Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh olavit và hỗn hợp (calphovit + olavit + adeb. complex) lên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo con sau cai sũa huyện phong điền tp.cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 88 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



NGUYỄN HỒNG NHUNG




ẢNH HƢỞNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH
OLAVIT VÀ HỖN HỢP (CALPHOVIT +
OLAVIT + ADEB. COMPLEX) LÊN NĂNG
SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HEO
CON SAU CAI SŨA HUYỆN PHONG ĐIỀN
TP.CẦN THƠ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y




2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y




Tên đề tài:
ẢNH HƢỞNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH
OLAVIT VÀ HỖN HỢP (CALPHOVIT +
OLAVIT + ADEB. COMPLEX) LÊN NĂNG
SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HEO
CON SAU CAI SŨA HUYỆN PHONG ĐIỀN
TP.CẦN THƠ


Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS.TS. Lê Thị Mến Nguyễn Hồng Nhung
MSSV: 3108196
Lớp: CN1012A2

2013



i

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI


o0o

ẢNH HƢỞNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH
OLAVIT VÀ HỖN HỢP (CALPHOVIT +
OLAVIT + ADEB. COMPLEX) LÊN NĂNG
SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HEO
CON SAU CAI SŨA HUYỆN PHONG ĐIỀN
TP.CẦN THƠ

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013 Cần Thơ, ngày… tháng… năm2013
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN DUYỆT BỘ MÔN


PGS.TS. Lê Thị Mến

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LỜI CẢM TẠ



ii

Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện ở trường ĐHCT, được sự quan
tâm dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu của quý thầy cô.
Sau gần 4 tháng thực tập tại Trại chăn nuôi tậ p trung Thành đội Cần Thơ ,
tại đây được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của ban chỉ đạo, anh kỹ
thuật trại đã cho em học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân và

hoàn thành tốt đề tài này.
Để đền đáp những tấm lòng chân tình đó em xin chân thành tri ơn!
- Cha, mẹ và những người thân trong gia đình đã ủng hộ và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho em được đến trường trong suốt hơn 4 năm học đại
học
- Cô Lê Thị Mến đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này và
em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể cán bộ đang giảng dạy tại
trường.
- Cô Huỳnh Thị Thu Loan đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời
gian thực tập tại PTN E104 thuộc Bộ môn Chăn Nuôi, khoa NN & SHƯD.
- Thầy Trương Chí Sơn người luôn hướng dẫn và dìu dắt em trong
suốt 4 năm đại học.
- Chân thành cảm ơn quý Công ty sản xuất vật tư và thuốc thú y
Vimedem đã tài trợ chế phẩm trong quá trình thực hiện đề tài này.
- Xin chân thành biết ơn anh Nguyễn Văn Thưởng, trưởng trại chăn
nuôi,người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ dạy e rất nhiều trong suốt
quá trình thực hiện đề tài. Và xin gởi lời cám ơn đến các chú, các anh trong
Trại chăn nuôi tậ p trung Thành đội Cần Thơ đã tạo điều kiện và tận tình
giúp đỡ cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- Xin gửi tình cảm thân thương đến bạn Trương Đình Nhân, bạn Cao
Chí Nguyện và bạn Nguyễn Thành Đạt đã hết lòng giúp đỡ, ủng hộ cùng tôi
vượt qua những khó khăn trong suốt 4 năm đại học.
- Xin gửi lời cám ơn đến các bạn trên PTN E104 và Các bạn lớp
CNTY khóa 36, đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều để tôi hoàn thành tốt đề
tài này.



TÓM LƢỢC




iii

Thí nghiệm được tiến hành từ 7/2013-10/2013 tại Trại chăn nuôi tập
trung Thành Đội Cần Thơ, ấp Trường Thọ, xã Trường Long, huyện Phong
Điền Tp. Cần Thơ. Thí nghiệm được thực hiện trên 54 heo sau cai sữa được
nuôi luân phiên trên 8 ô chuồng sàn của dãy chuồng nuôi heo sau cai sữa.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3
nghiệm thức (3 nhóm thức ăn) và 6 lần lặp lại (khối), tương ứng.
NT ĐC (không có bổ sung chế phẩm): có khối lượng đầu kỳ 9,0± 0,25
kg/con.
NT HH(NT bổ sung chế phẩm Calphovit): có khối lượng đầu kỳ
9,0±0,30 kg/con.
NT OLA (NT bổ sung chế phẩm Olavit): có khối lượng đầu kỳ
9,0±0,25 kg/con.
Thức ăn sử dụng cho thí nghiệm: là thức ăn cho heo sau cai sữa (giai
đoạn từ 8-15kg) Winer 2 -9204 của Công ty cổ phầ n Greenfeed Việ t Nam ,
sản xuất tại xã Nhựt Chánh , huyệ n Bế n Lứ c-tỉnh Long An. Heo được chăm
sóc và nuôi dưỡng theo quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng của trại.
Số liệu được theo dõi và ghi chép hằng ngày, thức ăn hỗn hợp cho heo
thí nghiệm được cân và trộn với chế phẩm bổ sung, lượng thức ăn được
điều chỉnh theo khối lượng của heo. Số liệu được xử lí bằng chương trình
Excel và Minitab Version 16.0.
Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau:
Tăng trọng bình quân cuối kỳ (kg/con) ở NT HH là cao nhất kế đến là
NT OLA và thấp nhất là ở NT ĐC.
HSCHTĂ của NT ĐC là 1,36 và NT HH là 1,29 và NT OLA là 1,31.
Tỷ lệ tiêu chảy ở NT ĐC cao hơn NT OLA và NT HH.
Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn ở NT ĐC là 100% cao hơn NT HH là

95% và NT OLA là 97%.
Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm ở NT ĐC là 100% thấp hơn NT HH
108% và NT OLA 105%.



iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.



Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Nhung
























v


MỤC LỤC
Tóm lƣợc ii

Chƣơng 1: Đt vấn đề 1

Chƣơng 2: Lƣợc khảo tài liệu 2
2.1Giống heo ở Đồng bằng Sông Cửu Long 2
2.1.1Yorkshire 2
2.1.2 Landrace 2
2.1.3 Các nhóm giống heo lai 3
2.2 Đặc điểm sinh học của heo con 4
2.2.1 Những biến đổi sinh lý heo con cai sữa 4
2.2.2 Đặc điểm tăng trọngcủa heo con 5
2.2.3 Đặc điểm tiêu hóa của heo con 5
2.2.4 Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con 7
2.2.5 Sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột 8

2.2.6 Sự phát triển của hệ thống miễn dịch 9
2.2.7 Hệ thống enzyme tiêu hóa 9
2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của heo 10
2.3.1 Nhu cầu năng lượng 10
2.3.2 Nhu cầu protein và acid amin (aa) 11
2.3.3 Nhu cầu khoáng 12
2.3.4 Nhu cầu vitamin 12
2.3.5 Nhu cầu về chất béo 13
2.3.6 Nhu cầu nước 14
2.3.7 Nhu cầu xơ 14
2.4 Chế phẩm sinh học 14
2.4.1 Khái niệm 14
2.4.2 Tác dụng của probiotic trong đường ruột 15
2.4.3 Các loại probiotic phổ biến 16
2.5 Công tác thú y 19
2.5.1 Phòng bệnh 19
2.5.2 Mộ t số bệ nh thườ ng gặ p trên heo con 20

Chƣơng 3: Phƣơng tiện và phƣơng pháp thí nghiệm 21
3.2 Phương tiệ n thí nghiệ m 21
3.2.1 Chuồ ng trạ i thí nghiệ m 21
3.2.2 Đối tượng thí nghiệm 23
3.2.3 Phương tiệ n dù ng ở trạ i 23
3.3 Phương pháp thí nghiệm 26
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 26
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi 27



vi


3.3.3 Phương pháp tiến hành 29
3.3.4 Một số bệnh thường gặp ở heo con cai sữa ở trại 30
3.3.5 Xử lý số liệu 30
Chƣơng 4: Kết quả thảo luận 31
4.1 Ghi nhận tổng quát 31
4.2 Kế t quả về sinh trưở ng 31
4.2.1 Kết quả về tăng trọng hàng tuần của heo thí nghiệm theo nghiệm thức . 31
4.2.2 Kết quả về tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm 34
4.3 Tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo thí nghiệm 36
4.4 Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm 38
4.5 Hiệ u quả kinh tế củ a thí nghiệ m 39
4.5.2 Hiệu quả kinh tế của toàn thí nghiệm 40

Chương 5: Kết luận và đề nghị 42
5.1 Kế t luậ n 42
5.2 Đề nghị 42

Tài liệu tham khảo 43
Phụ chƣơng hình 46
Phụ chƣơng bảng 49





vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con 6
Bảng 2.2: Lượng dịch vị biến đổi tùy theo tuổi và ngày đêm của heo 7
Bảng 2.3: Nhiệt độ thích hợp cho heo con 8
Bảng 2.4: Nhu cầu năng lượng cho heo con 10
Bảng 2.5: Nhu cầu acid amin trong khẩu phần heo (90 %VCK) 11
Bảng 2.6: Nhu cầu khoáng trong khẩu phần heo con 11
Bảng 2.7: Nhu cầu vitamin hàng ngày của heo cho ăn tự do (90 % VCK) 12
Bảng 2.8: Lịch tiêm phòng heo on cai sữa 19
Bảng 3.1: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của TĂHH dành cho heo con
sau cai sữa (Winner 2-9024) 23
Bảng 3.2: Lịch tiêm phòng vaccine cho heo con ở trại 29
Bảng 4.1: Kết quả tăng trọng hàng ngày của heo thí nghiệm theo nghiệm thức 30
Bảng 4.2: Kết quả về tăng trọng tích lũy của heo thí nghiệm theo nghiệm thức 32
Bảng 4.3: Kết quả về tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm 33
Bảng 4.4: Kết quả về tăng trọng tương đối của heo thí nghiệm 34
Bảng 4.5: Tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo thí nghiệm 34
Bảng 4.6: Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm theo nghiệm thức 36
Bảng 4.7: Bảng chi phí thức ăn/kg tăng trọng của từng ô thí nghiệm 37
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế của toàn thí nghiệm 38




viii

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Heo Yorkshire 2
Hình 2.2: Heo Landrace 3
Hình 2.3: Heo lai 2 máu Yorkshire x Landrace………………………………… 4
Hình 3.1: Bản đồ hành chính TP. Cần Thơ 20

Hình 3.2: Sơ đồ khu vực trại chăn nuôi heo 21
Hình 3.3:Tổng thể của dãy chuồng nuôi heo 21
Hình 3.4: Dãy chuồng nuôi heo thí nghiệm 21
Hình 3.5: Các ô chuồng nuôi heo thí nghiệm 22
Hình 3.6: Bồn nước dùng trong thí nghiệm 24
Hình 4.1: Biểu đồ tăng trọng hàng tuần của heo thí nghiệm 34
Hình 4.2: Biểu đồ tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm 34
HÌnh 4.3: Biểu đồ tăng trọng toàn kỳ của heo thí nghiệm 36
Hình 4.4: Biểu đồ hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm 37






1

Chƣơng 1: ĐT VẤN ĐỀ
Trong nhữ ng năm gầ n đây ngà nh chăn nuôi nướ c ta nói chung và chăn
nuôi heo nó i riêng đã có bướ c phá t triể n mạ nh mẽ và toà n diệ n gó p phầ n
quan trọ ng trong việ c tạo công ăn việ c là m cho khố i lượ ng lớ n hộ nông dân,
nâng cao chấ t lượ ng cuộ c số ng và thể chấ t con ngườ i.Theo Bộ Nông nghiệ p
và Phát triển nông thôn (2008), đị nhhướ ng phá t triể n nhanh đà n heo ngoạ i
theo hướ ng trang trạ i , công nghiệ p ở nơi có điề u kiệ n về đấ t đai , khả năng
kiể m soá t đượ c dị ch bệ nh, đưa đà n heo từ 26,8 triệ u con năm 2006 lên 29,9
triệ u con năm 2010; 32,9 triệ u con năm 2015 và 34,7 triệ u con năm 2020.
Ngành chăn nuôi heo phát triển đạ t năng suấ t cao , ngoài yếu tố giống , kỹ
thuậ t thì thức ăn là một yếu tố rất quan trọng để nâng cao năng suất và chất
lượ ng sả n phẩ m.
Trong các giai đoạn chăn nuôi heo, thì giai đoạ n heo con theo mẹ và

sau cai sữa là vấn đề đáng quan tâm và có ý nghĩa kinh tế đối với người
chăn nuôi. Hiện nay, hầu hết những trại chăn nuôi và những hộ chăn nuôi
đều có những biện pháp nuôi dưỡng riêng, song tỷ lệ tiêu chảy, sự hao hụt ở
heo con theo mẹ và sau cai sữa còn cao. Một trong những yếu tố ảnh hưởng
đến vấn đề này là sự thay đổi sinh lý của heo khi chuyể n sang giai đoạ n tậ p
ăn. Vì giai đoạn này heo con không được sưởi ấm, dinh dưỡng phụ thuộc
sữa mẹ chuyển sang dinh dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn, bộ máy
tiêu hoá chưa thích nghi được nên dễ bị xáo trộn; do đó heo con rất dễ bị
stress và dễ nhiễm các bệnh về đường tiêu hóa gây ra thiệt hại về kinh tế rất
lớn.Do nhữ ng hạ n chế trên ,người chăn nuôi cần có biện pháp bổ sung chế
phẩm vi sinh trong đó có chứa lợi khuẩn, các khoáng, các vitamin vào thức
ăn của heo con cai sữa để giảm tỷ lệ tiêu chảy cũng như nâng caonăng suấ t
và hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Được sự phân phân công của Bộ
môn chăn nuôi-Khoa Nông nghiệp và SHƯD-Trường Đại học Cần Thơ và
sự chấp nhận của Khu chăn nuôi tập trung Thành đội Cần Thơ vàđề tài
được thực hiện: “Ả nh hƣở ng củ a chế phẩ m vi sinh Olavit và hỗn
hợp(Calphovit + Olavit + ADEB.Complex) lên năng suấ t và hiệ u quả
kinh tế củ a heo con sau cai sƣ̃ a ở huyện Phong Điền TP.Cần Thơ”.
Mục tiêu đề tài:khảo sát hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Olavit
và HH lên khả năng sinh trưởng, tỷ lệ tiêu chảy và hiệu quả sử dụng thức ăn
để từ đó có những khuyến cáo sử dụng chế phẩm này trong quy mô của trại
và áp dụng rộng rãi trong các mô hình chăn nuôi, nhằ m nâng cao năng suấ t,
hạ giá thành sản phẩm tăng lợ i nhuậ n.




2

Chƣơng 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1Giống heo ở Đồng bằng Sông Cửu Long
2.1.1Yorkshire
- Nguồn gốc của heo Yorshire (Hình 2.1): heo có xuất xứ từ nước
Anh, lai tạo ở Anh thế kỷ XIX. Ngày nay, đây là giống heo dễ thích nghi và
nuôi khắp nơi trên thế giới(Nguyễn Thiện và ctv., 2005).
- Ngoại hình heo Yorshire (có 3 ngoại hình): kích thước lớn gọi là Đại
Bạch, Trung Bạch và cỡ nhỏ. Heo có tầm vóc lớn, thân mình dài nhưng
không năng nề, dáng đi chắc khỏe và linh hoạt. Màu sắc lông của heo trắng,
có ánh vàng, đầu to, trán rộng, mõm khá rộng, mắt lanh lợi, tai to đứng và
có hình tam giác hơi ngả về trước; vành tai của heo có nhiều lông mịn và
dài, lưng thẳng và rộng, bụng gọn, ngực rộng và sâu, đùi to và dài,4 chân
khỏe(Nguyễn Thiện, 2008).
- Tính năng sản xuất: đây là giống kiêm dụng hướng nạc-mỡ, heo cái
được sử dụng làm giống vào lúc 6-8 tháng tuổi. Heo nái đẻ sai và tốt sữa,
bình quân mỗi lứa có từ 10-12 heo con còn sống. Trọng lượng sơ sinh heo
con cai sữa không đồng đều lắm, khoảng cách hai lứa đẻ khoảng 231-240
ngày. Heo nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt 90-100 kg. Tiêu tốn khoảng 3-4 kg thức
ăn cho 1 kg tăng trọng, tỉ lệ nạc 51-54% (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị
Dân, 2000).








(www.fwi.co.uk)
Hình 2.1: Heo Yorkshire
2.1.2 Landrace

Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004) và Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn
Quế Côi (2005) cho rằng heo Landrace (Hình 2.2) có hướng sản xuất
nạc.Màu lông da của heo có màu trắng tuyền, tầm vóc to, dài mình, ngực



3

nông, thể chất không vững chắc. Heo Landrace có đặc điểm là tai to rủ
xuống mắt, heo nuôi 8 tháng tuổi đạt 90 kg, 12 tháng tuổi đạt 145 kg. Về
sinh sản số con sơ sinh trên ổ là 8-12 con, khối lượng sơ sinh trên con là từ
1,3-1,4 kg, khối lượng 60 ngày tuổi trên con 14-16 kg. Tuy các chỉ tiêu sinh
sản, tăng trọngheo nuôi nước ta có thấp hơn so với giống gốc từ 10-15%
nhưng heo được dùng nhiều trong lai kinh tế với các giống heo nội nhằm
nâng cao khối lượng và tỷ lệ nạc/thịt xẻ là 54-56% (Phạm Sỹ Tiệp, 2006).
(www.cedarridgegenetics.com)
Hình 2.2: Heo Landrace
2.1.3 Các nhóm giống heo lai
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) vàTrần Ngọc Phương và
Lê Quang Minh (2002)cho rằng qua nghiên cứu nhiều năm cho thấy việc lai
giống đã đạt hiệu quả cao thông qua ưu thế lai. Ưu thế lai là sự vượt trội của
con lai so với bố mẹ được thể hiện ở khả năng sống, sinh trưởng, số con đẻ
ra và khả năng nuôi con.
Hiện nay nhóm lai giữa (♂ Yorkshire x ♀ Landrace)(Hình 2.3), (♂
Landrace x ♀ Yorkshire) cho ra nái hai máu được nhà chăn nuôi hiện nay
xem là giống có khả năng sinh sản tốt nhất, hoặc các con nái thuộc giống
(Yorkshire), (Landrace) có thể sinh sản tốt với các nọc cùng giống, các heo
con được dùng nuôi thịt hoặc tạo nái hậu bị sinh sản tiếp. Tránh dùng con
đực Pietrian hoặc Duroc con lai lại là heo tăng trọngsẽ sinh sản kém nếu
muốn tạo heo cái hậu bị (Võ Văn Ninh, 2006).

Trương Lăng (2000)cho rằngmột số nái ở nước ta đã dùng là heo nái
Yorkshire lai 2 nền cho lai với đực giống Landrace, con lai nuôi thịt chóng
lớn, 6-7 tháng tuổi heo đạt khoảng 100 kg, tỷ lệ nạc là 52-57%, tiêu tốn 3,8-
4,2 kg cho 1 kg tăng trọng.



4


Hình 2.3: Heo lai 2 máu Yorkshire x Landrace
2.2 Đc điểm sinh học của heo con
2.2.1 Những biến đổi sinh lý heo con cai sữa
Những biến đổi về tiêu hoá
Đối với heo con đang theo mẹ, nếu ta tách mẹ ra và nuôi dưỡng
chúngvới khẩu phần thích hợp trong tuần đầu vẫn xảy ra xáo trộn trao đổi
chất. Vì thế cần phải có thời gian thích hợp để heo con làm quen với một số
khẩu phần thức ăn, lúc này cơ thể heo con hoàn toàn sử dụng nguồn năng từ
thức ăn cung cấp. Do quá trình tiêu hoá khác nhau, chức năng tiêu hoá tăng
dẫn đến chất dinh dưỡng hấp thu nhiều hơn (Trần Cừ, 1972).
Ảnh hƣởng của sự cho ăn lên sự tiêu hoá
Trương Lăng (2000)cho rằngkhi cho heo ăn nhiều bữa trong ngày (5
bữa so với 3 bữa) dịch vị tăng 79,43%, dịch tụy tăng 35,2%. Ăn thức ăn
khô dịch tiêu hóa tăng 12% so với ăn thức ăn ướt. Từ sơ sinh đến 23-35
ngày tuổi không tiết HCl, nhưng cho ăn sớm bằng ngũ cốc từ 14-20 ngày
thì tiết HCl, giúp tiêu hoá tốt hơn. Cho heo con ăn sớm kích thích tiết dịch
vị, tiết HCl khi thức ăn tác động cơ giới vào thành dạ dày. Bộ máy tiêu hoá
phát triển, ruột dài ra, tăng tiêu hoá và tăng trọngnhanh hơn.
Khả năng ức chế sau cai sữa
Cơ thể heo con dễ bị stress sau khi cai sữa do một số nguyên nhân sau:

Về tâm lý: việc tách khỏi mẹ, nhập đàn hay chuyển chuồng nuôi đều
làm ảnh hưởng đến hoạt động của heo. Khi có sự thay đổi về nhiệt độ và
điều kiện môi trường. Heo con phải học cách uống nước và ăn thức ăn riêng
(Trần Thị Dân, 2006).



5

Về thức ăn: việc thay đổi thức ăn được cung cấp chủ yếu từ sữa mẹ
sang thức ăn khô, cứng và việc cung cấp giữa các lần không tương đương,
thức ăn không được cung cấp 24/24 giờ. Do đó dẫn đến nguồn cung cấp
năng lượng bị giảm. Đó là chưa nói đến việc cung cấp thức ăn có chất
lượng không ổn định vì được đặt trong điều kiện không khí nóng ẩm. Sự
thay đổi bởi sự cung cấp dinh dưỡng từ những máng ăn xa lạ đối với heo
con (Trương Lăng, 2003).
2.2.2 Đc điểm tăng trọngcủa heo con
Giai đoạn bú sữa mẹ, heo con có tốc độ tăng trưởng nhanh: sau khi đẻ
8 ngày trọng lượng tăng gấp 2 lần, sau 10 ngày tăng gấp 4 lần, sau 55-60
ngày tuổi tăng gấp 15-20 lần so với trọng lượng sơ sinh (Trương Lăng,
2003).
Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận (2005) cho rằngkhối lượng heo con
đạt được ở các thời điểm sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng có mối tương quan
thuận với nhau khá chặc chẽ, có nghĩa là khối lượng lúc sơ sinh càng cao
thì có hy vọng để khối lượng lúc cai sữa cao. Vì vậy phải coi trọng đặc
điểm này để nuôi dưỡng tốt heo nái đủ sữa cho heo con bú để tăng khối
lượng sơ sinh của heo con.
Heo con mới đẻ về mặt sinh lý tương đối thành thục khả năng phát
triển của heo nhanh hơn so với các gia súc khác. Quá trình tăng trọngcủa
heo con từ khi mới đẻ đến khi cai sữa gặp phải 2 thời kỳ khủng hoảng. Lần

đầu là ở tuần thứ 3 do nhu cầu sữa của heo con tăng, trái lại lượng sữa của
heo mẹ bắt đầu giảm, một số chất dự trữ trong cơ thể heo con giảm dần.
Lần 2 là lúc cai sữa do heo con tách hẳn mẹ từ dinh dưỡng phụ thuộc vào
sữa mẹ chuyển sang dinh dưỡng của thức ăn có nhiều chất thô. Nếu sự
chuyển biến này đột ngột sẽ có ảnh hưởng xấu đến tăng trọngcủa heo con
(Trần Cừ,1972).
2.2.3 Đc điểm tiêu hóa của heo con
Ở heo con các cơ quan đều chưa thành thục về chức năng, đặc biệt là
hệ thần kinh, do đó heo con phản ứng rất chậm chạp các yếu tố tác động lên
chúng. Một đặc điểm cần lưu ý, ở heo con có một giai đoạn không có HCl
trong dạ dày. Giai đoạn này được coi như một tình trạng thích ứng tự nhiên
của heo con, do vậy mới tạo được khả năng thẩm thấu các kháng thể có
trong sữa đầu của heo mẹ. Trong giai đoạn này, dịch vị không có hoạt tính
phân giải protein mà chỉ có hoạt tính làm vón sữa đầu và sữa. Còn huyết
thanh chứa albumin và globulin được chuyển xuống ruột và thẩm thấu vào



6

máu. Ở heo con đến 14-16 ngày tuổi tình trạng thiếu HCl ở dạ dày không
còn là trạng thái sinh lý bình thường nữa nên việc tập cho heo con ăn sớm
đặc biệt là khi cai sữa sớm đã rút ngắn được giai đoạn thiếu HCl, hoạt hóa
hoạt động tiết dịch, tạo khả năng xây dựng nhanh chóng các đáp ứng miễn
dịch của chúng (Đào Trọng Đạt và ctv., 1996).
Nguyễn Thiện và ctv. (2008)cho rằngthời kỳ heo con cai sữa, đặc điểm
nổi bật của cơ quan tiêu hóa heo con đó chính là sự phát triển rất nhanh
song chưa hoàn thiện (Bảng 2.1). Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về
dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa. Còn chưa hoàn thiện thể hiện
ở số lượng cũng như hoạt lực của một số men trong đường tiêu hóa heo con

bị hạn chế. Tuy nhiên, heo và các loài gia súc khác đều thực hiện quá trình
tiêu hóa theo trình tự sau: quá trình tiêu hóa ở miệng rồi đưa xuống dạ dày
tiếp tục nghiền và nhờacid HCl và các loại men tiêu hóa khác như men
pepsin để chuyển hóa protein.
Bảng 2.1: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con
Cơ quan
Thời gian
Số lần tăng
Sơ sinh
70 ngày
Dạ dày
2,5 ml
1815 ml
> 70 lần
Ruột non
100 ml
6000ml
60 lần
Ruột già
40 ml
2100ml
> 50 lần
(Nguyễn Thiện, 2008)
2.2.3.1 Tiêu hóa ở miệng
Cù Xuân Dần (1996)cho rằngheo dùng mũi ủi đất để tìm thức ăn và
nhờ môi dưới nhọn đưa thức ăn vào miệng. Khi lấy thức ăn ở máng thì nó
nhờ răng, lưỡi và nhờ vận động lắc của đầu xốc mõm vào máng để lấy thức
ăn. Tiêu hóa ở miệng gồm 3 giai đoạn: đầu tiên là lấy thức ăn và nước
uống, tiếp theo là nhai và tẩm ướt thức ăn với nước bọt sau cùng là nuốt.
Sự tiết nước bọt ở heo biến đổi theo tuổi, lượng nước bọt, vật chất khô

(VCK), và nitơ trong nước bọt tăng theo tuổi (Trần Cừ, 1972).Trong nước
bọt chứa men amylase, maltase (chủ yếu là amylase). Ở heo sơ sinh, những
ngày đầu hoạt tính amylase nước bọt cao và lượng amylase đạt cao nhất lúc
2-3 tuần tuổi, sau đó giảm 50% và lượng nước bọt thay đổi tùy theo số lần
cho ăn, chất lượng thức ăn (Trương Lăng, 2003). Ở miệng hầu như không
có sự hấp thụ vì thức ăn dừng lại ở đây không lâu, chỉ có khả năng hấp thu
đường glucose, nhưng lượng này không đáng kể.




7

2.2.3.2 Tiêu hóa ở dạ dày
Tiêu hóa ở dạ dày là giai đoạn tiêu hóa quan trọng, tại đây thức ăn
chịu tác động cơ học do sự co bóp, vận động của dạ dày và tác động hóa
học do dịch vị tiết ra (Cù Xuân Dần, 1996).
Trương Lăng (2000) và Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005)cho
rằng tiêu hoá ở dạ dày được nghiên cứu khá đầy đủ. Khi mới sinh dịch vị
tiết ra ít và sau đó tăng nhanh theo sự tăng dung tích của dạ dày (Bảng 2.2).
Lượng dịch vị tăng nhanh nhất lúc 3-4 tuần tuổi và sau đó giảm dần. Trong
một ngày đêm lượng dịch vị tiết ra khác nhau và biến đổi theo tuổi. Trước
khi cai sữa, ban đêm heo con tiết nhiều dịch vị nhiều hơn do heo mẹ ban
đêm tiết nhiều sữa kích thích sự tiết dịch vị của heo con. Khi cai sữa lượng
dịch vị tiết ra ngày đêm gần bằng nhau.Số lượng và chất lượng khác nhau
làm tăng tính ngon miệng do dịch vị tiết ra nhiều, tiêu hóa cao. Ban đêm
khả năng tiêu hóa cao hơn ban ngày (Trương Lăng, 2003).
Bảng 2.2:Lượng dịch vị biến đổi tùy theo tuổi và ngày đêm của heo

Thời gian

Loại heo
Heo lớn
Heo con
Ngày
Đêm
62%
38%
31%
69%
(Trương Lăng, 2003)
2.2.3.3 Tiêu hóa ở ruột
Heo sơ sinh dung tích ruột non 100 ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, 3
tháng đạt 6 lít, 12 tháng đạt 20 lít. Ruột già heo sơ sinh dung tích 40-50 ml,
20 ngày là 100 ml, tháng thứ 3 khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 là 7 lít, tháng thứ
7 là 11-12 lít. Heo tiêu hoá ở ruột nhờ tuyến tụy, enzyme trypsin trong dịch
tụy thủy phân protein thành acid amin. Độ kiềm của dich tụy tăng theo tuổi
và cường độ tiết. Hoạt tính enzyme amylase đạt 1000-8000 đơn vị và giảm
theo tuổi. Các enzyme tiêu hoá trong dịch ruột heo con gồm: Amino
peptidase, dipeptidase, lipase và amylase. Trong một ngày đêm, heo con
một tháng tuổi tiết dịch từ 1,2-1,7 lít; 3-5 tháng là 6-9 lít. Lượng dịch tiêu
hoá phụ thuộc vào tuổi và tính chất khẩu phần thức ăn. Heo con 1,5-2 tháng
tuổi, lượng dịch ngày đêm tăng đáng kể nếu tăng thức ăn thô xanh vào khẩu
phần (Trương Lăng, 2003).
2.2.4 Đc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con
Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004)cho rằngkhi mới sinh cơ thể heo
chứa tới 82% nước.Sau khi sinh 30 phút tỷ lệ nước ở heo giảm 1-2%, nhiệt



8


độ cơ thể giảm tới 5
o
C. Do bị mất nước, mất nhiệt nhanh, cơ thể bị lạnh làm
hoạt động chức năng của các bộ máy trong cơ thể bị rối loạn. Heo sơ sinh
trao đổi năng lượng và trao đổi vật chất rất cao trong khi đó nhiệt độ cơ thể
lại giảm nhanh vì thế nhu cầu ẩm với heo con rất quan trọng, 7 ngày đầu
heo cần nhiệt độ 32-34
o
C, 7-10 ngày sau cần 29-30
o
C, sau 10 ngày tuổi heo
con mới tự cân bằng nhiệt được.
Khả năng điều tiết thân nhiệt của gia súc non rất kém, do đó nó rất
nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt độ lạnh dễ làm
gia súc non bị bệnh.Ở gia súc non từ 15-20 ngày tuổi thân nhiệt mới dần ổn
định (Trần Thị Dân, 2004).
Lê Hồng Mận (2006)cho rằngheo mới sinh lớp mỡ dưới da chưa phát
triển và glycogen trong cơ còn thấp, da mỏng, lông thưa nên khả năng giữ
nhiệt cho cơ thể còn hạn chế, heo dễ bị nhiễm bệnh.
Bảng 2.3: Nhiệt độ thích hợp cho heo con
Trọng lượng heo
Nhiệt độ
Nhiệt độ tối ưu (
o
C)
Nhiệt độ giới hạn
(
o
C)

Heo sơ sinh
35
32 – 38
Heo 2 – 5 kg
30
27 – 32
Heo 5 – 20 kg
27
24 – 30
(Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà, 2007)
2.2.5 Sự phát triển của hệ vi sinh vật đƣờng ruột
Ở heo con mới sinh hệ vi sinh vật đường ruột chưa phát triển, chưa đủ
số lượng, vi khuẩn có lợi chưa đủ khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh
nên rất dễ nhiễm bệnh nhất là các bệnh đường tiêu hóa. Trong quá trình
phát triển bình thường ở đường ruột của gia súc có nhiều loại vi khuẩn nhất
là vi khuẩn sinh acid lactic, vi khuẩn Bifidium và một số cầu khuẩn đường
ruột đối kháng mạnh với vi khuẩn phó thương hàn, và các vi khuẩn sinh
thối rữa. Cơ chế đối kháng này là nhờ hoạt tính của acid lactic đã có tác
dụng ngăn chặn sự hoạt động của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và gây thối
rữa. Vi khuẩn Lactic có ngay từ ngày đầu con vật mới sinh ra, chúng phát
triển và tăng dần số lượng đến mức có thể khống chế sự phát triển của vi
khuẩn E. coli(Đào Trọng Đạt và ctv., 1996).
Trần Thị Dân (2005)cho rằngbộ máy tiêu hóa của thú sơ sinh thường
không có vi sinh vật nhưng sau đó hệ vi sinh vật riêng biệt của mỗi loài thú
phát triển nhanh. Sự phát triển của hệ vi sinh vật ổn định giúp thú kháng lại
sự nhiễm trùng đặc biệt trong đường ruột. Trong ruột của thú dạ dày đơn



9


khỏe mạnh, có rất nhiều typ vi khuẩn hiếm khí. Trong đó nhóm vi khuẩn
hiếm khí bắt buộc như Bifidobacteria, Lactobacilli và Bacteroidaceae
chiếm đến 90% của tổng vi sinh vật.
2.2.6Sự phát triển của hệ thống miễn dịch
Ở heo sơ sinh quá trình hấp thu imminoglobulin và những tiểu phần
protein khác của sữa mẹ bằng con đường chủ động chọn lọc hoặc bằng ẩm
bào. Nhờ đó imminoglobulin ngay những giờ đầu sau khi đẻ đã tăng trong
máu heo con (từ 3,5-7%). Những tiểu phần protein sữa tuần hoàn trong máu
không gây nguy hiểm với heo con vì trong thời gian này heo con không
hình thành kháng thể bản thân và protein đối với chúng không phải là kháng
nguyên. Sự thành thục về miễn dịch học của heocon xuất hiện sau một
tháng tuổi (Trương Lăng, 2003).
2.2.7 Hệ thống enzyme tiêu hóa
Trần Cừ (1972) và Trương Lăng (2003)cho rằngquá trình tiêu hóa hóa
học ở heo cũng như các động vật khác nhờ vào hệ thống enzym có thể chia
ra 3 nhóm chính enzym tiêu hóa protid gồm có pepsin, trypsin,
chimotrypsin,…Enzym tiêu hóa lipid gồm có lipase.Enzym tiêu hóa glucid
có amylase, maltase và lactase.
Lưu ý khi thay thế sữa mẹ bằng một chế độ thức ăn heo con sẽ có
nhiều rối loạn về tiêu hóa do thiếu một số enzyme cần thiết phải bổ sung
protein động vật cần thiết. Vì với protein thực vật thì các enzyme tiêu hóa
tác động ít hơn so với protein động vật.Cai sữa 5 tuần tuổi thì heo con sử
dụng được protein thực vật tương đối dễ dàng (Trương Lăng, 2003).
2.2.7.1 Enzyme tiêu hóa glucid
Glucid được tiêu hóa nhờ các men: Amylase, maltase, lactase,
saccharase. Các enzyme tiêu hóa biến đổi rất rõ theo tuổi: Amylase do
tuyến nước bọt tiết ra ở heo con có hoạt lực thấp, tăng cao nhất lúc 2-3 tuần
tuổi sau đó lại giảm, còn amylsae tụy lại có ngay trong thời kỳ sơ sinh song
hoạt lực thấp và tăng cao dần ở 4-6 tuần tuổi. Đây là loại men có vai trò rất

quan trọng trong tiêu hóa tinh bột do lượng men lớn và thời gian tiếp cận
với cơ chất dài. Maltase và saccharase cũng tương tự như amylase cho nên
khả năng tiêu hóa tinh bột của heo con trong 4 tuần tuổi đầu còn kém chỉ
đạt 50% lượng tinh bột ăn vào (Nguyễn Thiện và ctv.,2008).





10

2.2.7.2 Enzyme phân giải protein
Các enzyme tiêu hóa protein bao gồm: Pepsin, trypsin, chymotrypsin.
Men pepsin có ngay từ khi sơ sinh và tăng dần tới 5-6 tuần tuổi, song không
có chức năng tiêu hóa protein bởi vì ở dạng pepsinogen. Pepsinogen cần có
HCl ở dạng tự do để hoạt hóa nó biến thành dạng hoạt động (Vũ Đình Tôn
và Trần Thị Thuận, 2005).
2.2.7.3 Enzyme tiêu hóa lipid
Nguyễn Thiện và ctv.(2008)cho rằngsữa heo rất nhiều chất béo và khả
năng tiêu hóa sẽ được thực hiện tốt nhờ enzyme tiêu hóa lipid là lipase, men
này hoạt động mạnh ngay từ khi mới sinh và tương đối ổn định trong suốt
thời kỳ bú sữa. Ở heo sơ sinh bằng tác động của lipase và được nhũ tương
hóa bởi muối mật, chất béo trong sữa heo có thể được tiêu hóa trên
95%.Hàm lượng lipase trong dịch tụy phụ thuộc vào mức độ hoạt động của
tuyến tụy, tuyến tụy hoạt động càng nhiều thì hàm lượng tiêu hóa lipase
càng cao nhưng cần chú ý khả năng thích ứng của tuyến tụy với chế độ
ăn.Hoạt động lipase tăng khi chế độ có nhiều lipid.
2.3 Nhu cầu dinh dƣỡng của heo
Để tăng trọng và phát triển heo cần được cung cấp đầy đủ năng lượng,
protein, mà chính xác hơn là các acid amin, các chất khoáng, các vitamin và

acid béo. Do đó khi xem xét nhu cầu dinh dưỡng của heo người ta thường
chú ý đến năng lượng, protein, acid amin, vitamin, và các chất khoáng đa,
vi lượng (Nguyễn Thiện và ctv., 2008).
2.3.1 Nhu cầu năng lƣợng
Năng lượng do thức ăn cung cấp trước hết được trao đổi và tiêu hao
trong mọi hoạt động của cơ thể heo: ăn uống, đi lại, hô hấp, tuần hoàn,…kể
cả lúc ngủ. Đa phần các nguyên liệu thức ăn nuôi heo có giá trị năng lượng
trao đổi bằng 94-97% giá trị năng lượng tiêu hóa. Heo cần năng lượng để
duy trì cơ thể bình thường, để lớn lên và để sinh sản (Bảng 2.4). Các thức
ăn cung cấp năng lượng là các thành phần chủ yếu trong khẩu phần
(Trương Lăng, 2000 và NRC, 2000).







11

Bảng 2.4: Nhu cầu năng lượng cho heo con
Chỉ tiêu
Trọng lượng heo (kg)
3-5
5-10
10-20
DE trong khẩu phần (Kcal/kg)
3400
3400
3400

ME trong khẩu phần (Kcal/kg)
3265
3265
3265
DE ăn vào ước tính (Kcal/ngày)
855
1690
3400
ME ăn vào ước tính (g/ngày)
820
1625
3265
Lượng ăn vào ước tính (g/ngày)
250
500
1000
Protein thô (%)
26
23,7
20,9
(NRC, 2000)
2.3.2 Nhu cầu protein và acid amin (aa)
Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005)cho rằngcung cấp đủ protein
cho heo con ở giai đoạn này rất quan trọng. Vì đây là thời kỳ tăng trọngrất
mạnh của hệ cơ và lượng protein được tích lũy rất lớn. Thông thường trong
khẩu phần thức ăn cho heo con phải đảm bảo từ 120-130 g protein tiêu hoá
trên đơn vị thức ăn hoặc lượng protein thô trong khẩu phần khoảng 17-19%
(Bảng 2.5). Ngoài việc phải cung cấp đầy đủ lượng protein trong khẩu phần
thức ăn cho heo con thì cũng cần chú ý tới hai loại acid amin quan trọng là
Lys và Met. Lys có vai trò quan trọng trong hình thành xương, ảnh hưởng

đến sự tổng hợp các nucleotid, hemoglobin, duy trì trạng thái bình thường
của cơ thể. Thiếu Lys con vật lười ăn, da khô, giảm khối lượng. Met có ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng, sự hoạt động của gan, sự điều hoà của tuyến
giáp, khử độc các chất xâm nhập vào cơ thể. Thiếu Met sẽ giảm khả năng
sinh trưởng, giảm mức sử dụng nitơ và quá trình trao đổi chất bị rối loạn.
Bảng 2.5: Nhu cầu acid amin trong khẩu phần heo con (90%VCK)
AA (%)
Trong lượng (kg)
3-5
5-10
10-20
Arg
1,4
2,4
4,2
His
1,1
1,9
3,2
Ile
1,8
3,2
5,5
Leu
3,4
6,0
10,3
Lys
3,4
5,9

10,1
Met
0,9
1,6
2,7
Met + Cys
1,9
3,4
5,8
Phe
2,0
3,5
6,1
Phe + Tyr
3,2
5,5
9,5
Thr
2,1
3,7
6,3
Trp
0,6
1,1
1,9
Val
2,3
4,0
6,9
(NRC, 1998)






12

2.3.3 Nhu cầu khoáng
Trương Lăng (2000) và Dương Thanh Liêm và ctv. (2002)cho
rằngchất khoáng rất cần thiết cho các cấu trúc và chức năng chuyển hóa
trong cơ thểheo, có thể được phân thành chất khoáng đa và vi lượng (Bảng
2.6). Khoáng đa gồm các nguyên tố cần được bổ sung vào khẩu phần heo:
Ca, P, Mg, Na, K, Cl, S. Khoáng vi lượng gồm các nguyên tố: Fe, Cu, Mn,
Co, Zn, Si, Se,Cr… Cả 2 nhóm khoáng đều có vai trò quan trọng trong quá
trình trao đổi chất, nhưng nhóm khoáng đa lượng có hàm lượng cao hơn
nhiều so với nhóm khoáng vi lượng. Chất khoáng có vai trò chính như sau
đối với vật nuôi: hầu hết các chất khoáng có vai trò xúc tác cho các phản
ứng sinh hóa trong tế bào. Chất khoáng giữ vai trò cân bằng chất điện giải,
giữ ổn định pH của máu và dịch tế bào, duy trì áp suất thẩm thấu.
Bảng 2.6:Nhu cầu khoáng trong khẩu phần heo con
Khoáng
Trọng lượng heo con
4-11
12-18
19-46
Ca (%)
0,85
0,75
0,65
P (%)

0,72
0,65
0,55
NaCl (%)
0,25-0,05
0,25-0,05
0,25-0,05
Fe (ppm)
100
100
100
Zn (ppm)
100
100
100
Cu (ppm)
10
10
10
Mn (ppm)
10
10
10
I (ppm)
0,2
0,2
0,2
Se (ppm)
0,3
0,3

0,3
(Trương Lăng, 2000)
Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000)cho rằng Ca chiếm khoảng
99% và P khoảng 80% giữ vai trò chính trong cấu tạo bộ xương và trong
răng, ngoài ra còn thực hiện nhiều chức năng sinh lý khác. Vai trò của Ca
còn thể hiện trong sự đông máu và co cơ, vai trò của P với sự trao đổi năng
lượng. Nếuthiếu Ca, P sẽ làm yếu xương sườn hoặc cột sống, chân vòng
kiền, dễ gãy. Nhiều Ca (trên 1%) có thể gây thiếu kẽm (Zn), tỉ lệ tối đa cho
Ca:P là 1-1,3/1.
2.3.4 Nhu cầu vitamin
Nhu cầu vitamin (vit) của heo rất ít nhưng nó rất cần thiết cho quá
trình trao đổi chất bình thường của cơ thể (Nguyễn Thiện và ctv., 2008).
Lê Hồng Mận (2006)cho rằng cơ thể động vật cần khoảng 15 loại vit
với lượng rất ít nhưng có vai trò lớn trong quá trình trao đổi chất, các hoạt
động của các enzyme và hormon. Thiếu hay thừa một loại vit nào đều có
ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng của động vật. Vit chia làm



13

2 loại: nhóm vit hòa tan trong dầu và nhóm vit hòa tan trong nước được đưa
từ thức ăn vào cơ thể (Bảng 2.7).
Dương Thanh Liêm và ctv. (2002)cho rằng muốn cho heo tăng trưởng
tốt thì thức ăn phải được cung cấp đầy đủ vit, nhất là vit A và vit nhóm B
giúp cho sự biến dưỡng các dưỡng chất những vit này cần được chú ý trong
khẩu phần của heo.
Bảng 2.7: Nhu cầu vitamin hàng ngày của heo cho ăn tự do (90% VCK)
Chỉ tiêu
Trọng lượng heo (kg)

5-10
10-20
20-50
Vit A (IU)
1100
1750
2412
Vit D
3
(IU)
110
200
278
Vit E (IU)
8
11
20
Vit K (mg/kg)
0,25
0,50
0,93
Biotin (mg/kg)
0,03
0,05
0,09
Choline (g/kg)
0,25
0,40
0,56
Niacin (mg/kg)

7,50
12,50
18,55
Riboflavin (mg/kg)
1,75
3,00
4,64
Thiamin (mg/kg)
0,50
1,00
1,86
Vit B
6
(mg/kg)
0,75
1,50
1,86
Vit B
12
(mg/kg)
8,75
15,00
18,55
(NRC, 2000)
2.3.5 Nhu cầu về chất béo
Khả năng tiêu hóa chất béo của heo con tăng dần lên theo tuổi của
chúng. Mặc dù chất béo bổ sung không có tác dụng đối với mức tăng
trưởng của heo con trong 1, 2 tuần đầu sau khi cai sữa nhưng không gây
nên hiện tượng mất
chất béo trong thời gian đó. Trong 2 tuần đầu sau khi cai sữa lượng chất béo

bổ sung nên hạn chế ở mức 2-3% khẩu phần. Sau 3-4 tuần kể từ khi cai sữa
tỷ lệ chất béo trong khẩu phần thức ăn có thể tăng 4-5%. Ở độ tuổi này của
heo con, chất béo làm tăng mức tăng trưởng của heo và phát huy hiệu quả
của thức ăn (Hội Đồng Hạt Ngũ Cốc Mỹ, 1994).
Ở heo, năng lượng do lipid cung cấp phần lớn được dự trữ dưới da,
quanh nội tạng, lipid được hấp thu ở ruột non. Heo con tiêu hóa lipid cao
hơn heo lớn vì lipid của heo con bú sữa chủ yếu ở dạng nhũ hóa (Trương
Lăng, 2003).






14

2.3.6 Nhu cầu nƣớc
Nước rất quan trọng đối với nhu cầu dinh dưỡng của heo. Tỉ lệ nước
trong các mô cơ thể giảm dần theo tuổi. Nước chiếm 50-60% trọng lượng
cơ thể. Trong máu, sữa nước chiếm đến 80-95%.Cơ thể mất 10% nước sẽ
gây rối loạn chức năng trao đổi chất. Nếu mất 20% lượng nước cơ thể heo
con sẽ chết (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002 và Trương Lăng, 2003).
Nhu cầu nước tối thiểu là lượng nước cần để cân bằng lượng nước
mất, sản xuất sữa, tạo ra tế bào mới trong quá trình tăng trọnghoặc phát
triển. Có rất nhiều yếu tố chi phối nhu cầu nước của heo bao gồm cả môi
trường.Lượng nước có trong cơ thể heo ở từng độ tuổi khác nhau tương đối
ổn định. Tuy nhiên, heo cần có đủ nước hàng ngày để cân bằng lượng nước
bị mất. Lượng nước tiêu thụ trong tuần lễ thứ nhất, hai, ba sau cai sữa lần
lượt là 0,49 lít/con/ngày; 0,89 lít/con/ngày; 1,46 lít/con/ngày (NRC, 2000).
2.3.7 Nhu cầu xơ

Bổ sung chất xơ vào khẩu phần của heo sẽ làm giảm năng lượng tiêu
hóa DE của khẩu phần. Để duy trì năng lượng tiêu hóa ăn vào heo phải ăn
nhiều hơn. Tuy nhiên, khi lượng chất xơ vượt quá 10-15% khẩu phần,
lượng thức ăn ăn vào có thể sẽ bị giảm do độ choáng quá nhiều hoặc do tính
ngon miệng của thức ăn thấp. Khẩu phần năng lượng (chất xơ cao) sẽ cho tỷ
lệ tăng trưởng tương đương với tỷ lệ tăng trưởng của heo đực ăn khẩu phần
năng lượng cao trong giai đoạn nhiệt độ môi trường thấp nhưng khẩu phần
loại này thường làm giảm tỷ lệ tăng trưởng khi nhiệt độ môi trường cao
(NRC, 2000).
2.4Chế phẩm sinh học
2.4.1 Khái niệm
Dương Thanh Liêm và ctv. (2002)cho rằngchế phẩm sinh học có thể
hiểu là những vi sinh vật sống được đưa vào thể dưới dạng chất bổ sung để
tạo môi trường đường ruột trở nên thuận lợi hơn cho các vi sinh vật có lợi
phát triển và ngược lại ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Nhóm vi
sinh vật chủ yếu được sử dụng là Lactobacillus aciddophilus và một số ít
các loại khác như Streptococcus faecium, Bacillus subtillis và nấm men(Hội
chăn nuôi Việt Nam, 2002). Các vi khuẩn này vào đường ruột lên men
thành lactose tạo nên acid nên làm cho pH đường ruột trở nên acid (pH≤4)
hơn và do đó hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại (E. coli,
Salmonella,…) vốn thường phát triển mạnh ở môi trường acid yếu (pH≥4)
(Lê Thị Mến, 2010).



15

Metchnikoff (1908) là người đầu tiên đề nghị dùng chế phẩm có
chứaLactobacilli bổ sung vào khẩu phần để ngừa rối loạn trong tiêu hóa với
tên “probiotic”. Đến 1974, Parker đề nghị dùng probiotic để chỉ vi sinh vật

sống có tác động trái ngược với kháng sinh. Fuller (1989) đã định nghĩa rõ
hơn về Probiotic: “Probiotic là dạng thức ăn có chứa vi sinh vật sống cung
cấp cho gia súc có nhiều ảnh hưởng tốt vì nó giúp cân bằng hệ vi sinh vật
có lợi trong đường ruột”.
Probiotic được hiểu một cách đơn giản là những vi sinh vật sống hữu
dụng được đưa trực tiếp vào thức ăn. Các vi sinh vật này vào đường tiêu
hóa chúng không bị giết chết bởi môi trường đường ruột vật chủ, trái lại
chúng có khả năng sinh sôi nảy nở và ức chế vi sinh vật có hại trong đường
ruột để bảo vệ tốt cho hệ tiêu hóa vật chủ (Dương Thanh Liêm, 2008).
2.4.2 Tác dụng của probiotic trong đƣờng ruột
Trần Thị Dân (2004) vàDương Thanh Liêm (2008)cho rằngprobiotic
được dùng để cạnh tranh và kháng lại sự định vị của vi khuẩn có hại ở
đường tiêu hóa. Những vi sinh vật này tiêu thụ O
2
làm cho không còn O
2

thừa để vi khuẩn có hại phát triển, sinh sản. Có tác dụng phòng trừ bệnh
tiêu chảy. Những vi khuẩn có lợi này sản xuất hợp chất có tính kháng
khuẩn, tiết acid làm giảm pH đường ruột, cạnh tranh chất dinh dưỡng hoặc
nơi bám ở ruột và kích thích hoạt động miễn nhiễm. Để vi sinh vật có lợi
được thiết lập ở đường tiêu hóa, chất trợ sinh phải được cung cấp cho heo
con sơ sinh càng sớm càng tốt. Ở heo lớn, tác dụng của chất trợ sinh chỉ xảy
ra trong thời gian chúng được cung cấp liên tục. Thời gian để vi khuẩn
trong chất trợ sinh có thể định vị vào đường tiêu hóa tùy thuộc vào khả
năng mà chúng liên kết với thành ruột và chất dinh dưỡng có sẵn. Probiotic
còn có tác dụng tốt lên hệ thống kháng thể, phòng trừ được bệnh tiêu chảy
và hiệu quả hơn trong việc hạn chế strees (Lê Thị Mến, 2010).
Trần Thị Dân (2005)và Hội chăn nuôi Việt Nam (2002)cho rằngyếu tố
ảnh hưởng hiệu quả khi dùng trợ sinh có thể do nhiều nguyên nhân gây nên:

Tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của heo, sự hiện diện của yếu tố gây
stress, khác biệt về di truyền giữa các giống heo, sức sống và tính ổn định
của chất trợ sinh, tính đặc hiệu của trợ sinh theo giống heo, liều và số lần
dùng trợ sinh.


×