Việt Nam
là rất lớn song luận văn đi sâu vào nghiên cứu về giá trị nội dung của Chinh phu ngâm
nhằm nêu lên được giá trị cơ bản của tác phẩm cũng như nỗi nhớ của người Chinh Phu
về người Chinh Phụ hay nói đúng hơn đó là nỗi lo chung của toàn dân tộc Việt Nam
trong lúc đao binh loạn lạc bấy giờ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết là công việc tìm kiếm thu thập tài liệu để đọc và nghiên cứu. Trên cơ
sở đó, người viết có những tiếp cận cần thiết cho việc giải quyết đề tài: lựa chọn sàng
lọc những mục đề có liên quan, củng cố những gì chưa rõ.
Phương pháp lịch sử xã hội: khi nghiên cứu văn học, chúng ta cần phải đặt vấn
đề nghiên cứu vào thời điểm mà tác phẩm văn chương đó ra đời và có ảnh hưởng như
thế nào đối với con người trong xã hội. Xuất phát từ phương pháp này để khai thác
những nội dung mang tính chất lịch sử xã hội tồn tại trong tác phẩm. Đây chính là việc

làm mang tính khách quan, mang tính khoa học.
Phương pháp đồng đại: là so với những tác phẩm cùng thời để thấy được sự mở
đầu của tác phẩm Chinh phu ngâm tạo ra sự kế tiếp rầm rộ cho các tác phẩm cùng thời
như: Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Thơ (Hồ
Xuân Hương), Ai tư vãn (Ngọc Hân), Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ), Thu dạ lữ hoài
ngâm (Đinh Nhật Thận),
Phương pháp lịch đại: là so sánh trong cả chiều hiện tại, qúa khứ và tương lai.
Do yêu cầu cũng như mục đích nghiên cứu của luận văn chúng tôi nghiên cứu
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp diễn dịch và quy nạp
nhằm nêu lên được khái quát vấn đề sau đó dùng phương pháp phân tích tổng hợp
4

nhằm làm sáng tỏa vấn đề đã nêu ra không chỉ dừng lại ở đó chúng tôi còn kết hợp
phương pháp lịch sử - logic để khái quát và hiểu sâu thêm vấn đề về thời đại cũng như
tình hình xã hội lúc ấy và cuối cùng là phương pháp so sánh đối chiếu để phát hiện ra
cái riêng trên cở sở cái chung nhằm góp phần hoàn thiện về giá trị nội dung của luận
văn.
Tất cả các phương pháp trên được chúng tôi tiến hành theo hai nguyên tắc:
Quán triệt quan điểm duy vật biện chứng (tức là phân tích trong mối quan hệ giữa nội
dung và hình thức). Quán triệt quan điểm duy vật lịch sử, chúng ta cần thiết phải tìm
hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, những đặc trưng văn chương cơ bản của thời đại,
đồng thời thấy được ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với tác phẩm thể ngâm.
Ngoài các phương pháp trên chúng tôi còn tiếp nhận những tác phẩm trước
hoặc sau đó để có hướng đi đúng cho bài nghiên cứu.

5

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Tình hình văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX

1.1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội
Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ XVI đến
thế kỷ XVIII đã bước sang giai đoạn trầm trọng cùng cực, chuẩn bị cho sự sụp đổ ở thế
kỷ XIX và là sự nhen nhóm của phong trào nông dân khởi nghĩa mà cụ thể:
Chế độ phong kiến Việt Nam cực thịnh vào thế kỷ XV. Sang thế kỷ XVI, XVII
chế độ này đã bộc lộ những dấu hiệu của sự suy yếu. Mầm mống của cuộc khủng
hoảng nội bộ đã xuất hiện đây là hai thế kỷ nội chiến phong kiến.
Ðến nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX thì sự suy yếu này không còn là
dấu hiệu nữa. Có thể nói chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào thời kỳ khủng
hoảng, suy vong trầm trọng, chuẩn bị cho sự sụp đổ toàn diện của chế độ này vào cuối
thế kỷ XIX. Sự khủng hoảng này được bộc lộ trên nhiều phương diện nhưng nổi bật
nhất là tính chất thối nát, suy thoái trong toàn bộ cơ cấu của chế độ phong kiến.
Đầu thế kỷ XIX đất nước ta trở lại sự thống nhất của nhà nước phong kiến nhà
Nguyễn, nhưng những thể chế cũ của chế độ phong kiến vẫn được duy trì, nên nhà
Nguyễn không tạo ra được những điều kiện mới để thoát khỏi ra chế độ khủng hoảng
của phong kiến Việt Nam. Cuộc sống nhân dân ngày càng khổ cực, mâu thuẫn giai cấp
phong kiến và giai cấp nhân dân ngày càng sâu sắc, hàng trăm cuộc khởi nghĩa nhân
dân trong giai đoạn này đã bùng nổ chống lại chế độ phong kiến.
Văn học trở thành lĩnh vực chứng kiến sự ra đời của một trào lưu nhân đạo chủ
nghĩa khẳng định đời sống thế tục của con người với quyền sống của nó, nhu cầu
hưởng thụ hạnh phúc của nó.
Nho sĩ bình dân tham gia nhiều hơn vào thành phần sáng tác; và đặc biệt là văn
học chữ Nôm phát triển đến cực thịnh, đưa văn học thời trung đại, cận đại đến các giai
đoạn cổ điển, hát nói và đặc biệt là các thể tài ngâm khúc truyện thơ Nôm phát triển
đến những kết tinh trong những kiệt tác.
Tóm lại, giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa cuối thế kỷ XIX chế độ phong
kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Sự khủng hoảng này còn được
6

biểu hiện ở sức trỗi dậy mãnh liệt với một khí thế chưa từng có của phong trào nông

dân khởi nghĩa.
1.1.2 Tình hình văn học
Bối cảnh lịch sử phần nào làm tác động đến tình hình văn học đó là chính vì bộ
mặt đen tối của xã hội phong kiến làm phong trào nỗi dậy quật khởi của quần chúng.
Dưới sự ảnh hưởng của phong trào đấu tranh đương thời, một số tác giả lớn giai
đoạn này đã đứng về phía quần chúng để tố cáo bộ mặt đen tối của xã hội, và nỗi khổ
đau sự vùng dậy của quần chúng.
Trong hầu hết các tác phẩm, tội ác của giai cấp thống trị bị vạch trần. Ở đâu có
sự xuất hiện của cường quyền là ở đó có đau thương và tang tóc. Bản chất của Trang
Vương trong Phạm Tải Ngọc Hoa, của đấng chí tôn trong Cung oán ngâm khúc cũng
như Hồ Tôn Hiến trong Truyện Kiều của các bậc hiền nhân quân tử trong thơ Hồ Xuân
Hương đều là một lựa chọn tàn bạo ô dâm. Tang thương ngẫu lục, Thượng kinh ký sự,
Vũ trung tùy bút; Hoàng lê nhất thống chí đều là những sử liệu chân xác về những điển
hình thối tha tàn bạo trong giai cấp thống trị. Tất nhiên chưa có những điển hình văn
học hoàn chỉnh. Nhưng còn ai quên được những cảnh ăn chơi xa hoa của bè lũ họ
Trịnh những ảnh cướp giật ban ngày của bọn nha sai của các nhà quyền uy? Cũng như
những hình ảnh tên dâm thần Đặng Mậu Lân, tên quan bỉ ổi Đinh Tích nhưỡng, tên
vua thảm hại Lê Chiêu Thống, có khi nào phai mờ được trong tâm trí người đọc!
Đồng tiền cũng lại lên án. Nếu như ở thời Nguyễn Bỉnh Khiêm nó chỉ mới chà
đạp lên đạo đức lễ giáo thì đến nay nó đã trở thành một lực lượng hắc ám nhiều hơn
nhiều. Nó có thể chà đạp lên công lí để gây ra vụ oán oan uổng của gia đình họ Vương
trong Truyện Kiều. Nó có thể chà đạp lên lên nhân phẩm của con người để biến nàng
Kiều thành tài hoa, trong trắng thành một nạn nhân của chế độ mãi dâm.
Cuộc sống của con người dưới sự khống chế của những thế lực hắt ám như vậy
tất nhiên không thể nào yên ổn được. Không phải chỉ Phạm Đình Hổ nói đến cảnh
nhân dân đói khổ, mẹ ăn thịt con ở Đàng Ngoài mà Phạm Nguyễn Du cũng nói đến
những cảnh tương tự ở Đàng Trong. Không phải chỉ Hịch Tây Sơn nói cuộc sống dưới
ách chúa Trịnh là ngột ngạt mà Phong trúc tập của Ngô Thế Lân cũng nói đến cuộc
sống tương tự dưới ách chúa Nguyễn. Hạnh phúc gia đình (Chinh phụ ngâm), hạnh
phúc tính tình yêu (Truyện Kiều) bị chà đạp đã đành thậm chí đến yêu cầu tối thiểu là

sống lương thiện cũng không được.

7

“Ngọc hoàng xem trạng mới hay
Làm điều ác nghiệt gớm thay cõi trần!”
Quần chúng đã không chịu nỗi cuộc sống nghẹt thở đó. Họ đã vùng dậy đấu
tranh đòi quyền sống, văn học đã phản ánh được sự quật khởi ấy. Ở một số tác phẩm
như : Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm, Chinh phu ngâm, những con người thuộc
tầng lớp trên chiến đấu thật lẻ loi, người cung nữ cô đơn đến khủng khiếp. Chinh phụ
chỉ biết than thở một mình kể lể với chồng trong tâm tưởng, Phạm kim, Quỳnh thư
trong Sơ kính tân trang một số người ôm mối tình hận mà chết, một người ôm mối sầu
thiên cổ mà sống vất vưởng trên cõi đời. Họ chưa có chổ dựa đau khổ trong quần
chúng nên họ cũng chưa có sức chiến đấu nhiều nhưng ở một số tác phẩm khác, thấp
thoáng đã thấy bóng dáng của tập thể quần chúng đã có một sự tạm gọi là tập hợp của
những người bị áp bức. Thông thường thì quần chúng chỉ đến mức thông cảm, giúp đỡ
nhau trong hoạn nạn. Trong các truyện Nôm đều vậy, đâu cũng thấy những người áp
bức thương yêu nhau, xếp thành một phe, phe chính nghĩa, để chống lại bè lũ gian ác.
Thần linh cũng đưa vào hàng ngũ họ, nhưng có lúc gần như có sự tập hợp thật sự. Có ý
thức và ít nhiều có tổ chức Nàng kiều có lúc đã được sự đồng tình của quần chúng
binh lính Từ Hải, điểm này ở Nguyễn Du rõ hơn ở Thanh Tâm tài nhân; vợ chồng
Phạm Tải Ngọc Hoa được dư luận khắp nơi ủng hộ. Rõ nhất là trường hợp Nhị độ mai
có lẽ không phải ngẫu nhiên mà tác giả của Nhị độ mai đã diễn ca cuốn Nhị độ mai của
Trung Quốc, một tác phẩm đã nêu lên vai trò của quần chúng sĩ tử và cả quần chúng
ngư dân. Như trên đã nói, khí thế đấu tranh của quần chúng trong thế kỷ thứ XVIII,
không ít thì nhiều, đã tác động đến tư tưởng thời đại, tư tưởng nhà văn. Hình tượng
quần chúng trong các tác phẩm văn học được đề cao là do những cơ sở thực tế đó.
Bên cạnh những hình tượng quần chúng là những hình tượng người anh hùng.
Đến thế kỷ thứ XIX, khi giai cấp phong kiến tạm thời khôi phục lại địa vị, Nguyễn
Công Trứ sẽ biểu dương người anh hùng theo quan điểm phong kiến. Ở nửa cuối thế

kỷ XVIII, tuy rất lẻ tẻ nhưng ta thấy văn học biểu dương anh hùng theo phía chính
nghĩa, người anh hùng có những hành động phần nào đáp ứng được những nguyện
vọng của quần chúng trong Ai Tư vãn tác giả Lê Ngọc Hân cho rằng Nguyễn Huệ xuất
thân từ quần chúng bình thường nhưng là người đã làm nên những kỳ công, ích quốc
lợi dân:
“Mà nay áo vải, cờ đào
Giúp dân dựng nước biết bao công trình”.
8

Người anh hùng đã được tác giả, một vị công chúa nhà Lê, xếp ngang với
những ông vua phong kiến nổi tiếng là hiền đức như Thang, Võ, Thuấn, Nghiêu. Rồi
hình ảnh Từ Hải với ý chí hào hùng khảng khái, đối lập với những tên Trang Vương
bất chính những tên Hồ Tôn Hiến ô dâm tráo trở.
Người phụ nữ đã từng lên tiếng trong những câu ca dao ý vị đến nay cũng xuất
hiện với địa vị nhân vật chính trong hầu hết các tác phẩm văn học. Người phụ nữ trong
đó là những người có phẩm chất cao quý, biết tôn trọng đạo đức, thiết tha với hạnh
phúc và biết chiến đấu bảo vệ hạnh phúc đó. Điều nỗi bật nhất đó là thái độ họ đứng
trước tình yêu, quyền lợi chính đáng của tuổi trẻ đã hàng nghìn năm bị bọn thống trị
xâm phạm. Bao nhiêu lực lượng tàn bạo đều không tiêu diệt nỗi tình yêu của họ. Hình
ảnh Ngọc Hoa mắng tên Trang vương cũng chính là hình ảnh của những người phụ nữ
Việt Nam trong văn học và ngoài cuộc đời, dịu dàng đằm thắm rất mực nhưng khi cần
thiết lại cũng rất sắc sảo kiên cường.
Phản ánh về mối mâu thuẫn bản chất của cuộc sống, của giai cấp thống trị và
của cả quần chúng văn học nữa cuối thế kỷ XVIII đã tố cáo cái xã hội đen tối dưới ách
thống trị của cường quyền bạo lực và đồng tình ủng hộ quần chúng vùng lên chống lại
giai cấp thống trị để giành lấy quyền sống cho mình. Nền văn học ấy có nội dung hiện
thực sâu sắc. Chính vì thế con người có những khát khao tự do, hạnh phúc những ước
mơ con người được sống thoát khỏi áp bức bóc lột.
Khi phản ánh xã hội đen tối, đau thương ấy, các tác phẩm còn nói lên những
ước mơ, những nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

Một số tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm liên quan đến các phong trào nông dân
khỏi nghĩa, thường nêu lên lòng khao khát sống tự do, phóng khoáng. Người ta thường
ca ngợi lòng ham chuộng tự do của Từ Hải trong Truyện Kiều nhưng chính cửa miệng
những người lãnh tụ nông dân như Nguyễn Hữu Cầu mới nói ra được hết cái khát
vọng như đau xót và phẫn uất của con người bị giam hãm trong kìm kẹp phong kiến
như con chim nhốt trong lòng (Chim trong lòng).
Qua các truyện Nôm khuyết danh, quần chúng nhân dân còn nói lên một xã hội
công bằng tốt đẹp hơn hiện thực trước mắt. Nếu như Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm
gắn liền với viễn cảnh tươi đẹp của cuộc đời tương lai với vua chúa nếu như ở Truyện
Kiều, Sơ kính Tân trang, cuộc đời kết thúc khá chua chát, thì ở một số truyện Nôm,
một cuộc sống tươi đẹp cuối cùng sẽ đến với những kẻ bị chà đạp, áp bức. Ước mơ
lãng mạn ấy phản ánh tinh thần lạc quan nhưng cũng phản ánh nguyện vọng sống yên
ổn, hạnh phúc của nhân dân.
9

Cùng với sự đòi hỏi được sống tự do, hạnh phúc văn học giai đoạn này còn nói
lên ước muốn được giải phóng lý tính của con người thoát khỏi uy lực của thần quyền
và mọi thứ uy lực tinh thần khác, những uy lực vô lý nhưng tồn tại với tất cả địa vị hợp
pháp của chúng. Không kể đến những ngọn đòn sâu cay của Trạng Quỳnh đã đánh vào
thần quyền, cường quyền một cách tàn bạo, Hồ Xuân Hương chống lại tư tưởng nam
tôn, nữ ti bằng cách khẳng định khả năng và hoài bão của phụ nữ.
Nhưng nguyện vọng cấp thiết được phản ánh trong các tác phẩm vẫn là nguyện
vọng giải phóng tình cảm. Tình yêu trở nên một đề tài, một nội dung chủ yếu trong các
tác phẩm.
Nói lên ước mơ tự do yêu thương, văn học giai đoạn này đã sáng tạo nên một
thế hệ nam nữ thanh niên bước vào lĩnh vực tình cảm với tất cả tấm lòng tha thiết bảo
vệ quyền lợi chính đáng của tuổi trẻ.
Tình yêu của họ hầu hết là thứ tình yêu cao quí không phụ thuộc vào tiền tài,
địa vị là thứ tình yêu tự do vượt khỏi lễ giáo phong kiến và rất mực say đắm, chung
thủy. Nó chứa chan tinh thần nhân đạo vì nó bênh vực được quyền lợi tuổi trẻ, nó

chống lại lễ giáo khắc nghiệt, chống lại áp bức của cường quyền và thói dâm đãng của
bọn thống trị phong kiến. Nó đã khơi dậy hẵn một nguồn sống thao thao không bao giờ
cạn.
Văn học giai đoạn này còn đề cập đến yêu cầu giải phóng bản năng. Ở Hồ Xuân
Hương, đó là một tiếng nói hết sức táo bạo. Ở Cung oán tiếng nói đó hơi sổ sàng.
Nhưng ở một mức độ kín đáo hơn, một số tác giả cũng bắt đầu nói đến tình cảm riêng
tư giữa vợ chồng một cách tỉ mỉ. Đoạn trường lục của Nguyễn Du rồi cả đến Chinh
phụ ngâm cũng không hề dấu giết những phút sôi nỗi, rạo rực của lòng mình.
Tóm lại những tác phẩm nửa cuối thế kỷ XVIII đã lớn tiếng tố cáo xã hội đen
tối với những bộ mặt thống trị xã hội xấu xa, nói lên khát vọng được giải phóng của
quần chúng về mặt tinh thần, tình cảm, vật chất. Đặt vấn đề tự do, hạnh phúc vấn đề về
giải phóng, vấn đề quyền sống con người như vấn đề xã hội vậy, văn học giai đoạn này
đã tiếp thu. Phát huy tinh thần nhân đạo của quần chúng, kết hợp với những yếu tố tích
cực trong nho giáo và những yếu tố lành mạnh của tư tưởng thị dân, tức là đã chịu tác
động của trào lưu tư tưởng tiến bộ của thời đại lúc bấy giờ, chính vì vậy mà văn học
giai đoạn này có tính nhân văn sâu sắc.
Có thể kể thêm các tác phẩm nổi tiếng như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm
khúc, Chinh phu ngâm khúc thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Hồng
10

Liệt Bá, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu Ngoài ra, có nhiều truyện Nôm khuyết
danh.
Hồ Xuân Hương là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi
tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của
người phụ nữ.
Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh phong phú và
sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng với những thay đổi trong tâm tư, tình cảm
và nguyện vọng của con người Việt Nam. Và cũng thời kỳ này văn học dân tộc phát
triển rực rỡ cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là về chất lượng thông qua nội dung
và hình thức:

Nội dung:
Ðề tài: được mở rộng không còn bó hẹp ở luân lí, đạo đức phong kiến, văn học
đề cập những vấn đề thiết cốt trong cuộc sống trước mắt.
Chủ đề: Có hai chủ đề chính, chủ đề số phận con người và tình yêu đôi lứa, bao
trùm lên là chủ đề số phận bi thảm của con người trong chế độ phong kiến suy tàn. Các
tác phẩm ưu tú đều bằng cách này hay cách khác đề cập đến chủ đề này.
Hình tượng trung tâm của văn học giai đoạn này là hình tượng người phụ nữ với
những phẩm chất tốt đẹp với những niềm vui, nỗi buồn của họ.
Tư tưởng rất phức tạp, nhiều khuynh hướng thậm chí đối lập nhau cùng tồn tại
trong một tác giả và trong một tác phẩm. Trong đó khuynh hướng phê phán hiện thực
và nhân đạo chủ nghĩa là khuynh hướng chính của văn học giai đoạn này.
Hình thức:
Thể loại: Những thể loại truyền thống vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn.
Sự nở rộ đáng chú ý là truyện thơ Nôm và khúc ngâm. Nó làm đậm thêm nét đặc sắc
của bộ mặt văn học giai đoạn này. Hàng loạt truyện thơ Nôm đã ra đời mà đỉnh cao là
Chinh phu ngâm Hồng Liệt Bá.
1.2 Khái niệm về thể loại ngâm khúc
Các đề tài những thể loại như ngâm khúc có nguồn gốc từ Trung Hoa và chưa
có một tài liệu nào xác minh chính xác thời gian du nhập. Trong quá trình mở rộng
mối quan hệ hợp tác nước ta chịu ảnh hưởng từ các nước bên ngoài những giá trị văn
hóa cũng như những truyền thống ảnh hưởng từ nhiều nước khác và cũng trong quá
11

trình đó thì văn học Trung Quốc du nhập vào Việt Nam mà ngâm khúc là một minh
chứng. Khúc kết hợp với ngâm làm thành thể loại ngâm khúc từ giữa thế kỷ XVIII.
Tuy nền văn học trung đại Việt Nam hay nói đúng hơn là thể loại ngâm khúc
nói riêng tuy có chịu sự ảnh hưởng và có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng ngâm khúc
vẫn thể hiện được cái riêng của nền văn học nước nhà.
Đó là những tâm trạng sầu não, buồn đau được lan dài trên diện rộng mang
nhiều cung bậc với những cảm xúc khác nhau. Ngoài ra nó còn dùng để diễn tả những

nỗi buồn cảnh ngộ của cuộc đời.
Do đứng trên nhiều phương diện và cách nhìn khác nhau nên có rất nhiều cách
định nghĩa khác nhau về ngâm khúc:
Trong cuốn từ điển thuật ngữ văn học các tác giả cho rằng: “Ngâm khúc thể trữ
tình hơi dài nhưng được làm theo thể song thất lục bát để ngâm nga than vãn nhầm
bộc lộ những những tâm trạng, những tình cảm buồn phiền đau xót triền miên day
dứt”[16 ;tr.137]
Hay:
Nhóm biên soạn những khúc ngâm cho rằng:“ngâm khúc là những tác phẩm
hoàn toàn trữ tình –có thể gọi là những trường thiên trữ tình được viết bằng thể song
thất lục bát” [12 :tr.14]
Chung quy lại ta có thể ngầm hiểu rằng ngâm khúc đó là những khúc ca trữ tình
trường thiên phản ánh những bi kịch xảy ra trong nội tâm của thế giới con người mà
không giải quyết được, được viết bằng thể song thất lục bát trong một giai đoạn lịch sử
của dân tộc.
Văn học Việt Nam phát triển gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của lịch sử.
Những thành tựu văn học mà chúng ta có được ngày nay là sự kế thừa thành quả lao
động nghệ thuật của cha ông ta ngày trước. Để tìm hiểu một bộ phận của văn học ta
cần đặt nó trong lịch sử văn học dân tộc. Thể loại khúc ngâm của văn học trung đại
Việt Nam là một bộ phận không nhỏ trong di sản văn học dân tộc. Nó ra đời từ rất sớm
nhưng phải đến giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX mới đạt đến đỉnh cao. Những khúc ngâm
ấy không chỉ là những phản ánh thông thường mà nó còn phản ánh những vấn đề mang
tầm cỡ rộng lớn. Với thể loại ngâm khúc người viết có thể bộc lộ một cách trực diện,
rõ ràng về bản thân cũng như để tái hiện lại các sự kiện diễn ra. Trước nay, đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam nếu như nói đến những
khúc ngâm ta nói đến Chinh phụ ngâm hình ảnh người phụ nữ trong thời chiến mà
12

quên đi tác gia Hồng Liệt Bá với Tác phẩm Chinh phu ngâm thì quả là thiếu xót, tác
phẩm dường như ít được đề cập đến trong các bộ sách viết về lịch sử văn học Việt

Nam. Có những công trình nghiên cứu nhưng chỉ dừng lại ở phương diện hạn hẹp mà
chưa có một phác thảo chung về đóng góp về tác gia cũng như tác phẩm hay nói đúng
hơn là khúc ngâm này. Thực hiện đề tài này là cơ hội để chúng tôi có cái nhìn khoa
học hơn về những đóng góp của một thể loại văn học đối với nền văn học nước nhà.
Do đặc trưng riêng của thể loại khúc ngâm là mang lời độc thoại nội tâm mà
vai chính, cũng là vai duy nhất đứng ra độc thoại trong truyện là một người chồng
tham gia cuộc chiến do triều đình phong kiến chủ xướng, kể về nỗi nhớ, nỗi cô đơn
buồn tủi khi xa người vợ. Tác phẩm mở đầu với khung cảnh của chiến tranh ác liệt và
nhà vua truyền gọi mọi người tham gia chiến cuộc. Trong bối cảnh này, hình ảnh
người chinh phu lên đường phò vua giúp nước, ra đi với quyết tâm giành đoạt thành trì
dâng vua trong nỗi nhớ nỗi cô đơn về hình ảnh người chinh phụ.
Sự thật, con người có thật nên lịch sử và xã hội nước ta được khắc họa một cách
rõ nét. Bên cạnh khả năng phản ánh hiện thực ấy thì những khúc ngâm Việt Nam giai
đoạn thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX còn là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và
nó đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thẩm mỹ thực sự.
Tuy nhiên bên cạnh tiến bộ thì văn học giai đoạn này còn những nhược điểm
cần nhận định và những nhân tố tiêu cực.


13

CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ NỘI DUNG CHINH PHU NGÂM

“Người sao hiếu nghĩa đủ đường
Kiếp sau rặt những đoạn trường thế thôi”
Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm qua Chinh phụ ngâm đã nói về số phận của
người chinh phụ. Nếu đối với người chồng chiến tranh đi chinh chiến, chiến tranh là
chết chóc thì mặt khác, đối với người vợ ở nhà, chiến tranh là phá vỡ cảnh yên ấm gia
đình là cô đơn là sầu muộn. Chinh phụ ngâm thực sự là một khúc ngâm ai oán, buồn
thương về thân phận người phụ nữ. Đặng Thai Mai nói nó là một “khối sầu u đọng” thì

đến với Hồng Liệt Bá Chinh phu ngâm đó không chỉ là một khúc ngâm ai oán, không
chỉ là phá vở cảnh yên ấm nơi gia đình mang bình yên đi xa, không chỉ là nỗi cô đơn
của người vợ mà còn là khúc ngâm nói về người chinh phu chinh chiến tận chiến
trường phải đối mặt vơi đau thương chết chóc.
2.1. Hình ảnh thiên nhiên và con người trong tác phẩm Chinh phu ngâm
Hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh thành công nhất trong văn học Việt
Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Các tác phẩm văn học trong giai
đoạn này là những bức tranh tái hiện số phận khổ đau, bất hạnh của người phụ nữ
Việt Nam trong xã hội phong kiến. Trong đó chinh phụ ngâm là một tác phẩm nổi bật,
đó là khúc ngâm của người chinh phụ, là lời thở than ai oán của một người phụ nữ có
chồng ra chiến trường.
Thế nhưng không chỉ có người phụ nữ mới là bức tranh tái hiện nỗi đau khổ,
nỗi nhớ ấy mà hình ảnh người chinh phu cũng là hình ảnh đẹp, đó là hình ảnh sẳn sàng
ra trận để bảo vệ quê nhà bình yên và thống nhất cho dân tộc. Đó là hình ảnh đẹp của
con người thời trung đại đặt trung nghĩa lên đầu hay ta nói cách khác đó là cảm thức
của con người trung đại.
Cảm thức về thời gian của con người trung đại đó là thời gian vũ trụ mang tính
chất tuần hoàn, luân hồi. Tương ứng với thời gian vũ trụ là thời gian thực tại, nếu thời
gian vũ trụ có tính chất tuần hoàn thì thời gian thực tại của đời người mang tính chất
tuyến tính. Thời gian tuyến tính gắn liền với cảm thức về sự trôi chảy, ngắn ngủi của
đời người.
14

Trong Chinh phu ngâm hình ảnh con người được hiện lên đó là hình ảnh trong
tư thế sẵn sàng chinh chiến.
“Sớm nghe sứ giục trong thành
Quên nhà vì nước chiến chinh xá gì”
Chiến tranh xảy ra người con trai lên đường chiến đấu bỏ lại nơi nhà người vợ
trẻ mỏi mòn chờ đợi cái chờ đợi đáng lý ra không phải điều đó mà đúng hơn thay vào
đó là sự được hưởng hạnh phúc, thế nhưng không tình cảnh oan trái chớ trêu, nghịch

cảnh an bày số phận đẩy đưa buộc lòng người chồng lên đường ra chiến trận để làm
tròn nghĩa vụ thiêng liêng cao cả đó là đánh đuổi giặt mang lại bình yên cho xóm làng.
Chiến tranh xảy ra đó là điều không ai mong muốn vì nó đã lấy đi sự bình yên
lấy đi bao nỗi mất mát của con người. Hình ảnh vợ xa chồng, con nhớ cha….và nhiều
sự hi sinh thầm lặng khác nữa.
Trong tác phẩm Chinh phu ngâm hình ảnh người chồng ra đi khi còn trai trẻ cái
tuổi mà đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc. Bởi đối với con người tuổi xuân đã qua
thì không bao giờ lấy lại vì thời gian trôi qua có chờ, có đợi ai bao giờ và vĩnh viễn
cũng không bao giờ lấy lại được. Thế nhưng chàng trai ấy trong tác phẩm không màng
đến hạnh phúc riêng mà thay vào đó lại đề cao tình cảm chung, tình cảm lớn lao, tình
yêu toàn dân tộc.
“Ngẫm chàng tuổi trẻ tài hoa
Cùng chàng được kết giao hào lứa đôi.
Ngày sum hợp khúc vui Loan, Phụng
Những mong sao gặp mộng Xà, Bi”.
Hay:
“Khắp thành chiêng trống râm ran,
Bước theo nhịp trống hàng hàng quân đi.”
Khắp kinh thành bấy giờ đó là hình ảnh của những người lính ra trận, chiêng
trống râm ran như lời tiễn đưa những người lính ấy lên đường, đó là những vật vô tri
vô giác nhưng dường như cũng muốn cất lên tiếng đưa tiễn trong nỗi uất nghẹn ngào.
Những dòng thơ làm cho ta liên tưởng đó sự hình dung được phần nào hình ảnh
của người lính ra trận “hàng hàng quân đi” mà lại là “khắp thành”. Hình ảnh người
15

chinh phu nói riêng nhưng đồng thời đó cũng là đại diện cho tất cả thanh niên lên
đường chiến đấu lúc bấy giờ.
Bên cạnh hình ảnh người ra trận, một hình ảnh không kém phần trang trọng,
nếu thiếu đi sẽ không gợi nên hết cái đẹp, đó chính là hình ảnh thiên nhiên trong tác
phẩm, đôi lúc thiên nhiên hòa quyện vào con người tuy hai mà một.

Đó là:
“Thuở trời đất gió mưa mờ mịt,”
Thời gian ở đây dường như không xác định “thuở trời đất” chỉ biết thoáng qua
“gió mưa mờ mịt” thì cũng là:
“Lúc anh hùng vào cuộc đua tranh
Thái hư ai đã tạo thành
Xoay vần vũ trụ, gây hình trần gian.
Ải bắc nọ có sông tắm ngựa,
Biển nam kia có chổ nương kình.”
“Thái hư khoảng không vũ trụ, Thái hư không thể có không khí, khí không thể
không hội tụ mà sinh ra vạn vật”[22; tr. 376].
Con người xuất hiện khi ra trận chiến cũng gắn liền với những địa danh như:
“Ải Bắc, Biển Nam”. Dường như thiên nhiên cũng ủng hộ người ra trận, bởi đó là nơi
quan ải phía Bắc nơi mà có dòng sông cho ngựa uống sau những giờ chinh chiến.
Những địa danh đó cũng gắn liền với những chiến công hiển hách.
2.2. Tình yêu lứa đôi qua tác phẩm và rộng hơn đó chính là tình yêu quê
hương đất nước
Tình yêu vốn là đề tài muôn thuở. Thế nhưng, thử xem đã mấy ai đồng nhất
được định nghĩa tình yêu? Nếu như trong Chinh phụ ngâm tình yêu được thể hiện
thông qua lời của người chinh phụ thì giờ đây đến với tác gia Hồng Liệt Bá tình yêu
đó hoàn toàn ngược lại đó là tình cảm của người chinh phu dành cho người chinh phụ
nơi quê nhà khi chàng chinh chiến. Tất cả bao yêu thương của chàng dành cho người
chinh phụ tạm thời chàng đành gác lại. Vì nhiệm vụ làm trai lên đường bảo vệ tổ quốc
lúc lâm nguy chỉ biết yêu nàng thông qua tìm thức.
16

“Thương nàng gối chiếc sương rơi,
Thương nàng chăn lẻ trăng soi trước rèm.
Đêm chăn đơn buồn thương sương nhiễm,
Nữa gối đầu dạ những hoang mang”

Tình thương yêu của người chinh phu dành cho người chinh phụ giờ đây dường
như đó là nỗi nhớ, tội cho nàng phải “gối chiếc”, “chăn đơn” nơi quê nhà. Thương
nàng lắm nhưng biết làm sao hơn vì mình còn nhiệm vụ, có thể làm gì đây khi trách
nhiệm với đất nước chưa tròn bởi đó là nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả.
Tình yêu đôi lứa chỉ là một khía cạnh và rộng hơn đó chính là tình yêu quê
hương đất nước.
Dường như trong tác phẩm này ẩn hiện đằng sau tình yêu đôi lứa đó chính là
tình yêu quê hương đất nước, tất cả tình thương mà người chinh phu dành cho người
chinh phụ chỉ còn biết gửi vào tình yêu quê hương đât nước, bởi đất nước có thanh
bình, có dẹp yên bóng giặt thì tình yêu của lứa đôi mới trọn vẹn. Chàng không thể vì
nàng mà nợ nước chưa trả. Vì tình yêu lứa đôi nhưng chàng không quên đi tình yêu
quê hương đất nước. Có thương, có nhớ chàng cũng cố chôn vùi mà lên đường ra nơi
biên ải xa xôi.
Trong Chinh phu ngâm khúc chỉ thấy nói đến những địa danh, địa trận, những
chốn hẹn hò, những tên thành, núi, sông và ngay cả tên các vị danh tướng… nhất nhất
,để phác họa nên khung cảnh chiến tranh xảy ra tại Bắc quốc. Nhưng rõ ràng đây chỉ là
một cuộc chiến tranh tưởng tượng, vì nó không qui kết vào một sự thực lịch sử nào,
mà từ tên các vị danh tướng, các chiến trận đến các sự việc xảy ra đều ở rải rác trong
nhiều thời đại khác nhau (Xuân thu, Chiến quốc, Hán, Đường). Điều này cũng dễ hiểu,
vì Chinh phu ngâm Hồng Liệt bá được dựng lên theo lối “tập cổ”, tài liệu rút ra từ các
bản cổ văn Trung Hoa không cùng một thời đại.
Cuộc chiến tranh ở đây vì vậy chỉ có tính cách tượng trưng. Chính tính cách
tượng trưng này đã giúp cho sự thác ngụ của tác giả. Việc binh nổi dậy, người ta đi
đánh giặc phải lìa nhà, ông cảm thời thế mà làm ra. Vậy, thực chất cuộc chiến tranh
trong Chinh phu ngâm là nói về cuộc binh biến kéo dài, trong giai đoạn xã hội rối loạn,
giặc giã triền miên vào khoảng giữa thế kỉ XVIII.
Bởi thế, nếu chúng ta chỉ định giá trị nội dung Chinh phu ngâm qua lớp nghĩa
trực tiếp về đề tài tình yêu của tác phẩm, e còn nhiều thiếu sót. Vậy qua lớp nghĩa thứ
17


hai, trước vấn đề chiến tranh bi thảm kéo dài trên quê hương, tác giả Hồng Liệt Bá đã
muốn nói gì, gửi gấm tình ý gì trong tác phẩm?
Để có được lời giải đáp, chúng ta tất phải dựa vào sự thật thứ nhất, tình yêu của
chinh phụ đối với người chồng chiến sĩ, đi chinh chiến bao năm chưa về, để khám phá
ra sự thật thứ hai, cái phần sâu sắc, kín đáo của tác phẩm mà tác giả cũng như dịch giả
không muốn trực tiếp nói ra.
Như chúng ta đã biết, chinh phu, chinh phụ kết mối lương duyên mới được
chừng hai ba năm, vợ chồng vừa quen hơi bén tiếng thì chiến tranh bùng nổ, chinh phu
phải lên đường tòng chinh. Cuộc đời làm vợ còn quá mới mẻ, chinh phụ chưa một lần
tìm hiểu, và cũng chẳng biết gì hơn ngoài cái quan niệm ái tình là hôn nhân, là tình
nghĩa phu thê, ăn ở sao cho vẹn đạo thủy chung như đã từng được giáo huấn. Chỉ từ
khi phải sống xa chinh phu, chinh phụ mới lần lần khám phá ra đâu là chiều sâu của
tình nghĩa vợ chồng, đâu là ý nghĩa đích thực của tình yêu, của hạnh phúc gia đình.
Bằng vào sự hiểu biết giới hạn của mình, chinh phu nghĩ rằng, chiến tranh do
tai trời ách nước khiến xui, chiến tranh gây nên bao thảm trạng đau thương cho vợ
chồng, bắt phải cách chia số phận, làm phá vỡ hạnh phúc chung đôi của họ:
“Người quan ải vấn vương tưởng nhớ
Kẻ phòng khuê trăm mối dò tơ”
Vì thế, đối với chiến tranh, chinh phu luôn luôn có thái độ tiêu cực và cũng vì
quá thương nàng, thương mình, chàng chỉ nhìn thấy những khía cạnh đối lập của cuộc
chiến. Trước hết, chiến tranh buộc kẻ làm trai phải xa nhà, lìa vợ con:
“Sớm nghe sứ giục trong thành
Quên nhà vì nước chiến chinh xá gì”
Hay:
“Nàng hãy lo tề gia chẳng lối
Rời kinh kỳ tướng giỏi ra quân”
Kẻ làm trai thời loạn, dẫu đã quyết lòng ra đi chinh chiến vì nghĩa vụ phép
công là trọng, niềm tây xá nào, nhưng khi phải xa lìa những người thương yêu, mấy ai
đã thoát khỏi sầu oán? Ðến như Hector, một anh hùng trong sử thi Ilyade của Hy-lạp
cổ đại, giây phút chàng từ biệt vợ trẻ, con thơ trước khi lên đường lâm trận, cũng xiết

bao bùi ngùi, lưu luyến thì người chiến sĩ thời nay có khác gì?
18

“Tôi có người vợ trẻ đẹp như thơ
Tuổi chớm đôi mươi, cưới buổi dâng cờ
Má trắng mịn thơm thơm mùi lúa chín.
Ai ra đi mà chằng từng bịn rịn
Rời yêu thương nào đã mấy ai vui ?
Em ngậm ngùi nhìn với lúc chia phôi
Anh mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ.”
Đó chẳng qua là tâm trạng chung của những người chiến binh muôn thuở.
Chiến tranh còn đầy đọa kẻ chinh nhân trong cuộc sống gian khổ, dãi dầu:
“Trời đêm sương ướt áo khăn
Bổng nơi quan ải chạnh lòng nhớ quê”
Hay:
“Hàm quan tuyết trắng một vùng
Thành băng gươm lóe sáng cùng nắng mai
Tuyết ngập thành làm phai lòng quạ
Sương ngoài thành sắc ngựa hoen hoen”
Chiến trường thì đầy rẫy hiểm nguy:
“Trải nhiều năm biên cương lận đận
Dẹp bên Đông lại dẹp bên Tây”
Kẻ chinh nhân chiến đấu dẫu phải hy sinh tính mệnh thì rồi cũng bị người đời
bội bạc mau quên:
“Cảnh thuê lương luống chạnh lòng ai
Người đi trăng dõi dõi soi.”
Ðến khi tàn cuộc giao tranh, bên thắng cũng như bên bại để lại gì, nếu không là
những xác chết của biết bao chiến sĩ vô danh.
19


Chiến tranh không chỉ giáng họa cho kẻ ra đi mà còn gieo sầu rắc thảm cho
người ở lại. Nỗi đau hận nhất của chinh phu là vợ chồng chàng còn quá trẻ, mới đẹp
duyên lứa đôi, lửa hương vừa nồng đượm đã phải xa lìa nhau từ đấy nước non cách
trở, chẳng được cùng nhau chia sẻ chuyện tâm tình:
“Nàng là tuân nữ danh gia
Còn ta tuấn kiệt con nhà trướng môn
Gái anh kiệt trai phường anh kiệt
Trời nỡ sau cách biệt đôi đường”
Sau nhiều năm tháng mong ngóng chờ trông, chinh phu đã chẳng trở về như
bao lời hẹn ước, và rồi tin tức lại bặt tăm, tình cảnh cô đơn, khắc khoải đợi chờ của
chinh phụ càng thêm bi thiết về người chinh phu còn hình ảnh chinh phu cũng giống
như chinh phụ.
“Ruổi xe ngày ấy biệt nàng
Hoa đào đâu đã tỏ tường bướm ong.
Cùng với nàng ước xong kỳ hạn
Ước ngày về đúng hẹn mùa dưa”
Chinh phu không chỉ ngóng chỉ trông, mà sự thiếu vắng tình yêu, từ những lời
hỏi han tình tự:
“Bức bình phong ngăn cách đôi nơi”
Hay:
“Phòng khuê thương kẻ hằng ngày đợi trông”
Đến những cử chỉ âu yếm, vỗ về:
“Kẻ phòng khuê long đong vất vả
Cư xử sao cho thỏa ý chồng”
Nhất là sự thiếu thốn hạnh phúc ái ân càng làm cho nỗi nhớ nhung của chàng
thêm não nùng nhớ da diết về nàng.
“Ném thoi oanh sợi biếng xe.
20

Thương cây nến trắng đêm khuya chập chờn.

Sương gieo nặng trên thềm ngõ vắng,
Cửa sổ quen tựa ngắm mây bay.”
Hay:
“Mành tre chừng ngại lung lay
Đăm đăm con mắt ngày ngày ngóng trông.
Nhạn phương trời, những mong tin lại,
Quẩn lại quanh ái ngại phòng khuê”
Sự khát khao hạnh phúc chung đôi trở thành một ám ảnh, một tâm bệnh. Chinh
phu không tượng tượng ra nỗi nhớ ấy không vẽ ra được nỗi lòng.
“Hoa tàn cỏ úa ngóng trông
Ấy ai điểm nhãn cho rồng bay cao
Nỗi lòng ấy biết sao mà vẽ
Thương phòng khuê rầu rĩ đêm đêm”
Vậy mà trong tâm trí cũng như trong đôi mắt chàng, đâu đâu cũng là hình ảnh
muôn loài có lứa, có đôi, đang quấn quýt âu yếm bên nhau:
“Nỗi nhớ nhung lòng rầu lữa đốt,
Uyên ương kia ví được thành đôi
Bày đàn chung sống lợn hươu,”
Nhìn cảnh trăng, mây, khói hòa quyện vào nhau không cùng của thiên nhiên
càng làm chàng nghĩ về chinh phụ cũng như quê nhà da diết:
“Áng mây cô lòng này ảo não,
Trăng trên cao theo dõi chinh xa.
Nắng chiều đám cỏ xác xơ,
Núi chiều thoáng ánh lửa mờ mờ nhen.
Cây chiều hôm khói lên phơ phất”
21

Và để giải tỏa những ẩn ức, những nỗi khao khát hạnh phúc yêu đương thầm
kín kia, chinh phụ chỉ còn biết trông mong ở những giấc mộng xuân .
Mỗi đêm, mỗi đêm chinh phụ thao thức đợi chờ mộng về, cho chàng được sống

lại những ngày hạnh phúc với chinh phụ thuở nào. Những giấc mộng xuân như thế bao
giờ cũng ngắn ngủi, hư ảo vẫn hoàn hư hảo, lòng chàng mới chua xót làm sao!
“Dặm nghìn mong được gần kề màn loan.
Chốn màn loan tin đi thưa vắng,
Sợi nhớ thương dệt tấm sầu tơ.
Sầu tơ vương vấn lòng ta,
Mơ màng cõi mộng biết là thực đâu.”
Chỉ đến khi chinh phụ tỉnh ngộ, chàng mới có được sự bình an trong tâm hồn.
Từ đó, thay vì tự đày ải mình trong thế giới cô quạnh, lo âu, sầu oán, mộng tưởng…
chinh phu quyết tâm chấn chỉnh lại cuộc sống. Chàng vui vẻ khích lệ chính mình cũng
như chinh phụ là mình đang trên đường chinh chiến phụng sự tổ quốc, dân tộc cho
thỏa chí nguyện bình sinh. Riêng chàng hứa, sẽ vì nàng hết lòng bảo vệ tình yêu lứa
đôi và hạnh phúc gia đình :
“Xa xôi ai thấu nỗi lòng ,
Phải chăng gửi gấm tâm tình ải xa.
Tình nàng với tình ta cùng sánh,
Ta với nàng ấm lạnh cùng chung”
Nhờ đó, chinh phu đã tìm được niềm an ủi, tạo được một cuộc sống đầy ý
nghĩa, đem lại yên vui hạnh phúc cho chính bản thân và những người xung quanh,
trong thời gian chờ đợi.
Tóm lại, trước thực trạng lìa đôi cay đắng do chiến tranh gây ra cho vợ chồng
chinh phu trước cuộc sống gian khổ, hiểm nguy của người chiến binh nơi sa trường
cùng trước sự thờ ơ, bội bạc của triều đình, của người đời đối với các anh hùng tử sĩ vô
danh, chinh phu đã nhiều lần tỏa thái độ bi phẫn qua những câu hỏi trách móc, than
oán:
“Hỏi sao cao núi dày sông
22

Vua hiền chúa giỏi chạnh lòng xót thương”
Hay:

“Chẳng buôn bán, chẳng kiếm lời
Nhọc nhằng này mấy ai người thấu chăng?”
Những câu hỏi này của chinh phu vô tình đã hàm chứa lời kêu gọi lương tâm
nhân loại trước vấn đề chiến tranh và thân phận con người.
Vẫn hay quan niệm bi quan, yếm thế và ai oán về chiến tranh như thế chỉ xuất
hiện trong ý nghĩ của nhân vật chinh phu, nhưng nó cũng đã nói lên phần nào thực
trạng loạn lạc bi đát và bế tắc của xã hội, suốt thời gian một bạo chúa, bất tài, vô hạnh
lên nắm chính quyền Hồng Liệt Bá viết ra. Thế nên, vô tình nó đã phản ánh thái độ
chán ghét chiến tranh của họ, bất kể cuộc chiến do ai gây ra. Chính quyền (không còn
được lòng dân) trực tiếp phát động cuộc binh biến, nhằm đàn áp nông dân nổi dậy hay
bọn giặc cướp ô hợp, “đục nước béo cò”, lợi dụng thời cơ xã hội sa đọa, xã tắc kỉ
cương lỏng lẻo, nổi lên hoành hành, chúng đem quân đi phá đồn chiếm lũy, uy hiếp
nông thôn để cưỡng đoạt lương thực và cướp của giết người vô tội vạ làm khổ lương
dân.
Rõ ràng đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, đã kéo dài trên quê hương, gây
quá nhiều đau thương và tổn thất cho bao nhiêu người dân vô tội. Do đó, thái độ oán
ghét chiến tranh của tác giả và dịch giả là điều tự nhiên, dễ hiểu.
Những con người trí thức thời đại, hơn ai hết, đều hiểu rằng nay chính nghĩa đã
có, mọi con dân đều có bổn phận tham gia đại cuộc để mau chóng đem lại cuộc sống
an cư lạc nghiệp cho người dân, thanh bình cho đất nước.
Tác phẩm Chinh phu ngâm của họ, vì thế tràn đầy những đoạn anh hùng ca, đề
cao chính khí của kẻ nam nhi trên đường tranh đấu cho lí tưởng phụng sự tổ quốc, bảo
vệ nhân dân.
“Giáp binh chen bải biếc ao vàng,
Sớm nghe sứ giục trong thành,

×