Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Một số giải phát nhằm tăng lợi nhuận tại công ty xi măng bỉm sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.58 KB, 42 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC 2
TĂNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ 2
1.1. Những nội dung cơ bản về lợi nhuận 2
1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận 2
1.1.2. Vai trò của lợi nhuận 2
1.1.2.1.Đối với doanh nghiệp 2
1.1.2.2.Đối với Nhà nước 3
1.1.2.3. Đối với nền kinh tế xã hội 4
1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận và một số tiêu chí đánh giá hiệu quả
SX-KD thông qua lợi nhuận 4
1.2.1. Phương pháp xác định lợi nhuận 4
1.2.1.1. Phương pháp trực tiếp 4
1.2.1.2. Phương pháp gián tiếp: 6
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng, giảm LN doanh nghiệp 9
1.2.3.1.Các yếu tố chủ quan từ doanh nghiệp 9
1.2.3.2. Các yếu tố khách quan 11
1.3 Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 12
1.3.1. Tăng thêm doanh thu và nâng cao chất lượng sản phẩm 12
1.3.2. Biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm 13
1.3.3. Hoàn thiện bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của tổ chức bộ máy 15
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-KINH DOANH VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG
BỈM SƠN 17
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn 17
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 17
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 17


2.2.3. Cơ cấu bộ máy quản lý 18
2.2.1.2. Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2011-2013 24
2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2011-2013 25
2.3. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận của công ty xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2011-1013 28
2.3.1. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2011-2013 28
2.4. Đánh giá khái quát 31
2.4.1. Kết quả đạt được 31
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 31
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY 31
CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 31
3.1. Định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 31
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
3.2. Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận 32
3.2.1. Nhóm giải pháp tăng doanh thu 32
3.2.2. Nhóm giải pháp giảm chi phí 33
3.2.3. Nhóm giải pháp khác 34
KẾT LUẬN 36
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
MỞ ĐẦU
Đa số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mục tiêu đều là lợi nhuận. Lợi
nhuận một trong những vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Không những thế lợi nhuận còn là căn cứ để xác định sự thành
bại của doanh nghiệp trong kinh doanh nên nó được coi là một yếu tố quyết
định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Sự tích luỹ lợi nhuận của doanh nghiệp
trong nhiều năm tạo cơ hội để tái sản xuất mở rộng, bắt kịp cơ hội đầu tư ra
bên ngoài, từng bước xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa hội nhập và
hợp tác với các nước trên thế giới với quan điểm tôn trọng độc lập chủ quyền
lãnh thổ đôi bên cùng có lợi. Cùng với sự thay đổi đó vấn đề lợi nhuận được
nhìn nhận mới mẻ hơn, doanh nghiệp phải tự thích ứng với cơ chế mới để tìm
lợi nhuận cao, làm giàu cho bản thân doanh nghiệp và đất nước.
Công ty Xi măng Bỉm Sơn là một trong những doanh nghiệp được hình
thành trong cơ chế cũ nhưng cũng đã bắt nhịp với sự chuyển đổi nền kinh tế
và đổi mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tại công ty, qua tìm hiểu đặc điểm tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh, đánh giá ưu nhược của doanh nghiệp từ đó em đi
sâu vào nghiên cứu đề tài "Một số giải phát nhằm tăng lợi nhuận tại công ty
xi măng Bỉm Sơn".
Bài luận văn của em được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về lợi nhuận và sự cần thiết của việc tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế
Chương 2: Thực trạng sản xuất - kinh doanh và lợi nhuận tại Công
ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn trong 3 năm 2010-2012
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty xi măng
Bỉm Sơn
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
1
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC
TĂNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH
TẾ
1.1. Những nội dung cơ bản về lợi nhuận
1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận được coi là một tiêu chí quan
trọng, là mục tiêu cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp hướng tới. Khi tiến hành

bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, người ta đều phải tính toán đến lợi
nhuận mà mình có thể thu được từ hoạt động đó. Có thể nói, nền kinh tế thị
trường là kết quả tất yếu của sự phát triển xã hội mà ở ở đó các doanh nghiệp,
các cá nhân tiến hành hoạt động SX-KD bằng cách này hay cách khác, cạnh
tranh với nhau để chiếm lĩnh thị trường đạt tới mục tiêu cuối cùng là lợi
nhuận. Cạnh tranh nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao lợi nhuận, điều đó
đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát huy tối đa khả năng và tinh thần tự chủ
của mình để tạo ra thu nhập và lợi nhuận vì sự phát triển của chính bản thân
mình. Vậy lợi nhuận là gì? Có nhiều khái niệm về lợi nhuận, ta có thể đưa ra
một khái niệm như sau:
Lợi nhuận của doanh nghiệp được hiểu là phần chênh lệch lớn hơn
giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó.
1.1.2. Vai trò của lợi nhuận
1.1.2.1.Đối với doanh nghiệp
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường, điều đầu
tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu
doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã
bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, đi đến phá sản. Đặc biệt trong điều kiện
kinh tế thị trường có sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt vì
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
2
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của
doanh nghiệp:
- Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, ảnh
hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, là điều kiện quan
trọng đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất mở rộng. Hoạt động sản xuất kinh

doanh có lãi sẽ tạo cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối, là cơ sở để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật thông qua việc đổi mới trang thiết bị…mở rộng quy mô
hoạt động là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại phát triển vững vàng trên thương
trường, làm cơ sở để doanh nghiệp đi vay vốn từ bên ngoài được dễ dàng.
- Chỉ tiêu lợi nhuận cũng là căn cứ để đánh giá năng lực, về nhân sự,
năng lực về tài chính, năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
- Lợi nhuận cao có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
người lao động, tạo hưng phấn kích thích trí sáng tạo, phát huy cao nhất khả
năng của nhân viên trong doanh nghiệp, là cơ sở cho những bước phát triển
tiếp theo.
1.1.2.2.Đối với Nhà nước
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả sản
xuất của nền kinh tế. Khi nền kinh tế của đất nước phát triển sẽ tạo ra môi
trường lý tưởng cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển hơn nữa.
Thông qua lợi nhuận của doanh nghiệp, Nhà nước tiến hành thu thuế
thu nhập doanh nghiệp tăng tích luỹ cho xã hội, là công cụ điều chỉnh nền
kinh tế vĩ mô. Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào phần lợi nhuận mà
doanh nghiệp thu trong kỳ, nên khi lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao thì
số thuế mà Nhà nước nhận được càng nhiều. Đó chính là nguồn tài chính để
Nhà nước tiến hành tái sản xuất mở rộng, phát triển kinh tế xã hội, củng cố an
ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
3
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
1.1.2.3. Đối với nền kinh tế xã hội
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả sản
xuất của nền kinh tế. Khi nền kinh tế của đất nước phát triển sẽ tạo ra môi
trường lý tưởng cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển hơn nữa. Đây chính

là động lực thôi thúc doanh nghiệp năng động hơn nữa để khẳng định mình
trong môi trường cạnh tranh gay gắt.
Lợi nhuận còn có vai trò quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế của nền kinh tế, việc tăng lợi nhuận sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế
phát triển mạnh mẽ.
Trong điều kiện cơ chế thị trường việc nâng cao lợi nhuận không chỉ là
mục tiêu hàng đầu mà còn là điều kiện để quyết định sự tồn tại và phát triển
của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước.
1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận và một số tiêu chí đánh giá hiệu quả
SX-KD thông qua lợi nhuận
1.2.1. Phương pháp xác định lợi nhuận
1.2.1.1. Phương pháp trực tiếp
Trong nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh
tế và cơ chế hạch toán kinh tế độc lập, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp
được mở rộng, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất phong phú
và đa dạng nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận . Nếu xét theo
nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau:
Lợi nhuận trước
thuế thu nhập
doanh nghiệp
=
Lợi nhuận từ hoạt
động sản xuất kinh
doanh
+
Lợi nhuận hoạt
động tài chính
+
Lợi nhuận
hoạt động

khác
a) Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất-kinh doanh:
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất - kinh doanh là lợi nhuận do tiêu thụ
sản phẩm, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là
khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi giá thành
toàn bộ của sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của
pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
4
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
Đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận.
Bộ phận lợi nhuận này được xác định bằng công thức sau :
Lợi nhuận
HĐ SXKD
=
Doanh thu
thuần
-
Giá vốn
hàng bán
- CP bán hàng -
Chi phí
QLDN
Trong đó :
* Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ giá trị của sản phẩm
hàng hóa cung ứng dịch vụ trên thị trường được thực hiện trong một thời kỳ
nhất định sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như : giảm giá hàng
bán, hàng bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ), thuế TTĐB, thuế XK phải nộp
(nếu có).
Đây là bộ phận doanh thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số

doanh thu, nó quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
* Tổng chi phí liên quan đến hàng hóa tiêu thụ trong kỳ bao gồm :
- Tổng trị giá vốn của hàng hóa tiêu thụ trong kỳ là khái niệm dùng
chung cho tất cả các doanh nghiệp để chỉ giá mua thực tế của hàng đã tiêu thụ
trong các doanh nghiệp thương mại ; chỉ tiêu này có thể là giá thành sản xuất
thực tế của sản phẩm đã tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất.
- Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tiêu
thụ hàng hóa sản phẩm dịch vụ phân bổ cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã
tiêu thụ trong kỳ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí phục vụ cho việc điều hành
và quản lý chung trong toàn doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm hàng hóa
dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai khoản lớn có
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, nó phản ánh trình độ tổ chức, quản lý hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp còn có các
hoạt động hay nghiệp vụ thuộc lĩnh vực khác như hoạt động tài chính và
nghiệp vụ khác.
b) Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
5
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính : Đây là bộ phận lợi nhuận được xác
định bằng chênh lệch giữa các khoản thu và chi về hoạt động tài chính bao
gồm :
- Lợi nhuận về hoạt động góp vốn tham gia liên doanh.
- Lợi nhuận về hoạt động đầu tư, mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
- Lợi nhuận về cho thuê tài sản.
- Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.
- Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng.

- Lợi nhuận cho vay vốn.
- Lợi nhuận do bán ngoại tệ.
Lợi nhuận hoạt động tài
chính
=
Doanh thu của hoạt động tài
chính
-
Chi phí hoạt động tài
chính
Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu và lãi liên quan đến
hoạt động về vốn.
Chi hoạt động tài chính là những khoản chi phí và các hoạt động lỗ liên
quan đến hoạt động về vốn.
c) Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác
Lợi nhuận hoạt động
khác
=
Thu nhập của hoạt động
khác
- Chi phí hoạt động khác
Lợi nhuận khác là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự
tính trước hay có dự tính đến nhưng ít có khả năng xảy ra như : tài sản dôi thừa
tự nhiên, nợ khó đòi đã xử lý nay đòi được, nợ vắng chủ hoặc không tìm ra chủ
được cơ quan có thẩm quyền cho ghi vào lãi, thanh lý nhượng bán tài sản cố
định, phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho Những khoản lợi
nhuận bất thường có thể do chủ quan đơn vị hay do khách quan đưa tới.
1.2.1.2. Phương pháp gián tiếp:
Theo phương pháp này, để xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp
trước hết ta phải xác định được các chi tiết các hoạt động của doanh nghiệp

đó. Từ đó lần lượt lấy doanh thu của tong hoạt động trừ đi chi phí bỏ ra để có
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
6
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
doanh thu đó (như giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,
chi phí hoạt động tài chính…). Cuối cùng tổng hợp lợi nhuận của các hoạt
động ta sẽ tính được lợi nhuận thu được trong kỳ của doanh nghiệp.
Phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ Hoạt động tài chính Hoạt động khác
Các
khoản
giảm
trừ
Doanh thu thuần
Doanh thu
hoạt động
tài chính
Chi phí
hoạt động
tài chính
Doanh
thu hoạt
động
khác
Chi
phí
hoạt
động
Giá vốn
hàng bán

Lợi nhuận gộp
hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận hoạt
động tài chính
- Chi phí BH
- Chi phí QLDN
Lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận hoạt
động khác
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
Lợi nhuận
sau thuế
1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá mức sinh lời của doanh nghiệp
Tỷ xuất lợi nhuận: Có nhiều cách xác dịnh tỷ xuất lợi nhuận, mỗi cách
có ý nghĩa và nội dung kinh tế khác nhau. Sau đây là một số cách thường
được sử dụng:
- Tỷ xuất lợi nhuận doanh thu: Là chỉ tiêu thể hiện trong doanh thu
thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Công thức xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận
doanh thu (ROS)
=
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Doanh thu thuần

Để đánh giá chỉ tiêu này tốt hay xấu phải đặc nó trong một ngành cụ
thể và so sánh chỉ tiêu năm nay với các năm trước và các doanh nghiệp cùng
ngành. Nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu chung của toàn ngành chứng tỏ
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác
trong ngành.
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
7
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
- Tỷ xuất lợi nhuận chi phí: Là chỉ tiêu tương đối, phản ánh số lợi nhuận
thu được khi bỏ ra 100 đồng chi phí. Công thức xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận
chi phí
= Lợi nhuận sau thuế
Chi phí
- Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành: Là chỉ tiêu cho biết trong giá thành
tạo ra bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. thông qua tỷ suất doanh lợi giá thành có
thể thấy rõ hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong
kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế
Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm bao gồm: Gía vốn hàng bán và chi phí bán
hàng,quản lý doanh nghiệp, chỉ tiêu này có thể tính riêng cho từng loại sản
phẩm, từng hạng mục công trình như có thể tính chung cho toàn bộ sản phẩm,
tăng lợi nhuận.
- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu: Mục tiêu hoạt động của doanh
nghiệp là tạo ra hoạt động ròng cho người chủ của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đáng giá mức độ thực hiện của mục tiêu này.
ta có công thức :
Tỷ suất sinh lời Vốn
chủ sở hữu(ROE)

= Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bq
Chỉ tiêu này cho biết số lợi nhuận sau thuế thu được từ vốn chủ sở hữu
hay nói cách khác nó phản ánh khả năng sinh lời của đồng vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp tính chỉ tiêu này để thấy được lợi nhuận ròng do vốn chủ sở
hữu mang lại ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và phục vụ
cho việc phân tích tài chính. Đây cũng là chỉ tiêu được các nhà đầu tư đặc biệt
quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp .
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
8
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
- Tỷ suất sinh lời vốn kinh doanh: Là chỉ tiêu tổng hợp nhất dùng để
so sánh khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư, được xác định bằng công
thức sau:
Tỷ suất sinh lời vốn
kinh doanh (ROA)
=
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Vốn kinh doanh bq
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng, giảm LN doanh nghiệp
1.2.3.1.Các yếu tố chủ quan từ doanh nghiệp
a) Đối với nhân tố doanh thu
- Khối lượng hàng hóa tiêu thụ
Doanh nghiệp có những chính sách bán hàng tốt thì sẽ làm tăng khối
lượng hàng hóa bán ra. Khối lượng hàng hóa bán được càng nhiều càng làm
lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.
- Kết cấu mặt hàng tiêu thụ
Việc thay đổi tỷ trọng mặt hàng tiêu thụ có liên quan đến việc xác định
chính sách sản phẩm, cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp. Mỗi loại mặt hàng

có tỷ trọng mức lãi lỗ khác nhau do đó nếu tăng tỷ trọng những mặt hàng có
mức lãi cao, giảm tỷ trọng tiêu thụ những mặt hàng có mức lãi thấp thì mặc
dù tổng sản lượng tiêu thụ có thể không đổi nhưng tổng số lợi nhuận có thể
vẫn tăng.
Việc thay đổi tỷ trọng mặt hàng tiêu thụ lại chịu ảnh hưởng của nhu cầu thị
trường. Về ý muốn chủ quan thì doanh nghiệp nào cũng muốn tiêu thụ nhiều
những mặt hàng mang lại lợi nhuạan cao song ý muốn đó phải đặt trong mối
quan hệ cung cầu trên thị trường và những nhân tố khách quan tác động.
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
9
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
- Giá bán sản phẩm
Trong điều kiện bình thường đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh bình thường, giá bán sản phẩm do doanh nghiệp xác định. Trong
trường hợp này giá bán sản phẩm thay đổi thường do chất lượng sản phẩm
thay đổi. Do việc thay đổi này mang tính chất chủ quan, tức là phản ánh kết
quả chủ quan của doanh nghiệp trong quản lý sản xuất kinh doanh nói chung
và quản lý chất lượng nói riêng. Khi giá bán sản phẩm tăng sẽ làm tổng số lợi
nhuận tiêu thụ. Từ phân cáchg trên có thể suy ra rằng việc cải tiến nâng cao
chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Mặt khác việc thay đổi giá bán cũng do tác động của quan hệ cung cầu, của
cạnh tranh đây là tác động của yếu tố khách quan.
b) Đối với nhân tố chi phí
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ
Giá thành toàn bộ sản phẩm là tập hợp toàn bộ các khoản mục chi phí mà
doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành sản
phẩm cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng lao động, vật
tư kỹ thuật, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu như sản lượng sản xuất, giá cả, mức thuế không thay đổi thì việc giảm
giá thành sẽ là nhân tố tích cực ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận của doanh

nghiệp.
- Yếu tố quản lí doanh nghiệp
Lợi nhuận tạo ra sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh một phần được trích
nộp vào ngân sách nhà nước, một phần để lại doanh nghiệp.
Phần trích nộp vào ngân sách nhà nước biểu hiện ở hình thức nộp thuế lợi
tức đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào ( tỷ lệ nộp thuế lợi tức đối với các
doanh nghiệp sản xuất thường là 25% và 45% đối với các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ. Phần để lại doanh nghiệp được trích vào 3 quỹ đó là quỹ khuyến
khích phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng theo các tỷ lệ sau :
Qũy khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh > 35%.
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
10
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
Qũy phúc lợi và khen thưởng < 65%.
Việc trích lợi nhuận vào qũy khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh
giúp cho doanh nghiệp có tích lũy tạo khả năng tái sản xuất mở rộng nhằm
phát triển quy mô sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có
khả năng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng
cao khả năng cạnh tranh từ đó có điều kiện tiêu thụ được nhiều sản phẩm
hơn, đạt lợi nhuận cao hơn.
Còn phần trích vào qũy phúc lợi và qũy khen thưởng nhằm mục tiêu tạo ra
công cụ khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao tay nghề và
trình độ, tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời
sống của người lao động, là động lực giúp cho người lao động gắn bó với
doanh nghiệp hơn.
1.2.3.2. Các yếu tố khách quan
- Môi trường quốc tế
Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa
của các nước trên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tình
hình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới… ảnh hưởng trực tiếp tới

các hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn
và sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Do vậy mà nó tác động trực
tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường kinh
tế ổn định cũng như chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để các doanh
nghiệp trong khu vực tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ví dụ như tình hình mất ổn
định của các nước Đông Nam Á trong mấy năm vừa qua đã làm cho hiệu quả
sản xuất của nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới nói chung
hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực nói riêng bị
giảm rất nhiều. Xu hướng tự do hoá mậu dịch của các nước ASEAN và của
thế giới đã ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nước trong
khu vực.
-Môi trường trong nước
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
11
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và
mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân
trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới
các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Môi trường văn hoá xã hội
Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong
tục, tập quán, tâm lý xã hội… đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều
hướng tích cực hoặc tiêu cực. Trình độ văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào
tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần
thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý
xã hội… nó ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm của các doanh nghiệp. Nên nó
ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.3 Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp

1.3.1. Tăng thêm doanh thu và nâng cao chất lượng sản phẩm
Để tăng thêm doanh thu trước hết doanh nghiệp phải tăng khối lượng
sản phẩm, hàng hoá dịch vụ tiêu thụ. Đây là biện pháp quan trọng nhằm tăng
lợi nhuận của doanh nghiệp vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Khả năng tăng thêm sản lượng sản phẩm tiêu thụ của các
doanh nghiệp ở nước ta còn rất lớn vì đại đa số các doanh nghiệp chưa sử
dụng hết công suất máy móc thiết bị của mình. Nếu chúng ta biết tận dụng
công suất máy móc thiết bị thì việc tăng sản lượng ngay từ nội lực của doanh
nghiệp là một khẳ năng hoàn toàn có thể thực hiện được. Đi đôi với tăng sản
lượng sản phẩm các doanh nghiệp còn phải chú ý nâng cao chất lượng sản
phẩm, hàng hoá và dịnh vụ cung ứng. Bởi vì chất lượng được nâng cao sẽ giữ
chữ tín đối với người tiêu dùng và giữ được giá bán làm cho doanh thu sẽ
tăng. Những trường hợp làm hàng giả, kém chất lượng đưa ra thị trường đã
chứng minh doanh nghiệp không thể tồn tại được.
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
12
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
Ngoài ra các doanh nghiệp cần các biện pháp để mở rộng thị trường
tiêu thụ, có chính sách giá bán hợp lý, linh hoạt đồng thời đa dạng hóa cách
tiếp thị, hình thức thanh toán tăng cường công tác giới thiệu sản phẩm như:
Quảng cáo, các dịch vụ sửa chữa bảo hành sản phẩm để thu hút khách hàng
ngày càng nhiều hơn.
1.3.2. Biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
Trong cơ chế thị trường, giá cả hàng hoá được hình thành theo qui luật
cung cầu, giá cả xoay quanh giá trị. Để có thể tăng được lợi nhuận thì một
trong những phương pháp cơ bản là giảm chi phí hoạt động kinh doanh và hạ
giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Hạ giá thành trước hết là tiết kiệm chi
phí vật tư, chi phí quản lí tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất
sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và giảm bớt được nhu cầu vốn lưu động. Mặt
khác, hạ giá thành sẽ trực tiếp làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Để hạ giá

thành sản phẩm, doanh nghiệp cần:
• Tăng năng suất lao động:
Là tăng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Để tăng năng
suất lao động cần:
- Cải tiến, đổi mới trang thiết bị cho phù hợp với điều kiện của doanh
nghiệp và đòi hỏi của thị trường về chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị, sử dụng hết công suất của
máy nhằm giảm chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm.
- Tổ chức, sắp xếp lao động hợp lí, đảm bảo đúng người đúng việc, có
biện pháp khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích công nhân nâng cao năng
suất lao động.
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
13
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
• Giảm chi phí trực tiếp:
Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi
phí sản xuất chung. Đó là những khoản chi phí bỏ trực tiếp vào quá trình sản
xuất kinh doanh. Muốn giảm chi phí trực tiếp chúng ta phải:
- Sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguyên vật liệu bằng cách xây dựng kế hoạch
hợp lí từ khâu thu mua vật liệu dự trữ trong doanh nghiệp đến việc cung ứng
cho đơn vị sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục.
Thường xuyên kiểm tra, rà soát định mức tiêu hao vật tư của đơn vị.
- Tiết kiệm chi phí nhân công như: Sử dụng có hiệu quả tiền lương, tiền
thưởng, khuyến khích khả năng sáng tạo của người lao động, tăng năng suất
và hiệu quả làm việc. Có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công
nhân viên, tổ chức sắp xếp lao động hợp lí nhằm phát huy mọi khả năng của
người lao động.
- Áp dụng công nghệ mới, sử dụng vật liệu trong nước thay thế vật liệu
ngoại nhập trên cơ sở đảm bảo chất lượng để giảm chi phí.
• Tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả:

Lợi nhuận của doanh nghiệp có được và nâng cao chỉ khi nào có một cơ
cấu vốn phù hợp và được sử dụng có hiệu quả. Vậy muốn đạt được điều đó
chúng ta cần:
- Xác định nhu cầu vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng quan trọng và tác
động thiết thực vì tránh được trình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lí và
tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đáp ứng yêu cầu sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp được bình thường và liên tục.
- Huy động, đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải lựa chọn các phương pháp, hình thức
thích hợp huy động nguồn vốn bên trong và bên ngoài, đáp ứng kịp thời các
nhu cầu cho hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt
động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp.
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
14
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.
- Tăng công suất sử dụng TSCĐ giảm chi phí khấu hao trong một đơn vị sản
phẩm phát huy chức năng giám đốc tài chính trong việc quản lý và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
1.3.3. Hoàn thiện bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của tổ
chức bộ máy
Tổ chức tốt hoạt động quản lí sản xuất kinh doanh, khâu cung ứng sản
phẩm, hàng hóa, khai thác tối đa khả năng người lao động sẽ góp phần nâng
cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tổ chức bộ
máy các phòng ban chức năng và sắp xếp lao động hợp lí đảm bảo sự quản lí
chặt chẽ, nghiêm khắc của cấp trên đối với cấp dưới và sự kiểm soát giữa các
bộ phận với nhau, nhằm giảm chi phí quản lí trong doanh nghiệp trong giá
thành sản xuất
1.4 Ý nghĩa của việc nâng cao lợi nhuận
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp, lợi nhuận tác động đến mọi mặt hoạt động của doanh
nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Chính vì vậy việc nâng cao lợi nhuận là một điều kiện quan trọng để đảm bảo
cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc.
Lợi nhuận là nguồn tích lũy cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội.
Nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp làm
tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, người lao động và chính doanh
nghiệp, đó là:
- Nộp thuế cho ngân sách Nhà nước
- Đảm bảo thu nhập và nâng cao mức sống cho người lao động
- Bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
Ý nghĩa cơ bản nhất của việc nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp
chính là để khẳng định vị trí vai trò cũng như uy tín của doanh nghiệp trên
thương trường. Đồng thời nâng cao lợi nhuận cũng chính là một phương tiện
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
15
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
hữu hiệu để tận dụng khai thác những tiềm năng, thế mạnh của doanh nghiệp
và trên cơ sở đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường.
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
16
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-KINH DOANH VÀ LỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
Tên tiếng Anh: BIMSON CEMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: BCC

Trụ sở chính: Phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại : (037) 3 824 242 Fax: (037) 3 824 046
Website: www.ximangbimson.com.vn
Vốn điều lệ: 900 tỷ đồng
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn trước kia tiền thân là nhà máy xi
măng Bỉm Sơn, được khởi công xây dựng từ năm 1975 đến năm 1980 do Liên
Xô (cũ) thiết kế và trang bị máy móc thiết bị đồng bộ. Chính phủ đã ra quyết
định số 334/BXD-TCCB ngày 4/3/1980 thành lập nhà máy xi măng Bỉm Sơn.
Tháng 10/1981 dây chuyền 1 đã được lắp ráp hoàn chỉnh và đến ngày
28/12/1981 những bao xi măng đầu tiên mác P400 nhãn hiệu “Con voi” của
nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã chính thức xuất xưởng.
Tháng 08/1993 Nhà máy quyết định sát nhập hai đơn vị là Nhà máy xi
măng Bỉm Sơn và Công ty Cung ứng vật tư vận tải số 4 thành Công ty xi
măng Bỉm Sơn trực thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam.
Ngày 19/02/2002 được sự đồng ý của Nhà nước và sự chỉ đạo của Tổng
Công ty xi măng Việt Nam, Công ty xi măng Bỉm Sơn đã khởi công xây
dựng, cải tạo và hiện đại hóa dây chuyền sản xuất với công suất thiết kế giai
đoạn I đạt sản lượng 1,8 triệu tấn xi măng/ năm, giai đoạn II đạt sản lượng 2,4
triệu tấn xi măng/ năm.
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
17
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
Ngày 03/5/2003, dự án cải tạo hiện đại hóa dây chuyền số 2 kết thúc giai
đoạn chạy thử và chính thức đi vào sản xuất, chuyển đổi công nghệ từ ướt sang
khô, đưa công suất nhà máy tăng từ 1,2 triệu tấn/ năm lên 1,8 triệu tấn/ năm.
Từ ngày 01/05/2006 Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần xi
măng Bỉm Sơn theo quyết định số 486/QĐ-BXD ngày 23/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ xây dựng và đăng kí kinh doanh số 2603000429 do Sở KH&ĐT
tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 01/05/2006.

Năm 2007 công ty đang thực hiện dự án dây chuyền mới có công suất 2
triệu tấn/ năm, khi hoàn thành nâng công suất lên 3,8 triệu tấn/ năm.
Trải qua hơn 30 năm phát triển và trưởng thành cùng với sự nỗ lực
không mệt mỏi của tập thể cán bộ, công nhân viên, những bao xi măng của
nhà máy mang nhãn hiệu “Con voi” đã đóng góp vào nhiều công trình lớn
như : Thủy điện sông Đà, cầu Thăng Long, Bảo tàng Hồ Chí Minh… Với
những thành tích đáng trân trọng như: từ năm 1993 đến nay, liên tục được Bộ
Xây Dựng và Công Đoàn ngành Xây dựng Việt Nam tặng cờ chứng nhận sản
phẩm chất lượng cao; liên tục từ năm 1997 đến nay được Báo Sài Gòn Tiếp
Thị và người tiêu dùng bình chọn và chứng nhận “Hàng Việt Nam Chất
Lượng Cao”; được phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh Hùng Lao Động”
trong thời kì đổi mới; ngày 02/03/2010 Công ty đã đón nhận huân chương lao
động hạng 2 vì những nỗ lực không ngừng trong ngành xây dựng và phát
triển.
2.2.3. Cơ cấu bộ máy quản lý
Sau khi cổ phần hóa Công ty xi măng Bỉm Sơn chính thức trở thành
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức
theo mô hình cơ cấu kiểu hỗn hợp trực tuyến chức năng; gồm có: Đại hội
đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc và 17 phòng
ban. 11 phân xưởng sản xuất ( bao gồm cả phân xưởng sản xuất chính và sản
xuất phụ trợ), 8 chi nhánh, 1 văn phòng đại diện tại Lào và 1 trung tâm giao
dịch tiêu thụ.
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
18
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
- Đại hội đồng cổ đông: đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả những cổ
đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại
hội đồng cổ đông quyết định tất cả những vấn đề thuộc về công ty theo pháp
luật quy định như: Cơ cấu tổ chức sản xuất, quy mô SXKD, kế hoạch, nhiệm

vụ, cổ tức, phương hướng đầu tư phát triển…
- Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý của công ty gồm 5 thành viên
do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty. Hội
đồng quản trị đại diện các cổ đông, có toàn quyền và nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.
- Ban kiểm soát: là cơ quan trực trực thuộc đại hội cổ đông, có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động SXKD của công ty.
- Ban giám đốc: gồm giám đốc và 5 phó giám đốc. Giám đốc là người
đại diện pháp luật của công ty, có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. 5 phó giám
đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành các lĩnh vực khác nhau.
- Phòng cơ khí: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của thiết bị và
sửa chữa chúng khi bị hư hỏng, chế tạo các thiết bị thay thế .
- Phòng kỹ thuật sản xuất: Có nhiệm vụ theo dõi hoạt động sản xuất các
phân xưởng sản xuất chính và sản xuất phụ.
- Phòng năng lượng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình liên quan đến việc
cung cấp năng lượng cho sản xuất và các thiết bị điện.
- Phòng Kế toán – Tài chính: Có nhiệm vụ giám sát bằng tiền đối với các
tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng vật tư thiết bị: Cung ứng vật tư, phụ tùng thay thế, máy móc
thiết bị cho sản xuất.
- Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lập và tổ chức thực hiện kế hoạch SXKD
và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Phòng KCS: Có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm.
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
19
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
- Các xưởng sản xuất kinh doanh: Có chức năng, nhiệm vụ thực hiện
đúng qui trình sản xuất để tạo ra sản phẩm kịp thời đảm bảo chất lượng và

đảm bảo an toàn cho máy móc thiết bị cũng như con người, gồm có 11 phân
xưởng:
• Khối sản xuất chính gồm xưởng khai thác, xưởng nguyên liệu,
xưởng lò nung, xưởng nghiền xi măng, xưởng đóng bao, phòng
điều hành sản xuất.
• Khối phục vụ, phụ trợ: gồm xưởng sửa chữa cơ khí, xưởng sữa
chữa công trình, xưởng điện nước, phòng TN KCS, trạm y tế,
Tổng kho, Phòng BVQS.
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
20
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động Công ty xi măng Bỉm Sơn)
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
21
BAN KIỂM SOÁT
P.GIÁM ĐỐC
CƠ ĐIỆN
P.Cơ khí
P.NL
P.CƯVTTB
P. THẨM
ĐỊNH
P.GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
X. ĐTĐ
P.KTKH
P. VTTB
TTGDTT
Văn phòng

P.KTTKTC
B.QLDA
P.KTTC
P.GIÁM ĐỐC
TIÊU THỤ SP
X. CTN-NK
P.
KHTH
P.TCLĐ
X.SCCT
X.SCCK
P.GIÁM ĐỐC
ĐTXD
P. KT
T.Kho VTTB
P.GIÁM
ĐỐC NỘI
CHÍNH
P.
ĐSQT
P.
BVQS
VP.Ninh
Bình
Trạm y
tế
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
P.ĐHSX

P.KTSX
P.TN-KCS
P.KTAT
X.Mỏ NL
X.Ôtô VT
X.Tạo NL
X.Lò nung
X.NXM
X.Đóng bao
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
2.2. Thực trạng SX-KD và lợi nhuận tại Công ty
2.2.1. Tình hình vốn kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2010-2012
2.2.1.1.Tình hình tài sản của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn giai đoạn
2011-2013
Bảng 2.1: Kết cấu tài sản của công ty CP xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Tiêu chí
2011 2012 2013 So sánh
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
2012/2011 2013/2012
Tuyệt đối %

Tuyệt
đối
%
Tài sản 6.052.783 100 5.727.615 100 5.606.719 100 -325.168 -5,37 -120.896 -2,11
A. TSLĐ và Đầu tư
ngắn hạn
1.182.627 19,54 1.211.189 21,15 1.182.546 21,09 28.562 2,42 -28.643 -2,36
Tiền 67.027 1,11 91.442 1,60 131.030 2,34 24.415 36,43 39.588 43,29
Các khoản đầu tư
tc ngắn hạn
89.000 1,47 130.000 2,27 88.032 1,57 41.000 46,07 -41.968 -32,28
Các khoản phải thu
ngắn hạn
402.254 6,65 527.864 9,22 463.588 8,27 125.610 31,23 -64.276 -12,18
Hàng tồn kho 611.450 10,10 454.129 7,93 467.785 8,34 -157.321 -25,73 13.656 3,01
TSLĐ khác 12.896 0,21 7.754 0,14 32.111 0,57 -5.142 -39,87 24.357 314,12
B. TSCĐ và đầu tư
dài hạn
4.870.156 80,46 4.516.426 78,85 4.424.173 78,91 -353.730 -7,26 -92.253 -2,04
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011-2013 của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn)
Qua bảng 2.1 ta thấy trong giai đoạn 2011-2013 giá trị tài sản của công ty
đang có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2011-2012 tổng giá trị tài sản giảm
325.168 triệu đồng (tương ứng với 5,37%); năm 2012-2013 giảm 120.895
triệu đồng (tương ứng với 2,11%). Việc giảm này chủ yếu là do bán TSCĐ đã
hết khấu hao.
Trong kết cấu tài sản của công ty thì tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao, cụ
thể năm 2011 là 80,46%, năm 2012 là 78.85%, năm 2013 là 78.91%. Kết cấu
này hoàn toàn hợp lý do đặc thù kinh doanh của công ty.
- Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiềm tỷ trọng nhỏ trong
TSNH và có sự biến động cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng. Năm 2011 vốn bằng

tiền 67.027 triệu đồng (chiếm tỷ trọng tương ứng 1.11%). Đến năm 2012 tăng
24.415 triệu đồng (tương ứng 36,43%), và lại tăng vào năm 2013 với tỷ lệ
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
22
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Ths. Đặng Ngọc Cường
43.29% (tương ứng 39.587 triệu đồng). Nguyên nhân của sự biến động này
chủ yếu là do công ty đã dồn 1 lượng tiền lớn vào việc mua sắm TSCĐ mới,
đồng thời thanh lý đi các TSCĐ đã hết khấu hao.
- Các khoản phải thu tăng từ năm 2011-2012 chủ yếu là phải thu của khách
hàng với tốc độ tăng là 125.610 triệu đồng (tương ứng 31,23%), tuy nhiên đến
năm 2012-2013 thì giảm 64.276 triệu đồng (tương ứng 12.18%). Điều này
cho thấy tình trạng bị chiếm dụng vốn của công ty đang dần được khắc phục,
công ty nên có các phương án khắc phục tình trạng trên, đồng thời vẫn cân
bằng được các mối quan hệ khách hàng.
- Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong TSNH và tăng giảm liên tục
trong 3 năm 2011-2013. Cụ thể là năm 2011 hàng tồn kho đạt 611.450 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 10,10%, đến năm 2012 giảm 25,73% còn 454.129 triệu
đồng (tương ứng với tỷ trọng 25,73%). Đến năm 2013 lại tiếp tục tăng 13.655
triệu đồng lên 467.785 triệu đồng (tương ứng với tỷ trọng 3,01%). Chứng tỏ
công tác quản lý khâu thành phẩm hàng hóa của công ty chưa được tốt. Công
ty cần lưu ý đến vấn đề này để có các biện pháp phù hợp để làm giảm hàng
tồn kho.
SV: Tống Thị Ngọc Anh MSV:10A03408N
23

×