Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

xây dựng tiêu chuẩn cho nguyên liệu nấm linh chi khô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 68 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC








TRẦN THỊ NHƯ PHƯƠNG




XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHO NGUYÊN LIỆU
NẤM LINH CHI KHÔ








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH HÓA HỌC


MÃ NGÀNH: 52440112




2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC









TRẦN THỊ NHƯ PHƯƠNG



XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHO NGUYÊN LIỆU NẤM
LINH CHI KHÔ




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH HÓA HỌC

MÃ NGÀNH: 52440112



HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Ths. NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG






2013






TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HOÁ HỌC

Năm học: 2013-2014

Đề tài: “Xây Dựng Tiêu Chuẩn Cho Nguyên Liệu Nấm Linh Chi Khô”


L
L



I
I


C
C
A
A
M
M


Đ
Đ
O
O
A
A
N
N




Tôi tên: Trần Thị Như Phương MSSV:2102286
Lớp: Hóa Học K36
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất

cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Luận văn đã được chỉnh sửa hoàn chỉnh theo những ý kiến và góp ý của
các Phản biện và các thành viên Hội đồng chấm Bảo vệ Luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013




Trần Thị Như Phương

Cán bộ hướng dẫn





Nguyễn Thị Ánh Hồng











TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN HÓA HỌC 
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Ánh Hồng
2. Tên đề bài: “Xây dựng tiêu chuẩn cho nguyên liệu nấm linh chi khô”
3. Sinh viên thực hiện: Trần Thị Như Phương MSSV: 2102286
Lớp: Cử nhân Hóa học – Khóa 36
4. Nội dung nhận xét:

a) Nhận xét về hình thức của luận văn tốt nghiệp:

b) Nhận xét nội dung của luận văn tốt nghiệp (đề nghị ghi chi tiết và đầy
đủ):

* Những vấn đề còn hạn chế:
c) Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài:
d) Đề nghị và điểm:

Cần Thơ, ngày …tháng.…năm 2013
Cán bộ hướng dẫn



Ths. Nguyễn Thị Ánh Hồng







TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN HÓA HỌC 
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Ánh Hồng
2. Tên đề bài: “Xây dựng tiêu chuẩn cho nguyên liệu nấm linh chi
khô”
3. Sinh viên thực hiện: Trần Thị Như Phương MSSV: 2102286
Lớp: Cử nhân Hóa học – Khóa 36
4. Nội dung nhận xét:

a) Nhận xét về hình thức của luận văn tốt nghiệp:

b) Nhận xét nội dung của luận văn tốt nghiệp (đề nghị ghi chi tiết và đầy
đủ):

* Những vấn đề còn hạn chế:
c) Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài:
d) Đề nghị và điểm:

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013
Cán bộ phản biện











LỜI CÁM ƠN


Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô bộ môn
Hóa học, khoa Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền
đạt kiến thức trong suốt thời gian chúng em theo học tại trường và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho chúng em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Ánh Hồng
đã hướng dẫn tận tình và truyền thụ cho em những kiến thức quý báu về lĩnh
vực nghiên cứu.
Cám ơn cô Nguyễn Thị Diệp Chi đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình làm luận văn.
Cám ơn các thầy cô cố vấn học tập đã giúp đỡ em rất trong suốt 4 năm
học vừa qua.
Em cũng xin gởi lời cám ơn đến thầy Nguyễn Văn Đạt và cô Trúc Chi -
quản lý phòng thí nghiệm Hóa đại cương A3 đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện
cho chúng em có môi trường làm việc thật tốt.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn ở bên
cạnh động viên, giúp chúng em hoàn thành tốt Luận văn này.
Và tôi cũng bày tỏ lời cám ơn chân thành đến các bạn đã giúp đỡ tôi
hoàn thành tốt luận văn. Chúc các bạn đạt thành tích thật cao trong học tập và
trong cuộc sống.
Xin chân thành cám ơn.





Cần Thơ, tháng 12 năm 2013


Trần Thị Như Phương


i




TÓM TẮT

Nấm Linh chi là một thảo dược quý từ xưa đến nay được coi là “thượng
dược”, được xếp vào hàng siêu dược liệu. Hiện nay, nguyên liệu nấm linh chi
ngày càng được sử dụng nhiều để làm thuốc và chữa bệnh, trong khi chất
lượng không rõ ràng và khó kiểm soát. Trong nghiên cứu này, tiến hành lựa
chọn những chỉ tiêu phù hợp để xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng cho
nguyên liệu nấm Linh chi khô, đồng thời khảo sát và đánh giá một số tiêu chí
chất lượng trên 10 mẫu nấm Linh chi khô trên thị trường trong nước.
Qua quá trình nghiên cứu, lựa chọn được những chỉ tiêu cho bộ tiêu
chuẩn như sau: mô tả, bột, định tính, độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong
acid, kim loại nặng, định lượng, chế biến, bảo quản, tính vị, quy kinh, công
năng, chủ trị, cách dùng, liều lượng và kiêng kỵ. Trong đó, tiến hành khảo sát
độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid trên 10 mẫu nấm Linh chi đều
đạt tiêu chuẩn theo quy định của Dược điển Trung Quốc 2005 về nấm Linh

chi, cụ thể như sau: độ ẩm không quá 17%, tro toàn phần không quá 3,2%, tro
không tan trong acid không quá 0,5%. Ngoài ra, khi bán định lượng kim loại
nặng theo chì không vượt quá 10 ppm, khảo sát định lượng Polysaccharides
thô theo quy trình chiết ở nhiệt độ thấp thu được kết quả trong khoảng 0,71-
1,26%, khảo sát các thành phần dược chất đều thấy hiện diện trong 10 mẫu
nấm, bao gồm: triterpenoid, saponin, alkaloid, acid hữu cơ.
Kết quả đề tài góp phần hoàn thiện bộ tiêu chuẩn, làm căn cứ đánh giá
chất lượng nguyên liệu nấm Linh chi khô. Đồng thời, làm cơ sở để tiếp tục
nghiên cứu các hoạt chất có lợi khác trong nấm Linh chi, cũng như công tác
chế biến và bảo quản để nâng cao chất lượng nguồn dược liệu, đảm bảo tính
an toàn và hiệu quả cho người sử dụng.









ii




ABSTRACT

Lingzhi is a precious herb from ancient times until now. It has been
regarded as super ranks pharmaceutical. Nowadays, raw lingzhi is widely used
for medicine and healing while the quality is unclear and difficult to control.

In this research, I select suitable criteria for the construction of quanlitative
standard for dried lingzhi. Besides, the research also survey and assess some
quality criteria of 10 samples dried reishi mushroom in market.
Through the analysis process, criteria have been chosen such as:
description, power, quality, moisture, total ash, acid-insoluble ash, heavy
metals, quantitative processing, preservation, storage, action, indications,
usage, dosage and taboo, In particular, surveying moisture, total ash, acid-
insoluble ash on 10 samples dried reishi mushroom were prescribed standards
of Chinese Pharmacopoeia 2005 about Lingzhi, as follows: moisture not
exceed 17%, total ash not more than 3.2%, acid-insoluble ash not more than
0.5%. In addition, the semi-quantitative heavy metals according to lead not
exceed 10 ppm, quantitative survey Crude Polysaccharides in accordance
extraction obtained at low temperature results in about 0,71-1,26% and
surveying pharmaceutical ingredients substances that are present in 10
samples, including: triterpenoid, saponin, alkaloids, organic acids.
The results contribute to improve financial standards and is the
cornerstone for evaluating the quality of materials dried reishi mushroom. At
the same time, the study become the base for further study about other
beneficial active ingredients in reishi mushrooms, as well as the work of
producing and storage to enhance the quality of pharmaceutical resources,
ensure safe and effective for consumer.

iii



MỤC LỤC

TÓM TẮT i
ABSTRACT ii

MỤC LỤC iii
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 1

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tổng quan về thực vật 3
2.1.1 Khái quát chung về giới Nấm 3
2.1.2 Giới thiệu về nấm Linh chi 4
2.1.3 Đặc điểm hình thái và chu trình sống của nấm Linh chi 6
2.1.4 Chế biến và bảo quản nấm Linh chi khô 9
2.2 Thành phần hóa học và đặc tính dược lý 11
2.2.1 Polysaccharides 11
2.2.2 Triterpenoids 12
2.2.3 Alkaloid 13
2.2.4 Hợp chất Saponin 14
2.2.5 Germanium hữu cơ 15
2.3 Tác dụng – công dụng 15
2.3.1 Theo y học cổ truyền 16
2.3.2 Tác dụng dược lý của nấm Linh chi 17
2.3.3 Ứng dụng lâm sàng của nấm Linh chi 20
2.4 Tổng quan về công tác xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu 22
2.4.1 Giới thiệu 22
2.4.2. Công tác đánh giá cảm quan 22
2.4.3 Công tác xây dựng các chỉ tiêu về độ tinh khiết 23
2.4.4 Công tác định tính nhóm hoạt chất chính 26
2.4.5 Công tác định lượng nhóm hoạt chất chính 27

2.5 Lựa chọn chỉ tiêu để xây dựng bộ tiêu chuẩn và khảo sát, đánh giá trên
nguyên liệu nấm Linh chi khô 27

iv



Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 31
3.1 Phương tiện nghiên cứu 31
3.1.1 Địa điểm 31
3.1.2 Thời gian 31
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu 31
3.1.4 Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm 31
3.1.5 Hóa chất 31
3.2 Tiến hành thực nghiệm 31
3.2.1 Lấy mẫu dược liệu 31
3.2.2 Thí nghiệm khảo sát các chỉ tiêu về độ tinh khiết 32
3.2.3 Thí nghiệm định tính dược chất có trong nấm Linh chi 34
3.2.4 Thí nghiệm định lượng Polysaccharide thô 36

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 Kết quả khảo sát các chỉ tiêu về độ tinh khiết 38
4.1.1 Độ ẩm 38
4.1.2 Tro toàn phần 39
4.1.3 Tro không tan trong acid 39
4.1.4 Bán định lượng nồng độ kim loại nặng 40
4.2 Kết quả định tính các hoạt chất 40
4.3 Kết quả định lượng Polysaccharides 41
4.4 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu nấm linh chi khô 42
4.4.1 Tiêu chuẩn đề nghị 42

4.4.2 Giải thích tiêu chuẩn 45

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
5.1 Kết luận 47
5.2 Kiến nghị 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 51





v



DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Lục bảo Linh chi 5
Hình 2.2: Quả thể nấm Linh chi 6
Hình 2.3: So sánh các loại nấm Linh chi 8
Hình 2.4: Chu trình sống của nấm Linh chi 9
Hình 3.1: Mười mẫu nấm Linh chi 32
Hình 3.2: Quy trình chiết xuất Polysaccharides 37
Hình 4.1: Kết quả so màu phức chì – dithizonat 40

vi




DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Vị trí phân loại nấm Linh chi 4
Bảng 2.2: So sánh các loại nấm Linh chi 7
Bảng 2.3: Thành phần tổng quát của nấm Linh chi 11
Bảng 2.4: Hoạt tính của các Triterpenoid 13
Bảng 2.5: Tác dụng của lục bảo Linh chi 16
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu chất lượng của một số dược liệu 28
Bảng 4.1: Kết quả đo độ ẩm 38
Bảng 4.2: Kết quả Tro toàn phần 39
Bảng 4.3: Kết quả Tro không tan trong acid 39
Bảng 4.4: Kết quả định tính nhóm hoạt chất chính 41
Bảng 4.5: Kết quả định lượng Polysaccharides thô 41



vii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DĐÂĐ Dược điển Ấn Độ
DĐTQ Dược điển Trung Quốc
DĐVN Dược điển Việt Nam
G. lucidum Ganoderma lucidum
GLPs Ganoderma Lucidum Polysaccharides: Polysaccharides
trong nấm Linh chi
PA Polyamide

ppm Part per million: một phần triệu
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TT Thuốc thử
UV Ultraviolet
WHO World Health Organization: Tổ chức y tế thế giới
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 36 – 2013 Trường ĐHCT
1
Chuyên ngành Hóa phân tích Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Chương 1: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số của một số
nước châu Á và châu Phi hiện nay sử dụng các loại dược liệu truyền thống để
bảo vệ sức khỏe. Thị trường dược liệu và thuốc có nguồn gốc từ dược liệu
đang phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, Việt Nam, một trong những nước có
nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú nhất, với hơn 3000 loài, cần tận dụng
tiềm năng to lớn này để phát triển công nghiệp chiết suất dược liệu và đẩy
mạnh nghiên cứu các chế phẩm thuốc mới từ cây thuốc. Tuy nhiên, theo thống
kê của Trung tâm phát triển dược liệu sạch Hà Nội, nguồn dược liệu phục vụ
cho ngành dược trong nước phải nhập 80% đến 90% (trong khi chất lượng
không rõ ràng và khó kiểm soát). Nguyên nhân là do nước ta còn nhiều khó
khăn và hạn chế trong trong chuỗi phát triển và sản xuất nguồn nguyên liệu,
đó là công nghệ sơ chế, bảo quản, chiết suất và tổng hợp hoạt chất. Bên cạnh
đó, việc kinh doanh tràn lan các loại dược liệu không rõ nguồn gốc và chưa
qua kiểm định gây ảnh hưởng đến thị trường dược liệu sạch trong nước và có
thể gây ảnh hưởng xấu cho người sử dụng. Vì vậy, để tận dụng và phát huy
tiềm năng của nguồn thảo dược trong nước một cách đúng đắn, đòi hỏi các cơ
quan chức năng và các nhà nghiên cứu dược liệu cần có giải pháp hiệu quả.
Một trong số đó là vấn đề xây dựng các tiêu chuẩn cho dược liệu. Về vấn đề
này, Bộ y tế đã quy định, tất cả các dược liệu đưa vào sản xuất thuốc dùng cho

người (hoặc các sản phẩm chức năng khác) phải được kiểm tra chất lượng, chỉ
khi đạt tiêu chuẩn chất lượng và phù hợp với các quy định có liên quan của
pháp luật mới được đưa vào sản xuất, pha chế và lưu hành.
Nấm Linh chi, một loại thảo dược quý có tác dụng chữa trị rất nhiều
bệnh, ngày càng được sử dụng nhiều và được bán khá rộng rãi trên thị trường.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, cần có một tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng nhằm đảm bảo nguyên liệu được tinh khiết, không hư hại và chứa
các hoạt chất có lợi. Vì tính cấp thiết của vấn đề, đề tài “Xây dựng tiêu chuẩn
cho nguyên liệu nấm Linh chi khô” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Trong khuôn khổ đề tài luận văn tốt nghiệp đại học, mục tiêu chính của
đề tài:
 Dựa trên thực tiễn của cơ sở, lựa chọn được những chỉ tiêu cho bộ tiêu
chuẩn và để khảo sát, đánh giá trên 10 mẫu dược liệu.
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 36 – 2013 Trường ĐHCT
2
Chuyên ngành Hóa phân tích Khoa Khoa Học Tự Nhiên
 Tiến hành khảo sát chất lượng trên 10 mẫu nấm Linh chi khô trên thị trường
(do Công ty cổ phần Dược Hậu Giang cung cấp) theo các chỉ tiêu đã lựa
chọn và đánh giá chất lượng dựa theo Dược điển Trung Quốc 2005 về nấm
Linh chi.
 Xây dựng tiêu chuẩn cho nguyên liệu nấm Linh chi khô.




























Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 36 – 2013 Trường ĐHCT
3
Chuyên ngành Hóa phân tích Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về thực vật
2.1.1 Khái quát chung về giới Nấm

Giới Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm cả nấm mốc, nấm men và các
loài nấm lớn (nấm quả thể). Trong một thời gian dài trước đây, các nhà phân
loại học đã xếp nấm là thành viên của giới Thực vật. Sự phân loại này chủ yếu

được dựa trên sự tương đồng trong cách sống giữa nấm và thực vật: cả nấm và
thực vật chủt yếu đều không di động, hình thái và môi trường sống có nhiều
điểm giống nhau (nhiều loài phát triển trên đất, một số loại nấm quả thể giống
thực vật như rêu). Thêm nữa, cả hai đều có thành tế bào, điều mà giới Động
vật không có. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu về sinh lý và biến dưỡng, ngày
nay các nhà khoa học nhận thấy rằng nấm có nhiều điểm khác với những thực
vật xanh như: không quang hợp được, không có lục lạp, không có sự phân hóa
thành rễ, thân, lá, không có hoa, phần lớn không chứa cellulose trong thành tế
bào, không có một chu trình phát triển chung như thực vật. Ngoài ra, nấm là
sinh vật hoại sinh, phân hủy các chất hữu cơ để lấy chất dinh dưỡng bằng cách
tiến hành sự hấp thụ thức ăn trên toàn bộ bề mặt của sợi nấm thông qua
phương phức thẩm thấu. Chính vì những lí do trên, tất cả hệ thống phân loại
sinh giới hiện nay đều coi nấm là một giới riêng. [1]
Năm 1969 nhà khoa học người Mỹ Whittaker R.H. đã đưa ra hệ thống
phân loại 5 giới (Kingdom): [2]
 Giới Khởi sinh (Monera): Gồm vi khuẩn và tảo lam.
 Giới Nguyên sinh (Protista): Gồm một số tảo đơn bào, nấm đơn bào có
khả năng di động nhờ lông roi (tiên mao) và các động vật nguyên sinh.
 Giới Nấm (Fungi hay Mycetalia, Mycota).
 Giới Thực vật (Plantae hay Vegetabilia).
 Giới Động vật (Animalia).
Năm 1998 nhà khoa học Cavalier-Smith đưa ra hệ thống phân loại 6
giới như sau: [3]
 Giới Vi khuẩn (Bacteria)
 Giới Nguyên sinh (Protozoa).
 Giới Sinh vật đơn bào (Chromista).
 Giới Nấm (Fungi).
 Giới Thực vật (Plantae).
 Giới Động vật (Animalia).
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 36 – 2013 Trường ĐHCT

4
Chuyên ngành Hóa phân tích Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Trên Trái Đất, đa phần các nấm đều không thể nhìn thấy được bằng mắt
thường, chúng sống phần lớn ở trong đất, chất mùn, xác sinh vật chết, cộng
sinh hoặc kí sinh trên cơ thể động, thực vật và nấm khác. Một số loài nấm có
thể nhận thấy được khi ở dạng thể quả, như nấm lớn và nấm mốc.
Nấm được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống lẫn sản xuất, nhiều loài
được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá
trình lên men. Nấm còn được dùng để sản xuất hoóc-môn, chất kháng
sinh trong y học và nhiều loại enzym. Vài loại nấm có thể gây ra các chứng
bệnh cho con người và động vật, cũng như bệnh dịch cho cây trồng, mùa màng
và có thể gây tác động lớn lên an ninh lương thực và kinh tế.
2.1.2 Giới thiệu về nấm Linh chi

Nấm Linh chi, tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ Nấm Lim
(Ganodermataceae). Nấm Linh chi còn có nhiều tên gọi khác như Tiên
thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung, Cây điềm lành, … Tên gọi Linh chi
bắt nguồn từ Trung Quốc (Lingzhi), hay theo tiếng Nhật là Reishi. [4, 5]
Nấm Linh chi có vị trí phân loại được thừa nhận rộng rãi hiện nay: [6]
Bảng 2.1: Vị trí phân loại nấm Linh chi

Cấp bậc
Tên khoa học
Giới
Fungi
Ngành
Basidiomycota
Lớp
Basidiomycetes
Bộ

Polyporales
Họ
Ganodermataceae
Chi
Ganoderma
Loài
Ganoderma lucidum
Nấm Linh chi được xếp vào hàng “Thượng dược” trong sách “Thần
nông bản thảo” cách đây khoảng 2000 năm thời nhà Châu và sau đó được nhà
dược học nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân (1590) thời nhà Minh phân ra
thành “Lục Bảo Linh Chi”:
 Xích chi (Linh chi đỏ hay Hồng chi).
 Hắc chi (Linh chi đen hay Huyền chi).
 Thanh chi (Linh chi xanh hay Long chi).
 Bạch chi (Linh chi trắng hay Ngọc chi).
 Hoàng chi (Linh chi vàng hay Kim chi).
 Tử chi (Linh chi tím hay Mộc chi).
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 36 – 2013 Trường ĐHCT
5
Chuyên ngành Hóa phân tích Khoa Khoa Học Tự Nhiên








Hình 2.1: Lục bảo Linh chi
Nấm Linh chi là các loài nấm gỗ mọc hoang trong thiên nhiên, cứng khi

khô nhưng khi tiếp xúc với nước hoặc mưa thì nấm trở nên hơi mềm, không
cứng như loài Ganoderma applanatum (người Việt Nam vì thấy cùng giống,
cùng họ và rất cứng lớn, sống nhiều năm nên gọi là Cổ Linh chi). Linh chi
(Ganoderma) có hàng trăm loài khác nhau cùng họ nấm Lim, trong đó có 2
nhóm lớn là Linh chi và Cổ Linh chi:
 Linh chi: Tên khoa học là Ganoderma lucidum (có tới 2000 loại và
phổ biến nhất là Ganoderma lucidum và Ganoderma japonicum), là
các loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh. Nấm có
cuống, cuống nấm có màu (mỗi loài có một màu riêng như nâu, đỏ
vàng, đỏ cam). Thụ tầng màu trắng ngà hoặc màu vàng. Mũ nấm có
nhiều hình dạng, phổ biến là hình thận, hình tròn, mặt trên bóng.
Nấm hơi cứng và dai.
 Cổ Linh chi: Tên khoa học là Ganoderma applanatum (có hàng chục
loài khác nhau), là các loài nấm gỗ không cuống (hoặc cuống rất
ngắn) có nhiều tầng (mỗi năm thụ tầng lại phát triển thêm một lớp
mới chồng lên). Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu xám đến đen sẫm,
mặt trên sù sì thô ráp. Nấm rất cứng (cứng như gỗ lim nên còn được
gọi là nấm Lim). Chúng sống ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ trong
nhiều năm (đến khi cây chết thì nấm cũng chết). Vì vậy các nhà bảo
vệ thực vật xếp Cổ Linh chi vào nhóm các tác nhân gây hại cây rừng,
cần khống chế. Cổ Linh chi mọc hoang từ đồng bằng đến miền núi ở
khắp nơi trên thế giới. Trong rừng rậm, độ ẩm cao, cây to thì nấm
phát triển mạnh, tán lớn. Ở Việt Nam đã phát hiện trong rừng sâu
Tây Nguyên có những cây nấm cổ Linh chi lớn, có cây tán rộng tới
hơn 1 mét, nặng hơn 40kg.
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 36 – 2013 Trường ĐHCT
6
Chuyên ngành Hóa phân tích Khoa Khoa Học Tự Nhiên
2.1.3 Đặc điểm hình thái và chu trình sống của nấm Linh chi
2.1.3.1 Đặc điểm hình thái


Nấm Linh chi là dạng quả thể có cuống dài, ngắn hay hầu như không có
cuống, có lớp vỏ bóng trên mặt mũ được tạo nên do một lớp sợi nấm dạng
chùy không có vách ngăn ngang sắp xếp theo dạng bờ rào tạo nên. Hệ thống
sợi của quả thể thường do sợi cứng (không vách, màng dày) và sợi bện phân
nhánh nhiều, kích thước nhỏ hơn tạo nên. [7, 8]
Mặt dù hình thái bên ngoài rất biến đổi đa dạng song về cấu tạo hiển vi
của bào tử đảm thì có độ ổn định rất cao dù là chủng Linh chi nuôi trồng ở
Nhật, Trung Quốc, chủng nấm Lim Hà Bắc hay chủng Đà Lạt.












Hình 2.2: Quả thể nấm Linh chi
 Mũ nấm:
Mũ nấm Linh chi có màu nâu đỏ bóng, đính lệch hay đính bên, đôi khi
đính tâm. Mới sinh mũ có dạng cục lồi, tròn, sau phát triển thành dạng thận,
dạng tâm lượn sóng nhiều hay ít, hơi có vân răng dạng phóng xạ. Mép nấm
mỏng hoặc hơi tù, lượn sóng, hơi chia thùy ở những mũ nấm có kích thước
lớn. Mũ mới sinh có màu trắng, có màu vàng lưu huỳnh, sau chuyển sang màu
vàng, vàng rỉ sắt, nâu, nâu đỏ, nâu hồng tím. Kích thước tán biến động lớn từ
2-36 cm, dày 0,8-3,3 cm. Phần đính cuống gồ lên hay lõm. Phần thịt nấm màu

vàng kem – nâu nhợt, phân chia theo kiểu lớp trên và lớp dưới.
 Thể sinh sản:
Là dạng ống màu nâu nhạt đến nâu, một lớp, dày từ 0,1 đến 0,7 cm. Mô
của ống và thịt nấm đồng nhất. Miệng ống lúc non có màu trắng sau có màu
trắng vàng, khi già khô thì chuyển sang màu nâu, nâu rỉ, sẫm, miệng ống hình
tròn, trong 1 mm có 4-5 ống.
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 36 – 2013 Trường ĐHCT
7
Chuyên ngành Hóa phân tích Khoa Khoa Học Tự Nhiên
 Cuống nấm:
Cuống nấm có thể dài hoặc ngắn, hay gần như không có cuống, thường
đính ở bên phần lõm vào của nấm. Cuống mới hình thành có màu trắng sau
chuyển sang màu vàng đến nâu, … và phủ vỏ bóng, có màu sắc và cấu trúc
tương tự như mũ nấm. Cuống hình trụ, gần như tròn hoặc hơi dẹp, chiều dài có
kích thước 3-20 x 0,5-2 cm. Mô của cuống đồng nhất với mô của mũ.
 Bào tử:
Hình trứng hoặc hình trứng cụt đầu, có phần phụ không màu phát triển
bao quanh lỗ nẩy mầm, có màu vàng rỉ sắt, bào tử có vỏ với cấu trúc 2 lớp
màng, màng ngoài nhẵn, không màu, màng trong màu nâu rỉ, phát triển thành
những gai nhọn vươn sát màng ngoài. Kích thước 5-6,5 x 8,5-11 m.
Bảng 2.2: So sánh các loại nấm Linh chi [9]

Loại Nấm và
tiêu chí
Linh chi
Việt Nam
Linh chi
Nhật
Linh chi
Hàn

Quốc
Linh chi
Trung
Quốc
Linh chi
rừng
Hình dáng
Tai nấm
thường
dính vào
nhau, mặt
trên hơi
xốp
Nấm có
hình thận
hoặc hình
quạt. Rất
cứng
Tròn
méo, ít
khi hình
thận, rất
cứng
Hình thận,
ít khi tròn,
mềm
Từ hình
quạt đến
hình thận
tròn

Kích thước
(đường kính
tai nấm)
13-20 cm
9-15 cm
15-30 cm
8-12 cm,
đôi khi đến
30 cm
Thường
nhỏ, từ 5
cm, đôi
khi từ 30-
40 cm
Màu sắc
Màu đỏ
nâu, mặt
dưới
cứng màu
trắng ngà,
ruột nấm
màu nâu
sậm
Màu đỏ
cam đến đỏ
sậm, bóng
láng, mặt
dưới và
ruột nấm
màu vàng

chanh đến
trắng ngà.
Màu đỏ
nâu, mặt
dưới màu
vàng
chanh
hoặc
trắng ngà
Mặt dưới
thường
được phết
lên một lớp
màu vàng
sậm như
màu nghệ
Từ màu
nâu đến
đen, đỏ
sậm và
vàng
Mùi vị
Đắng vừa
Rất đắng
Rất đắng
Ít đắng

Trọng
lượng/tai nấm
35-50 g

36-50 g
70-300 g
100-300 g
20-350 g
Chất lượng
Tốt
Rất tốt
Rất tốt
Kém
Không
đảm bảo
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 36 – 2013 Trường ĐHCT
8
Chuyên ngành Hóa phân tích Khoa Khoa Học Tự Nhiên

Hình 2.3: So sánh các loại nấm Linh chi
2.1.3.2 Chu trình sống

Chu kỳ sống của nấm Linh chi giống như hầu hết các loại nấm khác,
nghĩa là cũng bắt đầu từ các bào tử, bào tử nảy mầm phát triển thành hệ mạng
sợi tơ nấm. Gặp điều kiện thuận lợi sợi nấm sẽ kết thành nụ nấm, nụ phát triển
thành chồi, rồi tán và thành tai trưởng thành. Trên tai sinh ra các bào tử, bào tử
phóng thích ra ngoài và chu trình lại tiếp tục. [4, 7]
Bào tử đảm đơn bội trong điều kiện thuận lợi nảy mầm tạo nên hệ sợi
sơ cấp. Hệ sợi sơ cấp đơn nhân, đơn bội mau chóng phát triển phối hợp với
nhau tạo thành hệ sợi thứ cấp (tức hệ sợi song hạch), phát triển và phân nhánh
rất mạnh tràn ngập khắp giá thể. Lúc này thường có hiện tượng hình thành bào
tử vô tính màng dày, chúng dễ dàng rụng ra và khi gặp điều kiện phù hợp sẽ
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 36 – 2013 Trường ĐHCT
9

Chuyên ngành Hóa phân tích Khoa Khoa Học Tự Nhiên
nảy mầm cho ra hệ sợi song hạch tái sinh. Hệ sợi thứ cấp sẽ phát triển mạnh
đạt đến giai đoạn cộng bào tức là các vách ngăn được hòa tan.
Tiếp đó là giai đoạn sợi bện kết chuẩn bị cho sự hình thành mầm móng
quả thể. Đây chính là giai đoạn phân hóa hệ sợi từ hệ sợi nguyên thủy hình
thành các sợi cứng màng dày, ít phân nhánh, bện kết lại thành các cấu trúc bó,
được cấu kết bởi các sợi bện phân nhánh rất mạnh. Từ đó hình thành các cấu
trúc mầm nấm màu trắng mịn vươn dài thành các trụ tròn mập, phần đỉnh trụ
bắt đầu xòe tán, trong lúc lớp vỏ đỏ cam xuất hiện. Tán lớp dần hình thành bào
tầng và bắt đầu phát tán bào tử đảm liên tục cho đến khi nấm già sẫm màu,
khô tóp và lụi dần trong vòng 3 – 4 tháng.

Hình 2.4: Chu trình sống của nấm Linh chi
2.1.4 Chế biến và bảo quản nấm Linh chi khô
 Sự cần thiết của chế biến và bảo quản nấm Linh chi khô
Nấm Linh chi khô là nấm được làm mất nước theo ý đồ của người sản
xuất và tiêu dùng. Làm khô nhằm mục đích để bảo quản dược liệu khỏi bị
nhiễm mốc, vi khuẩn, bị tác động bởi enzym và hạn chế các biến đổi hóa học
có thể xảy ra trong dược liệu như bị thủy phân, oxy hóa, đồng phân hóa, trùng
hợp hóa. Vì vậy, nấm Linh chi khô được cho là có chất lượng tốt hơn nấm
Linh chi tươi (nấm tươi khó bảo quản, thời gian lưu giữ ngắn, dễ bị mất chất,
dễ bị các vi sinh vật xâm nhập và gây hại.).
Đặc biệt, là nguồn dược liệu quý cho việc sản xuất thuốc và chữa nhiều
loại bệnh, nguyên liệu nấm Linh chi khô cần phải được xử lí đúng cách để đạt
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 36 – 2013 Trường ĐHCT
10
Chuyên ngành Hóa phân tích Khoa Khoa Học Tự Nhiên
được giá trị cao, đạt yêu cầu của tiêu chuẩn dược liệu. Vì thế, việc chế biến và
bảo quản để nấm Linh chi khô giữ được chất lượng cao và không hư hại theo
thời gian là một vấn đề cần thiết.

 Chế biến khô và cách bảo quản: [10, 11]
Quả thể nấm Linh chi sau thu hái được vệ sinh sạch sẽ, được phơi khô
hoặc sấy ở 40 – 50 C, thường khoảng 3 kg nấm tươi thu được 1 kg nấm khô.
 Phơi khô: là phương pháp làm khô nấm bằng nguồn năng lượng từ
thiên nhiên là ánh nắng mặt trời. Thông thường dược liệu được trải
trên các tấm liếp đặt cao khỏi mặt đất, vừa để tránh lẫn đất cát vừa
để thoáng khí ở cả mặt dưới lớp dược liệu. Trong quá trình phơi
thường xuyên xới đảo.
Phương pháp này giúp tiết kiệm được thời gian và công sức.
Tuy nhiên, thường được ít sử dụng vì phơi nắng nấm dễ bị nhiễm
bụi, thu hút ruồi nhặng, một số hoạt chất trong nấm có thể bị biến
đổi bởi tia tử ngoại, nắng không đủ dễ làm cho nấm bị ẩm mốc dẫn
đến làm giảm tính năng, màu sắc, mùi vị và thời gian sử dụng nấm.
 Sấy: là phương pháp làm khô nấm bằng cách sử dụng hơi nóng từ
máy sấy nấm trong môi trường vô trùng. Khác với phơi, sấy phải
được thực hiện trong buồng kín nhưng có lỗ thông hơi. Lúc khởi
đầu không nên để nhiệt độ cao quá vì sẽ tạo ra một lớp mỏng khô
bao ngoài nấm làm ngăn cản sự bốc hơi nước của các lớp bên trong.
Điều kiện thông hơi (thường dùng quạt hút) cũng phải theo dõi để
vừa đủ đẩy hết không khí bão hòa hơi nước khỏi buồng sấy.
Phương pháp này thường được sử dụng vì không bị động bởi
thời tiết, rút ngắn thời gian làm khô, bảo vệ một số hoạt chất trong
nấm bị biến đổi bởi tia U.V và làm khô nhanh nên làm giảm tác
động của enzym. Nấm sấy giữ được mùi vị và màu sắc tốt, không bị
ẩm móc và nhiễm khuẩn, thời gian sử dụng nấm dài.
Bảo quản dược liệu nhằm giữ hình thức và phẩm chất của dược liệu để
không bị giảm sút, nếu bảo quản không tốt thì dược liệu bị nhiễm nấm mốc,
sâu mọt, biến đổi màu sắc, mùi vị. Cũng giống như một số loại nấm khác, nếu
được xử lý đúng cách, có thể bảo quản nấm Linh chi khô trong thời gian từ 6
tháng trở lên.

Muốn bảo quản tốt dược liệu nói chung và nấm Linh chi khô nói riêng
thì phải xây dựng kho chứa đúng quy cách. Kho thường được xây dựng bằng
các nguyên liệu chống cháy. Kho phải mát, thoáng gió, khô ráo. Định kỳ phải
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 36 – 2013 Trường ĐHCT
11
Chuyên ngành Hóa phân tích Khoa Khoa Học Tự Nhiên
theo dõi nấm mốc, sâu bọ. Đặc biệt, khi được đóng gói trong bao PA hút chân
không, nấm được bảo quản lâu hơn trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm bình
thường mà không phải sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào.
2.2 Thành phần hóa học và đặc tính dược lý

Theo các nghiên cứu trước đây cho thấy thành phần hóa dược tổng
quát của nấm Linh chi như sau:
Bảng 2.3: Thành phần tổng quát của nấm Linh chi [13]


Thành phần
Hàm lượng
Tro
0,022%
Nước
12-13%
Cellulose
54-56%
Lignine
13-14%
Lipid
1,9-2,0%
Chất khử
4,0-5,0%

Hợp chất có Nitơ
1,6-2,1%
Hợp chất Phenol
0,08-0,10%
Hợp chất Sterol toàn phần
0,14-0,16%
Ergosterol
0,3-0,4%
Từ những năm 1980 đến nay, bằng các phương pháp hiện đại: phổ kế
UV (tử ngoại), IR (hồng ngoại), phổ kế khối lượng - sắc ký khí (GC – MS),
phổ cộng hưởng từ hạt nhân và đặc biệt là kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp (HPLC)
cùng phổ kế plasma (ICP), đã xác định chính xác gần 100 hoạt chất và dẫn
xuất trong nấm Linh chi. [1]
Trong số các hoạt chất, nhóm có bản chất protein nổi bật với Ling Zhi-
8 do các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra (Kino, K. và cộng sự 1989, 1991, …)
được chứng minh là một tác nhân chống dị ứng phổ rộng và điều hòa miễn
dịch rất hữu hiệu, đồng thời duy trì tạo kháng thể chống các kháng nguyên
viêm gan B.
2.2.1 Polysaccharides

Polysaccharides là một trong những thành phần hữu hiệu nhất chứa
trong Linh chi, rất được các nhà y dược học coi trọng. Thành phần
Polysaccharides ở Linh chi (GLPs) nay đã được phân ly thành hơn 200 loại,
trong đó phần lớn có chức năng cấu trúc, tồn tại ở thành tế bào, và một số ít là
chất tồn trữ, tồn tại ở trong tế bào. [4, 11]
Luận văn tốt nghiệp Đại Học Khóa 36 – 2013 Trường ĐHCT
12
Chuyên ngành Hóa phân tích Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Hầu hết các GLPs hình thành từ 3 chuỗi monosaccharide, có cấu trúc
xoắn ốc 3 chiều, giống cấu trúc của AND và ARN, giữa lớp xoắn ốc chủ yếu

định vị cố định bằng liên kết hydrogen. Cấu trúc xoắn này tựa trên khung sườn
carbon, lượng khung sườn từ 100.000-1.000.000, đa số chúng tồn tại phía
trong vách tế bào.
Ngoài một số ít tiểu phân tử đa đường, đại đa số không hòa tan ở trong
rượu nồng độ cao, nhưng có thể hòa tan trong nước nóng. Hoạt tính dược lý
của polysaccharide ở Linh chi có liên quan đến kết cấu lập thể, cấu hình lập
thể dạng xoắn ốc bị phá hủy thì hoạt tính của polysaccharide giảm đi nhiều.
Một trong 4 loại polysaccharide (Ganoderans A, B, C; D - 6; Beta – D -
Glucan; BN - 3B: 1, 2, 3 ,4.) có đặc tính chống khối u mạnh nhất là beta – D -
Glucan, có tác dụng chống ung thư và tăng tính miễn dịch cho cơ thể.
Vai trò dược học của polysaccharide:
 Kích thích hệ miễn dịch cơ thể.
 Gia tăng khả năng dung nạp oxygen.
 Giảm gốc tự do hydroxyl.
 Ức chế khối u phát triển.
 Bảo vệ cơ thể chống lại tia bức xạ.
 Tăng chức năng gan.
 Duy trì khả năng tái sinh tủy và cơ một cách bình thường.
 Tham gia tổng hợp ADN, ARN và protein.
2.2.2 Triterpenoids

Triterpenoids là những dẫn xuất của triterpene - gồm sáu đơn vị isopren
có công thức phân tử là C
30
H
48
. Các triterpenoid có bộ khung chính từ 27-30
nguyên tử carbon. Các triterpenoid tồn tại dưới dạng tự do (không có phần
đường), có cấu trúc vòng, mang một số nhóm chức như: -OH; -Oac; eter -O-;
Carbanil C=O; nối đôi C=C. [1, 14]

Đặc tính chung của các Triterpenoid là có tính thân dầu (tan tốt trong
eter dầu hỏa, hexan, eter ethyl, cloroform), ít tan trong nước ngoại trừ khi
chúng kết hợp với đường để tạo thành glycosid.
Triterpenoid bao gồm các ganoderic acid. G.acid được định hướng là một
cyclopropene hoặc cyclopentene. Hàm lượng G.acid thay đổi theo giống Linh
chi, môi trường nuôi trồng, giai đoạn bào tử ganodermal. Chính sự thay đổi
này làm cho mức độ đắng bị ảnh hưởng. Hàm lượng G.acid cao thì có nhiều vị
đắng.

×